Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

LUẬN VĂN: Tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cuối tuần ở khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.78 KB, 67 trang )















LUẬN VĂN:

Tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cuối
tuần ở khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì










Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một


hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu
không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội của các đất nước. Thông qua các hoạt
động du lịch con người thoả mãn nhu cầu hài hoà cả về vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó
du lịch cũng đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế.
Hoạt động du lịch Việt Nam ngày càng phát triển nhờ những chính sách đổi mới và
sự quan tâm trợ giúp của quốc tế tạo nên sự phát triển vượt bậc.
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng thúc đẩy sự
phát triển của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Quá trình này một mặ đã làm cho
đời sống của người dân được cải thiện, nhưng mặt khác lại ảnh hưởng không nhỏ đến điều
kiện sống của con người, ô nhiễm môi trương, sức ép từ công việc, điều kiện sống. Người
dân có xu hướng tìm đến những nơi có môi trường tự nhiên trong lành, có cảnh quan yên
tĩnh để nghỉ ngơi, vui chơi giải trí vào những ngày nghỉ, lễ, Tết, nhất là những ngày nghỉ
cuối tuần.
Khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi về tài
nguyên và nguồn khách để phát triển du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội và các khu
lân cận. Các khu du lịch tiêu biểu là: Vườn Quốc gia Ba Vì, hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô,
Khoang Xanh - Suối Tiên, Ao Vua nơi có sự kết hợp của khí hậu trong lành, mát mẻ,
cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thảm động thực vật phong phú và các yếu tố nhân văn
khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động nghỉ ngơi du lịch cuối tuần.
Tuy nhiên, trong thời gian qua lượng khách đến khu Sơn Tây - Ba Vì còn hạn chế,
chưa xứng với tiềm năng du lịch của vùng. Để có thể tăng cường thu hút khách tới Sơn
Tây - Ba Vì, đề tài đã tập trung vào nghiên cứu một số giải pháp Marketing - Mix.
II. Mục đích của đề tài
- Phân tích đánh giá tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch cuối tuần ở khu vực
thị xã Sơn Tây - Ba Vì.



- Bước đầu đưa ra các giải pháp Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch cuối
tuần ở khu vực này.

III. Bố cục của khoá luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm ba chương:
Chương I: Khái quát về du lịch cuối tuần và các yếu tố Marketing - Mix.
Chương II: Tiềm năng phát triển du lịch cuối tuần thực trạng chính sách Marketing
- Mix nhằm thu hút khách đến.
Chương III: Một số giải pháp Marketing - Mix nhằm thu hút khách ở thị xã Sơn
Tây - Ba Vì.




Chương I
Khái quát vài nét về du lịch cuối tuần
Và CáC YếU Tố MARKETING - MIX

1.1 Khái quát về tài nguyên du lịch
1.1.1 Khái niệm
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số
lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên
trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch một vùng hay
quốc gia. Một lãnh thổ có nhiều tài nguyên du lịch sẽ có sức hấp dẫn khách du lịch lớn
và mức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú thì sức thu hút khách du lịch càng
mạnh. Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên
du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên
môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của các hoạt động dịch vụ.
Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh
quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn, có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và
thoả mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch.
Ta có thể rút ra khái niệm về tài nguyên du lịch như sau: “Tài nguyên du lịch là
tổng thể tự nhiên và văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục

và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ thoả
mãn các nhu cầu theo mục đích chuyến đi, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu
cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch“.
Tài nguyên đối với mỗi loại hình du lịch có đặc trưng riêng. Đối với du lịch chữa
bệnh, người ta thường quan tâm tới nguồn nước khoáng và bùn chữa bệnh, thời tiết và khí
hậu tốt có tác dụng cho việc chữa bệnh. Du lịch bồi dưỡng sức khỏe được phát triển trên
cơ sở những thời kỳ khí hậu thích hợp, nguồn nước thực vật, địa hình thuận lợi và các
thành phần khác của cảnh quan góp phần bồi bổ sức khỏe. Có ý nghĩa quan trọng trong du
lịch thể thao và theo lộ trình là đặc điểm của lãnh thổ như khả năng vượt chướng ngại và
sự tồn tại của các vật chướng ngại (ghềnh, đèo, sông, suối), vùng có ít dân và cách xa
nhau. Đối tượng của du lịch tham quan lại là những danh lam thắng cảnh văn hóa - lịch sử



và tự nhiên, các mục tiêu kinh tế độc đáo, lễ hội và các thành phần của văn hóa dân tộc (trò
chơi dân tộc, thủ công mỹ nghệ truyền thống).
1.1.2 Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được phân ra làm hai loại:
+ Tài nguyên nhân văn
+ Tài nguyên tự nhiên
*
Tài nguyên nhân văn: Là tất cả các giá trị vật chất, giá trị tinh thần mà con người
sáng tạo ra trong lịch sử và trong thời kỳ hiện tại được khai thác phục vụ mục đích du lịch.
Có rất nhiều loại tài nguyên nhân văn:
- Di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.
- Các lễ hội.
- Các bảo tàng.
- Nghệ thuật truyền thống.
- Các làng nghề, phố nghề.
- Các làng cổ truyền thống.

- Các món ăn truyền thống.
Tài nguyên nhân văn cũng là một món ăn tinh thần mang đến cho ta sự nghỉ ngơi,
thư giãn với những lễ hội hay di tích lịch sử quan trọng.
*
Tài nguyên tự nhiên: Là toàn bộ những nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin có ở
trong môi trường mà con người có thể vận dụng vào thực tế để phục vụ cho con người.
Tài nguyên tự nhiên được chia theo:
- Địa hình
- Khí hậu
- Nguồn nước
- Sinh vật
1.2 Du lịch cuối tuần



1.2.1. Khái niệm
ở Việt Nam trước đây, khi người lao động vẫn làm việc sáu ngày một tuần thì thời
gian dành cho nghỉ cuối tuần chỉ giới hạn cho một ngày chủ nhật. Nhưng đến nay, chế độ
làm việc năm ngày một tuần đã được thực hiện, người lao động có nhiều thời gian nghỉ
ngơi cuối tuần hơn (ngày thứ bảy và chủ nhật). Hiện nay, du lịch nghỉ ngơi cuối tuần đã trở
thành một nhu cầu bức thiết, một hiện tượng xã hội khá phổ biến đối với các thành phố
lớn, các khu công nghiệp và tập trung dân cư. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn
đến môi trường bị ô nhiễm, gây ra tình trạng căng thẳng thần kinh, xuất hiện nhu cầu du
lịch. Việc nghỉ ngơi tích cực sẽ đem lại sức khỏe cho con người, giải thoát họ khỏi những
bế tắc, căng thẳng.
Việc lựa chọn nơi nghỉ ngơi thích hợp cũng là vấn đề quan tâm. Một trong những
đặc điểm quan trọng của du lịch hiện đại là tính chất giải trí du lịch đối lập nhau. Tức là
người đi du lịch thường tìm đến môi trường đối lập với nơi họ vẫn thường sinh sống. Đối
với du lịch cuối tuần, điều này càng thể hiện rõ rệt. Do người dân thành phố bị tách khỏi
môi trường tự nhiên nên họ vẫn thường chọn những nơi có điều kiện dễ hòa nhập với thiên

nhiên để du lịch, nghỉ ngơi. Thiên nhiên thực sự đem lại những điều thú vị đối với người
dân thành phố vốn phải sống trong những điều kiện chưa thật thoải mái về chỗ ở, đường
phố tắc nghẽn, ồn ào, môi trường xung quanh đã có dấu hiệu hoặc đã bị ô nhiễm thực sự.
Thường thường, đối với những thành phố lớn châu âu, các hoạt động này tổ chức ở các
vùng ngoại ô, trong những khu rừng trồng hoặc các công viên nhân tạo, các công viên
chuyên đề. Còn ở nước ta, do diện tích các thành phố chưa lớn nên địa bàn có thể phát
triển ra các tỉnh phụ cận, nơi có những điều kiện tài nguyên phù hợp.
Tóm lại, du lịch cuối tuần là một dạng hoạt động của dân cư các đô thị thành phố,
khu công nghiệp hoặc nơi tập trung dân cư, vào những ngày nghỉ cuối tuần, ở vùng ngoại ô
hoặc phụ cận, có điều kiện dễ hoà nhập nhất với thiên nhiên, nhằm nghỉ ngơi, giải trí, phục
hồi sức khoẻ, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.
1.2.2 Phân loại
Hoạt động du lịch từ khi xuất hiện đến nay không ngừng phát triển về mọi mặt, đặc
biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các loại hình du lịch. Có thể nói hoạt động du lịch là



một dạng hoạt động rất phong phú và đa dạng. Để phân loại các loại hình du lịch người ta
đã đưa vào các tiêu chí như sau:
- Mục đích du lịch
- Phương tiện đi du lịch
- Vị trí địa lý của nơi du lịch
- Thời gian đi du lịch
- Hình thức tổ chức chuyến đi
Trong đó, khi dựa vào thời gian kéo dài của chuyến đi người ta lại chia thành:
- Du lịch ngắn ngày
- Du lịch dài ngày
Loại hình du lịch ngắn ngày thường được tổ chức vào cuối tuần thì được gọi là loại
hình cuối tuần. Như vậy du lịch cuối tuần là một dạng của du lịch ngắn ngày.
1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của du lịch cuối tuần

Cũng như nhiều loại hình du lịch khác, du lịch cuối tuần cũng đóng một vai trò
quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của từng cá nhân, từng địa phương hay của
toàn xã hội.
Chức năng xã hội của du lịch cuối tuần biểu hiện ở việc bảo vệ và tăng cường sức
khoẻ của con người. Du lịch và nghỉ ngơi tích cực đóng một vai trò quan trọng trong việc
tăng cường sức khoẻ, tuổi thọ, khả năng lao động cho con người một cách hợp lý nhất.
Việc nghiên cứu y - sinh học cho thấy rằng các chế độ nghỉ ngơi và du lịch hợp lý có thể
giảm trung bình 30% các bệnh tật của nhân dân. Còn những bệnh phổ biến về tim mạch thì
giảm gần 50% còn những bệnh về đường hô hấp giảm 40%, các bệnh về thần kinh, xương
bắp giảm 30%, bệnh về các cơ quan tiêu hóa giảm 20%.
Du lịch tạo điều kiện cho những nhóm người khác nhau được tiếp xúc gần gũi hiểu
biết lẫn nhau, hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tạo nên sự phát triển hài
hòa của con người. Du lịch còn kết hợp với giáo dục tư tưởng, chính trị cho thanh thiếu
niên, thu hút họ vào những hình thức hoạt động văn hóa - xã hội bổ ích. Những hoạt động
này giúp họ sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hợp lý hơn. Từ đó giảm đi những tệ nạn



xấu, giảm đi cả những thanh niên hư. Việc làm tăng sức khoẻ cho nhân dân, làm tăng hiệu
xuất lao động của họ cũng chính là ý nghĩa kinh tế của du lịch. Việc nghỉ ngơi tích cực và
du lịch hợp lý tạo điều kiện phục hồi và tăng cường sức khỏe, tăng cường khả năng lao
động, tái sản xuất mở rộng sức lao động và cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho đất nước.
Hiệu quả này là do việc giảm tiêu hao thời gian lao động vì ốm đau, giảm thời gian chữa
bệnh và giảm thời gian đi khám bệnh. Mặt khác, phát triển du lịch cuối tuần sẽ tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động do ngành du lịch chủ yếu là đáp ứng dịch vụ, đòi hỏi nhiều
lao động sống và trong nhiều trường hợp không thể cơ giới hóa được. Du lịch phát triển là
tạo ra nhiều việc làm và tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Điều đó
thực sự có ý nghĩa quan trọng, nhất là ở những nước đông dân, thiếu việc làm như nước ta
hiện nay. Du lịch cuối tuần có khả năng phân phối lại thu nhập giữa người dân nông thôn
và thành thị.

Nó cũng là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội của người
dân địa phương. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên quan mật thiết tới nhiều nghành
kinh tế: từ sản xuất lương thực - thực phẩm đến các hàng thủ công mỹ nghệ. Việc tiêu thụ
trong du lịch là tiêu thụ tại chỗ vì vậy nó giảm chi phí đóng gói, lưu thông cho người sản
xuất.
Du lịch cuối tuần còn có một chức năng quan trọng, đó là chức năng sinh thái. Du
lịch cuối tuần của người dân thành phố thường đòi hỏi môi trường gần gũi với thiên nhiên.
Vì vậy, muốn phát triển các điểm du lịch cuối tuần cần bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa
môi trường tự nhiên. Để thoả mãn nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, cần dành lại những lãnh thổ
có thiên nhiên còn ít biến đổi ở những vùng ngoại ô thành phố và tiến hành các biện pháp
cải tạo chẳng hạn như cải tạo và trồng rừng, bảo vệ các nguồn nước và các lưu vực nước,
xây dựng các công viên tất cả những việc đó đều góp phần bảo vệ môi trường, tạo nên
một môi trường sinh thái lâu bền cho sự sống.
1.2.4 Đặc điểm của du lịch cuối tuần
Nhìn chung, du lịch ngắn ngày bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với du
lịch dài ngày. Ngày nay thị trường về du khách đa phần là thích nghỉ ngơi nhiều lần trong
năm hơn là chỉ nghỉ ngơi một vài lần trong những kỳ nghỉ phép. Theo Mc. Intosh, ở Hoa
Kỳ vào những năm 90 thu nhập từ du lịch cuối tuần của họ đã đạt được 68% với số lượng
người tham gia lớn hơn 83%. Đối với nước ta thì du lịch có những đặc điểm sau:



- Du lịch cuối tuần ở nước ta diễn ra trong phạm vi ngắn khoảng 150 km đối với
những phương tiện như ô tô, xe máy. Còn đối với những phương tiện bằng xe đạp thì
khoảng 10 đến 40 km. Thời gian tiêu phí cho mỗi lượt đi hoặc về cho du khách nhỏ hơn
hoặc bằng ba giờ đồng hồ. Du lịch loại này chỉ diễn ra từ một đến hai ngày.
- Đối tượng tham quan du lịch cuối tuần phần lớn là dân cư đô thị đủ mọi tầng lớp,
lứa tuổi, nghề nghiệp. Nhưng nhiều nhất vẫn là giới trẻ, người lao động và một lực lượng
khách nước ngoài có mặt tại đây.
- Địa bàn du lịch và nghỉ ngơi cuối tuần có tổ chức rõ rệt là một sinh hoạt định kỳ

của xã hội đô thị. Những chuyến du lịch ngắn ngày đã trở thành thông lệ của xã hội công
nghệ hóa cao và phát triển. Du lịch cuối tuần là một dạng hoạt động đa dạng về loại hình,
có thể kể đến một số loại như: tắm biển, du lịch thể thao, tham quan di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí
- Du lịch cuối tuần chính là sản phẩm của nền văn minh công nghiệp. Bởi vì, công
nghiệp hóa làm cho cuộc sống của con người được cải thiện nhưng cũng chính nó làm cho
con người cảm thấy ngạt thở và căng thằng.
1.2.5 Các nhân tố làm nảy sinh nhu cầu du lịch cuối tuần
*
Thời gian rỗi và nhu cầu vui chơi giải trí cuối tuần:
Một trong các tiêu chí được xác định trong định nghĩa du lịch là chuyến đi thực hiện
trong thời gian rảnh rỗi của con người (ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ phép, thời gian rỗi có
được trong chuyến công tác ) không trong thời gian rỗi, chuyến đi của con người không
thể được gọi là du lịch.
Có thể nói, thời gian rỗi là điều kiện cần thiết để con người tham gia vào các hoạt
động du lịch. Hoạt động du lịch định hướng con người sử dụng rảnh rỗi vào các hoạt động
mang lại lợi ích, nâng cao hiểu biết hoặc nâng cao thể lực.
Thời gian rỗi có thể tăng lên nếu con người được sử dụng hợp lý quỹ thời gian và
có chế độ lao động đúng đắn. Với chế độ làm việc năm ngày một tuần đã được áp dụng ở
nước ta, làm cho số thời rỗi tăng lên và đó là điều kiện thực tế để tổ chức hợp lý du lịch và
nghỉ ngơi cuối tuần cho người dân lao động.



Du lịch muốn phát triển tốt phải nghiên cứu đầy đủ cơ cấu của thời gian ngoài giờ
làm việc. Cơ cấu của thời gian rảnh rỗi phải được xác lập được ảnh hưởng của các thành
phần thời gian khác lên thời gian rảnh rỗi. Việc áp dụng phương pháp hệ thống và dự đoán
khi nghiên cứu quỹ thời gian cho phép tìm ra phương hướng phát triển và phục vụ thích
hợp cho thể thao, du lịch và nghỉ ngơi.
Nhu cầu vui chơi giải trí là một nhu cầu được phát triển cùng với sự phát triển công

nghiệp hóa, sự gia tăng thời gian rỗi và sự tập trung dân cư đông đúc. Do thu nhập của
người dân ngày càng được nâng cao, vì vậy mà họ thường dành thời gian rỗi vào các hoạt
động vui chơi, giải trí, du lịch, thể thao để phục hồi sức khỏe sau những ngày làm việc vất
vả.
*
Sự phát triển của nền kinh tế
- Sự phát triển của nền kinh tế và điều kiện kinh tế của dân cư:
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu
cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Không thể nói tới nhu cầu hoặc
hoạt động du lịch của xã hội nếu như lực lượng sản xuất xã hội còn ở trong tình trạng thấp
kém.
ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
còn hạn chế. Ngược lại, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch ở các nước kinh tế phát triển rất đa
dạng. Bên cạnh nhu cầu giải trí cuối tuần, hằng năm nhân dân còn đòi hỏi những đợt nghỉ
dài ngày ở vùng biển (vào mùa hè), trên núi (vào mùa đông), trong nước hoặc ở nước
ngoài. Rõ ràng những nhu cầu này dựa trên cơ sở vững chắc của nền sản xuất xã hội.
Sự phát triển của du lịch cũng bị chi phối bởi nền sản xuất xã hội. Để giải quyết nhu
cầu ăn ở, đi lại, nghỉ ngơi, du lịch của con người, tất yếu phải có cơ cấu hạ tầng tương ứng.
Những cái thiết yếu nhất đối với khách du lịch như mạng lưới đường sá, phương tiện giao
thông, khách sạn, nhà hàng khó có thể trồng cây vào một nền kinh tế ốm yếu. Điều kiện
sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó được hình thành nhờ
việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống,
phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hóa, giáo dục Nếu thu nhập của người dân tăng lên
chi phí cho du lịch cũng được tăng lên. Để có thể phát triển du lịch đòi hỏi mức sống (vật
chất, tinh thần) của con người đạt đến trình độ nhất định.



- Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa và sức ép từ môi trường sống: Đây cũng
là yếu tố làm tăng nhu cầu du lịch, đặc biệt là du lịch cuối tuần. Quá trình công nghiệp hoá

- hiện đại hóa đã góp phần cải thiện đời sống cho người dân cả về phương diện vật chất lẫn
tinh thần. Tuy nhiên công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng dẫn tới sự thay đổi về điều kiện
tự nhiên, khí hậu, bầu khí quyển Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
của con người.
Sự tập trung dân cư quá đông tại các đô thị và các thành phố lớn đã làm cho môi
trường bị ô nhiễm, đường xá ồn ào, náo nhiệt, phương tiện đi lại đông đúc Từ những mặt
trái nêu trên, ta có thể nhận thấy rằng nhu cầu vui chơi giải trí là một nhu cầu không thể
thiếu của người dân ở các thành phố và những nơi tập trung đông dân cư. Những chuyến
du lịch cuối tuần chính là cơ hội để người dân tạm quên đi cái không khí ồn ào, náo nhiệt
và ô nhiễm hàng ngày để bắt đầu một tuần mới làm việc hiệu quả.
1.2.6 Các loại hình hoạt động
- Nghỉ dưỡng: Đây là một trong những mục đích quan trọng của du lịch cuối tuần.
Do công việc thường ngày căng thẳng, môi trường ô nhiễm, các mối quan hệ xã hội phức
tạp. Những người đi nghỉ muốn tìm đến một nơi có phong cảnh ngoạn mục, với những
ngọn núi cao, những con thác lớn, những khu rừng nguyên sinh và hang động kì bí. Hoặc
cũng có thể là một di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề, một công trình đương đại tầm cỡ Tuy
nhiên, do thời gian hạn chế nên số lượng đối tượng không nhiều và phụ thuộc vào những
nguồn tài nguyên trong khu vực.
- Vui chơi giải trí: Mục đích chuyến đi là thư giãn, bứt ra khỏi công việc thường
nhật căng thẳng để phục hồi sức khoẻ. Trong chuyến đi có thể kết hợp tham quan nhưng
không phải là cơ bản. Các hoạt động chủ yếu là vui chơi giải trí như ở công viên chuyên
đề, các khu vui chơi giải trí, trên bãi biển, ven sông hồ, các khu rừng thưa, rừng trồng
- Thể thao: Mục đích của chuyến đi là tham gia chơi các môn thể thao, để nâng cao
thể chất, phục hồi sức khỏe và thể hiện mình. Đây là hoạt động làm đáp ứng lòng ham mê
thể thao của mọi người, nhưng chỉ đơn thuần là để giải trí chứ không phải là tham gia thi
đấu chính thức. Các hoạt động thể thao như chơi golf, bơi thuyền, bơi lặn, lướt ván, leo
núi, đua xe là những thể loại ưu thích hiện nay. Để phù hợp với các loại hình này yêu cầu




có điều kiện tự nhiên thích hợp và có cơ sở trang thiết bị cần thiết. Mặt khác, nhân viên
cũng cần được huấn luyện để có thể hướng dẫn và giúp du khách chơi đúng quy cách.
- Tâm linh tôn giáo: Loại hình này thoả mãn nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng, đặc
biệt là đối với người cao tuổi. Vào những ngày nghỉ, người dân thường hay đến các đền,
chùa để đi lễ, vãn cảnh. Các đền chùa ở nước ta thường được xây dựng ở những ngơi có
phong cảnh thiên nhiên đẹp. Ngoài ra các loại hình trên còn có nhiều loại hình khác. Tuy
nhiên việc phân chia chỉ mang tính tương đối vì nó sẽ đan xen nhau trong chuyến đi.
1.3 Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách du lịch.
1.3.1 Khái niệm:
Marketing - Mix là những biến (variables) có thể kiểm soát mà các tổ chức du lịch
nhà nước hay tư nhân sử dụng để đạt được những mục tiêu du lịch của điểm đến với mỗi
thị trường mục tiêu.
Có hàng loạt các công cụ Marketing - Mix, Mc. Canthy đã phổ biến 4 yếu tố để
phân loại các công cụ này gọi là 4P (hình I-1): Sản phẩm (product), giá cả (price), phân
phối (place), xúc tiến hàng (promotion).


Marketing - Mix
P1- Product P4- Promotion
Sản phẩm Xúc tiến bán

P2- Price P3- Place
Giá cả Phân phối


Sơ đồ 1: Quản trị Marketing
Thị trường mục
tiêu




Marketing - Mix là sự tập hợp các phương thức tiếp thị có thể kiểm soát được mà
doanh nghiệp du lịch phối sử dụng để tác động đến khách hàng tạo nên sự đáp ứng cần
thiết trong thị trường mục tiêu.
Có 4 yếu tố cơ bản tạo nên phối thức Marketing - Mix, đó la sản phẩm, giá cả, giao
tiếp khuyếch trương, phân phối. Trong đó sản phẩm mà doanh nghiệp du lịch cống hiến
cho thị trường mục tiêu được đánh giá cao theo các đặc trưng về phẩm chất, hình thức,
dịch vụ Giá cả là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm, nó tương xứng
với giá trị được cảm nhận của sản phẩm và được xem xét theo mức giá gốc triết khấu, bù
lỗ, thời hạn thanh toán. Phân phối là những hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tận tay
khách hàng mục tiêu, như chọn kênh phân phối, các trung gian đại lý du lịch, vận chuyển
giao tiếp khuyếch trương là những hoạt động đạt giá trị của sản phẩm du lịch và thuyết
phục khách hàng mục tiêu sản phẩm đó gồm có các công cụ, cụ thể như: tuyên truyền,
quảng cáo, bán hàng trực tiếp.
1.3.2. Các yếu tố Marketing - Mix nhằm thu hút khách

*
Sản phẩm
- Khái niệm sản phẩm
Theo quan điểm của Philip Kotler thì “Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị
trường để tạo ra sự chú ý, mua sắm hay tiêu thụ nhằm thoả mãn một nhu cầu hay ý muốn”.
Nó có thể là những vật thể, dịch vụ của con người, địa điểm, những tổ chức và những ý
nghĩa sản phẩm đem lại lợi ích cho con người. Người mua hàng hóa hay dịch vụ chính là
người đem lại giá tri, lợi ích của sản phẩm cho họ. Sản phẩm du lịch là toàn bộ những hàng
hóa và dịch vụ cung ứng cho khách du lịch trong quá trình du lịch nằm thoả mãn nhu cầu
của họ. Sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành là những chương trình du lịch (tuor) cung cấp
cho khách du lịch. Chương trình này bao gồm nhiều loại hàng hóa và dịch vụ du lịch như:
Khách sạn, nhà hàng
Đối với người làm Marketing thì giá trị sản phẩm la giá trị những nhân tố đầu vào
cho việc sản xuất sản phẩm. Nhưng đối với khách hàng thì giá trị sản phẩm là sự cảm nhận

của khách sau khi tiêu dùng.
- Nội dung của sản phẩm



Nội dung quan trọng nhất là xác định chủng loại, cơ cấu dịch vụ hàng hóa cung cấp
cho khách du lịch, từ đó xác định chiến lược sản phẩm của Công ty là “duy nhất” hay “dị
biệt hóa”.
Nếu sử dụng chiến lược duy nhất có nghĩa là sản phẩm của công ty mình cũng
giống sản phẩm của công ty khác. ưu điểm là: độ mạo hiểm ít, chi phí Marketing trên một
sản phẩm không cao. Thông thường các công ty lữ hành không áp dụng chiến lược này vì
khi có quá nhiều Công ty áp dụng chiến lược trên thì sẽ gây ra cạnh tranh gay gắt trên thị
trường. Chiến lược phân biệt sản phẩm hay dị biệt hóa sản phẩm tức là làm cho sản phẩm
của Công ty mình đặc biệt lên, độc đáo hơn so với đối thủ cạnh tranh nhằm hướng nhu cầu
của người tiêu dùng vào sản phẩm của Công ty hiện hữu trên thị trường. Để thực hiện
chiến lược này, các Công ty phải áp dụng chính sách quảng cáo và tuyên truyền rộng rãi.
Thông thường các Công ty lữ hành có quy mô lớn, có vị thế trên thị trường du lịch sử dụng
chính sách phân biệt sản phẩm.
Tuy nhiên chính sách này cũng có nhược điểm là làm cho kinh phí Marketing trên 1
đơn vị sản phẩm cao, từ đó làm cho giá cao và cũng có thể mất thị trường nếu các doanh
nghiệp khách cũng dị biệt hóa.
*
Chính sách giá
- Định nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giá
+ Định nghĩa
Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho
người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó (người mua định
nghĩa).
Giá cả của một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ là khoản thu nhập người bán nhận được
nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó (người bán định nghĩa).

+ Mục tiêu của chính sách giá
Có 5 mục tiêu chính là:
 Mục tiêu tồn tại: Giá cả là điều kiện duy trì sự tồn tại và đem lại mức lợi
nhuận trong tương lai.



 Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận: Việc định giá đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận
trong một thời kỳ nhất định.
 Tối đa hóa doanh số: Tạo ra phần xuất thị phần (giá thấp) với hy vọng doanh
số tương lai sẽ tăng và dần đạt đến doanh số mong muốn.
 Tạo uy tín: Sử dụng giá về tự định vị như một sự độc quyền.
 Mục tiêu thu hồi vốn đầu tư: Đặt ra trên cơ sở thu hồi vốn nhanh (chậm) như
thế nào.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giá
Quyết định về chính sách giá của Công ty chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại của
Công ty bao gồm: Các mục tiêu Marketing bao gồm: Mục tiêu nội tại, mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận, mục tiêu thị trường, mục tiêu về chất lượng, các mục tiêu khác.
 Phương pháp hoạt động Marketing.
 Vai trò, khả năng của Công ty trên thị trường.
 Chi phí (Cố định, biến đổi ) giá thành của chương trình.
 Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới việc định gía bao gồm:
 Thị trường và nhu cầu (áp lực của thị trường, sự cảm nhận của khách hàng
về giá cả, cung cầu, độ co giãn của cầu theo giá).
 Giá phổ biến trên thị trường.
 Giá của đối thủ cạnh tranh.
 Các yếu tố khác (pháp luật, chính sách )
*
Chính sách phân phối
- Định nghĩa, vị trí và mục tiêu của chính sách giá

+ Định nghĩa
Phân phối trong Marketing không chỉ tìm ra phương hướng mục tiêu của lưu thông
mà nó còn bao gồm cả nội dung thay đổi về không gian và thời gian mặt hàng và số lượng



hàng hóa cùng các biện pháp thủ thuật để đưa hàng hóa từ tay người sản xuất đến tay
người tiêu dùng.
+ Vị trí
Chính sách phân phối sản phẩm là phương hướng thể hiện cách mà các doanh
nghiệp cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng của mình. Nó là tổng hợp các biện
pháp, thủ thuật nhằm đưa sản phẩm và dịch vụ đến tay khách hàng cuối cùng với số lượng
hàng hóa hợp lý, mặt hàng phù hợp và đảm bảo các yếu tố của văn minh phục vụ.
Chính sách phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp. Một chiếnlược phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh
an toàn, hàng hóa sản xuất ra không bị tồn đọng phải giảm được sự cạnh tranh và làm cho
quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh chóng. Do đặc điểm riêng của sản hẩm du lịch
nếu doanh nghiệp không có chính sách phân phối hợp lý thì sản phẩm sẵn có không thể
bán hết được, điều đó sẽ là cho các doanh nghiệp thua lỗ.
+ Mục tiêu
Bán được nhiều hàng hóa dịch vụ nhất, doanh thu cao nhất, phải có được lợi nhuận
như mong muốn và an toàn trong kinh doanh.
- Các kênh phân phối
Kênh phân phối chỉ ra mối quan hệ giữa Công ty kinh doanh lữ hành với kênh trung
gian trên thị trường được biểu hiện qua sơ đồ sau:










Công

ty

lữ

hành

Công Ty

gửi

khách



Đại

bán
buôn

Đại



bán


lẻ

Khách

du

lịch
(1
)

(2
)

(3
)







Sơ đồ 2: Kênh phân phối trong kinh doanh lữ hành

 Kênh 1: Kênh ngắn trực tiếp: Đây là kênh phân phối trực tiếp giữa các Công
ty lữ hành với khách. Thông thường tỷ trọng của kênh này thường ít trong
kinh doanh du lịch quốc tế do khả năng hạn chế của các Công ty về vị trí, tài
chính, kinh nghiệm để tiếp xúc với khách du lịch.
 Kênh 2: Kênh ngắn gián tiếp: Đặc điểm của kênh này chỉ có một trung gian

là đại lý bán lẻ hoặc là đại diện của Công ty. Kênh này có tỷ trọng nhỏ trong
kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng trong kênh nội địa là kênh chủ yếu.
 Kênh 3, 4: Kênh dài gián tiếp: Đặc điểm của kênh này là các chương trình
của Công ty có thể bán nguyên chương trình hoặc ghép nối chương trình đó
thành một bộ phận của chương trình của họ. Đây là kênh phân phối phổ biến
trong kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong kinh
doanh lữ hành nội địa.
 Kênh 5: Đây là kênh dài, nhưng trong hệ thống không có sự tham gia của
một Công ty lữ hành nào khác. Các đại diện du lịch bán buôn đôi khi còn là
người.
*
Chính sách xúc tiến quảng bá
- Vị trí, bản chất, mục tiêu của chính sách xúc tiến
+ Vị trí
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi người bán hàng pahỉ
đon đả mời chào, còn người mua có quyền đòi hỏi người bán thoả mãn những mặt hàng
mà họ cần chứ không tự động tiêu dùng cái mà người sản xuất làm ra. Và người sản xuất
chính là phải sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải sản xuất ra cái mà mình muốn
có.
(4
)

(5
)




Xúc tiến bán hàng là nhằm tác động vào tâm lý của người mua, nó có tác dụng lớn
đối với doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể nắm bắt nhu cầu của khách hàng cụ thể hơn.

Xúc tiến bán hàng trước hết phải đạt được mục tiêu liên hệ với khách hàng làm cho họ có
lòng tin đối với sản phẩm của doanh nghiệp, tranh thủ sự ủng hộ và tạo ra bằng sự ràng
buộc của họ với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Quảng cáo là sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin về sản phẩm hoặc cho
trung gian, hoặc cho người tiêu thụ cuối cùng trong một thời gian và không gian nhất định.
+ Bản chất
Xúc tiến quảng cáo hay còn gọi là khuyếch trương là tập hợp các công cụ được sử
dụng để lôi kéo cầu. Thực chất của xúc tiến quảng cáo là giải quyết các vấn đề truyền
thông và tạo ra mức tiêu thụ như mong muốn.
+ Mục tiêu
Quảng cáo không chỉ cung cấp một cách đơn giản những thông tin về sản phẩm,
dịch vụ mà còn tác động tích cực tìm cách gây ảnh hưởng đến hành động mọi người bằng
cách trưng bày hình ảnh gợi cảm làm kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Mục tiêu của quảng cáo bao gồm:
 Tăng sự nhận biết về mẫu nhìn sản phẩm
 Tăng sự hồi tưởng về nhãn hàng sản phẩm
 Tăng sự ưa thích sản phẩm dịch vụ
Một điểm quan trọng là mục tiêu quảng cáo phải mang tính đặc biệt, có thể đo
lường được và có khả năng thực hiện. Trước khi mục tiêu của quảng cáo được chấp nhận
thì phải đặt câu hỏi “liệu ta có khả năng đảm bảo thực thi thành công mục tiêu này
không?”



Chương II
Tiềm năng phát triển du lịch cuối tuần
và thực trạng chính sách marketing - mix nhằm thu hút khách đến Sơn Tây - Ba Vì

2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch
2.1.1. Vị trí địa lý:

Sơn Tây - Ba Vì là một trong ba cụm di tích chính của Hà Tây được xác định
trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Tây thời kỳ 1995 - 2010. Ngoài quy
hoạch tổng thể phát triển trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận đã xác định Sơn Tây -
Ba Vì là khu vực có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch văn hoá, sinh thái, nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí cuối tuần quan trọng. Quy hoạch phát triển du lịch bền vững
của Tổng cục Du lịch cũng xác định trong 49 danh mục ưu tiên phát triển du lịch trên
toàn quốc có Suối Hai - Ba Vì và vùng phụ cận tỉnh Hà Tây.
Khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì là vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà
Tây - Thị xã Sơn Tây chỉ cách thủ đô Hà Nội 40 km về phía Tây. Từ Hà Nội có thể đến
Sơn Tây theo quốc lộ 32 hoặc theo đường quốc lộ 6 hay theo đường cao tốc Láng - Hoà
Lạc. Sơn Tây là vùng đất xứ Đoài năm xưa có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
nổi tiếng như: thành cổ Sơn Tây, Đền Và, làng cổ Đường Lâm, chùa Mía, khu du lịch
Đồng Mô
Tiếp giáp với thị xã Sơn Tây là huyện Ba Vì nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tây có 3 dân
tộc là Kinh, Mường, Dao, cách Hà Nội khoảng 60 km về phía Tây. Ba Vì cũng là vùng đất
cổ xứ Đoài với truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời. Nơi đây còn bảo lưu được các di tích
lịch sử có giá trị như: đình Chu Quyết, đình Tây Đằng cũng như các danh lam thắng
cảnh nổi tiếng: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Vườn quốc gia Ba Vì, hồ Suối Hai, khu
du lịch sinh thái Thác Đa
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, lại nằm ở vị trí thuận lợi: tiếp giáp với khu
công nghiệp Việt Trì, thuỷ điện Hoà Bình, tiếp giáp với trung tâm văn hoá lớn trong tương
lai như; làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc
- Sơn Tây, trường Đại học Quốc Gia Khu vực thị xã Sơn Tây và Ba Vì có đủ điều kiện
để trở thành một trung tâm du lịch, nghỉ ngơi của toàn vùng. Trong những năm gần đây



hoạt động du lịch ở khu vực thị xã Sơn Tây và Ba Vì đã có sự phát triển nhanh chóng, thu
hút khách đến nghỉ ngơi, thăm quan, nghiên cứu. Khu vực thị xã Sơn Tây - Ba Vì đặc biệt
lí tưởng cho loại hình du lịch cuối tuần của thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận.

2.1.2 Đặc điểm về địa hình
Thị xã Sơn Tây và Ba Vì là vùng đất có địa hình tương đối đa dạng: địa hình đồng
bằng, gò đồi (Sơn Tây) và địa hình miền núi (Ba Vì). Địa hình Sơn Tây và Ba Vì có độ
nghiêng dần từ Tây Bắc xuống ĐôngNam với độ dốc trung bình là 25
o
, càng lên cao độ
dốc càng lớn. Có thể coi địa hình nơi đây là yếu tố nổi bật có tác động đến tâm lý du
khách.
Do cấu hình của địa hình, vùng đồi núi trong vùng bị chia cắt thành nhiều khe núi
khoét sâu tạo ra những cảnh quan tự nhiên đẹp như: thác nước (Ao Vua, thác Hương), các
dòng suối, đồng thời tạo nên điều kiện thuậnlợi xây dựng các hồ nước nhân tạo như: hồ
Suối Hai, hồ Đồng Mô, phục vụ mục đích thuỷ lợi và du lịch.
Khu vực Sơn Tây - Ba Vì có độ cao trung bình từ 400 - 600m, trong đó có
một số đỉnh cao như Đỉnh Vua (1296m), Tản Viên (1226m), Ngọc Hoa (1120m), Hang
Hùm (776m), Da Dê (714m) đã tạo cho khu vực những cảnh đẹp hùng vĩ và càng hấp
dẫn hơn bởi nhiều địa danh gắn liền với các truyền thuyết lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc như truyền thuyết vua Hùng, Tản Viên, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

2.1.3. Một số điểm và khu vực tài nguyên tiêu biểu
*
Khu vực Vườn quốc gia Ba Vì
Vườn quốc gia Ba Vì là một lá phổi lớn của thủ đô, cách Hà nội gần 60 km (theo
đường 32 và đường 87 hoặc theo đường Láng - Hoà Lạc, đường 21A và đường 87).
Vườn quốc gia Ba Vì có diện tích quản lý 7.377 ha, phân bố rải rác ở độ cao từ
200m đến 1300m so với mặt nước biển. Khí hậu ở đây rất ôn hoà. Đây chính là điểm du
lịch lý tưởng cho những du khách muốn khám phá và trở về với thiên nhiên.



Ba Vì gồm 3 đỉnh hợp thành: Đỉnh cao nhất là đỉnh Vua có độ cao 1276m, đỉnh

Tản Viên có độ cao 1226m, đỉnh Ngọc Hoa có độ cao 1120m. Ba đỉn núi trên gắn bó với
truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Khi Thuỷ Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh, một
hòn núi đã bật ra nay là Hòn Chẹ. Để chốnglại Sơn Tinh đã dùng gậy thần xẻ ngọn núi
thành ba tầng, từ đó sóng nước đánh vào đá không bị đổ nữa. Sau này người ta gọi ngọn
núi ba tầng này là Ba Vì.
Những ngày trời nắng xe ô tô có thể đưa du khách tới độ cao 800m so với mặt nước
biển qua những con đường quanh co, uốn khúc. ở độ cao này đã thấy vùng khí hậu á nhiệt
đới, nhiệt đới thấp hơn bình thường khoảng 4 - 5
o
C nên xưa người Pháp đã xây dựng gần
200 biệt thự làm nơi nghỉ mát tại đây. Thời kỳ sau chiến tranh giải phóng công trình đã trở
thành phế tích, giờ đây chỉ còn lại nền móng và những bức tường rêu phong.
Từ mặt bằng ở độ cao 800m du khách leo chếch sang phải 600m sẽ lên tới đền
Thượng nơi thờ thánh Tản Viên. Còn leo chếch sang trái 1500m tới đỉnh cao nhất 1296m
là đỉnh Vua có bàn cờ. Vào dịp kỉ niệm 30 năm ngày Bác Hồ đi xa và 30 năm thực hiện di
chúc của Bác, đền thờ và tượng Bác tren đỉnh Vua đã được khánh thành. Đứng ở đây du
khách có thể nhìn thấy các xóm làng của người Mường, người Dao thấp thoáng bên các
sườn đồi và cảm thấy mình như được giao hoà với trời đất.

*
Khu vực du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên
Khoang Xanh - Suối Tiên là điểm du lịch có môi trường sinh thái còn tương đối
nguyên vẹn, nơi có nhiều người Mường sinh sống, cách thị xã Sơn Tây khoảng 20 km.
Từ Hà Nội theo đường 32 đi Sơn Tây qua xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, Hà Tây là đến
khu du lịch này. Từ bãi xa, du khách đã có thể nghe thấy tiếng thác nước ào ào, cùng với
cảnh núi rừng hùng vĩ xung quanh khiến phong cảnh nơi đây càng thêm ngoạn mục. Đi
khoảng 500m, du khách sẽ được đắm mình trong một thung lũng xanh mơ mộng bên núi
Tản Viên, có dòng Suối Tiên vắt mình từ trên cao, len lỏi qua các sườn đá chảy xuống
trông như một dải lụa bạc khổng lồ. Thác nước từ trên cao đổ xuống tung bọt trắng xoá.
Có đoạn suối, nước chảy róc rách, dòng nước trong vắt, mát lạnh. Từ thác Tràn ngược lên

đến Hòn Chồng khoảng 1km, có nhiều thác đẹp với các tên gọi như thác Mâm Xôi, thác
Hoà Lan Trên đường đi nếu du khách có thể dừng an nghỉ trên những phiến đá to nằm rải



rác dọc theo bờ suối. Sau khi tắm thác, lội suối thoả thuê, du khách có thể leo lên đỉnh núi
Vua, nơi có khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú và các loài cây cổ thụ
quý hiếm. Ngoài ra quý khách có thể chơi thể thao dưới nước, tắm mát, trượt nước ở khu
vực hồ tạo sóng và các máng trượt.
Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên rất thích hợp cho các loại hình du lịch cuối
tuần, leo núi, tắm suối, thăm bản dân tộc Mường Khu du lịch này hiện đang thu hút rất
nhiều khách du lịch, để lại cho du khách những ấn tượng khó quên.
*
Khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn
Từ Hà Nội đến khu du lịch Đồng Mô - Ngải Sơn là 50km, theo đường 32 lên thị xã
Sơn Tây rồi đi tiếp khoảng 10 km là tới. Đây là công trình thuỷ lợi mới xây dựng trong
những năm 1966 - 1967. Hồ mang tên gọi của hai làng đầu hồ là Đồng Mô thuộc xã Yên
Bái, huyện Ba Vì và Ngải Sơn thuộc xã Kim Sơn, nay thuộc thị xã Sơn Tây.
Trước đây là một vùng đồi núi thấp, sau đó đắp các con đập nối đồi Kiến (133m) và
đồi Con Ma (102m) mà tạo thành hồ. Nước nguồn của sông Hang từ đó giữ lại trong các
hồ dài 17km, rộng trung bình 4km, diện tích mặt nước 1300ha, chống úng và hạn cho đồng
ruộng bốn huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ (Hà Tây).
Trong lòng hồ còn trên 60ha đất đồi chưa ngập, trở thành những hòn đảo nhấp nhô
với một thảm thực vật xanh dịu đẹp và mát mắt. Khách có thể bằng canô đi du ngoạn trên
mặt hồ hoặc ghé vào đảo để nghỉ ngơi (trên đảo có những lều tre, gỗ cho khách thuê). Trên
bờ có nhà nghỉ đầy tiện nghi để du khách tránh cái nóng gay gắt của Hà Nội trong những
ngày hè nóng nực. Đặc biệt là có sân golf 18 lỗ dành cho những khách yêu môn thể thao
này trong các ngày nghỉ lễ.
Khu vực Đồng Mô - Ngải Sơn đang trên đường trở thành khu nghỉ cuối tuần sáng
giá tại cửa ngõ phía Tây của Hà Nội.

*
Hồ Suối Hai
Hồ Suối Hai là hồ nhân tạo được khởi công xây dựng từ tháng 12 năm 1958 với hệ
thống đập chính và phụ dài 4km để giữ nước từ hai suối chính Yên Cư và Cầu Rồng từ núi
Ba Vì chảy xuống làm nguồn cung cấp nước tưới cho trên 7000ha đất canh tác. Hồ Suối
Hai có diện tích mặt nước gần 1000ha, dài 7km, rộng 4km, chu vi hồ tới 36km với lượng



nước chứa trong hồ khoảng trên 46m
3
. Trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ, diện tích
khoảng 90ha. Trên các đảo và ven hồ đã được trồng cây gây rừng, xây các vườn ăn quả,
các trại chăn nuôi. Hồ rộng, nước sạch, có nhiều bãi tắm đẹp nên đượckhách du lịch rất ưa
thích. Hồ còn có khả năng cung cấp mỗi năm hàng chục tấn cá. Đặc biệt hệ sinh thái vùng
hồ còn được bổ sung thêm các đàn chim trời như le le, mòng, vịt trời, sâm cầm, giang,
sếu đông đến hàng vạn con làm cảnh thiên nhiên thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn.
Suối Hai đã trở thành một thắng cảnh và nơi nghỉ mát tốt. Nhà nghỉ bên bờ phía
Bắc đã đón nhiều du khách. Có thể nói mỗi mùa, Suối Hai cũng thay đổi. Cho nên đến đây vào
bất cứ lúc nào cũng thấy hồ đẹp.
*
Khu du lịch sinh thái Thác Đa
Thác Đa thuộc Mường Châu, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 60km về
phía Tây, là một khu sinh thái hấp dẫn. Từ Hà Nội theo đường Láng - Hoà Lạc đến
điểm du lịch Khoang Xanh, rẽ phải đi khoảng 11km nữa là tới khu du lịch Thác Đa.
Đến đây du khách sẽ được hưởng bầu không khí trong lành của vùng núi cao Ba Vì,
được vùng vẫy trong làn nước xanh của thác nước đổ từ trên cao xuống. Du khách sẽ
được nghỉ ngơi trong những căn phòng xinh xắn được xây dựng lưng chừng núi rất nên
thơ. Du khách có thể tắm ở bể bơi, hoặc dạo chơi trong vườn cây ăn quả, thăm khu
tượng người Việt cổ bên dòng suối Trúc. Ngoài ra khách có thể thăm Khe Cạn, thác

Dốc Mông, khuôn viên Tình Yêu, vườn Địa Đàng hoặc leo núi, câu cá, thưởng thức các
món thịt rừng nướng hay múa sạp cùng các cô gái bên trong lửa trại
Khu du lịch sinh thái Thác Đa mới được khai thác, môi trường sinh thái rất trong
lành đang hấp dẫnkhách du lịch, nhất là tour nghỉ cuối tuần.
2.2. tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.1. Các di tích lịch sử, văn hoá
Ba Vì là vùng đất cổ, là trung tâm của 15 bộ lạc thời Hùng Vương, là nơi ngự trị
của Thánh Tản Viên. Nói đến Sơn Tây - Ba Vì, vùng đất thuộc xứ Đoài xưa là nói đến nơi
sinh của người Việt cổ. Chính bề dày lịch sử lâu dài nên vùng đất này đã có nhiều di tích
lịch sử văn hoá đặc sắc. Theo thống kê toàn tỉnh Hà Tây có 2.388 di tích trong đó có trên 800
di tích nhà nước xếp hạng di tích quốc gia.



Trong số các di tích ở Sơn Tây - Ba Vì đáng chú ý là những di tích gắn với lịch sử
dựng nước và giữ nước, với những nhân vật lịch sử đã trở thành biểu tượng của dân tộc,
trong đó có một trong tứ bất tử của người Việt là Thánh Tản Viên. Các di tích như đền Và,
đền Phùng Hưng, chùa Mía, đền và lăng Ngô Quyền, thành cổ Sơn Tây, đình Tây Đằng,
đình Chu Quyến đã nổi tiếng từ lâu và được du khách đặc biệt quan tâm. Các di tích lịch
sử văn hoá của khu vực Sơn Tây - Ba Vì đều có giá trị rất cao về mặt lịch sử và kiến trúc
mỹ thuật. Gần đây, các di tích này đã được quan tâm bảo vệ tu tạo khá tốt.
*
Thành cổ Sơn Tây.
Nằm ở khu trung tâm thị xã, là điểm khởi đầu của các đường phố chạy toả ra bốn
phía ngoại vi thị xã Sơn Tây là một công trình kiến trúc cổ - Thành cổ Sơn Tây.
Thành cổ Sơn Tây được xây dựng vào năm 1822 ở thời vua Minh Mệnh triều
Nguyễn. Thành đợc xây dựng hình tứ giác theo kiểu Vô Băng (một nhà kiến trúc sư người
Pháp sống thế kỷ XVII). Bốn mặt thành có bốn cổng ra vào. Cửa tiền trông ra phố Ba Vì
(nay là phố Quang Trung). Cửa hậu trông ra phố Hậu An (nay là phố Lê Lợi). Tường thành
Sơn Tây được xây bằng đá ong, cao 5m phía bên trong tường đắp đầy đất. Quanh thành có

hào sâu 3m, rộng 20m. Trong thành có xây dựng vọng lâu cao 18m có cột cờ, có điện kính
thiên, giếng nước và trại lính cùng với chiến luỹ Phù Sa thành Sơn Tây là một căn cứ
kháng Pháp xâm lược nước ta. Sau này trong thành Sơn Tây được xây dựng dinh làm việc
của quan Tổng đốc, án sát, Đốc học và Đề đốc
Qua thời gian, thành Sơn Tây đã bị hư hại nhiều. Cổng thành phía Đông đã mất, các
cổng khác bị cây cối xâm thực hư hỏng nặng. Thành đá ong nay chỉ còn nền móng. Hiện
nay thành Sơn Tây đã có quy hoạch nhằm từng bước khôi phục các cổng, trong thành, khôi
phục các công trình kiến trúc trong thành như điện kính thiên, cột cờ và trở thành một
khu du lịch văn hoá của quê hương xứ Đoài.
*
Làng cổ Đường Lâm
Làng Đường Lâm cách thị xã Sơn Tây khoảng 4km, là một làng Việt cổ ở trung du.
Đây là quê hương của Phùng Hưng và Ngô Quyền, hai vị anh hùng dân tộc đã có công dánh
đuổi quân xâm lược phương Bắc vào thế kỷ 8 và thứ 10.



Làng Đường Lâm có tới 21 gò đồi, 18 rộc sâu và có con sông Tích nước xanh trong
uốn lượn quanh làng. Tại đây có đền thờ Phùng Hưng, đình thờ và lăng Ngô Quyền với
các chuông đồng, khánh đá, đồ gốm sứ, các bức chạm và các bia đá cổ lớn, xung quanh nơi
đây có đồi Hùm, giếng Ngọc, rặng suối buộc voi.
Tại nhà truyền thống xã Đường Lâm còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như rìu đá, di
chỉ đồ đá mới, cọc gỗ Bạch Đằng, gần đó còn có những rộc sâu, tương truyền xưa kia là hồ
sen, nơi Ngô Quyền thường cùng bạn bè thửơ nhỏ chơi trò thuỷ chiến.
Đường Lâm là một vùng đất địa linh nhân kiệt - hội tụ tinh anh của cộng đồng
người Việt cổ, thật xứng đáng với tên “Hoa thiên cảnh” (cõi trời hoa) mà người xưa đặt tên
cho vùng Kẻ Mía.
*
Chùa Mía
Làng Giếng với làng Cam Lâm là làng Đông Sàng cũng thuộc xã Đường Lâm.

Tại đây có ngôi chùa đẹp, tục gọi là chùa Mía. Chùa có tên chữ là Sùng Nguyên Tự,
được dựng năm 1632 do bà Ngọc Dung vợ chúa Trịnh Tráng (1632 - 1657) đứng ra
hưng công. Chùa nằm trên một ngọn đồi đá ong, quy mô lớn, chia ra 3 khoảng tách
bạch. Ngoài cùng là gác chuông, tiếp đó là mảnh sân. ở bên góc phải có một cây đa vài
trăm tuổi. Qua một cổng gạch thì vào khoảng thứ hai. Một sân gạch ở giữa có bồn hoa,
một bên là dãy nhà tổ, một bên là nơi ở của các nhà sư. Tiếp đó là khu chùa chính gồm
nhà Bái Đường, chùa Hạ, chùa Trong và Thượng Điện. Tiếp đó là khu chùa chính làm
chùa (1632) cao trên 1.6m là một trong số ít tấm bia to và đẹp còn lại tới nay.
Toàn bộ kiến trúc của chùa đều được xây dựng bằng nhiều loại gỗ quý. Nhiều bức
được chạm khắc công phu, như hình tứ linh, hình hoa lá Bức nào cũng tinh tế, gợi cảm,
huyền diệu vô cùng.
Tượng Phật ở chùa Mía không chỉ đặc sắc về hình dáng mà còn phong phú về số
lượng. Trong chùa hiện thờ 287 pho tượng lớn nhỏ gồm 6 tượng đồng, 107 tượng mộc và
174 tượng thổ. Các pho tượng này dù là được đúc, được nặn hay chạm khắc cũng đều thể
hiện tính nghệ thuật cao siêu của các nghệ nhân bậc thầy lúc bấy giờ. Trăm pho trăm vẻ
nhưng pho nào cũng tạo ra một kiểu dáng sống động, màu sắc, chế phổ hài hoà. Từ cử chỉ
ngón tay, cách nhìn, khoé mắt đều cho khách viếng thăm thấy được nét vẽ độc đáo phi phàm
mà lại đầy vẻ từ bi hỉ xả.

×