Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Cổ phần hóa- Một trong những chủ trương quan trọng của quá trình cải tổ các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228 KB, 24 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Trên cơ sở đổi mới tư duy kinh tế, những năm gần đây nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung ở nước ta đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường
như một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển. Trong điều kiện cơ chế quản lý thay
đổi, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh
nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước đã bộc lộ đầy đủ
những yếu kém, lâm vào tình trạng sa sút và khủng hoảng. Vậy vấn đề đặt ra là
làm thế nào để cấu trúc lại sở hữu nhà nước và cải cách khu vực kinh tế nhà
nước nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò của nó theo tinh thần các nghị quyết đại
hội VI và VII của Đảng. Vấn đề này đã được nhiều nhà kinh tế học, lý luận học,
nghiên cứu kỹ lưỡng và họ đã đưa ra được những giải pháp cơ bản, phù hợp với
tình hình kinh tế nước ta hiện nay. Một trong những giải pháp có tính chiến lược
nhất là "tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm đa dạng hoá sở
hữu, đưa yếu tố cạnh tranh làm động lực tăng hiệu quả kinh doanh và xác lập
một mô hình hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường". Xét trên một mức độ quan
trọng của chiến lược này, đồng thời cũng là giải pháp có tính phổ biến để cải
cách khu vực kinh tế nhà nước ở hầu hết các nước trên thế giới, nên tôi quyết
định chọn nghiên cứu đề tài "Cổ phần hoá - Một trọng những chủ trương quan
trọng của quá trình cải tổ các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta" với tư cách
là một công trình khoa học. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề hết sức mới mẻ
đối với tình hình nước ta, nó vẫn còn đang được nghiên cứu, tìm tòi. Vì vậy,
trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin đề cập một vài suy nghĩ có liên quan
đến đề tài.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KINH NGHIỆM CỔ PHẦN HOÁ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là sự lựa chọn tất yếu
- Từ thực tiễn tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo
định hướng XHCN và những kinh nghiệm thu được qua quá trình chỉ đạo, điều


hành sản xuất kinh doanh chúng ta đã xác định được rằng cải cách doanh nghiệp
nhà nước một cách triệt để là yêu cầu có tính quyết định để tăng cường động lực
phát triển sản xuất và thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả
hơn.
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì tập trung tiến hành
công tác. Sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và đã đạt được
một số kết quả nhất định như giảm mạnh số lượng DNNN, nâng quy mô vốn
bình quân, giảm bớt được sự tài trợ ngân sách, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bước đầu đã phát huy
được quyền chủ động kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở, giảm mạnh sự can
thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, do đặc điểm và thực trạng DNNN của nước ta quá trình này
vẫn còn phải tiến hành một cách thận trọng, lâu dài vì phải giải quyết đồng bộ
nhiều vấn đề phức tạp trong cả lĩnh vực kinh tế và trong lĩnh vực đời sống xã hội
mới đạt được kết quả mong muốn.
Hiện nay, bên cạnh các khó khăn chủ quan xuất phát từ nơi bị nền kinh tế,
thì biến động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đang tiếp tục lan
rộng và theo chiêù sâu cũng sẽ đồng thời ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đến
nền kinh tế nước ta. Điều này cho thấy tính cấp bách phải khẩn trương nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế để đảm bảo cho sự phát triển đất
nước một cách ổn định, vững chắc không những cho những năm trước mắt mà
cả tương lai lâu dài. Nghị quyết Hội nghị trung ương 4 (khoá VII) đã dành một
phần quan trọng cho mục tiêu đổi mới mạnh mẽ các DNNN, phấn đấu đưa
chúng thực sự trở thành lực lượng chủ đạo dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm nòng cốt để thực hiện thành công
tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế thế giới có
hiệu quả. Tiếp theo, chính phủ đã có chỉ thị số 20/TTg ngày 21 - 4 - 1998 trong
đó đã đề ra chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện vàquyết tâm thông

qua đợt sắp xếp này để hình thành một cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hợp lý
mạnh được quản lý tốt. Cổ phần hoá là một trong những nội dung quan trọng
trong quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.
Cổ phần hoá DNNN lần đầu tiên được nên tại Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 2 BCH Trung ương khoá VII (tháng 11 - 1994) và tiếp tục đựơc cụ thể hoá
tại Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng 1 - 1994), Nghị quyết
10, nghị quyết TW của Bộ Tài chính ngày 17 - 3 - 1995. Thông báo số 63/TB -
TƯ ngày 4 - 4 - 1997, và được khẳng định rõ hơn tại nghị quyết Hội nghị Trung
ương lần thứ 4 (khoá VIII).
1.1. Mục tiêu nhất quán của cổ phần hoá một bộ phận DNNN là để huy
động vốn, tạo điều kiện để người lao động được làm chủ thực sự trong doanh
nghiệp, tạo động lực bên ngoài thay đổi phương thức quản lý nhằm nâng cao
hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Về việc huy động vốn thì trong thời gian qua ngân sách nhà nước đã phải
đầu tư một tỷ trọng vốn lớn cho các doanh nghiệp nhà nước nhưng hiệu quả thu
lại rất thấp trong khi ngân sách nhà nước laị có hạn và phải dàn trải cho nhiều
khoản chi tiêu khác . Qua số liệu điều tra năm 1995 (tổng cục thống kê) cho
thấy. Trong 6544 DNNN (trong tổng số 7060 doanh nghiệp) đang hoạt động có
3268 doanh nghiệp thuộc diện giải thể hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu, chiếm
49,95% số doanh nghiệp được nhà nước đầu tư. Để xử lý tình trạng thiếu vốn và
tạo cơ chế quản lý tài chính có hiệu lực, thực sự rằng buộc trách nhiệm, trong
sản xuất kinh doanh của các DNNN thì giải pháp cần làm là thực hiện cổ phần
hoá một số DNNN.
Cổ phần hoá cho phép tách quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản của
doanh nghiệp nhằm đưa lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Cổ phần hoá sẽ
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
huy động các nguồn vốn nhãn rỗi trong xã hội một cách nhanh chóng để phát
triển sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì nguồn vốn dồi dào
trong dân cư sẽ đổ vào nơi có lợi nhuận cao, làm cho các doanh nghiệp cổ phần

hoá, ngày càng có vốn lớn từ đó có điều kiện trang bị kỹ thuật hiện đại hơn, mở
rộng sản xuất. Đồng thời đồng vốn ngày càng sử dụng tốt tái tạo điều kiện cho
doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu liên tục. Cổ phiếu có thể chuyển
nhượng cho nhau sẽ thúc đẩy lưu thông tiền vốn. Mặt khác doanh nghiệp có thể
phát hành trái phiếu để bổ sung thêm vốn khi cần thiết. Các doanh nghiệp khi đã
cổ phần hoá sẽ liên doanh được với các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ đó
sẽ thu hút được nhiều vốn hơn nữa.
1.2. Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 202/CT ngày
8/6/1992 và chỉ thị số 84/TTg ngày 4/3/1993 về việc thí điểm cổ phần hoá và
giải pháp đa dạng hoá các hình thức sở hữu đối với các DNNN. Trong chủ
trương này một trong những vấn đề mà người lao động rất quan tâm khi cổ phần
hoá là việc làm và thu nhập của họ có được bảo đảm không?
Vấn đề này đặt ra cũng là câu hỏi hết sức đáng chú trọng đối với những
nhà chức trách nói chung và các DNNN nói riêng. Nhưng thực tế ở những doanh
nghiệp đã cổ phần hoá cho thấy, sau khi chuyển thành công ty cổ phần việc làm
và thu nhập của người lao động không những được baỏ đảm mà các công ty còn
thu hút thêm hơn 1000 lao động mới vào làm việc, tiền lương và thu nhập của
họ cũng tăng đáng kể. Chẳng hạn: Công ty chế biến thức ăn gia súc VIFOCO,
trước cổ phần hoá gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm
làm ra không tiêu thụ được dẫn đến thiếu việc làm, thu nhập thấp, sau khi
chuyển thành công ty cổ phần, nhờ thu hút được vốn đầu tư cho sản xuất, đổi
mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý, tình hình sản xuất kinh doanh đã
có những thay đổi rõ rệt, sản phẩm của công ty được tiêu thụ rất mạnh trên thị
trường. Trước cổ phần hoá trung bình 1 năm công ty chỉ tiêu thụ được 6000 tấn
thức ăn gia súc các loại, sau cổ phần hoá (1996) mức tiêu thụ sản phẩm tăng lên
gấp 3 lần so với trước (18500 tấn). Số lao động cũng tăng lên đáng kể, trước cổ
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phần hoá (1994) công ty có 92 cán bộ công nhân viên, sau cổ phần hoá (1996)
đã tăng lên 123 người. Đời sống của công nhân lao động được cải thiện một

cách rõ rệt thể hiện ở thu nhập bình quân hàng tháng, trước cổ phần hoá bình
quân thu nhập của cán bộ CNV trong công ty là 524đ/tháng. Sau cổ phần hoá
(1996) thu nhập bình quân là 1,2 triệu đồng/tháng.
- Cũng như nhiều DNNN khác, trước cổ phần hoá công ty cơ điện lạnh
cũng gặp không ít khó khăn, nhất là về vốn và việc làm của người lao động, từ
khi có quyết định chuyển thành công ty cổ phần (tháng 10/1995) nhờ phát hành
cổ phiếu có thêm vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo việc làm mới, thu hút thêm
nhiều lao động vào làm việc. Trước cổ phần hoá công ty có 334 công nhân viên,
sau khi chuyển thành công ty cổ phần, hàng năm số lao động mới được tuyển
vào làm việc đều tăng. Năm 1994 công ty thu hút 84 người vào làm việc năm
1995 thu hút 79 người, năm 1996 công ty thu hút thêm 153 người. Như vậy sau
3 năm cổ phần hoá công ty cơ điện lạnh đã tạo ra 313 chỗ làm việc mới đưa tổng
số lao động trong công ty từ 334 người (1993) lên 647 người (1996).
- Về tiền lương của người lao động không những việc được bảo đảm mà
còn tăng đáng kể so với khi còn là DNNN. Trước cổ phần hoá tiền lương của
người lao động là 647 ngàn đồng/tháng đến năm 1996 lương bình quân là 1,3
triệu đồng/tháng.
Đại lý liên hiệp vận chuyển cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu
trong công tác cổ phần hoá. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy
các năm sau đều cao hơn so với các năm trước. Đặc biệt là việc làm và thu nhập
của người lao động. Năm 1993 trước khi chuyển thành công ty cổ phần, đơn vị
có 56 cán bộ công nhân viên, sau cổ phần hoá (CPH) (1994) số lao động tăng
lên 156 người, năm 1996 tăng lên 268 người. Thu nhập của người lao động tăng
từ 800 nghìn đồng/tháng (1993) lên 1,4 triệu đồng (1994) và 2,5 triệu
đồng/tháng (1996).
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tình hình sản xuất kinh doanh, vấn đề lao động việc làm và thu nhập của
người lao động ở các công ty cổ phần còn lại những đều tăng cao hơn so với khi
các doanh nghiệp này chưa chuyển thành công ty cổ phần.

Qua những con số nêu trên cho thấy các DNNN thực hiện cổ phần hoá
không những bảo đảm được các mục tiêu kinh tế là huy động vốn, phát triển sản
xuất kinh doanh ... mà còn bảo đảm được các mục tiêu xã hội như phát huy vai
trò làm chủ của công nhân lao động, tạo việc làm mới, tăng thu nhập làm cho
người lao động an tâm tham gia vào quá trình cổ phần hoá, thúc đẩy quá trình
này tiến lên nhanh, vững chắc đạt được những mục tiêu của chính phủ đã đề ra.
1.3. Cổ phần hoá động lực mới trong quản lý doanh nghiệp.
Cổ phần hoá hình thức sở hữu tại doanh nghiệp đã chuyển từ sở hữu nhà
nước sang sở hữu hỗn hợp từ đây đã dẫn tới những thay đổi quan trọng về hình
thức tổ chức, quản lý cũng như phương hướng hoạt động của công ty.
Ở công ty cổ phần quyền lợi của những người chủ mới gắn chặt với thành
bại của hoạt động sản xuất kinh doanh vì thế họ rất đoàn kết, gắn bó và thống
nhất trong việc tìm kiếm và đưa ra phương hướng hoạt động phù hợp nhất của
doanh nghiệp nhằm củng cố, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm do họ sản
xuất ra, quan tâm đến công việc của côn ty và lao động tích cực với tinh thần
trách nhiệm cao, khắc phục việc buông lỏng quản lý tài sản của doanh nghiệp,
xoá bỏ tình trạng "vô chủ" của doanh nghiệp. Mặc dù chủ trương trao quyền tự
quản cho các DNNN là giải pháp đã đạt kết quả nhất định, nhưng mới chỉ đẩy
lùi được chế độ bao cấp của nhà nước đối với DNNN, còn về phân thức thì tài
sản của DNNN "vẫn là tài sản chung" cho nên tình trạng vô trách nhiệm, lãng
phí của công vẫn chưa được khắc phục. Khi doanh nghiệp nhà nước trở thành
công ty cổ phần thì điều này, mặc nhiên sẽ không còn tồn tại.
1.4. Cổ phần hoá chính là quá trình "Chuyển DNNN thành công ty cổ
phần". Vậy một câu hỏi đặt ra là:"Công ty cổ phần có phải là mô hình doanh
nghiệp thích hợp với những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường hay
không?". Trả lời câu hỏi này chính là xác định cơ sở khoa học cho định hướng
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chuyển đổi các DNNN thành công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường của
nước ta hiện nay.

1.4.1. Lịch sử hình thành công ty cổ phần, đặc điểm vận động và phát triển
của sở hữu tư nhân trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường:
Sở hữu xét về bản chất là quan hệ sở hữu của con người đối với tự nhiên
thông qua lao động sản xuất. Không có lao động, hoạt động có bản chất của con
người thì không có sự chiếm hữu nào cả và do đó cũng không thể có sở hữu.
Trong nền kinh tế thị trường (KTTT), lao động của con người mang tính chất
hai mặt: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Do đó, sở hữu tư nhân được
thực hiện trong quá trình lao động. Sản xuất cũng mang tính hai mặt: sở hữu
mang tính chất xã hội - phản ánh sự tìm kiếm và tăng thêm giá trị như là động
lực mục đích của sở hữu, mặt khác sở hữu lại mang tính chất tư nhân - phản ánh
sự chiếm hữu một giá trị sử dụng nhất định dưới dạng hàng hoá hay dịch vụ nhất
định. Điều này cho thấy, chỉ từ khi của cải mang hình thái là một giá trị thì do
tính chất hai mặt của nó, sở hữu đã trở thành một quan hệ giá trị vận động. Các
hình thức chiếm hữu tư nhân cụ thể chỉ là phương tiện để bảo tồn và tăng thêm
giá trị như là mục đích của sở hữu. Sự vận động mang tính chất hai mặt này của
sở hữu cho phép có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh, trong
đó quyền sở hữu chỉ là việc nắm quyền chi phối giá trị nhằm mục đích tìm kiếm
một giá trị lớn hơn, còn quyền kinh doanh là thực hiện một hoạt động cụ thể
nhất định để tạo ra giá trị - nó là phương tiện để tăng giá trị. Chính nhờ sự tách
biệt này đã cho phép một chủ sở hữu có thể tham gia vào nhiều hoạt động kinh
doanh và ngược lại, một hoạt động kinh doanh có nhiều chủ sở hữu tham
gia.Nhờ đó nó đã góp phần tạo ra những tầng lớp thực lợi trong xã hội. Không
trực tiếp kinh doanh nhưng vẫn thu lợi bằng quyền sở hữu của mình.
Có thể nói, nhờ có sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá, tính chất 2
mặt của sở hữu tư nhân mới được bộc lộ và ngày càng phát triển cùng với quá
trình xã hội hoá nền sản xuất xã hội. Trong lịch sử, quá trình này được thực hiện
bởi hai nhân tố:
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Thông qua trao đổi: Quá trình vận động xã hội hoá sở hữu chuyển hoá

theo xu hướng :tư liệu sản xuất ngày càng tách khỏi bản thân người lao động
như là những người tư hữu nhỏ, và các tư liệu sản xuất ngày càng tập trung lại
trong quá trình xã hội hoá với sự thống trị của tư bản (lúc ban đầu là tư bản
thương nghiệp về sau là tư bản nông nghiệp, và ngày nay là tư bản tài chính).
+ Thông qua sự phát triển của chế độ tín dụng: (bao gồm tín dụng thương
nghiệp và tín dụng ngân hàng). Quá trình vận động xã hội hoá sở hữu được thực
hiện theo xu hướng: 1 mặt nó làm cho hình thức chiếm hữu tư nhân phụ thuộc
lẫn nhau bởi các quan hệ kinh tế móc xích chằng chịt với nhau và dần dần hoà
nhập vào nhau trong quá trình tái sản xuất xã hội, mặt khác nó làm cho các hình
thái chiếm hữu được tập trung lại trên phạm vi xã hội. Nhờ quá trình này việc
mở rộng quy mô kinh doanh không còn phụ thuộc vào sự tích tụ của từng chủ sở
hữu, riêng lẻ, mà thông qua các hình thức tín dụng cơ chế tập trung tư bản xã
hội, và mở rộng quy mô kinh doanh lên gấp nhiều lần.
Như vậy, sự phát triển của hệ thống trao đổi và tín dụng đã giúp cho quá
trình xã hội hoá sở hữu tư nhân đạt đến trình độ cho phép hình thành hệ thống
ngân hàng, thị trường tài chính và công ty cổ phần. Cùng với sự phát triển của
nền kinh tế thị trường các bộ phận trên ngày càng gắn kết với nhau tạo thành bộ
máy xã hội khổng lồ thúc đẩy qúa trình xã hội hoá nền sản xuất. Cũng về sau sự
phát triển đó càng đòi hỏi sự tham gia của nhà nước như một chức năng kinh tế
xã hội để đảm bảo tính định hướng và sự phát triển nền kinh tế thị trường.
1.4.2. Công ty cổ phần là sản phẩm của nền kinh tế thị trường.
Về mặt lý thuyết, chúng ta đều thấy rằng hình thái doanh nghiệp dưới
dạng công ty cổ phần là sản phẩm của một quá trình tiến hoá lâu dài gắn liền với
những nấc thang phát triển của xã hội hoá sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị
trường. Về mặt lịch sử chúng ta có thể nhận thấy quá trình tiến hoá của các hình
thái doanh nghiệp được đặc trưng bởi 3 loại hình chủ yếu tương ứng với 3 mức
độ phát triển cảu xã hội hoá sở hữu tư nhân, mặc dù biểu hiện trung gian giữa
chúng hết sức đa dạng và linh hoạt.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368

+ Hình thái kinh doanh một chủ.
+ Hình thái kinh doanh chung vốn
+ Hình thái công ty cổ phần.
Hình thái công ty cổ phần, ra đời đánh dấu sự tiến hoá của chế độ tín dụng
từ kinh doanh chủ yếu dựa vào vay mượn qua ngân hàng hoặc chung vốn sang
huy động vốn trên thị trường tài chính, trong đó chủ yếu là thị trường chứng
khoán. Trong hình thái kinh doanh này có hai loại hình chủ yếu: Công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có phát hành cổ phiếu. Có thể thấy rằng công
ty cổ phần ra đời mang những đặc điểm mới cho phép nó thích ứng với những
đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại mà những hình thái
khác không đáp ứng được đó là:
* Công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân và các
cổ đông chỉ có trách nhiệm pháp lý hữu hạn trong phần vốn góp của mình.
* Cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần đã thực hiện được việc tách biệt
quyền sở hữu và quyền kinh doanh, tạo nên một hình thái xã hội hoá sở hữu của
một bên là đông đảo công chúng mua cổ phần còn là đội ngũ các nhà quản trị
kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng tư bản xã hội cho những công cuộc kinh
doanh quy mô lớn.
* Các cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần được chuyển nhượng dễ
dàng trên thị trường chứng khoán vì thế bất kể cổ phiếu được chuyển chủ bao
nhiêu lần, cuộc sống của doanh nghiệp vẫn tiếp tục một cách bình thường mà
không bị ảnh hưởng. Đồng thời nhờ cơ chế này nó đã tạo sự di chuyển linh hoạt
các luồng vốn xã hội theo các nhu cầu và cơ hội đầu tư đa dạng của công ty và
công chúng.
Tóm lại, sự trình bày khái quát các nấc thang tiến hoá của hình thái doanh
nghiệp dựa trên đặc điểm tách biệt của sở hữu tư nhân trong quá trình xã hội
hoá, sản xuất có thể khẳng định xu hướng phát triển tất yếu của công ty cổ phần
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Qua đó cho ta thấy việc tiến hành quá
trình chuyển đổi mô hình doanh nghiệp sở hữu toàn phần của nhà nước thành
9

×