Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 105 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ THANH THỦY


PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
Ở HẠ LONG, QUẢNG NINH





LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH








Hà Nội- 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ THANH THỦY



PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
Ở HẠ LONG, QUẢNG NINH



Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Đức Thanh




Hà Nội - 2013

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài : 6
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Phương pháp nghiên cứu 10
6. Bố cục khoá luận 12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH 13
1.1. Tài nguyên du lịch 13
1.1.1. Khái niệm 13
1.1.2. Phân loại 14
1.1.3. Vai trò, chức năng 17
1.2. Loại hình du lịch 18
1.2.1. Khái niệm 18
1.2.2. Điều kiện hình thành loại hình du lịch 19
1.2.3. Phân loại 22
1.3. Sản phẩm du lịch 30
1.3.1. Khái niệm 30
1.3.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch 31
1.3.3. Mối quan hệ giữa giữa tài nguyên du lịch với loại hình du lịch,
sản phẩm du lịch 33
Tiểu kết chƣơng 1 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU
LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG 36

2
2.1. Tài nguyên du lịch vịnh Hạ Long 36
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 36
1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa 44
2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch 47

2.2.1. Giao thông vận chuyển 47
2.2.2. Thông tin liên lạc 49
2.2.3. Cấp điện 50
2.2.4. Cấp thoát nước 50
2.2.5. Xử lý rác thải 51
2.3. Các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long 52
2.3.1. Du lịch tham quan 52
2.3.2. Lưu trú nghỉ đêm 56
2.3.3. Du lịch sinh thái 58
2.3.4. Du lịch nghỉ dưỡng 61
2.3.5. Du lịch mạo hiểm 63
2.3.6. Du lịch văn hóa 66
2.3. Sự gia tăng của loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long 69
2.4. Đánh giá khái quát về thực trạng phát triển loại hình du lịch
trên vịnh Hạ Long 76
Tiểu kết chƣơng 2 79
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
TRÊN VỊNH HẠ LONG 80
3.1. Căn cứ đề xuất phát triển các loại hình du lịch 80
3.1.1. Chiến lược và định hướng phát triển du lịch của địa phương . 80

3
3.1.2. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch cho vịnh Hạ Long 83
3.2. Giải pháp thực hiện 84
3.2.1. Về cơ chế chính sách 84
3.2.2. Về công tác quy hoạch 85
3.2.3. Về phát triển sản phẩm du lịch 86
3.2.4. Về phát triển hệ thống hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch 87
3.3.5. Về xúc tiến, quảng bá du lịch 88

3.2.6. Về bảo vệ môi trường 90
3.3. Kiến nghị 90
3.3.1. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh 91
3.3.2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh 93
3.3.3 Ban Quản lý vịnh Hạ Long 93
3.3.4. Đối với doanh nghiệp du lịch 95
Tiểu kết chương 3 96
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 103


4
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Số lượt tàu và khách nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long 57
Bảng 2.2. Sự gia tăng các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long 73
Biểu đồ 2.1. Khách du lịch đến vịnh Hạ Long từ năm 2005 đến 9 tháng đầu
năm 2012 53








5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia có vùng biển rộng lớn vì vậy du lịch biển
có vị trí đặc biệt trong Chiến lược quốc gia về du lịch, đồng thời góp phần
quan trọng cho phát triển kinh tế biển để thực hiện mục tiêu “Đến năm
2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên
nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại;
sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và
thế giới” [32].
Trong hệ thống du lịch biển Việt Nam, vịnh Hạ Long được du khách
trong nước và quốc tế biết đến như một địa danh du lịch hấp dẫn của vùng
duyên hải Bắc Bộ - Việt Nam.
Ngay từ năm 1962, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể
thao và du lịch) đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc
gia. Vịnh Hạ Long cũng đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên hợp quốc (UNESCO) hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế
giới về các giá trị thẩm mỹ (năm 1994) và giá trị địa chất, địa mạo (năm
2000) mang tính toàn cầu nổi bật. Với cảnh quan đặc sắc, năm 2003 vịnh
Hạ Long cũng đã được Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và
chính thức công nhận là 1 trong 29 Vịnh đẹp của thế giới.
Bên cạnh các giá trị đã được công nhận, vịnh Hạ Long còn được
biết đến bởi vùng non nước huyền thoại có lịch sử phát triển lâu đời với
dấu ấn rõ nét của nền văn hóa Hạ Long, là nơi tập trung nhiều bãi tắm
đẹp, quy mô lớn, nhiều hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình với tính đa
dạng sinh học cao.

6
Tháng 4 năm 2012, một lần nữa các giá trị ngoại hạng của vịnh Hạ
Long đã được cả thế giới tôn vinh bầu chọn là Kỳ quan thiên nhiên mới
của thế giới, mang lại vận hội phát triển du lịch mới cho vịnh Hạ Long.
Trong những năm qua, lượng khách đến với vịnh Hạ Long phát triển

hết sức mạnh mẽ, hoạt động du lịch phát triển đã góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, loại hình du
lịch trên vịnh Hạ Long chưa phong phú, chủ yếu tập trung khai thác các
giá trị về cảnh quan ở khu vực trung tâm với một số tuyến điểm tham quan
truyền thống như Thiên Cung - Đầu Gỗ, Sửng Sốt - Ti Tốp, du khách mới
chỉ được tham quan ngắm cảnh Vịnh, tham quan hang động và hiện đã
xuất hiện một vài tour du lịch tham quan làng chài, nghỉ đêm trên Vịnh…;
vào những ngày cao điểm, lượng khách đến tham quan tập trung đông đã
tạo nên sự quá tải, gây sức ép không nhỏ cho công tác quản lý và phục vụ.
Không thể phủ nhận được tiềm năng, thế mạnh ưu việt mà vịnh Hạ
Long có được, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng hiện tại du lịch tại đây
vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Các loại hình du lịch đang khai thác
chủ yếu là các tuyến tham quan với nội dung và hình thức nghèo nàn, đơn
điệu, chưa tôn vinh được các giá trị đặc biệt của Di sản - Kỳ quan Thiên
nhiên thế giới. Các tài nguyên về sinh thái, văn hóa hầu như chưa được
quan tâm đến. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Hạ Long
nói riêng cũng như của Quảng Ninh nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu
“Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, Quảng Ninh” là việc làm
cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài :
Vịnh Hạ Long là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Trong luận văn, tác giả chỉ tập trung đánh
giá vào những đề tài có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

7
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, “Đánh giá tác động của
hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường khu vực Hải Phòng - Quảng
Ninh” (2004), Phạm Trung Lương đã đánh giá các tiềm năng tài nguyên du
lịch, hiện trạng và định hướng phát triển ngành du lịch tại khu vực Hải
Phòng - Quảng Ninh, xác định mức độ đóng góp của du lịch vào quá trình

gây ô nhiễm Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh - Hải Phòng. Trên cơ sở phát
triển du lịch, xây dựng các định hướng chiến lược để phát triển du lịch bền
vững theo quan điểm tài nguyên và môi trường, đồng thời đề xuất các giải
pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đến tài nguyên và môi
trường thuộc khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - “Nghiên cứu xây dựng sản
phẩm du lịch biển đảo vùng du lịch Bắc Bộ” (2005), Nguyễn Thu Hạnh đã
lựa chọn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), điểm đến có tài nguyên du lịch
biển - đảo nổi trội và nhiều vấn đề phát triển mang tính điển hình làm mô
hình ví dụ để ứng dụng các đề xuất lý luận và thực tiễn về một qui trình
phát triển sản phẩm du lịch mang tính hệ thống, từ khâu hoạch định chiến
lược đến khâu triển khai vào thực tế, nhằm đảm bảo một sự phát triển đồng
bộ và toàn diện cho sản phẩm.
Phạm Trung Lương trong “Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu
khoa học và công nghệ cấp Bộ - Cơ sở khoa học để phát triển các sản
phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm” (2008) đã nêu tổng quan những vấn
đề lý luận về du lịch thể thao - mạo hiểm, về sản phẩm du lịch thể thao -
mạo hiểm, bao gồm cả việc xây dựng một số tiêu chí cơ bản của sản phẩm
du lịch thể thao - mạo hiểm; Kinh nghiệm về phát triển sản phẩm du lịch
thể thao - mạo hiểm; Tiềm năng tài nguyên du lịch thể thao - mạo hiểm ở
vùng trung du miền núi phía Bắc; Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm
du lịch thể thao - mạo hiểm chủ yếu ở vùng trung du miền núi phía Bắc;

8
Xác định các nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển của các sản phẩm
du lịch thể thao - mạo hiểm; Xác lập những định hướng chính phát triển
các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm chủ yếu ở vùng trung du miền
núi phía Bắc; Kiến nghị một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm
năng du lịch vùng núi phía Bắc để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao
- mạo hiểm, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch vùng du

lịch Bắc Bộ nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung.
Tại Hội thảo khoa học do Ban Quản lý vịnh Hạ Long tổ chức tại
Quảng Ninh năm 2008, Michael Haynes “Hiện trạng du lịch ở vịnh Hạ
Long và những khuyến nghị cho chiến lược quản lý du khách” (2008), đã
phân tích hiện trạng du lịch ở vịnh Hạ Long, đồng thời đưa ra một số
những khuyến nghị cho chiến lược quản lý du khách và phát triển sản
phẩm du lịch.
Lê Trọng Bình “Một số giải pháp phát huy giá trị Di sản thiên nhiên
thế giới vịnh Hạ Long trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam”
(2008) đã đánh giá sơ lược về vị trí của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ
Long trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; thực trạng phát triển
du lịch tại vịnh Hạ Long; nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp phát
huy giá trị Di sản phục vụ phát triển du lịch khu Di sản Thiên nhiên thế
giới Hạ Long trong thời gian tới.
Loại hình du lịch ở Hạ Long cũng được đề cập đến trong nhiều luận
văn của các học viên cao học khoa Du lịch học Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội như Nguyễn Thị Thu
Hằng, Nguyễn Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Mai Linh, Vũ Hồng Hạnh…
Theo Nguyễn Thị Thu Hằng “Giải pháp thu hút khách cho các tuyến
tham quan mới trên vịnh Hạ Long” (2008) hiện trạng khai thác du lịch trên
các tuyến tham quan ở vịnh Hạ Long đã có những kết quả đáng ghi nhận,

9
song vẫn còn nhiều bất cập trong việc phát triển các loại hình du lịch. Tác
giả cũng đã đề xuất một số giải pháp thu hút khách cho các tuyến tham
quan mới trên vịnh Hạ Long.
Nguyễn Thị Phương Loan “Nghiên cứu phát triển dịch vụ vui chơi
giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ Long - Quảng Ninh” (2011) đã nghiên
cứu phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ Long -
Quảng Ninh như một loại hình du lịch.

Ngoài ra còn có một số công trình khoa học khác như: Quy hoạch
phát triển, đề án phát triển du lịch tại Quảng Ninh đã đánh giá hoạt động
du lịch như là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Hầu hết các đề tài nghiên cứu tập trung ở việc phát triển các loại
hình du lịch có sẵn, hoặc xem xét nó như một trong những yếu tố để thúc
đẩy sự phát triển của du lịch địa phương chứ chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện về việc phát triển các loại hình du lịch phục
vụ du khách trên vịnh Hạ Long.
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài
Mục đích
Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển các loại hình du lịch ở Hạ
Long, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các loại hình du
lịch trên vịnh Hạ Long phục vụ du khách.
Nội dung
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch, sản phẩm du lịch.
- Khảo sát thực trạng tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch ở
vịnh Hạ Long.
- Đánh giá thực trạng các loại hình du lịch ở vịnh Hạ Long.
- Đề xuất các giải pháp phát triển các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long.

10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các loại hình du lịch và những điều kiện để
phát triển các loại hình du lịch.
- Về không gian: Khu vực vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên
nhiên thế giới.
Là khu vực có diện tích rộng 434 km², gồm 775 hòn đảo trong đó có
411 đảo có tên, được xác định trong tọa độ 106°59'24'' đến 107°20'30''
kinh độ Đông và 20°43' 24'' đến 20°56'12'' vĩ độ Bắc, giới hạn bởi ba điểm:

đảo Đầu Gỗ (phía Tây), đảo Đầu Bê (phía Nam) và đảo Cống Đỏ (phía
Đông) [16,9].
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2006 - 9/2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, dữ liệu cơ bản từ các nguồn nghiên cứu
chính thống về vịnh Hạ Long, về hoạt động du lịch ở vịnh Hạ Long; các
loại hình du lịch trên thế giới và Việt Nam, về các loại hình du lịch ở vịnh
Hạ Long và đặc biệt là điều kiện để phát triển các loại hình du lịch ở vịnh
Hạ Long. Những thông tin này được thu thập từ năm 2006 - 9/2012 và là
dữ liệu phục vụ cho việc phân tích và dẫn luận tại chương 1 và chương 2.
Dữ liệu được thu thập từ các nguồn:
- Sách, giáo trình.
- Báo, tạp chí chuyên ngành và báo, tạp chí có nội dung liên quan.
- Công trình khoa học như báo cáo, luận văn
- Báo cáo của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch trên vịnh Hạ Long.
- Các thông tin, bài báo trên internet.

11
Phương pháp quan sát
Phương pháp này sẽ được thực hiện thông qua các chuyến đi điền dã
từ tháng 5/2011 đến hết tháng 9/2012.
Phương pháp quan sát gồm hai hình thức là phương pháp quan sát
tham dự và phương pháp quan sát không tham dự:
Quan sát tham dự là người quan sát trực tiếp tham gia vào hoạt động
du lịch ở Hạ Long để từ đó đưa ra các cảm nhận, ý kiến cá nhân về đối
tượng nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện tại một số địa điểm có
tổ chức hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long.
Quan sát không tham dự là quan sát hiện trạng, biểu hiện của đối

tượng nghiên cứu để từ đó đưa ra những nhận xét định tính. Phương pháp
này được thực hiện trong các chuyến đi điền dã tại một số địa điểm có tổ
chức hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long. Đồng thời, phương pháp này
cũng được tiến hành tại các cơ quan quản lý du lịch địa phương, chính
quyền địa phương và các công ty lữ hành có chương trình du lịch trên vịnh
Hạ Long.
Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là công cụ điều tra, nghiên cứu hiệu quả nhằm thu thập
những thông tin mong muốn và phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn mà
bảng hỏi chưa đáp ứng được. Trong luận văn, tác giả đã tiến hành phỏng
vấn trực tiếp một số cán bộ tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng
Ninh, Ban Quản lý vịnh Hạ Long, lãnh đạo một số doanh nghiệp kinh
doanh hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long, lãnh đạo UBND phường Hùng
Thắng, đại diện một số khu dân cư trên vịnh Hạ Long và người dân địa
phương nhằm tham khảo ý kiến và thu thập thêm thông tin để giải quyết
một số vấn đề thực tiễn.
Phương pháp phỏng vấn được chính thức tiến hành bao gồm:

12
Bốn cuộc phỏng vấn đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch và chính quyền địa phương là cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Tuấn
- Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, nguyên Trưởng Ban Quản
lý vịnh Hạ Long, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh; ông Trịnh Đăng
Thắng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh; ông
Phùng Đức Tín - Phó Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long và bà Vũ Thị
Hằng - Phó Chủ tịch UBND phường Hùng Thắng - Thành phố Hạ Long.
Sáu cuộc phỏng vấn đại diện các tổ chức, cá nhân có hoạt động du
lịch trên vịnh Hạ Long là ông Đoàn Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty
CP Du thuyền Đông Dương, Chi hội trưởng Chi hội du thuyền Hạ Long;
bà Đỗ Thị Thu Hiền, Trưởng đại diện Văn phòng Hạ Long - Công ty Cổ

phần Dịch vụ du lịch và Thương mại Đất Mỏ; ông Nguyễn Hoàng Anh,
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần dịch vụ vịnh Hạ Long; ông
Thân Trọng Nam, Giám đốc Công ty Nam Tùng; ông Nguyễn Văn Duyên,
Khu trưởng Khu Ba Hang, Chủ nhiệm Hợp tác xã vạn chài Con đò cổ tích
và ông Nguyễn Văn Long, Khu trưởng khu Cửa Vạn, Chủ nhiệm Hợp tác
xã Vạn Chài Hạ Long tại Cửa Vạn.
Phương pháp này được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng
12/2011 đến hết tháng 9/2012.
6. Bố cục khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dung bao gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận về loại hình du lịch
Chương 2. Thực trạng phát triển các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long.
Chương 3. Giải pháp phát trển các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long.


13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH
1.1. Tài nguyên du lịch
1.1.1. Khái niệm
Theo Luật Du lịch thì “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,
yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của
con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng
nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”[42].
Theo PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ và các nhà địa lý thì “Tài nguyên
du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của
chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người,
khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng
cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du

lịch.”[39,33].
Hai khái niệm trên đây tuy có khác nhau về mặt ngôn từ nhưng cả
hai đều thống nhất một nội dung chung đó là: tài nguyên du lịch là tiền đề
quan trọng để phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phương.
Như vậy, về thực chất, tài nguyên du lịch là điều kiện tự nhiên, là các
đối tượng văn hóa - lịch sử đã bị biến đổi ở mức nhất định dưới ảnh hưởng
của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng trong phát triển ngành du
lịch, là nhân tố kích thích động cơ du lịch của khách du lịch được ngành du
lịch tận dụng để sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Nói một cách khác,
đó là các nhân tố thiên nhiên, văn hóa có thể thu hút được khách du lịch.
Đây là một khái niệm rất rộng và rất bao quát.
Tài nguyên du lịch đối với mỗi loại hình du lịch có đặc trưng riêng.
Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo được hình thành dựa trên các điều kiện về khí

14
hậu trong lành, nước biển trong xanh, bãi cát trắng và các thành phần tính
chất khác của cảnh quan góp phần xua tan mệt mỏi. Các nhân tố về địa
hình, khí hậu có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch mạo hiểm. Đối tượng
của du lịch tham quan là các danh lam thắng cảnh văn hóa - lịch sử và tự
nhiên, các lễ hội văn hóa dân tộc.
Tài nguyên du lịch có năm đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, đó là số lượng các tài nguyên du lịch được thể hiện ở khối
lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bổ các nguồn tài nguyên một
cách phong phú, đa dạng, có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo, có sức
hấp dẫn lớn đối với du khách. Do đó đã tạo nên tính phong phú cho loại
hình du lịch.
Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có giá trị vô
hình. Nên đã tạo ra điểm khác biệt so với những tài nguyên khác.
Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau có ảnh hưởng

chủ yếu của yếu tố thời tiết. Nó quyết định đến tính mùa vụ và tác động tới
nhịp điệu của hoạt động du lịch.
Tài nguyên du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du
lịch. Nên đã tạo được sức hút cơ sở hạ tầng và dòng khách tới nơi tập trung
các loại tài nguyên.
Tài nguyên du lịch có thể được khai thác nhiều lần. Hiệu quả thu
được từ việc khai thác tài nguyên du lịch là rất lớn, có khi vượt trội hơn
nhiều lần so với việc khai thác các tài nguyên khác.
1.1.2. Phân loại
Tài nguyên du lịch được chia ra 2 loại, đó là: Tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.

15
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Trong số các thành phần của tự nhiên có một số thành phần chính có
tác động trực tiếp và thường xuyên đối với các hoạt động du lịch và trong
số những thành phần này cũng chỉ có một số yếu tố nhất định được khai
thác như nguồn tài nguyên du lịch. Các thành phần tự nhiên tạo nên tài
nguyên du lịch tự nhiên thường là địa hình, khí hậu, thủy văn và sinh vật…
- Địa hình là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra
mọi hoạt động của con người. Đối với hoạt động du lịch, các dạng địa hình
tạo nên cho phong cảnh, một số kiểu địa hình đặc biệt và các di tích tự
nhiên có giá trị phục vụ cho nhiều loại hình du lịch.
- Khí hậu là thành phần của tự nhiên sớm được khai thác như một
dạng tài nguyên du lịch quan trọng. Các điều kiện khí hậu được xem như
các tài nguyên khí hậu du lịch cũng rất đa dạng và đã được khai thác để
phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau.
- Thủy văn cũng được xem như một dạng tài nguyên quan trọng.
Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước. Bề mặt nước, các hồ
rộng, dòng sông lớn, các điểm nước khoáng, suối nước nóng… có sức hấp

dẫn rất cao đối với du khách.
- Tài nguyên sinh vật (động, thực vật) có giá trị tạo nên phong cảnh
làm cho thiên nhiên đẹp và sống động hơn. Đối với một số loại hình du
lịch như du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học, tài nguyên sinh
vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trước hết là tính đa dạng sinh học, là sự
bảo tồn được nhiều nguồn gen quý giá rất đặc trưng cho vùng nhiệt đới,
trong đó có nhiều loài đặc hữu.
Các dạng tài nguyên luôn gắn bó với nhau, có quan hệ chặt chẽ với
nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau và cùng được khai thác một lúc tạo nên
các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, có tính tổng hợp cao. Vì thế, tài nguyên

16
du lịch tự nhiên cần được xem xét dưới góc độ tổng hợp của các dạng tài
nguyên với nhau tại mỗi một đơn vị lãnh thổ có không gian và thời gian
xác định.
Trên cơ sở tác động tổng hợp của bốn thành phần môi trường tự
nhiên đã hình thành 3 kiểu tổ hợp du lịch trên phạm vi thế giới, đó là: Tổ
hợp ven biển, tổ hợp núi, tổ hợp đồng bằng - đồi.
Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hóa là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc
nhân tạo, nghĩa là do con người sang tạo ra. Theo quan điểm chung được
chấp nhận hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng
như tinh thần do con người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm
văn hóa.
Tài nguyên du lịch văn hóa cũng chính là những giá trị văn hóa tiêu
biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Thông qua những hoạt động du lịch
dựa trên việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có
thể hiểu được những đặc trưng cơ bản về văn hóa của dân tộc, địa phương
nơi mình đến.
- Những đặc điểm cơ bản của tài nguyên du lịch văn hóa:

Tài nguyên du lịch văn hóa mang tính phổ biến.
Tài nguyên du lịch văn hóa mang tính tập trung dễ tiếp cận.
Tài nguyên du lịch văn hóa có tính truyền đạt nhận thức nhiều hơn
là hưởng thụ, giải trí.
- Những dạng tài nguyên du lịch văn hóa:
Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử bao gồm: Các Di sản văn
hóa thế giới, các di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương.
Các lễ hội.

17
Nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học.
Các đối tượng văn hóa, thể thao hay những hoạt động khác có tính
sự kiện.
Trên cơ sở của việc phân loại các tài nguyên du lịch, các nhà kinh
doanh du lịch đã xây dựng các khu du lịch, các điểm du lịch.
Khu du lịch: Khu du lịch là đơn vị cơ bản của công tác quy hoạch và
quản lý du lịch, là không gian có môi trường đẹp, cảnh vật tương đối tập
trung, là tổng thể về địa lý lấy chức năng du lịch làm chính.
Để trở thành khu du lịch phải thoả mãn được hai điều kiện: Thứ
nhất, tài nguyên du lịch trong khu du lịch có quy mô nhất định và tương
đối tập trung. Thứ hai, có cơ sở đáp ứng nhu cầu du lịch như: ăn, ở, đi lại
tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm của khách du lịch…
Điểm du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các loại
động thực vật; là kết quả sáng tạo do con người xây dựng nên, đó là bảo
tàng, di tích cổ đại, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, du lịch nước, du
lịch săn bắn, du lịch leo núi (mạo hiểm) và những nơi nghỉ mát; Chính phủ
sẽ xác định các điểm du lịch và sự hấp dẫn về mặt du lịch tại các điểm đó.
1.1.3. Vai trò, chức năng
Tài nguyên du lịch là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với hoạt

động và sự phát triển của du lịch, tạo sức hấp dẫn của vùng du lịch.
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản hình thành loại hình du lịch.
Loại hình du lịch, sản phẩm du lịch được tạo nên bởi nhiều yếu tố, song
trước hết phải kể đến tài nguyên du lịch. Sự phong phú và đa dạng của tài
nguyên du lịch đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của sản phẩm du lịch.
Tài nguyên du lịch càng độc đáo, đặc sắc thì giá trị của sản phẩm du lịch
và độ hấp dẫn khách du lịch càng tăng.

18
Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du
lịch. Trong quá trình phát triển du lịch, để không ngừng đáp ứng các yêu
cầu và thoản mãn các mục đích của du khách, các loại hình du lịch mới
cũng không ngừng xuất hiện và phát triển. Các loại hình du lịch ra đời đều
phải dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch và chính sự xuất hiện của các
loại hình du lịch đã làm cho các yếu tố điều kiện tự nhiên, xã hội trở thành
tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du
lịch, lĩnh vực kinh doanh, tính chất chuyên môn hóa và quy mô hoạt động
của một vùng du lịch. Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan
trọng tổ chức lãnh thổ du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch thể hiện mối quan
hệ về mặt không gian của các yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau cấu
tạo nên nó. Các yếu tố đó là khách du lịch, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên, tổ chức
điều hành và quản lý du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch có nhiều cấp phân
vị khác nhau. Nhưng dù ở cấp phân vị nào thì tài nguyên du lịch đều đóng
vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du lịch, cũng là yếu tố cơ
bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du
lịch, tạo điều kiện để có thể khai thác một cách hiệu quả nhất các tiềm
năng của nó. Tổ chức lãnh thổ du lịch hợp lý sẽ góp phần tạo nên hiệu quả
cao trong việc khai thác các tài nguyên du lịch nói riêng cũng như trong

mọi hoạt động du lịch nói chung.
1.2. Loại hình du lịch
1.2.1. Khái niệm
Du lịch phát triển dựa vào việc khai thác các giá trị tài nguyên du
lịch với việc hình thành các loại hình du lịch.

19
Loại hình du lịch là một khái niệm được sử dụng nhiều trong lý
luận. Trước hết loại hình du lịch được xác định trên cơ sở nhu cầu của từng
loại khách du lịch cụ thể. Loại hình du lịch là các hình thức du lịch được tổ
chức nhằm thỏa mãn mục đích đi du lịch của khách du lịch.
Loại hình du lịch là một tập hợp các sản phẩm du lịch có đặc điểm giống
nhau hoặc vì chúng thỏa mãn các nhu cầu, động cơ du lịch tương tự nhau.
1.2.2. Điều kiện hình thành loại hình du lịch
Hoạt động du lịch được thực hiện thông qua việc tổ chức các loại
hình du lịch cụ thể. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của một
loại hình du lịch nào đó bao gồm:
Tài nguyên du lịch: Là điều kiện quan trọng số một để xây dựng loại
hình du lịch, đặc biệt là những loại hình du lịch dựa vào tự nhiên như du
lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái Những biến đổi về điều kiện tự nhiên,
đặc biệt là khí hậu, thủy văn đã và đang có những ảnh hưởng nhất định đến
sự phát triển của những loại hình này. Tuy nhiên ảnh hưởng của nhóm yếu
tố này thường chỉ làm thay đổi phạm vi, mức độ, quy mô của những loại
hình du lịch dựa vào tự nhiên mà không làm thay đổi bản chất của loại
hình du lịch.
Sự biến đổi (về số lượng và chất lượng) của tài nguyên du lịch: đây
cũng là nhóm yếu tố khách quan (một cách tương đối) có ảnh hưởng đến
sự phát triển của phần lớn các loại hình du lịch hiện nay. Ví dụ, sự mất đi
của một loài sinh vật đặc hữu ở một khu bảo tồn thiên nhiên hay vườn
quốc gia nào đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình du lịch sinh

thái ở khu vực đó nói riêng, ở quốc gia nơi có loài sinh vật đó nói chung.
Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng này có thể kiểm soát bởi pháp luật nhằm bảo
tồn và phát triển tài nguyên.

20
Ở Việt Nam, các văn bản luật như Luật Đất đai, Luật Khoáng sản,
Luật Bảo vệ rừng, Luật Tài nguyên nước, Luật Di sản văn hóa… đã và
đang góp phần điều chỉnh các tác động đến tài nguyên thiên nhiên, di sản
văn hóa nói chung, tài nguyên du lịch nói riêng.
Sự biến đổi về chất lượng môi trường du lịch: Môi trường luôn song
hành cùng với sự phát triển du lịch và tất nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển của các loại hình du lịch. Nếu hiểu môi trường theo nghĩa rộng
bao gồm cả tài nguyên tự nhiên, đa dạng sinh học thì vai trò của môi
trường đối với hoạt động du lịch nói chung và sự phát triển của các loại
hình du lịch nói riêng càng có ý nghĩa. Đây được xem là nhóm yếu tố chủ
quan ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại hình du lịch. Cùng với sự
phát triển về kinh tế - xã hội, chất lượng môi trường nói chung, môi
trường du lịch nói riêng, có những biến đổi theo chiều hướng suy giảm
chất lượng. Bản thân hoạt động phát triển du lịch cũng có những tác động
tiêu cực đến chất lượng môi trường.
Sự suy giảm chất lượng môi trường sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển
của các loại hình du lịch, đặc biệt là những loại hình du lịch dựa vào tự
nhiên như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan Như
vậy, để góp phần phát triển các loại hình du lịch cần có những điều chỉnh
về hành vi (quản lý, hoạt động, sử dụng ) nhằm hạn chế các tác động tiêu
cực đến môi trường.
Điều kiện hạ tầng kỹ thuật: Đối với phát triển hoạt động du lịch nói
chung, phát triển các loại hình du lịch nói riêng, yếu tố hạ tầng kỹ thuật là
yếu tố chủ quan có ý nghĩa rất quan trọng. Thực tế cho thấy một trong
những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh

thái ở Việt Nam là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao
thông, các công trình đầu mối chưa phát triển đáp ứng yêu cầu. Đối với

21
việc phát triển một số loại hình du lịch mới như du lịch hội nghị, hội thảo,
du lịch mua sắm cũng đòi hỏi cần có điều kiện hạ tầng đảm bảo.
Công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các loại
hình vui chơi giải trí hiện đại cần đến các thiết bị kỹ thuật có hàm lượng
công nghệ cao.
Chính sách: Đây là yếu tố chủ quan có tác động trực tiếp tạo môi
trường thuận lợi (thu hút đầu tư, vốn, công nghệ, con người) cho phát triển
du lịch nói chung và các loại hình du lịch nói riêng. Ngoài ra, chính sách cũng
sẽ có những tác động toàn diện lên nhóm các yếu tố chủ quan và các yếu tố
khách quan tương đối có tác động đến phát triển các loại hình du lịch.
Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp, các chính sách phù hợp cũng
sẽ hạn chế được tác động tiêu cực của các yếu tố chủ quan khác đến sự
phát triển của các loại hình du lịch. Trong nhiều trường hợp, yếu tố chính
sách còn quyết định sự ra đời hoặc mức độ phát triển của một loại hình du
lịch nào đó.
Như vậy việc điều chỉnh chỉ có thể tác động vào nhóm các yếu tố
chủ quan, đặc biệt là yếu tố về chính sách, vì thông qua nhóm yếu tố này
sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến điều chỉnh các yếu tố khách quan
(đảm bảo tài nguyên, môi trường du lịch) nhằm tạo ra các điều kiện thuận
lợi để phát triển các loại hình du lịch.
Mặt khác, một hay một nhóm du khách mang một nét đặc trưng nào
đó trong chuyến đi du lịch cũng là biểu hiện của loại hình du lịch, khi mà
động cơ du lịch của họ với những mục đích cụ thể được cụ thể hóa bằng
những hình thức thực hiện (phương thức tổ chức tour) cụ thể.
Thực tế, nhu cầu của khách du lịch rất khác biệt nhưng cũng có
những mẫu số chung tức là nhu cầu chung. Tại cùng một điểm đến tương


22
đồng về đặc điểm tài nguyên, có thể hiện thực hóa nhu cầu của du khách
bằng rất nhiều các loại hình du lịch khác nhau dựa trên việc đáp ứng các
nhu cầu đó và biểu hiện ra bởi phương thức tổ chức chuyến đi của khách.
Như thế, sự khác nhau của phương thức tổ chức thậm chí lại góp phần làm
đa dạng hóa các loại hình du lịch, một điều tưởng như không đáng chú ý
nhưng thực sự có ý nghĩa sống còn đối với ngành kinh tế du lịch và tác
động không nhỏ đến cộng đồng nơi đây.
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường và trên cơ sở của tài nguyên du
lịch có khả năng khai thác và các điều kiện phát triển du lịch, người ta
thường kết hợp các yếu tố này với nhau để xác định các loại hình du lịch.
Mục đích của việc xác định các loại hình du lịch nhằm vào việc xây dựng
chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của địa phương và định hướng
chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch. Mỗi một loại hình du
lịch có một thị trường khác nhau và có những đòi hỏi về quy trình, cách
thức tổ chức, con người phục vụ, trang thiết bị và chất lượng phục vụ khác
nhau. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động du lịch có sự đan xen giữa các
loại hình du lịch trong quá trình phục vụ khách du lịch.
1.2.3. Phân loại
Hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng về loại hình. Hoạt động
du lịch thường được phân chia thành những nhóm (loại hình) theo các tiêu
chí khác nhau nhằm một mục đích nào đó. Có nhiều tiêu chí phân loại loại
hình du lịch khác nhau.
PGS.TS Trần Thị Minh Hòa đã phân chia loại hình du lịch thành 8
loại, dựa vào các tiêu thức như: Phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch (có
du lịch quốc tế và du lịch nội địa); Nhu cầu nảy sinh hoạt động du lịch (du
lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi - giải trí, du lịch thể thao, du lịch văn

23

hóa, du lịch công vụ, du lịch thương gia, du lịch tôn giáo, du lịch thăm hỏi
- du lịch quê hương, du lịch quá cảnh); Đối tượng khách du lịch (du lịch
thanh - thiếu niên, du lịch dành cho những người cao tuổi, du lịch phụ nữ,
du lịch gia đình); Hình thức tổ chức chuyến đi (du lịch theo đoàn, du lịch
cá nhân); Phương tiện giao thông (du lịch bằng xe đạp, du lịch bằng xe
máy, du lịch bằng xe ô tô, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch bằng tàu thủy, du
lịch bằng máy bay); Phương tiện lưu trú (du lịch ở khách sạn - hotel, du
lịch ở khách sạn ven đường - motel, du lịch ở lều trại - camping, du lịch ở
làng du lịch - toursim village); Thời gian đi du lịch (du lịch dài ngày, du
lịch ngắn ngày); Vị trí địa lý của nơi đến du lịch (du lịch nghỉ núi - du lịch
nghỉ biển sông hồ, du lịch thành phố - du lịch đồng quê) [20].
Theo TS Nguyễn Minh Tuệ: Các hoạt động du lịch rất phong phú và
đa dạng, tùy theo yêu cầu và mục đích mà hoạt động đó được phân thành
các loại hình du lịch khác nhau. Có 7 cách thức cơ bản để phân loại loại
hình du lịch, đó là: Mục đích chuyến đi có du lịch thuần túy (lại có 5 loại
là du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch thể thao không chuyên, du lịch
khám phá, du lịch nghỉ dưỡng) và du lịch kết hợp (lại có 6 loại là du lịch
tôn giáo, du lịch học tập - nghiên cứu, du lịch thể thao kết hợp, du lịch
công vụ, du lịch chữa bệnh và du lịch thăm thân); Tài nguyên du lịch có du
lịch văn hóa, du lịch sinh thái; Lãnh thổ hoạt động có du lịch trong nước,
du lịch quốc tế; Vị trí địa lý có du lịch biển, du lịch núi, du lịch đô thị và
du lịch đồng quê; Thời gian của cuộc hành trình - độ dài chuyến đi mà có
du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày; theo việc sử dụng các phương tiện
giao thông mà có du lịch ô tô, du lịch máy bay, du lịch tàu hỏa, du lịch tàu
thủy; theo Hình thức tổ chức mà có du lịch có tổ chức, du lịch cá nhân, du
lịch gia đình [39].

×