Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Phát triển sản phẩm du lịch Mộc Châu đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 134 trang )




Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
=====================




BùI VĂN DũNG



Phát triển sản phẩm du lịch
mộc châu đến năm 2020





luận văn thạc sĩ du lịch







Hà Nội - 2013


Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
=====================




BùI VĂN DũNG



Phát triển sản phẩm du lịch
mộc châu đến năm 2020


Chuyên ngành: Du lịch
(Ch-ơng trình đào tạo thí điểm)


luận văn thạc sĩ du lịch


ng-ời h-ớng dẫn khoa



Hà Nội - 2013
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá
nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Tiến sỹ Vũ Mạnh Hà,
tôi không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác để làm sản
phẩm của mình. Các số liệu, thông tin sử dụng trong luận văn này trung
thực, có nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ ràng
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên

Bùi Văn Dũng
LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Vũ Mạnh Hà, ngƣời đã
tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện Luận văn,
động viên tôi vƣợt qua những trở ngại trong công việc cũng nhƣ trong sức
khỏe để thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị trong
Ban quản lý Du lịch Mộc Châu đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc tìm
kiếm thông tin thứ cấp, trong việc khảo sát thực địa. Tôi cũng xin gửi lời
cảm ơn đến anh Đồng Minh Tú- Giám đốc Chi nhánh Cty TNHH Thƣơng
mại Thành Lâm tại Mộc Châu kiêm giám đốc khách sạn Sao xanh Mộc
Châu, với vai trò nhƣ một chuyên gia địa phƣơng đã cho tôi nhiều ý kiến
quý báu để đƣa vào Luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những ngƣời thân trong gia
đình, nhất là vợ tôi đã lo toan mọi việc nhà, chăm sóc con cái để tôi có thể
toàn tâm theo học chƣơng trình cao học và hoàn thành đƣợc luận văn
Học viên
Bùi Văn Dũng


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài: 5
2. Lịch sử nghiên cứu 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 7
4. Phạm vi nghiên cứu: 8
5. Đối tƣợng nghiên cứu 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu: 8
7. Cấu trúc của luận văn 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH 10
1.1.Khái niệm về sản phẩm du lịch 10
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm 10
1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch 10
1.2. Đặc trƣng của sản phẩm du lịch 12
1.3. Thành phần của sản phẩm du lịch 16
1.4. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ trong sản phẩm du lịch 22
1.5. Sản phẩm du lịch theo các loại hình du lịch 23
1.6. Điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch 29
1.6.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch 29
1.6.2. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 29
1.6.3.Điều kiện về nhân lực trong các tổ chức kinh doanh du lịch 30
1.6.4. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội 30
1.7. Các yếu tố tác động đến phát triển sản phẩm du lịch 30
1.7.1. Hình ảnh của điểm đến: 30
1.7.2. Giá cả của các dịch vụ du lịch: 31
1.7.3. An ninh, trật tự an toàn xã hội 32
1.7.4. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 33


2

CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG SẢN PHẨM
DU LỊCH MỘC CHÂU 34
2.1. Tổng quan du lịch Mộc Châu 34
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của Mộc Châu 34
2.1.2. Hoạt động du lịch Mộc Châu 45
2.2. Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch Mộc Châu 50
2.2.1. Tài nguyên du lịch 50
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 57
2.2.3. Nguồn nhân lực du lịch 59
2.2.4.Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội 59
2.3. Thực trạng sản phẩm du lịch Mộc Châu 63
2.3.1. Các sản phẩm du lịch Mộc Châu 63
2.3.2. Đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch Mộc Châu 63
2.3.3. Đánh giá của các chuyên gia 66
2.3.4. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu của Mộc Châu trong phát triển sản phẩm
du lịch 70
CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM DU LỊCH MỘCCHÂU 73
3.1. Quan điểm phát triển du lịch Mộc Châu 73
3.2. Định hƣớng phát triển du lịch Mộc Châu 75
3.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm theo loại hình du lịch 75
3.2.2. Định hướng thị trường du lịch 75
3.2.3. Định hướng xúc tiến, quảng bá du lịch 76
3.2.4. Định hướng về chính sách 76
3.2.5. Định hướng về đào tạo 77
3.3. Các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Mộc Châu 78
3.3.1. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch 78
3.3.2. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 82



3
3.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. 86
3.3.4. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội 88
3.3.5. Xúc tiến, quảng bá du lịch 90
3.3.6. Kiến nghị 91
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 97


4
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Hiện trạng lao động huyện Mộc Châu 38
Bảng 2.2: Diện tích và sản lƣợng một số cây ăn quả huyện Mộc Châu 40
Bảng 2.3: Số lƣợng và sản lƣợng thịt gia súc, gia cầm huyện Mộc Châu 41
Bảng 2.4: Hiện trạng khách du lịch Mộc Châu 46
Bảng 2.5. Doanh thu du lịch Mộc Châu 47
Bảng 2.6: Cơ sở lƣu trú du lịch huyện Mộc Châu 57
Bảng 2.7: Số cơ sở kinh doanh thƣơng mại, du lịch và khách sạn nhà hàng 58
Bảng 2.8: Hiện trạng lao động du lịch huyện Mộc Châu 59
Bảng 2.9: Cơ sở y tế, giƣờng bệnh và cán bộ y tế huyện Mộc Châu 62
Bảng 2.10. Đánh giá của du khách về tài nguyên du lịch Mộc Châu 64
Bảng 2.11. Đánh giá của du khách về chất lƣợng các dịch vụ du lịch tại
Mộc Châu 64
Bảng 2.12. Đánh giá của du khách về một số hình ảnh của Mộc Châu trong
quảng cáo 65
Bảng 2.13. Mức độ hài lòng của du khách với giá của các dịch vụ du lịch 65



5
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay du lịch đã là một xu hƣớng phổ biến trên toàn cầu, du
lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất trên
thế giới. Đối với nhiều quốc gia, du lịch mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn
nhất góp phần vào sự phát triển và thịnh vƣợng của các quốc gia đó. Với
các nƣớc đang phát triển, các khu vực ở vùng sâu vùng xa, du lịch góp
phần tạo công ăn việc làm, đem lại việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho
ngƣời dân.
Trong những năm qua, Việt Nam là đất nƣớc có tình hình chính trị
xã hội ổn định. Đất nƣớc hội nhập ngày càng sâu và toàn diện với khu vực
và trên thế giới với chính sách ngoại giao rộng mở, vị thế của Việt Nam
trên trƣờng quốc tế ngày càng cao, cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn phong phú, đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc đã thu hút đông đảo
khách quốc tế đến Việt Nam du lịch.
Cao nguyên Mộc Châu thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, nằm
trên hành lang Tây Bắc. Cao nguyên Mộc Châu có nhiều điều kiện thuận
lợi về vị trí địa lý cũng nhƣ tài nguyên du lịch để phát triển du lịch. Trong
những năm qua tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều văn bản nhằm phát triển du
lịch. Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
lịch còn thiếu, chƣa đồng bộ, đội ngũ nhân lực du lịch còn thiếu và yếu nên
sản phẩm du lịch của Mộc Châu còn nghèo nàn, đơn điệu, chất lƣợng thấp,
du lịch Mộc Châu chƣa phát triển một cách mạnh mẽ. Đây chính là lý do
hình thành đề tài” Phát triển sản phẩm du lịch Mộc Châu đến năm 2020”
với mong muốn đề ra một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch


6

Mộc Châu, đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao của du khách, góp phần
phát triển du lịch Mộc Châu
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong những năm gần đây tỉnh Sơn La rất quan tâm đến phát triển du
lịch Mộc Châu, Tỉnh đã tiến hành trên 10 đợt khảo sát về tài nguyên du lịch
Mộc Châu với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong và ngoài nƣớc. Một
số đề tài khoa học nghiên cứu về du lịch Mộc Châu đã đƣợc thực hiện nhƣ
Đề án phát triển khu du lịch Mộc Châu thành khu du lịch trọng điểm quốc
gia, Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu đến năm
2020 của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. Một số bài viết, luận văn
cũng đã đề cập đến phát triển du lịch Mộc Châu.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân trong luận văn" Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch homestay ở Mộc Châu" đã
thống kê, đánh giá, phân tích các điều kiện phát triển du lịch homestay ở
Mộc Châu, đƣa ra các thực trạng và kết quả hoạt động du lịch homestay;
phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó đƣa ra
các giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch homestay ở Mộc Châu.
Bài viết" Để du lịch Mộc Châu phát triển xứng tiềm năng" của
tác giả Nguyễn Văn Bình, Trƣởng Ban quản lý Du lịch Mộc Châu trên
trang web: www.mocchautourism.com, cập nhật ngày 09/3/2012 đã đề cập
đến sản phẩm du lịch Mộc Châu. Theo tác giả, Mộc Châu có một nền văn
hoá đặc sắc, đa dạng của nhiều dân tộc với khả năng thu hút khách cao, có
hệ sinh thái phong phú với tiểu vùng khí hậu đặc thù mát mẻ của thảo
nguyên có thể tổ chức tốt các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, sinh thái, mạo
hiểm. Tuy nhiên sản phẩm du lịch Mộc Châu còn nghèo nàn, đơn điệu, khả
năng cạnh tranh không cao. Tác giả cũng khẳng định để du lịch Mộc Châu


7
phát triển mạnh mẽ, tƣơng xứng với tiềm năng, sớm trở thành một khu du

lịch quốc gia, điểm nhấn của vùng du lịch Tây Bắc, cần tập trung ƣu tiên
xây dựng và triển khai chiến lƣợc sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có
thế mạnh, có khả năng cạnh tranh cao.
Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu
đến năm 2020 đã phân tích khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,
phân tích đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch huyện Mộc
Châu, phân tích các lợi thế và hạn chế của Mộc Châu trong quá trình phát
triển thành khu du lịch quốc gia, từ đó đề xuất các cơ chế chính sách và các
giải pháp thực hiện quy hoạch.
Có thể nhận thấy các bài viết, luận văn, đề án và quy hoạch đã đề
cập đến sản phẩm du lịch, tuy nhiên luận văn mới chỉ đề cập đến du lịch
homestay, đề án mới chỉ đƣa ra chiến lƣợc phát triển sản phẩm và quy
hoạch mới chỉ dừng lại ở việc định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch của
Mộc Châu chứ chƣa đƣa ra các giải pháp cụ thể để phát triển sản phẩm du
lịch Mộc Châu. Giải quyết những vấn đề còn bỏ ngỏ đó là nhiệm vụ tôi đặt
ra cho Luận văn của mình. Mong muốn của tác giả là kết quả nghiên cứu
của Luận văn mang tính thực tiễn cao, có thể làm tài liệu tham khảo cho
các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch, các hộ gia đình tham gia phục vụ khách du lịch ở Mộc Châu, góp phần
phát triển du lịch và kinh tế xã hội của Mộc Châu
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu là đƣa ra các giải pháp phát triển sản phẩm du
lịch Mộc Châu đến năm 2020.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch;


8
- Điều kiện phát triển và sản phẩm du lịch Mộc Châu;

- Các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Mộc Châu đến năm 2020.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu về cao nguyên Mộc Châu.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu hiện trạng du lịch Mộc Châu giai
đoạn 2010-2012 và tiếp theo đến năm 2020
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là sản phẩm du lịch Mộc Châu
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
6.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu từ các tài liệu chính thức khác nhau đã tồn tại trƣớc
đó về các điều kiện tự nhiên, xã hội của Mộc Châu, về hoạt động du lịch
của Mộc Châu, về các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch. Các nguồn
tài liệu thứ cấp đƣợc sử dụng là các báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển
Du lịch, của cơ quan quản lý về du lịch tại Mộc Châu, niên giám thống kê,
sách, báo, tạp chí, giáo trình, luận văn, luật Du lịch và các bài viết trên
internet…
6.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Phƣơng pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi nhằm mục đích thu
thập số liệu sơ cấp liên quan đến luận văn. Đối tƣợng điều tra là ngƣời
nƣớc ngoài và ngƣời Việt Nam đang đi du lịch tại Mộc Châu. Phạm vi điều
tra là điều tra chọn mẫu khách du lịch. Phiếu điều tra đƣợc thiết kế dƣới
dạng bảng hỏi khách du lịch, đƣợc chia làm hai loại: ” Bảng hỏi khách du
lịch” áp dụng cho khách du lịch là ngƣời Việt Nam và ” Survey” áp dụng
cho khách du lịch là ngƣời nƣớc ngoài. Phiếu điều tra đƣợc tiến hành điều
tra tại Mộc Châu từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013
6.3. Phân tích số liệu sơ cấp, thứ cấp


9
Là phƣơng pháp lựa chọn, sắp xếp, tổng hợp các số liệu sơ cấp, thứ

cấp đã thu thập đƣợc, từ đó đƣa ra những nhận định, đánh giá hoặc kết luận
về đối tƣợng nghiên cứu
6.4. Nghiên cứu thực địa
Là phƣơng pháp có mặt tại thực địa để khảo sát, đối chiếu, kiểm tra
những thông tin, số liệu thứ cấp đã thu thập đƣợc, bổ sung những thông tin,
số liệu cần thiết khác mà các tài liệu khác không cung cấp hoặc cung cấp
không cập nhật, chƣa chính xác. Nghiên cứu thực địa còn để trực tiếp thẩm
định các giá trị của tài nguyên, nắm đƣợc các vấn đề thực tế để trên cơ sở
đó đƣa ra các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc tiến
hành làm 3 đợt:
- Đợt 1: Từ 01/5/2012 - 04/5/2012
- Đợt 2: Từ 01/9/2012 - 05/9/2012
- Đợt 3: Từ 30/4/2013 - 02/5/2013
6.5. Phƣơng pháp chuyên gia
Luận văn sử dụng chuyên gia du lịch là những ngƣời am hiểu sâu về
lĩnh vực du lịch để đánh giá về đối tƣợng nghiên cứu, đồng thời sản phẩm
du lịch có liên quan đến một số lĩnh vực khác nhƣ xây dựng, kiến trúc,
thƣơng mại, giao thông, do vậy Luận văn có sử dụng chuyên gia ở các lĩnh
vực này
7. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch
Chƣơng 2: Điều kiện phát triển và thực trạng sản phẩm du lịch Mộc
Châu
Chƣơng 3: Định hƣớng, quan điểm và giải pháp phát triển sản phẩm
du lịch Mộc Châu đến năm 2020



10

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH


1.1.Khái niệm về sản phẩm du lịch
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm
Trong mọi cuốn kinh tế học, qúa trình sản xuất đƣợc trình bầy bằng
mô hình đầu vào-đầu ra:

Đầu vào Đầu ra


Đầu vào bao gồm các nguồn lực sản xuất, trong đó có 3 đầu vào chính:
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên
+ Vốn
+ Lao động
Đầu ra là sản phẩm hay mọi thứ ngƣời ta mong muốn có, chính vì vậy:
- Sản phẩm là quá trình kết hợp các hoạt động của con ngƣời có liên
quan lẫn nhau hoặc tƣơng tác với nhau để kết hợp các đầu vào thành đầu ra
theo mong muốn.
- Theo từ điển Tiếng Việt: Sản phẩm là cái do lao động của con ngƣời
tạo ra. Sản phẩm bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất, những
vật thể hữu hình đƣợc gọi là sản phẩm vật chất và vô hình đƣợc gọi là dịch
vụ.
1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch
Trong các lý thuyết về du lịch, khái niệm về sản phẩm du lịch là một
khái niệm cốt lõi, mang tính khái quát cao, nắm chắc về khái niệm về sản
phẩm du lịch sẽ giúp cho việc định hƣớng xây dựng sản phẩm mới, cải tiến
nâng cao sản phẩm hiện có, làm nền tảng cho sự phát triển du lịch của một
điểm đến, của một địa phƣơng.
Quá trình sản xuất



11
Khái niệm
- “ Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không
đồng nhất hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng
cụ thể như thức ăn hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục
vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát” (Michael M. Coltman).
[ 23, tr.27]
- Theo mục 10, Điều 4, Chƣơng 1 Luật Du lịch năm 2005
“ Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu
cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”
[ 18, tr.3]
- “ Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật
chất trên cơ sở khai thác những tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du
khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự
hài lòng”( Từ điển du lịch – Tiếng Đức – Nhà xuất bản kinh tế Berlin
1984)
[ 17, tr.101]
- Theo quan điểm Marketing: Sản phẩm du lịch là những hàng hóa và
dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp
du lịch đƣa ra chào bán trên thị trƣờng với mục đích thu hút sự chú ý mua
sắm và tiêu dùng của khách du lịch.
- “ Dịch vụ du lịch là kết quả của các hoạt động kinh tế được thể hiện
trong sản phẩm vô hình như lưu trú, vận chuyển, dịch vụ tài chính, thông
tin liên lạc, y tế và các dịch vụ cá nhân khác, ngành dịch vụ được coi là
ngành công nghiệp thứ ba (ngành công nghiệp thứ nhất gồm nông nghiệp
và khai khoáng; ngành công nghiệp thứ hai gồm chế tạo và xây dựng). Về
bản chất, sản phẩm lữ hành, du lịch, lưu trú và ăn uống được tạo ra bởi



12
ngành công nghiệp dịch vụ.( Từ điển du lịch, lữ hành, lƣu trú và ăn uống –
Nhà xuất bản Butterworth Heineman 1993)
[ 17, tr.102]
Nhƣ vậy, sản phẩm du lịch có thể đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp là các
hàng hóa, dịch vụ do các doanh nghiệp tạo ra mà khách mua lẻ hoặc trọn gói
nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình trong chuyến du lịch còn đƣợc hiểu theo
nghĩa rộng là tất cả các hàng hóa dịch vụ mà khách du lịch mua, tiêu dùng trong
chuyến du lịch của họ.
“ Một khách sạn không làm nên du lịch” (Krapt)
[ 23, tr.27]
Trong luận văn này khái niệm sản phẩm đƣợc dùng nhƣ sau:
- “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách,
được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với
việc sử dụng các nguồn lực: Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở,
một vùng hay một quốc gia nào đó”
[ 8, tr.27]
1.2. Đặc trƣng của sản phẩm du lịch
Trên thị trƣờng du lịch, cung cầu chủ yếu là về dịch vụ, những sản
phẩm du lịch hữu hình (hàng hóa) cũng đƣợc mua bán trên thị trƣờng du
lịch nhƣng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, còn phần lớn những sản phẩm đƣợc mua bán
trên thị trƣờng là sản phẩm vô hình (dịch vụ). Các dịch vụ chủ yếu là vận
chuyển, lƣu trú, ăn uống, hƣớng dẫn, tƣ vấn, vui chơi giải trí. Sản phẩm du
lịch có những đặc trƣng riêng biệt, những đặc trƣng này cũng là những đặc
trƣng của dịch vụ du lịch. Sản phẩm du lịch có những đặc trƣng sau:
 Khách mua sản phẩm trƣớc khi thấy sản phẩm: Trong tiêu dùng
du lịch không có sự vận chuyển của sản phẩm du lịch đến nơi ở của khách



13
hàng, không có sự vận chuyển sản phẩm du lịch đến nơi có nhu cầu du lịch.
Khi mua sản phẩm du lịch khách hàng không nhìn thấy sản phẩm, không
biết đƣợc thực chất của sản phẩm. Với sản phẩm hàng hóa thông thƣờng,
ngƣời bán thƣờng có hàng mẫu để trƣng bầy, để cho khách xem, còn với
sản phẩm du lịch, ngƣời bán không có sản phẩm tại nơi chào bán, khách
quyết định mua sản phẩm du lịch chủ yếu dựa vào thông tin quảng cáo.
 Các sản phẩm du lịch nhƣ buồng nghỉ trong khách sạn, chỗ ngồi
trong nhà hát múa rối nƣớc, chỗ ngồi trên máy bay nếu không bán đƣợc sẽ
không có giá trị và không thể lƣu kho. Nếu một buồng nghỉ trong khách
sạn không đƣợc cho thuê ngày hôm nay thì ngày mai không thể cho thuê
buồng đó hai lần cùng một lúc đƣợc.
 Sản phẩm du lịch không thể đem đến nơi khác tiêu thụ đƣợc mà
chỉ có thể sản xuất, lƣu thông và tiêu dùng ngay tại chỗ, cùng một thời
gian, cùng một địa điểm.
 Sản phẩm du lịch phụ thuộc rất lớn vào ngƣời phục vụ. Sản phẩm
du lịch chỉ có một phần nhỏ là hàng hóa, còn chủ yếu là dịch vụ. Chất
lƣợng dịch vụ phụ thuộc rất lớn vào ngƣời phục vụ. Ngƣời phục vụ phải
luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của khách. Nếu ngƣời phục vụ luôn quan
tâm đến khách, phục vụ chu đáo, kỹ càng, phong cách phục vụ khéo léo,
vui vẻ, niềm nở, tận tình thì sẽ tạo ra cảm xúc tốt đẹp với khách.
 Sản phẩm du lịch trọn gói là do sự tổng hợp của các ngành khác
nhau nên việc đảm bảo đƣợc chất lƣợng sản phẩm là việc rất khó. Với một
chƣơng trình du lịch của một công ty lữ hành chất lƣợng sản phẩm đƣợc
xác định bởi hai yếu tố chủ yếu:
- Chất lượng thiết kế sản phẩm: Mức độ phù hợp của các
chương trình du lịch cũng như các dịch vụ với nhu cầu của khách du
lịch. Một vài tiêu thức để đánh giá chất lượng thiết kế như sau:



14
+ Sự hài hòa hợp lý của lịch trình với việc cân nhắc đến từng chi tiết
nhỏ của chương trình, thời gian ăn nghỉ, vui chơi, tham quan du lịch;
+ Tính hấp dẫn và độc đáo của các tài nguyên du lịch trong chương
trình;
+ Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch: uy tín và chất lượng sản phẩm của
họ;
+ Mức giá hợp lý của chương trình.
- Chất lượng thực hiện: Một chương trình được thiết kế tốt nhất có thể
được thực hiện với một kết quả khủng khiếp nhất, các công ty lữ hành có rất
nhiều khó khăn trong việc duy trì đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng đã được
xây dựng trong giai đoạn thiết kế. Chất lượng của các dịch vụ do các nhà
cung cấp thực hiện các công ty lữ hành có thể có mối quan hệ tốt với các nhà
cung cấp nhưng ít có khả năng cải tiến hay hoàn thiện nó. Một vài tiêu thức
để đánh giá chất lượng thực hiện như sau:
+ Dịch vụ bán và đăng ký đặt chỗ;
+ Chất lượng hướng dẫn viên;
+ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của các nhà cung cấp trong chương
trình ;
+ Điều kiện môi trường tự nhiên, xã hội;
+ Sự quan tâm, quản lý của công ty đối với chương trình;
+ Sự hài lòng của khách du lịch.
[ 9, tr. 129]
 Sản phẩm du lịch dễ bị bắt chƣớc
Sản phẩm du lịch nhất là các sản phẩm du lịch phi vật thể rất dễ bị bắt
chƣớc, nhiều công ty lữ hành bỏ ra rất nhiều công sức để khảo sát xây dựng
tour, tuyến nhƣng chỉ một thời gian ngắn những chƣơng trình du lịch này


15

đã bị một số công ty lữ hành khác bắt chƣớc. Theo luật pháp Việt Nam hiện
hành chƣa đăng ký đƣợc bản quyền với các chƣơng trình du lịch.
 Nhu cầu của khách đối với các sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi vì sự
biến động của an ninh, chính trị. Ngày nay tiêu chí an toàn khi đi du lịch
đƣợc du khách đặt lên hàng đầu. Khách du lịch không muốn đến các địa
điểm mà tình hình chính trị không ổn định, các địa điểm không an toàn cho
du khách nhƣ khủng bố, cƣớp giật, lừa đảo, dịch bệnh nhƣ cúm gia cầm,
SARS…
 Khách du lịch thƣờng không trung thành với công ty bán sản phẩm
Chỉ có một số ít các công ty kinh doanh lâu đời, có uy tín cao trên thị
trƣờng mới có đƣợc khách hàng trung thành, còn nói chung khách du lịch
thƣờng sẵn sàng chuyển sang mua sản phẩm du lịch của công ty khác nếu
các công ty này đƣa ra đƣợc các sản phẩm có mức giá hấp dẫn với lời
quảng cáo tốt về chất lƣợng sản phẩm, đồng thời có các chính sách hấp dẫn
về điều kiện thanh toán.
 Trong tiêu dùng du lịch, du khách thƣờng ít khi mua lại sản phẩm
mà họ đã sử dụng trƣớc đó, điều này làm cho các nhà kinh doanh du lịch
hoặc luôn phải tìm kiếm những khách hàng mới hoặc luôn phải thay đổi để
có sản phẩm đa dạng, phong phú, từ đó thu hút đƣợc khách quay trở lại.
 Phần lớn các sản phẩm du lịch là dịch vụ, vì vậy việc đánh giá chất
lƣợng sản phẩm thƣờng rất khó, nhiều khi không phụ thuộc vào những đơn
vị kinh doanh du lịch mà phụ thuộc khách du lịch. Lúc này chất lƣợng sản
phẩm đƣợc xác định dựa vào mức độ kỳ vọng về sự hài lòng của khách du
lịch khi sử dụng sản phẩm.
 Lƣợng cung sản phẩm du lịch thƣờng cố định nhƣng vì lý do nào
đó lƣợng cầu của khách có thể tăng hoặc giảm đột biến.


16
Với nhiều địa phƣơng lƣợng cung buồng khách sạn thƣờng không

thay đổi trong ngắn hạn nhƣng lƣợng cầu của khách tăng đột biến khi địa
phƣơng đó tổ chức các lễ hội du lịch nhƣ bắn pháo hoa Đà Nẵng, Canavan
Hạ Long…nhƣng lƣợng cầu của khách cũng giảm đột biến trong nhiều
trƣờng hợp. Việt Nam đã từng chứng kiến sự suy giảm đột ngột số lƣợng
du khách khi xảy ra dịch bệnh SARS năm 2003, dịch cúm gia cầm năm
2006.
 Với các sản phẩm du lịch là dịch vụ, ngƣời mua chỉ có quyền sử
dụng chứ không có quyền sở hữu, những sản phẩm này sau khi bán rồi, đơn
vị kinh doanh du lịch vẫn chiếm hữu giá trị sử dụng của nó, vẫn tiếp tục
bán đƣợc cho khách du lịch khác.
 Thị trƣờng du lịch mang tính thời vụ, việc tiêu dùng sản phẩm du
lịch thƣờng không diễn ra đều đặn, mà chỉ xuất hiện trong những thời gian
nhất định trong ngày (đối với sản phẩm trong nhà hàng), trong tháng (đối
với sản phẩm lễ hội du lịch), trong năm (đối với du lịch nghỉ dƣỡng ở
biển). Tính thời vụ của việc tiêu dùng sản phẩm chủ yếu mang yếu tố khách
quan và gây khó khăn rất lớn trong công tác tổ chức hoạt động kinh doanh
của các công ty kinh doanh du lịch.
1.3. Thành phần của sản phẩm du lịch
 Theo tổ chức du lịch thế giới, sản phẩm du lịch là sản phẩm hỗn
hợp, đƣợc tạo ra từ:
- Di sản tự nhiên;
- Di sản năng lượng;
- Di sản về con người;
- Những hình thái xã hội;
- Những hình thái về thiết chế chính trị, pháp chế, hành chính;


17
- Những điều tốt đẹp và mọi dịch vụ, phương tiện vận chuyển,
hạ tầng cơ sở;

- Những hoạt động kinh tế tài chính.
 Cách sắp xếp của Jeffries và Kripperdorf
- Các di sản thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên;
- Các di sản do con người tạo ra;
- Các yếu tố thuộc về con người: tôn giáo, phong tục, tập quán
- Hệ thống các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc
- Những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch: Khách
sạn, nhà hàng, nơi mua sắm;
- Các chính sách kinh tế, tài chính, chính sách xã hội.
[ 23 tr. 28]
 Trong luận văn này, sản phẩm du lịch bao gồm 3 thành phần
chính:
- Sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch;
- Các tiện nghi và dịch vụ ;
- Khả năng tiếp cận của điểm đến,
* Sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch:
+ Tài nguyên du lịch thiên nhiên nhƣ bãi biển, khí hậu, thác nƣớc,
thảm thực vật, động vật quý hiếm. Biển xanh, cát trắng là những yếu tố rất
hấp dẫn khách du lịch, những nơi có nƣớc biển trong xanh, không bị ô
nhiễm, cát trắng mịn chạy dài dọc theo bờ biển sẽ rất hấp dẫn khách du
lịch. Du khách thích phơi mình trên bãi cát để tắm nắng, để sau chuyến du
lịch có làn da rám nắng. Năm 2007, các nƣớc ở Địa Trung Hải đã đón 275
triệu lƣợt khách du lịch quốc tế, chiếm khoảng 30% số khách du lịch toàn
cầu, dự đoán đến năm 2025 sẽ có khoảng 637 triệu lƣợt khách quốc tế đổ


18
đến các nƣớc vùng Địa Trung Hải, trong đó có 312 triệu lƣợt khách đến các
khu vực có biển.
Ở Việt Nam đã có nhiều bãi biển nổi tiếng nhƣ Vũng Tầu, Bình

Thuận, Đà Nẵng, Lăng Cô, Cát Bà, có những bãi biển đẹp nhƣng chƣa nổi
tiếng nhƣ Cửa Tùng, Cửa Việt, Minh Châu. Với những du khách đến từ các
nƣớc xứ lạnh nhƣ Bắc Âu, Nga … ánh nắng mặt trời rất quan trọng với họ,
vì vậy khi mùa đông đến họ rất thích đi du lịch đến những vùng đất có ánh
nắng mặt trời để tắm và sƣởi nắng. Các tỉnh Nam Trung Bộ của Việt Nam,
nơi có biển xanh, cát trắng và ánh nắng mặt trời gần nhƣ quanh năm nhƣ
Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa rất hấp dẫn những du khách này.
Những nơi có khí hậu ôn hòa, mát mẻ cũng hấp dẫn du khách. Ngày
nay số lƣợng du khách du lịch nội địa đến các nơi có khí hậu ôn hòa, mát
mẻ nhƣ Tam Đảo( Vĩnh Phúc), Bà Nà( Đà Nẵng)để nghỉ dƣỡng đã tăng lên
rõ rệt.
Nhiều du khách thích đi đến những nơi mà còn có nhiều loại động,
thực vật quý hiếm. Có những du khách bỏ ra hàng giờ, hàng ngày chỉ để
theo dõi sinh hoạt của các loài động vật quý hiếm. Những cây cổ thụ cao
hàng chục mét, đƣờng kính ba, bốn ngƣời ôm, có tuổi đời hàng trăm, hàng
nghìn năm cũng rất hấp dẫn khách du lịch. Ở Việt Nam, Hội bảo vệ thiên
nhiên và môi trƣờng Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan công nhận
nhiều cây, cụm cây di sản trên khắp cả nƣớc nhƣ cụm 54 cây lim ở Đền
Cao, Hải Dƣơng; quần thể 78 cây cổ thụ ở Côn Đảo; cây táu 2.100 năm có
từ thời An Dƣơng Vƣơng ở xã Trƣng Vƣơng, thành phố Việt Trì, Phú Thọ;
cây chò hơn 1.000 năm tuổi ở Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng, tỉnh Ninh Bình;
cây nghiến trên 1.000 năm tuổi ở Lũng Tủng, tỉnh Cao Bằng; cụm 9 cây
muỗm gần 1.000 năm tuổi Đền Voi Phục, TP. Hà Nội; cây sa mu dầu cao
hơn 70 m ở Vƣờn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An; cây sanh cổ thụ trên


19
800 năm có 79 gốc ở xã Hợp Hòa, huyện Lƣơng Sơn, Hòa Bình. Một số
cụm cây đang chuẩn bị đƣợc công nhận nhƣ cụm 99 cây đa cổ thụ hàng
chục ngƣời ôm trên đảo Hòn Dấu – Đồ Sơn Hải Phòng

Việc lựa chọn và vinh danh các cây, các cụm cây cổ thụ là cây di sản
Việt Nam không chỉ nhằm bảo vệ nguồn gen tiêu biểu của nƣớc ta, giới
thiệu sự phong phú, đa dạng của hệ thực vật Việt Nam với bạn bè thế giới
mà còn nhằm quảng bá cho du lịch Việt Nam.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn nhƣ di tích lịch sử văn hóa, công trình
lao động sáng tạo của con ngƣời, phong tục tập quán, trang phục, điệu múa,
lời hát, đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Các Di tích lịch sử có sức thu hút rất lớn đối với du khách nhƣ Văn
Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội, Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam Năm
2012 có 1,5 triệu lƣợt khách đến thăm quan Văn Miếu-Quốc Tử Giám, gần
300.000 lƣợt khách thăm quan Thánh địa Mỹ Sơn.
Các phong tục tập quán cổ truyền, trang phục, điệu múa cũng có sức
hút cao đối với du khách. Năm 2012 có 610.000 lƣợt khách, trong đó có
125.000 lƣợt khách nƣớc ngoài đến Sa Pa( tỉnh Lào Cai) để thƣởng thức
các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc tại Sa Pa
Những cảnh quan thiên nhiên, những công trình văn hóa, nghệ thuật,
di tích lịch sử, những lời ca, điệu múa tùy theo mức độ quý giá, quan trọng
mà có thể trở thành những di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể, phi vật
thể của một quốc gia, của thế giới và những di sản này có sức hấp dẫn rất
cao đối với khách du lịch. Ở Việt Nam đến hết năm 2011 đã có 13 di sản
đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới
* Các tiện nghi và dịch vụ:
+ Dịch vụ vận chuyển: Nhằm đƣa du khách từ nơi cƣ trú thƣờng
xuyên của mình đến các điểm du lịch, giữa các điểm du lịch và trong phạm
vi một điểm du lịch. Ngày nay tại điểm du lịch có nhiều phƣơng tiện vận


20
chuyển khách du lịch khác nhau nhƣ taxi, tầu thủy, thuyền, ô tô, mô tô, xe
điện, cáp treo, xe ngựa…

+ Dịch vụ lƣu trú ăn uống: Cung cấp cho du khách chỗ nghỉ đêm, các
bữa ăn trong chuyến du lịch. Cơ sở lƣu trú du lịch bao gồm: khách sạn,
làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bản cắm trại du lịch, nhà nghỉ
du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, các cơ sở lƣu trú du lịch
khác nhƣ tầu, thuyền du lịch, tầu hỏa du lịch. Cơ sở phục vụ ăn uống cho
du khách bao gồm nhà hàng trong các khách sạn, nhà hàng không nằm
trong các khách sạn. Với các nhà hàng không nằm trong các khách sạn nếu
đạt đƣợc các tiêu chí theo quy định thì đƣợc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch cấp biển hiệu nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
+ Dịch vụ vui chơi, giải trí: Ngày nay dịch vụ vui chơi giải trí đã trở
thành một thành phần không thể thiếu trong sản phẩm du lịch. Tuy tài
nguyên du lịch là những yếu tố cơ bản thu hút khách du lịch, thúc đẩy họ đi
du lịch nhƣng họ vẫn cảm thấy thích thú, hài lòng hơn nếu đƣợc tham gia
và thƣởng thức các tiết mục vui chơi, giải trí tại điểm đến, nhất là trong
những chƣơng trình du lịch mà khách còn lại nhiều thời gian rảnh rỗi. Khu
du lịch Vinpearl Land ở Khánh Hòa, Khu du lịch Bà Nà ở Đà Nẵng đang
rất thu hút khách một phần nhờ vào các dịch vụ vui chơi, giải trí. Đối với
nhiều du khách trẻ tuổi, dịch vụ vui chơi, giải trí mới là yếu tố cơ bản thúc
đẩy họ đi du lịch. Với họ, tài nguyên dù có hấp dẫn, nơi ở dù có tiện nghi,
bữa ăn dù có ngon miệng họ vẫn chán điểm đến nếu điểm đến đấy không
có các dịch vụ vui chơi, giải trí.
+ Dịch vụ mua sắm: Đi mua sắm là thú vui của nhiều khách du lịch.
Với nhiều du khách thì mua quà lƣu niệm, quà cho ngƣời thân là nhu cầu
không thể thiếu. Đối với một số quốc gia nhƣ Thái Lan, Trung Quốc,
doanh thu, lợi nhuận từ dịch vụ mua sắm của khách du lịch đôi khi còn cao
hơn doanh thu, lợi nhuận từ dịch vụ vận chuyển, lƣu trú, ăn uống. Dịch vụ


21
mua sắm bao gồm bán hàng lƣu niệm, thủ công mỹ nghệ, đồ uống, vải vóc,

hàng tiêu dùng có giá trị kinh tế cao. Đối với hàng lƣu niệm yêu cầu mang
dấu ấn của một quốc gia, một điểm đến, một địa phƣơng, một dân tộc hay
một điểm du lịch. Các quốc gia gần Việt Nam nhƣ Singapore, Malaysia,
Thái Lan đã rất chú trọng vào các cửa hàng mua sắm. Ở Việt Nam đã hình
thành các trung tâm bán hàng lƣu niệm cho khách du lịch nhƣ khu phố cổ Hà
Nội, thành phố Hội An ở Quảng Nam, Quận 1 ở thành phố Hồ Chí Minh. Đối
với các cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch nếu đạt chuẩn sẽ đƣợc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
Việt Nam vừa rồi cũng đã thông qua quy định hoàn thuế VAT cho
khách du lịch quốc tế khi xuất cảnh để khuyến khích du khách mua sắm
nhiều và thu hút du khách.
+ Các dịch vụ khác nhƣ tƣ vấn du lịch, y tế, xông hơi mát xa, spa…
* Khả năng tiếp cận của điểm đến:
+ Cơ sở hạ tầng giao thông: Đƣờng bộ, đƣờng sắt, sân bay, bến cảng,
bãi đỗ xe, bến du thuyền…Cơ sở hạ tầng giao thông là vô cùng quan trọng
đối với du lịch. Cơ sở hạ tầng giao thông tốt sẽ làm rút ngắn thời gian đi
lại, tạo sự an toàn, giảm bớt mệt mỏi cho du khách trong chuyến đi, gây
cho khách cảm giác tốt đẹp ngay từ những tiếp cận đầu tiên. Hiện nay Việt
Nam có 21 sân bay đang hoạt động bay dân sự thƣờng xuyên đến hầu hết
các địa bàn du lịch trọng điểm của cả nƣớc, trong đó có 8 sân bay quốc tế.
Nhiều cảng biển của Việt Nam có khả năng đón đƣợc các du thuyền chở
khách cỡ lớn nhƣ Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Vũng Tàu,
TP. Hồ Chí Minh. Các tuyến đƣờng quốc lộ cũng đã và đang đƣợc đầu tƣ
nâng cấp, xây mới.
+ Phƣơng tiện vận chuyển: Ngày nay có nhiều phƣơng tiện vận
chuyển để đƣa du khách từ nơi cƣ trú của mình đến các điểm đến nhƣ máy
bay, tàu hỏa, tàu thủy, du thuyền, ô tô…

×