Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN












LÊ MINH DŨNG



NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
CỦA TỈNH HẬU GIANG





luËn v¨n th¹c sÜ du lÞch










Hà Nội, 2014
I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN











Lấ MINH DNG


NGHIấN CU SN PHM DU LCH C TH
CA TNH HU GIANG




Chuyên ngành: Du lịch
(Ch-ơng trình đào tạo thí điểm)



luận văn thạc sĩ du lịch



NGI HNG DN KHOA HC: TS. CM TH



H Ni, 2014


1
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 01
Danh mục các chữ viết tắt 04
Danh mục các bảng biểu 05
Mở đầu 06
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
1.1. Một số khái niệm cơ bản 13
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch 13
1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù 15
1.2. Vai trò của việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù trong hoạt động du
lịch 18
1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm du lịch 18
1.2.2. Đặc điểm nhu cầu du lịch 21
1.2.3. Vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù 23
1.3. Nguyên tắc và phƣơng pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù 24

1.4. Một số kinh nghiệm về xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại một số địa
phƣơng trong nƣớc 27
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH HẬU GIANG
2.1. Điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang 36
2.1.1. Vị trí, vai trò và đặc điểm của du lịch tỉnh Hậu Giang 36
2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang 39
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch 42
2.2. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hậu Giang 43
2.2.1. Thực tế xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch 43
2.2.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 46
2.2.3. Công tác quy hoạch, đầu tƣ và phát triển sản phẩm du lịch 53


2
2.2.4. Hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch 55
2.2.5. Hiện trạng thị trƣờng du lịch tỉnh Hậu Giang 59
2.2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tại Hậu Giang 66
2.3. Sản phẩm du lịch tỉnh Hậu Giang so sánh với cạnh tranh 67
2.3.1. Phân tích cạnh tranh và xác định thế mạnh của sản phẩm du lịch tỉnh Hậu
Giang 67
2.3.2. Định vị sản phẩm du lịch Hậu Giang trong tổng thể du lịch Đồng bằng sông
Cửu Long 73
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ CỦA TỈNH HẬU GIANG
3.1. Vai trò, vị trí của du lịch Hậu Giang trong chiến lƣợc phát triển du lịch
Việt Nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 75
3.1.1. Trong tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 75
3.1.2. Trong tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long 75

3.2. Xác định các yếu tố đặc thù của du lịch Hậu Giang phù hợp để xây dựng
và phát triển sản phẩm du lịch 76
3.2.1. Các yếu tố tự nhiên 76
3.2.2. Các yếu tố văn hoá – xã hội 77
3.2.3. Các yếu tố lợi thế của sản phẩm du lịch Hậu Giang so với các địa phƣơng
trong khu vực ĐBSCL 78
3.3. Định hƣớng phát triển du lịch đặc thù của tỉnh Hậu Giang 79
3.3.1. Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 79
3.3.2. Định hƣớng phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ khác 95
3.4. Định hƣớng thu hút thị trƣờng 97
3.4.1. Định hƣớng thu hút thị trƣờng khách du lịch quốc tế 97
3.4.2. Định hƣớng thu hút thị trƣờng khách du lịch nội địa 99
3.5. Các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Hậu Giang
101


3
3.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức quản lý 101
3.5.2. Giải pháp về đầu tƣ phát triển 102
3.5.3. Giải pháp về phát triển thƣơng hiệu du lịch và xúc tiến quảng bá 103
3.5.4. Giải pháp phát triển thị trƣờng 106
3.5.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 107
3.5.6. Giải pháp về hợp tác, liên kết phát triển 108
KẾT LUẬN 111
KIẾN NGHỊ 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC 118
























4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



1. CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
2. DLST : Du lịch sinh thái
3. ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
4. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
5. ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế

6. KTXH : Kinh tế xã hội
7. MDEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
8. PGS : Phó giáo sƣ
9. QLNN : Quản lý nhà nƣớc
10. QL : Quốc lộ
11. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
12. TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
13. TS : Tiến sĩ
14. UBND : Uỷ ban nhân dân
15. VH,TT&DL : Văn hoá, Thể thao và Du lịch












5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
* Danh sách hình:
Sơ đồ 1.1.: Các bƣớc tiến hành của giai đoạn nghiên cứu, điều tra
Sơ đồ 1.2: Các bƣớc tiến hành của giai đoạn triển khai thực hiện
Sơ đồ 2.1: Tình hình phát triển cơ sở lƣu trú trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Sơ đồ 2.2: Tỷ trọng khách du lịch đến Hậu Giang giai đoạn 2008 – 2012
Sơ đồ 3.1: So sánh sản phẩm du lịch Hậu Giang với các tỉnh ĐBSCL

Sơ đồ 3.2. Các mô hình phát triển sản phẩm du lịch ở Hậu Giang
Sơ đồ 3.3: Các cụm du lịch trong mô hình du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu văn hoá
ở Hậu Giang
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ bố trí cách đậu ghe tàu tại Chợ nổi Ngã Bảy
* Danh sách bảng:
Bảng 2.1: Mức độ ảnh hƣởng của khí hậu, thời tiết đến sức khoẻ con ngƣời và hoạt
động du lịch
Bảng 2.2: Hiện trạng lao động du lịch tỉnh Hậu Giang
Bảng 2.3: Thị trƣờng khách du lịch nội địa tỉnh Hậu Giang
Bảng 2.4: Thời điểm du lịch tại Hậu Giang
Bảng 2.5: Loại hình du khách lựa chọn khi tham quan Hậu Giang
Bảng 2.6: Lƣợng khách du lịch của Hậu Giang so với một số địa phƣơng trong vùng
Bảng 2.7: Số lao động mua bán tại chợ nổi Ngã Bảy
Bảng 2.8: Đối tƣợng khách du lịch tham quan tại Hậu Giang
Bảng 2.9: Các điểm tham quan du khách lựa chọn nhiều nhất tại Hậu Giang
Bảng 2.10: Đánh giá sản phẩm của khách du lịch nội địa và quốc tế
Bảng 2.11: Đánh giá chất lƣợng sản phẩm du lịch Hậu Giang
Bảng 2.12: Mức độ hấp dẫn về các hoạt động du lịch tại Hậu Giang
Bảng 2.13: So sánh, đánh giá sản phẩm du lịch của Hậu Giang với các địa phƣơng
trong khu vực
Bảng 3.1. Các sản phẩm du lịch ƣu tiên cho các thị trƣờng quốc tế tại Hậu Giang
Bảng 3.2: Các sản phẩm du lịch ƣu tiên cho thị trƣờng khách nội địa tại Hậu Giang


6
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đã phát triển trở thành một hiện tƣợng toàn cầu, nằm trong số những
ngành kinh tế và hoạt động xã hội quan trọng nhất trong thời đại ngày nay. Du lịch

đang đóng góp trực tiếp 5% vào GDP thế giới; cứ 12 việc làm đƣợc tạo ra thì có
một việc làm trong ngành du lịch; là ngành xuất khẩu chính đối với nhiều quốc gia,
cả những quốc gia đang phát triển và phát triển, 30% xuất khẩu dịch vụ và tới 45%
xuất khẩu của các nƣớc kém phát triển nhất trên thế giới.
Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, du lịch vẫn là một
trong rất ít ngành hiếm hoi tiếp tục đà phục hồi và có tăng trƣởng, cả về số lƣợng
lẫn doanh thu. Năm 2012, lƣợng khách du lịch quốc tế tăng 5% so vơi năm 2011 lần
đầu tiên vƣợt qua ngƣỡng 1 tỷ lƣợt, một dấu mốc lịch sử của ngành du lịch thế giới.
Riêng tại Việt Nam trải qua một năm nhiều gian khó, ngành du lịch Việt Nam đã
đạt đƣợc kết quả bất ngờ với việc đón hơn 6,8 triệu lƣợt khách quốc tế và 32,5 triệu
lƣợt khách nội địa tăng 13,8% so với năm 2011, tổng doanh thu đạt 160.000 tỷ
đồng, tăng hơn 23% so với năm trƣớc.
Trong những năm qua đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và sự nỗ lực
của các cấp lãnh đạo địa phƣơng, du lịch Hậu Giang đã có những bƣớc phát triển
đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển KTXH, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, du lịch Hậu Giang vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập nên
chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng vốn có, du lịch chƣa thu hút mạnh các
nguồn lực do chƣa thực sự xây dựng đƣợc các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn, có
khả năng cạnh tranh cao giữa các tỉnh trong khu vực và cả nƣớc.
Hậu Giang đƣợc tách ra từ tỉnh Cần Thơ để trở thành một tỉnh mới trực thuộc
Trung ƣơng theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nƣớc
Cộng hòa XHCN Việt Nam và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của
Thủ tƣớng Chính phủ.


7
Hậu Giang có vị trí vệ tinh trong khu vực và chịu ảnh hƣởng lớn của du lịch
thành phố Cần Thơ, là một địa bàn trọng điểm phát triển du lịch miền Tây Nam bộ,
đóng vai trò quan trọng đối với du lịch cả nƣớc.
Từ năm 2004 đến nay, kinh tế xã hội của tỉnh đã có sự phát triển tƣơng đối

nhanh và ổn định. Trong đó, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch đƣợc
chú trọng và không ngừng phát triển. Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh Hậu Giang
là lĩnh vực kinh tế còn khá non trẻ, đóng góp kinh tế chung cho tỉnh còn khá khiêm
tốn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch tỉnh Hậu Giang phát triển sánh bƣớc
cùng các tỉnh trong khu vực và cả nƣớc, đồng thời phát huy thế mạnh với các tiềm
năng sẵn có thì việc nghiên cứu thực trạng, rút ra những việc làm đƣợc và những
yếu kém, đề xuất những giải pháp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao
hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch để xây dựng thƣơng
hiệu điểm đến hấp dẫn, không trùng lắp với các tỉnh, thành trong cả nƣớc nói chung
và ĐBSCL nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết cho du lịch Hậu Giang hiện nay.
Xuất phát từ những quan điểm nhận thức trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Hậu Giang”. Tác giả hy vọng
việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển ngành
du lịch Hậu Giang trong thời gian tới.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây có nhiều đề tài của các tác giả đi vào nghiên cứu
về lĩnh vực du lịch ở các góc độ khác nhau nhƣ:
- Đề tài “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang”
do Cử nhân Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Sở Thƣơng Mại – Du lịch tỉnh Hậu
Giang làm chủ nhiệm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, năm 2009. Đối tƣợng
nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là tập trung nghiên cứu nhu cầu khách nội địa
đến Hậu Giang, tác giả tham khảo đề tài này để làm phong phú thêm luận văn, nhất
là ở giải pháp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và đào tạo nguồn nhân lực du
lịch nhằm năng cao hiệu quả tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch.


8
- Đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Hậu Giang” của tác
giả Hồ Ngọc Tú Anh, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, năm 2009. Đề tài

này nghiên cứu chủ yếu về công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch nói chung và quản
lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Hậu Giang nói riêng, là tài liệu tham khảo phong phú
khi tác giả nghiên cứu các giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang trong đó
có giải pháp quản lý nhà nƣớc về du lịch.
- Đề tài “Đẩy mạnh ngành du lịch Hậu Giang phát triển bền vững đến năm
2020 ” của tác giả Lê Thị Phƣơng Quyên, Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh
doanh, năm 2012. Đề tày này tác giả tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng phát
triển du lịch của tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua, từ đó đƣa ra những quan điểm
và giải pháp để đẩy mạnh du lịch Hậu Giang phát triển bền vững đến năm 2020.
Đây là tài liệu tham khảo giúp tác giả có cái nhìn tổng thể từ đó có giải pháp để xây
dựng sản phẩm cũng nhƣ trong chiến lƣợc quảng bá, xúc tiến cho du lịch Hậu
Giang.
- Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đến
năm 2020” của UBND tỉnh Hậu Giang, năm 2007. Trong đề án này, các cấp quản lý
đã định hƣớng phát triển du lịch ngang tầm với tiềm năng, thế mạnh theo hƣớng du
lịch nghĩ dƣỡng, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa; góp phần quan
trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội, phấn đấu đƣa du lịch Hậu Giang trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn và là địa bàn động lực để đẩy mạnh du lịch cả nƣớc.
- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh
trong khu vực và quốc tế”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 của Tiến sĩ
Đỗ Cẩm Thơ, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là
đề xuất định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho du lịch Việt
Nam trong giai đoạn hội nhập, tác giả tham khảo đề tài này để có cơ sở khoa học
cho việc tổng thuật các vấn đề lý luận cho việc xây dựng sản phẩm du lịch có tính
cạnh tranh cao.


9

- Các bài viết, tạp chí, các báo chuyên ngành du lịch, đài truyền hình Trung
ƣơng và địa phƣơng, mạng internet
Những đề tài, công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý
luận, quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, thực trạng du lịch
của địa phƣơng trong thời gian qua. Tuy nhiên, chƣa có công trình khoa học nào đi
vào nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của du lịch tỉnh Hậu Giang.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trƣớc, tác giả
của luận văn mong muốn góp phần nhỏ vào việc giải bài toán làm cho ngành du lịch
Hậu Giang phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao trong những năm tới.

3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng sản phẩm du lịch, đặc biệt sản
phẩm du lịch đặc thù của Hậu Giang góp phần hoàn thiện các giải pháp về quản lý
nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Hậu Giang cũng nhƣ thu hút hiệu quả khách du lịch trong
và ngoài nƣớc.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng các nguyên tắc, quy trình và phƣơng pháp xây dựng sản phẩm du
lịch đặc thù.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Hậu Giang từ khi
chia tách tỉnh đến nay.
- Phân vùng không gian du lịch của tỉnh từ đó đề xuất mô hình du lịch phù
hợp và xây dựng các sản phẩm du lịch tƣơng thích với từng không gian sao cho phát
huy hiệu quả đặc thù cao nhất.
- Đề xuất các định hƣớng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
theo hƣớng liên kết vùng và phát triển bền vững.






10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết đƣợc các mục tiêu đã đề ra, luận văn tập trung nghiên cứu
những nội dung chính nhƣ sau:
- Hệ thống hóa những kiến thức lý luận cơ bản về sản phẩm du lịch, sản
phẩm du lịch đặc thù, vai trò của việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù trong hoạt
động du lịch, nguyên tắc và phƣơng pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù.
- Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong công tác xây dựng sản phẩm du
lịch đặc thù.
- Thu thập, nghiên cứu, phân tích thực trạng xây dựng và phát triển sản phẩm
du lịch tại tỉnh Hậu Giang.
- So sánh tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch Hậu Giang với các địa
phƣơng khác.
- Định hƣớng và đề ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù của tỉnh Hậu Giang.

5. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: địa bàn tỉnh Hậu Giang.
- Về thời gian: Các số liệu thứ cấp đƣa vào phân tích đƣợc thu thập trong
gian đoạn từ 2004 đến 2012. Các số liệu sơ cấp đƣợc điều tra trong thời gian 03
tháng từ tháng 03/2013 đến tháng 06/2013. Các định hƣớng, giải pháp đƣa ra nhắm
tới giai đoạn từ 2013 đến 2025.
- Về nội dung: Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu và tập hợp các thông
tin về sản phẩm du lịch; phân tích thực trạng hoạt động du lịch của Hậu Giang từ
năm 2004 đến nay và qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm
góp phần xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến Du
lịch cũng nhƣ nâng cao hiệu quả của hoạt động này.





11
5.2. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu thực trạng sản phẩm du lịch của tỉnh trong những năm
qua và đƣa ra những quan điểm, những giải pháp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc
thù cho ngành du lịch Hậu Giang đến năm 2025.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Quan điểm biện chứng và quan điểm lịch sử là phƣơng pháp luận cho quá
trình phân tích kết luận các vấn đề nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu
thứ cấp đƣợc khai thác từ các tài liệu của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch,
các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, mạng internet ; điều tra xã
hội học các số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phƣơng pháp điều tra chọn mẫu;
ngoài ra luận văn còn sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp.

7. Ý nghĩa ứng dụng của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và
phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập nghiên cứu về du lịch.
- Luận văn đƣợc hoàn thành có ý nghĩa thực tiễn nhất định, trở thành một căn
cứ để hoạch định chính sách và xây dựng chiến lƣợc quảng bá, phát triển sản phẩm
du lịch Hậu Giang trong thời gian tới.
- Trong điều kiện còn thiếu thốn về mọi mặt, xuất phát điểm thấp, các cơ
quan quản lý các cấp chƣa làm hết chức năng về việc định hƣớng, xây dựng và phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù cho ngành du lịch tỉnh nhà, nên luận văn có tác dụng
hỗ trợ việc hoàn thiện công tác xây dựng, định hƣớng phát triển các sản phẩm du
lịch đặc thù tại tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. Tạo tiền đề cho việc nâng cao

chất lƣợng về sản phẩm du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch trên địa bàn
tỉnh, tạo điều kiện cho du lịch phát triển nhanh, bền vững, ngày càng có nhiều thành
phần kinh tế tham gia đầu tƣ kinh doanh vào lĩnh vực du lịch.


12
- Để luận văn có thể đƣợc áp dụng vào thực tiễn tại địa phƣơng, tác giả luận
văn kiến nghị các cấp lãnh đạo của tỉnh quan tâm và triển khai thực hiện các giải
pháp trên, đồng thời chỉ đạo các ngành có liên quan cùng phối hợp thực hiện.

8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về sản phẩm du lịch đặc thù.
- Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hậu Giang.
- Chương 3: Định hƣớng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của
Hậu Giang.





















13
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch.
Khi đề cập đến bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, chúng ta cũng không thể
không nhắc đến sản phẩm của hoạt động đó. Sản phẩm là trung tâm của mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh. Theo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000:2000 thì “sản phẩm”
là kết quả của một quá trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tƣơng
tác với nhau để biến đổi đầu vào thành đầu ra. Nhƣ vậy, các đầu vào của một quá
trình thƣờng là đầu ra của các quá trình khác.
Cũng có khái niệm khác cho rằng sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đƣa vào thị
trƣờng để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu
cầu hay ƣớc muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con ngƣời, địa điểm, tổ
chức và ý tƣởng.
Theo 2 nhà nghiên cứu là Kotler và Turner đã định nghĩa về sản phẩm nhƣ
sau: “Một sản phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử
dụng hoặc sự tiêu thụ của một thị trường: điều đó bao gồm những vật thể, những
khoa học, những nhân vật, nơi chốn, những tổ chức và những ý tưởng”.
Cũng nằm trong khái niệm về sản phẩm nói chung nhƣng sản phẩm du lịch
có những đặc trƣng riêng biệt. Sản phẩm du lịch là một trong những khái niệm quan
trọng trong lý luận và thực tiễn hoạt động du lịch, nó mang tính tổng hợp, bao hàm
nhiều yếu tố hữu hình và vô hình, các thành phần này kết hợp với nhau tạo thành

sản phẩm du lịch hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu và mong muốn của du khách.
Nhƣ vậy, sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố nào? Chúng có những đặc
tính giống những sản phẩm thông thƣờng khác không? Để trả lời cho các câu hỏi
này các nhà nghiên cứu đƣa ra khái niệm về sản phẩm du lịch nhƣ sau:
Theo Michael M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các
thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” tính hữu hình của nó đƣợc thể


14
hiện cụ thể nhƣ thức ăn đồ uống, các sản phẩm lƣu niệm còn tính vô hình của nó
đƣợc thể hiện đó là các loại hình dịch vụ du lịch và các dịch vụ bổ trợ khác.
Còn Robert Christie Mill lại cho rằng sản phẩm du lịch có 4 chiều định vị:
Điểm hấp dẫn du lịch, các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, vận chuyển du lịch và
lòng hiếu khách.
Các nhà nghiên cứu du lịch của Việt Nam lại cho rằng: “Sản phẩm du lịch là
các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc
khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất
kỹ thuật và lao động tại cơ sở hoặc tại một vùng, miền, quốc gia hoặc lãnh thổ”.
Cũng có ngƣời định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ
và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp
cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự
hài lòng”.
Trong Luật Du lịch đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng CHXHCN Việt Nam thông
qua năm 2005: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu
cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Các dịch vụ đó bao gồm: các dịch
vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui
chơi giải trí, dịch vụ thông tin hƣớng dẫn và các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của
du khách. Nhƣ vậy theo quan điểm trong Luật Du lịch Việt Nam thì sản phẩm du
lịch chỉ đơn thuần là các hoạt động dịch vụ du lịch nhƣng trên thực tế thì nội dung
về sản phẩm du lịch còn đa dạng và phong phú.

Trong các nghiên cứu đúc kết thực tiễn và xu hƣớng phát triển du lịch hiện
đại thì sản phẩm du lịch đƣợc đề cập nhƣ một trải nghiệm của du khách. Các tác giả
thuộc trƣờng phái nghiên cứu này cho rằng ngoài những điểm chung nhƣ việc cung
cấp các dịch vụ ăn, nghỉ, vận chuyển, tham quan thì việc tạo ra cho du khách một
trải nghiệm có giá trị chính là phần quan trọng của sản phẩm du lịch hiện đại, tạo ra
giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.
Theo Ritchie va Crounch, những nhà nghiên cứu về cạnh tranh cũng cho
rằng “Sản phẩm cơ bản trong du lịch là sự trải nghiệm và điểm đến”.


15
* Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tổng hợp các yếu tố khác nhau nhằm cung cấp cho du
khách thêm kiến thức du lịch và sự hài lòng. Sản phẩm du lịch thƣờng đƣợc cấu thành
từ 7 yếu tố sau:
o Di sản thiên nhiên: đồi, núi, sông, biển, ghềnh, thác, rừng, đảo, hồ,
hang động,…
o Di sản do con ngƣời tạo ra: chùa chiền, thánh đƣờng, lăng, đền thờ,
các công trình kiến trúc mang tính lịch sử, bảo tàng, tƣợng đài, công viên,…
o Các yếu tố mang tính chất xã hội: thái độ của cƣ dân bản địa, của
nhân viên phục vụ nơi có khách du lịch, chính sách du lịch của quốc gia.
o Các yếu tố hành chính: thủ tục xuất nhập cảnh, qui chế gia hạn thị
thực, điều kiện ngoại tệ,…
o Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch: hệ thống nhà hàng,
khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu điều dƣỡng, bảo hiểm,
o Các dịch vụ công cộng: hạ tầng kỹ thuật giao thông, phƣơng tiện vận
chuyển, thông tin liên lạc,….
o Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia đón khách du lịch.
Các yếu tố trên cho thấy bản thân chúng không phải là một sản phẩm du lịch
nhƣng trực tiếp hay gián tiếp vì chúng chắc chắn đã tham gia vào quá trình làm thoả

mãn đƣợc nhu cầu của du khách. Đồng thời chúng cũng là một trong những bộ phận
cấu thành của sản phẩm du lịch.
1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù.
Theo PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng, trong bài viết Phát triển du lịch đặc thù
nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam đăng trên tạp chí Du lịch Việt Nam
số tháng 8/2007, thì sản phẩm du lịch đặc thù đƣợc ông quan niệm nhƣ sau: “Sản
phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có được yếu tố hấp dẫn, độc đáo, duy
nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một
lãnh thổ hoặc một điểm đến du lịch; với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu


16
cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng
tạo”
1

Còn theo TS. Đỗ Cẩm Thơ
2
lại cho rằng: Sản phẩm đặc thù là sản phẩm đảm
bảo phát huy đƣợc các giá trị tài nguyên có tính đặc trƣng cao nhất, sử dụng những
tài nguyên du lịch đặc biệt, có tính độc đáo của địa phƣơng mà nơi khác không có
đƣợc. Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có khả năng tạo ra sự phân biệt
giữa địa phƣơng này với địa phƣơng khác, điểm đến này với điểm đến khác.
Sản phẩm du lịch đặc thù có thể có tính độc đáo, đặc sắc nhƣng có thể hấp
dẫn hoặc không hấp dẫn, phụ thuộc vào việc sản phẩm này có phù hợp với nhu cầu
của thị trƣờng hay không.
Hai quan niệm của hai tác giả trên đều có cùng điểm chung, đã là sản phẩm
đặc thù thì phải thể hiện yếu tố cốt lõi, độc đáo hấp dẫn và làm hài lòng du khách.
Việc xây dựng sản phẩm du lịch có tính đặc thù là một trong những yếu tố
hàng đầu quan trọng góp phần tạo nên sự cạnh tranh của sản phẩm. Xây dựng sản

phẩm du lịch đặc thù sẽ tạo ra sự khác biệt, độc đáo của riêng sản phẩm, từ đó có
khả năng cạnh tranh cao. Chính vì vậy mà sản phẩm đặc thù thƣờng dựa vào nét đặc
thù, đặc trƣng của tài nguyên điểm đến.
Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tạo ra một lợi thế to lớn trong việc khai
thác các giá trị vốn có của tài nguyên du lịch, tránh lãng phí tài nguyên và các
nguồn lực khác, đồng thời nó tạo ra tính khác biệt cao, gây sự chú ý cho du khách.
Mặc dù, sản phẩm du lịch đặc thù có thể không phải là sản phẩm du lịch đặc sắc đối
với mọi đối tƣợng du khách, nhƣng sản phẩm du lịch đặc thù có thể thu hút một số
thị trƣờng du khách cá biệt nào đó, phụ thuộc vào từng thị trƣờng mục tiêu mà địa
phƣơng hƣớng đến. Ngoài ra, lợi thế của việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là
xây dựng thƣơng hiệu một cách dễ dàng, chúng ta không phải tốn nhiều thời gian và
chi phí để quảng bá thƣơng hiệu và xúc tiến điểm đến…

1
Tạp chí Du lịch Việt Nam số tháng 8/2007
2
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu
vực và quốc tế”


17
Một lợi thế nữa khi xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là nó tạo
động lực cho các sản phẩm du lịch khác cùng phát triển. Ví dụ, Chợ nổi là nét độc
đáo, có thể xem là sản phẩm du lịch đặc thù của vùng ĐBSCL, khi du khách đến
đây mục đích chính là muốn đƣợc tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt, mua bán trên
sông của cƣ dân vùng sông nƣớc, ngoài tham quan chợ nổi trong hành trình tour
khám phá miền Tây họ còn tham quan các làng nghề truyền thống, các nhà vƣờn và
sử dụng những dịch vụ có liên quan. Nhƣ vậy, các sản phẩm và dịch liên quan có cơ
hội phát triển …
Các yếu tố cần thiết để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù là tài nguyên du

lịch của điểm đến phải độc đáo không nơi nào có đƣợc, đồng thời các dịch vụ ở
điểm đến đó phải đặc trƣng hấp dẫn du khách, tạo cho du khách cảm giác là lần đầu
tiên sử dụng và trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ ở nơi này mà chƣa từng đƣợc sử
dụng ở bất cứ nơi nào. Phong cách phục vụ và phƣơng pháp tổ chức khai thác các
sản phẩm và dịch vụ của điểm đến phải ấn tƣợng, khác biệt không giống với bất cứ
nơi đâu, có đƣợc nhƣ thế thì sản phẩm du lịch mới trở nên hấp dẫn ấn tƣợng với du
khách, tạo cho họ có cảm giác muốn quay trở lại ngay khi rời chân khỏi nơi này.
Trên quan điểm kinh tế thị trƣờng, bên cạnh sự độc đáo hay đặc biệt, sản
phẩm du lịch đặc thù cũng phải tính đến yếu tố thị trƣờng. Đối với nhu cầu, thị hiếu
và tâm lý của mỗi thị trƣờng các giá trị lại đƣợc đánh giá khác nhau. Do đó mà yếu
tố độc đáo với thị trƣờng này lại chƣa độc đáo với thị trƣờng khác, hoặc sản phẩm
này đặc thù nhƣng có sức hấp dẫn với thị trƣờng này nhƣng chỉ đặc thù chứ không
hấp dẫn thị trƣờng khác. Do đó, luôn phải xác định thị trƣờng trọng điểm trƣớc, từ
đó mới xác định các sản phẩm đặc thù cụ thể.
Hiện nay, các địa phƣơng thƣờng xây dựng sản phẩm du lịch một cách tự
phát dựa trên điều kiện vốn có của mình, thiếu nghiên cứu và xác định thị trƣờng
dẫn đến các địa phƣơng thƣờng xây dựng sản phẩm trùng lấp nhau, gây nhàm chán,
thiếu tính đặc trƣng độc đáo, gây lãng phí tài nguyên và không hấp dẫn du khách.
Vì vậy, cũng có những sản phẩm rất đặc trƣng, đặc thù chỉ riêng có của mỗi địa


18
phƣơng nhƣng lại không hấp dẫn đối với du khách hoặc có thu hút thì chỉ hấp vẫn
đối với một số đối tƣợng khách hoặc một vài thị trƣờng nhất định.

1.2. Vai trò của việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù trong hoạt động du
lịch.
1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch là một dạng sản phẩm đặc biệt vì nhiều lý do và nhiều yếu
tố cấu thành nên. Có nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng có rất nhiều tiêu

chuẩn để xác định các đặc điểm của sản phẩm du lịch. Nhƣng nhìn chung sản phẩm
du lịch có một số đặc điểm sau đây:
* Sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc biệt và nhu cầu thứ yếu của
con người.
Trong cuộc sống con ngƣời luôn có nhu cầu khám phá, tìm tòi học hỏi những
giá giá trị của cuộc sống và đƣợc trải nghiệm Mặc dù, trong cấu thành của sản
phẩm du lịch có cả những hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản
của con ngƣời, nhƣng mục đích chính của chuyến đi không phải là để thỏa mãn
những nhu cầu ấy. Vì vậy, trong công tác xây dựng sản phẩm du lịch và phục vụ du
khách phải làm sao để du khách cảm thấy hài lòng.
Ngoài những yêu cầu đặc biệt, nhu cầu du lịch chỉ đƣợc quan tâm khi ngƣời
ta có thời gian rỗi và có thu nhập cao, bởi nếu có thu nhập cao con ngƣời sẽ đi du
lịch nhiều hơn và ngƣợc lại, du lịch sẽ là một trong những khoản chi tiêu bị cắt
giảm đầu tiên nếu thu nhập của con ngƣời giảm. Đặc điểm này cho chúng ta thấy
rằng nhu cầu đối với sản phẩm du lịch rất không ổn định, nó dễ bị thay đổi vì sự bất
ổn của tình hình kinh tế, chính trị.
* Sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp và không cụ thể
Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt nhƣ hoạt động
xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lƣu quốc tế, bên cạnh đó nhu cầu của du
khách cũng hết sức đa dạng, phong phú, vừa bao gồm đời sống vật chất cơ bản vừa
bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn.


19
Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ
mà cơ sở kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó
vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất và phi vật chất. Mặt khác, tính tổng hợp
của sản phẩm du lịch thể hiện ở việc sản xuất liên quan đến rất nhiều ngành nghề và
bộ phận.
Đồng thời, về cơ bản sản phẩm du lịch là không cụ thể, thực ra nó là một

kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể, mặc dù trong cấu thành của sản
phẩm du lịch có cả những hàng hóa. Chính vì không cụ thể mà sản phẩm du lịch
không thể đặt ra vấn đề nhãn hiệu nhƣ các hàng hóa thông thƣờng và dễ bị sao chép,
chúng ta vẫn thƣờng thấy các công ty lữ hành có các chƣơng trình tour tƣơng tự
nhau, các địa phƣơng có các mô hình du lịch gần nhƣ giống nhau (đặc biệt là du lịch
sinh thái nhà vƣờn ở các tỉnh Miền tây), hay cách bày trí phòng đón tiếp hay một
quy trình đón tiếp Mặt khác, do đặc tính không cụ thể nên khách hàng không thể
kiểm tra, không thể biết trƣớc đƣợc chất lƣợng sản phẩm du lịch mà họ đã mua, nên
một số ngƣời tỏ ra phân vân khi chọn mua sản phẩm du lịch. Cũng do đặc điểm này
của sản phẩm du lịch mà việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch đóng vai trò
vô cùng quan trọng. Do tính không cụ thể của sản phẩm du lịch nên sản phẩm nào
có tính đa dạng khác biệt nhiều hơn sẽ là thế mạnh của sản phẩm đó, gây đƣợc sự
chú ý của du khách và tạo nên tính hấp dẫn riêng.
* Sản phẩm du lịch không thể dự trữ
Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất “không thể dự
trữ” nhƣ sản phẩm vật chất nói chung, có nghĩa là không thể tồn kho.
Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch liền trao
quyền sử dụng liên quan trong thời gian quy định. Nếu sản phẩm du lịch chƣa thể
bán kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, thiệt hại gây nên sẽ không bù đắp
đƣợc. Khi một buồng trong khách sạn không đƣợc thuê vào đêm nay thì khách sạn
sẽ mất doanh thu chứ không thể để dành, cộng thêm vào số buồng cho thuê trong
đêm mai đƣợc. Ngoài ra, với đặc điểm này nên khách du lịch không thể thấy sản
phẩm du lịch trƣớc khi mua đƣợc.


20
* Sản phẩm du lịch không thể chuyển dịch
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng một thời gian và
không gian sản xuất ra chúng, vì vậy du khách chỉ có thể tiêu thụ ở nơi sản xuất ra
sản phẩm du lịch chứ không thể nhƣ sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển ra

khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ ở nơi khác.
Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch
quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm
du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định, chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.
Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lƣu thông sản
phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm du lịch sẽ trực
tiếp ảnh hƣởng đến lƣợng cầu du lịch. Vì vậy mà công tác tuyên truyền quảng cáo
và tiếp thị du lịch có vai trò cực kỳ quan trọng trong công việc đƣa sản phẩm du lịch
đến với du khách.
* Sản phẩm du lịch dễ bị dao động
Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hƣởng và hạn chế
của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hƣởng tới toàn
bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hƣởng tới việc thực hiện giá trị sản
phẩm du lịch.
Con ngƣời luôn có nhu cầu khám phá, tìm hiểu cái mới, do vậy du khách ít
trung thành với một sản phẩm du lịch duy nhất, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch
luôn thay đổi phụ thuộc vào trào lƣu tiêu thụ du lịch và mốt du lịch.
Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, nơi tới du
lịch phải tuân thủ quy luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt công tác quy hoạch du lịch,
thiết lập và xử lý đúng đắn quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố.
Do tính dễ dao động nên vòng đời của sản phẩm du lịch cũng tác động, sản
phẩm du lịch thông thƣờng không hấp dẫn sẽ bị đào thải, vì vậy việc xây dựng sản
phẩm du lịch đặc thù là hết sức cần thiết, tạo nên sự độc đáo của sản phẩm, không
nhàm chán trùng lấp với các sản phẩm khác và thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng du
khách.


21
* Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Nguyên nhân là do lƣợng

cung sản phẩm du lịch khá ổn định trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi
đó nhu cầu thƣờng xuyên thay đổi do quan hệ cung - cầu cũng thay đổi, có thể cung
vƣợt cầu, và cũng có thể cầu vƣợt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm du lịch.
1.2.2. Đặc điểm nhu cầu du lịch
Cầu du lịch là một bộ phận của cầu trên thị trƣờng chung nên có đầy đủ
những đặc điểm cơ bản của cầu, đồng thời còn có thêm những đặc trƣng riêng, thể
hiện nổi bật là: Cầu du lịch đƣợc cấu thành chủ yếu bởi cầu về dịch vụ; rất đa dạng
và phong phú nhƣ nhu cầu của con ngƣời; có độ linh hoạt rất cao, dễ dao động;
phân tán và xa cách cung và mang tính chu kỳ.
* Cầu du lịch chủ yếu là cầu về dịch vụ
Để phục vụ cho nhu cầu của chuyến đi, du khách cần một gói các dịch vụ và
hàng hoá. Cầu về hàng hoá có thể đáp ứng không thông qua du lịch, trong khi đó
cầu về các dịch vụ do các cơ sở kinh doanh du lịch đảm nhiệm bao gồm các dịch vụ
cơ bản nhƣ ăn, nghỉ, vận chuyển, vui chơi giải trí, dịch vụ hƣớng dẫn, chăm sóc sức
khoẻ, mua sắm, dịch vụ bảo hiểm…Số lƣợng các dịch vụ phụ thuộc vào thời gian,
loại hình mà du khách lựa chọn và khả năng thanh toán của du khách. Theo các nhà
kinh tế thì chi phí cho chuyến đi đa phần là thanh toán cho các loại dịch vụ chiếm từ
50 % đến 80% trong đó chi phí cho các dịch vụ chính chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngày
nay tỷ trọng các dịch vụ chính trong cơ cấu cầu du lịch ngày càng giảm, trong khi tỷ
trọng các dịch vụ bổ sung ngày càng tăng.
* Cầu du lịch đa dạng và phong phú:
Nhu cầu du lịch rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc rất nhiều vào nhận
thức, ý thích của từng cá nhân, mỗi gia đình, nhóm ngƣời và phong tục tập quán của
một cộng đồng dân cƣ, thời gian, tâm trạng, sức khoẻ, khả năng kinh tế, thời gian
nhàn rỗi… Trên cơ sở nhu cầu du lịch đa dạng, sở thích du lịch đƣợc hình thành và
khi có khả năng thanh toán, khi có thời gian rỗi thì sẽ phát sinh nhu cầu đi du lịch.


22

Nhu cầu đi du lịch của du khách đôi khi cũng trái ngƣợc nhau, những ngƣời
ở các đô thị lại muốn tìm về du lịch ở những vùng nông thôn xa xôi để tránh đi sự
ồn ào náo nhiệt, hít thở không khí trong lành, tránh áp lực công việc, ngƣợc lại đối
với những ngƣời ở vùng nông thôn, vùng núi lại muốn đến những đô thị sầm uất để
chứng kiến cảnh nhộn nhịp tấp nập của đô thị. Ngƣời già và giới trẻ cũng có những
nhu cầu trái ngƣợc nhau… Vì vậy cầu du lịch tất yếu phải có sự đa dạng và phong
phú.
* Cầu du lịch có tính linh hoạt, dao động cao
Tính linh hoạt của cầu du lịch biểu hiện phản ứng rất nhạy cảm của ngƣời
tiêu dùng du lịch đối với các sản phẩm trên thị trƣờng du lịch. Tính linh hoạt của
cầu du lịch đƣợc thể hiện ở việc chúng dễ thay đổi bởi nhu cầu hàng hoá, dịch vụ
khác. Cầu du lịch dễ dàng bị thay thế bởi cầu ở các lĩnh vực khác. Ngay trong cầu
du lịch thì cầu về một loại dịch vụ du lịch, hàng hoá vật chất phục vụ du lịch cũng
có thể dƣợc thay đổi bởi cầu về một loại dịch vụ du lịch, hàng hoá vật chất khác. Ví
dụ, du khách không chấp thuận giá của một loại phƣơng tiện giao thông có thể
chuyển sang sử dụng loại phƣơng tiện giao thông khác mà họ cho là phù hợp, nếu
không thích nghỉ khách sạn du khách có thể sử dụng cơ sở lƣu trú khác. Tất cả
những loại hàng hoá kể trên đƣợc gọi là hàng hoá và dịch vụ thay thế.
Lý do cơ bản khác làm cho cầu trong du lịch có tính linh hoạt là vì nhu cầu
du lịch là nhu cầu nâng cao, không phải là nhu cầu thiết yếu của con ngƣời. Do sự
phát triển của xã hội, dần dần nhu cầu du lịch sẽ trở thành nhu cầu phổ biến, nhƣng
không phải lúc nào cũng là nhu cầu bắt buộc.
* Cầu du lịch phân tán và cách xa cung
Nhu cầu du lịch có ở mọi điểm dân cƣ trên trái đất, bất cứ ở đâu có con
ngƣời sinh sống thì ở đó xuất hiện những con ngƣời có nhu cầu đi du lịch. Nhƣng
các cơ sở phục vụ du lịch chỉ có ở một số địa điểm nhất định. Những địa danh du
lịch này, có ngƣời biết đến nhƣng cũng có ngƣời không biết đến. Ngƣời ta gọi đây
là sự chia cắt không gian giữa cung và cầu du lịch. Nếu không có những thông tin
thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng hoặc qua các tập gấp, cuốn sách giới



23
thiệu về du lịch, băng đĩa, hình ảnh, internet thì con ngƣời không thể biết các cơ sở
kinh doanh du lịch cũng nhƣ các dịch vụ mà họ cung cấp. Tuyên truyền, quảng cáo
và xúc tiến du lịch là chiếc cầu nối giữa cung và cầu trong hoạt động du lịch.
* Cầu du lịch mang tính chu kỳ
Cầu trong du lịch thƣờng xuất hiện một hoặc vài lần trong một năm vào
những thời điểm nhất định. Đặc điểm này của cầu du lịch đƣợc quyết định bởi mối
quan hệ mật thiết giữa nhu cầu trong du lịch với thời gian rỗi của con ngƣời, trƣớc
hết là những kỳ nghỉ phép hàng năm của họ, với khả năng tài chính, thói quen và
tâm lý đi du lịch của họ.
Dịch vụ du lịch là vô hình, không cụ thể, vì vậy du khách phải có thời gian
tìm hiểu, chuẩn bị trƣớc khi quyết định mua một sản phẩm du lịch, một điểm đến du
lịch. Ngày nay mức độ hiểu biết, đòi hỏi của thị trƣờng khách ngày một cao hơn vì
vậy đòi hỏi các nhà cung cấp cũng phải thay đổi, nắm bắt thị hiếu của thị trƣờng để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Hàng hóa và dịch vụ do các cơ sở kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách
đa dạng về chủng loại, chất lƣợng, giá cả và tiêu thức đánh giá, có liên quan chặt
chẽ với nhau trong một quy trình phục vụ du lịch. Mặt khác, mỗi dân tộc mỗi địa
phƣơng đều có những nét đặc trƣng riêng về truyền thống và phong cách tiêu dùng.
Vì vậy, tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch là công cụ để thể hiện những đặc
điểm trên của các quốc gia, các địa phƣơng và doanh nghiệp du lịch, đồng thời
thông qua tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch làm cho du khách biết nhiều
hơn đến sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch và làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch của
du khách, vì vậy một số quốc gia đã không ngại bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để
quảng bá, xúc tiến tại những sự kiện và phƣơng tiện truyền thông lớn của thế giới.
1.2.3. Vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù
Sản phẩm du lịch đặc thù có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy
du lịch của địa phƣơng phát triển, nó tạo nên sự cá biệt trong hệ thống sản phẩm du
lịch của địa phƣơng, nó tạo ra tính hấp dẫn cao nhằm thu hút một vài thị trƣờng đặc

×