Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập Asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 142 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THẾ HÙNG

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN

CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH HỌC
MÃ SỐ: …….


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC



Người hướng dẫn: TS. TRỊNH XUÂN DŨNG




HÀ NỘI - 2006

7
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1


CHƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH ASEAN VÀ HỢP
TÁC DU LỊCH TRONG ASEAN 4
1.1. Khái quát chung về ASEAN 4
1.1.1. Sự ra đời của tổ chức ASEAN 5
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ASEAN 5
1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức 15
1.1.1.3. Nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN 18
1.1.2. Những u thế của các quốc gia ASEAN 20
1.1.2.1. Vị trí địa lý và yếu tố tự nhiên 20
1.1.2.2. Kinh tế 21
1.1.2.3. Văn hoá 23
1.1.2.4. Xã hội 24
1.1.3. Khả năng hợp tác của các nƣớc ASEAN trong quá
trình hội nhập kinh tế thế giới 24
1.2. Khái quát về hoạt động du lịch ASEAN 25
1.2.1. Khái quát chung về du lịch ASEAN 25
1.2.2. Tình hình và kết quả hơp tác du lịch Việt Nam -
ASEAN thời gian qua 27
1.2.2.1. Hợp tác du lịch đa phơng trong ASEAN 28
1.2.2.2. Hợp tác du lịch song phương trong ASEAN 35
CHƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CỦA DU LỊCH
VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN 38
2.1. Đặc điểm chung của thị trƣờng du lịch ASEAN 38
2.1.1. Đặc điểm cung cầu của thị trờng du lịch ASEAN 38
2.1.1.1. Nhu cầu du lịch trong khu vực ASEAN 38

8
2.1.1.2. Yếu tố cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch trong
khu vực ASEAN 40
2.1.2. Thực trạng thị trờng nhận khách quốc tế (inbound) 41

2.1.2.1. Lượng khách 41
2.1.2.2. Cơ cấu khách 42
2.1.3. Thực trạng thị trƣờng gửi khách (outbound) 47
2.1.3.1. Lượng khách 47
2.1.3.2. Chi phí du lịch quốc tế 49
2.1.4. Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch 50
2.1.5. Hiệu quả kinh tế xã hội của du lịch 51
2.2. Thực trạng du lịch Việt Nam 52
2.2.1. Những thành tựu 52
2.2.2. Hạn chế và tồn tại 53
2.3. Sản phẩm du lịch đặc trng của ASEAN và vị trí sản
phẩm du lịch Việt Nam so với các nớc ASEAN 55
2.3.1. Sản phẩm du lịch đặc trong các nƣớc ASEAN 55
2.3.1.1. Đặc điểm chung 55
2.3.1.2. Các loại hình sản phẩm du lịch đặc trong 56
2.3.2. Vị trí sản phẩm du lịch Việt Nam so với các nƣớc
ASEAN 61
2.4. Những hạn chế và thách thức đối với du lịch Việt Nam
trong quá trình hội nhập ASEAN 62
2.4.1. Những hạn chế và thách thức về điều kiện khách
quan 62
2.4.2. Những yêu cầu và thách thức về điều kiện chủ quan 64
CHƠNG 3: NHỮNG CƠ HỘI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ DU
LỊCH VIỆT NAM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP ASEAN 68
3.1. Xu hƣớng phát triển chung của du lịch thế giới 68

9
3.1.1. Các xu hƣớng phát triển kinh tế xã hội ảnh hởng
đến sự phát triển du lịch 69

3.1.2. Các xu hƣớng phát triển trong ngành du lịch 71
3.2. Xu hớng phát triển của thị trƣờng du lịch ASEAN 74
3.2.1. Những chính sách và biện pháp phát triển du lịch
chung giữa các nƣớc ASEAN 77
3.2.2. Một số chính sách thúc đẩy phát triển du lịch của
các nƣớc ASEAN 83
3.2.3. Các chính sách ngắn hạn nhằm thu hút khách du
lịch của một số nƣớc ASEAN 85
3.2.4. Chơng trình phát triển các điểm du lịch hạng hai
(thứ cấp) 86
3.2.5. Thành lập nhóm thông tin liên lạc về du lịch của
ASEAN- một bộ khung để liên lạc giữa các cơ quan
du lịch quốc gia. 88
3.3. Những lợi thế và cơ hội của du lịch việt nam trong quá
trình hội nhập ASEAN và quốc tế 89
3.3.1. Những lợi thế của du lịch Việt Nam trong quá trình
hội nhập ASEAN và Quốc tế 89
3.3.2. Những cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam trong quá
trình hội nhập ASEAN 90
3.4. Một số đề xuất giải pháp đối với Du lịch Việt Nam trong
quá trình hội nhập ASEAN 91
3.4.1. Nhóm giải pháp về mặt chính sách 91
3.4.1.1. Thống nhất và nâng cao nhận thức về hội nhập
kinh tế quốc tế trong toàn ngành Du lịch 91
3.4.1.2. Rà soát, điều chỉnh cơ sở pháp lý phù hợp liên
quan đến du lịch 91

10
3.4.1.3. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách tạo nguồn
lực cho ngành Du lịch phát triển 92

3.4.1.4. Có chính sách đầu t phù hợp 93
3.4.1.5. Chiến lợc phát triển nguồn nhân lực du lịch 93
3.4.2. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động du lịch 94
3.4.2.1. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý
nhà nớc về du lịch 94
3.4.2.2. Xây dựng kế hoạch tổng thể hội nhập, phối, kết
hợp các lộ trình hội nhập du lịch thành một tổng
thể nhất quán. 96
3.4.2.3. Tích cực, chủ động đa phơng hóa, đa dạng hóa
hợp tác về du lịch trong ASEAN. 97
3.4.2.4. Tăng cờng công tác nghiên cứu thị trờng, xúc
tiến và quảng bá du lịch. 98
3.4.2.5. Xắp xếp, củng cố hoạt động của hệ thống doanh
nghiệp du lịch 99
3.4.3. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp 100
3.4.3.1. Nghiên cứu thị trờng, các chính sách, luật định quốc
tế liên quan tới thơng mại du lịch, chủ động tiếp cận
thị trờng quốc tế nói chung và ASEAN nói riêng 100
3.4.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 101
3.4.3.3. Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ 102
3.4.3.4. Đa dạng hoá sản phẩm 102
3.4.3.5. Chủ động tiếp cận thị trờng quốc tế 103
3.4.4. Một số kiến nghị 103
3.4.4.1. Đối với chính phủ 103
3.4.4.2. Đối với tổng cục 104
3.4.4.3. Đối với các bộ, ngành địa phơng 106

11
KẾT LUẬN 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

12
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 : Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến ASEAN 1995 - 2004.
Bảng 2 : Lượng khách du lịch quốc tế đến ASEAN 1995 - 2004.
Bảng 3 : Thị phần khách du lịch quốc tế đến ASEAN 1995 - 2004.
Bảng 4 : Dự báo số lượng khách du lịch đến năm 2020 và tốc độ phát
triển trung bình hàng năm của các khu vực trong vùng Đông á-
Thái Bình Dương.
Bảng 5 : Các nguồn khách du lịch chính đến các nước ASEAN.























13
BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


1. ACEPT: Hiệp định về chơng trình thuế quan u đãi có hiệu lực chung
(Agreement on Common Effective Preferential Tariff) 1/1992.
2. AEAEC: Hiệp định khung về tăng cờng hợp tác kinh tế ASEAN
(Framework Agreement on Enhancing ASEAN Economic Cooperation)
1/1992.
3 AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community).
4. AEM: Hội nghị Bộ trởng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers).
5. AFTA: Khu mậu dịch tự do (ASEAN Free Trade Area).
6. AJC: Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (ASEAN-JAPAN Center)
7. AMM: Hội nghị Bộ trởng ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting).
8. ATIC: Trung tâm thông tin du lịch ASEAN (ASEAN Tourism
Information Center)
9. ASC: Uỷ ban thờng trực ASEAN (ASEAN Standing Committee).
10. ASC: Cộng đồng an ninh ASEAN (ASEAN Security Community).
11. ASEAN Summit: Hội nghị Thợng Đỉnh ASEAN.
12. ASEAN: Hiệp hội các nớc Đông Nam á (The Association of Southeast
Asean Nations).
13. ASEANTA: Hiệp hội du lịch ASEAN (ASEAN Association of
Tourism)
14. ARF: Diễn đàn khu vực ASEAN.
15. ATF: Diễn đàn Du lịch ASEAN (ASEAN Tourism Forum).


14
16. BIMP-EAGA: Khu vực tăng trởng đông ASEAN (Brunei, Indonesia,
Malaysia, Phillipines - East ASEAN Growing Area)
17. CEP: Khuôn khổ đối tác kinh tế toàn diện.
18. CEPT: Chơng trình u đãi thuế quan có hiệu lực chung.
19. DAC: Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN. (Declaration of ASEAN
concord) 24/2/1976.
20. EAS: Hội nghị cao cấp Đông Á (East ASEAN Summit)
21. HPA: Chơng trình hành động Hà Nội. (Ha Noi Programe of Action)
22. JCM: Cuộc họp t vấn chung (Joint Consultative Meeting).
23. JMM: Hội nghị liên Bộ trởng (Joint Ministerial Meeting).
24. PTA: Nghị định th về mở rộng danh mục thuế u đãi theo thoả thuận u
đãi buôn bán ASEAN 12/1987.
25. SEOM: Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic
Official Meeting)
26. SVTC: Uỷ ban hợp tác du lịch Việt Nam-Singapore (Singapore-Việt
Nam Travel Commitee)
27. SOM: Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Official Meeting).
28. TAC: Hiệp ớc Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ớc Bali -
Treaty of Amity and Cooperation in Southest Asia) 2/1976.
29. ZOPFAN: Tuyên bố Kuala Lumpur (Zone of Peace, Freedom and
Neutrality declaration) 17/11/1971.




15
LỜI NÓI ĐẦU


Trong nửa cuối thế kỷ 20 và đặc biệt trong thập kỷ 90, toàn cầu hoá
kinh tế đã trở thành vấn đề quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới và
được thể hiện ở các mặt thương mại, đầu tư và tài chính. Toàn cầu hoá kinh tế
là giai đoạn phát triển mới của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự tự do
di chuyển các nguồn hàng hoá, tài chính, lao động giữa các vùng lãnh thổ, các
quốc gia để tiến đến hình thành nền kinh tế thị trường thống nhất toàn thế
giới. Đặc điểm rõ nhất của việc phát triển kinh tế thế giới là xu thế hội nhập
kinh tế khu vực, tập đoàn hoá khu vực. Trên thế giới hiện nay đã xuất hiện
nhiều tổ chức, khối kinh tế như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), khối
các nước G7, Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ,
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Việc gia nhập ASEAN của Việt Nam là sự kiện đánh dấu một bước
phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành du lịch nói
riêng. Nó đã mở ra một cánh cửa rộng lớn cho thị trường du lịch của Việt
Nam. Trên thực tế, ngành du lịch Việt Nam đã và đang chuẩn bị tích cực cho
chương trình hội nhập của mình vào sự phát triển chung của du lịch các nước
ASEAN.
Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) thì lượng khách du
lịch quốc tế đến các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam chủ yếu là khách đi
lại trong khu vực (chiếm khoảng hơn 35%). Chính vì vậy việc nghiên cứu thị
trường ASEAN có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam.
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

16
Ngày nay vấn đề hội nhập và hợp tác kinh tế là một xu thế tất yếu của
hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Trong quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế thế giới, ngành du lịch đóng một
vai trò hết sức quan trọng. Với mong muốn du lịch Việt Nam thực hiện hiệu
quả quá trình hội nhập khu vực ASEAN, đề tài đưa ra những nghiên cứu,

đánh giá thực trạng hoạt động hợp tác du lịch khu vực ASEAN, đưa ra những
nhận định về những cơ hội cũng như thách thức của du lịch Việt Nam nói
riêng và du lịch trong khu vực nói chung. Việc đưa ra những giải pháp khai
thác hiệu quả thị trường du lịch ASEAN là hết sức quan trọng. Đề tài đưa ra
một số kiến nghị, giải pháp để góp phần nâng cao khả năng hội nhập, tận
dụng những cơ hội cũng như giải pháp cho những thách thức đối với du lịch
Việt Nam.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
- Xác định cơ sở lý luận về thị trường du lịch các nước ASEAN, xu
hướng phát triển, mối quan hệ và những tác động tới du lịch Việt Nam.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng thị trường du lịch các nước ASEAN,
các cơ hội cũng như những thách thức của du lịch Việt Nam trong quá trình
hội nhập ASEAN.
- Đề xuất các giải pháp phát triển hợp tác du lịch Việt Nam - ASEAN,
đáp ứng yêu cầu hội nhập du lịch khu vực trong giai đoạn mới.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch các nước
thành viên ASEAN, hội nhập du lịch trong khối ASEAN, những kết quả đạt
được và những hạn chế, tồn tại. Về phạm vi thời gian, luận văn tập trung

17
nghiên cứu tình hình thực tiễn hoạt động du lịch khu vực ASEAN trong 10
năm gần đây và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho một vài năm tới.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.
5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Về bố cục, đề tài được chia thành ba phần như sau:
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH ASEAN VÀ HỢP

TÁC DU LỊCH TRONG ASEAN.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC CỦA DU LỊCH
VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN.
CHƢƠNG 3: NHỮNG CƠ HỘI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ DU
LỊCH VIỆT NAM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN.









18
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH ASEAN
VÀ HỢP TÁC DU LỊCH TRONG ASEAN


1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ASEAN.
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations - ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 bởi Tuyên bố Bangkok,
Thailand, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực.
Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là Indonesia, Malaysia,
Phillippines, Singapore và Thailand. Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Brunei
làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7
của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Myanmar. Ngày 30/4/1999,
Cambodia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.

ASEAN có diện tích hơn 4,5 triệu km
2
với dân số khoảng 505 triệu
người; GDP khoảng 731 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm
339,2 tỷ USD [1]. Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu
cơ bản như: Cao su, thiếc, dầu thực vật, gỗ, gạo, đường, dầu thô, dứa… Công
nghiệp của ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực:
dệt, hàng điện tử, các loại hàng tiêu dùng Những sản phẩm này được xuất
khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập nhanh chóng vào các thị trường
thế giới và được coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nước đang
phát triển.
Cơ cấu kinh tế các nước ASEAN đang chuyển dịch mạnh mẽ theo
hướng công nghiệp hóa. Ngoại trừ Indonesia với công nghiệp chế tạo (không

19
kể công nghiệp khai thác) chiếm tỷ trọng khoảng 20% GDP, còn ở các nước
khác tỷ trọng này xấp xỉ 30%. Nhờ chính sách kinh tế “hướng ngoại”, nền
ngoại thương ASEAN đã phát triển nhanh chóng, tăng gấp đôi trong vòng 10
năm qua, đạt trên 160 tỷ đô la Mỹ vào đầu những năm 1990 (nay là 339 tỷ đô
la Mỹ), nâng tỷ trọng trong ngoại thương thế giới từ 3,6% lên 4,7% [15].
ASEAN cũng là đối tượng thu hút nhiều vốn đầu tư của thế giới.
1.1.1. Sự ra đời của tổ chức ASEAN.
1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN.
Tuyên bố Bangkok
Đây là tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát
triển văn hóa, tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cũng như thúc đẩy hòa
bình, ổn định trong khu vực.
Tuyên bố Kuala Lumpur

Tháng 11/1971, các nước ASEAN đã đưa ra văn bản quan trọng đầu
tiên là Tuyên bố Kua Lumpur về thiết lập Khu vực hòa bình, Tự do và Trung
lập ở Đông Nam Á (ZOPFAN). Tuyên bố này đã định ra các mục tiêu cơ bản
và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa
bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp bất cứ hình thức nào của các
cường quốc bên ngoài.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ I năm 1976
Hội nghị Cấp cao ASEAN đã họp lần đầu tiên tại Bali (Indonesia) từ 23
- 24/2/1976. Tại hội nghị này các vị đứng đầu chính phủ ASEAN đã ký hai
văn kiện quan trọng:

20
- Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali), khẳng
định 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (TAC).
- Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (DAC): Cam kết cùng phối hợp để
đảm bảo sự ổn định khu vực cũng như tăng cường sự hợp tác kinh tế, văn hóa,
giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên của ASEAN.
Tại Hội nghị cấp cao này, các nước ASEAN cũng đã ký Hiệp định
thành lập Ban Thư ký ASEAN (có trụ sở đặt tại Jakata) để phối hợp hoạt động
giữa các ủy ban và dự án hợp tác ASEAN.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ II năm 1977
Từ ngày 4 - 5/8/1977, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ hai đã được tổ
chức tại Kuala Lumpur nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập ASEAN. Hội
nghị đạt được hai kết quả quan trọng. Thứ nhất, chính thức hình thành cơ chế
đối thoại giữa ASEAN với các nước công nghiệp phát triển nhằm nâng cao
vai trò của ASEAN trong cộng đồng quốc tế. Lần đầu tiên những Người đứng
đầu Chính phủ của ba nước ngoài khu vực ASEAN là Nhật Bản, Australia,
New Zealand đã tham gia đối thoại với ASEAN sau Hội nghị chính thức. Đến
nay ASEAN có 11 nước và tổ chức đối thoại là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga, EU, Mỹ, Canada và UNDP.

Ngoài ra, ASEAN còn có cơ chế đối thoại theo lĩnh vực với Pakistan. Thứ
hai, cơ cấu lại Uỷ ban hợp tác ASEAN để chuẩn bị cho việc mở rộng hợp tác
ASEAN ra mọi lĩnh vực.
Kết nạp Brunei Darussalam
Brunei Darussalam là quan sát viên của ASEAN từ năm 1981. Ngày
1/1/1984, Brunei nộp đơn xin gia nhập ASEAN và ngày 7/1/1984, Brunei
được chính thức kết nạp vào ASEAN.

21
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ III năm 1987
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ III được tổ chức tại Manila,
Phillippines từ 14 - 15/12/1987, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập ASEAN. Tại
Hội nghị này, các vị đứng đầu Chính phủ các nước ASEAN đã thông qua
nhiều văn kiện quan trọng sau:
- Tuyên bố Manila năm 1987: bày tỏ quyết tâm của các nước ASEAN
tiếp tục thúc đẩy và củng cố đoàn kết và hợp tác khu vực, giải quyết các tranh
chấp bằng biện pháp hòa bình, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, khuyến
khích khu vực tư nhân tham gia vào hợp tác ASEAN.
- Nghị định thư Manila sửa đổi Điều 14 và Điều 18 của TAC để các
nước ngoài khu vực có thể tham gia.
- Hiệp ước khuyến khích và bảo đảm đầu tư ASEAN.
- Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo thỏa thuận ưu
đãi thương mại ASEAN (PTA).
Về cơ cấu tổ chức, Hội nghị quyết định thành lập cơ chế Hội nghị liên
Bộ trưởng (JMM) bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế và thể
chế hóa các cuộc họp quan chức cao cấp (SOM) và cuộc họp các quan chức
cao cấp về kinh tế (SEOM). Hội nghị họp 3 - 5 năm một lần.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IV năm 1992
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IV được tiến hành ở Singapore từ 27
- 28/1/1992. Tại hội nghị này, ASEAN đã thông qua những văn kiện và quyết

định quan trọng sau:
- Tuyên bố Singapore năm 1992 khẳng định quyết tâm của ASEAN đưa
sự hợp tác chính trị và kinh tế lên tầm cao hơn và mở rộng hợp tác sang lĩnh
vực hợp tác an ninh.

22
- Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN (AEAEC),
nêu ba nguyên tắc là hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự
tham gia vào các dự án, chương trình của các nước thành viên; xác định
năm lĩnh vực hợp tác cụ thể là thương mại - công nghiệp - năng lượng -
khoáng sản, nông - lâm - ngư - nghiệp, tài chính - ngân hàng, vận tải - liên
lạc và du lịch.
- Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(ACEPT) quy định cụ thể các biện pháp và các giai đoạn giảm thuế nhập khẩu
tiến tới thực hiện AFTA.
Hội nghị còn quyết định Hội nghị cấp cao sẽ họp 3 năm một lần, thành
lập Hội đồng AFTA cấp Bộ trưởng để theo dõi thúc đẩy việc thực hiện
ACEPT và AFTA, giao cho SEOM giám sát các hoạt động hợp tác kinh tế
ASEAN, nâng cấp Tổng thư ký ASEAN lên hàm Bộ trưởng.
Việt Nam và Lào ký tham gia Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác (Hiệp
ƣớc Bali) tháng 7/1992.
Tháng 7/1992, tại AMM 25 ở Manila, đã diễn ra Lễ ký để Việt Nam và
Lào chính thức tham gia Hiệp ước. Ngay sau lễ ký ASEAN đã tuyên bố Việt
Nam và Lào trở thành quan sát viên của tổ chức ASEAN.
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tháng 7/1994
Để đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển trong bối cảnh
mới ở khu vực và trên thế giới, tháng 7/1993 các nước ASEAN quyết định
thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) với sự tham gia của 18 nước
trong và ngoài khu vực để bàn về vấn đề an ninh khu vực.
Việt Nam trở thành thành viên ASEAN tháng 7/1995


23
Ngày 28/7/1995, lễ trọng thể kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7
của tổ chức ASEAN đã diễn ra tại Brunei, trong dịp họp Hội nghị Ngoại
trưởng ASEAN lần thứ 28.
Hội nghị Cấo cao ASEAN lần thứ V năm 1995
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5 đã diễn ra tại Bangkok tháng
12/1995. Hội nghị đã có những quyết định và văn bản quan trọng sau:
- Nâng hợp tác chuyên ngành lên tầm cao mới, ngang với hợp tác chính
trị - an ninh và kinh tế nhằm thông qua phát triển con người, đoàn kết xã hội
để đạt sự thịnh vượng chung cho cả khu vực.
- Rút ngắn thời gian thực hiện AFTA từ 15 năm xuống còn 10 năm;
thậm chí có thể hoàn thành trước thời hạn 2003, và mở rộng hợp tác ASEAN
sang lĩnh vực mới như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, lập khu vực đầu tư ASEAN…
- Ký kết Hiệp ước về một khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt
nhân (SEANWFZ).
Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ nhất tại Indonesia
tháng 12/1996:
Để tăng cường sự tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo cấp cao trong khu vực
để thảo luận những vấn đề cấp bách, các vị lãnh đạo ASEAN đã thỏa thuận;
giữa các cuộc họp chính thức sẽ tổ chức các cuộc họp không chính thức hàng
năm. Tháng 12/1996 tại Jakata đã diễn ra cuộc họp cấp cao không chính thức
đầu tiên.
Lào và Myanmar gia nhập ASEAN tháng 7/1997
Tháng 7/1997 tại AMM 30, Lào và Myanmar chính thức gia nhập ASEAN.
Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai tại Kuala
Lumpur tháng 12 năm 1997.

24
Hội nghị này được tổ chức trùng với dịp ASEAN tiến hành kỷ niệm 30

năm ngày thành lập ASEAN. Tại Hội nghị này, các Nguyên thủ cũng thông
qua các văn bản Tầm nhìn ASEAN 2020, đề ra các hướng phát triển chiến
lược của ASEAN trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội 16 - 17/12/1998:
Hội nghị đã thông qua các văn kiện quan trọng như Tuyên bố Hà Nội,
Chương trình Hành động Hà Nội, Tuyên bố về các biện pháp mạnh mẽ (để cải
thiện môi trường đầu tư ASEAN), và ký 4 Hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực cụ
thể. Hội nghị còn quyết định kết nạp Cambodia làm thành viên thứ 10 của
ASEAN và giao cho các Ngoại trưởng ASEAN tiến hành lễ kết nạp tại Hà Nội.
Lễ kết nạp Cambodia tại Hà Nội tháng 4/1999
Lễ kết nạp Cambodia chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á tại Hà Nội ngày 30/4/1999.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VII tại Brunei 5 - 6/11/2001
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VII diễn ra tại Brunei từ ngày 5 -
6/11/2001 khẳng định tại Chương trình hành động Hà Nội (HPA) vẫn là định
hướng quan trọng để thực hiện Tầm nhìn ASEAN; đẩy mạnh liên kết
ASEAN, nhất là trong lĩnh vực kinh tế; tập trung trao đổi vấn đề thu hẹp
khoảng cách phát triển, giúp các thành viên mới. Nhân dịp này, Hội nghị cũng
thông qua Tuyên bố chung chống khủng bố.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VIII tại Phnompenh:
ASEAN nhất trí cần tiếp tục duy trì hòa bình ổn định, tăng cường hợp
tác chính trị, an ninh, cải thiện hình ảnh và vị thế của ASEAN, giải quyết các
bất đồng theo phương thức ASEAN; nhấn mạnh cần triển khai nhanh các
sáng kiến, chương trình đã có qua các biện pháp chính sau:

25
- Tăng cường liên kết nội khối, giảm hàng rào phi quan thuế, cải thiện
môi trường đầu tư để tăng buôn bán, đầu tư nội khối trước bối cảnh các thị
trường truyền thống của ASEAN giảm mạnh bởi suy thoái kinh tế thế giới.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của ASEAN.

- Tập trung triển khai các dự án ưu tiên, nhất là về thu hẹp khoảng cách,
giúp các thành viên mới, phát triển Tiểu vùng sông Mekong.
- Xác định lại mục tiêu phát triển của ASEAN và nghiên cứu chiến
lược phát triển của Hiệp hội để tiến tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
có tính đến những kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu.
Nhân dịp này, Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần đầu tiên được tổ chức và
các nhà Lãnh đạo ASEAN đã nhất trí họp Cấp cao ASEAN - Ấn Độ hàng
năm. ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC), coi đây là một bước quan trọng tiến đến hình thành Bộ
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); và ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh
tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc, theo đó dự kiến thời điểm hoàn thành
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc là năm 2010 (với 6 nước
ASEAN cũ) và 2015 (với 4 nước ASEAN mới).
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IX tại Bali, Indonesia, 7 -
8/10/2003.
Kết quả quan trọng nhất của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IX là
các Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali
II) nêu những định hướng chiến lược lớn của ASEAN với mục tiêu thành lập
một cộng đồng ASEAN liên kết mạnh, tự cường vào năm 2020 với ba trụ cột
chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng An ninh ASEAN - ASC), hợp
tác kinh tế (Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC), và hợp tác xã hội, văn hóa
(Cộng đồng xã hội, văn hóa ASEAN - ASCC). Nhằm triển khai Tuyên bố

26
Bali II, ASEAN sẽ xây dựng Chương trình Hành động để thông qua tại Cấp
cao ASEAN - 10 tại Viengchan tháng 11/2004.
Trung Quốc chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và hợp tác
(TAC). Nhật Bản ký với ASEAN khuôn khổ Đối tác Kinh tế toàn diện (CEP)
cụ thể hoá các bước đi xây dựng CEP ASEAN - Nhật trong đó có khu vực
mậu dịch tự do ASEAN - Nhật Bản; nêu sáng kiến tổ chức hội nghị ASEAN -

Nhật Bản về đầu tư bên lề Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Nhật Bản tháng
12/2003. Tại Cấp cao ASEAN - Ấn Độ: Hai bên ký Hiệp định khung về hợp
tác toàn diện ASEAN - Ấn Độ, trong đó có lộ trình xây dựng Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN - Ấn Độ (FTA) và chương trình Thu hoạch sớm. Ấn Độ
cũng chính thức tham gia Hiệp ước TAC.
Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN - Nhật Bản, Tokyo 11 - 12/12/2003.
Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN - Nhật Bản - Nhật Bản. Tại Hội nghị
này, Lãnh đạo ASEAN và Nhật đã ký "Tuyên bố Tokyo về niên kỷ mới" cùng
với "kế hoạch hành động". Tuyên bố khẳng định ASEAN và Nhật quyết tâm
phát triển quan hệ toàn diện trong khuôn khổ "Đối tác chiến lƣợc"; nêu 7
chiến lược hành động chug về hợp tác trên các lĩnh vực: kinh tế - tài chính,
phát triển, an ninh - chính trị, phát triển nguồn nhân lực,văn hoá - xã hội, giao
lưu nhân dân, hợp tác Đông Á, và hợp tác trên các vấn đề toàn cầu. Trong đó,
trọng tâm lớn nhất là hợp tác kinh tế, phát triển, đặc biệt là phát triển các tiểu
vùng tăng trưởng ASEAN như lưu vực Mekong và BIMP - EAGA (khu vực
tăng trưởng Đông ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia và Phillippines).
Ngoài hai văn kiện trên, Ngoại trưởng Nhật ký Tuyên bố ý định tham
gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và Ngoại
trưởng Indonesia thay mặt các nước ASEAN ký Tuyên bố đồng ý việc Nhật
tham gia TAC.

27
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ X và các cấp cao liên quan tại
Lào, 28 - 30/11/2004.
1. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN, các vị Lãnh đạo đã thông qua một số
quyết định quan trọng sau:
- Để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020 và Tuyên bố Bali II, các vị
Lãnh đạo ASEAN đã ký chương trình Hành động Viên - Chăn (VAP) sau khi
hoàn tất Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) nhằm xây dựng cộng đồng
ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột về sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) nhằm

thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN. Các vị
Lãnh đạo cũng thông qua các Kế hoạch Hành động xây dựng Cộng đồng An
ninh ASEAN (ASC) và Cộng đồng Văn hoá - xã hội ASEAN (ASCC); đồng
thời ký Hiệp định khung về 11 lĩnh vực ưu tiên liên kết của ASEAN nhằm
xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
- Các lãnh đạo ASEAN cũng nhất trí tổ chức Hội nghị Cấp cao Đông Á
lần thứ nhất (EAS - 1) vào năm 2005 tại Malaysia.
2. Lần đầu tiên đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN với Australia và
New Zealand để kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại. Tại Hội nghị, các
vị lãnh đạo ASEAN cùng với Australia và New Zealand đã ký "Tuyên bố
chung của các Lãnh đạo nhân dịp cấp cao kỷ niệm ASEAN với Australia và
New Zealand", đề ra phương hướng và biện pháp tăng cường quan hệ đối
thoại trong thời gian tới.
3. Trong dịp này, Hàn Quốc và Nga đã chính thức tham gia vào Hiệp
ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC).
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ XI và các Cấp cao liên quan tại
Kuala Lumpur, Malaysia, 11 - 14/12/2005.

28
1. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN, các Lãnh đạo đã ra Tuyên bố về
Xây dựng Hiến chương ASEAN đề ra phương hướng và nguyên tắc chỉ
đạo, thành lập và giao nhiệm vụ cho Nhóm có nhân vật nổi tiếng (EPG)
nghiên cứu và đề xuất những khuyết nghị thực tiễn; và sau này sẽ lập
Nhóm soạn thảo Hiến chương.
Các vị Lãnh đạo cũng nhất trí cần xem xét khả năng sớm hoàn thành
mục tiêu xây dựng Cộng động ASEAN vào năm 2015, nhất là về kinh tế, sớm
hơn 5 năm so với thoả thuận trước, và có linh hoạt đối với những nước chưa
sẵn sàng; nhất trí tập trung nỗ lực cao hơn và huy động mọi nguồn lực để thực
hiện có hiệu quả các chương trình và kế hoạch hành động chính như Chương
trình Hành động Viên - chăn (VAP) và Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI),

nhất là về liên kết kinh tế và thu hẹp khoảng cách phát triển, nhấn mạnh phải
không ngừng củng cố đoàn kết và thống nhất, thúc đẩy ý thức cộng đồng và
hướng trọng tâm về người dân; duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong
các cấu trúc hợp tác khu vực.
2. Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ nhất (EAS - 1) được tổ chức nhân
dịp này là bước phát triển mới có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy xu thế đối thoại
và hợp tác vìphát triển ở khu vực, thể hiện tính năng động và vai trò quan
trọng của ASEAN. Nội dung thảo luận tập trung vào những vấn đề lớn cùng
quan tâm hiện nay. Các nhà lãnh đạo 16 nước tham dự EAS - 1 (10 nước
thành viên ASEAN, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và
New Zealand) đã ký Tuyên bố về EAS để xác định phương hướng và
khuôn khổ cho EAS, xác định EAS là diễn đàn để đối thoại và hợp tác về
các vấn đề lớn cùng quan tâm về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hoá - xã
hội; coi đây là tiến trình mở với ASEAN đóng vai trò chủ đạo, bổ sung và
hỗ trợ cho các diễn đàn khu vực hiện có, họp hàng năm do ASEAN chủ trì

29
nhân dịp Cấp cao ASEAN; và sẽ tiếp tục xem để hoàn thiện một số vấn đề
cụ thể liên quan.
3. Cấp cao ASEAN + 3 đã ký Tuyên bố chung khẳng định lại tầm quan
trọng của tiến trình ASEAN + 3, coi đây là công cụ chính cho việc xây dựng
cộng đồng Đông Á (EAS).
4. Cấp cao ASEAN - Nga lần đầu tiên đã ký hoặc thông qua nhiều văn
kiện quan trọng tạo cơ sở và khuôn khổ xây dựng quan hệ đối tác toàn diện và
lâu dài, nhất là "Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác toàn diện và tiến bộ".
5. Nhân dịp này, các ngoại trưởng ASEAN đã ký với các đối tác
Tuyên bố về mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược giữa
ASEAN và Nhật, và Hiệp định khung về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện
ASEAN - Hàn Quốc.
1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ASEAN

* Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit:)
Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm
một lần và họp không chính thức ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian 3 năm đó.
* Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial
Meeting - AMM).
Theo tuyên bố Bangkok năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt
động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết.
* Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN(ASEANEconomic Ministers - AEM).
AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần
thiết. Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) để

30
theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi quan thuế có
hiệu lực chung (CEPT) của AFTA.
* Hội nghị Bộ trưởng các ngành
Hội nghị Bộ trưởng của ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ
chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội
nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp.
Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM.
* Các hội nghị bộ trưởng khác
Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế,
môi trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông
tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết và điều hành các chương
trình hợp tác trong các lĩnh vực này.
* Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting - JMM)
JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành
và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng
Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
* Tổng thư ký ASEAN

Được những người đứng đầu chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến
nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm,
nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi
xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng
cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN
được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ tạo các cuộc họp của
ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng.
* Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee - ASC)

×