Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 162 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐÀO MINH NGỌC



PHÁT TRIỂN HOẠT ĐÔNG
DU LỊCH CUỐI TUẦN Ở TIỀN GIANG


LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC
(CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)






Hµ néi 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




ĐÀO MINH NGỌC


PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH CUỐI TUẦN Ở TIỀN GIANG

CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH HỌC
MÃ SỐ :


LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC
(CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)

Ng-êi h-íng dÉn khoa häc:
PGS.TS TrÇn §øc Thanh




Hµ néi 2007



DANH MỤC PHỤ LỤC

Tên phụ lục
Trang
1. Phụ lục 1: Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang
I
2. Phụ luc 2: Bản đồ du lịch tỉnh Tiền Giang

II
3. Phụ lục 3: Mô tả nội dung các chương trình du lịch dành cho
khách nội địa tới Tiền Giang
III
4. Phụ lục 4: Mô tả nội dung các chương trình du lịch dành cho
khách quốc tế tới Tiền Giang
VIII
5. Phụ lục 5: Một số tập gấp quảng cáo chương trình du lịch tại
Tiền Giang
XII
6. Phụ lục 6: Một số hình ảnh tại Khu du lịch Thới Sơn
XVI
7. Phụ lục 7: Một số hình ảnh tại Khu du lịch biển Tân Thành
XVIII
8. Phụ lục 8: Một số hình ảnh tại Khu du lịch Cái Bè
XIX
9. Phụ lục 9: Một số điểm du lịch khác tại Tiền Giang
XX
10. Phụ lục 10: Phiếu khảo sát nhu cầu du lịch cuối tuần của
người dân TP HCM và khu vực phụ cận
XXI
11. Phụ lục 11: Tóm tắt dự án quy hoạch chi tiết Làng du lịch
sinh thái cù lao Thới Sơn
XXVII




MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
01
DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH
02
MỞ ĐẦU
03
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH CUỐI TUẦN
12
1.1. Tổng quan về hoạt động du lịch cuối tuần
12
1.1.1. Khái niệm hoạt động du lịch cuối tuần
12
1.1.2. Đặc trưng của hoạt động du lịch cuối tuần
14
1.1.3. Chức năng của hoạt động du lịch cuối tuần
18
1.2. Điều kiện phát triển hoạt động du lịch cuối tuần
20
1.2.1. Khái quát về điều kiện phát triển du lịch cuối tuần
20
1.2.2. Điều kiện cung du lịch cuối tuần
23
1.2.3. Điều kiện cầu du lịch cuối tuần
31
1.2.4. Điều kiện về tuyến chuyển tiếp
36
1.3. Phát triển hoạt động du lịch cuối tuần
38
Tiểu kết chƣơng 1

40
CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
CUỐI TUẦN CỦA TIỀN GIANG
41
2.1. Tổng quan về du lịch Tiền Giang
41
2.1.1. Giới thiệu chung về Tiền Giang
41
2.1.2. Hoạt động du lịch ở Tiền Giang
49
2.2. Điều kiện phát triển hoạt động du lịch cuối tuần của
Tiền Giang
60
2.2.1. Điều kiện cung du lịch cuối tuần của Tiền Giang
60
2.2.2. Điều kiện cầu du lịch cuối tuần của Tiền Giang
73
2.2.3. Điều kiện về tuyến chuyển tiếp
79
Tiểu kết chƣơng 2
83


CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CUỐI TUẦN Ở TIỀN GIANG
84
3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở
Tiền Giang
84
3.1.1. Cơ sở định hướng

84
3.1.2. Định hướng thị trường mục tiêu
88
3.1.3. Định hướng không gian phát triển
88
3.1.4. Định hướng quan điểm phát triển
89
3.2. Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động du lịch cuối
tuần ở Tiền Giang
90
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch
90
3.2.2. Giải pháp về đầu tư
92
3.2.3. Giải pháp về sản phẩm - dịch vụ
94
3.2.3. Giải pháp quản lý
109
3.2.5. Giải pháp marketing
111
Tiểu kết chƣơng 3
112
KẾT LUẬN
113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
116
PHỤ LỤC






1
DANH MỤC BẢNG BIỂU

TÊN BẢNG
Trang
1. Bảng 2.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số các huyện, thị xã,
thành phố của Tiền Giang năm 2003
47
2. Bảng 2.2. Tổng hợp trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ của cán bộ
quản lý và lao động trực tiếp trong ngành du lịch Tiền Giang
56
3. Bảng 2.3. Thống kê lượng khách đến Tiền Giang giai đoạn 2001-
2006
59
4. Bảng 2.4. Đặc trưng nhiệt độ trung bình các tháng trong năm đo
tại trạm Mỹ Tho - Tiền Giang
61
5. Bảng 2.5. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Tiền Giang từ 1995-
2005
61
6. Bảng 2.6. Thống kê số lượng cơ sở giáo dục, giáo viên và học
sinh - sinh viên trên địa bàn TP HCM năm học 2004 – 2005
75
7. Bảng 2.7. Chỉ số về GDP của TP HCM giai đoạn 2000 – 2007
76
8. Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến của người dân TP HCM về sự cần
thiết của hoạt động du lịch cuối tuần
77

9. Bảng 2.9. Bảng tổng hợp số lượt đến du lịch tại các điểm du lịch
thuộc khu vực TP HCM và phụ cận
78
10. Bảng 2.10. Bảng mô tả các tuyến đường bộ nối Tiền Giang với
điểm cấp khách tiềm năng
79
11. Bảng 3.1. Kết quả trả lời câu hỏi 9 (phần 1) về nhu cầu du lịch
cuối tuần của người dân TP HCM
104
12. Bảng 3.2. Kết quả trả lời câu hỏi 5 (phần 1) về các hoạt động
được khách du lịch cuối tuần tại TP HCM ưa thích
107
13. Bảng 3.3. Kết quả trả lời câu hỏi 5 (phần 2) về các hoạt động tại
108


2
Tiền Giang được khách du lịch cuối tuần TP HCM ưa thích
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

TÊN SƠ ĐỒ - HÌNH ẢNH
Trang
1. Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phân biệt giữa du lịch và giải trí của Hội đồng
Trung ương về du lịch của Cộng hoà Pháp
12
2. Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hệ thống du lịch của Leiper
21
3. Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang
42
4. Hình 3.1. Kiểu nhà vườn mang phong cách đặc trưng Nam bộ tại

Khu du lịch Thới Sơn 3
95
5. Hình 3.2. Một số nhà nghỉ được xây dựng bằng vật liệu nhẹ tại khu
du lịch Thới Sơn 2
96
6. Hình 3.3. Nhà ông Ba Thảo (cù lao Thới Sơn) và nhà cổ họ Phan
(tại Cái Bè) nơi khách du lịch có thể nghỉ lại và cùng sinh hoạt với gia
đình
97
7. Hình 3.4. Làng nuôi cá bè tại Thới Sơn (Châu Thành)
98
8. Hình 3.5. Làng nuôi cá bè tại Tân Phong (Cái Bè)
98
9. Hình 3.6. Khách du lịch đang tham gia tát mương bắt cá, chế biến
và thưởng thức những sản phẩm vừa bắt được tại nhà ông Ba Thảo
(Thới Sơn, Châu Thành, Tiền Giang)
100
10. Hình 3.7. Khách du lịch tham quan và thưởng thức trái cây ngay
tại vườn nhà cổ họ Phan
100
11. Hình 3.8. Thuyền du lịch lớn (chở từ 12 khách trở lên) và thuyền
du lịch nhỏ (chở dưới 6 khách) đi du lịch trên sông Tiền tại Mỹ Tho
102
12. Hình 3.9. Thuyền du lịch chở đoàn 20 khách trở lên đi du lịch trên
sông Tiền tại Cái Bè
102
13. Hình 3.10. Khách du lịch rất thích thú khi được đi lại giữa các
103



3
điểm trong Khu du lịch Thới Sơn bằng đò chèo
14. Hình 3.11. Lễ hội trái cây Nam Bộ đã thu hút hàng ngàn lượt
khách du lịch tới tham quan và mua sắm các sản vật địa phương
106


4
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, ở khu vực phía Nam, đặc biệt là những tỉnh, thành phố lớn như
TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, , nhu cầu du lịch cuối tuần đang
gia tăng mạnh dẫn đến tình trạng cung không đủ đáp ứng. Các điểm du lịch
cuối tuần tại khu vực này có rất ít và hầu như đều đã bị quá tải. Vì thế, việc
nghiên cứu nhằm phát triển thêm những địa điểm mới, có điều kiện thuận lợi
thoả mãn nhu cầu du lịch cuối tuần tại khu vực này trở nên hết sức cần thiết.
Tiền Giang là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phía
Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh. Phía Tây và
Nam giáp với các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre và Vĩnh Long. Tiền Giang có
những điều kiện rất phù hợp để phát triển hoạt động du lịch cuối tuần
Thứ nhất, Tiền Giang có hệ thống tài nguyên du lịch rất đa dạng và hấp
dẫn. Trên địa bàn tỉnh có ba vùng sinh thái đặc trưng đó là Vùng sinh thái
nước ngọt ven sông Tiền, Vùng sinh thái ngập mặn ven biển Gò Công và
Vùng sinh thái ngập phèn Đồng Tháp Mười với những cụm điểm du lịch nổi
tiếng như Thành phố Mỹ Tho, Khu du lịch Thới Sơn, Trại rắn Đồng Tâm,
Khu sinh thái Đồng Tháp Mười, Khu du lịch biển Tân Thành-Hàng Dương,
Khu du lịch Cái Bè và rất nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị như di tích
văn hoá Óc Eo - Gò Thành, di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, di tích chiến
thắng Ấp Bắc, Luỹ Pháo Đài, lăng Trương Định, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh
Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ, các nhà cổ Không những thế, Tiền

Giang còn có thể làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của mình bằng những
giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể khá độc đáo như lễ hội, chợ nổi, đờn ca
tài tử, múa bóng rỗi, làng nghề truyền thống
Thứ hai, Tiền Giang có hệ thống cơ sở hạ tầng khá tốt đáp ứng cho sự
phát triển của hoạt động du lịch. Giao thông và thông tin liên lạc khá hoàn


5
chỉnh. Những tuyến giao thông đường bộ và đường thủy nối Tiền Giang với
thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phụ cận

hiện đang được nâng cấp rất hiện
đại, đảm bảo tiếp cận dễ dàng.
Thứ ba, các chính sách quản lý nhà nước về du lịch tại Tiền Giang khá
thông thoáng. Chính quyền tỉnh rất quan tâm tới sự phát triển của hoạt động
du lịch. Trong các chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, du lịch luôn được coi
là ngành kinh tế mũi nhọn, là trọng tâm của sự phát triển [61;5].
Thứ tư và cũng là lợi thế của Tiền Giang so với các tỉnh khác cùng khu
vực đồng bằng Cửu Long đó là vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển hoạt
động du lịch cuối tuần. Tiền Giang nằm ở khoảng cách rất phù hợp với các
điểm cấp khách du lịch cuối tuần ở phía Nam.
Với những thế mạnh như vậy, Tiền Giang hoàn toàn có thể trở thành một
điểm du lịch cuối tuần hấp dẫn. Thế nhưng, cho đến nay, hoạt động này chưa
thực sự được quan tâm thích đáng. Hầu như chưa có công trình nghiên cứu
nào đề cập đến việc đánh giá các điều kiện và đưa ra những khuyến nghị thích
hợp cho việc phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở Tiền Giang.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Phát triển hoạt
động du lịch cuối tuần ở Tiền Giang" làm luận văn thạc sỹ, với mong muốn
góp phần vào việc nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở Tiền
Giang, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch cuối tuần đang gia tăng nhanh tại khu

vực TP Hồ Chí Minh và phụ cận.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích của luận văn là đánh giá và xác định các điều kiện phát triển du
lịch cuối tuần của Tiền Giang, trên cơ sở đó đóng góp định hướng và đề xuất
phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở Tiền Giang.
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tiến hành giải quyết những
nhiệm vụ tương ứng như sau:


6
 Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở khoa học về phát triển hoạt động du
lịch cuối tuần
 Xác định các điều kiện phát triển hoạt động du lịch cuối tuần của
Tiền Giang
 Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch cuối
tuần ở Tiền Giang.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các điều kiện, định hướng và đề xuất
phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở Tiền Giang. Cụ thể là:
 Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động du lịch cuối tuần
 Các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần của Tiền Giang
 Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở
Tiền Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về mặt nội dung
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu các điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển hoạt động du lịch cuối tuần của Tiền Giang. Trên cơ sở đó, đề xuất
những định hướng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch cuối tuần tại Tiền
Giang.

 Về mặt không gian
Do phải xác định đặc điểm nhu cầu khách tiềm năng về du lịch cuối tuần
của Tiền Giang nên không gian nghiên cứu của vấn đề này sẽ là TP HCM.
Đây được xem là điểm cấp khách du lịch cuối tuần tiềm năng lớn nhất của
Tiền Giang. Song song với đó, đề tài tiến hành nghiên cứu các điều kiện cụ
thể để phát triển hoạt động du lịch cuối tuần tại Tiền Giang với tư cách là
điểm đón khách. Phạm vi nghiên cứu tại một số khu vực có khả năng phát


7
triển du lịch, dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch cuối tuần tới Tiền
Giang.
 Về mặt thời gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu chủ yếu trong các năm 2005, 2006, 2007 và
đưa ra định hướng cho những năm tiếp theo.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phƣơng pháp tổng hợp - phân tích tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập, phân tích tài liệu nhằm mục đích
kế thừa những nghiên cứu về hoạt động du lịch cuối tuần và các điều kiện
phát triển hoạt động du lịch cuối tuần. Đồng thời, đề tài cũng tập trung vào
việc phân tích các tài liệu có liên quan đến điểm phát triển là Tiền Giang,
nhằm tìm ra sự tích hợp thích ứng với phần cơ sở lý luận.
4.2. Phƣơng pháp phân tích hệ thống
Phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng nhằm mục đích nghiên
cứu các điều kiện phát triển hoạt động du lịch cuối tuần của một địa phương
trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố đặc trưng của một hệ thống du lịch bao gồm
điểm cấp khách du lịch cuối tuần, điểm đón khách du lịch cuối tuần và các
tuyến chuyển tiếp. Phương pháp phân tích hệ thống sẽ cho phép tác giả
nghiên cứu chuyên sâu hơn về các điều kiện của từng yếu tố nêu trên.
4.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học

Đề tài sử dụng nhóm các phương pháp cơ bản trong điều tra xã hội học
đó là phỏng vấn chuyên gia, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu.
Nội dung phỏng vấn chuyên gia
Tác giả và nhóm cộng tác đã phỏng vấn một số chuyên gia có kinh
nghiệm trong tổ chức hoạt động du lịch cho khách nội địa tại TP HCM và phụ
cận. Cụ thể là 5 cán bộ quản lý và 10 hướng dẫn viên du lịch (mảng nội địa)
hiện đang công tác tại các doanh nghiệp lữ hành lớn của TP HCM và có tham


8
gia cộng tác giảng dạy cho Khoa Văn hoá Du lịch - Trường Đại học Văn hoá
TP HCM. Mục tiêu của phỏng vấn nhằm tham khảo ý kiến về thể loại hoạt
động và phương thức tổ chức thích hợp với khách du lịch cuối tuần tại TP
HCM và phụ cận.
Nội dung điều tra bằng phiếu
Tác giả và nhóm cộng tác đã tiến hành điều tra 3 đợt chính. Trong đó,
đợt 1 khảo sát tại TP HCM. Đối tượng điều tra chủ yếu là giáo viên, sinh viên,
cán bộ công chức và nhân viên các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh. Đợt 2, điều tra được thực hiện với các đối tượng là hộ gia
đình, tiểu thương buôn bán tại các chợ trung tâm thành phố (Chợ Bến Thành,
Chợ An Đông). Đợt 3, được tiến hành tại Tiền Giang. Trong quá trình đi thực
địa tại Tiền Giang, tác giả và nhóm cộng tác tiến hành điều tra bằng bảng hỏi
đối với những khách nội địa tới từ TP Hồ Chí Minh và phụ cận.
Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành điều tra 100 phiếu với nội dung thử đánh
giá thái độ của cộng đồng cư dân bản địa đối với việc phát triển hoạt động du
lịch cuối tuần ở Tiền Giang. 40 phiếu được thực hiện tại Khu du lịch Cù lao
Thới Sơn, 30 phiếu được thực hiện tại Cái Bè và 30 phiếu được thực hiện tại
Khu du lịch biển Tân Thành-Hàng Dương.
Nội dung phỏng vấn sâu
Trong quá trình đi điều tra bằng phiếu, tác giả và nhóm cộng tác đã tiến

hành phỏng vấn sâu với một số mẫu lựa chọn trong các nhóm đối tượng giáo
viên, sinh viên, cán bộ công chức, nhân viên, tiểu thương, chủ hộ gia đình trên
địa bàn TP Hồ Chí Minh.
4.4. Phƣơng pháp khảo sát - điền dã
Phương pháp khảo sát - điền dã cho phép tác giả nhận định chính xác
hơn về các điều kiện phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở Tiền Giang,


9
trong đó bao gồm cả những hạn chế cần khắc phục và điều chỉnh. Điền dã
được tiến hành nhiều lần trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
5. LƢỢC SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phục vụ
mục đích phát triển du lịch cuối tuần đã được một số tác giả đề cập đến:
Tác giả Đặng Duy Lợi, trong bài viết "Nơi nghỉ cuối tuần cho Thủ đô"
đăng tại Tạp chí Khoa học và Tổ quốc số 7/1992 đã đề cập đến một số vấn đề
cơ bản trong xây dựng và phát triển các cơ sở nghỉ ngơi cuối tuần cho người
dân Thủ đô. Và những vấn đề này sau đó được tác giả trình bày rõ hơn trong
Luận án phó tiến sĩ ngành Địa lý, đề tài “Đánh giá và khai thác các điều kiện
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du
lịch", công bố năm 1992 [26].
Tác giả Nguyễn Thị Hải trong luận văn thạc sỹ ngành địa lý đã nghiên
cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phục vụ mục đích phát triển du lịch
cuối tuần của Hà Nội. Các điều kiện này được đặt trong tổng thể một hệ thống
lãnh thổ du lịch bao gồm cả các yếu tố là điều kiện tạo cung và các yếu tố là
điều kiện tạo cầu du lịch cuối tuần.
Cùng tác giả Nguyễn Thị Hải, với mục đích đánh giá tài nguyên du lịch
tự nhiên, phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội đã đưa ra những vấn
đề cơ sở lý luận cho việc đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên trong khu vực
Hà Nội và phụ cận phục vụ phát triển du lịch cuối tuần. Những vấn đề này

được tác giả công bố năm 2002 trong Luận án Tiến sĩ ngành Địa lý, đề tài
“Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần ở
khu vực Hà Nội và phụ cận”
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Hải cũng có rất nhiều bài viết về phát triển
hoạt động du lịch cuối tuần như: "Các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần
của Hà Nội" đăng tại Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tuyển tập


10
các công trình khoa học ngành Địa lý - Địa chính năm 1998, tr. 181-184;
"Nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội" đăng tại Tạp
chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội,Tuyển tập các công trình khoa học
ngành Địa lý - Địa chính 11/2000, tr 234-240;
Các đề tài và bài viết của tác giả Nguyễn Thị Hải đã xác định được các
điều kiện cơ bản để phát triển du lịch cuối tuần tại khu vực Hà Nội và phụ
cận. Trong đó, Hà Nội vừa là điểm cấp khách chính vừa là một trong số
những điểm đón khách của toàn hệ thống lãnh thổ du lịch Hà Nội và phụ cận.
Tác giả Đinh Trung Kiên và cộng sự đã thực hiện đề tài cấp Đại học
Quốc gia nghiên cứu về "Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch cuối
tuần ở Vùng du lịch 1 (lựa chọn điển hình Hà Tây và Bắc Ninh) cho thị
trường khách Hà Nội”. Trên cơ sở phân tích đặc điểm nhu cầu của khách Hà
Nội, đánh giá những mặt mạnh, yếu của du lịch Hà Tây và Bắc Ninh, tác giả
đã đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể để hai tỉnh này có thể phát
triển tốt loại hình du lịch cuối tuần phục vụ khách tới từ Hà Nội.
Những công trình khoa học trên là nguồn tài liệu rất quý giá, cung cấp cơ
sở lý luận và bài học kinh nghiệm, giúp tác giả có thể hoàn thành được luận
văn của mình.
Về vấn đề phát triển du lịch ở Tiền Giang cũng đã có khá nhiều công
trình và bài viết đề cập đến:
“Chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tiền Giang thời kỳ

1995 - 2010” được UBND tỉnh phê duyệt (sau này được triển khai cụ thể
thành chương trình hành động của các giai đoạn 1995 - 2000, 2001- 2005,
2006 - 2010) đã đề cập đến các định hướng, chiến lược phát triển du lịch ở
Tiền Giang. Chiến lược đã xác định rõ các yếu tố tác động đến phát triển du
lịch và đưa ra những mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển du lịch
trong giai đoạn hội nhập quốc tế.


11
Tác giả Duy Sơn trong một số bài viết về Tiền Giang đã đề cập tới một số
định hướng phát triển du lịch phù hợp với những lợi thế của tỉnh. Đó là tập
trung đầu tư phát huy các thế mạnh của tỉnh trong phát triển du lịch sinh thái,
du lịch văn hóa và du lịch vui chơi, giải trí, thể thao nhằm thu hút không chỉ
khách quốc tế mà cả khách Việt Nam. Tuy nhiên, những ý kiến của tác giả Duy
Sơn mới chỉ mang tính định hướng cho sự phát triển của ngành du lịch tại Tiền
Giang chứ chưa đề cập tới việc phát triển một loại hình du lịch cụ thể nào.
Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình, dự án nghiên cứu quy hoạch phát
triển từng điểm du lịch hay loại hình du lịch của Tiền Giang như: “Dự án phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng tại hai huyện Cái Bè và Châu Thành”, “Dự
án xây dựng bến tàu du lịch Mỹ Tho”, “Dự án xây dựng Khu du lịch biển Tân
Thành”. Các dự án này nằm trong khuôn khổ Dự án phát triển du lịch tiểu
vùng sông Mekong (GMS) do Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ
vốn vay và được Tổng cục Du lịch phê duyệt. Hiện tại, các dự án đã được
triển khai rất tích cực và đã cho những kết quả ban đầu.
Sở Thương mại và Du lịch Tiền Giang phối hợp với Trường ĐH Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đã thiết lập Qui hoạch chi tiết Làng du lịch sinh thái Cù lao
Thới Sơn. Hiện tại, Qui hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt và công bố rộng
rãi trong dân. Làng du lịch sinh thái Cù lao Thới Sơn với nhiều hạng mục đầu
tư có quy mô ban đầu là 77,5 ha sẽ trở thành điểm đón khách trọng tâm của
tỉnh.

Các chiến lược nêu trên đã đưa ra những giải pháp, định hướng cho sự
phát triển du lịch ở Tiền Giang. Đây cũng là những cơ sở tài liệu quan trọng
giúp tác giả thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn cũng đã thực hiện một
số bài viết có nội dung liên quan đến hoạt động du lịch cuối tuần ở Tiền
Giang. Bằng việc phân tích những lợi thế về tài nguyên, cơ sở hạ tầng, vị trí


12
địa lý của Tiền Giang, tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải phát triển hoạt
động du lịch cuối tuần tại địa phương này. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một
số giải pháp để Tiền Giang có thể trở thành một điểm đón khách du lịch cuối
tuần hấp dẫn. Những nội dung nêu trên được trình bày trong các bài viết:
"Đánh thức tiềm năng du lịch cuối tuần của Tiền Giang” Tạp chí Thông tin
Khoa học, Trường ĐH Văn hoá TP HCM, số 4/2006 và “Tiền Giang - hấp
dẫn du lịch cuối tuần”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 1/2007.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu đánh giá các
điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội của Tiền Giang phục vụ phát triển
du lịch cuối tuần. Việc quản lý, tổ chức du lịch cuối tuần hầu như chưa được
các cơ quan, tổ chức quản lý và kinh doanh du lịch quan tâm. Chính vì vậy,
việc nghiên cứu một cách tổng hợp các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ở
Tiền Giang, làm tiền đề cho việc định hướng và đề xuất giải pháp phát triển
loại hoạt động này là hết sức có ý nghĩa. Đặc biệt là trong bối cảnh mà du lịch
cuối tuần đang dần trở thành một nhu cầu bức thiết đối với người dân ở các
đô thị và khu công nghiệp phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng
Nai và tỉnh Bình Dương.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng, biểu, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiên cứu của luận văn được kết cấu
thành 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động du lịch cuối tuần
1.1. Tổng quan về hoạt động du lịch cuối tuần
1.2. Các điều kiện phát triển hoạt động du lịch cuối tuần
1.3. Phát triển hoạt động du lịch cuối tuần
Chương 2. Điều kiện phát triển hoạt động du lịch cuối tuần của Tiền Giang
2.1. Tổng quan về Du lịch Tiền Giang


13
2.2. Các điều kiện phát triển hoạt động du lịch cuối tuần của Tiền Giang
Chương 3. Định hướng và đề xuất giải pháp phát triển hoạt động du
lịch cuối tuần ở Tiền Giang
3.1. Định hướng phát triển du lịch cuối tuần ở Tiền Giang
3.2. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cuối tuần ở Tiền Giang
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CUỐI TUẦN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CUỐI TUẦN
1.1.1. Khái niệm hoạt động du lịch cuối tuần
Du lịch cuối tuần, theo phân loại của Lozato Giotard (1987) là hoạt động
du lịch ngắn ngày. Khái niệm này được Lozato Giotard diễn đạt như một loại
hình chuyển tiếp giữa du lịch và giải trí. Có thể thấy rõ hơn thông qua sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phân biệt giữa du lịch và giải trí của Hội đồng
Trung ƣơng về du lịch của Cộng hoà Pháp
(1)





Trong sơ đồ trên, hoạt động nghỉ phép, pícníc ngắn ngày (kể cả cuối

tuần) được đặt vào khoảng giữa của hai hoạt động du lịch và giải trí. Và như
vậy, Hội đồng Trung ương về du lịch của Cộng hoà Pháp đã xác định du lịch
cuối tuần là những chuyến đi ngắn ngày vào cuối tuần (không nhất thiết phải
trên 24 giờ) với những mục đích khác nhau. Các loại hình và mục đích tham

(1)
Trích theo Trần Đức Thanh, Nhập môn Khoa học Du lịch, ĐH Quốc Gia Hà Nội, 1999, trang 10
D
D
u
u


l
l


c
c
h
h
- Thương lượng làm ăn và
khuyến mại
- Chữa bệnh bằng nước khoáng
hoặc khí biển
- Hành hương
- Đi lại (ra bờ biển, về nông thôn,
lên núi tuyết )

G

G
i
i


i
i


t
t
r
r
í
í
- Các hoạt động thể hao
- Các hoạt động văn hoá
- Các hoạt động vui chơi
giải trí và về với thiên nhiên

- Nghỉ phép
- Pícníc ngắn
ngày (kể cả
cuối tuần)


14
gia du lịch cuối tuần có thể mang tính chất của hoạt động giải trí và cũng có
thể mang tính chất của hoạt động du lịch.
Tiếp cận rõ hơn với khái niệm, tác giả Nguyễn Thị Hải cho rằng: "Du

lịch cuối tuần là một dạng hoạt động của dân cư các đô thị, thành phố, khu
công nghiệp hoặc nơi tập trung dân cư, vào những ngày nghỉ cuối tuần, ở
vùng ngoại ô hoặc phụ cận, có điều kiện dễ hoà nhập nhất với thiên nhiên,
nhằm nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ, kèm theo việc tiêu thụ những giá
trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá.” [13;11]
Xuất phát từ góc độ xã hội, tác giả Nguyễn Thị Hải đã xác định du lịch
cuối tuần là một dạng hoạt động của dân cư các đô thị, thành phố, khu công
nghiệp hoặc nơi tập trung đông dân cư. Dạng hoạt động này nảy sinh từ nhu
cầu được giải thoát khỏi tình trạng bế tắc, căng thẳng do cuộc sống hàng ngày
ở các đô thị, khu công nghiệp gây ra. Hoạt động này thường được tổ chức vào
những ngày nghỉ cuối tuần (weekend). Địa điểm đến thường là vùng ngoại ô
hoặc phụ cận (chỉ khoảng cách ngắn), nơi có điều kiện dễ hoà nhập nhất với
thiên nhiên.
Khác với Nguyễn Thị Hải, tác giả Đinh Trung Kiên lại tiếp cận khái
niệm từ góc độ hình thức (loại hình) tổ chức du lịch. Ông định nghĩa “du lịch
cuối tuần là loại hình du lịch thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi
sức khoẻ, tinh thần và những nhu cầu khác của khách du lịch (đối tượng
khách này chủ yếu là cư dân đô thị và khu công nghiệp) trong những ngày
cuối tuần ở vùng ngoại ô và phụ cận, nơi có thể khai thác tài nguyên tự nhiên
và nhân văn đáp ứng nhu cầu ấy.”[23;15]
Ở đây du lịch cuối tuần không được xem xét dưới góc độ là một dạng
hoạt động của cư dân mà được xác định như một cách thức tổ chức, một loại
hình du lịch nhằm thoả mãn một số nhu cầu nhất định của khách du lịch trong
những ngày nghỉ cuối tuần.


15
Trong luận văn này, tác giả nhận thấy, sẽ dễ hiểu và đầy đủ hơn nếu tiếp
cận khái niệm du lịch cuối tuần từ hai hướng.
Theo hướng tiếp cận xã hội, du lịch cuối tuần là hoạt động rời khỏi nơi

cư trú thường xuyên vào những dịp cuối tuần của cư dân các đô thị, khu công
nghiệp, trung tâm thương mại… đến những điểm du lịch có khoảng cách gần
nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ, kèm theo việc thưởng
ngoạn những giá trị tự nhiên, văn hoá, kinh tế và dịch vụ.
Theo hướng tiếp cận kinh tế: du lịch cuối tuần là phương thức tổ chức và
kinh doanh các dịch vu tại một số điểm du lịch có khoảng cách gần với những
thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại nhằm thoả mãn nhu cầu
nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn của khách du lịch cuối tuần.
1.1.2. Đặc trƣng của hoạt động du lịch cuối tuần
1.1.2.1. Đặc trưng về thời gian và tính nhịp điệu
Hầu hết các công trình nghiên cứu về du lịch cuối tuần đều coi đặc trưng
thời gian là một yếu tố quan trọng nhất đối với hoạt động du lịch cuối tuần. Ở
đây, thời gian dành cho du lịch cuối tuần được xác định là những ngày nghỉ
ngắn của mỗi tuần. Thông thường, những kỳ nghỉ đó diễn ra vào hai ngày
cuối tuần (weekend). Tuy là những kỳ nghỉ ngắn nhưng do diễn ra định kỳ
vào mỗi tuần nên số ngày nghỉ cuối tuần chiếm tới 80% tổng số ngày nghỉ
trong năm
(1)
. [13;13]
Và để có thể tranh thủ đi du lịch trong những khoảng thời gian ngắn như
vậy, chỉ có hai cách lựa chọn. Cách thứ nhất đó là chia nhỏ các hành trình lớn
và thực hiện từng đoạn của hành trình nhiều lần trong năm. Nhưng trong thực
tế, cách này rất khó thực hiện bởi lẽ có những khoảng cách, hay những hành
trình mà người ta không thể thực hiện chuyến đi trong thời gian ngắn ngày

(
1)
Số liệu thống kê tại những nước có chế độ làm việc 5 ngày 1 tuần. Chế độ này đã rất phổ biến trên thế giới
và được thực hiện ở VN bắt đầu từ ngày 1/10/1999.



16
được. Cách thứ hai đó là lựa chọn những hành trình ngắn (phù hợp với thời
gian 1 - 2 ngày) và thực hiện nhiều hành trình khác nhau trong năm. Cách này
hiện nay vẫn là cách được lựa chọn nhiều hơn cả. Việc lặp đi, lặp lại những
chuyến du lịch của người dân sống tại các thành phố và khu công nghiệp vào
các dịp nghỉ cuối tuần đã tạo nên tính chu kỳ của hoạt động này. Theo thống
kê thì tại Pháp luôn luôn có tới 60% cư dân của các thành phố lớn, rời khỏi
nhà tới các vùng ngoại ô và phụ cận để nghỉ ngơi vào những dịp cuối tuần
(2)

1.1.2.2. Đặc trưng về khoảng cách giữa điểm đến và điểm cấp khách
Điểm đến được lựa chọn cho các chuyến du lịch cuối tuần trước hết phải
là những điểm có khoảng cách di chuyển hợp lý. Theo tác giả Đặng Duy Lợi
thì điểm đến thích hợp nhất cho các kỳ du lịch cuối tuần là khoảng 20km đối
với người đi xe đạp, còn ô tô, xe máy thì khoảng 45 km - 60 km [13;12] Còn
theo TS Đinh Trung Kiên thì khoảng cách của những điểm đến du lịch cuối
tuần so với những nơi ở hoặc làm việc phải không quá 3 giờ di chuyển.
[23;14] Trong khi đó, Boniface lại cho rằng khoảng cách hợp lý của điểm du
lịch cuối tuần so với nơi ở, hoặc làm việc là khoảng 2 hoặc dưới 2 giờ bay.
[13;12]
Tuy nhiên, cũng cần phải xác định khái niệm khoảng cách ở đây không
chỉ đơn thuần là khoảng cách về địa lý mà nó phải được xác định bởi 3 yếu tố
là khoảng cách vật lý (được đo bằng độ dài vật lý từ nơi cấp khách đến điểm
đón khách), khoảng cách thời gian (được đo bằng khoảng thời gian cần sử
dụng để đi từ điểm cấp khách đến điểm đón khách, khoảng cách chi phí (được
đo bằng chi phí vật chất và sức lực phải bỏ ra để đi từ điểm cấp khách đến
điểm đón khách). Độ thích hợp của các khoảng cách này phụ thuộc vào điều
kiện của khách du lịch và điều kiện của tuyến chuyển tiếp [13].


(2)
Trích theo “Le café au lait”, Tiếng Pháp, tập 2, trang 45.


17
Trong thực tế hầu hết các điểm được lựa chọn cho hoạt động du lịch cuối
tuần thường là những điểm nằm ở khoảng cách từ 50 km - 150 km so với
điểm cấp khách. Những điểm ở khoảng cách như vậy thường mới có sự tương
phản (có điều kiện sinh thái tự nhiên hoặc văn hoá xã hội khác biệt so với
điểm cấp khách) đủ để hấp dẫn khách. Đồng thời, cũng phù hợp với thời gian,
sức khoẻ và chi phí cho hoạt động du lịch cuối tuần của khách.


18
1.1.2.3. Đặc trưng về thể loại hoạt động
Tác giả Sơn Hồng Đức đã gọi mục đích của khách khi du lịch cuối tuần
là “đi tìm sự thay đổi so với cái nhàm chán hằng ngày”. [10;23] Thực tế, mục
đích cơ bản của các chuyến du lịch cuối tuần là nhằm giải toả căng thẳng,
thoát khỏi những áp lực của cuộc sống hàng ngày và phục hồi sức khoẻ.
Khách du lịch có thể tham gia vào nhiều loại hoạt động khác nhau, miễn sao
thoát khỏi cái nhàm chán hàng ngày là được. Vì thế mà các thể loại hoạt động
của du lịch cuối tuần cũng rất đa dạng. Có thể kể ra một số loại hình phổ biến
đó là:
- Hoạt động tham quan: mục đích của hoạt động tham quan là nhằm tiếp
cận gần hơn với thiên nhiên và văn hoá tại điểm đến, từ đó tạo ra được những
khoảng thời gian thư giãn hợp lý vừa giúp giải toả bớt căng thẳng, vừa nâng
cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng để tham quan trong hoạt
động du lịch cuối tuần không quá cầu kỳ như các hoạt động du lịch khác. Đó
có thể chỉ là những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, thanh bình, có sự gắn
kết với các công trình nhân văn mang đặc trưng văn hoá địa phương như các

ngôi đình, chùa, các khu vườn, làng nghề , hoặc cũng có thể là những nơi có
phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục như các khu rừng nguyên sinh, thác nước,
hang động
Tuy nhiên, thể loại hoạt động tham quan trong du lịch cuối tuần cũng cần
phải đáp ứng mục đích thư giãn và phục hồi sức khoẻ. Vì thế, mức độ của
tham quan, ngắm cảnh cũng phải đảm bảo yêu cầu không làm hao tổn nhiều
sức lực và chi phí.
- Hoạt động nghỉ dưỡng: đây là một trong những thể loại hoạt động
được lựa chọn khá nhiều trong các chuyến du lịch cuối tuần. Hoạt động nghỉ
dưỡng có thể được thực hiện ngoài trời tại các bãi biển, suối nước khoáng,
khu nghỉ ngơi ngoài trời hoặc cũng có thể thực hiện tại các cơ sở cung cấp


19
dịch vụ nghỉ dưỡng cho khách như các khu nghỉ dưỡng trong nhà, các khu
spa, vật lý trị liệu Tham gia vào thể loại hoạt động này, khách du lịch mong
muốn được nghỉ ngơi hoàn toàn và được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ sau
mỗi tuần làm việc căng thẳng.
- Hoạt động vui chơi - giải trí: thể loại hoạt động này có thể được tổ
chức tại các khu vui chơi, giải trí như công viên, vũ trường, sân khấu ca nhạc
hoặc được tổ chức ngay tại nơi khách nghỉ dưới dạng sinh hoạt văn hoá bản
địa như hát quan họ, đờn ca tài tử, hò đối đáp hoặc cũng có thể được tổ chức
theo kiểu sinh hoạt tập thể như cắm trại, chơi trò chơi cộng đồng. Những hoạt
động này rất phù hợp với thanh niên, sinh viên, công chức trẻ tuổi và những
gia đình có con trong độ tuổi thanh thiếu niên.
- Hoạt động thể thao: mục đích của hoạt động thể thao trong du lịch
cuối tuần là nhằm nâng cao thể chất, phục hồi sức khoẻ và cũng là để giải toả
tinh thần. Các loại hình thể thao được tổ chức vào những dịp cuối tuần thường
mang tính vận động nhẹ như luyện tập yoga, bơi thuyền, câu cá, lướt ván, leo
núi ngắn, bơi lặn, các trò chơi trên biển

- Tham gia các sinh hoạt văn hoá xã hội địa phương: hoạt động nay
hiện nay đang là một trong những xu thế phát triển của du lịch hiện đại. Việc
những người sống ở thành phố, trung tâm công nghiệp về nông thôn và trở
thành những nông dân thực thụ vào mỗi dịp cuối tuần đang là trào lưu rất phổ
biến. Bên cạnh việc quan sát và thẩm nhận các giá trị văn hoá địa phương,
khách du lịch cuối tuần còn trực tiếp tham gia vào đời sống vật chất và tinh
thần giống như những người dân bản địa. Họ cùng sống trong những nhà dân,
cày ruộng, đánh bắt cá, nấu ăn, sản xuất hàng thủ công, tham dự lễ hội
- Hoạt động mua sắm: cũng giống như các loại hình du lịch khác, hoạt
động mua sắm tuy không phải là hoạt động đặc thù của du lịch cuối tuần
nhưng cũng là một trong những hoạt động được khách ưa thích. Đa số khách


20
được hỏi đều tỏ ý muốn được tham gia vào việc mua sắm các sản phẩm địa
phương. Đặc biệt, các sản phẩm ăn uống (là đặc sản địa phương) được du
khách quan tâm nhiều nhất.
1.1.3. Chức năng của hoạt động du lịch cuối tuần
1.1.3.1. Chức năng kinh tế
Cũng như các loại hình du lịch khác, du lịch cuối tuần có vai trò, chức
năng quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của điểm đón khách.
Trước hết, hoạt động du lịch cuối tuần biểu hiện lợi ích kinh tế bằng việc
đóng góp những khoản thu trực tiếp từ việc du khách tới nghỉ tại địa phương
vào cuối mỗi tuần. Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới (đặc biệt là tại
những nước công nghiệp hiện đại) thì chi phí cho các chuyến du lịch cuối
tuần của người dân trong một năm thường lớn hơn gấp hàng chục lần so với
chi phí cho những chuyến đi du lịch dài ngày [13;16] Hơn nữa, hoạt động du
lịch cuối tuần lại diễn ra trong suốt cả năm. Vì thế, nó sẽ giúp cho ngành du
lịch địa phương khắc phục được tính mùa vụ, nâng cao hiệu suất sử dụng cơ
sở dịch vụ, cải thiện được tình trạng thừa lao động trái vụ và thiếu lao động

chính vụ.
Chức năng kinh tế của hoạt động du lịch cuối tuần còn biểu hiện ở khả
năng thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế vệ tinh. Khi điểm du lịch cuối
tuần phát triển, lượng khách tăng lên thì nhu cầu về dịch vụ và hàng hóa tất
yếu cũng tăng theo. Việc gia tăng nhu cầu như vậy sẽ kích thích sự phát triển
các ngành kinh tế vệ tinh như chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ dịch vụ,
thương mại,
Hơn thế nữa, tính đặc thù về thời gian và mục đích đi du lịch của khách
đòi hỏi địa phương muốn phát triển trở thành điểm đón khách du lịch cuối
tuần phải xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông và
thông tin liên lạc) và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch thật hiện đại và

×