Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Xác định nhu cầu du lịch của người Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 104 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
============



PHẠM THỊ HƯỜNG




XÁC ĐỊNH NHU CẦU DU LỊCH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
HIỆN NAY






LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC







HÀ NỘI, 2008

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
============


PHẠM THỊ HƯỜNG




XÁC ĐỊNH NHU CẦU DU LỊCH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
HIỆN NAY

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN ĐỨC THANH



HÀ NỘI, 2008

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Phạm Thị

Hƣờng. Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng Khoa học Khoa Du lịch học,
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Học viên

Phạm Thị Hƣờng



ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biÓu ®å
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu của đề tài
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tƣợng nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
7. Kết cấu của luận văn
Nội dung
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU DU LỊCH
1.1. Khái quát chung về nhu cầu
1.1.1. Các khái niệm
1.1.2. Phân loại
1.2. Nhu cầu du lịch
1.2.1. Khái niệm

1.2.2. Đặc điểm
1.2.3. Phân loại
1.2.3.1. Nhu cầu dịch vụ chính
1.2.3.2. Nhu cầu dịch vụ đặc trƣng
1.2.3.3. Nhu cầu dịch vụ bổ sung
I
ii
vi
vii
1
1
2
2
3
3
4
5
6
7
7
7
8
11
11
12
13
15
19
22


iii
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới nhu cầu du lịch
1.3.1. Các yếu tố bên ngoài
1.3.1.1 Chính trị
1.3.1.2 Kinh tế
1.3.1.3 Tự nhiên
1.3.1.4 Văn hóa xã hội
1.3.2. Các yếu tố bên trong
1.3.2.1 Thu nhập
1.3.2.2 Thời gian rỗi
1.3.2.3 Trình độ học vấn
1.3.3. Các yếu tố kích thích nhu cầu du lịch
1.3.3.1. Sản phẩm du lịch
1.3.3.2. Chiến lƣợc về giá
1.3.3.3. Các kênh phân phối
1.3.3.4. Hoạt động xúc tiến
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU DU LỊCH CỦA NGƢỜI HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2. Tài nguyên du lịch
2.1.2.1. Khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
2.1.2.2. Điểm du lịch Hồ Tây
2.1.2.3. Điểm du lịch Văn Miếu - Quốc Tử Giám
2.1.2.4. Điểm du lịch Hồ Hoàn Kiếm - Đền Ngọc Sơn
2.1.2.5. Khu phố cổ Hà Nội
22
22
22

23
23
24
24
24
25
25
26
26
27
27
28

30
30
30
30
31
34
34
35
37
38

iv
2.1.3. Hoạt động du lịch
2.2. Quy trình khảo sát điều tra
2.2.1. Nguyên tắc và cách thức khảo sát
2.2.2. Xây dựng nội dung khảo sát
2.3. Thực trạng nhu cầu du lịch của ngƣời Hà Nội

2.3.1. Phƣơng thức tìm hiểu thông tin
2.3.2. Hình thức đi du lịch
2.3.3. Số lƣợng ngƣời tham gia
2.3.4. Phƣơng tiện vận chuyển
2.3.5. Dịch vụ lƣu trú
2.3.6. Dịch vụ ăn uống
2.3.7. Thời điểm đi
2.3.8. Độ dài chuyến du lịch
2.3.9. Loại hình du lịch
2.3.10. Tuyến điểm du lịch
2.4. Nhu cầu du lịch của ngƣời Hà Nội hiện nay
2.4.1. Hình thức đi du lịch
2.4.2. Số lƣợng ngƣời tham gia
2.4.3. Phƣơng tiện vận chuyển
2.4.4. Dịch vụ lƣu trú
2.4.5. Dịch vụ ăn uống
2.4.6. Thời điểm đi
2.4.7. Độ dài chuyến du lịch
2.4.8. Loại hình du lịch
2.4.9. Tuyến điểm du lịch
2.4.9.1 Du lịch trong nƣớc
39
39
41
41
43
43
43
44
45

46
47
48
49
50
51
53
55
55
56
57
60
62
65
67
69
70

v
2.4.9.2 Du lịch nƣớc ngoài
2.4.10. Khả năng chi trả
2.5. Đánh giá nhu cầu du lịch của ngƣời Hà Nội….………
Chương 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU DU LỊCH
CỦA NGƢỜI HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. Xu hƣớng gia tăng nhu cầu du lịch
3.1.1. Lợi thế về dân số
3.1.2. Lợi thế về kinh tế
3.3.3. Các lợi thế khác
3.2. Đề xuất về sản phẩm du lịch
3.2.1. Thực trạng sản phẩm du lịch hiện nay

3.2.2. Đề xuất đối với sản phẩm du lịch trong nƣớc
3.2.3. Đề xuất đối với sản phẩm du lịch quốc tế
3.3. Đề xuất về quảng bá, xúc tiến du lịch
3.4. Đề xuất về cơ chế, chính sách
3.4.1. Đối với chính quyền
3.4.2. Đối với các công ty du lịch

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




70
72
75
76

78
78
78
78
79
79
80
81
83
84
86

86
87

89
90
92


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu số lƣợng mẫu điều tra…………………………………………
Bảng 2.2. Mối tƣơng quan giữa tổng chi phí dự kiến và dịch vụ vận chuyển
Bảng 2.3. Mối tƣơng quan giữa tổng chi phí dự kiến và dịch vụ lƣu trú………
Bảng 2.4. Mối tƣơng quan giữa tổng chi phí dự kiến và dịch vụ ăn uống………
Bảng 2.5. Mối tƣơng quan giữa thời điểm đi du lịch và loại hình du lịch………
Bảng 2.6. Mối tƣơng quan giữa tổng chi phí và độ dài thời gian lƣu trú……….
Bảng 2.7. So sánh nhu cầu du lịch trƣớc đây và bây giờ………………………
Bảng 2.8. Một số tour du lịch từ Hà Nội………………………………………
41
58
61
64
66
68
77
81

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Bậc thang nhu cầu của Maslow………………………………………
Hình 1.2. Sơ đồ nhu cầu du lịch……………………………………………

10
14






vii
Danh mục các biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.1: Lƣợng khách du lịch đến Hà Nội (2005 - 2007)……………….…
Biểu đồ 2.2: Phƣơng thức tìm hiểu thông tin …………………… ……………
Biểu đồ 2.3: Hình thức đi du lịch………………………………………………
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu số ngƣời đi du lịch cùng…………………… ……………
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu sử dụng phƣơng tiện vận chuyển …………………… ….
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu sử dụng dịch vụ lƣu trú …………………………… …….
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu sử dụng dịch vụ ăn uống ………………………………….
Biểu đồ 2.8: Thời điểm đi du lịch…………… ………………………………
Biểu đồ 2.9: Độ dài chuyến du lịch …………………………………………….
Biểu đồ 2.10: Số lần tham gia các loại hình du lịch …………………………
Biểu đồ 2.11: Số lần đi du lịch nƣớc ngoài ……………………………………
Biểu đồ 2.12: Hình thức đi du lịch ……………………………………………
Biểu đồ 2.13: Số lƣợng ngƣời tham gia trong một tour du lịch…………………
Biểu đồ 2.14: Cơ cấu sử dụng phƣơng tiện vận chuyển…… ………………….
Biểu đồ 2.15: Cơ cấu sử dụng dịch vụ lƣu trú ………………………………….
Biểu đồ 2.16: Cơ cấu sử dụng dịch vụ ăn uống ………………………………

Biểu đồ 2.17: Thời điểm đi du lịch………………………………….…………
Biểu đồ 2.18: Độ dài chuyến du lịch …………………………………………
Biểu đồ 2.19: Cơ cấu loại hình du lịch ……………………………… ……….
Biểu đồ 2.20: Mức độ yêu thích tuyến điểm du lịch trong nƣớc……………….
Biểu đồ 2.21: Mức độ yêu thích tuyến điểm du lịch nƣớc ngoài……………….
Biểu đồ 2.22: Khả năng chi trả khi đi du lịch………………………… ………
40
43
44
45
46
47
48
49
50
51
53
55
56
57
60
62
65
67
69
70
72
75





1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu du lịch hiện này ngày càng tăng cao theo sự tăng
trƣởng chung của đời sống kinh tế xã hội thế giới. Nhu cầu du lịch đã
trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con ngƣời.
Qua mấy thập kỷ trở lại đây, với sự phát triển của các phƣơng tiện vận
chuyển, đặc biệt là ngành hàng không và sự bùng nổ về công nghệ
thông tin cũng nhƣ sự tiện lợi của các hình thức thanh toán quốc tế đã
kéo gần khoảng cách địa lý trên thế giới, hoạt động du lịch trở lên dễ
dàng hơn, cầu du lịch vì thế cũng tăng lên nhanh chóng.
Việt Nam trong khoảng hai chục năm trở lại đây, với định
hƣớng phát triển mở rộng hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới
đang dần là một điểm đến nổi tiếng về cảnh đẹp, giá trị văn hóa, an
toàn và thân thiện của khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng. Cùng với
sự tăng trƣởng chung của nền kinh tế, hoạt động du lịch tại Việt Nam
cũng tăng nhanh với sự ra đời của nhiều công ty lữ hành nhằm đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch.
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị, văn hóa và
kinh tế của cả nƣớc, đồng thời cũng là một trong hai trung tâm du lịch
lớn nhất Việt Nam (cùng với TP. Hồ Chí Minh). Hà Nội là điểm đến
ƣa thích của khách du lịch quốc tế cũng nhƣ nội địa do vị trí trung tâm
về giao thông hàng không, đƣờng bộ, do có cơ sở hạ tầng vào loại tốt
nhất cả nƣớc và chứa đựng trong lòng những giá trị văn hóa quý báu,
lâu đời của dân tộc. Vì vậy, hoạt động du lịch đón khách quốc tế, nội



2
địa đến Hà Nội và đƣa khách Hà Nội đi du lịch trong nƣớc và nƣớc
ngoài khá sôi động.
Về lĩnh vực khoa học, cũng đã có nhiều công trình khoa học, đề
tài, báo cáo nghiên cứu định hƣớng và giải pháp kích thích sự phát
triển ngành du lịch thủ đô, tuy nhiên những nghiên cứu này hầu hết
chỉ tập trung vào nghiên cứu nhu cầu du lịch của các thị trƣờng khách
đến thủ đô Hà Nội mà chƣa có nghiên cứu nào đề cấp đến nhu cầu đi
du lịch của ngƣời dân sống tại Hà Nội.
Chính vì vậy, “Xác định nhu cầu du lịch của người Hà Nội hiện
nay” là một đề tài mang tính cấp thiết nhằm kích thích sự phát triển toàn
diện của du lịch thủ đô cũng nhƣ nghiên cứu xây dựng những sản phẩm
du lịch phù hợp và thỏa mãn nhu cầu của ngƣời Hà Nội.
2. Mục tiêu của đề tài
 Đƣa ra đƣợc đánh giá về nhu cầu du lịch của ngƣời Hà Nội
hiện nay.
 Tìm ra sự thay đổi trong nhận thức và hành vi tiêu dùng du
lịch của ngƣời Hà Nội
 Đƣa ra các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của
ngƣời Hà Nội.
 Góp phần giúp các doanh nghiệp du lịch định hƣớng sản
phẩm phù hợp hơn với nhu cầu thị trƣờng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu các cơ sở lý luận về nhu cầu du lịch.
 Tìm hiểu các chính sách phát triển du lịch của Hà Nội
 Nghiên cứu về nhu cầu du lịch của ngƣời Hà Nội trong quá
khứ


3

 Khảo sát nhu cầu du lịch của ngƣời Hà Nội hiện nay.
 Tìm hiểu các tuyến điểm du lịch nội địa và quốc tế xuất phát
từ thủ đô Hà Nội.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nhu cầu du lịch
của những ngƣời dân sống tại Hà Nội trong thời điểm hiện tại và
những mong muốn của họ trong việc thỏa mãn nhu cầu du lịch.
5. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian:
Khi bắt đầu triển khai đề tài này, vẫn chƣa có chủ trƣơng mở
rộng địa giới hành chính của Hà Nội. Đến tháng 8/2008, tmột phần
tỉnh Hòa Bình và tỉnh Vĩnh Phúc. Nhƣ vậy, khu vực Hà Nội có sự
khác biệt nhau rất rõ về văn hóa, trình độ học vấn và thu nhập. Do
điều kiện thời gian, đề tài chỉ tập trung nhu cầu du lịch của ngƣời dân
nội thành Hà Nội, cụ thể là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba
Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên.
 Phạm vi thời gian:
Quá trình nghiên cứu diễn ra trong thời gian từ 9/2006 đến
10/2008. Tuy nhiên, số liệu khảo sát đƣợc thu thập trong khoảng thời
gian từ 1/6/2008 đến 1/9/2008.
 Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Đề tài của luận văn là “Xác định nhu cầu du lịch của người
Hà Nội hiện nay”, ở đây cần làm rõ khái niệm “ngƣời Hà Nội”. Có rất
nhiều cách hiểu “ngƣời Hà Nội”, có thể là những ngƣời sinh ra và lớn


4
lên tại Hà Nội hoặc là những ngƣời có hộ khẩu ở Hà Nội. Tuy nhiên,
hiện nay, số lƣợng ngƣời dân học tập và sinh sống tại Hà Nội trong
thời gian dài rất nhiều nhƣng lại không có hộ khẩu tại đây. Để xác

định theo tiêu chí ngƣời Hà Nội là ngƣời có hộ khẩu ở Hà Nội rất
khó và không thực tế. Vì vậy, trong luận văn này, khái niệm ngƣời
Hà Nội đƣợc hiểu là những người dân Việt Nam học tập và sinh sống
tại Hà Nội.
Đề tài này tập trung vào nghiên cứu nhu cầu tức là mong muốn,
ƣớc muốn của họ về chuyến du lịch trong thời điểm hiện tại, chứ
không phải tập trung nghiên cứu về cầu du lịch (nhu cầu có khả năng
chi trả) mặc dù trong quá trình nghiên cứu có tìm hiểu về khả năng chi
trả của du khách trong chuyến du lịch sắp tới.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp
Việc thực hiện luận văn đã tiến hành thu thập các thông tin, dữ
liệu từ các tài liệu nghiên cứu, các giáo trình, sách, tạp chí khoa học
trong nƣớc và quốc tế để làm tƣ liệu nghiên cứu.
 Phương pháp xã hội học:
Luận văn cũng áp dụng các phƣơng pháp xã hội học trong quá
trình thực hiện. Đó là phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi với 601
phiếu điều tra với 601 đối tƣợng là ngƣời Hà Nội . Bên cạnh đó, đề tài
còn kết hợp thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu trong quá trình
điều tra bảng hỏi, đã tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tƣợng điều
tra để biết chi tiết hơn thông tin về nhu cầu của họ và lý do khác biệt,


5
thay đổi giữa thực tế hoạt động du lịch trong quá khứ và mong muốn
đi du lịch tại thời điểm hiện tại.
 Phương pháp chuyên gia:
Đề tài cũng đã áp dụng phƣơng pháp chuyên gia trong quá trình
thực hiện. Đó là xin ý kiến chuyên gia trong quá trình xây dựng phiếu
điều tra và cũng tiến hành phỏng vấn sâu một số chuyên gia trong lĩnh

vực du lịch về nhu cầu du lịch của ngƣời Hà Nội hiện nay để làm căn
cứ tham chiếu trong quá trình xử lý số liệu.
7. Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham
khảo, phần nội dung của luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng:
 Chương 1. Cơ sở lý luận về nhu cầu du lịch
 Chương 2. Đặc điểm nhu cầu du lịch của người Hà Nội
hiện nay
Chương 3. Một số đề xuất nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của
người Hà Nội hiện nay









6






NỘI DUNG

















7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU DU LỊCH

1.1 Khái quát chung về nhu cầu
1.1.1 Các khái niệm
Từ lâu, nhu cầu đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học. Tuy nhiên, mỗi ngành, lĩnh vực đều có những quan
điểm về nhu cầu gần với lĩnh vực nghiên cứu của mình nhất. Vì vậy,
cho đến nay, vẫn chƣa có một khái niệm chung nhất về nhu cầu. Để
hiểu rõ hơn về khái niệm này, có thể nhìn nhận nó qua một số các
quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu:
Theo Nguyễn Khắc Viện trong cuốn Từ điển Xã hội học thì
“Mọi hành vi của con ngƣời đều do sự kích thích của những nhu cầu
nào đó. Nhu cầu thể hiện sự lệ thuộc của một cớ thể sống vào môi
trƣờng bên ngoài, thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm khi cơ thể
thiếu những điều kiện để tồn tại và phát triển”. [15, 211]

Con ngƣời trong mối quan hệ với môi trƣờng xung quanh nhƣ
thiên nhiên, xã hội từ đó hình thành những đòi hỏi về vật chất, văn hóa,
tinh thần. Đó là nhu cầu. Theo nghĩa hẹp thì nhu cầu là những yêu cầu
cần thiết của con ngƣời để sống hay tồn tại. Theo nghĩa rộng đó là tất cả
những yêu cầu của con ngƣời để tồn tại và phát triển. [7, 79]
Lê Hữu Tầng đƣa ra quan niệm về nhu cầu là những đòi hỏi của
con ngƣời, của từng cá nhân, của các nhóm xã hội khác nhau hay của
toàn xã hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát
triển. [12, 15]


8
Nhu cầu là sự cần hay sự thiếu hụt một cái gì đó thiết yếu để duy
trì hoạt động sống của cơ chế một cá nhân con ngƣời, một nhóm xã hội
hay xã hội nói chung, là động cơ bên trong của tính tích cực. [14, 518]
Nhu cầu là một trong những nguồn gốc nội tại sinh ra trong tính
tích cực của con ngƣời. Đó là một trạng thái tâm lý xuất hiện khi cá
nhân cảm thấy cần phải có những điều kiện nhất định để đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của mình. [4, 271]
Trong nghiên cứu về thị trƣờng thì nhu cầu đƣợc hiểu theo
nghĩa là nhu cầu tiêu dùng. Nhu cầu tiêu dùng là sự đòi hỏi của con
ngƣời về hàng hóa và dịch vụ, chỉ đề cập đến những đòi hỏi về vật
chất. Tuy nhiên, nhu cầu về tinh thần nếu đƣợc vật chất hóa thì đó
cũng là nhu cầu tiêu dùng.
Nhƣ vậy, có thể hiểu nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện
vọng của con ngƣời về hàng hóa hay dịch vụ nào đó để đảm bảo sự
tồn tại và phát triển.
1.1.2 Phân loại
Sự phát triển của con ngƣời, loài ngƣời là quá trình đáp ứng
những nhu cầu, đồng thời cũng là quá trình nảy sinh những nhu cầu

ngày càng mới. Nhu cầu là động cơ trực tiếp của hành vi con ngƣời.
Nhu cầu đƣợc phân loại theo các tiêu chí khác nhau:
- Theo tính chất: có nhu cầu tự nhiên (mang tính bẩm sinh: nhu
cầu ăn, ở, mặc, an toàn tính mạng…) và nhu cầu xã hội (những nhu
cầu do cuộc sống xã hội tạo nên: nhu cầu học tập, sáng tạo nghệ
thuật…).


9
- Theo đối tƣợng thỏa mãn nhu cầu: có nhu cầu vật chất (ăn,
mặc, mua sắm…) và nhu cầu tinh thần (giao tiếp, thƣởng thức nghệ
thuật, vui chơi giải trí…).
- Theo lĩnh vực hoạt động: có nhu cầu kinh tế, nhu cầu chính trị,
nhu cầu tâm linh…
- Theo phƣơng thức sử dụng sản phẩm của xã hội: có nhu cầu
sản xuất và nhu cầu tiêu dùng.
- Theo mức độ cấp thiết phải ứng: có nhu cầu tuyệt đối (các nhu
cầu thiết yếu cơ bản đảm bảo sự tồn tại của con ngƣời: ăn no, mặc ấm,
đồ dùng đầy đủ…Những nhu cầu này con ngƣời nhất thiết phải đƣợc
đáp ứng thì con ngƣời mới sống đƣợc) và nhu cầu tƣơng đối (những
nhu cầu đƣợc nâng cao về mặt chất lƣợng: ăn ngon, mặc đẹp, đồ dùng
tốt…Những nhu cầu này đƣợc đáp ứng theo mức độ tƣơng ứng với
trình độ phát triển của sản xuất xã hội và khả năng tài chính của mỗi
cá nhân.
- Theo nhóm xã hội: có thể phân chia theo nhóm lứa tuổi (nhu
cầu của trẻ em, nhu cầu của thanh niên, của ngƣời già…); theo nhóm
nghề nghiệp (nhu cầu của nhóm công chức, nhu cầu của nhóm nông
dân, công nhân…); theo khu vực cƣ trú (nhu cầu của cƣ dân thành thị,
nông thôn…).
Nhà tâm lý học Maslow đã phân chia hệ thống nhu cầu của con

ngƣời theo 5 thứ bậc, đƣợc sắp xếp theo mức độ thiết yếu từ thấp đến
cao. Đó là:




10







Hình 1.1 Bậc thang nhu cầu của Maslow
- Nhu cầu sinh học: là nhu cầu cơ bản nhất, cấp thiết nhất. Đó
là ăn , uống, mặc, ở, nghỉ ngơi, sinh lý…Con ngƣời phải đáp ứng đủ
nhu cầu sinh học rồi mới quan tâm tới các nhu cầu tiếp theo.
- Nhu cầu đƣợc an toàn: không phải lo lắng, sợ hãi điều gì. Đáp
ứng đƣợc nhu cầu này, con ngƣời mới thực sự an tâm khi tham gia vào
các quan hệ xã hội.
- Nhu cầu về tình cảm: yêu và đƣợc ngƣời khác yêu.
- Nhu cầu về uy tín: Tự trọng và đƣợc tôn trọng. Khi tham gia
vào các hoạt động xã hội, con ngƣời mong muốn có đƣợc thành công,
uy tín, đƣợc xã hội tôn trọng.
- Nhu cầu tự đổi mới: phát triển cá nhân, hoàn thiện bản thân.
Đây là nhu cầu cao nhất của con ngƣời.
Nhƣ vậy, có nhiều cách phân loại nhu cầu của con ngƣời. Tùy
thuộc vào mục đích nghiên cứu của từng ngành, từng lĩnh vực thì sẽ
lựa chọn các cách phân loại sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.


TỰ ĐỔI MỚI (Self fulfillment)
UY TÍN (Self respect)
TÌNH CẢM (Social needs)
ĐƢỢC AN TOÀN
(Safety & Security needs)
SINH HỌC
(Phisiclogical needs)


11
1.2 Nhu cầu du lịch
1.2.1 Khái niệm
Trong quá trình tồn tại và phát triển, con ngƣời không chỉ dừng
lại ở việc thỏa mãn những nhu cầu cơ bản: ăn, ở, đi lại mà họ còn
mong muốn thỏa mãn những nhu cầu cao cấp hơn là vui chơi giải trí,
nâng cao hiểu biết , một trong những loại nhu cầu đó là nhu cầu du
lịch.
Ngày nay trên các sách báo tạp chí, thuật ngữ “nhu cầu du lịch”
xuất hiện thƣờng xuyên và khá phổ biến. Tuy nhiên, khi đề cập đến
nhu cầu du lịch, các tác giả khác chỉ nói đến nhu cầu du lịch một cách
khái quát, chung chung nhƣ: nhu cầu du lịch tăng mạnh, nhu cầu du
lịch trong nƣớc, nhu cầu du lịch nƣớc ngoài và thƣờng đề cập đến
lƣợng khách hay đề cập đến khía cạnh cụ thể hơn là nhu cầu du lịch
sinh thái, nhu cầu du lịch nghỉ dƣỡng …
Khái niệm nhu cầu du lịch đầy đủ và chi tiết nhất là trong cuốn
sách "Thị trƣờng du lịch" của tác giả Nguyễn Văn Lƣu: "Nhu cầu du
lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và mang tính xã hội hóa cao, biểu
hiện sự mong muốn tạm thời rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên để đến
với thiên nhiên và văn hóa ở một nơi khác, là nguyện vọng cần thiết

của con ngƣời muốn đƣợc giải phóng khỏi sự căng thẳng để đƣợc nghỉ
ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe và tăng cƣờng hiểu biết ".[8, 5]
Vì vậy, dựa theo quan điểm trên, trong luận văn này, nhu cầu du
lịch đƣợc hiểu theo nghĩa là sự đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của
khách du lịch về các dịch vụ trong quá trình đi du lịch.



12
1.2.2 Đặc điểm
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt, thuộc những nấc
trên trong bậc thang nhu cầu của Maslow, chỉ xuất hiện khi các nhu
cầu cấp dƣới đƣợc đáp ứng đầy đủ. Do đó, du cầu du lịch có một số
đặc điểm sau :
- Nhu cầu du lịch chủ yếu là nhu cầu về dịch vụ: Trong chuyến
đi, du khách cần đƣợc đáp ứng nhu cầu rất đa dạng. Những nhu cầu
này đƣợc đáp ứng không phải bằng việc mua đứt sản phẩm (trừ đồ ăn
uống) mà ở dạng dịch vụ. Doanh thu dịch vụ du lịch chiếm khoảng 50-
80% tổng doanh thu trên thi trƣờng du lịch. [8, 26].
- Nhu cầu du lịch có tính linh hoạt, dễ thay đổi và phát sinh nhu
cầu mới. Du lịch là sự rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên đến một nơi
khác, du khách khó có thể biết hết nơi mình sắp tới sẽ có những gì. Vì
vậy, việc phát sinh nhu cầu mới là thƣờng xuyên. Ví dụ du khách đi
thăm làng mây tre đan, thấy thích bông hoa bằng mây, nhu cầu mua
sắm phát sinh…
- Nhu cầu du lịch có tính đan xen: Trong quá trình đi du lịch,
nhu cầu ăn uống là nhu cầu thiết yếu, nhƣng khi ăn uống thƣởng thức
một đặc sản địa phƣơng cũng chính là nhu cầu tìm hiểu văn hóa…
- Nhu cầu du lịch chấp nhận giá cao: Du lịch có nghĩa là đến
một nơi khác với nơi ở hiện tại, điều này đồng nghĩa với việc du

khách phải sử dụng dịch vụ ăn uống nghỉ…do địa phƣơng đó cung
cấp. Hơn nữa, những ngƣời đi du lịch là những ngƣời đã thỏa mãn đầy
đủ các nhu cầu cơ bản, họ có khả năng chi trả nên với cùng một sản
phẩm họ chấp nhận mức giá cao hơn tại địa điểm du lịch.


13
1.2.3 Phân loại
Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa đã tiếp cận nhu cầu du
lịch dƣới hai khía cạnh: từ việc nghiên cứu những nhu cầu nói chung
của con ngƣời theo thang cấp bậc và từ việc thống kê, nghiên cứu các
mục đích và động cơ chính của con ngƣời khi đi du lịch. Trên cơ sở đó
các tác giả đã đƣa ra 3 nhóm cơ bản sau:
- Nhóm I: Nhu cầu cơ bản (thiết yếu) gồm: Đi lại, lƣu trú, ăn
uống.
- Nhóm II: Nhu cầu đặc trƣng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan,
tìm hiểu, thƣởng thức cái đẹp, giao tiếp )
- Nhóm III: Nhu cầu bổ sung (thẩm mỹ, làm đẹp, mua sắm,
thông tin, giặt là ) [4, 63]
Nhu cầu du lịch là một nhu cầu mang tính chất cao cấp, tổng
hợp nhƣng không phải là nhu cầu thiết yếu. Sau khi thỏa mãn các nhu
cầu cơ bản về ăn, ở để duy trì sự sống, con ngƣời mới có điều kiện
nghĩ đến nhu cầu về nghỉ ngơi, vui chơi giải trí các nhu cầu này lại
phải chi phí một số tiền nhiều nhiều hơn chi phí thông thƣờng và là
tổng hợp của mọi nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần.
Trong kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp, việc đáp ứng
nhu cầu dịch vụ chính và nhu cầu dịch vụ đặc trƣng là hai hoạt động
chủ yếu vì nó mang lại nguồn thu chính cho doanh nghiệp. Chính vì
vậy, luận văn này tập trung nghiên cứu nhu cầu ở nhóm I và nhóm II
tức là nghiên cứu nhu cầu cơ bản là ăn, ở đi lại và nhu cầu đặc trƣng

của du lịch là các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí.



14
1.2.3.1 Nhu cầu dịch vụ chính
Trong du lịch, nhu cầu dịch vụ chính bao gồm nhu cầu vận
chuyển, lƣu trú và ăn uống. Cụ thể:
- Vận chuyển
Du lịch là sự di chuyển và lƣu trú qua đêm tạm thời trong thời
gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cƣ trú nhằm mục đích
phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh,
có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế,
văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng. [7, 14].
Chính vì vậy, vận chuyển chính là một yếu tố đầu tiên và hết sức quan
trọng của hoạt động du lịch, lữ hành.
Nhu cầu vận chuyển của khách du lịch chính là các nhu cầu của
họ đƣợc đến những nơi có tài nguyên du lịch thông qua việc sử dụng
các phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch. Vì vậy, nghiên cứu về nhu
cầu vận chuyển của khách du lịch cũng chính là nghiên cứu về các
phƣơng tiện vận chuyển phục vụ khách và các mong muốn của du
khách đối với các loại phƣơng tiện vận chuyển đó.
Hiện nay, trong hoạt động du lịch, du khách thƣờng sử dụng các
loại phƣơng tiện vận chuyển chủ yếu sau:
 Du lịch bằng ô tô:
Ô tô là phƣơng tiện vận chuyển thông dụng, phổ biến và chiếm
ƣu thế so với các phƣơng tiện khác. Hiện nay, trên thế giới có tới 80%
du khách đi du lịch bằng ô tô. Còn ở Việt Nam, năm 2007, lƣợng
khách đi du lịch quốc tế đến bằng đƣờng bộ khoảng 685 nghìn lƣợt
khách, chiếm 16,42%. Con số này là rất nhỏ so với các phƣơng tiện



15
vận chuyển khác. Tuy nhiên, đối với khách du lịch nội địa và các hoạt
động du lịch nội địa thì ô tô vẫn là phƣơng tiện vận chuyển chủ yếu vì
loại hình vận chuyển bằng ô tô có một số đặc điểm là:
- Giá rẻ
- Khoảng cách hành trình nhỏ hoặc trung bình (trong phạm vi
một quốc gia)
- Dễ dàng tiếp cận các điểm du lịch
- Dễ dàng chủ động trong việc lên chƣơng trình du lịch, đặc
biệt là thời gian của chuyến đi.
Vì vậy, đến nay, phƣơng tiện du lịch bằng ô tô vẫn là lựa chọn
đầu tiên của du khách đi du lịch ở Việt Nam.
 Du lịch bằng máy bay:
Máy bay là một trong những phƣơng tiện du lịch tiện nghi và
phổ biến, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và cũng
chính là một nhân tố kích thích sự phát triển du lịch trên thế giới. Du
khách có thể đi đến nhiều điểm du lịch xa xôi, ngoài phạm vi của một
quốc gia, khu vực trong thời gian ngắn nhất. Năm 2007, số lƣợng
khách quốc tế đến Việt Nam bằng đƣờng không (máy bay) là khoảng
3.3 triệu lƣợt khách, chiếm 78.2 %, tăng 1.2 lần so với năm 2006.
 Du lịch bằng tàu thủy:
Du lịch bằng tàu thủy thƣờng dành cho du khách là ngƣời có
khả năng chi trả cao. Đi du lịch bằng tàu thủy, du khách có thể đƣợc
tận hƣởng không khí trong lành và đƣợc thăm nhiều địa điểm trong
hành trình của mình. Tuy nhiên, khi du lịch bằng tàu thủy đòi hỏi du
khách phải có sức khỏe tốt, không bị say sóng, và hành trình du lịch
thƣờng khá dài. Hiện nay, du lịch bằng tàu thủy ở Việt Nam hầu nhƣ



16
chƣa phát triển. Lƣợng khách quốc tế đến bằng đƣờng thủy chỉ chiếm
5.4 % so với các phƣơng tiện khác. Trong hoạt động du lịch nội địa,
đến nay mới chỉ có tàu thủy cao tốc Hoa Sen của tập đoàn Vinashin
chạy tuyến Bắc Nam từ Hòn Gai (Quảng Ninh) tới TP HCM. Việt
Nam là một nƣớc có nhiều sông hồ, tuy nhiên hoạt động du lịch bằng
tàu thủy vẫn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.
 Du lịch bằng tàu hỏa:
Du lịch bằng tàu hỏa có ƣu điểm là chi phí thấp, không làm hao
tổn nhiều sức khỏe của du khách. Tuy nhiên, tính cơ động của loại
hình này thấp, thƣờng không tiếp cận đƣợc điểm du lịch nên phải kết
hợp với các phƣơng tiện vận chuyển khác, mất nhiều thời gian. Vì thế,
hiện nay, lƣợng du khách sử dụng tàu hỏa cho các chuyến du lịch xa là
rất thấp. Ở Việt Nam, du khách thƣờng sử dụng tàu hỏa theo tuyến du
lịch Hà Nội – Sa Pa hoặc Hà Nội – Huế.
Nhƣ vậy, có thể thấy, hiện nay du khách thƣờng sử dụng máy
bay cho khoảng cách xa và đi du lịch bằng ô tô với những khoảng
cách gần. Các phƣơng tiện vận chuyển du lịch khác nhƣ thƣờng ít
đƣợc sử dụng hoặc chỉ đƣợc sử dụng kết hợp vì yếu tố tiện lợi và
thời gian.
- Lưu trú
Lƣu trú là một trong những nhu cầu cơ bản của du khách trong
hoạt động du lịch. Luật du lịch quy định các loại cơ sở lƣu trú bao
gồm: Khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm
trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
và các cơ sở lƣu trú du lịch khác.[17, 53]

×