ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ QUANG DUY
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO
Ở VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC
Hà Nội, 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
2
NGÔ QUANG DUY
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO Ở VÂN ĐỒN,QUẢNG
NINH
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN VĂN HÙNG
Hà Nội, 2008
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH BIỂN ĐẢO 12
1.1. Một số khái niệm 12
1.1.1. Biển 12
1.1.2. Đảo 13
1.1.3. Du lịch biển đảo 15
1.2. Hoạt động du lịch biển đảo ở Việt Nam 15
1.3. Hoạt động du lịch biển đảo ở Quảng Ninh 22
1.4. Thuận lợi và khó khăn của việc khai thác du lịch biển đảo 26
1.4.1. Thuận lợi 26
1.4.2. Khó khăn 27
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO Ở VÂN ĐỒN,
QUẢNG NINH 29
2.1. Khái quát về Vân Đồn 29
2.1.1.Vị trí địa lý 29
2.1.2. Dân số 30
2.1.3.Lịch sử 31
2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 36
2.2.1. Địa hình 36
2.2.2. Khí hậu 38
2.2.3. Thủy văn 41
2.2.4. Thế giới động thực vật 45
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 47
2.3.1.Tài nguyên du lịch vật thể 48
2.3.2.Tài nguyên du lịch phi vật thể 54
2.4. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 59
2
2.4.1. Cơ sở hạ tầng 59
2.4.2.Cơ sở vật chất kỹ thuật 61
2.5. Công tác quản lý nhà nước về du lịch 69
2.6. Sản phẩm du lịch 70
2.7. Thị trường khách du lịch 74
2.7.1. Thị trường khách du lịch quốc tế 75
2.7.2.Thị trường khách du lịch nội địa 76
2.8. Doanh thu xã hội về du lịch 78
2.9. Đánh giá chung 80
2.9.1. Ưu điểm 80
2.9.2. Hạn chế, tồn tại 81
2.9.3.Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 81
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO Ở VÂN ĐỒN,
QUẢNG NINH 84
3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp 84
3.1.1. Cơ sở pháp lý 84
3.1.2.Quan điểm phát triển 85
3.1.3.Mục tiêu phát triển 86
3.1.4. Định hướng phát triển 88
3.2. Các giải pháp 91
3.2.1.Về công tác quy hoạch 91
3.2.2. Về phát triển sản phẩm du lịch 92
3.2.3. Về đào tạo nhân lực 95
3.2.4. Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển
du lịch bền vững 98
3.2.5. Về cơ chế, chính sách, thu hút vốn đầu tư 99
3.2.6. Về xúc tiến quảng bá 101
3
3.2.7. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch 103
3.2.8. Về công tác kiểm tra đánh giá 103
3.2.9. Về các giải pháp phối hợp liên ngành để phát triển du lịch 104
3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước và với các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện Vân Đồn. 105
3.3.1.Kiến nghị đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 105
3.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Ninh 105
3.3.3.Kiến nghị đối với huyện Vân Đồn 106
3.3.4.Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn 106
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC 115
4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.
Diện tích một số đảo lớn ven bờ biển Việt Nam 14
Bảng 1.2.
Số lượt khách du lịch quốc tế đến các tỉnh ven biển giai đoạn 1995- 2003 . 19
Bảng 1.3.
Số lượt khách du lịch nội địa đến các tỉnh ven biển giai đoạn 1995 – 2003 20
Bảng 1.4.
Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch biển giai đoạn 1997-2003 21
Bảng 2.1.
Phân loại địa cảnh khu vực Vân Đồn 37
Bảng 2.2.
Nhiệt độ không khí trung bình, cao nhất và thấp nhất tháng và năm khu vực
Vân Đồn. 39
Bảng 2.3.
Mức độ thích nghi của nhiệt độ nước biển đối với du lịch 41
Bảng 2.4.
Mức độ thuận lợi của sóng biển đối với các hoạt động du lịch 42
Bảng 2.5.
Mức độ thích nghi của độ măn đối với loại hình du lịch biển 42
Bảng 2.6.
Mức độ thuận lợi của dòng chảy đối với một số loại hình du lịch 42
Bảng 2.7.
Một số giá trị đặc trưng về hải văn khu vực Vân Đồn 43
Bảng 2.8.
Thực trạng cơ sở lưu trú tại huyện Vân Đồn năm 2004 - 2007 62
Bảng 2.9.
Thực trạng lao động trực tiếp trong ngành du lịch ở Vân Đồn 67
Bảng 2.10.
Một số tour du lịch đang được các công ty du lịch chào bán đến Vân Đồn. 72
Bảng 2.11.
Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Vân Đồn giai đoạn 2004-2007 75
Bảng 2.12.
Hiện trạng khách du lịch nội địa đến Vân Đồn giai đoạn 2004-2007 77
Bảng 2.13.
Hiện trạng doanh thu xã hội từ du lịch ở Vân Đồn giai đoạn 2004-2007. . 80
5
CÁC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
HN
Hà Nội
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Ủy ban nhân dân
Tiếng Anh
IUCN
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
SNV
UNESSCO
Tổ chức phát triển Hà Lan
Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo
dục Liên hợp quốc
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.
Một số chỉ tiêu về khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2004 - 2006 23
Biểu đồ 1.2.
Một số chỉ tiêu doanh thu du lịch Quảng Ninh năm 2004 – 2006 25
Hình 2.1.
Ảnh Vân Đồn chụp từ vệ tinh 29
Hình 2.2.
Sơ đồ tuyến du lịch Hạ Long – Vân Đồn bằng đường bộ 73
Hình 2.3.
Sơ đồ tuyến du lịch Hạ Long – Vân Đồn bằng đường thủy 74
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21 là thế kỷ của kinh tế biển. Các quốc gia có biển trên thế giới
đã và đang xúc tiến xây dựng chiến lược cũng như các kế hoạch hành động
khai thác biển, khai thác vùng ven bờ và hải đảo một cách mạnh mẽ. Một số
quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Xingapo, Malaixia, Philipin nhiều năm
qua đã tích cực đẩy mạnh khai thác biển và ưu tiên trong đầu tư, đã có những
kế hoạch cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng ven biển và
hải đảo. Thực tế cho thấy các quốc gia này đã đạt được khá nhiều những
thành tựu trong lĩnh vực khai thác tài nguyên biển đảo phục vụ cho mục đích
phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
Trên phạm vi toàn thế giới, du lịch biển và hải đảo có vị trí đặc biệt
quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch và các ngành kinh tế biển. Theo
thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới, hàng năm số lượng khách du lịch
quốc tế tham gia vào các hoạt động du lịch biển chiếm khoảng 80% tổng số
khách. Các nước có du lịch biển phát triển như Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha,
Italia là những nước đứng đầu về lượng khách quốc tế. Mặt khác, do sự
phân bố về mặt địa lý kinh tế, phần lớn trung tâm công nghiệp, đô thị lớn ở
các nước đều tập trung ở vùng ven biển. Chính vì vậy, ngoài lượng khách
quốc tế, một lượng khách nội địa còn lớn hơn rất nhiều hàng năm được cuốn
hút vào hoạt động du lịch biển. Nhiều quốc gia như Maldies, Fiji, bang Hawai
(Hoa Kỳ), Queenland (úc) từ lâu coi du lịch biển là ngành kinh tế chính.
Việt Nam có lợi thế lớn về tài nguyên cho phát triển du lịch biển đảo với
đường bờ biển dài 3260 km, 125 bãi tắm, gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ, cùng ưu
thế của vùng biển nhiệt đới quanh năm nắng ấm, cát trắng, nước trong, đa dạng
sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, nền văn hoá lịch sử lâu đời giàu
bản sắc Dọc chiều dài bờ biển, mỗi đơn vị lãnh thổ vừa có thế mạnh đặc thù
7
về tài nguyên vừa có khả năng liên kết tạo ra những sản phẩm du lịch biển hấp
dẫn, khả năng cạnh tranh cao.
Quảng Ninh, vùng đất địa đầu tổ quốc đã từ lâu được rất nhiều du
khách trong và ngoài nước biết đến với các địa danh nổi tiếng như vịnh Hạ
Long, vịnh Bái Tử Long, bãi tắm Trà Cổ, khu di tích lịch sử văn hóa Yên Tử,
chùa Quỳnh Lâm, đền Của Ông Nhiều du khách mong muốn trong cuộc đời
một lần được đến với Quảng Ninh để thưởng thức thắng cảnh thiên nhiên và
những di sản lịch sử văn hóa mà bao thế hệ con người nơi đây tạo dựng nên.
Du lịch biển đảo từ lâu đã là thế mạnh của du lịch Quảng Ninh. Với
những lợi thế về tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên,
trong những năm qua ngành du lịch Quảng Ninh đã có sự phát triển nhanh
chóng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch không ngừng được hoàn thiện, các di
tích lịch sử và các thắng cảnh tự nhiên cũng được trùng tu, tôn tạo để khai
thác phục vụ du lịch. Năm 2007 Quảng Ninh đã đón tiếp và phục vụ hơn 800
ngàn lượt khách quốc tế và hơn 2 triệu lượt khách nội địa. Tổng doanh thu đạt
1,650,000 triệu đồng góp phần vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và
xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên sự phát triển du lịch Quảng Ninh trong thời gian qua chưa
tương xứng với tiềm năng và những lợi thế, còn mang tính chất riêng lẻ chưa
tạo được sự gắn kết hữu cơ giữa các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch
với nhau. Du khách đến với Quảng Ninh hầu như chỉ đến với Hạ Long, trong
khi đó một số khu vực khác với tiềm năng du lịch hết sức phong phú với rừng,
biển, bãi tắm, hải đảo thì lại vẫn chưa được quan tâm đúng mực.
Nằm cách Hạ Long chưa đầy 40km Vân Đồn cũng được biết đến như
một trong những điểm du lịch biển hấp dẫn của Quảng Ninh, trong quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh 2000 – 2010 Vân Đồn được xác định
8
là một trong bốn không gian phát triển du lịch trọng điểm
1
. Với tài nguyên du
lịch phong phú, lịch sử phát triển lâu đời Vân Đồn hội đủ điều kiện để phát
triển thành một trung tâm du lịch biển đảo với những sản phẩm du lịch hấp
dẫn đặc thù. Tuy nhiên trong nhiều năm qua số lượng du khách đến với Vân
Đồn chưa nhiều, doanh thu cũng không thực sự đáng kể. Với mong muốn góp
phần vào việc phát triển hơn nữa hoạt động du lịch ở Quảng Ninh nói chung
và Vân Đồn nói riêng tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch biển đảo
ở Vân Đồn, Quảng Ninh” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Du lịch học
của mình.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên du lịch và thực trạng hoạt
động du lịch biển đảo ở Vân Đồn.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi biển đảo
(bao gồm khu vực ven biển và các đảo Cái Bầu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Ba
Mùn) thuộc huyện đảo Vân Đồn.
- Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong hai năm 2007 – 2008.
Ngoài ra các số liệu được sử dụng trong luận được lấy từ các báo cáo của
UBND huyện Vân Đồn, Sở du lịch Quảng Ninh và các cơ quan liên quan
khác từ năm 2004.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phát triển hơn nữa hoạt động du
lịch ở Vân Đồn, sớm đưa Vân Đồn trở thành Trung tâm du lịch (du lịch sinh
1
Các không gian phát triển du lịch trọng điểm còn lại là:
- Khu du lịch Hạ Long
- Khu du lịch Móng Cái – Trà Cổ
- Khu du lịch Uông Bí - Đông Triều – Yên Hưng
9
thái biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa và du lịch biển) tầm cỡ khu vực và
quốc tế với các hình thức dịch vụ chất lượng cao.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên nhiệm vụ quan trong của đề tài là
tập chung nghiên cứu và làm rõ các vấn đề sau.
- Lý luận về biển, đảo, du lịch biển đảo. Đây là những vấn đề lý luận
làm căn cứ cho việc nhận diện tài nguyên du lịch biển đảo ở Vân Đồn.
- Liệt kê đầy đủ các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn khu vực
Vân Đồn.
- Thực trạng hoạt động du lịch biển đảo ở Vân Đồn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển đảo ở Vân Đồn
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là cách thức cụ thể hay công cụ được sử dụng
để nghiên cứu một vấn đề nào đó, nhằm mục đích đi đến kết quả một cách
chính xác. Để hoàn thành công trình nghiên cứu của mình tác giả đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu.
Để có được cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến
hành thu thập dữ liệu từ các công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp
chí, được in thành sách, trên internet liên quan đến nhiều lĩnh vực mà trực
tiếp là du lịch, hải dương học, khí tượng, thuỷ văn. Do thông tin giữa các
nguồn tài liệu tác giả thu thập được có sự không nhất quán về thời điểm
nghiên cứu và góc độ đánh giá vì vậy tác giả đã phân loại chúng theo độ tin
cậy, theo tính thời sự rồi tiến hành hệ thống, tổng hợp, phân tích dữ liệu, đưa
ra những kết luận có căn cứ.
- Phương pháp khảo sát thực địa
10
Phương pháp thực địa là một trong những phương pháp quan trọng góp
phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Việc điền dã được thực
hiện nhằm nghiên cứu, điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của khu vực nhằm bổ xung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu
thập. Trực tiếp khảo sát tại một số bãi biển và các đảo thuộc khu vực Vân
Đồn giúp tác giả có điều kiện theo dõi hoạt động du lịch của Vân Đồn và
thẩm nhận giá trị của tài nguyên, bổ sung thêm thông tin, làm căn cứ cho việc
đề xuất những giải pháp hợp lý và khả thi.
Khảo sát thực địa trên địa bàn nghiên cứu của đề tài được tiến hành làm
hai đợt theo lộ trình bao quát phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đợt 1 tiến hành
từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 năm 2007, đợt hai được tiến hành vào tháng 9
năm 2008.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tác giả đã tham khảo ý kiến của một số chuyên gia là các nhà khoa học,
một số người có chức trách ở địa phương. Những nhận định của các chuyên gia
đã giúp tác giả có định hướng xác thực hơn cho nghiên cứu của mình.
- Phương phát quan sát tham dự và phỏng vấn sâu
Đây cũng là nhóm phương pháp có ý nghĩa quan trọng đối với đề tài
nghiên cứu này, phương pháp này giúp cho tác giả nhận thức vấn đề nghiên
cứu sâu sắc hơn, đưa ra được những nhận xét đánh giá xác thực hơn về đề tài
nghiên cứu.
Trong các đợt nghiên cứu điền dã tác giả đã sử dụng các phương pháp
này bằng cách quan sát trực tiếp cuộc sống của người dân địa phương, hoạt
động của du khách và cách thức phục vụ của nhân viên nhà hàng, khách sạn
đối với khách du lịch. Tác giả cũng trực tiếp phỏng vấn sâu đối với du khách
cả trong nước và quốc tế, ngoài ra tác giả cũng có nhiều cuộc tiếp xúc trò
11
chuyện với một số cá nhân là lãnh đạo địa phương, người dân địa phương,
nhân viên trong các nhà hàng, khách sạn Qua đây giúp tác giả hiểu rõ hơn
về những tâm tư tình cảm, mong muốn của khách du lịch, cơ quan quản lý và
cộng đồng dân cư địa phương đối với việc phát triển hơn nữa hoạt động hoạt
động du lịch ở đây.
5. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá các tài liệu của các tác giả đi trước.
- Luận văn là công trình đầu tiên giới thiệu một cách có hệ thống và
đầy đủ về hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Vân Đồn.
- Đánh giá được thực trạng khai thác tài nguyên du lịch biển đảo cho phát
triển du lịch, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong hoạt động du lịch ở đây.
- Luận văn cũng đưa ra những giải pháp thiết thực cho phát triển du
lịch biển đảo ở Vân Đồn
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục
bảng biểu, hình, danh mục tài liệu tham khảo, trích dẫn và phụ lục, phần nội
dung nghiên cứu của luận văn được chia làm 3 chương.
Chương 1. Một số vấn đề về du lịch biển đảo
Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch biển đảo ở Vân Đồn,
Quảng Ninh
Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch biển đảo ở Vân Đồn,
Quảng Ninh
12
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH BIỂN ĐẢO
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Biển
Theo tác giả Nguyễn Như Ý trong từ điển tiếng Việt khái niệm biển
được hiểu là “Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất hay phần đại
dương ven lục địa được ngăn cách bởi các đảo hay đất liền”. Biển còn được
hiểu là phần đại dương bị giới hạn bởi mép lục địa, các đảo và vùng cao của
đáy, có diện tích nhỏ hơn nhiều so với đại dương. Biển có một chế độ thủy
văn riêng biệt khác chế độ thủy văn của phần đại dương tiếp cận với một mức
nào đó. Biển cũng khác với đại dương về chế độ nhiệt, độ muối, tính chất
triều, các điều kiện sinh thái, hệ thống dòng chảy (hải lưu)[27, Tr.21]. Khái
niệm biển cũng được hiểu là “Một phần của đại dương được tách ra bởi lục
địa hay các vùng nổi cao của địa hình đáy”[9, Tr.18].
Về thực chất biển là một không gian rộng lớn, là một phần của đại
dương, tuy nhiên trong luận văn sử dụng khái niệm biển với cách hiểu là vùng
bờ biển (coastal zone). Có nhiều cách xác định vùng bờ biển dựa trên các
quan điểm địa động lực, địa sinh thái, quản lý phát triển Theo quan điểm
phát triển du lịch thì “Vùng bờ biển” là khoảng không gian hẹp trong phạm vi
tương tác biển – lục địa mà tại đó có các tài nguyên du lịch thu hút du khách.
Đó thường là các khu vực vùng bờ có bãi cát, các vách biển và dải đất hẹp
ven biển dùng để phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch, rừng ngập
mặn, ám tiêu san hô, vùng vịnh, đầm, phá, cồn cát …
Khu vực biển ven bờ được khai thác bao gồm bãi tắm vùng bờ và phong
cảnh vùng ven bờ. Vùng ven bờ thường được hiểu như là nơi tương tác giữa
đất và biển, bao gồm các môi trường ven bờ cũng như vùng nước kế cận.Theo
13
IUCN (1986), vùng ven bờ được định nghĩa: "là vùng ở đó đất và biển tương
tác với nhau, trong đó ranh giới về đất liền được xác định bởi giới hạn các ảnh
hưởng của biển đến đất và ranh giới về biển được xác định bởi giới hạn các
ảnh hưởng của đất và nước ngọt đến biển."
Thuật ngữ biển được sử dụng trong luận văn được hiểu là vùng bờ biển
bao gồm khu vực biển ven bờ và phần thềm lục địa nông ven quanh các đảo
mà ở đó có thể tổ chức được các hoạt động du lịch như tham quan, tắm biển,
nghỉ dưỡng…
1.1.2. Đảo
Về khái niệm đảo cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo từ điển
tiếng Việt “Đảo là khoảng đất đá lớn nổi lên giữa sông, biển” [26]. Có quan
điểm cho rằng “Đảo là kết quả của quá trình hoạt động địa chất lâu dài của vỏ
trái đất trong mối tương tác giữa biển và lục địa”[9,Tr.35]. Theo tác giả
Nguyễn Văn Phòng trong cuốn bách khoa về biển “Đảo là phần đất hoàn toàn
bị bao bọc xung quanh bởi nước, thường xuyên nhô cao lên, không bị ngập
khi mực nước triều lên cao nhất”. Về nguồn gốc hình thành đảo có thể là một
phần của lục địa do quá trình tách dần và lún xuống của lục địa gây ra hoặc
do hoạt động của núi lửa dưới đáy biển tạo nên.
Thuộc vùng biển Việt Nam có trên 4000 hòn đảo. Về phân bố, khoảng
3000 đảo ở ven biển tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, nơi tập trung thứ hai là
các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau trên vịnh Thái Lan (trên 100 đảo), còn lại rải
rác ở ven biển miền Trung. Khoảng cách giữa đất liền và đảo rất khác nhau:
đảo Cái Bầu chỉ cách đất liền một rạch triều, trong khi đảo Bạch Long Vỹ
cách Hải Phòng tới 135 km; đảo Hòn Hải cách Phan Thiết tới gần 155 km;
đảo Thổ Chu cách cửa Ông Đốc (Kiên Giang) tới 146 km; quần đảo Hoàng
Sa nằm cách Đà Nẵng tới 350 km và quần đảo Trường Sa nằm cách vịnh Cam
Ranh hơn 450 km. Các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Côn
14
Đảo, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vỹ làm nên hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về cấu tạo địa chất, ven bờ vịnh Bắc Bộ đặc biệt là khu vực Hạ Long
các đảo chủ yếu cấu tạo từ cacbonat. Dưới chân đảo là những cung bờ lõm
với các địa hình tích tụ cát trắng mịn, là những bãi tắm lý tưởng với những
kích thước khác nhau từ vài chục mét đến vài trăm mét, thậm chí vài ba nghìn
mét (Cô Tô, Ngọc Vừng, Cái Bầu ). Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, Hạ
Long - Cát Bà đã phát hiện 139 bãi cát với diện tích lớn nhỏ khác nhau, đa số
dưới 1 ha, trên 1 ha có 12 bãi [16].
Về diện tích, 97% là các đảo nhỏ hơn 0,5 km
2
. Các đảo lớn từ 1 km
2
trở
lên có 84 đảo, trong đó có 24 đảo có diện tích từ 10 km
2
đến 567km
2
.
Bảng 1.1.Diện tích một số đảo lớn ven bờ biển Việt Nam
STT
Tên đảo
Diện tích (km
2
)
1
Phú Quốc (Kiên Giang)
567
2
Cái Bầu (Quảng Ninh)
200
3
Cát Bà (Hải Phòng)
149
4
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)
56,7
5
Hòn Lớn (Khánh Hoà)
45
6
Hòn Tre (Khánh Hoà)
32
7
Vĩnh Thực (Quảng Ninh)
32
8
Phú Quý (Bình Thuận)
32
9
Cô Tô (Quảng Ninh)
23,4
10
Cái Chiên (Quảng Ninh)
10,9
Trong luận văn khái niệm đảo được hiểu là các đảo ven bờ có tiềm
năng du lịch và điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch. Ở Việt Nam các đảo
15
đáp ứng được tiêu chí này có rất nhiều bao gồm các đảo thuộc huyện đảo Vân
Đồn (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận),
huyện đảo Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi),
Phú Quốc (Kiên Giang) đây là các đảo ven bờ có nhiều bãi biển, phong
cảnh đẹp còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ, môi trường trong lành và nhiều điều
kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển.
Vị trí các đảo được nghiên cứu trong luận văn chính là các đảo thuộc
huyện Vân Đồn đáp ứng được các tiêu chí của đảo du lịch có tiềm năng du
lịch và các điều kiện phát triển du lịch.
1.1.3. Du lịch biển đảo
Du lịch biển đảo là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển trên lãnh
thổ vùng bờ biển và vùng biển ven bờ (bao gồm cả các đảo ven bờ). Vì vậy,
hoạt động phát triển du lịch biển đảo ở đây được hiểu chủ yếu là dựa vào đặc
điểm tự nhiên và tiềm năng du lịch của lãnh thổ địa lý này.
1.2. Hoạt động du lịch biển đảo ở Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược thuận lợi về biển. Lãnh thổ đất liền
của Việt Nam được bao bọc bởi bờ biển trải dài trên 3.200 km trên 3 hướng:
Đông, Nam và Tây Nam. Trung bình cứ 100 km
2
đất liền Việt Nam có 1 km
bờ biển, tỷ lệ vào loại cao so với tỷ lệ trung bình của thế giới (600 Km
2
đất
liền mới có 1 km bờ biển). Bờ biển của Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam
vì thế biển có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an
ninh quốc phòng của đất nước.
Vùng ven biển Việt Nam hiện gồm 29 tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương với diện tích tự nhiên là 140.413 Km
2,
, dân số 43,9 triệu bằng 42,5%
diện tích tự nhiên và 52,3.% dân số cả nước (số liệu thống kê năm 2005).
Lãnh thổ du lịch biển đảo là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi với nguồn tài
16
nguyên tự nhiên đa dạng và phong phú cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt
là du lịch bởi trên lãnh thổ này hiện tập trung 6/7 di sản thế giới (cả vật thể và
phi vật thể) ở Việt Nam cùng với sự đa dạng và phong phú về các giá trị tài
nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn.
Với tư cách là một trong 5 lĩnh vực kinh tế biển quan trọng được xác
định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, bao gồm: khai thác, chế biến
dầu, khí; kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; du lịch và kinh tế đảo;
và các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển
gắn với các khu đô thị, du lịch biển ngày càng khẳng định vị trí của mình đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và đối với bản thân
sự phát triển ngành du lịch nói riêng.
Vị trí của du lịch biển đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội được
thể hiện một cách rõ nét qua việc: phát triển du lịch biển góp phần thúc đẩy sự
phát triển của nhiều ngành kinh tế khác; tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
Vùng ven biển và các đảo ven bờ Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu người
trong độ tuổi lao động. Việc phát triển du lịch sẽ góp phần tạo việc làm cho
cộng đồng dân cư sống ở vùng biển, đặc biệt trên các đảo vốn còn nhiều khó
khăn, góp phần tích cực tạo dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân,
phát triển hậu phương vững chắc ở tuyến phòng thủ trên biển của đất nước và
đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển và hải đảo. Thực tiễn phát triển
du lịch biển đảo những năm qua đã khẳng định vai trò trên của du lịch.
Ở Việt Nam du lịch biển đảo có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến
lược phát triển du lịch của cả nước. Các ví dụ về sự phát triển du lịch dựa trên
nguồn tài nguyên tự nhiên biển đảo ở Nha Trang, Phú Quốc…đã cho thấy sức
hấp dẫn của các khu vực này đối với khách du lịch. Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2010 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
17
Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu
vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu vực
thuộc vùng ven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng du lịch biển đặc
sắc, đặc biệt là hệ thống đảo ven bờ chưa được đầu tư khai thác tương xứng,
nhưng ở khu vực ven biển và các đảo đã phát triển khoảng 70% các khu điểm
du lịch trong cả nước, hàng năm thu hút từ 70-80% lượng khách du lịch. Điều
này đã khẳng định vai trò của du lịch biển đảo đối với sự phát triển chung của
du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên việc khai thác tài nguyên du lịch biển đảo cho phát triển du
lịch vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.
Du lịch đảo ven bờ hiện tại chỉ tập trung ở ba vùng chính: vùng đảo ven
bờ Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng), vùng đảo Nam Trung Bộ mà trung
tâm là Nha Trang - Khánh Hoà và vùng đảo Phú Quốc với các cơ sở nghỉ
ngơi nhìn chung sơ sài dành cho đối tượng khách du lịch đi trong ngày. Khai
thác tràn lan, tập trung nhiều cơ sở lưu trú ở các đảo có vị trí quá gần bờ như
Cát Bà, Tuần Châu, biến chúng thành những “bách hoá tổng hợp” nhốn nháo,
làm mất vẻ đẹp của vùng biển đảo tĩnh lặng, hoang sơ; trong khi đó hệ thống
đảo xa bờ hơn thì giá trị còn ở dạng tiềm ẩn, hầu như chưa được khai thác
đến. Việc tổ chức các tuyến du lịch tham đảo chưa lưu ý đến việc lựa chọn
tuyến nhìn, điểm nhìn và tốc độ nhìn phù hợp để du khách có thể cảm thụ vẻ
đẹp ở mức độ thuận lợi nhất, các giá trị thẩm mỹ chưa được khai thác triệt để.
Việc can thiệp của con người vào quá trình đầu tư tôn tạo hang động phục vụ
du lịch còn thiếu những giải pháp tinh tế: hệ thống đèn màu với công suất lớn
bố trí lộ liễu; các bậc thang, lan can, lối đi trong hang “bê tông hoá” với quá
nhiều xi măng, sắt thép đánh mất vẻ đẹp huyền bí, kỳ vĩ của hang động.
Trong quá trình thiết kế các sản phẩm du lịch chưa căn cứ vào đặc điểm
tài nguyên để định hướng sản phẩm đặc trưng cho khu vực. Vì vậy không chỉ
18
có tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch trong cùng một khu vực mà còn có
sự trùng lặp về sản phẩm du lịch giữa các khu vực có điều kiện địa lý và giá trị
tài nguyên du lịch khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của du
lịch biển Việt Nam. Khách nước ngoài chỉ cần đến một khu nghỉ mát thay cho
việc khám phá nét khác biệt, mới lạ của hàng trăm khu nghỉ khác dọc chiều dài
bờ biển. Không có sự phong phú, đa dạng về sản phẩm, các dịch vụ vừa khai
thác nhỏ lẻ vừa thiếu chuyên nghiệp, các khu vực này ít đổi mới khiến tỷ lệ
khách quốc tế quay lại lần thứ hai rất thấp chỉ khoảng 3 - 5%. Tùng, áng (hồ
nước mặn) - hai loại địa hình độc đáo chỉ xuất hiện duy nhất ở khu vực đảo đá
ven bờ Đông Bắc là địa điểm tốt cho loại hình du lịch nghiên cứu vì có khả
năng lưu giữ những nguồn gen quý hiếm đặc thù nhưng hiện nay việc khai thác
nghèo nàn, chưa biến nó trở thành một thế mạnh du lịch của vùng.
Tài nguyên du lịch biển đảo chủ yếu mới được khai thác các giá trị vật
chất. Các bãi biển, vịnh đảo đẹp được quốc tế công nhận và bình chọn như:
vịnh Hạ Long, bờ biển Đà Nẵng nhưng chưa được quy hoạch định hướng để
phát triển thành vùng du lịch biển mang đẳng cấp quốc tế. Ngay cả khi được
bình chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh thì ngành du lịch
Việt Nam và Đà Nẵng cũng không có một chương trình quảng bá tầm cỡ nhân
cơ hội này tiếp thị ra thị trường du lịch quốc tế. Công tác tuyên truyền, quảng
bá du lịch biển Việt Nam lâu nay chưa được quan tâm đúng mức. Một vài
năm gần đây Tổng cục Du lịch đã xuất bản một số thông tin chuyên đề về
biển nhưng chỉ cung cấp thông tin chung chung. Du lịch Việt Nam chưa tham
gia các hội nghị, hội chợ chuyên đề du lịch biển và du lịch tàu biển trên thế
giới. Ấn phẩm quảng bá về du lịch Việt Nam vừa thiếu vừa chưa chuyên
nghiệp, chất lượng còn thấp kể cả về hình thức lẫn nội dung. Khách du lịch
quốc tế đến vùng ven biển Việt Nam phân bố không đồng đều theo lãnh thổ.
Có 4 khu vực thu hút khách nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu
19
(hơn 40% tổng lượng khách quốc tế đến toàn vùng ven biển), Quảng Ninh -
Hải Phòng (trên 25%), Huế - Đà Nẵng (12%) và Nha Trang - Khánh Hoà (xấp
xỉ 4%). Bốn khu vực trọng điểm ven biển này đã thu hút tới 80% tổng số
khách quốc tế đến nghỉ ngơi tham quan trong toàn vùng ven biển. Đây là
những khu vực có những đô thị lớn với điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch tương đối tốt, đồng thời là những nơi tập trung nhiều tài
nguyên du lịch có giá trị. Số lượng khách du lịch quốc tế đến các khu vực
trọng điểm du lịch ven biển tăng nhanh: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và
Huế - Đà Nẵng có tốc độ tăng khá cao trên 41%/năm; các khu vực khác thấp
hơn như Bà Rịa - Vũng Tàu 22,6%/năm, Nha Trang - Khánh Hoà 11,5%/năm.
Các trọng điểm du lịch kể trên cũng là những khu vực thu hút cao khách du
lịch nội địa. Năm 2003, khu vực Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh đón
27,4% số lượt khách nội địa đi lại giữa các vùng trong toàn quốc, tiếp theo là
Quảng Ninh - Hải Phòng 13,4%, Huế - Đà Nẵng 2,6%, Khánh Hoà 1,5%. Tốc
độ tăng trung bình khách du lịch nội địa ở các khu vực này cũng cao, điển
hình như: Quảng Ninh - Hải Phòng là 39%/năm, Nha Trang - Khánh Hoà và
Vũng Tàu - Thành phố Hồ Chí Minh là 16%/năm và 17%/năm, Huế - Đà
Nẵng 7,3%. Đặc điểm phân bố không đều lượng khách du lịch theo lãnh thổ
là yếu tố gây ra những áp lực lớn đối với tài nguyên thiên nhiên và môi
trường ở các khu vực tập trung khách du lịch.
Khu vực biển ven biển và các đảo ven bờ tập trung trên 70% các khu,
điểm du lịch trong cả nước. Nhiều năm qua, số khách du lịch quốc tế đến
vùng này đạt trên 73% lượng khách quốc tế đến Việt Nam với tốc độ tăng
trung bình khoảng 31%/năm.
Bảng 1.2.Số lượt khách du lịch quốc tế đến các tỉnh ven biển giai
đoạn 1995- 2003
20
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số lượt khách (nghìn lượt)
1865
2208
2127
1973
2246
3299
4092
5299
4720
Tỷ lệ so với cả nước(%)
72,79
77,41
73,56
71,59
71,38
73,5
73,81
73,75
72,25
Tỷ lệ đến vùng Bắc Bộ (%)
10,97
9,46
10,44
12,22
14,83
21,37
20,59
21,37
23,4
Tỷ lệ đến vùng Bắc Trung Bộ (%)
11,67
11,85
11,46
11,28
10,84
12,2
13,66
14,21
16,75
Tỷ lệ đến vùng NTB và Nam Bộ (%)
50,15
56,1
51,66
48,09
45,71
39,93
39,56
38,17
32,1
(Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch)
Năm 2005, toàn vùng ven biển đón 4,4 triệu lượt khách du lịch quốc tế
đi lại giữa các tỉnh trong vùng với 12,4 triệu ngày khách, dự kiến năm 2010 là
7,4 triệu lượt với hơn 24 triệu ngày khách. Nếu so với toàn quốc thì tổng ngày
khách quốc tế ở vùng ven biển năm 2005 chiếm tới 66% tổng ngày khách
quốc tế của toàn quốc, năm 2010 sẽ là 63%.
Về khách du lịch nội địa, các tỉnh ven biển hàng năm thu hút trên 50%
tổng số khách nội địa, với tốc độ tăng trung bình thời kỳ 1997- 2003 là
16%/năm.
Bảng 1.3.Số lượt khách du lịch nội địa đến các tỉnh ven biển giai
đoạn 1995 – 2003
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng số lượt khách (nghìn lượt)
5741
6999
6752
7465
8298
10803
12679
13804
14642
Tỷ lệ so với cả nước(%)
53,02
55,17
51,25
53,75
55,13
55,17
55,28
55,32
57,41
Tỷ lệ đến vùng Bắc Bộ (%)
12,28
11,06
12,23
13,35
14,21
16,29
16,51
16,64
15,63
Tỷ lệ đến vùng Bắc Trung Bộ (%)
4,55
4,58
4,04
4,28
4,82
4,5
4,66
4,81
6,52
Tỷ lệ đến vùng NTB và Nam Bộ (%)
36,19
39,53
34,98
36,12
36,1
34,38
34,11
33,87
35,26
(Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch)
Năm 2005, khách du lịch nội địa đến các tỉnh ven biển là 13,8 triệu lượt
khách với hơn 19,8 triệu ngày khách, năm 2010 dự kiến là 17,8 triệu lượt
21
khách với 30,7 triệu ngày khách, bằng 71% (2005) và 76% (2010) so với toàn
quốc.
Thu nhập xã hội từ du lịch các tỉnh ven biển luôn chiếm tỷ lệ lớn trong
tổng thu nhập xã hội từ du lịch của cả nước. GDP du lịch của các tỉnh ven
biển năm 2000 chiếm 63% tổng GDP du lịch cả nước và tính đến năm 2000,
khu vực ven biển đã thu hút được 233 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
du lịch với số vốn đầu tư 6,5 tỷ USD (chiếm 64,5% cả nước). Năm 2005, thu
nhập từ du lịch biển đạt 1,45 tỷ USD bằng 69,5% thu nhập toàn quốc, dự
đoán năm 2010 là 3,2 tỷ bằng 77,1% thu nhập toàn quốc[59].
Bảng 1.4.Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch biển giai đoạn 1997-
2003
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Thu nhập du lịch cả nước
(tỷ đồng)
15056
14000
15600
17400
20500
23500
22500
Thu nhập du lịch biển (tỷ đồng)
10885
10038
11319
12705
14992
17204
15982
Tỷ lệ thu nhập du lịch biển so
với cả nước (%)
72,3
71,7
72,56
73,02
73,13
73,21
71,03
(Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch)
Trong một thời gian dài, tỷ trọng khách du lịch cũng như thu nhập từ
du lịch biển so với du lịch cả nước ổn định ở mức cao. Tuy nhiên, đối với khu
vực ven biển với ưu thế nổi trội về tài nguyên du lịch so với các vùng lãnh thổ
khác, lại là trọng điểm đầu tư thì sự ổn định tương đối đó mặt khác phản ánh
du lịch biển vẫn chưa tạo được sự hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch và
những nỗ lực trong những năm vừa qua của chúng ta chưa đưa lại hiệu quả rõ
nét, cần những giải pháp đột phá.
Du lịch biển và các ngành dịch vụ biển khác đang mới ở giai đoạn xây
dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Thực tế cho thấy trong suốt một thời gian
22
dài thu nhập du lịch biển so với các ngành kinh tế biển khác như dầu khí, thuỷ
sản còn thấp hơn và chỉ đứng trên ngành giao thông - dịch vụ hàng hải.
Số lượng khách du lịch biển tuy đông nhưng thời gian lưu trú ngắn,
mức chi tiêu cho các dịch vụ thấp nên doanh thu không lớn. Mỗi khách du
lịch nước ngoài chi trả trung bình ở Việt Nam hiện nay là 800 USD/tour,
trong khi đó chi 1200 USD khi ở Thái Lan và 2200 USD ở Australia. Phân
tích cơ cấu doanh thu du lịch cho thấy khách du lịch đến vùng ven biển dành
phần lớn nguồn chi tiêu của mình cho lưu trú và ăn uống (chiếm trên 60%),
số còn lại dành cho mua sắm hàng hoá, vận chuyển và các dịch vụ khác. Tại
các khu nghỉ dưỡng, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giải trí, mua sắm không
đa dạng, khách không có điều kiện tiêu tiền. Doanh thu năm 2006 của du
lịch Việt Nam chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD, trong khi đó, con số này của
Malaysia là 17 tỷ USD, cuả Thái Lan là 13 tỷ USD[60]. Tỷ lệ nghịch với
việc khách đến Việt Nam ngày càng đông là việc thiếu phòng khách sạn,
tăng giá đột ngột của các khách sạn 4 - 5 sao. Thực trạng này đã đẩy giá tour
lên cao và Việt Nam trở thành điểm đến đắt đỏ, không thể cạnh tranh với các
nước trong khu vực.
1.3. Hoạt động du lịch biển đảo ở Quảng Ninh
Quảng Ninh - một vùng đất giầu tiềm năng du lịch và khoáng sản, du
khách nào khi đến với Quảng Ninh cũng để lại trong mình ấn tượng khó quên
về một Hạ Long kì thú, một Yên Tử linh thiêng, một Quan Lạn tươi mát, một
Trà Cổ thơ mộng…ở Quảng Ninh cũng đã từ lâu du lịch được coi là ngành
kinh tế mũi nhọn đem lại mỗi năm trên 20% GDP toàn tỉnh. Với những lợi thế
về nhiều mặt (địa kinh tế - chính trị - xã hội, tài nguyên, sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, lịch sử phát triển ), đặc biệt với tài nguyên vô giá Vịnh
Hạ Long - đã được UNESCO hai lần công nhận Di sản thiên nhiên thế giới,
du lịch Quảng Ninh hội tụ các yếu tố “ Thiên, thời, địa lợi, nhân hoà” để phát
triển và thực tế hoạt động du lịch trên địa bàn đã phát triển nhanh và mạnh mẽ.
23
Những năm qua ngành du lịch Quảng Ninh không ngừng cố gắng và nỗ
lực vươn lên trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của khu
vực phía Bắc. Sự phát triển đó có thể nhận thấy thông qua một số chỉ tiêu du
lịch như lượng khách, doanh thu, đội ngũ lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch.
- Về lượng khách
Trong những năm gần đây số lượng khách đến du lịch không ngừng tăng
lên nhất là từ sau ảnh hưởng của đại dịch Sat từ các tước trong khu vực.
Biểu đồ 1.1.Một số chỉ tiêu về khách du lịch đến Quảng Ninh
năm 2004 - 2006
0
1.000.000
2.000.000
3.000.000
4.000.000
BiÓu ®å KDL n¨m 2004-2006
Tæng KDL
2.675.000
2.458.500
3.104.100
Kh¸ch quèc tÕ
1.046.000
1.005.800
1.156.700
1
2
3
Năm 2003, Tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 2,500,636 lượt,
trong đó khách quốc tế đạt 1,085,811 lượt.
Năm 2004, Tổng khách du lịch đến Quảnh Ninh đạt 2.675.000 lượt
khách, tăng 7% so với năm 2003; Trong đó khách quốc tế đạt 1.046.000 lượt
khách, bằng 96% so với năm 2003.
2004
2005
2006