TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & TNTN
------------------------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở
XÃ MỸ HÒA HƯNG, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG
An Giang, tháng 01 năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT & TNTN
------------------------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở
XÃ MỸ HÒA HƯNG, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Xuân Phú
Cộng tác viên: ThS. Ngô Thụy Bảo Trân
ThS. Phạm Huỳnh Thanh Vân
KS. Phạm Duy Tiễn
An Giang, tháng 01 năm 2010
i
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn!
Sở du lịch văn hóa thể thao, các khách sạn, đại lý du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang và
UBND xã Mỹ Hòa Hưng, trung tâm thông tin du lịch cộng đồng đã cung cấp thông tin
và hỗ trợ chúng tôi thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, cám ơn các đồng sự trong Khoa Nông Nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên đã
tham gia và đóng góp ý kiến cho đề tài.
ii
TÓM LƯỢC
Đề tài "Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở xã Mỹ Hòa Hưng,
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang", được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của du lịch dựa vào cộng đồng. Các phát hiện của đề tài sẽ là cơ
sở khoa học và thực tiễn giúp cho việc phát triển du lịch ở MHH mang tính hiệu quả và
bền vững.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy đối tượng tham gia thường là những hộ
khá và giàu, có nhà cổ xưa và có diện tích đất vườn rộng. Mặc dù, dự án du lịch cộng
đồng tạo điều kiện cho hộ nghèo tham gia để xóa đói giảm nghèo ở địa phương nhưng
thực tế những hộ nghèo tiếp cận đến dự án này là rất thấp, họ hầu như không được
hưởng lợi từ thành quả dự án này đem lại. Bên cạnh đó, thu nhập từ du lịch dựa vào
cộng đồng rất thấp, nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch vừa thiếu và yếu, sản
phẩm chưa đa dạng, tính liên kết du lịch trong vùng chưa chặt chẽ, tuyên truyền quảng
bá chưa rộng rãi. Chính vì thế, để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng một cách bền
vững, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo, cần phải tạo điều kiện cho những hộ
nghèo tham gia vào hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng, góp phần vào giữ gìn, bảo vệ
môi trường và tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Cảm tạ .......................................................................................................................... i
Tóm lược ...................................................................................................................... ii
Mục lục......................................................................................................................... iii
Danh sách bảng ............................................................................................................ v
Danh sách hình............................................................................................................. vi
Hộp thông tin................................................................................................................ vii
Ký hiệu và viết tắt ........................................................................................................ viii
Chương I : MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
A. MỤC TIÊU, CÂU HỎI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................. 1
I. MỤC TIÊU.............................................................................................................. 1
II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2
III. NỘI DUNG........................................................................................................... 2
B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 2
I. ĐỐI TƯỢNG........................................................................................................... 2
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................... 2
C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………...2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................... 2
1. Khái niệm du lịch và du khách ............................................................................. 2
1.1.Khái niệm về du lịch .............................................................................................. 2
1.2..Khái niệm về du khách ......................................................................................... 2
2. Phân loại khách du lịch.......................................................................................... 3
2.1. Khách du lịch quốc tế............................................................................................ 3
2.2. Khách du lịch nội địa ............................................................................................ 3
3. Các tác động của du lịch đối với kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ........ 3
3.1. Tác động về kinh tế ............................................................................................... 3
3.2. Tác động về văn hóa.............................................................................................. 4
3.3. Tác động về môi trường ........................................................................................ 4
3.4. Tác động về mặt xã hội ......................................................................................... 4
4. Các loại hình du lịch trên thế giới và Việt Nam .................................................. 4
4.1. Du lịch sinh thái .................................................................................................... 4
4.2. Du lịch bền vững ................................................................................................... 5
4.3. Du lịch văn hóa ..................................................................................................... 5
4.4. Du lịch vì người nghèo.......................................................................................... 5
4.5. Du lịch sinh thái cộng đồng................................................................................... 5
4.6. Du lịch dựa vào cộng đồng ................................................................................... 5
5. Các nguyên tắc và tiêu chí tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ..... 6
5.1. Các nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng .......................................... 6
5.2. Các tiêu chí tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ................................. 6
6. Sản phẩm du lịch.................................................................................................... 7
6.1. Sản phẩm đơn lẻ và sản phẩm tổng hợp ............................................................... 7
6.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch ............................................................................ 7
7. Điều kiện để phát triển du lịch.............................................................................. 8
8. Dự báo thị trường du lịch Việt Nam .................................................................... 8
9. Tổng quan về hoạt động du lịch của An Giang ................................................... 10
9.1. Tổng quan về hoạt động du lịch của An Giang………………………………….10
iii
iv
9.2. Thực trạng du lịch An Giang hiện nay…………………………………………...11
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................ 13
1. Mô tả điểm nghiên cứu .......................................................................................... 13
2. Lý do chọn điểm nghiên cứu ................................................................................. 14
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 14
3.1. Phương pháp định tính .......................................................................................... 14
3.2. Phương pháp phỏng vấn người am hiểu (KIP) .................................................... 14
3.3. Phương pháp phân tích tình huống ....................................................................... 16
3.4. Xử lý số liệu .......................................................................................................... 18
Chương II : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH................................... 19
1. Hoạt động du lịch và du lịch cộng đồng ở xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên,
tỉnh An Giang. ............................................................................................................ 19
1.1. Hiện trạng về hoạt động du lịch ở xã MHH.......................................................... 19
1.2. Hiện trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng ở MHH ................................... 20
1.3. Sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch cộng đồng ở địa bàn nghiên
cứu................................................................................................................................ 20
1.4. Những hộ không tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng…………………….21
1.5. Nguồn thu nhập của các hộ tham gia vào hoạt động du lịch…………………22
2. Hiện trạng các nguồn lực cung cấp dịch vụ du lịch ở MHH .............................. 22
2.1. Nguồn nhân lực ..................................................................................................... 22
2.1.1. Các nhóm đối tượng tham gia vào du lịch dựa vào cộng đồng ở xã MHH........ 22
2.1.2. Nhân sự trong ban quản lý du lịch ..................................................................... 22
2.2. Cảnh quan, môi trường và an ninh ở khu du lịch.................................................. 23
2.3. Cơ sở vật chất ...................................................................................................... 24
2.3.1. Giao thông.......................................................................................................... 24
2.3.2. Sử dụng điện trong hoạt động du lịch ................................................................ 25
2.4. Sản phẩm du lịch................................................................................................. 25
2.4.1. Sản phẩm lưu niệm............................................................................................. 25
2.4.2. Dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi và đi lại .................................................................. 26
2.4.3. Dịch vụ vui chơi, giải trí ................................................................................... 27
2.5. Quảng bá du lịch ................................................................................................. 28
3. Một số đặc điểm của khách du lịch....................................................................... 28
3.1. Sử dụng thời gian rỗi............................................................................................. 29
3.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch cộng đồng ở MHH .............. 29
3.2.1. Thuận lợi ............................................................................................................ 29
3.2.2. Khó khăn ........................................................................................................... 29
4. Thuận lợi, khó khăn của người dân khi tham gia hoạt động du lịch cộng
đồng ............................................................................................................................ 30
5. Phân tích một số tình huống người dân đang hoạt động cung cấp dịch vụ
du lịch .......................................................................................................................... 35
Tình huống 1: Hộ tham gia vào du lịch cộng đồng (thu nhập dựa vào trồng lúa và
hoạt động dịch vụ nghỉ qua đêm ................................................................................. 35
Tình huống 2: Hộ mới tham gia vào hoạt động du lịch dựa cộng đồng (thu nhập
chính vẫn dựa vào trồng lúa, và hộ hoạt động cung cấp dịch vụ nghỉ qua đêm và
trưng bày các mặt hàng thủ công truyền thống, tham quan vườn cây ăn trái) ............ 37
Tình huống 3: Hộ đang hoạt động mô hình du lịch cộng đồng (nguồn thu nhập dựa vào
các loại hình dịch vụ tham quan du lịch, cung cấp dịch vụ tham quan vườn cây ăn trái,
ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt giải trí).............................................................................39
v
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 41
A. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 41
B. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 42
Tài liệu tham khảo........................................................................................................ 44
Phụ Chương.................................................................................................................. 45
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: Nội dung và thông tin cần thu thập................................................................. 17
Bảng 2 : Số lượng du khách đến MHH ........................................................................ 19
Bảng 3: Số lượng và trình độ của trung tâm du lịch cộng đồng MHH ........................ 22
Bảng 4 : Số hộ sản xuất phục vụ cho du khách tham quan và mua quà lưu
niệm ....................................................................................................................... 25
Bảng 5: Các dịch vụ phục vụ khách du lịch................................................................. 26
Bảng 6: Mức chi tiêu của du khách cho việc đi du lịch MHH..................................... 28
Bảng 7: Mức độ tiếp cận thông tin của du khách về MHH thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng................................................................................................ 29
Bảng 8: Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong phát triển DLCĐ.................... 32
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1. Số lượng khách quốc tế và nội địa qua các năm ............................................. 9
Hình 2. Thị trường TOPTEN khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006........................ 10
Hình 3. Bản đồ hành chánh xã Mỹ Hòa Hưng ............................................................. 14
Hình 4. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................................. 16
Hinh 5: Các khoảng thời gian du khách trong nước và nước ngoài tham gia du lịch.. 30
Hình 6 : Các khó khăn khi tham gia vào du lịch cộng đồng ........................................ 34
HỘP THÔNG TIN
vii
Trang
Hộp thông tin số 1:Lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ du lịch ...................................... 20
Hộp thông tin số 2: Muốn tham gia vào hoạt động du lịch nhưng không biết
cách nào để tham gia .................................................................................................... 21
Hộp thông tin số 3 : Hộ trước đây tham gia du lịch dựa vào cộng đồng nhưng đến nay
không tham gia vào hoạt động này nữa........................................................................ 22
Hộp thông tin số 4: Cảm giác của du khách khi ngủ qua đêm .................................... 24
Hộp thông tin số 5: Vấn đề sử dụng điện..................................................................... 25
Hộp thông tin số 6: Chưa có chính sách vay vốn để phát triển du lịch cộng đồng ...... 26
Hộp thông tin số 7: Nhận xét về chuyến du lịch ở MHH............................................. 27
Hộp thông tin số 8 : Các sản phẩm du lịch mà du khách quan tâm ............................ 28
Hộp thông tin số 9: Các điều kiện để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ............... 28
Hộp thông tin số 10: Khả năng nắm bắt thông tin về khu du lịch cộng đồng xã MHH
của du khách................................................................................................................. 29
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
viii
ix
MHH: Mỹ Hòa Hưng
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
Ha: Hecta
WTO: Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
UNWTO: Tổ chức Du lịch Thế giới
WTTC: Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới
1
Chương I
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian nhàn rỗi của con
người nhiều hơn trước đây, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng và trở
thành nhu cầu cơ bản không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội của con
người. Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động du lịch phát triển thành một ngành kinh
tế quan trọng của quốc gia. Ở Việt Nam, ngành du lịch tuy còn non trẻ nhưng đã có
bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đóng góp những thành tựu đáng
kể cho nền kinh tế quốc dân. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam, đến năm 2020 ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của hoạt động du lịch Việt Nam là phải hoạt động có
hiệu quả, hoà nhập với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới (Tổng cục du lịch
Việt Nam, 2008).
Tuy nhiên, khi du lịch phát triển sẽ kéo theo những tác động đến kinh tế - xã
hội và môi trường sinh thái tại điểm du lịch. Do đó, phát triển du lịch không chỉ
nhằm tăng trưởng kinh tế mà còn phải dựa trên tính bền vững của sinh thái, xã hội và
kinh tế, phát triển bền vững nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại nhưng không làm giảm
khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau. Theo Lê Huy Bá (2006) du lịch
cộng đồng là một loại hình du lịch mới nhằm bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên một cách bền vững. Thế nào là du lịch cộng đồng? Du lịch cộng đồng là
loại du lịch sáng tạo và làm chủ bởi chính cộng đồng ở đó, và có thể quan trọng hơn,
nó tôn vinh những đặc thù của địa phương mà các cộng đồng khác không có. Hình
thức du lịch này áp dụng 3 chiến lược chính: đưa thêm lợi ích kinh tế đến cộng đồng
nghèo nhất, tăng thêm những tác động phi kinh tế, và tạo điều kiện tham gia của các
cộng đồng này (Phan Trung Lương, 2003).
Sau Đại Hội tỉnh Đảng bộ An Giang lần VII, cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang có
sự thay đổi, trong đó, dịch vụ và du lịch thay thế dần cho nông nghiệp. Đây cũng là
một thách thức lớn đối với tỉnh An Giang. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang có
trên 39 điểm du lịch và nhiều loại mô hình du lịch khác nhau như du lịch cộng đồng,
du lịch văn hóa, du lịch tâm linh tín ngưỡng, du lịch thiên nhiên, du lịch lễ hội, du
lịch homestay, vv…Nhưng trong các loại mô hình đó, mô hình phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng đang được khách du lịch trong và ngoài nước đang quan tâm. Chính
vì vậy, nhằm góp phần làm rõ thêm về những mặt mạnh yếu của loại hình du lịch này
trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng ở xã Mỹ Hòa Hưng, Thành Phố Long Xuyên, tỉnh An Giang” được
thực hiện.
A. MỤC TIÊU, CÂU HỎI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. MỤC TIÊU
1. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
2. Đưa ra các kiến nghị về chính sách phù hợp với sự phát triển du lịch cộng
đồng nông thôn, vừa phát huy nội lực của người dân trong xã Mỹ Hòa
Hưng để phục vụ du khách ngày một tốt hơn.
2
II. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng mô hình du lịch cộng đồng phát triển như thế nào ở xã Mỹ Hòa
Hưng?
- Nhóm đối tượng nào tham gia và không tham gia vào loại hình du lịch này?
- Khách du lịch là ai? Những gì họ được phục vụ từ loại hình du lịch này có
tương xứng với chi phí họ bỏ ra không? Những yếu tố gì đã chi phối hành
vi thái độ của họ đối với chủ nhà?
2. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình du lịch này? Tại
sao?
III. NỘI DUNG
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, đề tài chỉ khảo sát thực trạng về mô hình du
lịch cộng đồng ở xã Mỹ Hòa Hưng và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển du lịch cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG
Đề tài nghiên cứu các sở ban ngành, khách sạn, công ty lữ hành, đại lý làm du
lịch, hướng dẫn viên du lịch, khách du lịch, hộ làm du lịch, hộ không tham gia làm
du lịch, hộ đã tham gia làm mô hình này rồi nhưng không tiếp tục tham gia nữa.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ nghiên cứu tình huống ở xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An
Giang về du lịch cộng đồng.
C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm du lịch và du khách
1.1. Khái niệm về du lịch
Theo tổ chức WTO (World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế
giới) (2007), du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của cá nhân đi, đến và lưu lại
ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn một năm) với những mục
đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày. Theo từ điển Bách Khoa
Toàn Thư (2007), du lịch là đi đến một nơi xa nơi thường trú để giải trí, nghỉ dưỡng,
mở mang tầm nhìn trong thời gian nhàn rỗi. Hay nói cách khác, du lịch là tất cả
những hoạt động của những người đi xa môi trường định cư hay những người du
hành với nhiều mục đích khác nhau như: khám phá, tham quan, thử nghiệm trong
thời gian liên tục không quá 1 năm. Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999) cho rằng du
lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả
mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Từ các khái niệm trên cho thấy, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế
phát triển theo hướng khai thác có hiệu quả các lợi thế về truyền thống văn hóa, điều
kiện tự nhiên.
1.2. Khái niệm về du khách
Tổ chức WTO (2007) cho rằng khách du lịch là người rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên của mình trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với nhiều mục đích khác
nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền, khách tham quan là những người đi thăm viếng
3
2. Phân loại khách du lịch
2.1. Khách du lịch quốc tế
Theo tổ chức WTO (2007), khách du lịch quốc tế là những người lưu trú ít
nhất là một đêm nhưng không quá 1 năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường
trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến. Còn
theo pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999), khách du lịch quốc tế là những người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt
Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Ngoài ra, những trường hợp sau đây cũng được coi là khách du lịch quốc tế: (i)
đi và lý do sức khoẻ, giải trí, gia đình, (ii) đi tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế, các
đại hội thể thao, (iii) tham gia chuyến du lịch vòng quanh biển, (iv) những người đi
với mục đích kinh doanh công vụ (tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng). Những
trường hợp sau không được coi là khách du lịch quốc tế: (i) những người đi sang
nước khác để hành nghề, những người tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở các
nước đến; (ii) những người nhập cư ; (ii) những du học sinh; (iii) những dân cư vùng
biên giới, cư trú ở một quốc gia và đi làm ở quốc gia khác; (v) những người đi xuyên
một quốc gia và không dừng lại (Phạm Côn Sơn, 2002).
2.2. Khách du lịch nội địa
Theo tổ chức WTO (2007), khách du lịch nội địa là người đang sống trong một
quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác, không phải nơi cư trú thường
xuyên trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một năm
với các mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến. Đối với
pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999), khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và
người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ.
3. Các tác động của du lịch đối với kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường
3.1. Tác động về kinh tế
Theo WTO (2007) cho rằng du lịch có tác động về kinh tế như: (i) cải thiện cán
cân thương mại quốc tế: khách du lịch quốc tế mang theo tiền kiếm được từ quốc gia
cư trú đến chi tiêu ở nước đến du lịch, góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một
quốc gia; (ii) tạo ra nhiều cơ hội việc làm: việc làm trực tiếp, gián tiếp, việc làm thời
vụ hoặc nhất thời; (iii) quảng bá cho sản phẩm địa phương thông qua việc đáp ứng
nhu cầu của du khách về các sản phẩm lương thực, thực phẩm, dụng cụ, đồ đạc, xây
dựng; (iv) tăng nguồn thu cho nhà nước (v) tạo ra điều kiện để phát triển các vùng
đặc biệt - du lịch sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vùng có vấn đề khó
khăn nhất định của một quốc gia, và nó thu hút được sự quan tâm của công chúng và
ngoài nước; (vi) khuyến khích nhu cầu nội địa. Tuy nhiên, du lịch cũng có xảy ra
một số tiêu cực: tính thất nghiệp; lạm phát; lãng phí vốn đầu tư; trốn thuế; cạnh tranh
không lành mạnh.
4
3.2. Tác động về văn hóa
Theo WTO (2007) cho rằng du lịch có những tác động như sau:(i) sự tương tác
giữa du khách và dân cư địa phương; (ii) khía cạnh văn hóa thông qua sự chi tiêu của
du khách; (iii) sự đánh giá nền văn hóa địa phương của du khách; (iv) thương mại
hóa các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công, (v) đánh mất nhân cách và lòng tự hào
về nền văn hóa địa phương.
3.3. Tác động về môi trường
Theo WTO (2007) cho rằng sự phát triển nhanh chóng của du lịch góp phần
tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và nhiều địa
phương nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã
có những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường do tốc độ phát triển quá nhanh
trong điều kiện còn thiếu phương tiện xử lý môi trường, nhận thức và công cụ quản
lý nhà nước về môi trường trong ngành còn hạn chế.
3.4. Tác động về mặt xã hội
Phan Trường Khanh (2009) cho rằng du lịch có tác động cả về mặt tích
cực và tiêu cực và ảnh hưởng rất lớn đến mặt xã hội. Nếu chuẩn bị không đồng bộ,
việc gia tăng khách du lịch đại trà có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền văn
hóa bản địa: lối sống không lành mạnh, du lịch sex, ma túy, trộm cắp, lừa gạt và
nhiều vấn đề khác. Những ảnh hưởng tiêu cực đó lấn át dần lối sống thuần phong mỹ
tục của địa phương.
4. Các loại hình du lịch trên thế giới và Việt Nam
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có nhiều loại hình du lịch đã và đang phát
triển mạnh như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch tham quan, du lịch
chèo thuyền phao, du lịch cộng đồng, trong đó phổ biến nhất là loại hình du lịch nghỉ
nhà dân. Để phân biệt rõ các loại hình du lịch này cần dựa trên quan điểm mục đích
của chuyến đi mà khách du lịch muốn tìm đến. Chẳng hạn, người muốn phục hồi sức
khỏe thường tìm đến loại hình du lịch nghỉ dưỡng, người có nhu cầu hành hương
thường tìm du lịch văn hóa.
4.1. Du lịch sinh thái
Đây là loại hình du lịch có trách nhiệm với tự nhiên trong việc giữ gìn môi
trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân bản địa, du lịch sinh thái
được xem như là một công cụ cho sự phát triển bền vững (Hồng Vân, 2006). Theo
Lê Huy Bá (2006) du lịch sinh thái là một khái niệm rộng hiểu theo những cách khác
nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau, ở góc độ hẹp du lịch sinh thái đơn giản là
sự ghép nối ý nghĩa của hai khái niệm “ du lịch” và “sinh thái”, ở góc độ tổng quát
hơn thì du lịch sinh thái là một loại du lịch thiên nhiên - mọi hoạt động của du lịch có
liên quan đến thiên nhiên như: leo núi, tắm biển và các hoạt động khác liên quan đến
thiên nhiên đều được hiểu là du lịch sinh thái. Theo E. Boo (1991), du lịch sinh thái
là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái còn bảo tồn khá tốt nhằm
mục đích nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng
như các giá trị văn hóa hiện hữu. Gần đây, dựa vào mức độ trách nhiệm của con
người đối với môi trường có hai quan điểm khác nhau về du lịch sinh thái: (i) Quan
niệm thụ động cho rằng : du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi
trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hóa
và thẩm mỹ ; (ii) Quan niệm chủ động cho rằng du lịch sinh thái còn phải đóng góp
vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi
của nhân dân địa phương. Do đó, người ta đã đưa ra một khái niệm mới tương đối
5
4.2. Du lịch bền vững
Theo Euracademy thematic guide series (2003), du lịch bền vững là hoạt động
du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và của chính khu du lịch, đồng
thời bảo vệ, thúc đẩy cơ hội cho tương lai. Đây là loại hình du lịch xác định vai trò
trung tâm của cộng đồng trong việc lập kế hoạch và ra quyết định phát triển theo
hướng quản lý các nguồn tài nguyên sao cho các nhu cầu kinh tế, xã hội đều được
thỏa mãn trong khi vẫn duy trì được các bản sắc văn hóa, các đặc điểm sinh thái, sự
đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ đời sống. Hoạt động kinh doanh du lịch do chính
cộng đồng địa phương tham gia, làm chủ và quản lý. Đây cũng là một trong các loại
hình du lịch dựa vào cộng đồng.
4.3. Du lịch văn hóa
ICOMOS International Scientific Committee on Cultural Tourism (1996) cho
rằng du lịch văn hoá là một hình thức du lịch khám phá, tìm hiểu các di tích lịch sử,
tạo nên những tác động tích cực đối với các nơi này. Theo Phan Trường Khanh
(2009), phát triển du lịch văn hóa đã mang lại nhiều cơ hội giao tiếp, tăng thêm sự
hiểu biết của người dân và thúc đẩy sự hình thành ở họ những nhu cầu mới về văn
hóa tinh thần lẫn vật chất và có nhiều tác động tích cực. Tuy nhiên phát triển du lịch
phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực như tình trạng ăn xin, tranh giành khách, ép giá gây
mất trật tự và nhiều vấn đề xã hội khác tại điểm du lịch. Vì vậy, để khắc phục tình
trạng tiêu cực này cần làm trong sạch và lành mạnh môi trường du lịch, đảm bảo phát
triển du lịch một cách bền vững.
4.4. Du lịch vì người nghèo
Du lịch vì người nghèo là một phương thức tiếp cận mới về lập kế hoạch và
quản lý du lịch, trong đó những người sống trong điều kiện nghèo được đưa lên vị trí
ưu tiên hàng đầu trong chương trình phát triển du lịch vì người nghèo bằng cách tạo
các cơ hội thu nhập liên quan đến du lịch cho người nghèo có hoàn cảnh khó khăn
(Louise Twining – Ward 2007).
4.5. Du lịch sinh thái cộng đồng
Theo Tổng cục du lịch Việt nam, IUCN, ESCAP (1999), du lịch sinh thái cộng
đồng là sự kết hợp của du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái cộng
đồng do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa với mục tiêu bảo
vệ môi trường. Du lịch sinh thái cộng đồng đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi
ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng với khách du lịch. Du
lịch sinh thái cộng đồng tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và
văn hóa địa phương cho du khách. Tuy nhiên, sự phát triển của du lịch sinh thái cộng
đồng nếu không được lập kế hoạch và thực hiện một cách cẩn thận sẽ làm cho các
giá trị văn hóa bị mất hoặc sai lệch dần (Phạm Xuân Phú, 2008).
4.6. Du lịch dựa vào cộng đồng
Theo Trọng Đức (2006), du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch mà
khách du lịch sẽ ở tại nhà dân, cùng ăn, cùng tham gia vào các hoạt động với người
dân như cấy lúa, tỉa rau, tát cá v.v. Võ Quế (2008) cho rằng du lịch dựa vào cộng
đồng là một phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng là người tham gia
phát triển du lịch, tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại các điểm
khu có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và đồng thời cộng đồng được hưởng quyền
lợi về vật chất và tinh thần từ du lịch.
6
Du lịch dựa vào cộng đồng là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các
chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến “du lịch cộng
đồng” nhằm mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận
hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại
thu nhập thay thế cho cộng đồng, khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn
hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên (Louise Twining-Ward, 2007).
5. Các nguyên tắc và tiêu chí tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng
5.1. Các nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Võ Quế (2008) cho rằng các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng bao gồm: (i) cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy
hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư để phát triển du lịch và có thể trao quyền làm chủ
cho cộng đồng; (ii) phù hợp với khả năng của cộng đồng: nhận thức về vai trò và vị
trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng của du lịch
cho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch;
(iii) chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng: nguồn thu từ hoạt động du lịch phải
được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia cung cấp các sản phẩm cho
khách du lịch, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển lợi ích chung cho xã
hội như: tái đầu tư cho cộng đồng, xây dựng đường sá, cầu cống, điện, chăm sóc sức
khỏe và giáo dục; (iv) xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững. Theo Tổ chức WTO
(2004), các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng đồng cần phải dựa trên các nguyên
tắc của du lịch bền vững: (i) Sử dụng tối ưu nguồn môi trường để thiết lập các yếu tố
chính trong phát triển du lịch, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu và giúp bảo
tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng; (ii) khía cạnh xác thực nền văn
hoá - xã hội của cộng đồng địa phương, đảm bảo họ đã xây dựng và đang tồn tại sự
kế thừa nền văn hoá và các giá trị truyền thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu biết
và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau; (iii) đảm bảo sự vận hành nền kinh
tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế - xã hội đến tất cả những người có liên
quan nhằm phân bổ công bằng, như việc làm ổn định, những cơ hội kiếm thêm thu
nhập và các dịch vụ xã hội đối với người dân địa phương, góp phần giảm bớt đói
nghèo.
5.2.Các tiêu chí tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Theo UNWTO (World Tourism Organization), 2008 cho rằng những tiêu chí
của một du lịch cộng đồng đang hướng tới gồm có các tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1: Người trong cộng đồng nên được tham gia vào quá trình lên kế
hoạch và quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng
- Tiêu chí 2: Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng
cho cộng đồng (lợi ích bao gồm nhiều mặt như sức khoẻ, giáo dục và các hoạt
động khác).
- Tiêu chí 3: Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng
đồng hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên.
- Tiêu chí 4: Quan tâm đến sự bền vững của môi trường.
- Tiêu chí 5: Mọi hoạt động du lịch cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá và
các “cấu trúc xã hội” tại cộng đồng.
7
- Tiêu chí 6: Có hệ thống/ phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể
“vượt qua” những ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây.
- Tiêu chí 7: Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế
tối đa những ảnh hưởng đến văn hoá và môi trường.
- Tiêu chí 8: Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ
có những hành động hợp lý trong quá trình du lịch.
- Tiêu chí 9: Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt
động trái với văn hoá/tôn giáo của họ.
- Tiêu chí 10: Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt
động du lịch nếu họ không muốn.
6. Sản phẩm du lịch
Theo tổ chức WTO (2007), sản phẩm du lịch là những cái nhằm đáp ứng nhu
cầu và mong muốn của khách du lịch, bao gồm các dịch vụ du lịch (yếu tố vô hình),
các hàng hoá và tiện nghi (yếu tố hữu hình) cho du khách, được tạo nên bởi yếu tố tự
nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một vùng, một cơ sở nào đó. Theo
Hồng Vân (2006) cho rằng: đối với người kinh doanh du lịch, đó là toàn bộ các dịch
vụ cung cấp cho khách để thỏa mãn nhu cầu đi du lịch. Đối với chủ thể đi du lịch đó
là một quá trình trọn vẹn, trong đó du khách bỏ thời gian, sức lực và tiền bạc cho
việc di chuyển, thưởng thức các giá trị vật chất và tinh thần. Trong một tour du lịch
như vậy, vé máy bay, phòng nghỉ, bữa ăn sáng, xe đưa đón được gọi là các mục trong
sản phẩm du lịch. Một sản phẩm du lịch bao gồm tám yếu tố: nơi lưu trú, phương
tiện di chuyển, bộ phận cung ứng thực phẩm, điểm du lịch, các tiết mục vui chơi giải
trí, dich vụ mua sắm, tuyến du lịch, chương trình du lịch và các dịch vụ đi kèm khác.
6.1. Sản phẩm đơn lẻ và sản phẩm tổng hợp
Theo tổ chức WTO (2007), bất kỳ sản phẩm du lịch nào cũng nhằm thỏa mãn
nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch có thể là sản phẩm đơn lẻ, có thể là sản
phẩm tổng hợp do một đơn vị cung ứng trọn gói hay do nhiều đơn vị kinh doanh
cùng tham gia cung ứng, trong đó (i) sản phẩm đơn lẻ là sản phẩm do các nhà cung
ứng đưa ra nhằm thoả mãn một nhu cầu cụ thể của khách, ví dụ khách sạn có dịch vụ
cho khách du lịch thuê xe tự lái, (ii) sản phẩm tổng hợp là sản phẩm phải thỏa mãn
đồng thời một nhóm nhu cầu mong muốn của khách du lịch. Sản phẩm này có thể do
một nhà cung ứng hoặc do nhiều nhà cung ứng (iii) các dịch vụ trung gian là các
dịch vụ phối hợp các dịch vụ đơn lẻ thành dịch vụ tổng hợp và thương mại hoá
chúng.
6.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch
Tổ chức WTO (2007) cho rằng các đặc điểm của sản phẩm du lịch gồm: (i)
tính vô hình: bộ phận dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, không sản xuất rập khuôn, hàng
loạt mà do nhiều cá thể tạo ra, tuy nhiên sản phẩm du lịch là không cụ thể nên rất dễ
bị sao chép, bắt chước; (ii) tính không đồng nhất: sản phẩm du lịch về cơ bản là
không cụ thể, vô hình, gây khó khăn cho quản lý, không thể kiểm tra chất lượng sản
phẩm trước khi mua, chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua sự cảm nhận,
thỏa mãn của khách hàng sau khi tiêu dùng sản phẩm; (iii) tính đồng thời giữa sản
xuất và tiêu dùng: việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa
điểm sản xuất ra chúng; (iv) tính mau hỏng và không dự trữ được: sản phẩm du lịch
chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, do đó
về cơ bản sản phẩm du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ bị hư hỏng.
Ngoài ra sản phẩm du lịch còn có một số đặc điểm khác: (i) sản phẩm du lịch do
8
nhiều nhà tham gia cung ứng ;(ii) việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ ;
(iii) sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch.
7. Điều kiện để phát triển du lịch
Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004) cho rằng để du lịch của
một vùng, một địa phương phát triển ngoài những cơ sở vật chất, những nền văn hóa
đặc sắc hiện có ở địa phương thì du lịch còn phụ thuộc nhiều vào mức sống và trình
độ của người dân, giao thông thuận lợi và phát triển, chính trị ổn định và các khu,
điểm du lịch có độ an toàn cao. Ngoài ra, để du lịch phát triển còn phụ thuộc nhiều
vào thời gian nhàn rỗi của người dân.
8. Dự báo thị trường du lịch Việt Nam
Trong nhiều năm qua, hoạt động của ngành du lịch Việt Nam ngày càng được
quan tâm hơn, du lịch được đặt đúng vị trí trong thời kỳ đổi mới và xu hướng của
nền kinh tế thị trường. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) đã
định hướng phát triển du lịch như sau: triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch
Việt Nam tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn
hóa, sinh thái, môi trường. Xây dựng các chương trình và điểm du lịch hấp dẫn về
văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn lực của nhân
dân tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du lịch
tập trung. Nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng dịch vụ với các loại khách khác
nhau. Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn. Cổ phần hóa
một số khách sạn hiện có để huy động các nguồn vốn vào đầu tư, cải tạo, nâng cấp,
liên doanh với nước ngoài đây chính là tiền đề, nền tảng và là một lợi thế giúp du
lịch Việt Nam phát triển.
Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004) cho rằng Việt Nam có rất
nhiều lợi thế về vị trí địa lý kinh tế và chính trị để phát triển nhanh du lịch: (i) có vị
trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sắt, đường sông, đường bộ và
đường hàng không, (ii) có chế độ chính trị ổn định (iii) tài nguyên tự nhiên đa dạng
và phong phú về địa hình: có đồng bằng và núi, biển, cao nguyên và hải đảo, (iv) tài
nguyên nhân văn của Việt Nam vô cùng phong phú với lịch sử 4.000 năm văn hiến.
Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều làng nghề thủ công truyền thống, nhiều lễ hội văn
hóa gắn liền với sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc và nghệ thuật ẩm thực độc đáo
tạo nên nét riêng cho phát triển du lịch Việt Nam.
Theo nhận định của Hồng Vân (2006), Việt Nam là một trong những quốc gia
có tiềm năng phát triển du lịch lớn với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có hai
địa điểm được Unesco (United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization – Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) công
nhận là di sản thiên nhiên thế giới: Hạ Long và Động Phong Nha; ba địa danh di sản
văn hóa là Huế, Hội An và Mỹ Sơn; di sản văn hóa phi vật thể gồm nhã nhạc cung
đình Huế và cồng chiêng Tây Nguyên. Ngoài ra, còn có những lợi thế khác cho du
lịch của Việt Nam: (i) là nước nhiệt đới, có khí hậu ổn định suốt bốn mùa, với các
mùa đặc trưng khác nhau, rất thích hợp cho phát triển du lịch; (ii) ba phần tư diện
tích nước ta là vùng đồi núi với nhiều loại địa hình tạo nên bức tranh “sơn thêu gấm
dệt”; (iii) hệ thống sông ngòi kênh gạch phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát
triển du lịch đường thủy; (iv) Việt Nam là đại gia đình của 54 dân tộc với những nét
khác nhau về ngôn ngữ, tập quán và sinh hoạt văn hóa cộng đồng cũng là một điểm
mạnh trong khai thác du lịch văn hóa.
Cùng với những lợi thế trên, ngành du lịch Việt Nam đã biết khai thác và tạo ra
những sản phẩm du lịch đặc thù thu hút khách du lịch mang về nguồn thu lớn cho
kinh tế nước nhà. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng lên hàng năm, từ 250
ngàn lượt (năm 1990) lên 3,7 triệu lượt (năm 2007) (tăng gấp 14,4 lần), số khách du
lịch nội địa tăng khoảng 18,6 lần từ năm 1999 đến năm 2007 (từ 1 triệu lượt tăng lên
18,6 triệu) (Hình 1). Thu nhập xã hội từ du lịch tăng gấp trên 22 lần đạt trên 2,85 tỷ
USD/năm chiếm 4,3% GDP của cả nước. Năm 2007, doanh thu mang lại từ hoạt
động du lịch trên 3,5 tỷ USD với trên 8.556 cơ sở lưu trú tăng 400 % so với năm
2006 (Nguyễn Đình Việt, 2008)
0
2
4
6
8
9
10
12
14
16
18
20
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm
Du khách (ngàn người)
Quốc tế N i địaộ
Hình 1. Số lượng khách quốc tế và nội địa qua các năm
Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam, 2008.
Theo đánh giá của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới ( WTTC) (2005),
với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8.3% trong vòng 10 năm (2005 -
2014), ngành công nghiệp du lịch Việt Nam sẽ đứng thứ tư trong khu vực, sau
Montenegro, Trung Quốc và Ấn Độ (Hình 2)
Tuy nhiên, theo tổng cục du lịch Việt Nam (2006), Du lịch Việt Nam vẫn đang
ở giai đoạn ban đầu, mới chỉ là du lịch khám phá, nên chưa thu hút du khách quay trở
lại Việt Nam. Đinh Trung Kiên (2004) cho rằng ngành du lịch Việt Nam còn ở trình
độ thấp, ý thức phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chưa cao. Cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch thiếu thốn, phân tán. Tài nguyên
môi trường chưa được giữ gìn và khai khác hợp lý. Các thủ tục tổ chức đón tiếp,
hướng dẫn khách còn phức tạp, nhưng lại chưa chặt chẽ. Việc quản lý các thành phần
kinh tế kinh doanh du lịch theo đúng pháp luật chưa được coi trọng. Bên cạnh đó, du
lịch Việt Nam cũng còn tồn tại nhiều khó khăn và yếu kém do các nguyên nhân sau:
(i) Công tác xúc tiến du lịch chưa cao do nhà nước chưa đầu tư đúng mức cho phát
triển du lịch, đầu tư quảng bá du lịch chưa nhiều, thiếu tính chủ động, sáng tạo, chưa
có đại diện du lịch quốc tế ở nước ngoài cũng như chưa phân phối đồng bộ giữa du
lịch với các ngành khác; (ii) Khả năng tiếp cận hàng không và đội ngũ lao động trí
tuệ còn hạn chế, giá sản phẩm du lịch còn cao; (iii) Khả năng cạnh tranh của du lịch
Việt Nam còn thấp, đứng thứ 76 trong 124 nước. Số lượng hướng dẫn viên du lịch
còn thiếu chỉ có 6.000 người được cấp thẻ hướng dẫn quốc tế và trình độ ngoại ngữ
của đội ngũ này còn bó hẹp ở tiếng Anh và tiếng Pháp.
Top 10 khách du lịch đến Việt Nam năm 2006
487.000
378.313
351.317
347.822
250.448
152.349
146.529
120.942
108.246
91.724
0.000 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000
Trung Quố c
Hà n Quố c
Hoa Kỳ
Nhậ t
Đà i Loan (TQ)
Ú c
Campuchia
Phá p
Thá i Lan
Singapore
Hình 2. Thị trường TOPTEN khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006
Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam, 2006.
9. Tổng quan và thực trạng hoạt động du lịch của An Giang
9.1. Tổng quan về hoạt động du lịch của An Giang
Theo công ty cổ phần du lịch An Giang, 2009 cho rằng An Giang nằm ở phía
Tây Nam Tổ quốc, phía Tây Bắc giáp Campuchia với 97 Km đường biên giới, Tây
Nam giáp Kiên Giang, Đông Nam giáp Cần Thơ, Đông Bắc Giáp giáp Đồng Tháp.
An Giang có diện tích 3.424 Km2 , dân số 2,12 triệu người, gồm các dân tộc Kinh,
Hoa, Chăm, Khmer. An giang là nơi đầu tiên của vùng đồng bằng sông Cửu long tiếp
nhận nguồn nước sông MêKông, tỉnh có hai con sông Tiền - sông Hậu chảy qua. An
Giang nằm ở phía Tây Nam Tổ quốc, phía Tây Bắc giáp Campuchia với 97 Km
đường biên giới, Tây Nam giáp Kiên Giang, Đông Nam giáp Cần Thơ, Đông Bắc
Giáp giáp Đồng Tháp. An Giang có diện tích 3.424 Km2 , dân số 2,12 triệu người,
gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. An giang là nơi đầu tiên của vùng đồng
bằng sông Cửu long tiếp nhận nguồn nước sông MêKông, tỉnh có hai con sông Tiền -
sông Hậu chảy qua.
An giang có núi non hùng vỹ, nổi bật lên trên nền đồng bằng châu thổ là dãy Thất
sơn với núi Cấm, núi Két, núi Tô, núi Giài… gắn với biết bao truyền thuyết, chuyện
kể đầy chất tâm linh huyền bí, có sức hấp dẫn mạnh mẽ trí tưởng tượng của nhiều
người. Từ mấy trăm năm trước, khi vùng đất này hãy còn hoang vu, các bậc tiền
nhân là lưu dân vào mở bờ cõi phương Nam đã vượt qua sơn lam chướng khí, khẩn
đất, khoan núi, đào kênh, biến vùng tân cương biên trấn thành làng mạc ruộng đồng
trù phú, màu mỡ… Kế thừa truyền thống hào hùng của tiền nhân, người dân An
giang ngày nay tích cực lao động xây dựng quê hương. An Giang ngày nay không
chỉ là vùng đồng lúa mênh mông, với sản lượng lúa gạo luôn đúng đầu cả nước, mà
còn nổi tiếng về làng nổi trên sông với hàng ngàn bè cá cung cấp sản phẩm cho thị
trường trong và ngoài nước.
10
11
Riêng du lịch An giang - với lợi thế tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, đang trở
thành một lực hút khá mạnh mẽ của miền . Thêm vào đó, Cù lao ông Hổ ngày nay
còn nổi danh hơn bởi vùng đất này còn lưu giữ những kỷ niệm về người con kiệt
xuất của mình : cố chủ tịch Tôn Đức Thắng. Đến An giang thăm cù lao ông Hổ, tiếp
xúc với người dân nơi đây và hít thở bầu không khí thoáng đạt vùng sông nước bao
la, lòng du khách bỗng thanh thản hơn, rộng mở hơn…
Du lịch An Giang rất hấp dẫn với các lễ hội văn hóa dân tộc như Lễ Dolta và
Đua Bò của người Khmer ở Tri Tôn, Tịnh Biên vào tháng 10 âm lịch, Tết Ramadan
của người Chăm tháng 5 âm lịch, các lễ giỗ Đức Cố Quản Trần Văn Thành, giỗ
Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu, Lễ hội Văn hóa Thể thao truyền thống ở An
Phú, đặc biệt nhất là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, đây là lễ hội được nâng cấp
thành lễ hội du lịch cấp quốc gia... Về An Giang du khách sẽ càng thêm thích thú khi
đến với các nhà vườn xanh mát, được thỏa thích câu cá, ngủ bè, leo núi,…thưởng
thức các món ăn dân dã đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ. Khi ra về đừng quên
mua đặc sản phong phú ở chợ Châu Đốc nhất là Mắm Châu Đốc lừng danh để làm
quà.
Phạm Côn Sơn (2002) cho rằng An Giang là một trong các tỉnh của ĐBSCL có
những hoạt động đặc thù hấp dẫn du khách, nhất là khách nước ngoài: du lịch miền
núi, cộng đồng dân tộc Champa, Khmer, khu di tích Bà chúa sứ Núi Sam. Trần Sinh
(2007) cũng cho rằng An Giang có vị trí thuận lợi cho phát triển du lịch do có những
tài nguyên về rừng núi giữa đồng bằng mênh mông, tài nguyên về sinh thái đặc thù
của lưu vực sông Mê Kông, là nơi đa dạng về văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng. Sở du
lịch An Giang (2007) đã chỉ ra rằng trong những năm qua hoạt động du lịch An
Giang đã đạt nhiều thắng lợi, bước đầu đã đáp ứng đuợc nhu cầu hưởng thụ của
khách du lịch. Cụ thể năm 2006 tổng lượt khách đến các khu, điểm du lịch trên địa
bàn tỉnh ước đạt 4.100.000 lượt, tăng 7,8 % so cùng kỳ và tăng 3% so với kế hoạch
năm đề ra. Trong đó khách trong nước chiếm 70% tương đương 2.800.000 lượt,
khách nước ngoài chiếm 30% tương đương 1.230.000 lượt, khách nước ngoài chủ
yếu từ: Pháp, Mỹ, Canada, Đức, Anh, Úc và Tây Ban Nha.
9.2. Thực trạng du lịch An Giang hiện nay
9.2.1. Những thành tựu của họa động du lịch An Giang
Theo báo cáo của sở du lịch An Giang, 2009 cho thấy ngành du lịch An Giang
từng bước trưởng thành và phát triển, đặc biệt giai đoạn 2005-2009 có thể được coi
là thời kỳ ngành du lịch An Giang được quan tâm và đẩy mạnh phát triển theo chiều
rộng và chiều sâu. Cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đã tổ chức khai thác, phát
huy tốt các tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh. Hoạt động du lịch đã có nhiều
bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng, kết cấu cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch không ngừng được đầu tư phát triển, sản phẩm, dịch vụ
du lịch được đa dạng hóa, công tác quản lý nhà nước có nhiều tiến bộ. Hoạt động du
lịch thu hút được nhiều nguồn từ các thành phần kinh tế, tạo ra những khu, điểm đặc
thù, làm thay đổi hình ảnh du lịch của tỉnh, giải quyết thêm việc làm cho hàng ngàn
lao động trực tiếp và hàng chục ngàn lao động gián tiếp, đã thúc đẩy các ngành kinh
tế khác phá triển. Ngoài ra, các hoạt động du lịch còn góp phần nâng cao nhận thức,
tư duy kinh tế du lịch, tăng cường ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, đẩy mạnh
quan hệ hợp tác với các tỉnh thành trong nước và nước ngoài. Thêm vào đó, du lịch
đã tạo thêm thế mạnh để du khách đến với An Gang ngày cao hơn. Những kết quả
đạt được như sau:
12
- Công tác quy hoạch phát triển: Quy hoạch tổng thể: ngành, Khu di tích lich
sử-văn hóa núi Sam, khu du lịch Búng Bình Thiên, khu đô thị đường tránh
Bắc Rạc Long Xuyên và quy hoạch chi tiết: khu du lịch núi Cấm, khu di
tích lịch sử - văn hóa núi Sam và khu dân cư vui chơi giải trí Mỹ Khánh.
- Phát triển sản phẩm du lịch: du lịch cộng đồng người kinh, chăm, khmer, du
lịch nông nghiệp, du lịch tâm linh kết hợp mua sắm, du lịch mùa nước nổi
kết hợp lễ hội, du lịch sông nước…
- Công tác tuyên truyền quảng bá: Tham gia 10 kỳ hội nghị trong nước và 01
tại vương quốc Campuchia, tổ chức 8 lần đi nối kết và quảng bá tại
Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Lào Cai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình
Thuận, tổ chức 10 đoàn cho đối tượng là nhà báo và doanh nghiệp về khảo
sát các mô hình du lịch đặc thù,…Đặc biệt, trong giai đoạn này An giang đã
tổ chức thành công: Liên hoan du lịch ĐBSCL năm 2006, đoàn Cavaran về
An Giang và tích cực tam gia hoạt động của năm du lịch quốc tế năm 2008.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực: Tập trung đào tạo nghiệp vụ du lịch và
xem đây là nhiệm vụ trong tâm của ngành, cụ thể đã tổ chức 30 lớp nghiệp
vụ du lịch cho trên 2.000 học viên như: quản lý nhà hàng, khách sạn, kỹ
thuật phục vụ bàn, buồng, lễ tân, văn hóa du lịch. Bên cạnh đó, chăm sóc
khách hàng cho các khách sạn, nhà hàng, thuyết minh viên, sử dụng công
nghệ thông tin phục vụ kinh doanh du lịch, tập huấn về bảo vệ môi trường,
nghiệp vụ du lịch cộng đồng, lớp kỹ năng bán hàng… và tổ chức nhiều
cuộc hội tảo du lịch. Có thể nói, chưa bao giưof hoạt động đào tạo nguồn
nhân lực được quan tâm của lãnh đạo sở và tỉnh và sự tham gia tích cực của
doanh ghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp của địa phương trưởng thành và
nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Công tác mời gọi đầu tư: Năm 2006 đến nay đã có 29 dự án đầu tư vào lĩnh
vực du lịch với tổng vốn đầu tư là 2,239 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, du lịch
An Giang 5 năm phát triển và đổi mới, một khoảng thời gian chưa phải là
dài để dóng góp vào sự nghiệp chung trong phát triển kinh tế, nhưng cũng
vừa đủ để nhìn nhận và đánh giá những mặt được và chưa được của ngành
du lịch An Giang. Tuy nhiên, cũng cho thấy du lịch An Giang có bước
trưởng thành, vai trò và vị thế của ngành du lịch được nâng lên qua tuwngf
giai đoạn. Bên cạnh những thành tựu đạt được cũng có những cái yếu kém
chưa làm được
9.2.2. Những yếu kém và nguyên nhân chủ yếu:
Cũng theo báo cóa của sở du lich-thẻ thao An Giang, 2008 cho thấy một số yếu
kém trong hoạt động du lịch như sau:
- Sự phối hợp giữa các ngành các cáp chưa đồng bộ và thống nhất trong công
tác quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn, nên từ đó chưa tạo được sự
chuyển biến mạnh, thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển.
- Tuy bước đầu nhà nước có đầu tư vào phát triển du lịch như xây dựng hệ
thống hạ tầng giao thông, điện…nhưng vẫn còn quá nhỏ so với nhu cầu
thực tế đang đặt ra của ngành.
- Chưa quan tâm đúng mức vấn đề gìn giữu vệ sinh môi trường khu di tích,
khu du lịch, đặc biệt là vấn đề thu gom và xử lý rác thải. Hầu hết các điểm,
khu di tích đều có xây dựng nhà vệ sinh nhưng không đủ cho du khách sử
dụng trong những ngày cao điểm.
- Trình độ năng lực nghiệp vụ của đội ngũ phục vụ du lịch còn chưa đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển như hiện nay.
- Tỉnh có tiềm năng và hiện nay khả năng phát triển du lịch lớn trong khu
vực, nhưng tỉnh thiếu những cán bộ chuyên trách về du lịch.
- Sản phẩm du lịch và các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho du khách còn bỏ ngỏ
chưa được doanh nghiệp khai thác triệt để.
- Chưa có tổ chức được hệ thống dịch vụ phù hợp để phục vụ nhiều loại đối
tượng khách du lịch.
- Hoạt động thanh tra du lịch còn yếu dẫn đến hoạt động du lịch cạnh tranh
chưa lành mạnh.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Mô tả điểm nghiên cứu
Mỹ Hòa Hưng (MHH) là một xã trực thuộc thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang, phía Bắc và phía Đông giáp huyện Chợ Mới, phía Tây và Tây Nam giáp
huyện Châu Thành và thành phố Long Xuyên. Dân số toàn xã là 4.581 hộ với 23.699
người chiếm 8,6% dân số toàn thành phố, mật độ dân số 1.117 người.km
-2
trong đó
nam giới là 11.501 người chiếm 48,53 % và nữ giới là 12.198 người với 51,47 %, tỷ
lệ hộ nghèo là 4,89% với số hộ là 224 hộ, hộ cận nghèo là 18 hộ với 0,39%. Tổng
diện tích tự nhiên toàn xã là 2.121 hecta (ha) gồm có 9 ấp: Mỹ Thuận, Mỹ Long 1,
Mỹ Hiệp, Mỹ Khánh 1, Mỹ Long 2, Mỹ Khánh 2, Mỹ An 1, Mỹ An 2, Mỹ Thạnh
(Niên giám thống kê, 2007).
13
14
Hình 3. Bản đồ hành chánh xã Mỹ Hòa Hưng
Nguồn: Trung tâm kỹ thuật Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh An Giang, 2006
Địa thế của xã MHH có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội như cách
trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 5 km, MHH là một xã cù lao, đất đai màu
mỡ được dòng sông Hậu bồi tụ lượng phù sa hàng năm cho nên rất thuận lợi cho việc
phát triển nông nghiệp, đến năm 2007 diện tích trồng lúa toàn xã là 1.112 ha đạt
97,37 %, diện tích đất trồng cây màu là 363,8 ha đạt 69 % kế hoạch đề ra. Về chăn
nuôi xã đã có 14.440 con heo và 1.154 con bò, 347 bè cá, và 80,7 ha diện tích ao,
hầm, quầng (Báo cáo UBND xã MHH, 2008).
Hệ thống kênh mương dày đặc là điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất
nông nghiệp trong việc tưới tiêu cây trồng, có thể kể ra một số kênh rạch như kênh
lộ, rạch Trà Mơn, rạch Rích,…Bên cạnh đó trong năm 2007 xã đã hoàn thành tuyến
đường láng nhựa dài 3,5 km/7 km nối liền ấp Mỹ Khánh 1, Mỹ Khánh 2, Mỹ Long 2,
cầu sáu Y và trường Tiểu Học Lý Tự Trọng. Đường giao thông thuận lợi đã hỗ trợ
rất nhiều cho người dân trong xã trong việc trao đổi buôn bán, phát triển kinh tế của
xã. MHH có 1 trạm y tế, có các trường từ mẫu giáo đến cấp III, hệ thống cơ sở hạ
tầng tương đối hoàn thiện (UBND xã Mỹ Hòa Hưng, 2008).
Cảnh quan thiên nhiên đẹp với phong cảnh sông nước hữu tình của một xã cù
lao được bao bọc của dòng sông Hậu, có khu lưu niệm di tích Bác Tôn, những ngôi
đình, miếu, chùa cùng với nét cổ kính của một số ngôi nhà cổ kính có tuổi thọ trên
100 năm đã tô điểm thêm nét đẹp cho MHH và với những điều kiện đã tạo thuận lợi
cho phát triển du lịch ở MHH.
Hiện nay, xã MHH có 1 trung tâm du lịch cộng đồng gắn liền với khu lưu niệm
Bác Tôn. Mỹ Hòa Hưng là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, môi trường trong lành.
Bên cạnh đó, MHH có dịch vụ homestay có 10 hộ làm du lịch loại này và 20 hộ
đang đăng ký tham gia vào du lịch cộng đồng. Du lịch đến đây thường chọn những
ngôi nhà cổ để vào tá túc và cùng tham gia sinh hoạt với người dân và tham quan
một số làng nghề truyền thống. Bên cạnh những thuận lợi thì MHH vẫn gặp những
khó khăn trong phát triển kinh tế như hàng năm xã bị ảnh hưởng từ nước lũ làm sạt