ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỒ THỊ KIM THOA
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội, 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỒ THỊ KIM THOA
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN MINH TUỆ
Hà Nội, 2012
1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Lịch sử nghiên cứu 9
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 12
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 13
5. Đóng góp của luận văn 16
6. Kết cấu của luận văn 16
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG 18
1.1. Cơ sở lý luận 18
1.1.1. Về cộng đồng 18
1.1.1.1. Khái niệm 18
1.1.1.2. Bản chất cộng đồng 18
1.1.1.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành một cộng đồng 19
1.1.2. Về du lịch dựa vào cộng đồng 20
1.1.2.1. Khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng 20
1.1.2.2. Vai trò của du lịch dựa vào cộng đồng 22
1.1.2.3. Các nguyên tắc của phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 23
1.1.2.4. Các điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 23
1.2. Cơ sở thực tiễn 26
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng của một số nước
trên thế giới 26
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở Việt Nam 34
Tiểu kết chƣơng 1 42
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VƢỜN QUỐC GIA BA BỂ 43
2.1. Tổng quan chung về VQG Ba Bể 43
2
2.2. Điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại VQG Ba Bể 43
2.2.1. Tài nguyên du lịch 43
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 43
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 50
2.2.2. Cơ sở hạ tầng 70
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 71
2.2.4. Năng lực của cộng đồng 73
2.3. Thực trạng về hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại VQG Ba Bể 74
2.3.1. Tổng quan chung về hoạt động du lịch Bắc Kạn 74
2.3.2. Hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại VQG Ba Bể 81
2.3.3. Hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại bản Pắc Ngòi-VQG Ba Bể 87
2.3.4. Nguyên nhân của thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
tại VQG Ba Bể 89
2.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch dựa vào cộng
đồng ở VQG Ba Bể 91
Tiểu kết chƣơng 2 94
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG TẠI VQG BA BỂ 95
3.1. Những căn cứ chủ yếu 95
3.1.1. Một số chính sách phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn nói chung và
VQG Ba Bể nói riêng 95
3.1.2. Định hướng 96
3.1.2.1. Định hướng về mô hình quản lý 96
3.1.2.2. Định hướng về thị trường và sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng 99
3.1.2.3. Định hướng về xúc tiến quảng bá và phát triển thị trường khách 102
3.1.2.4. Định hướng về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 103
3.3.2.5. Định hướng về tổ chức không gian du lịch dựa vào cộng đồng 104
3.2. Một số giải pháp 107
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
3
107
3.2.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức xã hội, tăng cường sự ủng hộ, quan
tâm của chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch dựa vào
cộng đồng 107
3.2.3. Giải pháp về nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật 110
3.2.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 111
3.2.5. Giải pháp về đầu tư và thu hút đầu tư 113
3.2.6. Giải pháp về truyền thông, quảng cáo 115
3.2.7. Giải pháp về bảo tồn 116
3.2.8. Liên kết với các doanh nghiệp lữ hành 118
Tiểu kết chƣơng 3 118
Kết luận 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQLDLDVCĐ : Ban quản lý du lịch dựa vào cộng đồng
CĐĐP : Cộng đồng địa phương
DLST : Du lịch sinh thái
DLDVCĐ : Du lịch dựa vào cộng đồng
DV : Dịch vụ
DVDL : Dịch vụ du lịch
EU : Liên minh Châu âu
FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
HĐND : Hội đồng nhân dân
HST : Hệ sinh thái
IUCN : Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
MCD : Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng
ODA : Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
SNV : Tổ chức phát triển Hà Lan
SPDL : Sản phẩm du lịch
SVHTTDL : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
TCDL : Tổng cục du lịch
TNDL : Tài nguyên du lịch
TX : Thị xã
UBND : Ủy ban Nhân dân
UNEP : Chương trình môi trường liên hợp quốc
UNWTO : Tổ chức DL thế giới
USD : Đô la Mỹ
VQG : Vườn quốc gia
WWF : Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới
5
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 1.1. Mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
ở Việt Nam 26
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng trong năm 45
Bảng 2.2. Số ngày mưa trung bình tháng trong năm 45
Bảng 2.3. Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm 46
Bảng 2.4. Số ngày có sương mù trung bình tháng và năm 46
Bảng 2.5. Các nhóm dân tộc tại vườn quốc gia Ba Bể (Đơn vị: %) 63
Bảng 2.6. Hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch tại khu vực vườn quốc gia Ba Bể
giai đoạn 2000-2010 . 80
Bảng 2.7. Hiện trạng lao động du lịch Bắc Kạn giai đoạn 2006-2010
(Đơn vị: Lao động) 87
Bảng 2.8. Thống kê lượng khách du lịch đến Bắc Kạn với các tỉnh lân cận
(Đơn vị: Ngàn lượt khách) 87
Bảng 2.9. Hiện trạng khách du lịch đến Bắc Kạn giai đoạn 2000-2010
(Đơn vị: Ngàn lượt khách) 88
Bảng 2.10. Hiện trạng khách du lịch đến VQG Ba Bể giai đoạn 2000-2010
(Đơn vị: Ngàn lượt khách) 90
Bảng 2.11. Phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch
dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Ba Bể 97
Bảng 3.1. Mô hình tổ chức và quản lý du lịch dựa vào cộng đồng Ba Bể 105
6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ phần trăm tương ứng với các nhóm dân tộc tại Vườn quốc
gia Ba Bể 65
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu khách du lịch tới vườn quốc gia Ba Bể
giai đoạn 2000-2010 91
Biểu đồ 2.3. So sánh lượng khách quốc tế đến vườn quốc gia Ba Bể và đến
Bắc Kạn giai đoạn 2000-2010 92
Biểu đồ 2.4. So sánh lượng khách nội địa đến vườn quốc gia Ba Bể và đến
Bắc Kạn giai đoạn 2000-2010 92
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Bản đồ Hành chính Vườn quốc gia Ba Bể
Bản đồ 2: Bản đồ Điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia
Ba Bể
Bản đồ 3: Bản đồ Hiện trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc
gia Ba Bể
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu
đáng khích lệ trong đó không thể không kể đến sự đóng góp của hoạt động du lịch
dựa vào cộng đồng (DLDVCĐ). Loại hình DLDVCĐ này là một trong những mô
hình mới đã và đang được ngành du lịch quan tâm, đầu tư phát triển nhằm từng
bước làm phong phú thêm các loại hình du lịch của địa phương, tạo ra công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho người dân, thu hút khách du lịch ngày một đông hơn. Với
mục tiêu chính là tạo ra thu nhập bổ sung cho người dân, bảo tồn và duy trì các
nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa của địa phương, phát triển và tăng cường cơ
sở hạ tầng và cơ sở kinh doanh du lịch, xây dựng năng lực và tăng thêm quyền cho
cộng đồng, tạo sự hiểu biết giữa dân cư địa phương với cơ sở kinh doanh và khách
du lịch, DLDVCĐ ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển hoạt động du lịch của địa phương nói
riêng. Thông qua hoạt động DLDVCĐ, người dân có thêm thu nhập từ việc đón
khách, cho thuê đất cắm trại, chỗ nghỉ đêm (home stay), DV ăn uống và hướng dẫn
khách tham quan
Phát triển mô hình DLDVCĐ cũng là một công cụ quý báu để phát triển du
lịch bền vững vì người nghèo. Qua đó, ngành du lịch có thể vươn tới những vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và nếu được thực hiện tốt, du lịch có thể thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội tại những địa phương nghèo.
Hồ Ba Bể thuộc VQG Ba Bể được đưa vào 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn
nhất thế giới cần được bảo vệ, năm 2011, được công nhận là khu Ramsar thứ 1938
của thế giới (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) và là khu Ramsar thứ 3
của Việt Nam, năm 2012, tiếp tục được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt. Bên
cạnh đó, VQG Ba Bể được công nhận là Vườn di sản ASEAN (2004), hiện nay
đang được trình lên UNESCO để được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
VQG Ba Bể nổi tiếng với vẻ đẹp còn giữ nét hoang sơ của hồ Ba Bể, thác
Đầu Đẳng, động Puông, động Hua Mạ, ao Tiên, thác Roọm v.v… được xếp vào
8
khu đa dạng sinh học loại A, với một số HST đặc trưng như HST rừng mưa nhiệt
đới trên núi đá vôi, HST rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở thung lũng, HST
rừng thường xanh trên núi đất.
Du khách đến với VQG Ba Bể không chỉ được thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên
nhiên mà còn được tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây. Ba Bể còn
là nơi ẩn chứa kho tàng văn hoá nghệ thuật truyền thống lâu đời với cộng đồng cư
dân các dân tộc sinh sống quanh hồ với những truyền thuyết phong phú và độc đáo.
cộng đồng dân cư sống trong khu vực hồ Ba Bể có khoảng gần 3.000 người thuộc
các dân tộc Tày, Dao, H’Mông và Kinh sinh sống trong 10 thôn bản ở VQG, trong
đó khoảng 58% là người Tày.
Tuy vậy, trong những năm gần đây, các tài nguyên và môi trường tự nhiên
của VQG Ba Bể đặc biệt là hệ thống sinh thái đa dạng sinh học nơi đây bị ảnh
hưởng nghiêm trọng do sức ép từ việc phá rừng, đốn gỗ quý, săn bắt động vật hoang
dã, quý hiếm của người dân. Các giá trị tài nguyên môi trường hiện đang bị tác
động bởi sức ép mưu sinh, sinh kế của người dân. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch
tăng nhanh cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến HST VQG.
Để bảo tồn và phát huy các giá trị trên, góp phần vào phát triển bền vững cần có sự
chuyển đổi sinh kế truyền thống, có hướng đi hiệu quả cho du lịch, loại hình
DLDVCĐ đã được đưa vào khai thác song chưa đạt hiệu quả như mong muốn do
nhiều nguyên nhân khách quan như cơ sở hạ tầng, nhân lực, tài nguyên, cảnh quan
v.v….
Trong bối cảnh trên, việc đưa ra những định hướng và giả pháp đúng đắn
sao cho vừa khai thác được những tiềm năng đa dạng và phong phú về tự nhiên và
văn hóa bản địa, vừa hạn chế được những tác động, góp phần bảo tồn tự nhiên và
văn hóa là hết sức cần thiết.
Đề tài “Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Ba
Bể” sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng phát triển loại hình DLDVCĐ tại VQG, đồng
thời hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học của HST
rừng nơi đây.
9
2. Lịch sử nghiên cứu
DLDVCĐ được khởi xướng đầu tiên tại các nước thuộc Châu Âu và Châu
Mỹ từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phổ biến nhất phải kể đến các
quốc gia như Canada, Hungary, Hà Lan…. Chính nền công nghiệp hiện đại đã làm
gia tăng lượng người sống và làm việc ở các thành phố lớn, từ đó nhu cầu nghỉ ngơi
và thư giãn cũng tăng theo. Xu hướng đi du lịch để tái tạo sức khỏe bằng việc tận
hưởng không gian thanh bình, tĩnh lặng giữa thiên nhiên đã khiến họ về với những
miền quê mà ở đó không có những khách sạn sang trọng, những bãi biển tấp nập
khách thập phương mà họ chỉ cần được ngủ ngon trong một căn phòng đơn sơ mà
ấm áp của vùng quê ngai ngái mùi cỏ dại và được dùng bữa sáng bằng chính sữa
của chính trang trại này, sau đó họ ra cánh đồng cùng người nông dân làm việc hoặc
cắm trại, săn bắn, đạp xe, leo núi….
Trong những thập niên vừa qua, du lịch phát triển với tốc độ nhanh chóng
đem lại nhiều cơ hội về việc làm, tăng thu nhập kinh tế, góp phần giải quyết đói
nghèo, nâng cao hiểu biết xã hội… nhưng đồng thời cũng chứa đựng những thách
thức, những mối đe dọa tiềm ẩn đối với môi trường tự nhiên và văn hóa của các
CĐĐP. Từ sự ra đời của khái niệm “phát triển bền vững” vào những năm 1980, trên
thế giới bắt đầu hướng tới phát triển ngành du lịch một cách bền vững nhằm duy trì
các lợi ích của du lịch trong điều kiện bảo tồn, cải thiện môi trường và cân bằng phù
hợp giữa kinh tế-văn hóa-xã hội. Vì thế, các hình thức du lịch có trách nhiệm, có
hiểu biết và đề cao sự hợp tác mang tính cộng đồng như trên càng được khuyến
khích và phát triển mạnh mẽ.
Sang thập niên 90, DLDVCĐ đã phổ biến ở các nước Châu Á, quốc gia đầu
tiên khởi xướng là Hàn Quốc, kế đến là Đài Loan, Nhật Bản, Nê-pal, Ấn Độ… Hầu
hết các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh nhìn nhận
phát triển du lịch mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương là một vấn đề nghiêm
túc và không dễ tiến hành bởi vì nó liên quan đến nhiều lĩnh vực ở địa phương như
lợi ích kinh tế, ảnh hưởng mội trường và xã hội… Ngược lại, những vấn đề của địa
phương cũng tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch. Du lịch không thể tách rời
10
với cuộc sống thực tế của người dân bản địa, song thực tế quy hoạch phát triển chưa
được quan tâm đúng mức. Do đó, các tổ chức du lịch quốc tế, các tổ chức bảo tồn
thế giới và các tổ chức phi Chính phủ quan tâm đến phát triển bền vững đã tiến
hành hỗ trợ các quốc gia này xây dựng mô hình DLDVCĐ. Các cuộc hội thảo được
tổ chức trên cơ sở đúc rút những bài học kinh nghiệm từ các nước đi trước và đề ra
hướng phát triển phù hợp cho mỗi địa phương. Thông qua đó, hệ thống cơ sở lý
luận và thực tiễn về DLDVCĐ được xây dựng và dần hoàn thiện.
Năm du lịch sinh thái 2002 đã nhấn mạnh mục tiêu của DLST là phải tính
đến lợi ích của người dân bản địa. Từ đó lý thuyết về DLDVCĐ đã được xây dựng
và phát triển ở các nước Châu Á, Phi, Nam Mỹ như: Thái Lan, Nê-pal, Đài Loan,
Hàn Quốc, Botswana, Lesotho, Madagascar, Mauritius, Mozambique, Namibia,
Swaziland, Tanzania, Zambia, Zambabwe, Nam Phi… Hầu hết các tác giả đều đề
cập đến thách thức, giải pháp để phát triển DLDVCĐ ở một địa phương, một khu
vực hay một đất nước nào đó, chứ chưa đi sâu vào định nghĩa các đặc điểm và
nguyên tắc hoạt động… của DLDVCĐ. Giữa các quốc gia, các nhà nghiên cứu trên
trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất về lý luận của DLDVCĐ. Một số tác phẩm
tiêu biểu có thể kể đến như: “Community-based tourism for conservation and
development” do Viện Moutain Institute xuất bản năm 2001, đề án “Relationship
between tourism and community, social, economic and enviroment cost-benefit of
Community based on tourism” (2004) và tài liệu hướng dẫn “Community-based on
tourism Handbook” của tổ chức REST nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc phát triển
DLDVCĐ; năm 2001, Viện DLDVCĐ Thái Lan xuất bản tài liệu “Community-
based tourism in Thailand” đề xuất các mô hình phát triển DLDVCĐ tại đất nước
này; Tiến sỹ Micheal J.Hatton cũng đưa ra những nhận định về DLDVCĐ ở khu
vực Châu Á Thái Bình Dương qua đề tài “Conmunity-based tourism in the Asia
Pacific”.
DLDVCĐ xuất hiện ở nước ta từ những năm 1997, xuất phát từ nhu cầu của
các du khách nước ngoài muốn tự khám phá và tìm hiểu văn hóa ở Việt Nam. Đến
nay, mô hình du lịch này đã lan rộng từ vùng núi Đông Bắc, Tây Nguyên tới đồng
11
bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long… Một số mô hình phát triển DLDVCĐ
tiêu biểu như SaPa (Lào Cai), Hội An, làng cổ Phước Tích (tỉnh Thừa Thiên), Hòn
Mun (Khánh Hòa), Giao Thủy (Nam Định), làng Cát, Klu (Đăkrông, Quảng Trị)
Một số địa phương cũng đã hình thành ở mức độ khác nhau sự liên kết của
cộng đồng trong kinh doanh du lịch Nhìn chung, phát triển DLDVCĐ nêu trên đã
có tác dụng tích cực, đem lại lợi ích cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo
và nâng cao ý thức về bảo vệ TNDL, môi trường. Song các kết quả này còn ở phạm
vi hẹp, tự phát, hoạt động DLDVCĐ còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa khai thác
mạnh được những đặc điểm, lợi thế của DLDVCĐ. Nói cách khác, các hoạt động
DLDVCĐ theo đúng các nguyên tắc phát triển của nó còn rất hạn chế và thực tế
mới dừng lại ở mức độ mô hình hơn là các sản phẩm đích thực.
Nhận thức được ý nghĩa và vai trò quan trọng của hoạt động DLDVCĐ đối
với bảo tồn và xóa đói giảm nghèo, các cấp quản lý Nhà nước cũng như các tổ chức
phi chính phủ vì cộng đồng đã nỗ lực vạch ra các định hướng, xây dựng các dự án,
kêu gọi đầu tư, đào tạo nhân lực để người dân có thể tự vận hành loại hình du lịch
này tại địa phương mình. Cho đến thời điểm này, khái niệm về DLDVCĐ vẫn chưa
được thống nhất và đề cập trong bất kỳ văn bản quy định pháp lý nào. Điều đó cũng
gây ảnh hưởng đến việc đề ra các chính sách cụ thể phát triển DLDVCĐ ở các vùng
miền. Cơ sở lý luận và thực tiễn về DLDVCĐ ở nước ta hầu như được tích hợp,
hoàn thiện dần thông qua các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và các đề tài
nghiên cứu phát triển DLDVCĐ cho một địa phương cụ thể của các nhà khoa học,
các chuyên gia trong và ngoài nước. Trong số này có thể kể đến một số tài liệu như:
“Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ ở Việt Nam” (2003),
“Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ tại Sapa”(2004), “Hội thảo
quan hệ công chúng về DLDVCĐ: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”
(2006), đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển DLDVCĐ tại
chùa Hương-Hà Tây” (2003) của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đề tài
“Nghiên cứu mô hình DLDVCĐ” (2006) của Khoa du lịch của Viện Đại học Mở Hà
Nội, đề tài “Tiềm năng DLST và DLDVCĐ dọc tuyến đường Hồ Chí Minh trong
12
cảnh quan trung Trường Sơn” (2006) được phối hợp bởi SNV, WWF, khoa Môi
trường-Đại học Khoa học Huế và khoa du lịch -Đại học Kinh tế Huế. Trong công
trình “DLDVCĐ-Lý thuyết và vận dụng” (2006), TS. Võ Quế (Viện NCPTDL)
cũng đã tổng hợp lý thuyết và nghiên cứu về mô hình phát triển DLDVCĐ, song
hiện nay tài liệu này không được phổ biến. Ngoài ra, để hỗ trợ công tác quản lý hoạt
động DLDVCĐ từ cấp dự án đến cấp quốc gia, tổ chức SNV tại Việt Nam cũng như
TCDLViệt Nam đã cho biên dịch “Bộ công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng
đồng” (2007) và “Du lịch và phát triển cộng đồng ở Châu Á” (2009). Đây vừa là
tài liệu hướng dẫn thực hành đồng thời cũng góp phần làm dày thêm hệ thống lý
thuyết về DLDVCĐ đang còn rất hạn chế ở nước ta. Ngoài ra, gần đây, nhiều luận
văn thạc sỹ cũng đã nghiên cứu về việc ứng dụng mô hình DLDVCĐ ở các địa
phương như “Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Na
hang, tỉnh Tuyên Quang” của Nguyễn Đức Khoa (Đại học KHXH&NV), “Phát
triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh” của Lê Thị
Ngoan (Đại học KHXH&NV), “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
dải ven biển Nam Định” của Trần Thị Lan (Đại học KHXH&NV), “Nghiên cứu
hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” của Hà
Thị Duyên (Đại học Sư phạm Hà Nội) v.v
Những nghiên cứu thực tiễn trên chỉ ra rằng DLDVCĐ phát triển tùy theo
môi trường chính trị văn hóa xã hội của mỗi vùng miền, mỗi đất nước. Do đó,
không có mô hình duy nhất nào phù hợp cho tất cả các quốc gia, các khu vực và
hiển nhiên thế giới này cũng không có được sự đồng thuận về định nghĩa cũng như
quy trình phát triển DLDVCĐ. Các nhà nghiên cứu còn đồng ý rằng những lý
thuyết và cách tiếp cận DLDVCĐ ở các nhóm nước phát triển hoặc đang phát triển
đều cần phải tiếp tục tích lũy thêm và hoàn thiện dần.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
a. Mục đích
13
Trên cơ sở vận dụng các vấn đề lý luận và thực tiễn của du lịch và DLDVCĐ,
đề tài nhằm đánh giá các điều kiện và thực trạng hoạt động DLDVCĐ để từ đó đề
xuất các giải pháp phát triển hiệu quả và bền vững cho DLDVCĐ ở VQG Ba Bể.
b. Nhiệm vụ
- Đúc kết cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và DLDVCĐ.
- Đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng hoạt động DLDVCĐ tại VQG
Ba Bể
- Đề xuất các giải pháp phát triển DLDVCĐ tại địa bàn nghiên cứu nhằm đạt
hiệu quả cao và bền vững.
c. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung:Luận văn tập trung đánh giá các tiềm năng phát triển DLDVCĐ
và các giải pháp cho phát triển DLDVCĐ tại VQG Ba Bể đạt hiệu quả cao và bền
vững.
+ Về không gian lãnh thổ: toàn bộ VQG Ba Bể và một số bản cụ thể (Bó Lù,
Pắc Ngòi).
+ Thời gian: chủ yếu trong khoảng thời gian 2006-2012.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
a. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống
Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại, phát triển trong mối quan hệ
qua lại giữa các thành tố của từng phân hệ cũng như giữa các phân hệ du lịch với
nhau trong cùng một hệ thống và môi trường xung quanh. Đồng thời, giữa các hệ
thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp, giữa các hệ thống lãnh thổ với hệ
thống kinh tế-xã hội cũng có sự tác động qua lại chặt chẽ.
Vì vậy, khi đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLDVCĐ cần phải
phân tích đặc điểm, kiểm kê, lượng hóa giá trị của từng nhân tố ở mỗi phân hệ;
đồng thời, phải đặt chúng vào hệ thống lãnh thổ du lịch nhất định khi tiến hành xem
xét, đưa ra các hướng quy hoạch phát triển du lịch trên một địa bàn nhằm đảm bảo
14
tính thống nhất và tôn trọng tính toàn vẹn về chức năng của hệ thống lãnh thổ du
lịch.
Khoa học du lịch có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học có liên quan nên
khi nghiên cứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về DLDVCĐ, cần vận
dụng mối liên hệ biện chứng giữa các ngành khoa học và sắp xếp các vấn đề nghiên
cứu theo trình tự hợp lí, vấn đề giải quyết trước phải là cơ sở để giải quyết vấn đề
sau, phải từ định lượng đến định tính, lý luận và thực tiễn bổ sung cho nhau.
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đối tượng nghiên cứu của Địa lý du lịch thuộc hệ thống lãnh thổ du lịch ở
các cấp khác nhau, các kiểu và các quy mô cũng khác nhau. Mỗi hệ thống lãnh thổ
du lịch được quy hoạch thường có nhiều nguồn lực để phát triển với các loại hình
du lịch khác nhau, trong đó có những sản phẩm đặc trưng riêng.
Do vậy, khi tiến hành điều tra nguồn lực, đánh giá hiện trạng phát triển,
DLDVCĐ trên một lãnh thổ cụ thể phải vận dụng quan điểm này mới có thể đưa ra
các dự báo, giải pháp và chiến lược khai thác vừa phát huy được những lợi thế tổng
hợp của các nguồn lực, đồng thời tạo ra nhiều chương trình hoạt động DLDVCĐ
đặc sắc ở địa phương đó.
- Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững hiện đã trở thành xu hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-
xã hội nói chung và của ngành kinh tế du lịch nói riêng ở nhiều quốc gia trên thế
giới cũng như tại Việt Nam. Các nguồn lực phát triển du lịch nếu được nghiên cứu,
bảo tồn, xây dựng và khai thác hợp lý có thể sử dụng được nhiều lần mà chất lượng
vẫn có thể được nâng cao. Do đó, ngành du lịch có khả năng phát triển bền vững và
tạo ra nhiều hiệu quả kinh tế-xã hội cũng như môi trường, đặc biệt đối với hoạt
động DLDVCĐ.
Vì vậy, quan điểm phát triển bền vững đóng vai trò rất quan trọng trong việc
đánh giá các nguồn lực và thực trạng phát triển cũng như khi đưa ra các quyết định,
định hướng, giải pháp, tổ chức triển khai hoạt động DLDVCĐ tại một địa bàn.
- Quan điểm kinh tế và lợi ích của cộng đồng
15
Cộng đồng là nền tảng phát triển của mọi xã hội. Cộng đồng là nguồn sáng
tạo ra các giá trị nhân văn, bảo vệ và tôn tạo các giá trị văn hóa đó cùng với các giá
trị của tài nguyên thiên nhiên, đồng thời cũng tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt
động kinh doanh du lịch. Chính vì vậy một trong những phương thức tiếp cận quan
trọng cho phát triển du lịch bền vững là đẩy mạnh phát triển DLDVCĐ, trong đó
các giá trị truyền thống và vai trò của cộng đồng được phát huy đầy đủ nhất. Phát
triển DLDVCĐ còn là một công cụ quý báu để phát triển kinh tế-xã hội bền vững
cho địa phương nói chung và những người có thu nhập thấp nói riêng. Vì vậy, quan
điểm kinh tế và lợi ích cộng đồng cần được vận dụng vào quá trình nghiên cứu đề
tài đã đặt ra.
- Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Du lịch là một ngành kinh tế “động”, nó luôn biến đổi không ngừng theo thời
gian và dưới sự tác động của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội v.v… Do
vậy, khi nghiên cứu cần phải dựa theo quan điểm lịch sử viễn cảnh để đánh giá
đúng đắn sự hình thành và phát triển từ quá khứ đến hiện tại, từ đó có những dự báo
tương lai để có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm thúc đẩy sự phát
triển của DLDVCĐ ở VQG Ba Bể.
b. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Phương pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lý tài liệu trong phòng dựa
trên cơ sở các số liệu, tư liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế. Tổng
quan tài liệu có được phép kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin
đã được kiểm nghiệm, cập nhật những vấn đề trong và ngoài nước. Vì thế, đây là
phương pháp thường được sử dụng trước tiên và khá phổ biến, đóng vai trò cơ sở,
điều kiện cần thiết để phục vụ trong các đề tài nghiên cứu khoa học.
Dựa trên nguồn tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp
nhằm: khái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn về DLDVCĐ; đánh giá chính xác
nguồn lực và thực trạng phát triển DLDVCĐ tại VQG Ba Bể.
- Phương pháp chuyên gia
16
Nhằm thu thập những số liệu, thông tin thực tế về nhận thức, suy nghĩ của
những nhà hoạch định chính sách. Số liệu, thông tin thu thập được sẽ giúp hình
thành bức tranh thực tế của vấn đề nghiên cứu mang tính thực tế, có khả năng thực
thi.
- Phương pháp bản đồ và GIS
Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu có liên quan đến tổ
chức lãnh thổ. Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành để phân tích
đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và điều kiện có liên quan. Ngoài mục đích
minh họa về vị trí địa lý, phương pháp này còn giúp cho các nhận định, đánh giá
trong quá trình nghiên cứu được thể hiện một cách tổng quát.
- Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu về định
lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình,
đối chiếu với quá trình phát triển du lịch. Phương pháp toán thống kê được vận
dụng nghiên cứu trong luận văn này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông
qua các chỉ tiêu phát triển ngành cơ bản. Về mặt nghiên cứu các vấn đề cộng đồng,
phương pháp này hỗ trợ xử lý các thông tin để xây dựng mô hình phù hợp cho
nhiệm vụ đã đặt ra.
- Phương pháp SWOT
5. Đóng góp của luận văn
- Đúc kết có chọn lọc những vấn đề lý luận về DLDVCĐ, những kinh
nghiệm và mô hình phát triển DLDVCĐ trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Kiểm kê các điều kiện phát triển DLDVCĐ và làm rõ được thực trạng phát
triển DLDVCĐ và ý nghĩa của nó tại địa phương.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm triển khai và phát triển loại hình
DLDVCĐ ở VQG Ba Bể có hiệu quả và bền vững.
6. Kết cấu của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
17
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về DLDVCĐ
Chương 2: Điều kiện và thực trạng hoạt động DLDVCĐ tại VQG Ba Bể
Chương 3: Các giải pháp phát triển DLDVCĐ tại VQG Ba Bể
18
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Về cộng đồng
1.1.1.1. Khái niệm
Khái niệm về cộng đồng là một trong những khái niệm cơ bản của khoa học
xã hội và nhân văn với nhiều định nghĩa khác nhau.
Cộng đồng thường được hiểu là những nhóm dân cư sinh sống trên cùng một
lãnh thổ qua nhiều thế hệ, có những đặc điểm chung về sinh hoạt và văn hoá truyền
thống, sử dụng chung các nguồn tài nguyên, môi trường.
Cộng đồng là nền tảng phát triển của mọi xã hội. Khái niệm Cộng đồng có
thể được hiểu ở những mức độ quy mô khác nhau từ làng, bản đến bộ tộc, dân tộc,
quốc gia. Tuy nhiên trong thực tế, cộng đồng thường được hiểu theo nghĩa hẹp, hạn
chế đối với những nhóm cư dân sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội còn kém phát triển, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào việc khai thác trực
tiếp các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Cộng đồng thường xem các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất đai,
nguồn nước…là “ngân hàng” của họ, nơi mà họ có thể dựa vào để sinh sống. Cộng
đồng sử dụng các nguồn tài nguyên nơi mình sinh sống cùng với việc phát triển các
tập quán quản lý riêng. Họ khai thác tài nguyên theo nhiều phương thức và chia sẻ
lợi ích từ việc khai thác cho những thành viên khác trong cộng đồng của mình. Việc
chia sẻ nguồn lợi luôn đi liền với chia sẻ trách nhiệm bảo tồn được xem là triết lý
sống của cộng đồng được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc khá phân tán,
được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời, dài hay ngắn như
phong trào quần chúng, công chúng khán giả, đám đông… Đây là một định nghĩa
rất hay được sử dụng trong khoa học xã hội, gắn với các thực thể xã hội nhất định.
1.1.1.2. Bản chất cộng đồng
19
Theo một số nhà khoa học, khái niệm bản chất cộng đồng bao gồm bốn yếu
tố:
- Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan này đôi
khi được gọi là tương quan đệ nhất đẳng, tương quan mặt đối mặt, tương quan thân
mật.
- Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ và
công tác xã hội của tập thể.
- Có sự hiến dâng tinh thần hoặc dấn thân đối với những giá trị được tập thể
coi là cao cả và có ý nghĩa.
- Một ý thức đoàn kết với những người trong tập thể.
Các cộng đồng hội đủ bốn yếu tố trên khá phổ biến trước khi có sự xuất hiện
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và nền kinh tế tư bản. Trong thế giới ngày nay,
vẫn có các cộng đồng có được các đặc tính trên và là những cộng đồng hoàn chỉnh ở
các khu vực mà một số các nhà nhân chủng học, dân tộc học gọi là "tiền hiện đại"
như các làng chẳng hạn.
1.1.1.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành một cộng đồng
Các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã cho thấy có nhiều cách để
tập hợp những yếu tố hình thành cộng đồng và đặc biệt là xác định xem yếu tố nào
đóng vai trò quan trọng nhất. Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang, có ba yếu
tố quan trọng để tạo lập nên cộng đồng:
- Địa vực: nói đến cộng đồng là nói đến một tập thể người định cư trên một
vùng đất đai. Điều này giải thích tại sao yếu tố đất đai đã và vẫn có những giá trị
tinh thần tạo nên sự cấu kết tập thể mà câu nói cả miệng của bất cứ người dân nào
trên thế giới này thường hay nói đó là "đất mẹ của tôi".
- Kinh tế (nghề nghiệp): các hoạt động kinh tế không chỉ tạo cho cộng đồng
một sự đảm bảo về mặt vật chất để họ cùng nhau tồn tại mà chúng còn có những
đóng góp quan trọng khác. Nghề nghiệp chỉ là một phần của các yếu tố kinh tế
nhưng trong việc tạo nên sự cấu kết cộng đồng, tạo ra một sức mạnh, một sự thống
nhất chung thì nghề nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng. Các cộng đồng nông
20
thôn với một hoặc vài nghề chính thì việc có cùng một hoặc vài nghề trong một
cộng đồng là một yếu tố tương đồng về địa vị kinh tế, sở hữu, cách thức làm ăn.
- Văn hoá: yếu tố văn hoá là một biểu thị có tính tổng hợp khi nhận biết các
cộng đồng, trong đó các khía cạnh đặc biệt cần chú ý trong phân tích là tộc người,
tôn giáo - tín ngưỡng và hệ giá trị và chuẩn mực.
Cùng chung một niềm tin tín ngưỡng - tôn giáo là sự chia sẻ những ước
nguyện về mặt tinh thần, tạo nên sự thống nhất tinh thần, củng cố nền đạo lý chung
tại cộng đồng. Trong thực tế, các tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo có sự lồng
ghép với nhau trên một số nguyên lý, từ đó thống nhất về mặt lịch sử các niềm tin
của người dân, tránh những xung đột, tạo ra những sức mạnh cấu kết cộng đồng
mới có tính hiệu quả mạnh mẽ.
1.1.2. Về du lịch dựa vào cộng đồng
1.1.2.1. Khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng
Hiện nay, cụm từ “Du lịch dựa vào cộng đồng” (DLDVCĐ) đang dần trở nên
quen thuộc và được xem là một bộ phận của du lịch bền vững, hướng vào việc giảm
nghèo thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, thực hiện
công bằng trong phân chia lợi ích từ du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên và bản sắc văn hóa bản địa.
Thực tế vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về DLDVCĐ được công
nhận trên toàn thế giới. Đã có một số khái niệm được giới thiệu, nhưng chúng được
sử dụng khá linh hoạt và được thay đổi tùy thuộc vào tác giả, địa phương tiến hành
dự án DLDVCĐ. Song nhìn chung, các vấn đề về bền vững và cộng đồng địa
phương có xu hướng chiếm vị trí cơ bản, trọng tâm. Do vậy, có thể hiểu khái quát
về DLDVCĐ là phương thức phát triển du lịch -trong đó, cộng đồng dân cư là chủ
thể trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch, thông qua đây họ được hưởng các
quyền lợi về kinh tế song song với trách nhiệm bảo vệ TNDL theo hướng bền vững.
Một số khái niệm về DLDVCĐ tiêu biểu và được sử dụng rộng rãi có thể kể
đến:
21
“DLDVCĐ là sự tương tác giữa khách và chủ mà có sự tham gia có ý nghĩa
của cả hai phía và tạo các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho CĐĐP và môi trường”. (Học
viện nghiên cứu núi, Malaysia 2002).
Khái niệm của Hsien Hue Lee (Hiệu trưởng trường Đại học cộng đồng Hsin-
Hsing, Đài Loan): “DLDVCĐ là nhằm bảo tồn TNDL tại các điểm du lịch đón
khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn; đồng thời, khuyến khích và tạo ra
các cơ hội tham gia của người dân địa phương trong du lịch”.
Các nhà nghiên cứu du lịch Nicole Hausle và Wolfgang Strasdas – 2002 cho
rằng: “DLDVCĐ là loại hình du lịch mà một số lớn người dân địa phương có quyền
kiểm soát nó và và có sự tham gia trong việc quản lý và phát triển du lịch cộng đồng.
Phần lớn thu nhập được giữ lại cho kinh tế của địa phương”.
DLDVCĐ cần được tiếp cận theo một cách có hệ thống, từ việc nghiên cứu
tính ổn định của cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch đến việc đảm bảo tất cả
thành viên trong cộng đồng được tham gia vào thực hiện dự án đồng thời tham gia
vào việc kiểm soát và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của họ. Một số
đặc điểm của DLDVCĐ được UNEP và UNWTO chỉ ra như sau:
- Cộng đồng tham gia vào giám sát và đánh giá từ những khâu đầu tiên của
việc kinh doanh du lịch, không chỉ tài nguyên thiên nhiên mà còn đánh giá văn hóa
địa phương ở những nơi họ đi thăm.
- Cộng đồng cung cấp các DV ăn ngủ nghỉ đến giải thích thuyết minh trong
tour du lịch.
- Hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường tự nhiên và đời sống văn hóa
xã hội của người dân.
- Hỗ trợ bảo vệ tự nhiên và văn hóa thông qua việc tạo ra lợi ích kinh tế từ các
nguồn lợi đó.
- Tạo nguồn thu nhập khác và tạo công ăn việc làm cho người dân.
- Tăng cường hiểu biết của người dân và khách du lịch về sự bảo tồn tự nhiên
và bản sắc văn hóa dân tộc.
22
Ở Việt Nam, khái niệm về DLDVCĐ lần đầu tiên được đề cập đến trong Hội
thảo Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ tại Hà Nội (2003) và đã
được xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo
văn hóa, thiên nhiên bền vững; nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng
đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác,
hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế”.
Như vậy, DLDVCĐ là loại hình bền vững dựa vào hoạt động cộng đồng. Để
phát triển loại hình du lịch này cần xây dựng kế hoạch hoạt động cho điểm du lịch
một cách cẩn thận và lâu dài.
Xuất phát từ những bản chất đặc trưng ở trên, hiện nay DLDVCĐ còn có thể
có nhiều cách gọi khác như:
- Du lịch dựa vào cộng đồng (Community-based tourism)
- Du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community-participation in tourism)
- Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community-development in tourism)
- DLST dựa vào cộng đồng (Community-based ecotourism)
1.1.2.2. Vai trò của du lịch dựa vào cộng đồng
- DLDVCĐ được xem như là một nguồn lực thay thế, mang lại lợi nhuận cho
cuộc sống và tăng cường thu nhập cho CĐĐP. Vai trò này đặc biệt thích hợp với
các cộng đồng mà nguồn lực hiện tại của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng, có thể
dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp, đói nghèo cao, kéo theo đó là các vấn đề xã hội phát sinh,
đặc biệt là tệ nạn xã hội trong giới trẻ.
- DLDVCĐ được xem như là một công cụ chứng minh cho sự bảo tồn di sản
văn hóa. Du lịch đã và đang được áp dụng thành công như là một công cụ thể hiện
nỗ lực duy trì bảo tồn văn hóa vùng miền. Tuy nhiên, vai trò này ít khi được nhắc
đến, các bình luận về dự án DLDVCĐ thường chỉ quan tâm tới lợi ích kinh tế trực
tiếp của dự án.
- DLDVCĐ được xem như là tiền đề tạo điều kiện cho sự tham gia trong
tương lai của CĐĐP vào các lĩnh vực kinh tế khác. Ở các nước đang phát triển, cơ
quan Chính Phủ trực tiếp giám sát và ưu tiên hỗ trợ tài chính cho những CĐĐP có
23
kết quả hoạt động tốt. Theo đó, các CĐĐP thực hiện thành công chương trình, dự án
du lịch thường được nêu gương như những mô hình du lịch nông thôn và thường
thu hút sự quan tâm từ các cơ quan, ban ngành trong nước, cũng như nước ngoài.
Cộng đồng này thường được tổ chức tốt, có tính kỷ luật cao, phối hợp chặt chẽ khi
thực hiện dự án. Do đó, hầu hết quỹ phát triển nông thôn được dành cho các CĐĐP
đó hoạt động tốt, độ rủi ro thất bại thấp hơn là dành cho các CĐĐP chưa được kiểm
định.
1.1.2.3. Các nguyên tắc của phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
- Cộng đồng phải là chủ thể tổ chức các DVDL và tự phân chia lợi ích.
- Cộng đồng phải là đối tác của doanh nghiệp du lịch và chịu sự quản lý nhà
nước về hoạt động du lịch do mình tổ chức.
- Cộng đồng có quyền tham gia vào công tác quy hoạch du lịch có ý kiến đối
với các dự án phát triển du lịch trên địa bàn của tỉnh.
- Cộng đồng có trách nhiệm trực tiếp, phối hợp quản lý bảo tồn và phát huy
các giá trị TNDL và môi trường.
- Cộng đồng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về
du lịch và có liên quan đảm bảo quyền lợi cho du khách đến tham quan du lịch và
sử dụng các DVDL do cộng đồng cung cấp.
1.1.2.4. Các điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
- Tài nguyên du lịch: Khu vực (thôn bản, xã hoặc huyện) có đặc trưng độc
đáo về văn hóa hoặc tự nhiên hoặc cả văn hóa và tự nhiên. Thông thường, đó là các
bản làng/cụm dân cư còn lưu giữ được các đặc trưng văn hóa truyền thống (kiến
trúc nhà cửa, phong tục tập quán, ẩm thực ) hoặc nằm gần các khu rừng nguyên
sinh có hệ động thực vật độc đáo, có khí hậu dễ chịu Nói cách khác, khu vực đó
phải có TNDL (gồm cả TNDL tự nhiên, TNDL nhân văn).
- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khả năng tiếp cận của khu vực
phải khá thuận lợi, không cần đầu tư quá lớn. Đây là một điều kiện quan trọng cần
phải xem xét trước tiên vì thực tế cho thấy: nếu điều kiện tiếp cận địa phương quá
khó khăn, tốn kém và tại đó không có đủ điện, nước, thông tin liên lạc… thì khả