Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại một số đảo Quảng Ninh (nghiên cứu trường hợp đảo Cô Tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===  ===




ĐÀM THU HUYỀN







NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI TẠI MỘT SỐ ĐẢO QUẢNG NINH
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐẢO CÔ TÔ )





LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC












HÀ NỘI, 2009

iii
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6
7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn 8
CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 9
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 9
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch sinh thái 9
1.1.2. Khái niệm 15
1.1.2.1. Du lịch sinh thái 15
1.1.2.2. Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái 15
1.1.3. Các nguyên tắc chỉ đạo về du lịch sinh thái 17
1.1.3.1. Nguyên tắc chỉ đạo cho khách du lịch sinh thái 17
1.1.3.2. Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà điều hành du lịch sinh thái và
các hướng dẫn viên du lịch 19
1.1.3.3. Nguyên tắc chỉ đạo cho chủ nhà trọ 20

1.1.3.4. Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên 20
1.1.4. Quan điểm về phát triển du lich bền vững 21
1.2.Cơ sở thực tiễn về du lịch sinh thái 22

iv
1.2.1. Du lịch sinh thái trên thế giới 22
1.2.2. Du lịch sinh thái tại Việt Nam 23
1.3. Du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái 24
1.4. Phát triển du lịch sinh thái trên lãnh thổ biển đảo 26
CHƢƠNG 2. NHỮNG NGUỒN LỰC CƠ BẢN CHO PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI Ở CÔ TÔ 30
2.1. Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại các đảo Quảng Ninh 30
2.2. Những nguồn lực cho phát triển du lịch sinh thái tại Cô Tô. 38
2.2.1. Lịch sử hình thành đảo Cô Tô 38
2.2.2. Nguồn lực tài nguyên 41
2.3.2.1. Vị trí địa lý 41
2.2.2.2. Khí hậu, thời tiết 42
2.2.3. Nguồn lực về kinh tế, xã hội 51
2.2.3.1. Dân số và nguồn nhân lực 51
2.2.3.2. Kinh tế 53
2.2.3.3. Văn hoá, giáo dục và an ninh quốc phòng 56
2.3. Những thuận lợi và khó khăn cho phát triển du lịch sinh thái tại
Cô Tô 60
2.3.1. Thuận lợi 60
2.3.2. Khó khăn 62
2.4. Đánh giá về thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô.64
2.4.1. Lượng khách, doanh thu 64
2.4.2. Các tuyến điểm du lịch sinh thái chính tại Cô Tô 65
2.4.3. Phương thức tổ chức và sản phẩm tiêu biểu 65

2.4.4. Thị trường khách du lịch 66
2.4.5. Tác động của du lịch sinh thái tới cộng đồng địa phương 67
2.4.5.1. Tác động về môi trường tự nhiên 67
2.4.5.2. Tác động về kinh tế 68
2.4.5.3. Tác động về văn hoá xã hội 68

v
Tiểu kết chƣơng 2 70
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC
NGUỒN LỰC CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÔ TÔ 71
3.1. Thiết kế các tuyến điểm du lịch sinh thái 71
3.2. Định hƣớng phát triển du lịch sinh thái tại Cô Tô trong thời gian tới 73
3.3. Một số giải pháp để phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền
vững tại Cô Tô. 75
3.3.1. Chính sánh thu hút vốn đầu tư 75
3.3.2. Quy hoạch du lịch 76
3.3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 77
3.3.4. Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù 79
3.3.5. Xúc tiến quảng bá du lịch 81
3.3.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch 82
3.3.7. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt
động du lịch 83
3.3.8. Công tác kiểm tra đánh giá 84
3.4. Một số kiến nghị nhằm phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô 85
3.4.1. Đối với Bộ văn hoá, thể thao và du lịch 85
3.4.2. Đối với Sở du lịch Quảng Ninh 85
3.4.3. Đối với huyện Cô Tô 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 95


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Chỉ tiêu đánh giá sinh khí hậu 46
Bảng 2.2: Tình hình dân số Cô Tô từ năm 1999- 2008 46
Bảng 2.3: Thống kê các dân tộc huyện Cô Tô 47
Bảng 2.4: Sản lƣợng khai thác hải sản các loại năm 2008 huyện Cô Tô 47
Bảng 2.5: Sản lƣợng ngƣ nghiệp huyện Cô Tô 55

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đã có bƣớc phát triển mạnh
mẽ, tiềm năng của các tài nguyên du lịch đƣợc khơi dậy với những nét đặc
sắc, phong phú và đa dạng, giúp chúng ta có điều kiện phát triển nhiều loại
hình du lịch khác nhau, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái- một loại hình
du lịch thiên nhiên có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi
trƣờng tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời
đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự phát triển du
lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Việt Nam nằm bên bờ tây của biển Đông, một vùng biển lớn và thuộc
loại quan trọng nhất của khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng cũng nhƣ của thế
giới. Từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo gắn bó chặt chẽ với mọi
hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam. Vùng biển và ven biển
nƣớc ta có vị trí hết sức quan trọng cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc
phòng nên từ lâu Đảng và nhà nƣớc đã rất quan tâm đến phát triển kinh tế
biển, vùng ven biển và hải đảo, đặc biệt là du lịch tại đây bởi du lịch hiện
đang đƣợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn cho sự phát triển của đất nƣớc.

Với tiềm năng phát triển du lịch to lớn, Quảng Ninh không chỉ có sức hút
lớn bởi di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long mà còn có tiềm năng to lớn
để phát triển loại hình du lịch sinh thái tại các đảo khu vực vịnh Bái Tử Long
nhƣ Vân Đồn, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Cô Tô, Thanh Lân…
Đặc biệt quần đảo Cô Tô với gần 40 hòn đảo lớn nhỏ trong đó bốn đảo
lớn nhất là Cô Tô lớn, Thanh Lân, đảo Trần và Cô Tô con cùng nhiều đảo đất
với cây cối rậm rì nhƣ đảo Cá Chép, Chuột Con, Bát Hƣơng, Cô Tô, Hòn
Ngựa…với những phong cảnh hoang dã, quyến rũ cùng khí hậu trong lành, vẻ
hoang sơ của một vùng chƣa hề bị ô nhiễm bởi cuộc sống của thời hiện đại

2
cộng với những cánh rừng nguyên sinh trên đảo và những rặng san hô phong
phú dƣới nƣớc và quan trọng hơn, đây còn là một điểm du lịch khá mới lạ đối
với du khách trong và ngoài nƣớc. Chính vì thế mà tiềm năng để phát triển
loại hình du lịch sinh thái tại đây là rất lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, du lịch tại
Cô Tô vẫn chƣa đƣợc khai thác phục vụ du lịch và phát triển chƣa tƣơng xứng
với tiềm năng vốn có của nó, doanh thu về du lịch vẫn chƣa thực sự đáng kể.
Một lí do nữa để phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô còn góp phần
quan trọng cho định hƣớng phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích của cộng đồng
địa phƣơng vốn bị coi là nghèo đói tại Quảng Ninh đồng thời gắn với đảm
bảo an ninh quốc phòng.
Trƣớc tình hình thực tế đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu một
cách tổng thể và khoa học về nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại các đảo
Quảng Ninh mà cụ thể là đảo Cô Tô nhằm đánh giá đúng mức và khai thác
một cách tối ƣu tiềm năng du lịch Cô Tô nhằm phát triển kinh tế xã hội với
bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trƣờng biển, đảm bảo phát
triển bền vững.
Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT SỐ ĐẢO QUẢNG NINH (NGHIÊN CỨU
TRƢỜNG HỢP ĐẢO CÔ TÔ) cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Mặc dù tiềm năng du lịch tại Cô Tô là rất lớn nhƣng tình hình phát triển
du lịch tại đây mới đang ở dạng phôi thai do cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn
cộng với sự quan tâm của cơ quan chính quyền địa phƣơng tại đây chƣa đƣợc
chú trọng nên cho đến nay, dƣới góc độ khoa học, nghiên cứu nguồn lực phát
triển du lịch sinh thái tại một số đảo Quảng Ninh mà trong đó điển hình là đảo
Cô Tô là một đề tài hoàn toàn mới.

3
Thứ nhất là những công trình liên quan đến du lịch sinh thái gắn với phát
triển bền vững tại khu vực các biển đảo:
Một đề tài khoa học cấp bộ thuộc viện nghiên cứu phát triển Du lịch, chủ
nhiệm đề tài: Thạc sĩ, kiến trúc sƣ Nguyễn Thu Hạnh về “ Cơ sở khoa học tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan các khu du lịch đảo ven bờ Đông Bắc
trên quan điểm phát triển bền vững”. Đề tài đƣợc nghiên cứu nhằm đƣa ra
những định hƣớng về chính sách và giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan hợp
lý phục vụ cho phát triển du lịch mang tính bền vững ở khía cạnh cảnh quan
môi trƣờng.
Đề tài khoa học cấp bộ của tiến sĩ Đỗ Thị Thanh Hoa thuộc viện nghiên
cứu phát triển du lịch về “ Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi
trƣờng cho hoạt động du lịch biển Việt Nam”. Đề tài bƣớc đầu đề xuất và xác
lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi
trƣờng cho hoạt động du lịch biển Việt Nam.
Thứ hai là những công trình nghiên cứu về sự phát triển du lịch trên đảo
Cô Tô:
Luận văn thạc sĩ khoa học Bùi Thị Minh Nguyệt thuộc khoa Địa Lý, Đại
học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội “Đánh giá tổng hợp điều
kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển bền vững huyện Cô Tô, tỉnh Quảng
Ninh”. Luận văn bƣớc đầu đánh giá đƣợc tiềm năng phát triển các ngành kinh
tế trong đó, tiềm năng phát triển du lịch- dịch vụ là rất lớn từ đó đề xuất đƣợc

định hƣớng sử dụng hợp lí tài nguyên lãnh thổ.
Báo cáo chuyên đề thuộc viện địa lý do tiến sĩ khoa học Phạm Hoàng
Hải làm chủ nhiệm đề tài “ Cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh tế
- xã hội bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng huyện Cô Tô, tỉnh Quảng
Ninh”. Đề tài nghiên cứu làm rõ tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện
đảo Cô Tô để từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên, xây dựng

4
các định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội trên quan điểm phát triển
bền vững, tạo tiền đề cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng của huyện đảo
nói riêng và của nƣớc ta nói chung.
Đề tài KC 09-20, báo cáo chuyên đề “ Đánh giá tổng hợp tiềm năng tự
nhiên, kinh tế, xã hội, thiết lập cơ sở khoa học và các giải pháp phát triển kinh
tế- xã hội bền vững cho một số huyện đảo” do tiến sĩ khoa học Phạm Hoàng
Hải làm chủ nhiệm và viện địa lý- viện khoa học và công nghệ Việt Nam là
cơ quan chủ trì. Đề tài đã xây dựng đƣợc cơ sở lí luận và phƣơng pháp luận,
đề xuất đƣợc những định hƣớng cơ bản để phát triển kinh tế, xã hội cho toàn
bộ các huyện đảo ven bờ Việt Nam, đồng thời làm cơ sở cho nghiên cứu chi
tiết hai huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh), và đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Dự án “Đánh giá tiềm năng và định hƣớng phát triển du lịch huyện đảo
Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” do Viện
địa lý, viện nghiên cứu phát triển du lịch, công ty cổ phần tƣ vấn phát triển
cộng đồng (CODECO) phối hợp thực hiện. Dự án đã xây dựng định hƣớng
cho phát triển du lịch của huyện Cô Tô trong chiến lƣợc phát triển bền vững
kinh tế- xã hội đến năm 2020.
Nhƣ vậy, những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề
liên quan đến du lịch sinh thái biển đảo, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch
đảo Cô Tô. Các công trình đều đƣa ra tiềm năng để phát triển du lịch tại đảo
Cô Tô là rất lớn. Tuy nhiên, chƣa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về
một loại hình du lịch cụ thể gắn với sự phát triển của cộng đồng địa phƣơng

mà vẫn đảm bảo tính bền vững cho tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng trên
đảo Cô Tô. Trƣớc thực tế này đòi hỏi cần nghiên cứu phát triển loại hình du
lịch sinh thái để ứng dụng vào hoạt động thực tiễn.



5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là loại hình du
lịch sinh thái và các nguồn lực để phát triển du lịch sinh thái tại các đảo
Quảng Ninh trong đó nghiên cứu trƣờng hợp điển hình là đảo Cô Tô.
Về không gian: Nghiên cứu đƣợc giới hạn trong phạm vi một số đảo
thuộc huyện Cô Tô trong đó trọng tâm là đảo Cô Tô lớn và các đảo vệ tinh
nhƣ Cô Tô con, đảo Thanh Lam. Tên đề tài mặc dù là nghiên cứu trƣờng hợp
cụ thể là đảo Cô Tô, tuy nhiên, hệ thống quần đảo Cô Tô thuộc huyện Cô Tô
bao gồm đảo Cô Tô lớn, đảo Thanh Lam, đảo Cô Tô con vốn là một thực thể
không thể tách rời cả về không gian địa lý cũng nhƣ về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội. Thị trấn Cô Tô hay là đảo Cô Tô chính là đại diện tiêu biểu
cho cả huyện đảo Cô Tô nên một số số liệu nghiên cứu là của toàn huyện Cô
Tô. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu trƣờng hợp điển hình là đảo Cô Tô nhƣng
những thực thể không thể tách rời nhƣ đảo Thanh Lam và đảo Cô Tô con
cũng đƣợc tác giả đƣa vào không gian và đối tƣợng nghiên cứu của mình.
Về thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu tài liệu: Các báo cáo của uỷ ban nhân dân huyện
Cô Tô từ năm 2006.
+ Thời gian nghiên cứu thực địa: Các chuyến khảo sát thực địa đƣợc tiến
hành từ năm 2008 đến năm 2009.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái

- Phân tích những nguồn lực phát triển loại hình du lịch sinh thái tại đảo
Cô Tô
- Đề xuất những định hƣớng và giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh
thái tại đảo Cô Tô theo hƣớng bền vững.

6
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ quan trọng của đề tài là tập trung nghiên
cứu và làm rõ các vấn đề sau
- Lý luận về du lịch sinh thái, phát triển bền vững. Đây là những vấn đề
lý luận làm căn cứ cho việc phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô.
- Phân tích đầy đủ các nguồn lực phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô.
- Thực trạng hoạt động du lịch tại đảo Cô Tô nói chung.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô.

5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Ý nghĩa khoa học: Làm tiền đề, cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực
tiễn hoạt động sinh thái tại đảo Cô Tô gắn với công tác bảo tồn và phát triển
mà mục tiêu là phát triển bền vững.
Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ trở thành một tài liệu tham khảo thiết
thực và hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, cho chính
quyền địa phƣơng trong việc phát triển du lịch sinh thái tại Cô Tô nhằm phát
triển kinh tế, xã hôi, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Cung cấp cái nhìn chính xác về hoạt động du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô
để từ đó tạo sức hấp dẫn đối với du khách và ngƣời làm du lịch, đem lại lợi
ích kinh tế cho cộng đồng địa phƣơng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Để có đƣợc cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, luận văn đã thu thập
các thông tin, các dữ liệu cơ bản từ các nguồn nghiên cứu về du lịch sinh thái,

các quan điểm về phát triển bền vững, các tài liệu liên quan đến đảo Cô Tô.
Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu, đánh giá tổng hợp rồi đƣa ra những kết
luận có căn cứ.
Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn:

7
+ Sách, giáo trình
+ Các công trình khoa học gồm báo cáo lý luận, luận văn…
+ Các báo, tạp chí chuyên ngành, các thông tin trên Internet
+ Các văn bản pháp luật nhƣ luật du lịch
+ Các báo cáo tổng kết của chính quyền địa phƣơng.
- Phương pháp điền dã
Phƣơng pháp điền dã là một trong những phƣơng pháp quan trọng góp
phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Trực tiếp khảo sát tại
đảo Cô Tô và các đảo thuộc huyện Cô Tô giúp tác giả đánh giá đƣợc tiềm
năng cũng nhƣ nguồn lực phát triển du lịch sinh thái đảo Cô Tô đồng thời đƣa
ra những kiến nghị, đề xuất hợp lý và khả thi.
Khảo sát thực địa đƣợc tiến hành làm hai đợt . Đợt 1 từ 10/07/2009 đến
13/07/2009, đợt 2 từ ngày 08/09/2009 đến ngày 11/09/2009.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Luận văn thực hiện phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập
đƣợc những số liệu sơ cấp, đánh giá đƣợc nhu cầu của du khách và tâm lý sẵn
sàng tham gia hoạt động du lịch của ngƣời dân địa phƣơng. Ngoài ra luận văn
còn tiến hành phƣơng pháp phỏng vấn và quan sát tham dự bằng cách quan
sát trực tiếp cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng, hoạt động của khách du
lịch và cách thức thực hiện của nhân viên tại nhà khách uỷ ban nhân dân
huyện Cô Tô.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trong quá trình thực hiện, luận văn đã áp dụng phƣơng pháp lấy ý kiến
chuyên gia bằng cách tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, các nhà khoa

học và các cán bộ chức trách của địa phƣơng thuộc uỷ ban nhân dân huyện Cô
Tô. Những nhận định của các chuyên gia đã giúp tác giả có định hƣớng xác
thực hơn cho các nghiên cứu của mình.

8
7. Bố cục và nội dung chủ yếu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung
của luận văn bao gồm 3 chƣơng.
Chƣơng1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái
Chƣơng 1 trình bày cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về du lịch sinh thái
trong đó trọng tâm là lịch sử hình thành, khái niệm về du lịch sinh thái cũng
nhƣ khái niệm về các nguồn lực phát triển du lịch sinh thái, các nguyên tắc
chỉ đạo về du lịch sinh thái và quan điểm về phát triển bền vững trong du lịch
sinh thái, vấn đề về phát triển du lịch sinh thái trên lãnh thổ biển đảo.
Chƣơng 2: Những nguồn lực cơ bản cho phát triển du lịch sinh thái
tại Cô Tô
Chƣơng 2 trình bày hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại một số đảo
Quảng Ninh nói chung sau đó trình bày, đánh giá các nguồn lực nhƣ tài
nguyên thiên nhiên, chính sách, nguồn lực về kinh tế cũng nhƣ về nguồn nhân
lực cho phát triển du lịch sinh thái tại Cô Tô. Đồng thời nghiên cứu những
thuận lợi và khó khăn cho phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô
Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực cho
phát triển du lịch sinh thái tại Cô Tô
Trình bày, thiết kế một số tuyến điểm du lịch sinh thái và đƣa ra một số
giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch sinh
thái tại Cô Tô. Đặc biệt theo định hƣớng phát triển bền vững.








9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch sinh thái
Trong thời gian qua, Du lịch sinh thái đã đƣợc phát triển nhanh chóng
trên phạm vi toàn cầu, nó nhƣ một hiện tƣợng và xu thế phát triển ngày càng
chiếm đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời bởi đó là loại hình du lịch thiên
nhiên có trach nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn môi trƣờng tự nhiên, các
giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời còn đem lại những
nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự phát triển của du lịch nói
riêng và phát triển kinh tế- xã hội nói chung.
Lúc đầu du lịch sinh thái chỉ đƣợc hiểu là du lịch về với thiên nhiên.
Du lịch thiên nhiên là các hoạt động du lịch trực tiếp phụ thuộc vào việc sử
dụng tài nguyên thiên nhiên bao gồm các yếu tố cảnh quan nhƣ khí hậu, địa
hình, thuỷ văn, thực vật và động vật. Mục đích của các chuyến đi về với thiên
nhiên là tận hƣởng giá trị trong lành của miền thiên nhiên hoang sơ hơn nơi
du khách sống, tiếp theo là tìm hiểu các giá trị của thiên nhiên, sự phong phú
đa dạng của thiên nhiên.
Khi số lƣợng du khách gia tăng, du lịch không còn là một ngành công
nghiệp “không khói” nữa. Du lịch thiên nhiên là lĩnh vực đang nhanh chóng
trở nên lớn mạnh trong nền kinh tế du lịch. Giá trị toàn cầu của du lịch thiên
nhiên trong du lịch quốc tế lên đến khoảng 45 nghìn tỷ đô la Mỹ. Nguồn thu
này chứng tỏ du lịch thiên nhiên là một động lực rất lớn cho các khu bảo tồn ở
nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của số lƣợng khách,
những ảnh hƣởng tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trƣờng ngày càng rõ

rệt. Du lịch hàng loạt không đƣợc kiểm soát đã và đang tiếp tục gây suy thoái

10
các giá trị về tự nhiên văn hoá, cũng nhƣ làm mất đi các nguồn thu quan
trọng. Giờ đây cần thiết phải có một phƣơng thức tiếp cận du lịch có trách
nhiệm với môi trƣờng. Trƣớc thực tế đó đã xuất hiện quan điểm mới về du
lịch sinh thái. Đó là việc lồng ghép các chƣơng trình giáo dục môi trƣờng
trong các chuyến du lịch về với thiên nhiên. Những hƣớng dẫn viên có thêm
trách nhiệm nhắc nhở du khách về ý thức bảo vệ môi trƣờng nhƣ không xả
rác, không làm ầm ĩ, không bẻ cây, săn thú, không khắc lên đá
Có gần 40 thuật ngữ có thể có quan hệ với du lịch sinh thái. Các thuật
ngữ đƣợc biết đến nhiều nhất là: du lịch thiên nhiên, du lịch dựa vào thiên
nhiên hay du lịch hƣớng tới thiên nhiên, du lịch hoang dã, du lịch mạo hiểm,
du lịch xanh, du lịch thay thế, du lịch có trách nhiệm, du lịch thích hợp, kỳ
nghỉ thiên nhiên, du lịch nghiên cứu, du lịch khoa học, du lịch văn hoá, du
lịch ít tác động, du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn, du lịch mềm Các
thuật ngữ này có chung một quan điểm là các hình thức du lịch thay thế cho
du lịch thƣơng mại nhƣng chúng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với du
lịch sinh thái. Ví dụ, mặc dù các du khách đi du lịch hoang dã hay mạo hiểm
có thể hiểu biết thêm rất nhiều về thiên nhiên nơi họ đến thăm nhƣng nếu kèm
theo nó là những tác động tiêu cực đến thiên nhiên thì hình thức du lịch này
không thể đƣợc chấp nhận là du lịch sinh thái.
Có thể lấy ví dụ minh hoạ ở núi Hymalaya. Trƣớc năm 1965, mới chỉ
có gần 10 nghìn du khách đến Nêpal mỗi năm. Nhƣng sau đó, con số này đã
lên đến 250 nghìn. Tại 2 khu bảo tồn quan trọng Annapuran và Sagarmatha,
rừng cây của địa phƣơng đã bị thu hẹp, rút lên trên sƣờn núi vài trăm mét do
hậu quả của sự chặt cây làm củi bán cho những ngƣời đi leo núi và các dịch
vụ ăn ở cho khách. Các dải núi trƣớc đây đƣợc che phủ bởi cây đỗ quyên giờ
đây đã trơ trụi. Số lƣợng một số loài động vật hoang dã nhƣ chim trĩ, nai nhỏ
đã giảm đi, rác thải bừa bãi trên các đƣờng mòn. Nhƣ vậy, mặc dù du khách


11
tự cho mình là các khách du lịch thiên nhiên, họ không phải là khách du lịch
sinh thái, vì sự đến thăm của họ đã cơ bản dẫn đến sự phá hoại tài nguyên
thiên nhiên và phá hoại môi trƣờng.
Khumbu, Nêpal là một minh hoạ khác về những gì không phải là du
lịch sinh thái. Một điều tra thực tiễn ở đây cho thấy nhiều khách phƣơng tây
cho rằng du lịch đã cải thiện đời sống vật chất cho nhân dân địa phƣơng,
nhƣng cũng gây ra sự mất đi nhiều việc làm truyền thống, gây đồng hoá và
mất trật tự xã hội. Rõ ràng, du lịch sinh thái là một thuật ngữ rộng, có nội
dung rất phức tạp.
Du lịch sinh thái “đã vƣợt quá một định nghĩa thông thƣờng bởi vì nó
có tham vọng mô tả một hành động, đƣa ra một trƣờng phái triết học và phổ
biến một mô hình phát triển. Du lịch thiên nhiên bị bó chặt trong hành động
và động cơ thúc đẩy của cá nhân (du khách) trong khi du lịch sinh thái là một
khái niệm rộng lớn dựa trên một phƣơng thức tiếp cận của nƣớc chủ nhà hoặc
vùng chủ nhà đƣợc thiết lập để phấn đấu đạt đƣợc các mục tiêu xa hơn, mục
đích cá nhân. Có một sự thống nhất chung là du lịch sinh thái là một hình thức
du lịch đến các khu thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn, đóng góp
cho phát triển cộng đồng địa phƣơng và dẫn tới kết quả là hiểu biết và đánh
giá kết quả sâu sắc hơn đối với môi trƣờng văn hoá và tự nhiên. Tuy nhiên
bảo tồn là mục đích đầu tiên của du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái đƣợc Chƣơng trình Du lịch Sinh thái của IUCN định
nghĩa là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trƣờng tại
những vùng còn tƣơng đối nguyên sơ, để thƣởng thức và hiểu biết thiên nhiên
(có kèm theo các đặc trƣng văn hoá- quá khứ cũng nhƣ hiện tại) có hỗ trợ đối
với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát
triển của nhân dân địa phƣơng.

12

Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế, du lịch sinh thái là du lịch
có trách nhiệm đối với thiên nhiên, đặc biệt là ở các khu bảo tồn thiên nhiên,
nơi môi trƣờng đƣợc bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phƣơng đƣợc đảm
bảo. Tại Hội thảo xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phát triển du lịch sinh thái
9/1999, dựa trên hoàn cảnh cụ thể và thực tế của nƣớc ta, một số nhà nghiên
cứu đã đề xuất định nghĩa về du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên và văn hoá bản địa, có tính giáo dục môi trƣờng, và đóng góp cho
các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phƣơng. Trong các định nghĩa này, du lịch sinh thái bao hàm du
lịch thiên nhiên có nguyên tắc. Du lịch sinh thái phải thoả mãn nhu cầu tiếp
cận và thƣởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên hiện nay của du khách, song phải
đảm bảo quyền lợi đó cho các thế hệ mai sau.
Có thể phân biệt du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái bằng cách mô
tả du lịch sinh thái là “chú trọng vào mục đích và có trách nhiệm cụ thể thiết
thực trong việc nâng cấp và duy trì thiên nhiên”. Nhƣ vậy, có thể phân biệt
giữa các công ty du lịch thông thƣờng và các nhà điều hành du lịch sinh thái
có nguyên tắc. Các công ty điều hành thông thƣờng không gắn mình vào bảo
tồn hay quản lý thiên nhiên, họ chỉ đơn thuần chào mời khách hàng các cơ hội
thăm thú các địa điểm và con ngƣời xa lạ trƣớc khi chúng biến mất. Trái lại
các Công ty điều hành du lịch sinh thái tham gia quản lý với ban quản lý khu
bảo tồn thiên nhiên và nhân dân địa phƣơng, với ý định đóng góp cho sự bảo
vệ lâu dài các vùng đất hoang sơ và sự phát triển địa phƣơng với hy vọng thúc
đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa cƣ dân và khách tham quan.
Giai đoạn phát triển tiếp theo của quan niệm du lịch sinh thái đã mang
tính thực tế hơn. Đó là việc chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng và đóng
góp cho việc bảo vệ, tôn tạo môi trƣờng. Các nhà bảo tồn đã phát triển khái
niệm du lịch sinh thái trong một nỗ lực nhằm bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên

13
bằng cách giúp các cộng đồng địa phƣơng quản lý sử dụng tài nguyên. Du

lịch sinh thái ra đời nhƣ một công cụ bảo tồn thiên nhiên. Cần đền bù cho
những thiệt hại (giảm thu nhập) của ngƣời dân địa phƣơng khi họ tình nguyện
không khai thác tiếp các sản phẩm từ rừng bằng việc thu hút họ vào các hoạt
động du lịch. Về mặt lý thuyết, quan điểm này đƣợc sự ủng hộ rộng rãi của
mọi ngƣời. Song trên thực tế hầu nhƣ ít nơi thực hiện đƣợc. Trong hoàn cảnh
của nƣớc ta hiện nay, vấn đề này càng khó thực hiện. Tình trạng chung của
các doanh nghiệp lữ hành (kể cả nhà nƣớc và tƣ nhân) đều thi nhau hạ giá sản
phẩm để thu hút khách. Do vậy, hầu nhƣ không doanh nghiệp nào sẵn sàng
chia sẻ bớt phần lợi nhuận nhỏ bé của mình cho cộng đồng địa phƣơng và cho
việc bảo tồn. Chính điều này đã làm du lịch sinh thái đi vào chỗ bế tắc. Hình
ảnh khu thiên nhiên, khu bảo tồn quốc gia, vƣờn quốc gia của Việt Nam dƣới
tác động của du lịch trong những năm qua là những minh chứng rõ nét. Một
trong những lý do cơ bản làm cho thắng cảnh Hƣơng Sơn chƣa đƣợc công
nhận là di sản thế giới chính là không có một chính sách và hành động bảo vệ
môi trƣờng nghiêm túc. Tất cả mọi thành phần kinh tế đến đây kinh doanh chỉ
tìm cách tăng doanh thu, giảm chi và thờ ơ hoặc bất lực, đành làm ngơ trƣớc
thảm hoạ môi trƣờng. Một nguy cơ đang tiềm ẩn có thể cảnh báo trƣớc là
vƣờn Quốc gia và đảo Cát Bà. Với con tàu thuỷ cao tốc Thuỷ Bắc - Lim
Bang, với nguồn điện quốc gia và con đƣờng bộ nối ra đảo đã đƣợc hoàn
thành thì rất có thể Cát Bà sẽ trở thành một công viên Thống Nhất hay công
viên Tuổi Trẻ nhƣ ở Hà Nội hiện nay. Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm thế nào
để không những không giảm mà còn phải tăng lợi nhuận cho các doanh
nghiệp lữ hành đồng thời vẫn tạo ra nguồn tài chính cho việc bảo vệ và tôn
tạo môi trƣờng.
Song song với việc đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trƣờng, du
lịch sinh thái cần tạo ra công ăn việc làm cho chính ngƣời dân địa phƣơng.

14
Thực tế cũng chỉ ra rằng, nhận thức vấn đề này tuy đã khó song thực thi nó
còn khó hơn nhiều. Lý do ngƣời dân địa phƣơng ít đƣợc tham gia vào hoạt

động du lịch là nhận thức và trình độ thấp kém của họ.
Bên cạnh sự thay đổi về phƣơng pháp tiếp cận, đối tƣợng trong du lịch
sinh thái cũng đƣợc hiểu rộng hơn. Trƣớc đây chỉ có du lịch về với thiên
nhiên hoang sơ mới đƣợc coi là du lịch sinh thái. Hiện nay nhiều ngƣời quan
niệm rằng thiên nhiên ở mọi nơi, không nhiều thì ít, đã bị hoạt động sống của
con ngƣời làm biến đổi. Hoạt động này nói lên đặc điểm văn hoá của cộng
đồng. Văn hoá cộng đồng vừa chịu ảnh hƣởng của thiên nhiên, mang dấu ấn
của thiên nhiên, vừa tác động lên thiên nhiên, cải biến thiên nhiên, tạo cho
thiên nhiên một sắc thái riêng. Do vậy, bên cạnh tài nguyên du lịch sinh thái
tự nhiên, khách du lịch sinh thái còn muốn tìm hiểu về tài nguyên du lịch sinh
thái nhân văn.
Tóm lại, tiến trình du lịch sinh thái trải qua những giai đoạn sau:
 Du lịch sinh thái đƣợc hiểu là du lịch về với thiên nhiên trong lành.
 Hoạt động du lịch sinh thái phải góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi
trƣờng.
 Việc kinh doanh du lịch sinh thái phải mang lại nguồn lợi cho địa
phƣơng và tạo nguồn tài chính để góp phần bảo vệ môi trƣờng.
 Đã là hoạt động du lịch sinh thái phải nhất thiết có sự tham gia và ủng
hộ của cộng đồng địa phƣơng.
 Đối tƣợng tham quan của khách du lịch sinh thái còn mở rộng ra đến
các tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn.
Tuy nhiên trong thực tế, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các
bên tham gia chƣa có lợi thoả đáng nên cho đến nay ở nƣớc ta vẫn chƣa nơi
nào có hoạt động du lịch sinh thái theo nghĩa trọn vẹn của nó.


15
1.1.2. Khái niệm
1.1.2.1. Du lịch sinh thái
Khái niệm về du lịch sinh thái là một khái niệm rộng, đƣợc hiểu khác nhau

từ những góc độ khác nhau.
Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: Du lịch sinh thái là
việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn đƣợc môi
trƣờng và cải thiện phúc lợi cho ngƣời dân địa phƣơng.
Tại hội thảo quốc gia về “ Xây dựng chiến lƣợc phát triển Du lịch sinh thái
ở Việt Nam” năm 1999 đã đƣa ra định nghĩa về Du lịch sinh thái: Du lịch sinh
thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo
dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng.
1.1.2.2. Nguồn lực phát triển du lịch sinh thái
Theo từ điển bách khoa toàn thƣ, nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực,
đƣờng lối chính sách, vốn và thị trƣờng… có thể đƣợc khai thác nhằm phục
vụ cho phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. Không những thế, nguồn
lực còn bao hàm cả các yếu tố nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài.
Nguồn lực không phải là bất biến mà nó thay đổi theo không gian và thời
gian. Con nguời có thể thay đổi nguồn lực theo hƣớng có lợi cho mình.
Nguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi ngành kinh
tế của mỗi quốc gia.
Qua khái niệm nguồn lực đƣa ra ở trên, nguồn lực để phát triển kinh tế nói
chung, nguồn lực để phát triển du lịch sinh thái nói riêng bao gồm các yếu tố
thành phần nhƣ sau

16
- Nguồn lực tài nguyên: là sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tự nhiên.
Bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên nƣớc,
tài nguyên khí hậu, vị trí địa lý phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái.
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc
phát triển du lịch sinh thái. Do đó, vấn đề sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo
vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đang đƣợc đặt ra nhằm đảm bảo những

điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái.
- Nguồn lực về kinh tế- xã hội: Bao gồm nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và
công nghệ, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nhƣ hệ thống
vận tải, giao thông, đƣờng sá, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí
phục vụ nhu cầu du khách, an ninh quốc phòng, các chính sách phát triển du
lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch từ nhà hàng, khách sạn, công ty lữ
hành cho đến các chính sách của cơ quan, chính quyền địa phƣơng. Các chính
sách đóng vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lƣợc phát triển du lịch phù hợp
với từng điều kiện trong từng giai đoạn cụ thể.
- Nguồn lực con ngƣời: Nguồn nhân lực phục vụ du lịch gắn với tài
nguyên trí thức và tài nguyên thông tin. Trí tuệ con ngƣời có giá trị đặc biệt
và không thể tự có đƣợc mà phải mất công, mất sức mới có. Du lịch là một
ngành dịch vụ đặc biệt trong đó con ngƣời phục vụ con ngƣời. Vì vậy, vấn đề
nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch đặc biệt quan trọng ảnh hƣởng
mạnh mẽ đến chất lƣợng sản phẩm du lịch. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch
đặc biệt là du lịch sinh thái phải có đầy đủ những kiến thức về môi trƣờng,
sinh thái cũng nhƣ nghiệp vụ lành nghề của nhân viên phục vụ du lịch và trình
độ ngoại ngữ cao. Có nhƣ vậy mới đảm bảo chất lƣợng dịch vụ phục vụ du
khách. Vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái là
một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển du lịch sinh thái.

17
Hiểu biết và đánh giá đúng cũng nhƣ biết huy động tối đa các nguồn lực sẽ
thúc đẩy quá trình phát triển du lịch sinh thái ở mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia.
Để phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng bền vững cần phát hiện và sử dụng
hợp lí, hiệu quả các nguồn lực sẵn có và tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài.
1.1.3. Các nguyên tắc chỉ đạo về du lịch sinh thái
Để phát triển du lịch sinh thái, nhiều tổ chức có liên quan nhƣ Hội du
lịch Sinh thái Quốc tế, Hiệp hội Du lịch Quốc tế, IUCN, WWF, Hiệp hội Du
lịch Châu Á - Thái Bình Dƣơng đã đề ra một số nguyên tắc chỉ đạo. Các

nguyên tắc này đƣợc định hƣớng vào các đối tƣợng chủ yếu là du khách, nhà
cung ứng du lịch và các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên. Dƣới đây là
các nguyên tắc cơ bản đó.
1.1.3.1. Nguyên tắc chỉ đạo cho khách du lịch sinh thái
Khách du lịch sinh thái khác với các khách du lịch thông thƣờng, họ là
những ngƣời quan tâm hơn cả đến các giá trị tự nhiên và giá trị nhân văn ở
những khu vực thiên nhiên hoang dã, vì vậy các nguyên tắc chỉ đạo dành cho
khách du lịch sinh thái nhƣ sau:
Không lại quá gần động vật hoang dã và không cho chúng ăn. Động
vật hoang dã có thể có hai loại phản ứng khi thấy ngƣời tiếp cận. Hoặc chúng
hoảng sợ, bỏ chạy và rời bỏ nơi ở cũ để đi tìm chỗ mới, điều này có thể dẫn
đến những nguy hiểm cho chúng nhƣ bị tấn công khi xâm phạm lãnh thổ kẻ
khác, bị đói vì không tìm thấy thức ăn … Hoặc chúng có thể tấn công bạn
theo bản năng để tự vệ. Hoặc chúng có thể ăn phải những thức ăn lạ sẽ bị sinh
bệnh, ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ.
Không thu thập động thực vật được bảo vệ và bị đe doạ. Hiện nay có
nhiều loài động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Có thể bạn có ý định rất
tốt muốn cƣu mang một con vật hoang dã, tạo cho nó một trƣờng sống tốt ở
nhà mình. Song nơi ở thoải mái truyền thống của chúng là trong thiên nhiên.

18
Chúng rất có thể không thích nghi với cuộc sống ở nhà bạn và do vậy chúng
có thể bị chết hay trở nên vô sinh. Thực vật cũng vậy, các rạn san hô dƣới đáy
biển hay các loài phong lan trên rừng cũng góp phần làm tăng sự đa dạng sinh
học của một hệ sinh thái, chỉ vì những hành động vô thức của khách du lịch
cũng gây nên những tác động không nhỏ đến môi trƣờng sinh thái.
Không mua động thực vật được bảo vệ và bị đe doạ hoặc các sản phẩm
được làm từ chúng. Ngƣời dân địa phƣơng có thể chƣa nhận thức đƣợc đúng
đắn giá trị về mặt khoa học của các loài này. Hoặc có thể do cuộc sống của họ
quá thấp. Nếu bạn mua những thứ này là bạn đang khuuyến khích ngƣời dân

tàn phá môi trƣờng, làm cạn kiệt nguồn gien. Bằng việc từ chối mua chúng,
bạn đang góp phần vào việc giúp ngƣời dân thay đổi phƣơng thức sống theo
hƣớng bảo vệ môi trƣờng.
Không xả rác bừa bãi và tránh làm ô nhiễm môi trường nước và đất.
Bạn nên mang theo một vài túi đựng rác theo mình. Khi có rác, nếu không có
thùng rác, bạn hãy cho rác của bạn vào túi và mang theo đến nơi quy định.
Rất nhiều thứ rác lâu phân huỷ trong tự nhiên. Có những thứ rác biến thành
cái bẫy nguy hiểm đối với động vật hoang dã.
Tìm hiểu về văn hoá và tự nhiên của nơi du lịch trước khi bạn đến
thăm. Những hiểu biết của bạn về khu vực sẽ làm cho bạn đƣợc trân trọng
hơn khi bạn đến thăm, tránh cho bạn lâm vào tình trạng lố bịch, ngờ nghệch…
Hơn nữa những hiểu biết ấy sẽ làm cho chuyến du lịch của bạn hứng thú hơn
vì lúc đó bạn có cái để kiểm chứng, đối chiếu và tìm hiểu kỹ nhƣ một chuyên
gia thực thụ.
Tôn trọng văn hoá địa phương và không đưa nếp sống thành thị vào
nơi bạn tới. Mục đích của nguyên tắc này là góp phần bảo lƣu và gìn giữ sự
đa dạng về văn hoá, thể hiện sự tôn trọng trong tƣ tƣởng bình đẳng. Không
thể lấy tiêu chí lối sống của xã hội minh đang sống để phán xử, phê phán hay

19
chỉ trích lối sống, phong tục địa phƣơng nơi mình đến tham quan. Không vi
phạm những điều kiêng kị của dân địa phƣơng, của tôn giáo tín ngƣỡng địa
phƣơng.
Quan tâm đến cuộc sống đời thường và vấn đề môi trường thông qua
chuyến đi. Nên có thái độ hoà nhã, gần gũi với ngƣời dân. Lúc đó bạn sẽ đƣợc
mọi ngƣời đối xử cởi mở hơn. Bạn có thể điều chỉnh đƣợc hành vi của mình
nếu biết rằng thu nhập cả năm của ngƣời dân chƣa bằng số tiền bạn để ra để đi
du lịch. Bạn không nên cho tiền những ngƣời ăn xin song rất nên đóng góp
cho quỹ từ thiện nếu biết chắc chắn rằng quỹ này sẽ đƣợc sử dụng đúng mục
đích nhân đạo và bảo vệ môi trƣờng.

Sống gần gũi với thiên nhiên và tiếp thu lối sống thiên nhiên thông qua
kinh nghiệm của chuyến đi. Sống hoà mình vào thiên nhiên là một trong
những mục tiêu của du lịch sinh thái. Có những điều thực hiện rất dễ dàng
trong điều kiện bình thƣờng thì lại rất khó khi đi du lịch trong thiên nhiên. Vì
vậy qua chuyến du lịch bạn sẽ học đƣợc nhiều kỹ năng để tự lực và tăng khả
năng sáng tạo khi thực hiện công việc thƣờng ngày
1.1.3.2. Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà điều hành du lịch sinh thái và
các hướng dẫn viên du lịch
Lập kế hoạch chuyến đi nhằm nâng cấp từ du lịch về với thiên nhiên
thông thƣờng thành du lịch có tính giáo dục và bảo vệ môi trƣờng.
Chọn những nơi sẵn sàng tiếp nhận du lịch sinh thái
Lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, tổ chức bảo tồn phi chính phủ
cũng nhƣ cộng đồng địa phƣơng trong giai đoạn quy hoạch
Không chấp nhận tổ chức cho nhóm du lịch lớn hơn 20 ngƣời.
Tổ chức định hƣớng cho khách du lịch trƣớc chuyến du lịch.
Thu nạp hƣớng dẫn viên có hiểu biết và thực hành về du lịch sinh thái

20
Bố trí các hƣớng dẫn là ngƣời địa phƣơng quen thuộc với tự nhiên và
văn hoá của nơi du lịch
Chọn nơi ăn ở do ngƣời địa phƣơng quản lý và giới thiệu các loại lƣu
niệm có ý nghĩa môi trƣờng cho khách du lịch, khuyến khích du khách tiếp
xúc với dân địa phƣơng
Thu thập các ý kiến nhận xét của cộng đồng địa phƣơng cũng nhƣ du
khách để kịp thời rút kinh nghiệm cho các chuyến du lịch sau.
1.1.3.3. Nguyên tắc chỉ đạo cho chủ nhà trọ
Chọn nơi thích hợp để làm nơi ăn nghỉ cho khách du lịch sinh thái.
Làm giảm tới mức thấp nhất những tác động lên thiên nhiên và văn hoá
địa phƣơng khi lập kế hoạch xây dựng khu ăn nghỉ.
Hãy bám sát với các thông tin về ảnh hƣởng của khu ăn nghỉ với môi

trƣờng xung quanh nhƣ phong cảnh, tiêu hao năng lƣợng, ô nhiễm….
Không cung cấp những công cụ hay dịch vụ không cần thiết
Giải thích về thiên nhiên và văn hoá địa phƣơng cho du khách
Trao đổi thông tin với các nhà tự nhiên học địa phƣơng, các nhóm bảo tồn.
Cho khách ăn những món ăn và bán cho họ những món quà làm bằng
sản phẩm địa phƣơng.
Đem những hiểu biết và thông tin thu lƣợm đƣợc từ du lịch sinh thái
phục vụ trở lại cho cộng đồng địa phƣơng.
Tham gia vào các sự kiện và hoạt động giáo dục liên quan đến bảo tồn
thiên nhiên và giữ gìn văn hoá địa phƣơng.
1.1.3.4. Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên
Nghiên cứu về sức chịu đựng của khu bảo tồn thiên nhiên để khống
chế số lƣợng du khách tối đa và kiểm soát lƣợng khách thăm quan hàng ngày.

×