Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Xây dựng các tuyến điểm du lịch nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái cho tỉnh Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 96 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Trang 1

MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái là loại hình khai thác
tìm hiểu đa hệ sinh thái tự nhiên gồm: Đa hệ sinh thái động vật, thực vật, hệ sinh thái
nhân văn của núi, của rừng, của hồ
Ở Việt Nam có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng
cấm, đó là những di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du
lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên,
vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, khu du lịch Hồ Núi
Cốc… đặc biệt là đã có tới 8 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công
nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba miền. Nhưng việc quản lý và cải
tạo các khu du lịch sinh thái ở nước ta vẫn chưa mang lại hiệu quả cao như mong
muốn.
Để có thể phát huy được tiềm năng du lịch sinh thái và đưa loại hình du lịch này
phát triển mạnh mẽ thì việc chúng ta cần quan tâm hơn về chất lượng của loại hình du
lịch này và những tác động của nó đến môi trường là vấn đề đang được nhà nước và
các ban ngành rất quan tâm. Vì cho đến hiện nay vấn đề quy hoạch du lịch sinh thái để
mang lại hiệu quả cao mà không tác động nhiều đến hệ sinh thái tự nhiên vẫn chưa có
được sự quan tâm đúng mực của xã hội.
Tỉnh Phú Yên là một nơi có nhiều điểm du lịch hấp dẫn.Tuy nhiên còn chưa
được phát hiện và khai thác hết tiềm năng. Đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, có nhiều dự án đến,
và cuối cùng không được đầu tư. Đây là vấn đề nan giải mà tỉnh phải tìm cho ra và
Đồ án tốt nghiệp

Trang 2



khắc phục các điểm yếu của mình. Để có thể khai thác hết tiềm năng du lịch và hạn chế
những tác động xấu đến môi trường có thể xảy ra ở các tuyến điểm tỉnh Phú Yên thì
việc giải quyết bài toán môi trường cũng như công tác quản lý không phải là chuyện
ngày một ngày hai, do đó cần phải có sự phối hợp giữa các ban ngành nhất là ngành du
lịch. Cũng như ý thức của du khách và những cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch ở
KDL ở Tỉnh Phú Yên.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Xây dựng các tuyến điểm du lịch nhằm phát
triển hoạt động du lịch sinh thái cho tỉnh Phú Yên” để làm đề tài tốt nghiệp.
 Tình hình nghiên cứu
Tỉnh Phú Yên là một nơi có nhiều điểm du lịch hấp dẫn.Tuy nhiên còn chưa
được phát hiện và khai thác hết tiềm năng. Đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, có nhiều dự án đến,
và cuối cùng không được đầu tư. Do đó xây dựng đề án này đế phát triển ngành du lịch
tỉnh Phú Yên trở thành ngành mũi nhọn.
 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá nguồn lực phát triển du lịch và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
cho tỉnh Phú Yên để thấy được giá trị to lớn của tài nguyên du lịch để từ đó tiến hành
xây dựng quy hoạch du lịch cho Phú Yên để phát triển các điểm, các tuyến du lịch cho
phù hợp sự phát triển chung tránh sự trùng lắp và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên,
giảm tác động tiêu cực của du lịch.
 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiến hành thu thập số liệu về hiện trạng môi trường, các điểm, khu du lịch mà
tỉnh hiện có
Quy hoạch, xây dựng các tuyến điểm du lịch nhằm phát triển hoạt động DLST
cho tỉnh.
Đề xuất các giải pháp thực hiện và định hướng phát triển.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 3


 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
 Phát triển du lịch đồng thời đạt hiệu quả trên nhiều mặt: kinh tế, văn hóa,
chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vệ sinh
môi trường.
 Quy hoạch du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách để đảm
bảo đầu tư, xây dựng có hiệu quả, chú trọng đến đầu tư chiều sâu, nâng cao chất
lượng dịch vụ.
 Sử dụng nguồn lực một cách bền vững: bảo tồn và sử dụng bền vững
nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, xã hội, nó sẽ giúp cho việc kinh doanh du
lịch phát triển lâu dài.
 Duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa, xã hội là hết
sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chổ dựa sinh tồn của ngành du lịch.
 Lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn.
 Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí
tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng du
lịch.
 Phát triển DLST đảm bảo phát triển cân bằng ba mục tiêu: mục tiêu về
kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Phương pháp cụ thể:
 Phương pháp thu nhập và xử lý số liệu
Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn để đảm bảo khối lượng
thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho việc nghiên cứu.
Thống kê số liệu thực tế để phục vụ cho việc quản lý và tính thực thi của dự án.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 4

Tổng hợp điều kiện tự nhiên, đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái, nghiên cứu
phân vùng địa lý và đề xuất định hướng quy hoạch DLST.

 Phương pháp khảo sát thực địa
Là phương pháp thu nhập trực tiếp số liệu thông tin du lịch trên địa bàn thuộc
đối tượng nghiên cứu.
Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ
sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý.
 Phương pháp cân đối kinh tế
Là phương pháp tính toán lập kế hoạch phát triển, dự báo hệ thống các chỉ tiêu
và thiết lập sự cân đối giữa cung và cầu về các mặt sau:
- Cân đối giữa tiềm năng tài nguyên du lịch và nhu cầu của du khách.
- Cân đối giữa nhu cầu của du khách với khả năng cung ứng dịch vụ về cơ sở
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- Cân đối giữa nguồn vốn đầu tư cho xây dựng và phát triển du lịch.
- Cân đối nguồn lao động du lịch.
 Phương pháp phân tích xu thế
Dựa vào quy luật vận động trong quá khứ, hiện tại để suy ra xu hướng phát triển
trong tương lai. Phương pháp này dùng để đưa ra các dự báo về các chỉ tiêu phát triển
và có thể được mô hình hóa bằng các biểu đồ toán học đơn giản.
 Phương pháp bản đồ
Phương pháp bản đồ có 2 chức năng chính:
Đồ án tốt nghiệp

Trang 5

- Phản ánh những đặc điểm không gian, sự phân bố các nguồn tài nguyên du
lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, các dòng du
khách.
- Là cơ sở để phân tích và phát hiện quy luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ
du lịch, trên cơ sở đó đưa ra các định hướng phát triển và tổ chức hoạt động
du lịch trong tương lai
Sử dụng bản đồ đơn tính và tổng hợp cùng tỉ lệ nhằm nhìn nhận khách quan

về tự nhiên và sự phân hóa môi trường tự nhiên trong không gian dùng để
vạch tuyến, cụm, điểm của du lịch sinh thái ở những vị trí địa lý khác nhau.
 Kết quả đạt được của đề tài
Hiểu rõ được hiện trạng phát triển du lịch và thực trạng của các dự án đầu tư du
lịch của tỉnh Phú Yên.
Đưa ra các định hướng, giải pháp xây dựng các tuyến điểm du lịch nhằm phát
triển hoạt động du lịch sinh thái cho tỉnh Phú Yên.
Hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài : “ Xây dựng các tuyến điểm du lịch
nhằm phát triển hoạt động du lịch sinh thái cho tỉnh Phú Yên”
 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp
Luận văn Tốt nghiệp được chia thành 4 chương với nội dung chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa tỉnh Phú Yên
Chương 2: Cơ sở khoa học nghiên cứu quy hoạch du lịch sinh thái
Chương 3: Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Chương 4: Xây dựng các tuyến điểm du lịch tỉnh Phú Yên
Chương 5 : Một số giải pháp và định hướng phát triển du lịch cho tỉnh Phú Yên
Đồ án tốt nghiệp

Trang 6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA
TỈNH PHÚ YÊN
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Yên là tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý 12
o
42

36

’’
đến
13
o
41

28
’’
vĩ độ Bắc và từ 108
o
40

00
’’
đến 109
o
27’47
’’
kinh độ Đông có vị trí tiếp giáp
như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định;
Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa;
Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc;
Phía Đông giáp biển Đông.
Phú Yên có bờ biển dài 189 km, diện tích tự nhiên 5060 km
2
gồm thành phố
Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu và 7 huyện: Đồng Xuân, Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh, Phú
Hòa, Đông Hòa và Tây Hòa.
Phú Yên nằm ở miền trung Việt Nam, cách Hà Nội 1.160km về phía bắc, cách

thành phố Hồ Chí Minh 561km về phía nam theo tuyến quốc lộ 1A.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 7


Hình 1.1. Bản đồ các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Phú Yên
1.1.2. Địa hình
- Địa hình Phú Yên đa dạng và phân cách mạnh, từ Tây sang Đông có thể gặp
các dạng chủ yếu như:
- Địa hình núi cao tạo thành vòng cung Đèo Cả, sườn Cao Nguyên Gia Lai –
Đắc Lắc và đèo Cù Mông. Độ cao trung bình giữa các núi là 1500m – 1600m. Địa hình
trung du phân bố chủ yếu dọc quốc lộ 1 và rải rác dọc bờ biển với độ cao trung bình
150m - 300m, địa hình trung du thường bị phân cách mạnh, nhưng đôi chỗ còn sót các
bề mặt cao nguyên bazan cổ như Sơn Hòa, Sơn Thành, Sông Hinh. Trên các cao
nguyên đất đỏ này còn sót nhiều nón núi lửa.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 8

- Địa hình đồng bằng ven biển phân bố ở vùng cửa sông Đà Rằng, sông Bàn
Thạch, sông Kỳ Lộ và sông Cái. Đây là các dải đồng bằng hẹp tổng diện tích chừng
6.000ha có nguồn gốc sông – biển hỗn hợp.
- Tiếp giáp với đồng bằng là những gò đồi, những cồn cát, đụn cát ở ven biển.
Giữa hai vùng này có những đầm phá, những vùng đất trũng. Bờ biển dài khúc khuỷu,
có nhiều dải núi chạy sát ra biển, tạo thành các eo vịnh, đầm phá. Dọc bờ biển có các
cửa sông, lạch như các cửa: đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, Tiên Châu (cửa sông Kỳ
Lộ), Tân Quy (đầm Ô Loan), Đà Diễn (cửa sông Đà Rằng), Đà Nông (cửa sông Bàn
Thạch) và cửa vịnh Vũng Rô. Hai vịnh Vũng Rô và Xuân Đài là vùng nước rộng, sâu
và kín gió, thích hợp cho các loại tàu, thuyền lớn hơn 1000 tấn neo đậu, trú ẩn khi có

gió bão.
Tóm lại, địa hình trong tỉnh Phú Yên thấp dần từ Tây sang Đông, đồi núi chiếm
khoảng 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phần còn lại là đồng bằng ven biển với tổng
diện tích khoảng 816 km
2
, trong đó đồng bằng Tuy Hòa chiếm 500 km
2
.
Địa hình phức tạp, đa dạng và chia cắt mạnh ở vùng đồi núi là nhân tố chủ yếu
gây nên sự biến đổi trong không gian của các yếu tố khí tượng thủy văn khá phức tạp;
phần lớn sông suối có hướng chảy từ Tây Bắc-Đông Nam hay từ Tây sang Đông hay từ
vùng đồi núi cao chảy ra biển.
1.1.3. Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.
Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng
8.
Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm 26,5 °C ở vùng đồng bằng ven biển,
khoảng 22,5
o
C ở vùng núi cao. Nhiệt độ không khí trung bình tháng dao động không
nhiều: (23,3 – 29,3)
o
C tại trạm Tuy Hòa, (22,1 – 28,8)
o
C tại trạm Sơn Hòa; các tháng 5
Đồ án tốt nghiệp

Trang 9

tháng 8 đều có nhiệt độ trung bình tháng 28 – 29,5

o
C, thấp nhất vào tháng 1(22 –
23)
o
C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm.
Độ ẩm tương đối của không khí trung bình năm khoảng 80 – 82% ở vùng đồng
bằng ven biển 83 – 85% ở vùng đồi núi thấp và trên 85% ở vùng núi cao. Các tháng
mùa mưa đều có độ ẩm tương đối cao, đạt tới 80 – 90%, còn độ ẩm không khí trong
các tháng mùa khô tương đối thấp, nhất là vào các tháng 6, tháng 8.
Tốc độ gió trung bình năm khoảng 2 – 2,5 m/s ở vùng đồng bằng ven biển, 1,5 –
2 m/s ở vùng đồi núi. Tốc độ gió trung bình tháng cao nhất vào các tháng có gió Tây
khô nóng (tháng 6, tháng 8), riêng ở trạm Tuy Hòa do chịu ảnh hưởng của bão và áp
thấp nhiệt đới nên tốc độ gió trung bình tháng 11 và tháng 12 đạt tới 3,1 m/s. Tốc độ
gió trung bình tháng thấp nhất khoảng 1 m/s vào tháng 10 ở trạm Sơn Hòa và 1,7 m/s
vào tháng 9, tháng 10 tại trạm Tuy Hòa.
Hướng gió thịnh hành là hướng Tây Bắc vào các tháng 1,2,3 và tháng 11, 12,
hướng gió Đông Bắc vào các tháng 4, 6 và hướng Tây vào các tháng 7, 9.
Chế độ lũ ở Phú Yên khá đặc biệt. Đặc điểm thủy văn mùa lũ sinh ra do mưa
bao trùm lên một diện rộng. Trừ mùa lũ chính (từ tháng 9 đến tháng 12) còn có lũ sớm
(vào tháng 8), lũ muộn (vào tháng 1), lũ tiểu mãn (vào tháng 5, 6, 7), có khi xuất hiện
dị thường vào các tháng không có lũ. Lũ lớn thường xuất hiện vào tháng 10 và tháng
11, trong đó nhiều nhất là tháng 11. Do địa hình lưu vực dốc lớn, cường độ mưa rào
cao, nên tốc độ tập trung nước nhanh, làm cho mực nước trên các triền sông trong thời
gian mùa lũ lên xuống đột ngột, lũ thường có đỉnh nhọn. Như trận lũ lịch sử xuất hiện
vào tháng 10/1993 và 11/2009 gây thiệt hại rất lớn về người và của.
1.1.4. Sông suối
Phú Yên là tỉnh khá giàu về nước mặt do có hệ thống sông, suối rất phát triển và
phân bố khá đều trong phạm vi toàn tỉnh. Sông ở Phú Yên đều phát nguồn từ dãy núi
Trường Sơn ở phía Tây, Cù Mông ở phía Bắc và Đèo Cả ở phía Nam. Hướng chính
Đồ án tốt nghiệp


Trang 10

của các con sông là Tây Bắc - Đông Nam hoặc gần Tây Đông, nhưng lượng nước chủ
yếu tập trung ở các sông như: sông Ba, sông Bàn Thạch, Kỳ Lộ, sông Cầu. Các sông
này là nơi thu nước của hầu hết các suối chảy trong vùng. Tổng lượng nước các sông,
suối chảy qua Phú Yên là 11,8 tỉ m
3
, riêng sông Ba là 9,7tỉ m
3
, chiếm 82,2%. Song
đáng lưu ý là lượng nước trong các sông, suối phân bố không đều trong năm, có đến
70¸80% lượng nước tập trung vào mùa mưa lũ, còn trong các tháng mùa khô, lượng
nước trong các sông, suối giảm thấp, chỉ chiếm 20¸30% cả năm. Do các sông ở Phú
Yên đều ngắn và dốc nên khi lượng mưa lớn khả năng thoát nước chậm, rất dễ gây nên
lụt ở vùng hạ lưu và lũ quét ở vùng thượng lưu. Lưu lượng nước sông trong mùa mưa
và mùa khô chênh lệch nhau rất lớn.
Nước sông ở Phú Yên thuộc loại nước trong, có độ đục bùn cát từ 31,0 – 51,0
mg/l. Riêng sông Ba thuộc loại nước hơi đục, có độ đục bùn cát là 245 mg/l. Độ pH
thay đổi từ 6,5-7,5, độ tổng khoáng hóa trung bình dưới 100 mg/l, độ cứng toàn phân
1,5 mg/l, thuộc loại nước rất mềm. Nước trong các sông, suối ở Phú Yên có chất lượng
khá tốt, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như sinh hoạt, nông nghiệp,
công nghiệp Loại hình nước chủ yếu là Biacbonat Natri hoặc Clorua Bicacbonat
Natri Kali. Nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu là nước mưa và một phần là nước
ngầm

Cũng như sông, suối ở Phú Yên có khắp tỉnh, mật độ tương đối dày, đặc biệt là
các huyện miền núi và vùng núi của những huyện miền núi và vùng núi của những
huyện đồng bằng. Phú Yên là tỉnh có tiềm năng nước khoáng, đã phát hiện các nguồn
nước khoáng tại: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Sơn Thành và Mỹ Thành. Các nguồn

nước khoáng nóng ở Phú Yên đều có độ khoáng hóa thấp từ 0,3-0,7g/l, hàm lượng
HCO
3
, chiếm ưu thế. Riêng nguồn nước Phú Sen có hàm lượng Flo tương đối cao, hàm
lượng HCO
3
-
và Na
+
đều cao hơn hàm lượng các nguyên tố khác, hàm lượng các chất
độc hại không lớn. Một số nguồn nước như Phú Sen, Trà Ô, Sơn Thành có hàm lượng
Silic hơi cao, dao động từ 71,4-102,2 mg/l. Hầu hết các nguồn nước khoáng nóng trong
Đồ án tốt nghiệp

Trang 11

tỉnh đều có hàm lượng Flo khá cao, dao động từ 3,5-16,3 mg/l. Do đó cần chú ý xử lý
khi sử dụng vào mục đích giải khát và ăn uống. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên trong
lòng đất như Diatomit (90 triệu m
3
), đá hoa cương nhiều màu (54 triệu m
3
), vàng sa
khoáng (300 nghìn tấn) (số liệu năm 2006 theo Cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch
Phú Yên).
1.2. Đặc điểm kinh tế
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phú Yên là một tỉnh ven biển Nam Trung bộ - Việt Nam, nằm giữa đèo Cù
Mông và đèo Cả. Đây là vùng đất có truyền thống cách mạng vẻ vang, với bề dày lịch
sử và nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Phú Yên có vị trí địa lý

thuận lợi, nằm trên trục giao thông chính - quốc lộ I Bắc-Nam, quốc lộ 25 Đông - Tây.
Có mạng lưới đường sắt, đường bộ, đường thủy, nối với cảng biển Vũng Rô, sân bay
Tuy Hòa rất thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế, du lịch trong nước và quốc
tế. .
Phú Yên có bờ biển khá dài, gần 190km với nhiều đầm, vũng, vịnh, bãi biển đẹp như:
Cù Mông, Xuân Đài, Ô Loan, bãi Tiên, bãi Bàng, bãi Tràm, cùng nhiều di tích, danh
thắng cấp Quốc gia. Đặc biệt, di tích lịch sử Vũng Rô hào hùng - nơi tiếp nhận những
chuyến tàu không số chống quân xâm lược, và gành Đá Đĩa - một danh thắng thiên
nhiên cực kỳ độc đáo. Vùng lãnh hải Phú Yên rộng trên 6900 km2 có trữ lượng hải sản
lớn, với nhiều loại đặc sản quý hiếm, có giá trị xuất khẩu cao, là những điều kiện tốt
cho phát triển kinh tế biển và du lịch.
Phú Yên có nguồn tài nguyên đất đai và lao động dồi dào, với 290.000 ha đất là
tiềm năng tốt cho phát triển nông - lâm nghiệp và chăn nuôi; có lực lượng lao động dồi
dào, thôngminh, cần cù và sáng tạo; Đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật ngày càng đông
nhờ có chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài tham gia xây dựng địa phương.

Đồ án tốt nghiệp

Trang 12

Trong những năm qua, Phú Yên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong
phát triển kinh tế và chăm lo an sinh xã hội cho người dân. Trong giai đoạn 2006-2010,
GDP tăng bình quân gần 12.3%/năm. GDP bình quân đầu người tăng từ xấp xỉ 6,3
triệu đồng năm 2005 lên 15,8 triệu đồng năm 2010. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân
sách nhà nước tăng bình quân 18,04%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể, còn 9%
năm 2010 (giảm 2,42% so với năm trước). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ đang
chuyển từ quy mô nhỏ, manh mún sang quy mô lớn. Năm 2010, giá trị công nghiệp-
xây dựng chiếm 34,4% trong cơ cấu GDP, tăng 0,2% so năm 2009, nông- lâm- thuỷ
sản chiếm 29,2%, giảm 0,4% so năm 2009, dịch vụ chiếm 36,4%, tăng 0,2% so năm

2009. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong từng ngành, lĩnh vực đang
có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế mà Phú Yên đạt được trong năm 2011

Chỉ tiêu
Kết quả (2011, ước tính)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung (GDP):
tăng 13,1%
Ngành công nghiệp, xây dựng:
tăng 15,6%
Ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:
tăng 7,2%
Ngành dịch vụ:
tăng 13,9%
GDP bình quân đầu người/năm:
952 USD
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn cả
năm:
7.695 tỷ đồng
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh:
1.460 tỷ đồng
Đồ án tốt nghiệp

Trang 13

Chỉ tiêu
Kết quả (2011, ước tính)
Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa
bàn tỉnh:

163 triệu đô la Mỹ

1.2.2. Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ trọng yếu gồm có:
 Quốc lộ 1A nối với Bình Định và Khánh Hòa.
 Quốc lộ 25 nối với Gia Lai.
 Quốc lộ 1D ( nối Thị xã Sông Cầu với thành phố Quy Nhơn).
 Tỉnh lộ 645 ( sẽ nâng cấp thành quốc lộ ) nối với Đăk Lăk.
 Tỉnh lộ 641 từ Thị trấn Chí Thạnh chạy dọc theo đường sắt Bắc – Nam
qua Thị trấn La Hai rồi gặp lại QL1A tại Thị trấn Diêu Trì ( Bình Định ).
 Đường Phước Tân – Bãi Ngà chạy từ khu công nghiệp Hòa Hiệp đến
cảng Vũng Rô.
Phú yên cũng có đường sắt Bắc-Nam đi qua với ga chính là ga Tuy Hòa.
Về hàng không, Phú Yên hiện đang vận hành Sân bay Đông Tác (Hoạt động từ
tháng 4/2003) với 2 đường bay chính: Tuy Hòa-Hà Nội và Tuy Hòa-Thành phố Hồ Chí
Minh.
1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống điện: Nhà máy Thủy điện Sông Hinh với công suất 72 MW và hệ
thống đường dây 500 KVA Bắc – Nam đi qua tỉnh đảm bảo cung cấp nhu cầu sử dụng
điện cho sản xuất, sinh hoạt.
Năm 2008 đã đưa vào hoạt động nhà máy thủy điện Sông Ba hạ với công suất
lớn gấp 3 lần so với nhà máy thủy điện Sông Hinh hiện nay.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 14

Hệ thống cấp nước: Nhà máy cấp thoát nước Phú Yên với công suất 28.500
m
3
/ngđ, phục vụ cho khu vực Thành phố Tuy Hòa, các vùng lân cận và khu công

nghiệp Hòa Hiệp. Đồng thời xây dựng mới một số nhà máy cấp nước cho các thị trấn
huyện lỵ với công suất khoảng 13.000 m
3
/ngđ.
Hệ thống thủy nông Đồng Cam có đập dâng đầu mối bắc ngang sông Ba dài
680m, là một trong những hệ thống thủy lợi tự chảy lớn nhất miền Trung với chiều dài
2 tuyến kênh chính Nam và Bắc cùng hệ thống kênh cấp 1, 2 lên tới 250 km. Ngoài ra,
còn có hàng nghìn km kênh mương nội đồng lấy nước tưới cho hơn 19.000 ha lúa 2 vụ
tập trung của đồng bằng Tuy Hòa.
Hệ thống thông tin liên lạc: Phú Yên có mạng lưới viễn thông khá tốt. Bưu điện
trung tâm Tỉnh, huyện, xã được trang bị : Vi ba, cáp quang…đảm bảo liên lạc thông
suốt.
Hệ thống Internet qua đường truyền ADST cũng là một kênh liên lạc quan trọng
hiện nay đối với sự phát triển của toàn tỉnh.
1.2.4. Du lịch
Du lịch là một trong những ngành ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quá
trình đi lên của Phú Yên. Mặc dầu có xuất phát điểm thấp, nhưng đến nay du lịch Phú
Yên đã vươn lên trở thành một trong những mũi nhọn kinh tế của tỉnh.
 Phú Yên được ban tặng cho một hệ thống cảnh quan thiên nhiên khá đa
dạng, đầy đủ với núi, cao nguyên, đồng bằng châu thổ, sông, hồ, đầm, vịnh, hải
đảo….Nét đặc trưng nổi bật của phong cảnh tự nhiên nơi đây rất nên thơ, hung vĩ
và độc đáo…Một số danh thắng tiêu biểu có thể kể ra: Gành Đá Dĩa, Đầm Ô
Loan, núi Đá Bia, vịnh Xuân Đài, bãi Môn – mũi Điện, di tích lịch sử cấp quốc
gia như vũng Rô, núi Nhạn – sông Đà v.v
 Cơ sở hạ tầng du lịch của Phú Yên gần đây được đầu tư mạnh. Hàng loạt
khách sạn, nhà nghỉ, resort, khu giải trí – sinh thái đạt tiêu chuẩn cao xây dựng
Đồ án tốt nghiệp

Trang 15


gần đây không những góp phần thay đổi diện mạo thành phố Tuy Hòa mà còn làm
đòn bẩy kích thích ngành dịch vụ này tăng trưởng mạnh hơn.
 Phú Yên hiện có 1 khách sạn 5 sao ( Cendeluxe ), 3 khách sạn 4 sao (
Kaya, Sài Gòn – Phú Yên, Long Beach ), và nhiều khách sạn khác như Hương
Sen, khách sạn Công Đoàn…Cơ sở vui chơi, nghỉ dưỡng thì có Khu giải trí – sinh
thái Thuận Thảo, khu resort Sao Việt, bãi Tràm hideaway…
 Thiên nhiên tươi đẹp, giao thông thuận tiện, người dân hiền hậu…tất cả
các yếu tố đó sẽ giúp Phú Yên nay mai trở thành một trong những điểm đến hấp
dẫn nhất với du khách trong và ngoài nước.
1.2.5. Nông nghiệp
Chủ yếu là lúa, mía, cây hoa màu với trình độ thâm canh khá. Với cánh đồng
Tuy Hòa, cánh đồng lúa rộng nhất miền Trung, lương thực, đặc biệt là lúa, nhân dân đã
tự túc và có phần sản xuất ra các tỉnh lân cận. Sản lượng lúa bình quân hàng năm ước
trên 320.000 tấn, đáp ứng nhu cầu địa phương và bán ra tỉnh ngoài. Mặc dù không phải
là trọng tâm nhưng đây là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động của tỉnh, giải quyết
công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
1.2.6. Thủy – hải sản
Phú Yên có diện tích vùng biển trên 6.900 km
2
với trữ lượng hải sản lớn: trên
500 loài cá, 380 loài tôm, 15 loài mực và nhiều hải sản quý.
Sản lượng khai thác hải sản Phú Yên năm 2010 đạt 26.310 tấn, tăng 10,2%.
Trong đó sản lượng các loại 22.710 tấn tăng 10,1%, tôm 670 tấn tăng 8,1%, thủy sản
khác 2.930 tấn tăng 10,6% ( trong đó mực tăng 10,5%) so với năm 2009. Riêng sản
lượng khai thác cá ngừ đại dương 4.825 tấn tăng 14,9% so với sản lượng khai thác của
năm 2009.
1.3. Đặc điểm xã hội
1.3.1. Diện tích – dân số
Phú Yên có diện tích là 5.045,3 km
2

, chiều dài bờ biển 189km.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 16

Dân số Phú Yên là 868.514 người ( năm 2010 - Theo cổng thông tin điện tử Ủy
Ban Nhân Dân tỉnh Phú Yên ) trong đó thành thị 20%, nông thôn 80%, lực lượng lao
động chiếm 71,5% dân số.
Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau. Chăm, Êđê , Ba Na, Hrê, Hoa,
Mnông, Raglai là những tộc người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên.
Sau ngày miền Nam được giải phóng, sau khi thành lập huyện Sông Hinh (
1986 ) có những dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông Hinh như Tày,
Nùng, Dao, Sán Dìu,…
1.3.2. Giáo dục
Phú Yên có hệ thống trường đại học ( Phú Yên, Xây dựng số 3 ) đào tạo 300
sinh viên, Cao đẳng ( Công Nghiệp ) mỗi năm đào tạo khoảng 1.200 học viên, một chi
nhánh học viện ngành tài chính ngân hàng đào tạo trên 300 học viên và các trường và
trung tâm đào tạo nghề ( mỗi năm đào tạo khoảng 1.400 kỹ thuật viên và trên 800 công
nhân có tay nghề cao – từ bậc 3/7 trở lên ).
1.3.3. Văn hóa xã hội
Dân Phú Yên thường được gọi là dân xứ “ nẫu”, đó là tiếng nói đặc trưng của
họ, tiếng nẫu ( nẫu = người ta ).
Dân Phú Yên còn có thể loại hát chòi, đó là một thể loại hát dân gian từng rất
phổ biến ở Phú Yên.
Phú Yên cũng chính là nơi đã phát hiện ra nhiều di sản văn hóa, như bộ trường
ca quý giá của các dân tộc thiểu số, bộ đàn đá Tuy An có độ chuẩn về cung bậc thuộc
loại chính xác nhất và những chiếc kèn đá có một không hai.






Đồ án tốt nghiệp

Trang 17

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH DU LỊCH SINH THÁI
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái
Ngày nay, con người với cuộc sống hiện đại thay đổi không ngừng đã ngày càng
trở nên mệt mỏi và áp lực nên xu hướng chung của toàn thế giới là quay trở về với
thiên nhiên. Mức sống ngày càng cao và nhu cầu nghỉ ngơi giải trí đã thúc đẩy người ta
đi du lịch và du lịch sinh thái được coi là chọn lựa toàn vẹn nhất. Du lịch sinh thái đã
và đang trên đà trở mình và đã trở nên phổ biến đối với những người yêu thiên nhiên,
nó xuất phát từ các trăn trở môi trường, kinh tế và xã hội – một trong những thách thức
để trả nợ môi trường tự nhiên và làm gia tăng giá trị của các khu bảo tồn thiên nhiên
còn lại.
Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới và cho tới nay chưa được
chuẩn hoá mặc dù nó đang được ứng dụng nhiều vào các hoạt động có thể không đúng
với ý nghĩa của nó. Hiện nay du lịch sinh thái đã nhanh chóng thu hút được sự quan
tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể nói du lịch sinh
thái là một dạng du lịch tự nhiên có mục đích hỗ trợ cho việc bảo vệ thiên nhiên. Du
lịch sinh thái là một khái niệm rộng, được hiểu theo những cách khác nhau từ những
góc độ tiếp cận khác nhau. Đối với một số người, du lịch sinh thái chỉ đơn giản là sự
ghép nối ý nghĩa của hai khái niệm Du lịch và Sinh thái vốn đã quen thuộc từ lâu. Tuy
nhiên, đứng ở góc nhìn nhận rộng hơn, tổng quát hơn thành một số quan niệm rằng du
lịch sinh thái là một loại hình du lịch thiên nhiên. Như vậy, với cách tiếp cận này mọi
hoạt động có liên quan tới thiên nhiên như: tắm biển, leo núi đều được hiểu là du
lịch sinh thái.

Du lịch sinh thái còn được biết đến bởi nhiều tên gọi khác nhau:
 Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
 Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature_ Based Tourism)
Đồ án tốt nghiệp

Trang 18

 Du lịch môi trường (Environmental Tourism)
 Du lịch đặc thù (Particular Tourism)
 Du lịch xanh (Green Tourism)
 Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
 Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism)
 Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)
 Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)
 Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
 Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
Du lịch sinh thái bắt nguồn từ thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Có người quan
niệm du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu
cực đến sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, cũng
có ý kiến cho rằng du lịch sinh thái đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách
nhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trường hay có tính bền vững.
Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về "Xây dựng chiến lược phát triển sinh thái ở
Việt Nam" từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái là
"Loại hình du lịch thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương".
Là loại hình du lịch vừa dựa vào những hình thức du lịch truyền thống sẵn có,
nhưng có sự hòa nhập vào môi trường tự nhiên và nền văn hóa bản địa; du khách có
thêm những nhận thức về đặc điểm của môi trường tự nhiên, về những nét đặc thù vốn
có của nền văn hóa của điểm, vùng, khu du lịch và có phần trách nhiệm tự giác để

không xảy ra những tổn thất, xâm hại đối với môi trường tự nhiên và nền văn hóa sở
tại.


Đồ án tốt nghiệp

Trang 19



Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái
Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn có một số định nghĩa mở rộng
hơn về nội dung của du lịch sinh thái:
 Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự
nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du
ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về hệ sinh thái. Đó
cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế du lịch với
giới thiệu về cảnh đẹp quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ,
phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững (Lê Huy
Bá 2000).
 Du lịch sinh thái là sự tạo nên và thoả mãn sự khao khát thiên nhiên, là
sự khai thác các tiềm năng du lịch cho bảo tồn và là sự ngăn ngừacác tác
động tiêu cực lên hệ sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ.
 Du lịch sinh thái là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như không bị ô
nhiễm, hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn,
Đồ án tốt nghiệp

Trang 20

trân trọng khung cảnh và muông thú hoang dã và các biểu thị văn hoá được

khám phá trong các khu vực này (Cebllos_Lascurain,1987).
 Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biến
đổi. Nó phải đóng góp vào bảo tồn tự nhiên và phúc lợi của dân địa phương
(L.Hens, 1998).
 Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về
lịch sử văn hoá và lịch sử tự nhiên, tự nhiên của môi trường, không làm biến
đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội đối với phát triển kinh
tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng
địa phương (Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ,1998).
 Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và định
hướng về môi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bền vững
và có lợi cho sinh thái (Hiệp hội du lịch sinh thái Autraylia).
 Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản
địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho bảo tồn và phát triển bền
vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (Định nghĩa về du
lịch sinh thái ở Việt Nam).
Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ
khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang tiến
diễn nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về du lịch sinh thái nhưng đa số các ý
kiến của các chuyên gia hàng đầu về du lịch sinh thái đều cho rằng du lịch sinh thái là
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi
dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn
tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận
được giá trị thiên nhiên và văn hoá mà không gây ra những tác động không thể chấp
nhận đối với các hệ sinh thái và văn hoá bản địa. Du lịch sinh thái nói theo một định
nghĩa nào đi chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu tố cần:
Đồ án tốt nghiệp

Trang 21


 Sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường.
 Trách nhiệm với xã hội trong cộng đồng.
Các loại hình du lịch sinh thái được phân loại chủ yếu dựa trên các loại tài
nguyên du lịch sinh thái cơ bản:
 Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học:
 Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
 Hệ sinh thái đất ngập nước
 Hệ sinh thái san hô, cỏ biển
 Hệ sinh thái vùng cát ven biển
 Hệ sinh thái biển – đảo
 Hệ sinh thái nông nghiệp
 Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù:
 Miệt vườn
 Sân chim
 Cảnh quan tự nhiên
 Văn hoá bản địa: các giá trị văn hoá bản địa thường được khai thác với tư
cách là tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm:
 Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các sinh vật
phục vụ cuộc sống của cộng đồng.
 Đặc điểm sinh hoạt văn hoá với các lễ hội truyền thống.
 Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thống đặc điểm
tự nhiên của khu vực.
 Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng
đồng.
 Các di tích lịch sử văn hoá, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển,
tín ngưỡng của cộng đồng.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 22


Từ đó, ta có thể thấy có các loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam như sau:
 Dã ngoại : là hình thức du lịch đưa con người đến với thiên nhiên, sản
phẩm du lịch chủ yếu là tham quan thắng cảnh, hiện khá phổ biến ở Việt
Nam. Leo núi : là loại hình du lịch chinh phục các đỉnh cao Phansipan,
Bidoup, Bạch Mã, … Ngoài ra có thể là các tour du lịch hành hương lễ hội
đến các điểm di tích lịch sử văn hoá ở các khu bảo tồn thiên nhiên như: chùa
Hương, Yên Tử …
 Đi bộ trong rừng : là hình thức du lịch sinh thái được ưa chuộng ở nhiều
nước trên thế giới và ở Việt Nam, đi bộ trong rừng là hình thức du lịch kết
hợp tham quan các cảnh quan tự nhiên ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên đang phát triển.
 Tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên : là hình thức du lịch sinh thái phổ biến thu hút sự quan tâm
đặc biệt của khách du lịch đến từ những thị trường khác nhau. Tuy nhiên, ở
Việt Nam hiện nay hình thức này còn chưa phát triển.
 Tham quan miệt vườn : là hình thức du lịch sinh thái với sản phẩm chủ
yếu là tham quan nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp, đặc biệt ở các miệt
vườn đồng bằng sông Cửu Long. Hình thức này mặc dù mới phát triển trong
thời gian gần đây, song đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
 Quan sát chim : các sân chim ở Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng sông
Cửu Long có số lượng chim lớn, thành phần loài phong phú với nhiều loài
đặc hữu, quý hiếm cần được bảo vệ, là nơi thu hút nhiều nhà khoa học và du
khách tới nghiên cứu tham quan. Hình thức du lịch quan sát chim ở các sân
chim, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên chỉ mới phát triển, chưa
phổ biến nhiều ở Việt Nam.
 Thăm bản làng dân tộc : việc thăm các bản làng dân tộc trong các vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên thường được kết hợp tổ chức trong các
Đồ án tốt nghiệp

Trang 23


tour du lịch mang sắc thái du lịch sinh thái ở Việt Nam hiện nay. Khách du
lịch có cơ hội để tìm hiểu các giá trị văn hoá bản địa (tập tục sinh hoạt, sản
xuất, hoạt động lễ hội, văn hoá dân gian, các sản phẩm thủ công truyền
thống, các di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, các đặc sản ẩm thực …)
được hình thành và phát triển gắn liền với đặc điểm sinh thái tự nhiên của
khu vực.
 Du thuyền: Việt Nam có nhiều sông hồ cùng với bờ biển dài hơn 3200
km. Đây là tiền đề thuận lợi để tổ chức loại hình du lịch tham quan thắng
cảnh trên du thuyền đầy hấp dẫn. Hiện nay các tour du lịch trên sông
nước…đồng bằng sông Cửu Long kết hợp tham quan các miệt vườn trên các
cù lao hoặc hai bên bờ sông, du lịch trên sông Hương (Huế), sông Hồng (Hà
Nội) … du lịch trên hồ Hoà Bình (Hoà Bình), hồ Thác Bà (Yên Bái) … ngày
càng thu hút sự tham quan của du khách.
 Mạo hiểm: ở Việt Nam một số hình thức du lịch mạo hiểm đã bắt đầu
được hình thành: du lịch lặn biển, du lịch xuyên Việt bằng xe đạp và môtô
vượt các địa hình hiểm trở của đồi núi Việt Nam. Ngoài ra còn có các tour
tham quan hang động là hoạt động du lịch thám hiểm cũng được tổ chức
nhiều.
 Săn bắn, câu cá: các hoạt động săn bắn thường được thực hiện tại các
khu vực khoanh vùng dành riêng cho các hoạt động này, đối tượng tham
quan là khách có độ tuổi trung niên trong nội địa và quốc tế.
 Các điểm phục vụ hoạt động câu cá: được mở nhiều trong thời gian gần
đây phục vụ đông đảo khách nội địa.
 Các loại hình khác: tổ chức tour cấp khu vực hay xuyên quốc gia để tham
gia tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam.
2.1.2. Tài nguyên du lịch
Đồ án tốt nghiệp

Trang 24


Tài nguyên du lịch là toàn bộ các giá trị tự nhiên và nhân văn được sử dụng cho
mục đích phát triển du lịch.
Là đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta mà
nó có khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch gọi là tài nguyên du lịch tự
nhiên.
Là các đối tượng và hiện tượng được con người tạo ra trong quá trình sinh sống
và làm việc của mình được gọi là tài nguyên du lịch nhân văn, không phụ thuộc vào
các điều kiện tự nhiên khác.
Tài nguyên du lịch còn được hiểu cụ thể hơn là cảnh quan thiên nhiên, di tích
lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người
có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
( Nguồn: Tổng Quan Du Lịch, TS.Trần Văn Thông, NXB Giáo Dục, 2001)
2.1.3. Hoạt động du lịch sinh thái
Hoạt động du lịch sinh thái là dạng hoạt động khai thác các tiềm năng du lịch (
tự nhiên và nhân văn ) trong lãnh vực môi tường sinh thái, đối tượng của du lịch sinh
thái là các hệ thống môi trường ở các vùng khác nhau. Mỗi vùng có một đặc thù sinh
thái và cân bằng sinh thái riêng cùng với sự phong phú đa dạng thực vật, cảnh vật, cây
cỏ sông ngòi, ao hồ, rừng. Khách du lịch là những người thích thưởng thức sinh thái.
2.1.4. Phát triển du lịch sinh thái bền vững
DLSTBV đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. Phát triển DLST làm
giảm tối thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa
phương được hưởng nguồn lợi do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng
góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên. Phát triển DLST bền vững cần có sự cân
bằng giữa các mục tiêu Kinh Tế - Xã Hội và Môi trường trong khuôn khổ các nguyên
tắc và giá trị đạo đức.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 25


- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế,
xã hội, văn hóa.
- Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.
- Đáp ứng nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các
thế hệ tiếp theo.
( Nguồn: Du Lịch Bền Vững – Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, XNB ĐHQG
Hà Nội, 2001 )
2.2. Định nghĩa quy hoạch du lịch sinh thái
2.2.1. Định nghĩa quy hoạch du lịch sinh thái
Quy hoạch du lịch là luận chứng khoa học về phát triển và tổ chức không gian
du lịch tối ưu trên lãnh thổ của quốc gia và vùng.
Quy hoạch du lịch sinh thái là công tác thiết kế sơ đồ quy hoạch mạng lưới các
khu du lịch sinh thái, các tuyến du lịch sinh thái dựa trên cơ sở những đặc điểm đặc
trưng của hệ sinh thái các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng
lịch sử - văn hóa – môi trường và các miệt vườn, cơ sở hạ tầng.
( Nguồn: Quy hoạch du lịch – những vấn đề lý luận và thực tiễn, TS.Trần Văn
Thông, 2003 )
Quy hoạch du lịch sinh thái là việc tổ chức phân chia các đơn vị khôn gian lãnh
thổ trong phạm vi một khu vực có hệ sinh thái đặc trưng. Thường là một khu có cảnh
sinh thái đặc thù như các khu bảo tồn tự nhiên (BTTN) hoặc các vườn quốc gia sao cho
vừa phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên vốn có của nó, đồng thời
vừa tổ chức được hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ và tôn tạo hệ sinh thái trên mỗi
đơn vị ấy một cách hiệu quả nhất.
Sở dĩ phải tiến hành quy hoạch vì hoạt động du lịch sinh thái là hoạt động
thường được tiến hành ở những khu BTTN hoặc các vườn quốc gia – nơi lưu trữ các
giá trị đa dạng sinh học của tự nhiên hay những hệ sinh thái có cảnh quan đặc thù. Đây
là những khu vực khi thành lập đã có những quy chế phân vùng hợp lý, vì vậy, ta cần

×