Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở vùng đồng bằng bắc bộ việt nam phục vụ phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.41 KB, 17 trang )


1
Trách nhiệm xã hội của tổ chức khoa học và
công nghệ (Nghiên cứu trường hợp Đại học Kỹ
thuật Lê Quý Đôn)

Nguyễn Thị Gấm

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Khoa học quản lý
Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ; Mã số: 60 34 72
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh
Năm bảo vệ: 2011

Abstract. Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề trách nhiệm xã hội của tổ chức khoa học và
công nghệ. Nhận diện trách nhiệm xã hội của Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn. Phân tích ảnh
hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức nói
chung, đặc biệt đối với hoạt động khoa học và công nghệ của Đại học Kỹ thuật Lê Quý
Đôn, đưa ra các khuyến nghị nhằm thực hiện tốt hơn trách nhiệm xã hội của Đại học Kỹ
thuật Lê Quý Đôn

Keywords. Quản lý khoa học; Trách nhiệm xã hội; Tổ chức khoa học; Công nghệ

Content.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu.
Trong bối cảnh hiện nay, khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão tạo nên những công
cụ đắc lực làm cho sức mạnh con người được nhân lên gấp bội, mang lại nhiều thành tựu lớn cho đời sống
con người, nhưng bên cạnh đó cũng đem lại nhiều thách thức và mối đe dọa như tình trạng phân hóa giàu
nghèo, bất bình đẳng giữa các quốc gia đang tiếp tục gia tăng mạnh hơn, khủng hoảng sinh thái đang là
nguy cơ đe dọa sự sống còn của loài người. Kinh tế thị trường đang có những tác động đa chiều đến các


quốc gia và đời sống của con người. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng lan rộng và trở nên
nghiêm trọng hơn. Nhân loại đang đứng trước những nguy cơ lớn về khủng hoảng năng lượng, khủng
hoảng lương thực, trái đất ấm lên do hiệu ứng khí thải. Tất cả các hiện tượng này có nhiều nguyên nhân,
trong đó có nguyên nhân về trách nhiệm xã hội của Chính phủ, của các tổ chức chính trị - xã hội, của
doanh nghiệp, của người dân và xã hội dân sự.
Trong khi đó, một trong những vấn đề có tính sống còn hiện nay đối với tất cả các quốc gia trên
thế giới, đó là làm thế nào để xây dựng một xã hội phát triển bền vững. Một trong những yếu tố góp phần
xây dựng xã hội phát triển bền vững, đó là giải quyết tốt vấn đề trách nhiệm xã hội. Chính vì vậy, vấn đề
trách nhiệm xã hội hiện nay đang được đề cao trên tất cả các phương diện, các lĩnh vực, các cấp độ của chủ
thể xã hội và của nền văn minh nhân loại.

2
Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở nước ta đã được đề cập đến khá nhiều trên các phương
tiện thông tin đại chúng đặc biệt là mạng internet nhưng đối với các tổ chức khoa học và công nghệ thì vấn
đề này lại mới chỉ được bàn đến khá ít. Phải chăng, các tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam
không cần quan tâm và thực hiện trách nhiệm xã hội hay là các tổ chức này đã thực hiện rất tốt nên không
cần bàn tới nữa? Và trách nhiệm xã hội sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của các tổ chức khoa học
và công nghệ?
Vai trò của trách nhiệm xã hội đã được xã hội nhận thức thấy và ngày càng quan tâm, chú ý, coi
trọng, tuy nhiên không phải ai, tổ chức nào cũng hiểu biết được đầy đủ về nó, cũng như các hướng dẫn
thực hiện để đưa tổ chức mình vào thực hiện một cách quy củ, bài bản. Những thông tin cũng như hướng
dẫn thực hiện trách nhiệm xã hội đối với mọi loại hình tổ chức cần được đề cập đến nhiều hơn để các tổ
chức này dễ dàng tiếp cận và biết cách thực hiện đối với tổ chức của mình.
Với những suy nghĩ, băn khoăn như vậy, tác giả muốn đi tìm hiểu, nghiên cứu bản chất của trách
nhiệm xã hội, vai trò, ý nghĩa của nó đối với các tổ chức, đối với sự phát triển của xã hội đặc biệt là các tổ
chức khoa học và công nghệ với trường hợp nghiên cứu là Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn.
2. Lịch sử nghiên cứu.
Vấn đề trách nhiệm xã hội đã được thế giới quan tâm và đề cập đến trong một khoảng thời gian
khá dài. Vào thập niên 70 của thế kỷ XX, trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện thuật ngữ trách nhiệm xã hội
cũng như những nội dung liên quan đến nó. Các nước phát triển quan tâm đến vấn đề này sớm hơn và chú

ý thực hiện tốt hơn. Ban đầu, các khía cạnh, vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội đề cập đến còn ít và
khá đơn giản như việc làm từ thiện của các tổ chức, giúp đỡ những người nghèo khó, gặp hoạn nạn Xã
hội càng phát triển thì các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội càng được mở rộng hơn, càng sâu sắc
hơn. Nó không chỉ là những vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội nữa mà nó tập trung nhiều vào những
hoạt động chính của các cá nhân, tổ chức. Một tổ chức có trách nhiệm xã hội hay không sẽ thể hiện trong
toàn bộ các quyết định và hoạt động của nó và được thực hiện trong tất cả các mối quan hệ của tổ chức đó
với các đối tác hữu quan.
Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây được đề cập đến
rất nhiều. Vấn đề trách nhiệm xã hội của các loại hình tổ chức khác thì mới được đề cập, phản ánh đến ít
hơn. Tại Việt Nam, đã có 2 hội thảo lớn bàn về vấn đề trách nhiệm xã hội với các chủ đề: “Công bằng xã
hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội” và “Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường” do
Viện Triết học tổ chức. Hội thảo đã tổng hợp được nhiều bài viết của các độc giả trong và ngoài nước về
các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội. Các báo cáo khoa học tập trung vào 4 chủ đề chính về trách
nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường: Trách nhiệm xã hội của nhà nước; Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp; Trách nhiệm xã hội của các tổ chức xã hội, và Trách nhiệm xã hội của công dân.
Những báo cáo tại hội thảo tập trung bàn tới những vấn đề mang tính vĩ mô. Những vấn đề cụ thể
về trách nhiệm xã hội của một tổ chức thì lại chưa được bàn luận đến. Trách nhiệm xã hội của các tổ chức
khoa học và công nghệ chưa được một nghiên cứu nào bàn đến cụ thể. Chính vì vậy, tác giả muốn đi tìm
hiểu một cách thống nhất những vấn đề chính liên quan đến trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội của tổ
chức khoa học và công nghệ và thực tế thực hiện tại một tổ chức là trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
- Phân tích sự khác biệt giữa trách nhiệm xã hội của tổ chức khoa học và công nghệ với trách
nhiệm xã hội của các loại hình tổ chức khác.

3
- Nhận diện trách nhiệm xã hội của Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn.
- Phân tích ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn đối
với hiệu quả hoạt động của tổ chức nói chung và đặc biệt đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và công
nghệ.
4. Phạm vi nghiên cứu.

- Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu thực trạng trách nhiệm xã hội của Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn và tác động của việc
thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động của nhà trường đặc biệt là hoạt động khoa học và công
nghệ.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2003 – 2010.
5. Mẫu khảo sát.
- Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn.
6. Vấn đề nghiên cứu.
- Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn thực hiện trách nhiệm xã hội như thế nào?
- Việc thực hiện trách nhiệm xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Đại học Kỹ thuật Lê
Quý Đôn như thế nào đặc biệt là hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ?
7. Giả thuyết nghiên cứu.
- Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn luôn quan tâm và cố gắng đáp ứng tốt nhất những nhu cầu, quyền
lợi chính đáng của các bên liên quan, luôn sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt kết quả cao nhất trong
các hoạt động, tích cực tham gia phát triển cộng đồng và góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.
- Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của Đại học kỹ
thuật Lê Quý Đôn, làm cho lực lượng cán bộ, nhân viên thêm yêu nghề và gắn bó với đơn vị, thực hiện
nhiệm vụ tốt hơn trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ.
8. Phương pháp chứng minh luận điểm.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra thực tế.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp so sánh
9. Kết cấu của luận văn.
Kết cấu của Luận văn bao gồm các phần sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: gồm có 3 chương:
+ Chương 1: Tổ chức khoa học và công nghệ và vấn đề trách nhiệm xã hội.
+ Chương 2: Trách nhiệm xã hội của Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn.
+ Chương 3: Tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với hoạt động của Đại học Kỹ

thuật Lê Quý Đôn.
- Phần kết luận





4


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI
1.1. Tổ chức khoa học và công nghệ.
Trong thực tế hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về tổ chức, tổ chức khoa học và công nghệ.
Luận văn tiếp cận theo khái niệm về tổ chức khoa học và công nghệ sau:
Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Khoa học và
công nghệ và pháp luật có liên quan để tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ.
Theo Luật Khoa học và công nghệ của Việt Nam, các tổ chức khoa học và công nghệ được phân
loại như sau:
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
+ Trường đại học, học viện, trường cao đẳng;
+ Các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ.
Một trong các loại hình tổ chức khoa học và công nghệ đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện
nay là trường đại học. Đây là một loại hình tổ chức khoa học và công nghệ đóng góp rất lớn vào sự phát
triển của các quốc gia, của xã hội loài người. Đây cũng là loại hình tổ chức khoa học và công nghệ có rất
nhiều đặc trưng riêng. Các trường đại học không chỉ góp phần tạo ra nguồn lao động chất lượng cao cho xã
hội ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề mà đó cũng là đầu mối của nhiều công trình nghiên cứu tạo ra sản
phẩm ứng dụng vào thực tiễn để nâng cao đời sống con người.
1.2. Trách nhiệm xã hội.

Trách nhiệm (responsibility) là một khái niệm rất rộng và được nhiều khoa học cùng nghiên cứu.
Trong thực tế hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về trách nhiệm tùy theo cách tiếp cận cũng như mục
đích sử dụng. Một khái niệm đầy đủ, chính thức nhất về trách nhiệm xã hội được định nghĩa trong ISO
26000:2010 (tiêu chuẩn quốc tế hướng dẫn thực hiện trách nhiệm xã hội).
“Trách nhiệm xã hội của tổ chức là trách nhiệm của tổ chức đó đối với những tác động của các
quyết định và hoạt động của nó đối với xã hội và môi trường, thông qua hành vi minh bạch và có đạo đức
mà:
- Góp phần vào sự phát triển bền vững, bao gồm cả sức khỏe và phúc lợi xã hội;
- Có tính đến sự mong đợi của các bên liên quan;
- Phù hợp với luật pháp hiện hành và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế của hành vi;
- Được tích hợp trong tổ chức và thực hành trong các mối quan hệ của nó”.
Như vậy, khái niệm trách nhiệm xã hội trên đã khái quát cho mọi loại hình tổ chức từ tổ chức công
cho đến tổ chức tư, từ tổ chức doanh nghiệp cho đến các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Một tổ
chức có trách nhiệm xã hội phải có những hành vi minh bạch và có đạo đức. Những quyết định và hành vi
của tổ chức phải luôn luôn xem xét đến những tác động có thể gây ra đối với những bên liên quan cả trong
và ngoài tổ chức, đến môi trường và xã hội. Các tổ chức phải làm sao để những tác động của mình ảnh
hưởng tích cực đến những yếu tố liên quan và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực. Một tổ chức có trách
nhiệm xã hội luôn luôn đặt lợi ích của các bên liên quan bên cạnh lợi ích của mình và sẵn sàng chia sẻ lợi
ích. Trách nhiệm xã hội có những phần bắt buộc phải tuân theo những quy định của pháp luật, của tiêu

5
chuẩn quốc tế và những khía cạnh thể hiện sự tự nguyện của các tổ chức như việc làm từ thiện hay đóng
góp phúc lợi xã hội.
Trách nhiệm xã hội của tổ chức hiện nay được đề cập đến 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và
nhân văn. Bốn khía cạnh trên của trách nhiệm xã hội được thể hiện cụ thể trong bảy đối tượng chính sau:













Trách nhiệm xã hội của các loại hình tổ chức khác nhau là khác nhau tùy theo các hoạt động và
các bên liên quan của các tổ chức. Các tổ chức khoa học và công nghệ cũng có những nét riêng trong khi
thực hiện trách nhiệm xã hội của mình.
Trách nhiệm xã hội của trường đại học là phải luôn quan tâm đến lợi ích, nhu cầu của các bên liên
quan (đối tượng sử dụng lao động và người học) và đáp ứng đến mức tốt nhất có thể những yêu cầu, lợi ích
đó; đào tạo được đội ngũ nhân lực khoa học chất lượng cao, phát triển toàn diện về mọi mặt, đáp ứng yêu
cầu của xã hội; góp phần vào việc phát triển bền vững; bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự xã hội. Trường
đại học phải tích cực nghiên cứu khoa học và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy và
giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
Các tổ chức khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình sẽ mang lại nhiều lợi ích như: lợi thế
cạnh tranh, danh tiếng, khả năng thu hút, giữ chân người lao động, duy trì các cam kết, tinh thần và năng
suất lao động của nhân viên, có cái nhìn tốt và mối quan hệ tốt của các bên liên quan. Các lợi ích này đã
được chứng thực qua thực tế của các đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Chương 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
LÊ QUÝ ĐÔN
2.2.1. Bản chất trách nhiệm xã hội của đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn.
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội được chú trọng trong tất cả các mối quan hệ của tổ chức từ bên
trong đến bên ngoài. Trong tất cả các lĩnh vực, mọi quyết định và hoạt động của Nhà trường luôn quan tâm
đến các đối tượng liên quan, hướng đến bảo vệ nhu cầu và lợi ích của họ, làm sao để mang lại sự thoải mái,
hài hòa lợi ích của các bên liên quan và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
2.2.2. Trách nhiệm xã hội trong công tác đào tạo.
Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân lực khoa học, kỹ thuật có trình

độ, chất lượng cao phục vụ sự nghiệp an ninh, quốc phòng, bảo vệ tổ quốc và sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của đất nước. Do đó, trách nhiệm của Nhà trường trong công tác đào tạo có vai trò vô cùng

6
quan trọng. Trách nhiệm xã hội trong công tác đào tạo của Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn được thể hiện ở
các nội dung sau:
- Việc đào tạo của Nhà trường phải tuân theo những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Quốc phòng và hệ thống pháp luật liên quan đến công tác đào tạo;
- Nhà trường luôn quan tâm đến nhu cầu của đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo, người học: Thường
xuyên tham khảo ý kiến của các đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo, lấy ý kiến phản hồi của người học. Năm
học 2008-2009, nhận được góp ý của 27 đơn vị về chất lượng CTĐT và đội ngũ kỹ sư và đã lấy được 251
ý kiến đóng góp của cựu học viên. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp phản hồi, Nhà trường thường xuyên
điều chỉnh CTĐT cho phù hợp với yêu cầu của thực tế.
- Sản phẩm đào tạo có chất lượng cao, phát triển toàn diện về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn công việc. Học viên được rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống bên cạnh việc rèn chữ. Các
đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo của Nhà trường đều đánh giá tốt về chất lượng đội ngũ kỹ sư do Nhà
trường đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công việc.
- Nhà trường luôn đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho học viên: Phòng học, trang thiết bị đầy
đủ, hiện đại, đảm bảo điều kiện ánh sáng, diện tích, bàn ghế. Nhà trường còn thực hiện tốt công tác hướng
nghiệp cho học viên.
2.2.3. Trách nhiệm xã hội trong hoạt động khoa học và công nghệ.
Hoạt động nghiên cứu khoa học luôn gắn liền với thực tiễn. Các công trình nghiên cứu của Nhà
trường trong những năm qua tập trung vào : thiết kế, chế tạo, cải tiến, hiện đại hoá, khai thác hiệu quả các
vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự, phục vụ CNH-HĐH đất nước và phục vụ công tác giảng dạy. Các công
trình nghiên cứu của Nhà trường luôn tập trung vào nhu cầu của thực tiễn, giải quyết các vấn đề thực tiễn
đang đặt ra và đa số các kết quả nghiên cứu đều được áp dụng vào thực tế.



7

Bảng 2.2: Các công trình nghiên cứu khoa học của Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn (2006-2010).
STT
Dự án, đề tài, công trình nghiên cứu
Số lượng
1
Sản phẩm tiêu biểu đưa vào áp dụng trong thực tiễn đạt hiệu quả cao
13
2
Công trình đặc biệt đã triển khai trên biển và đất liền
05
3
Dự án xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm
03
4
Dự án KHCN, SXTN cấp Bộ Quốc phòng
02
5
Đề tài thuộc Chương trình trọng điểm và độc lập cấp Nhà nước
10
6
Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước theo Nghị định thư
01
7
Nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản cấp Nhà nước
06
8
Đề tài cấp Bộ Quốc phòng
22
9
Nhiệm vụ KHCN cấp Bộ Quốc phòng

11
10
Đề tài áp dụng thử cấp Bộ Quốc phòng
09
11
Đề tài cấp ngành
09
12
Đề tài cấp Trường
161
13
Đề tài nghiên cứu khoa học của học viên, sinh viên
678
14
Sáng kiến, giải pháp sáng tạo kỹ thuật
44
15
Hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ triển khai cho các đơn vị
415
16
Số lượng sản phẩm (vật tư kỹ thuật) phục vụ sửa chữa và cải tiến vũ khí,
trang bị kỹ thuật cho các quân binh chủng
215
17
Số lượng sản phẩm phục vụ huấn luyện các đơn vị
236
18
Tổng
1840
- Hoạt động KH&CN sử dụng hiệu quả các nguồn lực, mang lại giá trị khoa học và nguồn thu đáng

kể. Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ luôn có nguồn thu nhiều hơn chi phí và hoạt
động này mang lại nguồn thu đáng kể cho các nhà nghiên cứu.
Bảng 2.3: Doanh thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Đại học Kỹ
thuật Lê Quý Đôn (2003-2008).

- Các hoạt động khoa học và công nghệ của Nhà trường luôn gắn với hoạt động đào tạo, gắn kết với
các Viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học khác và các doanh nghiệp.
STT
Năm
Chi phí
(triệu đồng)
Doanh thu
(triệu đồng)
Doanh thu/ chi phí (%)
Doanh thu/1 cán bộ
(triệu đồng/người)
Giáo viên
Cán bộ
1
2003
11.746
8.453,799
71,97
10,53
4,51
2
2004
18.893
15.050,253
79,66

18,74
8,3
3
2005
10.575
17.594,457
166,37
21,91
9,38
4
2006
15.446
20.683,898
133,91
25,0
11,03
5
2007
24.150
22.080,106
91,42
27,5
11,78
6
2008
16.912
31.017,932
183,40
38,63
16,54

Tính trung bình 6 năm

121,12
23,72
10,26

8
2.2.4. Trách nhiệm trong công tác hậu cần, hành chính.
Là một trường đại học, một đơn vị quân đội nên vấn đề đời sống của đội ngũ cán bộ, giáo viên, học
viên luôn được Nhà trường hết sức quan tâm và tìm mọi cách để đảm bảo tốt nhất giúp cho cán bộ yên tâm
công tác, học viên yên tâm học tập. Là những người đứng sau giảng đường, phòng thí nghiệm, thao
trường, những người lính hậu cần đã nhận về mình trách nhiệm to lớn đó là phục vụ tốt nhất các nhu cầu
về ăn ở, đi lại, chăm lo sức khỏe, vệ sinh môi trường, nuôi dạy các cháu ở nhà trẻ nhằm góp phần thúc
đẩy nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.
2.2.4.1. Nhà trường đã đảm bảo tốt điều kiện ăn ở, sinh hoạt, môi trường làm việc cho cán bộ, học viên.
Nhà làm việc của cán bộ sạch sẽ, tháng mát và đủ ánh sáng. Nhà ở của học viên khang trang, sạch
đẹp, khép kín, có hệ thống giường, tủ, bàn học, giá giày dép thống nhất, sạch đẹp. Khu nhà ăn khang trang,
thoáng mát, sạch sẽ, thiết bị nấu ăn hiện đại, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, Nhà trường còn tích cực tăng gia,
đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu về rau và thực phẩm cho cán bộ, học viên đảm bảo an toàn thực phẩm,
hạ giá thành nâng cao bữa ăn cho cán bộ, học viên.
2.2.4.2. Công tác hành chính của Nhà trường cũng không ngừng được cải cách cho phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh mới nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất.
Nhà trường tích cực giảm họp, giảm văn bản, giấy tờ và tích cực áp dụng công nghệ thông tin
trong quản lý hành chính. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên được đảm bảo các quyền dân
chủ trong trường.
2.2.5. Trách nhiệm xã hội trong các chính sách đối với cán bộ, giảng viên, học viên.
2.2.5.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Nhà trường luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ được tham gia học tập nâng
cao trình độ ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng có những khoản hỗ trợ về mặt tài chính
cho đội ngũ đi học.

2.2.5.2. Chính sách trong nghiên cứu khoa học.
Nhà trường có nhiều chính sách tốt trong hoạt động nghiên cứu khoa học để đảm bảo quyền lợi
cho đội ngũ các nhà nghiên cứu và thu hút họ tham gia vào hoạt động này.
Bảng 2.5: Phân bổ cho các quỹ của Nhà trường từ nguồn thu các hợp đồng dịch vụ khoa học
và công nghệ (%).
STT
Loại quỹ
Tỷ lệ
Tỷ lệ so
với doanh
thu của
hợp đồng
1
Quỹ dự phòng và Phát triển
25
2
2
Số còn lại
75
6

Quỹ Phúc lợi
60
3,6
Quỹ Tái sản xuất
23
1,38
- Tái sản xuất đơn vị chủ trì hợp đồng
10
0,6

- Quỹ Tái sản xuất chung của Nhà trường
13
0,78
Quỹ Khen thưởng
4
0,24
Trách nhiệm quản lý hợp đồng
13
0,78
- Ban Giám đốc và Ban CĐ các HĐNC-
LĐSX
2,5
0,15
- Phòng Chính trị, Phòng Đào tạo, Phòng
Hậu cần, Văn phòng, Phòng Kỹ thuật, Phòng Sau
đại học, Phòng Thông tin KHCN&MT, Phòng
HTQT&QLLHSQS, Ban Bảo mật
4,5
0,27

9
- Phòng KHCN&MT, Phòng Tài chính, Ban
Kinh tế
3
0,18
- Hành chính phí
2
0,12
- Đơn vị chủ trì hợp đồng
1

0,06
* Số còn lại (75%) được tính là 100% cho các phần dưới nó.
Nhà trường đã giữ lại nguồn thu từ các hợp đồng khoa học và công nghệ có sử dụng pháp nhân
Đạo học Kỹ thuật Lê Quý Đôn từ 6%-8% doanh thu. Lượng giữ lại này là khá thấp so với nhiều đơn vị
khác trong và ngoài quân đội (12-15%). Việc giữ lại tỷ lệ thấp trên doanh thu của hợp đồng nhằm đảm bảo
quyền lợi chính đáng, đảm bảo công sức mà các nhà khoa học bỏ ra nghiên cứu để họ có động lực, tích cực
tham gia vào hoạt động này.
Bên cạnh đó, Nhà trường cũng có chính sách hỗ trợ viết báo cho các cán bộ, giáo viên Nhà trường.

Bảng 2.4: Các mức hỗ trợ đăng báo cho cán bộ, giảng viên của Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn.
STT
Loại báo/tạp chí
Mức hỗ trợ/1 bài (đồng)
1
Tạp chí khoa học quốc tế được lựa chọn trong danh sách SCI
1.500.000
2
Tạp chí khoa học quốc tế được lựa chọn trong danh sách
SCIE
1.200.000
3
Tạp chí khoa học quốc tế được lựa chọn trong danh sách ISI.
1.000.000
4
Báo được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước quy định
thang điểm chấm từ 0 đến 1 điểm
700.000
5
Báo được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước quy định
thang điểm chấm từ 0 đến 0,5 điểm

500.000

2.2.5.3. Chính sách hậu cần, hậu phương quân đội và các hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội.
Bên cạnh những mặt hoạt động, công tác chính, Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn cũng luôn quan tâm
và thực hiện tốt các chính sách hậu cần, hậu phương quân đội để tạo được cuộc sống tốt nhất cho cán bộ,
chiến sỹ và người thân của họ giúp họ yên tâm công tác: hỗ trợ nhà ở, trông trẻ cho cán bộ, nhân viên Nhà
trường, hỗ trợ cán bộ có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, Nhà trường cũng tích cực tham gia
các hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội để góp phần xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát huy truyền
thống của bộ đội cụ Hồ: hỗ trợ gia đình khó khăn, tặng nhà tình nghĩa, tặng quà khu điều dưỡng thương
binh
Như vậy, chúng ta thấy rằng, Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn đã thực hiện khá tốt trách nhiệm xã
hội của mình trên tất cả các mặt hoạt động đặc biệt là hoạt động đào tạo và khoa học và công nghệ. Nhà
trường đã luôn nỗ lực, cố gắng trong mọi hoạt động để góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐẠI HỌC KỸ THUẬT
LÊ QUÝ ĐÔN
Chính nhờ việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội nên Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn đã nhận được
sự phản hồi tích cực, tín nhiệm từ các bên liên quan đó là các tổ chức sử dụng sản phẩm đào tạo và nghiên
cứu khoa học và học viên, sinh viên và đồng thời giúp cho các hoạt động của Nhà trường ngày càng được
cải thiện và đạt hiệu quả cao.

10
- Hằng năm, Nhà trường thu hút lượng lớn thí sinh có chất lượng tham gia dự thi và học tập tại
Trường.

Bảng 3.1: Số lượng người dự thi và nhập học hệ đại học vào Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn giai đoạn
2003 - 2008.



Năm học
Số thí sinh
dự thi
(người)
Số trúng tuyển
(người)
Tỷ lệ
cạnh
tranh
Số người nhập
học thực tế
(người)
Điểm tuyển đầu
vào (thang điểm 30)
ĐTB của
sinh viên được
tuyển
Số lượng sinh
viên quốc tế
Đại học







2003-2004

Quân sự

2930
447
1/6,5
441
24-26*
21-22
23,25
13
Dân sự
3412
632
1/5,4
626



2004-2005

Quân sự
2842
453
1/6,7
446
24,5-26*
20,5-22
23,25
9
Dân sự
2780
692

1/4,02
671



2005-2006
Quân sự
2396
445
1/6,0
442
26,5-27*
22-25,5
25,13
31

Dân sự
2062
725
1/2,8
668
21,5
24


2006-2007

Quân sự
2121
483

1/4,5
474
23,5-26*
20-21,5
22,75

Dân sự
1245
499
1/2,5
455
18
21,5


2007-2008

Quân sự
1795
433
1/4,1
414
24,5-26,5
22-24
24,25
21
Dân sự
1171
636
1/1,8

576
18
21


Điểm chuẩn đối với nữ
- Nhà trường luôn nhận được sự tín nhiệm của đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo và nghiên cứu
khoa học và các đối tác trong và ngoài nước. Các đơn vị trong và ngoài quân đội đều rất tin tưởng vào chất
lượng sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Các bên đối tác trong và ngoài nước đều
mong muốn hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với Nhà trường. Các mối quan hệ của Nhà trường
ngày càng được củng cố và mở rộng.
- Thu hút và phát huy năng lực đội ngũ nhân lực khoa học chất lượng cao. Trong những năm qua,
nhờ có chế độ hợp lý cũng như việc thực hiện trách nhiệm xã hội tốt trên tất cả các mặt hoạt động, tạo được
uy tín, thương hiệu của Nhà trường, Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn đã thu hút được một lượng nhân lực
chất lượng cao từ bên ngoài vào phục vụ quân đội và đồng thời thu hút, lôi cuốn được họ vào các hoạt
động, phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên đặc biệt là hoạt động nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ. Các giảng viên, nhà nghiên cứu tích cực trong công tác giảng dạy và hăng say
nghiên cứu khoa học.


11

Bảng 3.2: Số lượng đề tài nghiên cứu của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên Nhà trường giai đoạn
2003-2008.
STT
Phân loại
đề tài
Số lượng
2003-
2004

2004-
2005
2005-
2006
2006-
2007
2007-
2008
2008-
2009
2009-
2010
Tổng
1
Đề tài cấp
NN
2
3
6
4
2
6
5
28
2
Đề tài cấp
Bộ
18
7
11

4
17
23
14
94
3
Đề tài cấp
trường
61
23
40
37
38
48
32
279
4
Tổng
81
33
57
45
57
77
51
401

Trong cùng một thời gian, nhiều nhà nghiên cứu đồng thời tiến hành nhiều công trình nghiên cứu.
Bảng 3.3: Số lượng đề tài nghiên cứu các cán bộ tham gia đảm nhiệm (2003-2008).



Số lượng đề tài
Số lượng cán bộ tham gia
Đề tài cấp
NN
Đề tài cấp Bộ
Đề tài cấp trường
Từ 1 đến 3 đề tài
97
173
335
Từ 4 đến 6 đề tài
0
2
35
Trên 6 đề tài
0
0
2
Tổng số cán bộ tham gia
97
175
372

Bảng 3.4: Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước của cán bộ nghiên cứu Nhà
trường (2003 -2008).
STT
Phân loại tạp
chí


Hệ
số**
Số lượng
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng (đã quy
đổi)
1
Tạp chí KH
quốc tế
1,5
18
36
48
48
31
16
295,5
2
Tạp chí KH
cấp Ngành
trong nước
1,0
55
67
64

86
85
58
415,0
3
Tạp chí/tập
san của cấp
trường
0,5
27
24
31
38
43
37
100,0
5
Tổng

100
127
143
172
159
111
810,5
Do các cán bộ nghiên cứu tham gia vào hoạt động nghiên cứu một cách say mê, tự nguyện nên
hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trường không chỉ đạt thành tích tốt về
mặt số lượng mà còn mang lại hiệu quả cao.




12
Bảng 3.5: Doanh thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Đại học Kỹ
thuật Lê Quý Đôn (2003-2008).
Như vậy, chúng ta thấy rằng việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội đã có những tác động tích cực
đối với Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn. Nhà trường đã thu hút được lượng lớn các thí sinh có học lực khá
tham gia dự thi và học tập tại trường, thu hút được lực lượng cán bộ khoa học chất lượng cao vào trường
công tác và luôn có tinh thần hăng say, cống hiến cho các hoạt động của Nhà trường. Chính nhờ vậy mà
các hoạt động của Nhà trường luôn luôn đạt hiệu quả cao và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
3.2. Khuyến nghị nhằm thực hiện tốt hơn trách nhiệm xã hội của Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn.
3.2.1. Xây dựng văn hóa tổ chức, văn hóa quản lý phù hợp với giai đoạn mới.
3.2.2. Quan tâm đến hệ đào tạo dân sự nhiều hơn.
3.2.3. Đẩy mạnh việc xây dựng, chuyển đổi việc đào tạo của Nhà trường theo học chế tín chỉ, phù hợp
với xu hướng giáo dục trên thế giới và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
3.2.4. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính hơn nữa.
3.2.5. Làm phong phú, đa dạng các hình thức sinh hoạt của các tổ chức quần chúng.
3.2.6. Khai thác phòng thí nghiệm hiệu quả hơn nữa.
3.2.7. Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học với các đối tác trong và ngoài nước.
3.2.8. Tăng lượng đầu sách, tài liệu tham khảo phục vụ nhu cầu học tập của học viên.
3.2.9. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
STT
Năm
Chi phí
(triệu đồng)
Doanh thu
(triệu đồng)

Doanh thu/chi phí (%)
Doanh thu/1 cán bộ

(triệu đồng/người)
Giáo viên
Cán bộ
1
2003
11.746
8.453,799
71,97
10,53
4,51
2
2004
18.893
15.050,253
79,66
18,74
8,3
3
2005
10.575
17.594,457
166,37
21,91
9,38
4
2006
15.446
20.683,898
133,91
25,0

11,03
5
2007
24.150
22.080,106
91,42
27,5
11,78
6
2008
16.912
31.017,932
(183,40)
38,63
16,54
Tính trung bình 6 năm

121,12
23,72
10,26

13
PHẦN KẾT LUẬN
Trách nhiệm xã hội là một vấn đề đang rất được xã hội quan tâm và là một yêu cầu, đòi hỏi bức
thiết hiện nay để đảm bảo cho xã hội phát triển nhanh và bền vững. Tất cả các loại hình tổ chức đều phải
quan tâm đến vấn đề này.
Các tổ chức khác nhau khi thực hiện trách nhiệm xã hội đều liên quan đến những vấn đề chính:
quản trị tổ chức, nhân quyền, thực tiễn lao động, môi trường, thực tiễn hoạt động công bằng, vấn đề người
tiêu dùng và tham gia và phát triển cộng đồng. Mỗi tổ chức lại có những hoạt động, các đối tượng liên
quan khác nhau. Sự khác nhau này sẽ tạo nên nét đặc trưng trong trách nhiệm xã hội của tổ chức.

Trường đại học là một trong những loại hình tổ chức khoa học và công nghệ. Trường đại học có 3
nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội. Trong công tác nghiên cứu khoa học,
các trường đại học cũng phải tạo điều kiện và đảm bảo quyền lợi cho các nhà nghiên cứu như các tổ chức
thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học khác. Trong công tác đào tạo, trường đại học phải thiết lập được
các chương trình đào tạo phù hợp với định hướng giáo dục của Nhà nước, của Ngành, đồng thời phải phù
hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội. Trong quá trình đào tạo, các trường đại học phải quan tâm đến nhu
cầu của học viên, các đối tác sử dụng nguồn nhân lực sau khi ra trường để có được sự điều chỉnh hợp lý,
phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của các bên liên quan. Bên cạnh việc đào tạo kiến thức, chuyên môn, các
trường đại học phải rèn đức, phải định hướng cách sống lành mạnh cho học viên, sinh viên để thế hệ sinh
viên sau khi ra trường phải là nguồn nhân lực khoa học vừa hồng, vừa chuyên, góp phần xây dựng đất
nước ngày càng giàu đẹp hơn. Đó là những nét đặc trưng trong trách nhiệm của trường đại học so với các
loại hình tổ chức khác đặc biệt là tổ chức doanh nghiệp.
Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn là một trường đại học quân sự, trọng điểm, hàng đầu của đất nước.
Nhà trường đóng góp lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho quân đội, cho sự nghiệp công nghiệp hóa
– hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, hằng năm, Nhà trường đóng góp một số lượng lớn các công trình
nghiên cứu khoa học phục vụ công tác an ninh, quốc phòng, công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước. Trong những năm qua, Nhà trường đã thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình trên tất cả các mặt
hoạt động: công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, công tác hậu cần, hành chính, trong các chính sách đối
với đội ngũ cán bộ, nhân viên trong trường.
Bên cạnh đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn cũng còn một số
hạn chế: cải cách hành chính chưa triệt để, hiệu suất khai thác phòng thí nghiệm còn thấp, lượng tài liệu
phục vụ học tập chưa phong phú và đa dạng Qua tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả luận văn đã đưa ra một
số khuyến nghị để Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn khắc phục được những hạn chế, thực hiện tốt hơn nữa
trách nhiệm xã hội của mình. Tác giả sẽ tiếp tục quan tâm, nghiên cứu đến việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của các tổ chức nói chung và của trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn nói riêng để có thể đưa ra được
nhiều biện pháp phù hợp và có tính khả thi trong áp dụng cao hơn nữa giúp các tổ chức ngày càng thực
hiện tốt hơn trách nhiệm xã hội của mình làm cho các tổ chức ngày càng phát triển góp phần vào sự phát
triển bền vững của xã hội.







14

References.

1. Trần Nguyệt Anh (dịch), Các nhà nha khoa Úc châu đưa ISO 26000 vào áp dụng cho những chiếc
răng của họ, www.vn.360plus.yahoo.com,
6/4/2011.
2. Trần Nguyệt Anh (dịch), Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội cho phép các chuyên gia đi theo đúng
hướng, www.vpc.org.vn
/>quan-ly-theo-tieu
chuan/Tieu_chuan_trach_nhiem_xa_hoi_cho_phep_nhung_chuyen_gia_chat_luong_dan_dat_cac_
to_chuc_di_theo_dung_huong/?print=2037343298.
3. Báo mới, Đặc điểm môi trường nghiên cứu của đại học và công ty, www.baomoi.com,
/>ty/107/4507751.epi, 17/10/2011.
4. CDI, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập,
www.vietnamforumcsr.net, />temid=2574, 12/8/2008.
5. Hoàng Đình Cúc, Phát triển bền vững ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí
triết học số 8 năm 2009, www.vientriethoc.com.vn,

6. Đặng Đình Cung, Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, www.businesspro.vn,
/>hi-doanh-nghip&catid=194:nhom-nhan-s&Itemid=656, 11.8.2009.
7. Diễn đàn trách nhiệm xã hội Việt Nam, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: công cụ tạo dựng
lợi thế cạnh tranh, www.vietnamforumcsr.net,
01/01/2007.
8. Nguyễn Diệp, Trách nhiệm xã hội – Công cụ phát triển bền vững của doanh
nghiệp,www.dddn.com.vn, />cong-cu-phat-trien-ben-vung-cua-doanh-nghiep.htm, 28/3/2010.

9. Lê Đăng Doanh, Một số vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp trí Triết
học số tháng 3 năm 2009, www.vientriethoc.com.vn,

10. Nguyễn Hữu Dũng, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam, www.vietnamforumcsr.net,
17/7/2007.
11. Tiến Dũng, Chất lượng giáo dục đại học còn yếu kém, www.vnexpress.net,
24/11/2011.

15
12. Lương Đình Hải, Trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay, Tạp chí triết học số 6 năm 2009, www.vientriethoc.com.vn,

13. Vũ Hậu, Tìm hiểu về tiêu chuẩn mới ISO 26000:2010, Blog Tiêu chuẩn hóa,
www.my.opera.com/vuhau.vn/blog/t, 24/3/2011.
14. Nguyễn Đình Hòa, Nâng cao trách nhiệm xã hội của cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay, Tạp chí triết học số 7 năm 2009, www.vientriethoc.com.vn,

15. Đỗ Thị Phi Hoài (2009), Văn hóa doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
16. Học viện Kỹ thuật Quân sự, Thông tin giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, số 56 (8/2010),
Hà Nội.
17. Học viện Kỹ thuật Quân sự (2009), Báo cáo tự đánh giá, Hà Nội.
18. Học viện Kỹ thuật Quân sự (2010), Quyết định hỗ trợ kinh phí đăng báo cho cán bộ, giảng viên và
nghiên cứu viên của Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội.
19. Học viện Kỹ thuật Quân sự (2010), Tài liệu công tác đào tạo năm học 2010 – 2011, Hà Nội.
20. Học viện Kỹ thuật Quân sự (2011), Tài liệu công tác đào tạo năm học 2011 – 2012, Hà Nội.
21. Học viện Kỹ thuật Quân sự (2008), Quyết định ban hành quy định về việc ký kết, quản lý và thực
hiện các hợp đồng của Học viện Kỹ thuật quân sự, Hà Nội.
22. Vũ Tuấn Huy, Trách nhiệm xã hội và vai trò của nó trong cơ chế thị trường ở nước ta, Tạp trí
triết học số 5 năm 2009, www.vientriethoc.com.vn,


23. Nguyễn Thị Lan Hương, Trách nhiệm môi trường – Một phương diện của trách nhiệm xã hội, Tạp
chí triết học số 8 năm 2009, www.vientriethoc.com.vn,

24. Vinh Hương, Ảm đạm chất lượng đại học không chính quy, www.anninhthudo.vn,

07/3/2008.
25. Nguyễn Linh Khiếu, Trách nhiệm xã hội của báo chí Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học số
tháng 6 năm 2009, www.vientriethoc.com.vn

26. Trần Phương Minh, Tìm hiểu về CSR- trách nhiệm xã hội của công ty,
www.camnangdoanhnghiep.com, />doanh/Tim-hieu-ve-CSR-trach-nhiem-xa-hoi-cua-cong-ty-3206/, 23/2/2009.
27. Trần Anh Phương, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam hiện
nay, Tạp chí triết học số 8 năm 2009, www.vientriethoc.com.vn,


16
28. Hoàng Như Phương, Luận bàn về trách nhiệm xã hội và người đứng đầu, www.laodong.com.vn,
/>dau/20106/189870.laodong, 26/6/2010.
29. Lê Phượng, Thực hiện trách nhiệm xã hội kiểu bị động, www.sgtt.vn, />te/135652/Thuc-hien-trach-nhiem-xa-hoi-kieu-bi-dong.html, 26.11.2011.
30. Lê Văn Quang, Phát triển toàn diện chất lượng con người để nâng cao trách nhiệm cá nhân trong
điều kiện kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học số 4 năm 2009,www.vientriethoc.com.vn,

31. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
32. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Khoa học và Công nghệ, 9/6/2000.
33. TBT, Tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000 – Trách nhiệm xã hội, Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất
lượng Bắc Giang, bacgiang.tcvn.gov.vn,
22.4.2011.
34. Phạm Ngọc Thanh (chủ biên) (2011), Đổi mới văn hóa lãnh đạo và quản lý – Lý luận và thực tiễn,
Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

35. Phạm Ngọc Thanh (2008), Tập bài giảng “Quản lý xã hội về giáo dục và đào tạo”, Hà Nội.
36. Lê Thi, Quan hệ biện chứng giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhà nước trong điều kiện
Kinh tế thị trường Việt Nam, Tạp chí Triết học số 3 năm 2009,www.vientriethoc.com.vn,

37. Lê Thi, Thực hiện dân chủ ở cơ sở và vấn đề tăng cường ý thức trách nhiệm của Nhà nước, Tạp
chí triết học số 8 năm 2009, www.vientriethoc.com.vn

38. Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế, ISO 26000:2010.
39. Trách nhiệm xã hội quốc tế, Tiêu chuẩn SA 8000:2001.
40. Phạm Thị Ngọc Trâm, Xây dựng đạo đức sinh thái – một trách nhiệm xã hội của con người đối
với tự nhiên, www.vanhoahoc.edu.vn,

11/7/2010.
41. Trần Thị Tuyết, Trách nhiệm xã hội của cá nhân và yêu cầu nâng cao trách nhiệm này trong điều
kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí triết học số 4 năm 2009,
www.vientriethoc.com.vn

42. Nguyễn Tuyến, Trách nhiệm xã hội bảo đảm cho thành công của doanh nghiệp,
www.vietnamnet.vn, />doanh-nghiep, 1/4/2009.

17
43. Lê Thi, Mối quan hệ biện chứng giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm Nhà nước trong điều
kiện kinh tế thị trường Việt Nam, Tạp chí triết học số 3 năm 2009,www.vientriethoc.com.vn,

44. Phạm Huy Tiến (2007), Tập bài giảng: “Tổ chức học đại cương”, Hà Nội.
45. Phạm Huy Tiến (2006), Tập bài giảng: “Tổ chức khoa học và công nghệ, Hà Nội.
46. Trần Văn, Trách nhiệm xã hội với giá trị thương hiệu, www.vneconomy.vn,

5/10/2010.
47. VNSW, Nghiên cứu chính sách trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam,

www.socialwork.vn, 5/5/2011.
48. Diệp Xưa, Trách nhiệm xã hội của bóng đá, Công an nhân dân online, />vn/vanhoathethao/tintucSK/2010/4/170355.cand, 22/10/2010.
49. Dietmar Mieth, Trách nhiệm xã hội – nhiệm vụ của khu vực kinh doanh, chính trị và xã hội dân
sự, tạp trí Triết học số 3 năm 2009, www.vientriethoc.com.vn/,

50. Jérôme Ballet, Francoise de bry (2005) (Dương Nguyên Thuận, Đinh Thùy Anh (dịch)), Doanh
nghiệp và đạo đức, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
51. Kim Sangbong, Nền cộng hòa và kinh tế thị trường ở Hàn Quốc: trách nhiệm xã hội đối với công
chúng trước ảnh hưởng của kinh tế thị trường toàn cầu, Tạp chí triết học số 7 năm 2009,
www.vientriethoc.com.vn,


×