Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước, quá trình tiếp nhận phần vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước và kế hoạch niêm yết cổ phiếu.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.39 KB, 87 trang )

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay không có bất cứ quốc gia nào tồn tại phát triển được
mà chỉ dựa trên một nền kinh tế đóng, không giao thương với nước ngoài. Hoạt động
giao thương kinh tế phải là của các doanh nghiệp. Một khi các doanh nghiệp còn hoạt
động theo cơ chế kế hoạch hóa thì không thể cạnh tranh nổi trong môi trường toàn
cầu hóa, nó sẽ làm mất đi vai trò đặc trưng của mình là thước đo của nền kinh tế.
Quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà Nước từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
cao cấp sang cơ chế thị trường tại Việt Nam đã diễn ra được 20 năm nếu tính mốc
đầu tiên là Nghị định 217 ngày 14/11/1987 quy định bãi bỏ cơ chế hỗ trợ ngân sách
trực tiếp cho các doanh nghiệp. Đây là bước đi khởi điểm cho quá trình chuyển đổi,
thay đổi cách nhìn nhận của Nhà Nước đối với các doanh nghiệp của mình. Tuy
nhiên quá trình này diễn ra rất chậm chạp và đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20
hoạt đồng này đã không đạt được yêu cầu như mong muốn. Tình trạng thất thoát làm
ăn kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà Nước vẫn tiếp tục diễn ra, điều này buộc
Chính phủ Việt Nam phải quyết tâm hơn nữa trong việc cải cách này. Hàng loạt văn
bản luật đã ra đời để chỉ đạo và hướng dẫn quá trình chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà
Nước thành các công ty TNHH, công ty cổ phần ...
Song song với cách chỉ đạo đó của chính phủ là việc Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh Vốn Nhà Nước chính thức đi vào hoạt động từ 01/8/2006 và việc Việt
Nam trở thành thành viên của WTO thì việc chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước,
đặc biệt là các doanh nghiệp lớn càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ đặt
ra cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước là phải thay mặt Nhà
Nước tiếp nhận, quản lý và phát triển nguồn vốn tại các doanh nghiệp, đẩy mạnh tiến
trình cổ phần hóa các tổng công ty và các doanh nghiệp Nhà Nước lớn, tiến tới niêm
yết cổ phiếu của các doanh nghiệp này trên thị trường chứng khoán trong và ngoài
nước.
1
Bài viết này tập trung vào quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà Nước, quá
trình tiếp nhận phần vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh Vốn Nhà Nước và kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng


khoán.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ
chế thị trường, chuyển đổi mô hinh doanh nghiệp từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà
Nước thành các công ty TNHH và công ty cổ phần đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu,
tổng hợp trong nhiều giai đoạn của quá trình cải cách doanh nghiệp. Thực tế những
đề tài đó cũng là một trong những vấn đề về lý luận và thực tiễn để góp phần thúc
đẩy quá trình chuyển đổi các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Vấn đề tiếp nhận vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp nay chính phủ không
giao cho các địa phương, các bộ, ngành ... như trước kia nữa mà giao cho Tổng công
ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước. Đây là vấn đề không mới trên bình diện
quốc tế nhưng đối với Việt Nam thì đó là vấn đề còn mất nhiều thời gian để hoàn
thiện. Chính phủ giao quyền tiếp nhận và quản lý vốn Nhà Nước tại doanh nghiệp
cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước sẽ đặt lên vai Tông công ty
nhiệm vụ thúc đẩy hơn nữa quá trình cổ phần hóa và niêm yết cổ phiếu của các doanh
nghiệp trên thị trường chứng khoán, mở ra một trang mới trong quá trình chuyển đổi
doanh nghiệp Nhà Nước.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là phân tích và đánh giá quá trình
chuyển đổi mô hình kinh tế và mô hình doanh nghiệp từ khi có chương trình cải cách
của chính phủ, tập trung vào giai đoạn 15 năm trở lại đây đồng thời rút ra kết luận vì
sao chính phủ phải thúc đẩy quá trònh chuyển đổi nhanh hơn nữa thông qua việc
thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước. Qua đó đề xuất một số
giải pháp tiếp nhận và quản lý nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả đồng thời đẩy
2
nhanh tính minh bạch hóa, đa dạng hình thức sở hữu qua việc niêm yết cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ nguyên nhân tại sao Nhà Nước phải tiến hành chuyển đổi mô hình
doanh nghiệp từ 100% vốn Nhà Nước sang các công ty TNHH và công ty cổ

phần.
- Phân tích và đánh giá quá trình thực hiện việc chuyển đổi đó và kết quả đã đạt
được trong giai đoạn trên.
- Từ sự đánh giá đó rút ra kết luận về tính tích cực trong việc chuyển đổi mô
hình doanh nghiệp và tại sao chính phủ phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải
cách thông qua cổ phần hóa hàng loạt Tổng công ty và doanh nghiệp giai đoạn
tới.
- Trong quá trình nghiên cứu sự chuyển đổi các doanh nghiệp trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà Nước và
niêm yết trên thị trường chứng khoán.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề chuyển đổi mô hình doanh nghiệp đồng
thời rút ra kết luận qua những bài học từ quá trình tư nhân hoá tại các quốc gia trong
khu vực và vấn đề quản lý vốn tại các doanh nghiệp có nguồn vốn của Nhà Nước
trong tương lai.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khái niệm mô hình kế hoạch hoá, bao cấp được hiểu là doanh nghiệp Nhà
Nước hoạt động theo chỉ tiêu, kế hoạch do Nhà Nước giao (giao kế hoạch sản
xuất, còn sản phẩm do Nhà Nước bao tiêu…) Đồng thời thực hiện hình thức
3
cấp phát vốn chứ không phải hình thức đầu tư. Hiệu quả sản xuất kinh doanh
được đánh giá trên phương diện có hoàn thành được kế hoạch do Nhà Nước
giao hay không chứ không lấy thước đo lợi nhuận để đánh giá.
- Khái niệm cổ phần hoá được hiểu là đa dạng hoá hình thức sở hữu trong một
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là cổ phần hoá khi doanh nghiệp đó
không còn là 100% vốn Nhà Nước nữa.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là các công trình nghiên cứu về quá trình phát
triển kinh tế tại Việt Nam, căn cứ dựa trên các báo cáo kinh tế và những luận điểm về

quá trình chuyển đổi kinh tế tại Việt Nam của các tổ chức kinh tế trong nước như
Thời báo Kinh tế Việt Nam … hay các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ
Quốc tế IMF, Ngân hàng Thế giới WB hay chương trình phát triển của Liên Hợp
Quốc UNDP …
Cơ sơ thực tiễn dựa trên kết quả khảo sát phát triển kinh tế và chuyển đổi mô
hình doanh nghiệp trên cơ sở báo cáo tình hình thực tế tại các địa phương trên toàn
quốc. Đánh giá hiệu quả của kế hoạch dựa trên kết quả đã đạt được đồng thời so sánh
với hoạt động trước khi chuyển đổi từ đó thấy được sự đúng đắn của chương trình
chuyển đổi của chính phủ.
7. Kết luận luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu chung về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà
nươc
- Chương 2: Vai trò của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước
đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
4
- Chương 3: Giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp tại Việt
Nam và kế hoạch niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp trên thị trường
chứng khoán
5
Chương 1. Giới thiệu chung về tổng công ty đầu tư
và kinh doanh vốn Nhà Nước
1.1. Thực trạng việc quản lý vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp Nhà
Nước
Trong lịch sử phát triển nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà Nước
luôn chiếm một vị thế quan trọng, đóng góp vào thành công chung của nền kinh tế
trong mỗi giai đoạn nhất định, dù trong hoàn cảnh nào cũng không thể phủ nhận
những thành tựu mà các doanh nghiệp Nhà Nước đã đóng góp.
Theo một cách thông thường con người khó có thể nhận biết được những
thành công hay hạn chế của một mô hình kinh tế mà thường phải trải qua một thời

gian nhất định chúng ta mới có thể quay lại nhìn nhận, xem xét và đánh giá những
thành công hay hạn chế đã được chúng ta thực hiện.
Đến nay nền kinh tế Việt Nam đã trải qua nhều giai đoạn phát triển khác
nhau, mỗi giai đoạn có một đặc điểm riêng, đều có mặt thành công và những hạn chế
nhất định, có thể chia quá trình đó làm hai giai đoạn sau.
1.1.1. Mặt thành công và những hạn chế của mô hình kế hoạch hoá, tập trung,
bao cấp giai đoạn trước 1986
1.1.1.1. Mặt thành công
- Tập trung được sức mạnh tổng lực, xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc và góp phần quan trọng có tính chất quyết định đối với thắng lợi
30/04/1975 ở miền Nam thống nhất nước nhà.
- Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung phù hợp với bối cảnh lịch sử cũng như
phù hợp với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ
nghĩa lúc bấy giờ. Tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.
6
- Là một mô hình kinh tế còn mới so với mô hình tại các nước tư sản, đã chứng
minh được những ưu điểm nhất định so với các quốc gia tư bản chủ nghĩa thời
bấy giờ.
1.1.1.2. Những hạn chế
Tuy nhiên mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp đã phát huy được
những ưu điểm trong thời kỳ chiến tranh bao nhiêu thì lại càng bộc lộ những hạn chế
bấy nhiêu sau chiến tranh.
- Không thúc đẩy được sản xuất phát triển, mọi hoạt động của các cơ quan, đơn
vị doanh nghiệp đều được thực hiện theo chỉ tiêu, chính sách tức nói một cách
nôm na (làm theo đơn đặt hàng từ Nhà Nước) không tự chủ trong kinh doanh
dẫn đến thiếu phương hướng, không kích thích được kinh tế phát triển.
- Không có tính chịu trách nhiệm cao trong quản lý kinh tế, người làm kinh tế
nhưng ít phải chịu trách nhiệm về những hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp do mình làm chủ (đứng đầu). Lý do là do cơ chế chính sách: Nhà Nước

bù lỗ, trợ giá, làm theo chỉ tiêu và theo đơn đạt hàng từ Nhà Nước.
- Một yếu tố mà xưa nay chúng ta ít đề cập và cũng có thể coi là né tránh đó là
không gắn lợi ích giữa doanh nghiệp và cá nhân. “Làm theo năng lực, hưởng
theo nhu cầu” là một khẩu hiệu nhiều hơn tính thực tiễn, khi mà những lợi ích
của cá nhân chưa được chú trọng một cách đúng mức thì rất khó để mỗi cá
nhân toàn tâm toàn ý với doanh nghiệp của mình.
- Chủ nghĩa cào bằng, thiếu cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, thiếu
sáng tạo và hết mình vì công việc…
1.1.2. Mô hình kinh tế của chúng ta giai đoạn từ 1986 đến nay
Với tất cả những khó khăn và hạn chế của mô hình kế hoạch hoá tập trung bao
cấp, Nhà Nước không thể đủ khả năng gánh vác trọng trách chuyên bù lỗ cho các
doanh nghiệp được nữa, Nhà Nước cần phải có những thay đổi căn bản để các doanh
7
nghiệp giảm sự phụ thuộc vào Nhà Nước, tăng tính hiệu quả trong quản lý kinh tế.
Mục đích trước mắt của Nhà Nước là các doanh nghiệp phải tự tìm hướng đi cho
riêng mình sau khi Nhà Nước giao vốn và quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh
cho các doanh nghiệp.
1.1.2.1. Chính sách của Nhà Nước đối với các doanh nghiệp Nhà Nước
- Nhà Nước tiến hành tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp theo hướng tinh
giảm, những doanh nghiệp nào hoạt động vì mục đích kinh tế thì phải tự nuôi
sống mình, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích hay ngành
nghề chiến lược nhưng không hấp dẫn đầu tư sẽ có chính sách riêng.
- Chuyển đổi dần mô hình các doanh nghiệp của Nhà Nước thành các công ty
TNHH một thành viên, TNHH hai thành viên, công ty cổ phần… hoạt động
theo Luật doanh nghiệp.
- Giảm bớt sự phụ thuộc của các doanh nghiệp vào Nhà Nước, không tiếp tục
bù lỗ cho các doanh nghiệp của Nhà Nước nữa mà tiến hành rà soát lại các
doanh nghiệp, nếu làm ăn không hiệu quả, thua lỗ kéo dài thì cho tiến hành
giải thể hoặc phá sản theo luật phá sản doanh nghiệp.
- Đối với các ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh kém hấp dẫn hoặc phải đầu

tư lâu dài mới hiệu quả, khả năng thu hồi vốn lâu và khả năng sinh lãi thấp thì
thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư như: khuyến khích bằng cách miễn
giảm thuế, tiền thuê đất, thủ tục cấp phép đầu tư nhanh gọn.
1.1.2.2. Những kết quả đạt được trong giai đoạn này
- Từ chỗ các doanh nghiệp Nhà Nước chiếm vị thế độc tôn trên tất cả các ngành
và lĩnh vực thì hiện nay điều này đã thay đổi.
Nhà Nước chỉ giữ lại các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hoặc hoạt động
trong những ngành hoặc lĩnh vực có tính chất chiến lược như: năng lượng, viễn
8
thông, dầu khí, và các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu hay chính sách xã hội như:
Ngân hàng chính sách, bệnh viện, trường học…
Đến nay số lượng các doanh nghiệp Nhà Nước đã giảm một cách đáng kể,
theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp của Chính phủ thì
nếu như năm 1990 chúng ta có khoảng 12.300 doanh nghiệp Nhà Nước, đến nay
chúng ta đã tinh giảm bằng cách tiến hành cổ phần hóa, sáp nhập, giải thể và cho phá
sản rất nhiều doanh nghiệp Nhà Nước. Đến hết năm 2005 số lượng doanh nghiệp
Nhà Nước đã giảm đáng kể chỉ còn khoảng 3.200 doanh nghiệp, và đang tiếp tục
giảm dần theo từng năm. Điều này đã làm tăng hiệu quả sử dụng vốn Nhà Nước,
tránh được thất thoát và lãng phí, hiệu quảkinh tế tăng lên rõ rệt. Bước đầu đã từng
bước thực hiện thành công chính sách kinh tế của Nhà Nước là không bù lỗ cho
doanh nghiệp đồng thời các doanh nghiệp thuộc Nhà Nước cần phải có đóng góp
đáng kể đối với nguồn thu ngân sách.
- Từ chỗ đa số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến nay hầu hết các doanh
nghiệp được tổ chức sắp xếp lại đã làm ăn có hiệu quả và giảm sự phụ thuộc
vào nguồn ngân sách Nhà Nước.
- Hàng loạt doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kém hiệu quả đã được cho giải thể
hoặc phá sản, thực hiện theo đúng luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp cạnh
tranh bình đẳng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sự cạnh tranh đã giúp
các nhà doanh nghiệp Nhà Nước lớn mạnh cả về quy mô và hiệu quả.
- Nguồn lực Nhà Nước thay vì bù lỗ cho các doanh nghiệp nay có điều kiện hơn

để đầu tư cho các ngành nghề hoặc lĩnh vực khác, Nhà Nước từ chỗ can thiệp
vào các doanh nghiệp nay chuyển sang thực hiện đúng chức năng của mình đó
là đưa ra chủ trương, đường lối, chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp phát triển.
- Giảm sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, Nhà Nước mạnh dạn chấp
nhận là người đứng sau để các doanh nghiệp tiến lên.
9
Những thành quả đạt được là đáng khích lệ, bộ mặt đời sống xã hội đã thay
đổi rất nhiều. Những thành quả đó là không thể phủ nhận nhưng mô hình kinh tế nào
thì cũng sẽ có những hạn chế nhất định vì xã hội luôn thay đổi, giữ mãi một mô hình
kinh tế mà không còn phù hợp nữa sẽ dẫn đến tụt hậu ngày càng xa hơn so với thế
giới. Mười một năm đàm phán để gia nhập WTO là một thời gian khá dài, khi Việt
Nam trở thành thành viên WTO thì cơ hội và thách thức là rất lớn. Việc Việt Nam
vào WTO là tổ chức kinh tế thương mại lớn nhất và cuối cùng đến nay tạo ra cho
chúng ta rất nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, đó là sự hội nhập
hoàn toàn và đầy đủ vào nên kinh tế thế giới. Nhưng đây chỉ là bước đầu. Nếu ví
WTO là một gia đình lớn thì ở đó Việt Nam chúng ta mới chỉ được coi như một đứa
trẻ mới biết đi trong gia đình ấy. Nhưng để lớn lên trong gia đình ấy thì cần phải có
cách đi riêng thì mới có thể hoà nhập theo kịp và hội nhập vững chắc trong gia đình
đó.
Những thành tựu đạt được qua 20 năm đổi mới cần có sự nhìn nhận đánh giá
lại biểu hiện quan trọng nhất là sự hoà nhập nhanh với nền kinh tế thế giới, các doanh
nghiệp cần có sự thay đổi, chính phủ cần có sự thay đổi và mỗi con người cần có sự
thay đổi nếu không muốn mình là một trong những nhân tố tụt hậu lại phía sau.
Chính điều này đã thúc đẩy chính phủ Việt Nam đi đến quyết định phải có sự thay
đổi căn bản và lớn hơn nữa trong các doanh nghiệp thuộc khối Nhà Nước. Câu hỏi
được đặt ra là tại sao phải thay đổi?
1.2. Sự cần thiết ra đời một công ty chuyên quản lý vốn của Nhà
Nước tại các doanh nghiệp
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định sau 20 năm đổi mới nhưng

nếu nhìn nhận một cách khách quan và so sánh với các nước trong khu vực và trên
thế giới, có thể thấy những mặt còn tồn tại và hạn chế của mô hình kinh tế đã qua.
Đặc biệt là chính sách đối với các doanh nghiệp cũng như những hạn chế mà các
doanh nghiệp Nhà Nước đã, đang và sẽ bộc lộ nếu không nhanh chóng có sự thay đổi
có tính chất căn bản. Có thể thấy cùng thời gian nếu so với các doanh nghiệp của các
10
nước cùng khu vực với cơ chế chính sách khác thì các doanh nghiệp của chúng ta đã
tụt lại khá xa. Nếu nhìn nhận hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp Nhà Nước nói riêng thì có rất ít doanh nghiệp nào thực sự mạnh để có
thể cạnh tranh hay đầu tư ra nước ngoài như các nước trong khu vực. Hay nói đúng
hơn chúng ta chưa có những thương hiệu đủ mạnh có thể cạnh tranh hiệu quả với các
công ty nước ngoài.
- Mặc dù đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ các doanh nghiệp thuần Nhà
Nước sang mô hình các công ty TNHH Nhà Nước một thành viên, hai thành
viên, công ty cổ phần, liên doanh liên kết… nhưng hệ thống các doanh nghiệp
Nhà Nước chưa thực sự đủ lớn mạnh để đóng góp một cách tích cực vào nền
kinh tế. Cho dù đã được tạo điều kiện nhiều hơn các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh nhưng hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng cũng như
điều kiện mà các doanh nghiệp đang có. So với yêu cầu chung và nhất là các
yêu cầu mới trong quá trình hội nhập thì tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
còn chậm, hiệu quả sử dụng vốn và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà
Nước còn thấp. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc bảo toàn và phát
triển vốn, tình trạng ăn vào vốn, mất vốn vẫn tiếp tục diễn ra, phần lớn các
doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, cơ cấu vốn và tài sản còn bất hợp lý, công
tác quản lý Nhà Nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp còn nhiều bất
cập, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.
- Việc tồn tại quá nhiều doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động trong tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội làm cho việc quản lý hết sức phức tạp. Xét về mặt tổ
chức kinh tế thì như vậy là không phù hợp trong giai đoạn hiện nay, không tận
dụng được hết nguồn lực trong dân chúng gây thất thoát nguồn lực quốc gia,

trong khi mục đích đặt ra không đạt được vì Nhà Nước không thể quản lý hết
các doanh nghiệp này. Thay vì Nhà Nước phải đầu tư, xây dựng các doanh
nghiệp phục vụ nhu cầu dân sinh… thì Nhà Nước có thể nhường lại cho các
thành phần kinh tế khác bằng cách khuyến khích, hỗ trợ, hợp tác, liên doanh
liên kết hoặc Nhà Nước và nhân dân cùng làm. Thực chất trong những năm
11
qua hoạt động này đã đạt được những thành tựu nhất định cần phát huy hơn
nữa. Tuy nhiên trước tình hình mới, trước những cơ hội và thách thức lớn mà
chúng ta chưa bao giờ có được như ngày hôm nay thì việc thúc đẩy các doanh
nghiệp Nhà Nước tiến hành tổ chức, sắp xếp lại để làm tăng tính hiệu quả
trong hoạt động là điều phải tính đến trước tiên và quan trọng nhất. Vì mục
đích của các doanh nghiệp đó là phải đặt lợi ích và hiệu quả kinh tế lên trước
tiên.
Để tổ chức và quản lý các doanh nghiệp Nhà Nước sao cho có hiệu quả đồng
thời làm tăng tính tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp
này, tháng 6/2005 chính phủ đã quyết định thành lập Tổng Công ty Đầu tư và Kinh
doanh Vốn Nhà Nước. Tên giao dịch quốc tế: State Capital Investment
Corporation – SCIC. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước đã chính
thức đi vào hoạt động vào tháng 8/2006.
1.3. Mô hình Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước Việt
Nam
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước là tổ chức kinh tế đặc biệt
của Nhà Nước, được thành lập theo quyết định số 151/2005/QĐ - TTg ngày
20/6/2005 của Thủ tướng chính phủ để quản lý đầu tư kinh doanh vốn Nhà Nước tại
các doanh nghiệp, các lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước hoạt động theo Luật
doanh nghiệp Nhà Nước và các luật khác có liên quan.
Tên gọi tiếng việt: Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước
Tên giao dịch quốc tế : State Capital Investment Corporation
Viết tắt : SCIC

12
Trụ sở công ty tại Hà Nội có các Công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại
diện tại một số khu vực trong và ngoài nước.
Tổng Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, tổ chức hạch
toán, kế toán tập trung, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà Nước
và các Ngân hàng thương mại trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1.3.1. Vốn của Tổng công ty
Tổng công ty được Nhà Nước cấp vốn ban đầu để thành lập và hoạt động vốn
điều lệ tại thời điểm thành lập của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà
Nước là 5.000 tỷ đồng và được bổ sung dần trong quá trình hoạt động.
Khi có sự tăng, giảm vốn điều lệ Tổng công ty phải điều chỉnh vốn điều lệ
trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và công bố theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành gồm HĐQT, BKS, TGĐ, các phó
TGĐ, kế toán trưởng và các bộ phận chức năng giúp việc tại Tổng công ty, các công
ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện tại khu vực và quốc tế.
Bộ Tài chính thực hiện quản lý Nhà Nước về tài chính đối với Tổng công ty
theo thẩm quyền, thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu với Tổng công
ty theo phân cấp của Thủ tuớng Chính phủ.
Như vậy, có thể nói xét về mô hình thì Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh
Vốn Nhà Nước không khác các doanh nghiệp Nhà Nước khác về tổ chức và hoạt
động nhưng điều khác biệt căn bản so với các doanh nghiệp còn lại đó là thay mặt
Nhà Nước tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước tại các
doanh nghiệp.
Thay vì chỉ hoạt động trong một hoặc một số ngành lĩnh vực nhất định thì nó
hoạt động đa ngành, đa nghề vì sự đặc thù của các doanh nghiệp hoạt động trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
13
Tính đại diện tại các doanh nghiệp có vai trò quyết định đến với hoạt động tại
các doanh nghiệp vì hiện tại gần như tất cả các doanh nghiệp của Nhà Nước đặc biệt

là các doanh nghiệp lớn đều chưa cổ phần hoá hoặc đã có cổ phần nhưng phần vốn
của Nhà Nước vẫn chiếm đa số tại các doanh nghiệp đó. Chính vì vậy mà đại diện
phần vốn tại các doanh nghiệp có tiếng nói quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
nó.
Tuy nhiên để tránh những khó khăn, bất cập trong quá trình thành lập và hoạt
động chúng ta cần nhìn nhận, xem xét những quốc gia đã tiến hành cổ phần hoá các
doanh nghiệp Nhà Nước như thế nào để coi đó là bài học kinh nghiệm, tham khảo áp
dụng phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Có thể lấy mô hình tư nhân hoá tại
các nước trong khi vực như Malaysia, Singapore, Trung Quốc là những ví dụ quan
trọng cần phải xem xét.
1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc quản lý vốn
các doanh nghiệp đối với Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm của Malaysia từ tập đoàn Khazanah
1.4.1.1. Sơ lược về Khazanah
- Khazanah là tổ chức đầu tư chiến lược của Malaysia được thành lập để quản
lý các tài sản thương mại của chính phủ và thực hiện các dự án đầu tư chiến
lược trong những ngành hay các vùng lãnh thổ mới.
- Khazanah có nhiệm vụ cơ cấu các ngành công nghiệp chiến lược tại Malaysia,
hỗ trợ sự phát triển của các ngành này với mục tiêu thu về những lợi nhuận
kinh tế dài hạn cho quốc gia.
- Khazanah đóng vai trò là đại diện của chính phủ trong vai trò tạo vốn, thu lời
và nâng cao hoạt động các công ty của chính phủ (GLC - Công ty liên kết với
chính phủ)
14
- Khazanah được hình thành dưới hình thức một công ty với HĐQT và thành
viên bao gồm đại diện của Nhà Nước và các khu vực kinh tế tư nhân.
- Thủ tướng là chủ tịch HĐQT, Bộ trưởng tài chính thứ 2 và thống đốc ngân
hàng trung ương đều là thành viên của HĐQT Khazanah.
- Đội ngũ quản lý của Khazanah là một đội ngũ chuyên nghiệp, có nhiều kinh
nghiệm quốc tế về đầu tư, tài chính và tư vấn.

Nhiệm vụ của Khazanah
- Kế thừa các dự án, sắp xếp, tái cơ cấu lại danh mục, nâng cao hiệu quả.
- Thay đổi các công ty liên kết, nâng cao giá trị vốn, giá trị chiến lược.
- Đầu tư mới vào các ngành chiến lược mới hoặc đầu tư ra nước ngoài.
- Quản lý nguồn lực con người. Mục đích là nâng cao sự phát triển nguồn lực
con người cho quốc gia.
Sơ đồ tổ chức của Khazanah
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy hoạt động của Khazanah
Managing Director
Investments
Knowledge
Management
Finance &
ICT
Managing Director's
Office
Special
Project
Legal&
Support
Human
Capital
Management
15
Nguồn: Tài liệu Hội thảo "Đầu tư vốn Nhà Nước-Kinh nghiệm của Tập đoàn
Khazanah (Malaysia)", tháng 10/2006
Các dự án đầu tư quốc tế của Khazanah
Các dự án quốc tế mà Khazanah đã thực hiện được thể hiện ở bảng 1.1 dưới
đây.
Bảng 1.1. Các dự án đầu tư quốc tế của Khazanah

Tên công ty Mô tả Thương vụ Mục tiêu
PTBank
Lippo
Indonesia
Ngân hàng thương
mại lớn thứ 9 của
Indonesia
87,52% cổ phần trị
giá 2,09 tỷ USD
Đầu tư tài chính
chiến lược và thể
hiện cam kết của
Khazanah trong
ngành Ngân hàng Tài
chính của Indonesia
EXCEL
Comindo
Indonesia
Công ty điện thoại
di động lớn thứ 3
Indoesia
Chiếm 16,8% cổ
phần trị giá 234 triệu
USD (năm 2005)
Đầu tư tài chính
chiến lược và thể
hiện cam kết của
Khazanah trong
ngành viễn thông
Indonesia

APOLLO
Hospitals
Enterprise
Ltd India
Công ty tư nhân y
tế lớn nhất India với
mạng lưới 36 bệnh
viện 180 đại lý bán
thuốc 50 Trạm xá 7
trường dạy nghề
cho y tá.
Chiếm 10,9% cổ
phần (là công ty lớn
thứ 2 của India) Trị
giá 44,23 triệu USD
năm 2005
Tham gia vào y tế
một ngành nhiều
tiềm năng trong khu
vực nói chung và
India nói riêng.
SHUAIBAH
giai đoạn 3
IWPP Saudi
Arabia
Công suất 900 MW
và 880.000 mét
khối năng lượng và
dây chuyền khử
muối, IWPP là số 1

tại Saudi Arabia
Khazanah cùng với
TNB & MalaKoff
nắm 30% cổ phần
trong dự án này.
Tổng chi phí dự án
này là gần 2,5 tỷ
USD, nhà máy chính
thức hoạt động vào
Tham gia vào
chương trình tư hữu
hóa của Saudi Arabia
trong nỗ lực khu vực
hóa các công ty.
16
năm 2009
ParkSon
Retail Group
Limited
China
Một trong những
công ty bán lẻ lớn
nhất China
Chiếm 9,9% cổ phần
vào tháng 11/2005
Nỗ lực xâm nhập vào
nền kinh tế phát triển
nhanh nhất thế giới,
mở rộng ngành công
nghiệp bán hàng tại

China
Mobil One
Limited
Singapore
Công ty viễn thông
chiếm 30% thị phần
tại Singapore
Thông qua JV với
TM International đã
chiếm 29,85% cổ
phần (cổ đông lớn
nhất) với trị giá
225,3 triệu
USD/2005
Hợp tác đầu tư với
các công ty thành
viên trong nỗ lực khu
vực hóa các công ty
Malaysia
Nguồn: Tài liệu Hội thảo ‘Đầu tư vốn Nhà Nước-Kinh nghiệm của Tập đoàn
Khazanah (Malaysia)’, tháng 10/2006
Các công ty đầu tư chính củ a Khazanah
UEM GROUP United Engineers (M) Group
Lĩnh vực hoạt động: Phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ giá trị gia tăng
trong 7 ngành công nghiệp chủ chốt của địa phương và quốc tế.
Các đơn vị chính: Expressways, Engineering and Contruction, chăm sóc sức
khỏe, dịch vụ môi trường, bất động sản, sản xuất và ICT. Có hơn 40 Công ty bao
gồm 10 Công ty đã niêm yết.
Tổng giá trị đầu tư vào UEM Group của các cổ đông là hơn 6 tỷ Ringgit (Số
liệu tính đến 30/11/2005)

PLUS Plus Expressways Berhad (một thành viên UEM Group): là công ty
niêm yết, nhà xây dựng đường cao tốc lớn nhất của Châu á đứng thứ 8 thế giới với
966.5 km đường cao tốc nối liền các thành thị từ biên giới phía Bắc Thái Lan tới biên
giới phía Nam Singapore, nối liền với tất cả các thành phố chính của duyên hải phía
tây Peninsular Malaysia.
UEM BUIDERS: UEM Builders Berhad
17
Lĩnh vực hoạt động: thiết kế đóng tàu cho UEM Group. Tập trung vào các lĩnh
vực thiết kế máy, cơ khí và điện tử phục vụ dân lắp đặt hệ thống viễn thông, hệ thống
thu phí cầu đường và các dịch vụ bảo dưỡng đường cao tốc.
Gần 2 thập kỷ kinh nghiệm, thành thạo trong việc hợp tác để mang đến những
dịch vụ đa dạng về thiết kế và xây dựng.
TENAGA NASIONAL: Tenaga Nasional Berhad
Công ty hàng đầu Malaysia về lĩnh vực năng lượng. Hoạt động chính trong
lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phối điện. Là công ty lớn nhất trong ngành dịch vụ
năng lượng tại Malaysia với tổng tài sản tự giác hơn 6 tỷ RM và phục vụ hơn 6 triệu
khách hàng trên toàn Malaysia. Có công suất sản xuất điện lớn nhất Malaysia với hơn
10.500 MW
PSH: Pos Malaysia & Service Holdings Berhad
Hoạt động trong lĩnh vực đầu tư dịch vụ bưu điện, tiếp tục tự tái đầu tư để mở
rộng kinh doanh ngoài lĩnh vực bưu điện truyền thống
MALAYSIA AIRLINES: Malaysia Airlines System Berhad:
Là nhà vận chuyển quốc gia từ 1947, là một trong những hãng hàng không
hàng đầu khu vực, đang là hãng hàng không được trao giải thưởng với phi đội bay
gồm hơn 100 máy bay, với tuyến bay trên cả 6 lục địa và hơn 100 điểm đến.
TM: Telecom Malaysia
Là công ty công nghệ viễn thông số 1 Malaysia, cung cấp các dịch vụ điện
thoạt cố định, di động, truyền thông đa phương tiện trong và ngoài nước. Tập trung
vào chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ và các giá trị đặc biệt cho người tiêu
dùng. Thông qua đơn vị liên kết Telecom Malaysia. TM cũng rất quan tâm tới việc

đầu tư hợp tác với các công ty viễn thông hàng đầu tại Indonexia, ấn Độ, Srilanka,
Singapore, Campuchia và Bangladesh
PROTON: Proton Holdings Berhad
18
Dẫn đầu Malaysia về sản xuất xe hơi với thị phần thống trị. Thành lập năm
1983 để sản xuất ô tô và các loại linh kiện phụ tùng liên quan đến nền công nghiệp xe
hơi, chiếm 70% thị phần xe hơi tại Malaysia.
CIMB Group: Bumiputra - Commerce Holdings Berhad
Là lá cờ đầu trong ngành tài chính Malaysia, đầu tư với nhiều dự án đa dạng.
Lợi nhuận rất lớn thu được từ việc đầu tư vào các ngân hàng thương mại, ngân hàng
thương nghiệp, môi giới chứng khoán, ngân hàng nước ngoài, cho thuê tài chính,
công ty quản lý quỹ, Công ty đầu tư bảo hiểm nhân thọ.
Tự xây dựng mình trở thành một Công ty đầu tư hàng đầu tại khu vực Đông
Nam á, đã có sự hiện diện tại Inđonexia thông qua (PT Bank Niang) và tại Singapore
qua (CIMB GK)
MALAYSIA AIRPORTS: Malaysia airports Holdings Berhad
Điều hành và quản lý 39 sân bay trong nước trong đó có sân bay quốc tế KL
một trong những sân bay hiện đại nhất thế giới. Là công ty quản lý sân bay đầu tiên
niêm yết trên sàn chứng khoán tại Châu á.
1.4.1.2. Những bài học kinh nghiệm tư nhân hoá ở Malaysia đối với Việt Nam
Chính sách về tư nhân hoá ở Malaysia được chính phủ công bố vào năm 1983.
Mục tiêu là:
- Giảm bớt gánh nặng tài chính và quản trị cho chính phủ.
- Cải thiện hiệu quả và năng suất.
- Tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
- Giảm quy mô và số lượng hoạt động trong khu vực công của nền kinh tế.
- Giúp đạt mục tiêu mà chính sách phát triển quốc gia đã đề ra.
Năm 1991 chính phủ công bố một kế hoạch tư nhân hóa tổng thể trong đó bao
gồm các yếu tố thiết yếu sau:
19

- Thay đổi cơ cấu pháp luật điều chỉnh quá trình tư nhân hoá.
- Thay đổi các thủ tục trong việc triển khai quá trình tư nhân hoá.
- Phân bổ những công việc cần ưu tiên cho các đối tượng khác nhau nhằm đảm
bảo động lực và sự tín nhiệm.
- Đề ra những kết quả có thể đạt được.
- Các bước triển khai và duy trì kế hoạch.
Bên cạnh kế hoạch tổng thể, một kế hoạch hành động cho tư nhân hoá cũng
được xây dựng nên, bao gồm một danh sách với 246 doanh nghiệp có thể tiến hành tư
nhân hoá và một kế hoạch kéo dài 2 năm.
Đánh giá quá trình tư nhân hoá ở Malaysia:
Hiệu quả: Tư nhân hoá giúp đẩy nhanh việc triển khai các dự án, đặc biệt là
các dự án lớn trong lĩnh vực đường cao tốc và cảng biển một trong những lĩnh vực
quan trọng nhất về sự phát triển hạ tầng tại bất cứ quốc gia nào. Ví dụ, cảng Tanjung
Pelepas ở Johor một trong những cảng lớn nhất của Malaysia đã được xây dựng hoàn
thành trước kế hoạch 6 tháng.
Lợi ích của xã hội: Xây dựng các đường cao tốc tư giúp giảm bớt thời gian
các phương tiện tham gia lưu thông và giảm chi phí vận hành xe cộ. Tận dụng được
nguồn lực nội lực mà không phai đi vay của chính phủ nước ngoài, giảm sự phụ
thuộc vào chính phủ trong việc thực hiện các dự án trọng điểm của quốc gia. Ví dụ,
với việc xây dựng đưòng cao tốc Tenega số lượng các vụ hỏng xe giảm từ 311.190
xuống còn 42.850 năm 2000.
Lợi ích thu được từ quá trình tư nhân hóa đối với chính phủ: những lợi ích thu
được từ các khoản trả ưu đãi, thuế công ty và các khoản tiết kiệm từ việc giảm chi
tiêu công cộng. Thống kê cho thấy tiết kiệm chi tiêu chính phủ giai đoạn 1996-2000
là 49,3 tỷ RM
- Huy động vốn từ thị trường
20
Các công ty cổ phần hoá được niêm yết trên KLSE giúp phân phối rộng rãi
quyền nắm giữ cổ phiếu đến công chúng.
Dưới đây là một số dự án đã được tư nhân hoá theo kế hoạch tổng thể từ

1985-2002.
Bảng 1.2. Một số dự án đã được tư nhân hoá theo kế hoạch tổng thể từ
1985-2002
Tên công ty Ngành/lĩnh vực Năm tiến hành tư
nhân hóa
Malaysia Airlines System Hàng không 1985
Malaysia International Shipping
Corporation
Hàng Hải 1986
Projeck Lebuhraya Selâtn (Plus) Vận hành đường cao
tốc
1988
Syarikat Telecom Malaysia Berhad Viễn thông 1990
Perusahaan Otomobil Nasional
(Proton)
Sản xuất tự động 1992
Tenaga Nasional Berhad Công ty điện lực 1992
Kelang Container Terminal (KCT) Vận tải và cảng biển 1992
Pos Malaysia Berhad Dịch vụ bưu chính 2001/2002
Nguồn: Tài liệu Hội thảo ‘Đầu tư vốn Nhà Nước-Kinh nghiệm của Tập đoàn
Khazanah (Malaysia)’, tháng 10/2006
Vai trò của Chính phủ đối với nền kinh tế Malaysia
- Đa dạng và cân bằng trong cách tiếp cận để tránh ảnh hưởng đầu tư trong khu
vực tư nhân cũng như tránh áp đặt quá nhiều luật lệ lên các công ty tư nhân.
- Đa dạng hoá và cân bằng trong việc phân chia các nguồn tài nguyên cho các
khu vực kinh tế, tư nhân, Nhà Nước và các công ty liên kết một cách hợp lý để
tạo hiệu quả cao nhất.
21
- Những vấn đề như: thất bại của thị trường, cân bằng ở mức thấp và những lợi
ích tập thể sẽ chứng minh sự cần thiết có mặt và can thiệp của Nhà Nước vào

nền kinh tế, những thách thức là làm sao tạo hiệu quả cao trong khi không bị
thúc đẩy bởi lợi nhuận. Vì mục đích của chính phủ khác biệt mục đích chung
của các doanh nghiệp. Chính vì vậy Chính phủ Malaysia tự đặt cho mình
nghĩa vụ phải tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt
động hiệu qủa. Các điều kiện đó là:
+ Cung cấp hàng hoá công, cơ sở hạ tầng và dịch vụ.
+ Xây dựng hệ thống luật pháp và nội quy.
+ Đóng vai trò chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế xã hội.
+ Tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
+ Bảo vệ lợi ích công cộng.
+ Thi hành luật lệ
+ Chính phủ sở hữu và điều khiển các doanh nghiệp.
Vai trò của Khazanah - một nhà đầu tư chiến lược của chính phủ.
- Là một bộ phận của chính phủ có thể chấp nhận rủi ro cao trong các dự án đầu
tư của mình.
- Tập trung vào việc tối đa hoá giá trị cho các cổ đông cả đa số lẫn thiểu số.
- Chú ý trong việc không tạo ra hiệu ứng giảm đầu tư trong khu vực tư nhân,
cùng tồn tại một cách cân bằng với các công ty liên kết (GLC).
- Tối ưu hoá và tăng tài sản trong các công ty, các ngành thể hiện sự thay đổi
trong tầm quan trọng chiến lược.
Dưới đây là phân bổ trong danh mục đầu tư của Khazanah tính đến
31/05/2006
22
Bảng 1.3 Danh mục theo ngành
STT Ngành Tỷ lệ %
01 Thông tin và truyền hình 28,6
02 Năng lượng 24,5
03 Giao thông 14,7
04 FIG 14,5
05 Cơ sở hạ tầng và xây dựng 12,0

06 Công nghiệp xe hơi 2,5
07 Tài sản 1,4
08 Y tế 0,3
09 Công nghệ 0,2
10 Khác 1,1
Nguồn: Tài liệu Hội thảo ‘Đầu tư vốn Nhà Nước-Kinh nghiệm của Tập đoàn
Khazanah (Malaysia)’, tháng 10/2006
Bảng 1.4 Danh mục theo vùng, lãnh thổ
STT Lãnh thổ Tỷ lệ %
01 Malaysia 94,0
02 Indonesia 4,0
03 Khác 2,0
Nguồn: Tài liệu Hội thảo ‘Đầu tư vốn Nhà Nước-Kinh nghiệm của Tập đoàn
Khazanah (Malaysia)’, tháng 10/2006
23
Những thành quả đã đạt được của Khazanah
- Những dự án đầu tư mới ra nước ngoài của Khazanah.
Khazanah đã có 12 dự án đầu tư do trong 2 năm 2004-2005 danh mục đầu tư
đạt 315 triệu Ringgit. Dự án Shuaibah 3 IWPP trị giá 2.5 tỷ USD và là dự án tư nhân
hoá đầu tiên của chính phủ Saudi Arabia.
- Huy động vốn:
Trái phiếu chuyển đổi Plus trị giá 414 triệu USD phát hành vào tháng 12/2004.
Islanue MTN and CP trị giá 3.2 tỷ Ringgit đây là đợt phát hành lớn nhất của Sukuk
Musyarakah tháng 3/2006.
- Đầu tư trong nước:
Tăng cường sự có mặt trong ngành ngân hàng, để đẩy mạnh cổ phần hoá trong
BCHB, CIMB.
Tăng cường đầu tư mở rộng vùng kinh tế Johor.
Đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp trong tài khoá 2006.
Thêm các dự án mới có sốvốn lớn được thực hiện bởi các công ty đầu tư như

Tenaga TM, UEM Group.
Như vậy với những kết quả đạt được của quá trình tư nhân hoá tại Malaysia
mà biểu hiện tập trung và thành công nhất chính là tập đoàn Khazanah. Đây là một
trong những kinh nghiệm rất quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn đầu của
quá trình thành lập mô hìnhTổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước cần
phải học hỏi và vận dụng sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế tại Việt
Nam.
1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc đối với Việt Nam
Tại Trung Quốc chính phủ đã thành lập Công ty kinh doanh tài sản của Nhà
Nước, công ty này là một tổ chức trung gian giữa Nhà Nước với các doanh nghiệp có
24
vốn đầu tư Nhà Nước với nhiệm vụ giúp chính phủ trực tiếp quản lý nguồn vốn Nhà
Nước đầu tư vào các doanh nghiệp.
Để bảo đảm số vốn này được bảo toàn và phát triển Công ty có chức năng chủ
yếu sau :
- Thay mặt chính phủ nắm giữ quyền sở hữu tài sản Nhà Nước trong doanh
nghiệp.
- Thông qua việc thực hiện quyền sở hữu tài sản để kiểm tra xem xét tài sản
Nhà Nước, bố trí tài sản một cách tối ưu.
- Bổ nhiệm và bãi miễn Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các doanh nghiệp và
thông qua những người này để tham gia vào những giải pháp quan trọng của
doanh nghiệp.
- Quản lý phần thu từ phần vốn đầu tư, vốn góp của Nhà Nước được sử dụng
các khoản thu này để tái đầu tư hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
- Giám sát hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp có phần
vốn đầu tư của Nhà Nước.
Hiện nay phần lớn các tỉnh, thành phố ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng
Hải, Quảng Đông và các đặc khu kinh tế như Thâm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải… đều
đã thành lập các công ty kinh doanh tài sản để kinh doanh vốn Nhà Nước tại các
doanh nghiệp.

Ngày 09/03/2006 Trung Quốc thông báo thành lập công ty đầu tư theo mô
hình của tập đoàn Temasek Holding để sử dụng hiệu quả hơn nguồn dự trữ ngoại tệ
hơn 1000 tỷ USD của nước này. Đây có thể coi là một thay đổi lớn trong cách tổ
chức, quản lý nguồn lực quốc gia của Trung Quốc. Với nguồn dự trữ ngoại tệ lớn
nhất thế giới, các công ty và doanh nghiệp trên thế giới phải e ngại với sự thay đổi
này. Đến nay Trung Quốc mới chỉ sử dụng chủ yếu số tiền dự trữ để mua trái phiếu ở
thị trường Mỹ. Dự kiến công ty này sẽ quản lý một quỹ vào khoảng 200 tỷ USD
trong khi khoản tiền còn lại sẽ dùng để duy trì sự ổn định của nền kinh tế Trung
25

×