Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Nghiên cứu ứng dụng bản đồ tư duy trong quản trị nhân sự của Công ty Du lịch Newstar Tuor Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 140 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ KIM DUNG


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY DU
LỊCH NEWSTAR TOUR HÀ NỘI


Chuyên ngành: Du lịch


LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH







Hà Nội, 2011




2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ KIM DUNG


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY DU
LỊCH NEWSTAR TOUR HÀ NỘI


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN LƯU




Hà Nội, 2011



3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Mục đích nghiên cứu 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5. Luận điểm bảo vệ 9
6. Lịch sử nghiên cứu bản đồ tư duy 9
7. Phương pháp nghiên cứu 12
8. Cấu trúc của luận văn 13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG QUẢN TRỊ
NHÂN LỰC 14
1.1. Bản đồ tư duy 14
1.1.1. Khái niệm Bản đồ tư duy 14
1.1.2. Quy chế hoạt động của Bản đồ tư duy 17
1.1.2.1. Phát triển theo hướng lan tỏa 17
1.1.2.2. Sử dụng từ khóa 17
1.1.2.3. Màu sắc và hình ảnh 19
1.1.3. Cách lập bản đồ tư duy 21
1.1.4. Tác động của bản đồ tư duy lên não bộ 22
1.1.4.1. Tư duy sáng tạo 22
1.1.4.2. Tư duy mở rộng 23
1.1.4.3. Động não và tăng cường trí nhớ 24
1.1.5. Khả năng ứng dụng của bản đồ tư duy trong công việc 24
1.1.5.1. Đối với cá nhân 25
1.1.5.2. Đối với tập thể và nhóm cộng sự 25

1.1.6. Vai trò, ý nghĩa của bản đồ tư duy 26
1.1.6.1. Vai trò 26
1.1.6.2. Ý nghĩa 27
1.2. Quản trị nhân lực 27
1.2.1. Tổng quan về quản trị nhân lực 28
1.2.1.1. Khái niệm 28
1.2.1.2. Các mô hình quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 28


4

1.2.1.3. Vai trò và ý nghĩa của quản trị nhân lực 30
1.2.2. Nội dung chủ yếu của quản trị nhân lực 31
1.2.2.1. Nhiệm vụ của quản trị nhân lực: 31
1.2.2.2. Hoạch định tài nguyên nhân lực 32
1.2.2.3. Tuyển chọn nhân viên 34
1.2.2.4. Đào tạo, phát triển nhân lực 35
1.2.2.5. Chế độ tiền lương và đãi ngộ 36
1.2.2.6. Quan hệ lao động 37
1.2.2.7. Một số đặc điểm của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp du lịch 40
1.3. Áp dụng bản đồ tư duy trong quản trị nhân lực 42
1.3.1. Tính khoa học của bản đồ tư duy 42
1.3.2. Tính chất của hoạt động quản trị nhân lực 44
1.3.3. Phương thức áp dụng 45
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY DU LỊCH NEWSTAR TOUR 49
2.1 Khái quát về Công ty Du lịch Newstar Tour 49
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Công ty 49
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 49
2.1.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm gần đây 50

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty: 52
2.2. Thực trạng công tác quản trị nhân lực của Công ty 54
2.2.1. Trách nhiệm quản lý của Ban lãnh đạo và các cán bộ quản lý khác 54
2.2.1.1. Ban Giám đốc 54
2.2.1.2. Trưởng phòng Kinh doanh 55
2.2.1.3. Trưởng phòng Điều hành 57
2.2.1.4. Trưởng phòng Kế toán 58
2.2.1.5. Sự điều chỉnh thay đổi cơ cấu các phòng ban nghiệp vụ 59
2.2.2. Hoạt động quản trị nhân lực của Công ty 60
2.2.2.1. Mô hình tổ chức phòng 60
2.2.2.2. Vai trò - chức năng của phòng 61
2.2.2.3. Quy chế ban hành 63
2.2.2.4. Hoạch định nhân lực 65
2.2.2.5. Tuyển dụng và đào tạo 65
2.2.2.6. Sử dụng nhân viên 67
2.2.2.7. Quan hệ lao động 67
2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty 69
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân 69
2.3.1.1. Ưu điểm 69


5

2.3.1.2. Nguyên nhân 70
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 71
2.3.2.1. Hạn chế 71
2.3.2.2. Nguyên nhân 73
2.4. Thuận lợi và khó khăn của Công ty Newstar Tour khi áp dụng bản
đồ tư duy trong hoạt động quản trị nhân sự 76
2.4.1 Bản dồ tư duy đối với hoạt động Quản trị nhân lực của công ty 76

2.4.2. Thuận lợi 77
2.4.3. Khó khăn 78
Chương 3. ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG QUẢN TRỊ NHÂN
LỰC CỦA CÔNG TY DU LỊCH NEWSTAR TOUR 81
3.1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 81
3.2. Đề xuất giải pháp ứng dụng bản đồ tư duy trong hoạt động quản trị
nhân lực của Công ty 82
3.2.1. Giải pháp bản đồ tư duy cụ thể 82
3.2.1.1. Bản đồ 01: Xây dựng hệ thống quản trị nhân lực 82
3.2.1.2. Bản đồ 02: Hoạch định nhân lực 87
3.2.1.3. Bản đồ 03: Hoạt động tuyển dụng 90
3.2.1.4. Bản đồ 04: Sử dụng nhân lực 93
3.2.1.5. Bản đồ 05: Đào tạo và phát triển nhân lực 96
3.2.1.6. Bản đồ 06: Chế độ tiền lương và đãi ngộ 100
3.2.1.7. Bản đồ 07: Quan hệ lao động trong Công ty 103
3.2.1.8. Bản đồ 08: Các công việc khác của bộ phận quản trị nhân lực 106
3.2.1.9. Bản đồ 09: Xác định phẩm chất, năng lực người quản lý 109
3.2.2. Giải pháp bản đồ tư duy tổng thể 116
3.2.3. Giải pháp liên kết cách nhánh trong bản đồ tư duy tổng thể 119
3.3. Một số kiến nghị 120
3.3.1. Xây dựng chủ trương cho bộ phận quản trị nhân lực 120
3.3.2. Thực hiện từng phần quá trình ứng dụng 121
3.3.3. Khuyến khích nhân viên làm việc với bản đồ tư duy 122
3.3.4. Bản đồ tư duy hóa các hoạt động của phòng 122
3.3.5. Áp dụng bản đồ tư duy cho toàn Công ty 123
KẾT LUẬN 125
PHỤ LỤC 129


6



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

TT

Bảng, biểu Nội dung bảng Trang

1 Bảng 2.1 Doanh thu của công ty từ năm 2006 – 2010 53
2 Biểu đồ 2.1 Doanh thu của công ty từ năm 2006 – 2010 53
3 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty Newstar Tour năm 2011 55
4 Hình 1.1 Bản đồ tư duy về khả năng học tập 16
5 Hình 3.1 Bản đồ 01: Xây dựng hệ thống 83
6 Hình 3.2 Bản đồ 02: Hoạch định nhân lực 88
7 Hình 3.3 Bản đồ 03: Hoạt động tuyển dụng 91
8 Hình 3.4 Bản đồ 04: Sử dụng nhân lực 94
9 Hình 3.5 Bản đồ 05: Đào tạo và phát triển nhân lực 97
10 Hình 3.6 Bản đồ 06: Chế độ tiền lương và đãi ngộ 101
11 Hình 3.7 Bản đồ 07: Quan hệ lao động 105
12 Hình 3.8 Bản đồ 08: Các công việc khác 108
13 Hình 3.9 Bản đồ 09: Xác định phẩm chất năng lực người
quản lý
110
14 Hình 3.10 Bản đồ tư duy tổng thế 118












7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của thời đại, thước đo quan trọng cho năng lực
sáng tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri thức chính là tốc độ tư duy, khả
năng chuyển hoá thông tin thành kiến thức và từ kiến thức tạo ra giá trị, tạo ra
sản phẩm dịch vụ. Thế hệ trẻ Việt Nam đang có cơ hội sử dụng công cụ kỳ
diệu là máy tính và Internet để hội nhập và phát triển cùng một thế giới đang
vận động và thay đổi đến từng giây.
Tuy nhiên, trong một thế giới bùng nổ thông tin như hiện nay thì làm
việc chăm chỉ vẫn chưa phải là giải pháp tối ưu, bởi khi có nhiều sự lựa chọn
thì vấn đề không chỉ là làm gì mà còn là làm như thế nào và sử dụng công
nghệ gì. Các phương pháp luận tư duy đã đem lại thành công trong quá khứ
đang gặp nhiều thách thức. Thông tin đa chiều và thực tế yêu cầu không chỉ
có kiến thức mà còn có khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ kiến thức. Nếu ví
thông tin như các yếu tố đầu vào, còn kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc là
yếu tố đầu ra thì “hộp đen” hay “bộ vi xử lý” chính là bộ não. Thực tế, chúng
ta có thể dành nhiều thời gian để học cách sử dụng tốt một chiếc máy tính,
nhưng lại ít quan tâm đến cơ chế hoạt động, xử lý thông tin, phân tích, tổng
hợp, sáng tạo của cỗ máy kỳ diệu là bộ não. Hiện nay trên thế giới đã có một
phương pháp tư duy mới đang được một bộ phận lớn dân cư toàn cầu sử
dụng. Phương pháp tư duy này rất mới lạ và sự ra đời của nó đã phá vỡ mọi
quy tắc tư duy trước đó và được gọi là “bản đồ tư duy”. Qua thực tế đã chứng
minh rằng bản đồ tư duy giúp ích rất nhiều cho con người trong cuộc sống và

công việc qua cách tư duy đầy sáng tạo.
Xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu so với thế giới, nhưng bản đồ tư duy
đang ngày càng phổ biến trong xã hội và được học sinh, sinh viên – lứa tuổi


8

năng động và yêu thích khám phá sự mới mẻ của thế giới, rất ưa thích. Tuy
nhiên, trong các doanh nghiệp việc đưa bản đồ tư duy ứng dụng vào thực tế
thì hầu như chưa được đề cập đến.
Trong quá trình thành lập và hoạt động, Công ty du lịch Newstar Tour
chưa áp dụng bản đồ tư duy vào quản trị nguồn nhân lực và chưa có đề tài nào
nghiên cứu vấn đề này.
Hiện nay trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực của Công ty Du lịch
Newstartour tuy đang thực hiện tốt song còn nhiều vấn đề cần bổ sung sửa
chữa. Những khiếm khuyết này đã khiến cho Công ty hạn chế phần nào khả
năng phát triển và gây tốn kém lãng phí về nhân lực, vật lực. Vì vậy, học viên
hy vọng với khuôn khổ đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần thay đổi tư duy
trong phương thức quản trị nhân lực của Công ty nhằm tạo ra hiệu quả tối ưu,
giúp Công ty đạt được những bước tiến lớn hơn nữa trong thị trường du lịch
hiện nay.
Đây chính là những lý do mà học viên lựa chọn đề tài luận văn:
“Nghiên cứu ứng dụng bản đồ tư duy trong quản trị nhân lực của Công ty
Du lịch Newstar Tour”
2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần ứng dụng bản đồ tư duy trong quản trị nhân lực tại Công ty
Du lịch Newstar Tour để tăng khả năng tư duy sáng tạo của các cán bộ, nhân
viên trong Công ty, mang lại hiệu quả công việc cao hơn trong kinh doanh lữ
hành, giúp phát triển và mở rộng doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống chọn lọc những vấn đề lý thuyết cơ bản về bản đồ tư duy trong
quản trị nhân lực.


9

- Đề xuất giải pháp áp dụng bản đồ tư duy trong quản trị nhân lực trong Công
ty du lịch Newstar Tour.
- Đưa ra các bản đồ tư duy mẫu cho hoạt động quản trị nhân lực của Công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Vấn đề lý luận về bản đồ tư duy trong quản trị nhân lực trong
mối quan hệ với thực tiễn về nội dung này tại Công ty Du lịch Newstar Tour.
- Phạm vi:
+ Về không gian: Công ty Du lịch Newstar Tour;
+ Về thời gian: Phần thực trạng phân tích cho thời gian từ khi thành lập đến
nay và đề xuất giải pháp cho 5 năm tới;
+ Về nội dung: Tập trung vào việc ứng dụng bản đồ tư duy trong doanh
nghiệp du lịch lấy mẫu là Công ty Du lịch Newstar Tour.
5. Luận điểm bảo vệ
Việc áp dụng bản đồ tư duy một cách đúng đắn, khoa học và thường
xuyên trong công việc sẽ mang lại hiệu quả cao cho mỗi người. Nếu toàn bộ
nhân viên của doanh nghiệp áp dụng đúng đắn và thành công bản đồ tư duy
trong công việc sẽ giúp Công ty đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, có khả
năng phát triển Công ty lớn mạnh hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường.
6. Lịch sử nghiên cứu bản đồ tư duy
Vài nét về tiểu sử của Tony Buzan:
Sinh năm 1942, tại London, Tony Buzan là tác giả của phương pháp
bản đồ tư duy và khái niệm xoá mù tư duy. Tony Buzan từng nhận bằng danh
dự về tâm lý học, văn chương Anh, toán học và nhiều môn khoa học tự nhiên

của trường đại học British Columbia năm 1964. Trong những năm cuối của
thập niên 60 – đầu thập niên 70 của thế kỷ 20, ông đã làm việc cho tờ báo
Daily Telegraph và biên tập cho tạp chí International Journal of MENSA (Hội
chỉ số thông minh cao). Ông đã viết 92 đầu sách và được dịch ra trên 30 thứ


10

tiếng, với hơn 3 triệu bản, tại 125 quốc gia trên thế giới. Tony Buzan được
biết đến nhiều nhất qua cuốn “Sử dụng trí tuệ của bạn”. Trong đó, ông trình
bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp bản đồ
tư duy. Phương pháp bản đồ tư duy được Tony Buzan sáng tạo như một “công
cụ đa năng của não bộ” - ứng dụng trong mọi lĩnh vực, từ thay đổi cách quản
lý, ghi chú, tư duy đến cách giải quyết mọi vấn đề.
Giai đoạn hình thành ý tưởng:
Khi còn là một sinh viên năm thứ hai của đại học British Columbia,
Tony Buzan thường xuyên đến thư viện để đọc sách và tìm các cuốn sách nói
về não bộ và cách sử dụng não bộ. Ông bắt đầu nghiên cứu mọi lĩnh vực kiến
thức nhằm giải đáp cho những câu hỏi tự ông đưa ra như:
- Phương pháp học tập của tôi như thế nào?
- Bản chất tư duy của tôi là gì?
- Những kỹ thuật tốt nhất để học thuộc lòng là gì?
- Những kỹ thuật tốt nhất để tư duy sáng tạo là gì?
- Những kỹ thuật tốt nhất hiện có để đọc hiệu quả và nhanh hơn là gì?
- Những kỹ thuật tốt nhất hiện có để tư duy nói chung là gì?
- Có thể phát triển những kỹ năng tư duy mới hay một kỹ thuật chủ
chốt không?
Sau khi đưa ra những câu hỏi thuộc loại như thế, Tony đã đọc và
nghiên cứu rất nhiều sách thuộc các ngành như tâm lý, sinh lý học thần kinh
của não bộ, ngữ nghĩa học, ngôn ngữ học thần kinh, lý thuyết thông tin,

những kỹ thuật nhớ và hỗ trợ trí nhớ, khả năng nhận thức, tư duy sáng tạo,
khoa học phổ thông. Sau quá trình tìm hiểu, ông nhận thức được một điều đó
là bộ não của con người hoạt động sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu những khía
cạnh vật lý và các kỹ năng trí tuệ khác được phối hợp với nhau để làm việc
chứ không hoạt động đơn lẻ. Ông thử nghiệm từ những việc nhỏ bé và đơn
giản nhất để cho ra một kết quả, đó là kết hợp giữa kỹ năng màu sắc và từ ngữ


11

của vỏ não khiến cho ông thay đổi cách ghi chú, cải thiện toàn bộ khả năng
ghi nhớ chúng. Ông mang những kết quả và trải nghiệm của bản thân truyền
thụ lại cho người khác. Ông thích huấn luyện cho những học sinh bị cho là
thiểu năng trí tuệ. Sau khi học cách học từ Tony, các em học sinh này từ vị trí
học yếu kém nhất trường vươn lên trở thành các học sinh giỏi, có em trở
thành đứng đầu lớp.
Khi những chiếc máy tính đầu tiên của loài người xuất hiện, Tony
Buzan đã được tiếp cận nó và ông có sự so sánh giữa máy tính – trí thông
minh nhân tạo và máy vi tính sinh học – bộ não con người. Ông cho rằng bộ
não con người hoạt động tinh vi hơn bất kỳ chiếc máy tính nào trên thế giới.
Ý tưởng viết về một cuốn sách hướng dẫn sử dụng chiếc máy vi tính sinh học
ấy được ông hiện thực hóa bằng cuốn sách “Bách khoa toàn thư về não bộ và
cách sử dụng não bộ”. Trong quá trình ông viết cuốn sách này, khái niệm Tư
duy mở rộng và Lập bản đồ tư duy ngày càng hình thành rõ ràng hơn.
Từ đây ông bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu và sáng tạo ra phương pháp
Bản đồ tư duy.
Quá trình nghiên cứu:
Khi ý tưởng mới hình thành, Tony Buzan đã tìm đọc các loại sách khác
nhau ở mọi lĩnh vực kiến thức từ tâm lý, sinh lý học thần kinh, ngôn ngữ, lý
thuyết thông tin…và các môn khoa học khác. Trải qua các giai đoạn khác nhau,

Tony Buzan vừa nghiên cứu tìm hiểu, vừa thực hành ý tưởng của mình trong
thực tế. Ban đầu, khi nắm bắt các cơ sở cơ bản về hoạt động tư duy của não bộ,
ông đã cải tiến phương pháp tư duy trong học tập bằng cách kết hợp các kỹ năng
về ngôn ngữ màu sắc làm thay đổi cách ghi chú, cải thiện trí nhớ. Giai đoạn này
ông thường huấn luyện cho những em học sinh bị coi là thiểu năng trí tuệ,
thường có điểm học lực kém trong trường hay những em giảm dần lực học theo
thời gian. Sau khi được huấn luyện về cách ghi chú thì lực học của các em học
sinh này dần được cải thiện và vươn lên các thành tích cao trong học tập.


12

Tony Buzan đã nghiên cứu hàng trăm tài liệu khác nhau để đúc kết,
hoàn chỉnh cho ý tưởng của mình. Theo thống kê từ danh mục tài liệu tham
khảo của Tony Buzan bao gồm 116 đầu mục sách của 116 nhà nghiên cứu
khoa học khác nhau trên thế giới [11, tr 354-358]
Trước khi tổng hợp thành cuốn Bản đồ tư duy, Tony Buzan đã viết rất
nhiều cuốn sách khác về sử dụng não bộ như: Sử dụng trí tuệ của bạn, Sử
dụng trí nhớ của bạn, Làm chủ trí nhớ của bạn, Đọc sách nhanh… và các cuốn
sách về sức mạnh của tư duy sáng tạo, sức mạnh của tư duy tập thể.
Từ năm 1981, Tony cùng với em trai là Barry đã hợp tác viết cuốn sách
“Bản đồ tư duy”. Cuốn sách chuyên sâu về lập bản đồ tư duy và tư duy sáng
tạo. Cho đến nay bản đồ tư duy đã được biết đến tại rất nhiều quốc gia trên
thế giới, được nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng rộng rãi và
thường xuyên.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở đưa ra lập
luận về tính ứng dụng của bản đồ tư duy trong hoạt động quản trị nhân lực
của công ty du lịch.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận văn sử dụng phương pháp thu

thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
+ Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo,
tạp chí, các trang web điện tử, các tài liệu, báo cáo của các tổ chức về phát
triển trí tuệ.
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc điều tra, khảo sát thực địa thực
trạng và hoạt động quản trị nhân sự của Công ty Du lịch Newstar Tour.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tính ứng dụng của bản đồ
tư duy vào hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp, từ đó đề xuất giải
pháp thực hiện.


13

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến và kinh nghiệm từ các
báo cáo của các chuyên gia thuộc các tổ chức về quản trị nhân lực, phát triển
trí tuệ, các câu lạc bộ bản đồ tư duy trong và ngoài nước.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung chính của luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về bản đồ tư duy trong quản trị nhân lực
Chương 2. Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực trong Công ty Du
lịch Newstar Tour
Chương 3. Đề xuất ứng dụng bản đồ tư duy trong hoạt động quản trị
nhân lực của Công ty Du lịch Newstar Tour.










14

Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
1.1. Bản đồ tư duy
1.1.1. Khái niệm Bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy được biết đến trên thế giới trong nhiều năm qua và được
rất nhiều người áp dụng. Năm 1974, lần đầu tiên cuốn sách “Sử dụng trí tuệ
của bạn” được xuất bản giới thiệu về cách lập bản đồ tư duy, cách học, cách
nghiên cứu. Như vậy bản đồ tư duy được phổ biến và phát triển đến nay đã
hơn 30 năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm này mới chỉ được biết đến
trong những năm gần đây. Tháng 3 năm 2006, Đài truyền hình Việt Nam có
một nội dung giới thiệu về bản đồ tư duy trong chương trình “Người đương
thời” với sự có mặt của Tony Buzan, nhân chuyến thăm Việt Nam của ông.
Năm 2007, cuốn sách Bản đồ tư duy trong công việc lần đầu tiên được dịch ra
tiếng Việt và xuất bản.
Bản đồ tư duy là một công cụ hỗ trợ tư duy hiện đại, một kỹ năng sử dụng
bộ não rất mới mẻ. Đó là một kỹ thuật hình họa, một dạng sơ đồ, kết hợp giữa từ
ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động
và chức năng của bộ não. Cơ sở của kỹ thuật này là khả năng tưởng tượng và tìm
thấy các mối liên hệ bên trong giữa các sự kiện, con người, đối tượng.
Có thể hiểu bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và
hình ảnh để mở rộng, đào sâu các ý tưởng, ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay
hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này được phát triển bằng
các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với ý trung tâm.
Đây được coi là một cách thức tư duy hoàn toàn mới, có thể thay thế cho

lối tư duy đã cũ và không còn phù hợp với thời đại. Với bản đồ tư duy, con
người có thể ứng dụng trong mọi công việc từ đơn giản đến phức tạp để đạt kết
quả tốt nhất.


15

Thực tế, bản đồ tư duy là một công cụ cho mọi hoạt động tư duy. Có thể
miêu tả nó là một kỹ thuật hình hoạ, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường
nét, mầu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ
não giúp khai phá tiềm năng vô tận của bộ não. Bản đồ tư duy là công cụ giúp
con người làm chủ cuộc sống với các tính năng ghi nhớ, quản lý, sáng tạo, lập kế
hoạch… và thành công. Bản đồ tư duy được Tony Buzan so sánh với các cấu
trúc của tự nhiên như cây lá, hoa cỏ, các loài sinh vật để thấy sự tương đồng giữa
tự nhiên và quy luật phát triển của não bộ, từ đó tìm ra phương pháp tư duy phù
hợp. Các bằng chứng của ông cũng cho thấy các thiên tài của thế giới trong
nhiều lĩnh vực đều có cách tư duy tương tự thể hiện qua cách ghi chú của họ.
Bộ não của con người được nghiên cứu về cấu trúc và sự phát triển
trong khoảng vài thế kỷ trở lại đây. Bộ não có khả năng tương tác rất phức tạp
và tinh vi. Theo ước tính của các nhà khoa học, bộ não con người có hàng tỷ
nơ-ron thần kinh, mỗi nơ-ron là một tế bào não, là một hệ thống hóa điện
phức tạp, một hệ thống vi xử lý và dẫn truyền dữ liệu cực mạnh. Tony Buzan
miêu tả nó giống như một con siêu bạch tuộc với hàng trăm nghìn xúc tu tỏa
ra từ nhân tế bào não. Các nhánh này được gọi là nhánh dendrite có cấu trúc
rẽ nhánh cây trong đó nhánh dài và to nhất gọi là trục axon – kênh truyền phát
thông tin chính của tế bào não. Nằm quanh chiều dài của nhánh dendrite và
trục axon là những cấu trúc lồi giống hình nấm được gọi là gai nhánh và nút
dẫn truyền. Vào sâu hơn nữa cho thấy mỗi gai nhánh và nút dẫn truyền đều
chứa các hóa chất đóng vai trò truyền tin chủ yếu trong quá trình tư duy.



16




Nguồn:Website: http\\www.mindmappictures.com
Hình 1.1: Bản đồ tư duy về xây dựng khả năng học tập
Mỗi gai nhánh và nút dẫn truyền từ một tế bào não kết nối với gai
nhánh và nút dẫn truyền của tế bào não kế cận. Khi có xung điện truyền qua tế
bào não, các hóa chất được truyền qua một khe hẹp chứa đầy chất lỏng nằm
giữa hai tế bào não (khe hẹp này được gọi là khe dẫn truyền), lọt vào bề mặt
tiếp nhận của tế bào não kế tiếp, quá trình này sảy ra liên tục giữa các tế bào
não kế cận tạo thành chuỗi phản ứng. Trong thời gian một giây, một tế bào
não có thể tiếp nhận xung thông tin đến từ hàng trăm nghìn điểm kết nối, nó
lập tức xử lý dữ liệu của các thông tin rồi xác định đường truyền thích hợp
trong một phần triệu giây. Qua đó khi mỗi một suy nghĩ, một thông điệp, một
ký ức tái hiện được dẫn truyền qua tế bào não, một lộ trình điện từ hóa sinh
được tạo ra, mỗi đoạn lộ trình qua tế bào não ấy được gọi là “vết ký ức”. Và
khi lặp lại một lộ trình tư duy nhiều lần thì sẽ càng suy nghĩ thông suốt.


17

Tony Buzan đã nghiên cứu những phát hiện về não bộ con người để
làm cơ sở cho việc nếu con người sử dụng bản đồ tư duy sẽ là hoàn toàn phù
hợp với sự phát triển và hoạt động tự nhiên của não bộ. Bản đồ tư duy cũng
chính là một lộ trình tư duy nếu càng sử dụng nhiều, nhiều lộ trình sẽ được
lập ra và nhờ đó các suy nghĩ sẽ được thông suốt, mau lẹ và hiệu quả hơn.
1.1.2. Quy chế hoạt động của Bản đồ tư duy

Quy chế hoạt động của bản đồ tư duy được Tony Buzan chỉ ra nhằm
giúp cho người thực hiện hiểu rõ hơn về cách tạo lập và phát triển bản đồ tư
duy. Quy chế hoạt động này như sau:
1.1.2.1. Phát triển theo hướng lan tỏa
Theo Tony Buzan, hướng phát triển này hoàn toàn phù hợp với các cấu
trúc của tự nhiên. Bản thân của bộ não cũng là một sản phẩm của tạo hóa và có
cấu trúc tương tự như các yếu tố thiên nhiên khác. Bằng những miêu tả và hình
ảnh minh họa cho ta thấy rõ nhất sự so sánh ấy, đó là hình ảnh rất gần gũi với
đời sống như tia chớp, cành cây, chiếc lá, sinh vật biển… đều có cấu trúc lan tỏa.
Bộ não cũng vậy, về sinh học các tế bào não được gắn kết với nhau qua những
khớp nối rất tinh vi. Các nơ-ron thần kinh như những đường truyền tín hiệu
giống các bộ vi xử lý của máy tính nhưng thậm chí còn tinh vi hơn rất nhiều.
Để bộ não có thể tư duy tối đa, theo Tony nên để cho nó hoạt động phù
hợp với trạng thái của chính nó, đó chính là sự phát triển lan tỏa. Đặt một vấn
đề làm trung tâm kèm theo hình ảnh, ý trung tâm giống như biển cả, từ trung
tâm, vẽ các ý lớn giống như các con sông, từ các ý lớn vẽ mở rộng ra các ý
nhỏ giống như các con suối đổ về sông… rồi tiếp tục phát triển nó hết mức có
thể tùy theo từng vấn đề. Như vậy, người lập bản đồ tư duy có thể mở rộng tư
duy đến vô hạn. Nó cũng thúc đẩy sự tự do trong tư duy để tạo điều kiện cho
sự sáng tạo, bay bổng và tìm ra các liên kết khác nhau trong các sự kiện.
1.1.2.2. Sử dụng từ khóa


18

Khi lập bản đồ tư duy, việc sử dụng từ khóa rất quan trọng. Trong bản
đồ mỗi nhánh chỉ sử dụng một từ khóa. Với một khái niệm làm trung tâm, có
thể ghi lại các liên tưởng bằng những từ ngữ được nghĩ đến đầu tiên, sau đó
tiếp tục phát triển chúng bằng các nhánh nhỏ cũng với cách thức như trên.
Theo các nghiên cứu của Tony Buzan cho các nhóm người cùng lập bản đồ tư

duy với một từ khóa thì khả năng trung lặp về số từ xuất hiện trong bản đồ là
rất nhỏ, đặc biệt càng nhóm đông người hơn thì tỷ lệ trùng lặp từ ngữ càng
nhỏ hơn. Điều đó cho thấy rằng “ngay cả những đặc tính chung cũng xuất
phát từ sự khác biệt cơ bản”. Mỗi cảnh tượng, âm thanh, mùi vị, cảm xúc
được các giác quan của con người tiếp nhận đều có các liên kết khác nhau. Ví
dụ khi một người muốn ghi chú điều gì đó thì sẽ có các liên kết nảy ra trong
đầu, nếu ghi lại các liên kết đó thì sẽ tạo ra được vô số liên kết khác nhau.
Vậy tư duy của con người là vô hạn.
Với việc sử dụng từ khóa cho bản đồ tư duy không những thể hiện các
liên kết khác nhau trong bộ não của con người, thúc đẩy sự động não mà còn
có thể phát triển thêm vốn ngôn từ của mỗi người và đặc biệt là dễ ghi nhớ.
Với cách tư duy thông thường trước mỗi một vấn đề thường rất khó khăn để
tìm ra ý diễn giải nó hay xử lý nó. Nhưng với bản đồ tư duy thì việc đó trở
nên dễ dàng hơn nhờ vào các từ khóa đã được ghi chú. Các từ khóa trong Bản
đồ tư duy giúp con người ghi nhớ được tốt hơn và cải thiện trí nhớ. Khi đọc
một từ khóa trong đó, não bộ sẽ tự tìm các liên kết ý của nó. Ví dụ khi ghi chú
từ “bài tập” não sẽ liên tưởng đến các loại như: bài tập về nhà, bài tập bổ
sung, bài tập nâng cao, bài tập thể dục…và khi đã ghi chú ra các loại bài tập
này rồi, não lại tự động tìm liên kết cho từng loại một, ví dụ bài tập về nhà có
Toán học, Văn học, ngoại ngữ, các loại bài tập khác cũng có các liên kết
tương tự… Như vậy, khi đã lập ra bản đồ tư duy về bài tập rồi, não bộ đã tìm
ra các liên kết và ghi chú lại, nếu sau một thời gian nhắc lại nội dung của “bài
tập” thì khả năng nhớ các liên kết của não sẽ rất cao.


19

Ghi chú bằng từ khóa rất có ích cho việc học tập cũng như trong công
việc. Khi báo cáo hay thuyết trình một vấn đề, có thể lập bản đồ tư duy với các
từ khóa sẽ giúp tư duy được rõ ràng, mạch lạc hơn và tránh được sai sót.

Việc sử dụng từ khóa trong bản đồ tư duy cũng có hai loại khác nhau.
Một là sử dụng từ khóa giúp cho tư duy có thể nhớ lại chính xác nội dung gọi
là Từ khóa Nhớ lại. Hai là sử dụng từ khóa mà dẫn đến việc tạo ra một nội
dung khác biệt, thiên về sáng tạo hơn là nhớ lại. Vì thế khi lập bản đồ tư duy
cần phải biết sử dụng loại từ khóa nào cho phù hợp với từng mục đích cụ thể.
Các từ ngữ đều có tính đa nghĩa. Một từ có thể kết hợp với rất nhiều từ
khác nhau để tạo thành ý nghĩa mới khác nhau. Không chỉ có sự khác biệt trong
liên tưởng giữa hai bộ não mà thậm chí cùng một từ nhưng nếu đọc ở hai thời
điểm, một người cũng có thể có rất nhiều các liên tưởng khác nhau. Vậy nếu lập
bản đồ tư duy nhằm ghi chú lại một nội dung phục vụ cho việc nhớ lại thì nên
dùng các từ ngữ cụ thể, trực tiếp vào vấn đề, không dùng các từ ngữ có tính bao
quát, chung chung. Ngược lại để phát huy tính sáng tạo và trí tưởng tượng phong
phú của bộ não thì có thể sử dụng các từ khóa mang tính bao quát này. Trong
bản chất mỗi bộ não đều có tính sáng tạo và sắp xếp ý nghĩa, nó sẽ có khuynh
hướng tự kể những câu chuyện hấp dẫn và lý thú như khi chúng ta mơ màng,
chiêm bao. Vì thế các từ mang nội dung chung chung rất dễ kích thích trí não
tưởng tượng và phát huy sức sáng tạo.
1.1.2.3. Màu sắc và hình ảnh
Các hình ảnh và màu sắc có vai trò rất lớn trong việc tư duy của não bộ.
Trong những thập kỷ gần đây, khoa học đã có những phát hiện đáng kinh
ngạc về khả năng ghi nhớ hình ảnh của não bộ. Năm 1970, Tạp chí khoa học
(Scientific American) của Mỹ đã công bố một kết quả nghiên cứu về khả năng
nhận biết và ghi nhớ hình ảnh của con người do nhà khoa học Ralph Haber
thực hiện. Bằng cách cho nhóm người được tham gia thí nghiệm xem những
hình ảnh với những ánh đèn chiếu với tốc độ 10 giây một hình ảnh và chia ra


20

làm nhiều đợt trong nhiều ngày để họ có thể xem hết khoảng 2.500 bức ảnh

khác nhau. Sau khi họ xem xong, ông cho trắc nghiệm lại những bức ảnh họ
đã được xem và những bức ảnh chưa được xem, kết quả cho thấy tỷ lệ nhận
dạng chính xác đến 85-95%. Các thí nghiệm sau này của ông cũng với
phương pháp tương tự nhưng với số lượng ảnh lớn hơn và tốc độ chiếu ảnh
nhanh hơn nhưng vẫn cho ra kết quả với mức tương tự (tức là khoảng 80-
90%). Đặc biệt với những bức ảnh độc đáo gây ấn tượng mạnh thì khả năng
ghi nhớ chính xác đến 99,9%.
Như vậy con người gần như có khả năng vô tận trong việc nhận dạng
hình ảnh bằng ký ức. Một bức ảnh huy động rất nhiều các kỹ năng tư duy trên
vỏ não như màu sắc, hình thể, đường nét, kích thước, kết cấu, nhịp điệu thị
giác và đặc biệt là sự tưởng tượng. So với ngôn ngữ thì hình ảnh kích thích
não làm việc mạnh hơn, có khả năng gợi tư duy nhiều hơn, tăng cường được
khả năng hoạt động ký ức và tư duy sang tạo. Vì thế, khi lập và sử dụng bản
đồ tư duy trong các trường hợp cần phải tận dụng lợi ích của hình ảnh bằng
cách sử dụng chúng cho ý trung tâm và các nhánh phát triển. Một bản đồ tư
duy có thể chỉ cần dùng hình ảnh, không cần đến từ ngữ nhưng vẫn nói lên
đầy đủ suy nghĩ của Tony Buzan cũng như giúp người xem hoặc chính Tony
Buzan ghi nhớ lâu hơn về bản đồ đó.
Khi lập bản đồ tư duy việc khiến nhiều người ngại nhất chính là việc tự
mình thể hiện hình ảnh. Họ thường nghĩ rằng họ không thể vẽ hoặc là vẽ không
đẹp hoặc là không có khả năng hình dung và tái hiện. Hoặc là những màu sắc
thật là rắc rối và mất thời gian so với việc sử dụng một loại màu. Tuy nhiên
những nghiên cứu cho thấy mọi người đều có khả năng vẽ và thậm chí vẽ đẹp
chỉ cần được tập luyện đúng phương pháp. Vì vậy, khi lập bản đồ tư duy trước
hết phải gạt bỏ ý nghĩ lo ngại rằng không thể vẽ hay không thể vẽ đẹp. Điểm cơ
bản là những hình vẽ do bản thân tự vẽ nên sẽ kích thích trí não phát triển và
tăng khả năng ghi nhớ của não bộ. Bản đồ tư duy sẽ sinh động và thu hút hơn khi


21


có những hình vẽ với những màu sắc khác nhau được thể hiện. Não bộ sẽ phát
triển toàn diện hơn nếu đạt được cả hai kỹ năng ngôn ngữ và hình ảnh.
1.1.3. Cách lập bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy có thể lập được dễ dàng đối với tất cả mọi đối tượng. Để
lập Bản đồ tư duy cần chuẩn bị vật dụng như giấy trắng (khổ lớn càng tốt), bút
viết, bộ bút chì màu. Trước hết xoay ngang giấy để các hướng được phát triển
một cách dễ dàng hơn. Xác định vấn đề bằng một hình ảnh trung tâm được thiết
kế giữa trang giấy. Từ hình ảnh trung tâm này vẽ các nhánh lớn tỏa ra các
hướng, trên mỗi nhánh lớn viết một từ khóa cho ý lớn. Các đường nhánh này có
thể dùng các màu khác nhau để tạo sự nổi bật. Tiếp theo đến các ý nhỏ hơn được
tỏa ra từ ý lớn. Rồi đến các ý nhỏ khác được phát triển từ các ý đã có. Một số
điểm cơ bản cần lưu ý đó là không nên hoàn thành từng nhánh lớn theo thứ tự.
Cần ghi lại bất cứ liên kết nào xuất hiện trong đầu và không cân nhắc việc phải
lựa chọn ý nào để đưa vào bản đồ. Có thể để những khoảng trống trong bản đồ
khi não chưa kịp xuất hiện liên kết cho đến khi não tự tìm ra những liên kết để
lấp vào những khoảng trống đó. Ngoài ra cũng có thể tạo một bản đồ tư duy mà
không cần dùng từ ngữ thay vì bằng các hình ảnh sinh động…
Khi lập Bản đồ tư duy cần tuân thủ những quy tắc sau:
- Bắt đầu với hình màu ở trung tâm;
- Sử dụng hình ảnh ở mọi nơi trong bản đồ tư duy;
- Nên dùng chữ in hoa;
- Chữ phải nằm trên đường phân nhánh, các đường phân nhánh phải
liên kết với nhau;
- Sử dụng một từ cho mỗi đường phân nhánh;
- Sử dụng màu sắc ở mọi nơi trong bản đồ tư duy;
- Tư duy càng tự do càng tốt.
Những quy tắc trên khi lập bản đồ tư duy nhằm kích thích tư duy sáng tạo,
nâng cao khả năng nhớ, kích thích tất cả các quy trình của vỏ não, thu hút sự



22

chú ý của mắt và hỗ trợ trí nhớ. Khi đọc lại bản đồ tư duy sẽ tiết kiệm thời
gian hơn rất nhiều, việc ghi chú trở nên thoải mái và linh hoạt hơn.
1.1.4. Tác động của bản đồ tư duy lên não bộ
Với bản đồ tư duy, não bộ sẽ được phát triển khả năng sáng tạo vô tận.
Việc kết hợp giữa màu sắc, hình ảnh, từ ngữ và sự thể hiện phù hợp với sự
phát triển tự nhiên của não bộ, giúp cho người sử dụng có một kỹ năng tư duy
hoàn hảo hơn. Bản đồ tư duy khiến bộ não trở nên linh hoạt, kích thích trí
tưởng tượng phong phú của não và tạo ra những liên kết bất ngờ.
1.1.4.1. Tư duy sáng tạo
Khi đã quen thuộc với bản đồ tư duy, người lập có thể tùy ý sáng tạo và
tận dụng tất cả các kỹ năng liên quan đến hoạt động sáng tạo, trí tưởng tượng, sự
liên kết ý tưởng và tính linh hoạt. Để sáng tạo các bản đồ tư duy, có thể tạo ra
các liên kết giữa các ý tưởng mới, độc đáo với những ý tưởng đã có. Các hình
ảnh hay hình dạng trong bản đồ tư duy được thiết kế theo nhiều kiểu khác nhau,
các ký hiệu và hình dạng có thể hoán đổi lẫn nhau… Để có thể lập nên một bản
đồ tư duy sáng tạo, Tony Buzan đã đưa ra quy trình gồm năm bước như sau:
- Bước 1: Lập bản đồ tư duy thật nhanh theo kiểu “lửa lan nhanh”: Bắt
đầu bằng cách vẽ hình ảnh trung tâm thật ấn tượng. Trong vòng 20 phút phải
để ý tưởng tuôn ra càng nhanh càng tốt. Tốc độ làm việc nhanh luôn tạo điều
kiện cho não nảy sinh nhiều ý tưởng mới. Luôn giữ lại các ý tưởng, đặc biệt là
các ý tưởng tưởng chừng như ngớ ngẩn (vì thực ra chúng chính là chìa khóa
mở ra những triển vọng mới, xóa bỏ tập quán cũ). Cần tạo ra nhiều khoảng
trống để kích thích sự tò mò của não và phát sinh nhiều ý tưởng mới.
- Bước 2: Tái lập và chỉnh sửa lần đầu tiên: Sau khi tư duy theo kiểu
“lửa lan nhanh”, cần để não thư giãn và kết nối những ý tưởng vừa xuất hiện.
Tiếp theo cần tạo ra một bản đồ tư duy mới để nhận biết ý chủ đạo và nhánh
chính. Kết hợp, phân cấp, phân loại, tìm mối liên hệ mới và xem xét những ý

tưởng lúc đầu được coi là ngớ ngẩn theo ngữ cảnh của toàn bộ bản đồ tư duy.


23

- Bước 3: Nghiền ngẫm ý tưởng: Những ý tưởng sáng tạo thường được
tạo ra trong trạng thái thư giãn và thoải mái. Vì các trạng thái đó cho phép tư
duy được mở rộng đến những vùng xa nhất trong tâm thức và làm tăng khả
năng đột phá của tư duy. Nhiều nhà tư tưởng vĩ đại đã dùng phương pháp này.
Khi có ý tưởng nếu liên tục suy nghĩ về nó sẽ tìm ra được những kiến giải phù
hợp và cho ra kết quả tốt nhất có thể.
- Bước 4: Tái lập và chỉnh sửa lần thứ hai: Trong giai đoạn này não sẽ
có những nhận thức mới mẻ về Bản đồ tư duy lần thứ nhất và thứ hai. Lúc này
cần tạo một bản đồ tư duy theo kiểu “lửa lan nhanh” lần nữa để hợp nhất hai
bản đồ tư duy với nhau.
- Bước 5: Hoàn thiện: Ở giai đoạn này cần tìm ra giải pháp, quyết định
hay nhận thức mà mình đề ra từ đầu như là mục tiêu của quy trình tư duy sáng
tạo. Đây là bước quan trọng để kết hợp các yếu tố khác biệt trong Bản đồ tư
duy cuối cùng nhằm đi đến sự hiểu biết cùng những đột phá mới và quan
trọng trong tư duy.
1.1.4.2. Tư duy mở rộng
Bộ não của con người vốn có một hệ thống xử lý thông tin rất phức tạp
và tinh vi. Mỗi khi có một thông tin truyền đến não thì ngay lập tức não sẽ kết
nối đến các thông tin khác có liên quan gọi là sự liên tưởng. Sự liên tưởng đó
sẽ diễn ra không ngừng nếu để não tự do suy nghĩ không bị ngắt quãng. Từ
một vấn đề, não liên tưởng tới những vấn đề khác và cứ thế mở rộng ra các
cấp độ khác nhau. Đó được gọi là hệ thống thông tin đa trục, nó gồm nhiều
móc nối khác nhau giữa dữ liệu này và dữ liệu khác. Từ bản chất bộ não đã
lưu trữ những bản đồ thông tin khác nhau rất tinh vi và khoa học. Khi sử dụng
bản đồ tư duy, bộ não sẽ được hoạt động đúng như bản chất của nó. Thể hiện

qua việc khi vẽ bản đồ tư duy, não mở ra các kết nối rất rộng. Dù não đã lưu
vào ký ức bao nhiêu dữ liệu và tạo nên bao nhiêu liên kết thì khả năng của


24

não trong việc mở rộng các ý tưởng thành những cấu trúc và tổ hợp liên kết
mới có thể đạt đến vô cùng.
Trong suốt quá trình tiến hóa của tư duy, loài người mới chỉ sử dụng
các liên kết đơn lẻ chứ chưa biết cách vận dụng cơ chế tư duy đa chiều và
toàn diện của bộ não. Bằng cách sử dụng bản đồ tư duy khiến cho não bộ có
thể vận dụng được cơ chế tư duy đa chiều đó. Bản đồ tư duy phù hợp với
nguyên lý hoạt động của não và giúp phát triển tư duy mở rộng. Điều đó cũng
phù hợp với phương thức vận hành tự nhiên và hầu như tự động của mọi bộ
não người. Khi tư duy được mở rộng có thể tương tự với hiện tượng bùng nổ
tư duy, qua đó ta có thể tăng năng lực tư duy và sáng tạo cho não bộ.
1.1.4.3. Động não và tăng cường trí nhớ
Động não là bước đầu tiên dẫn đến bản đồ tư duy. Trong khi lập bản đồ
tư duy não đã có sự hoạt động nhanh và mạnh. Não sẽ được rèn luyện về trí
tưởng tượng. Nhà khoa học Anbert Einstein đã nói “tưởng tượng quan trọng
hơn cả kiến thức. Vì kiến thức là hữu hạn, còn tưởng tưởng bao trùm toàn bộ
thế giới, kích thích sự tiến bộ và tạo ra tiến hóa.” [9, tr 94]. Trí tưởng tượng
được rèn luyện thường xuyên sẽ có những sáng tạo đột biến. Nếu dùng trí
tưởng tượng để ghi nhớ một vấn đề sẽ giúp cho não có khả năng nhớ rất cao.
Như thế khi thể hiện vấn đề thành bản đồ tư duy, não đã tăng cường thêm khả
năng cho trí nhớ.
1.1.5. Khả năng ứng dụng của bản đồ tư duy trong công việc
Khả năng ứng dụng của bản đồ tư duy rất lớn và thực sự hữu ích cho
mỗi cá nhân cả trong cuộc sống và công việc. Mỗi người khi tiếp cận bản đồ
tư duy đều nhận thấy rằng khả năng sáng tạo của con người là vô hạn, điều đó

giúp tăng tự tin hơn vào bản thân. Từ đó ta có thể sáng tạo ra vô số cách ứng
dụng cho bản đồ tư duy. Ngoài việc giải phóng năng lực sáng tạo tiềm ẩn
trong trí tuệ của mỗi người, bản đồ tư duy làm phong phú hơn cuộc sống,
mang lại sự thành công và thỏa mãn trong mọi lĩnh vực công việc.


25

1.1.5.1. Đối với cá nhân
Mỗi người đều có những mục tiêu và khát vọng đối với công việc. Tuy
nhiên để đạt được những mục tiêu và khát vọng đó không hề dễ dàng, thậm
chí có người đã dành cả cuộc đời mới đạt được những mục tiêu của mình.
Như vậy với những ưu điểm của bản đồ tư duy sẽ giúp cho mỗi người tìm ra
được phương pháp làm việc phù hợp cho riêng mình để đạt kết quả một cách
nhanh nhất và tốt nhất có thể.
Mỗi cá nhân có thể sử sụng bản đồ tư duy trong bất kỳ trường hợp nào
trong công việc. Có thể lập bản đồ tư duy cho các mục tiêu công việc của bản
thân, các kế hoạch để đạt mục tiêu đó, hay thậm chí để xác định lại công việc
mình lựa chọn có thực sự phù hợp khả năng hay không. Cũng có thể lập bản
đồ tư duy cho kế hoạch các công việc hàng ngày, hay bản đồ tư duy về giải
quyết các phát sinh trong công việc cho phù hợp…
1.1.5.2. Đối với tập thể và nhóm cộng sự
Xu hướng làm việc theo nhóm phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế
giới. Thành tích tập thể được đề cao hơn việc chỉ phát triển cá nhân nhỏ lẻ.
Việc các cá nhân phải làm gì để tạo ra một tập thể, một nhóm làm việc tốt là
một trong các kỹ năng chiếm lợi thế hàng đầu để thăng tiến trong sự nghiệp.
Tập thể và các nhóm cộng sự có thể kết hợp lại để tạo ra bản đồ tư duy
nhằm kết hợp khả năng sáng tạo riêng của mỗi người, qua đó nâng cao thêm
khả năng ấy. Bản đồ tư duy còn là sự thể hiện sự nhất trí của một tập thể trước
một vấn đề nêu ra và trở thành hồ sơ, ký ức của cả nhóm. Đã có rất nhiều bản

đồ tư duy tập thể được tạo ra như bản đồ tư duy cho máy bay Boing dài
7.62m, bản đồ tư duy về các chương trình học của hang điện tử Electronic
Data Systems, hay của các gia đình khác nhau trên thế giới.
Cách tạo bản đồ tư duy tập thể bao gồm các bước như:
- Xác định đối tượng;
- Động não cá nhân;

×