Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm vườn Quốc gia Cúc Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 129 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
============



TRẦN ĐỨC THẮNG




PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƢ VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG





LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC







HÀ NỘI, 2008

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
============


TRẦN ĐỨC THẮNG



PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƢ VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG

Chuyên ngành: Du lịch
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN ĐỨC THANH



HÀ NỘI, 2008

i
MỤC LỤC

Trang


Lời cam đoan
i

Mục lục
ii

Danh mục các chữ viết tắt
vi

Danh mục bảng.
vii

Danh mục sơ đồ, biểu đồ
viii

Danh mục hình
viii


MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài.
1

2. Mục tiêu
3


3. Nhiệm vụ .
3

4. Đối tƣợng nghiên cứu
3

5. Phạm vi nghiên cứu
4

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
4

7. Kếu cấu của luận văn
5


NỘI DUNG

6
CHƢƠNG 1. DU LỊCH SINH THÁI VÀ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG
7

1.1. Tổng quan về du lịch sinh thái.
7


1.1.1. Tình hình nghiên cứu và triển khai du lịch sinh thái
7




1.1.1.1. Trên thế giới
7



1.1.1.2. Ở Việt Nam
8


1.1.2. Du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái.
9


1.1.3. Tiến trình phát triển du lịch sinh thái
10

ii


1.1.4. Các nguyên tắc chỉ đạo về du lịch sinh thái
16



1.1.4.1. Nguyên tắc chỉ đạo cho khách du lịch sinh thái .
16




1.1.4.2. Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà điều hành du lịch sinh
thái và các hƣớng dẫn viên du lịch . .

18



1.1.4.3. Nguyên tắc chỉ đạo cho chủ nhà trọ
19



1.1.4.4. Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà quản lý
khu bảo tồn thiên nhiên .

19


1.1.5. Sức chứa
20



1.1.5.1. Khái niệm .
1.1.5.2. Công thức .
20
22

1.2. Chất lƣợng cuộc sống
23



1.2.1. Khái niệm.
23


1.2.2. Chất lƣợng cuộc sống và mức sống ……….
30


1.2.3. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng cuộc sống
31


1.2.4. Chỉ số chất lƣợng cuộc sống
33

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

38
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH VÀ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐỆM VQG CÚC PHƢƠNG

39

2.1. Thực trạng du lịch VQG Cúc Phƣơng
39


2.1.1. Điều kiện tự nhiên

39



2.1.1.1. Vị trí địa lý
39



2.1.1.2. Địa hình – Khí hậu – Thủy văn.
40



2.1.1.3. Tài nguyên sinh vật
41


2.1.2. Các giá trị khảo cổ - văn hóa
44


2.1.3. Dịch vụ du lịch.
45

iii



2.1.3.1. Dịch vụ lƣu trú

45



2.1.3.2. Dịch vụ ăn uống và bán hàng
46


2.1.4. Các hoạt động du lịch
47


2.1.5. Các tuyến du lịch………………………………………………
49


2.1.6. KÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh du lÞch ……………………….
2.1.6.1. L-îng kh¸ch………………………………………….
2.1.6.2. Doanh thu……………………………………………
50
50
51


2.1.7. Hoạt động bảo tồn ……………………………………………
52

2.2. Thực trạng chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng dân cƣ vùng đệm
VQG Cúc Phƣơng……………………………………………………


55


2.2.1. Cộng đồng dân cƣ vùng đệm VQG Cúc Phƣơng
55



2.2.1.1. Khái niệm vùng đệm
55



2.2.1.2. Vùng đệm VQG Cúc Phƣơng
56


2.2.2. Đánh giá chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng dân cƣ
vùng đệm VQG Cúc Phƣơng…………………………………

59



2.2.2.1. Lựa chọn địa điểm mẫu khảo sát
59



2.2.2.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá

60



2.2.2.3. Xây dựng chỉ số chất lƣợng cuộc sống
68


2.2.2.4. Kết quả đánh giá
70

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
81
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG
ĐỒNG DÂN CƢ VÙNG ĐỆM VQG CÚC PHƢƠNG


82

3.1. Những yêu cầu chung
82

3.2. Một số giải pháp cụ thể
83


3.2.1. Giải pháp nâng cao thu nhập của ngƣời dân
83



3.2.2. Cải thiện cơ sở vật chất và vệ sinh môi trƣờng của ngƣời dân
3.2.3. Cải thiện các điều kiện y tế……………………………………
85
87

iv
3.2.4. Nâng cấp các điều kiện giáo dục……………………………….
87



3.2.4.1. Hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giáo dục
87



3.2.4.2. Đào tạo nhân lực du lịch tại chỗ
88


3.2.5. Đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội
89


3.2.6. Nâng cao đời sống giải trí, tinh thần của ngƣời dân………….
89

3.3. Cơ chế thực hiện các giải pháp
90



3.3.1. Cơ chế chính sách
91


3.3.2. Cơ chế vốn
91


3.3.3. Cơ chế vận hành
92

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3


93
KẾT LUẬN

94
TÀI LIỆU THAM KHẢO

95
PHỤ LỤC
98




v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


EIU

Economist Intelligence Unit

EPRC
Endangered Primate Rescue Center
(Trung tâm cứu hộ linh trƣởng nguy cấp)

FFI
Fauna and Flora International
(Tổ chức động, thực vật quốc tế)

HDI

Human Development Index (Chỉ số phát triển con ngƣời)

IL

International Living

IUCN
International Union for Conservation of Nature
(Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế)

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên


QOL

Quality of Life (Chất lƣợng cuộc sống)

QOLI

Quality of Life Index (Chỉ số chất lƣợng cuộc sống)

VQG

Vƣờn quốc gia










vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Khái niệm về chất lƣợng cuộc sống
Bảng1.2: Tiêu chí tính chỉ số QOLI của EIU
Bảng 2.1: Tổng hợp hiện trạng đa dạng sinh học
VQG Cúc Phƣơng
Bảng 2.2: Loại hình cơ sở lƣu trú tại VQG Cúc Phƣơng

Bảng 2.3: Lƣợng khách đến tham quan VQG Cúc Phƣơng
Bảng 2.4: Doanh thu từ hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phƣơng
Bảng 2.5: Danh sách các loài linh trƣởng đang đƣợc cứu hộ tại EPRC.
Bảng 2.6: Danh sách các loài rùa đƣợc bảo tồn tại VQG Cúc Phƣơng
Bảng 2.7: Bảng xây dựng tiêu chí đánh giá chất lƣợng cuộc sống…….
Bảng 28: Dân số và giới tính………………………………………….
Bảng 2.9: Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trƣờng bỏ học
Bảng 2.10: Bảng kết quả chỉ số chất lƣợng cuộc sống………………
28
35

43
46
51
52
53
54
61
70
75
80














vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu nhập………………………………………
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nhà ở……………………………………………
Biểu đồ 2.3: Tiện nghi sinh hoạt……………………………………
Biểu đồ 2.4: Nhiên liệu đun nấu ……………………………………
Biểu đồ 2.5: Phƣơng thức chữa bệnh………………………………
Biểu đồ 2.6: Trình độ học vấn ………
Biểu đồ 2.7: Nguồn nƣớc sinh hoạt………………………………
Biểu đồ 2.8: Loại hình nhà vệ sinh
Biểu đồ 2.9: Tình hình an ninh………
Biểu đồ 2.10: Thái độ về an toàn xã hội
Biểu đồ 2.11: Sử dụng thời gian rỗi…
Biểu đồ 2.10: Tham gia các hoạt động giải trí, tinh thần
71
72
73
74
74
76
77
77
78
78
79

79


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1: Mô hình hệ thống chất lƣợng cuộc sống
Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý VQG Cúc Phƣơng
Hình 2.2: Chò chỉ (Shorea sinensis) tại VQG Cúc Phƣơng
Hình 2.3: Sơ đồ tham quan VQG Cúc Phƣơng
Hình 2.4: Khu vực bản Mƣờng đã di dời trong vùng lõi
VQG Cúc Phƣơng


29
39
41
47

58


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển du lịch sinh thái hiện nay vẫn đang là vấn đề dành được
nhiều sự chú ý của các quốc gia, các nhà hoạch định chiến lược, các nhà
hoạt động môi trường và bảo tồn, các tổ chức kinh doanh du lịch trên khắp
thế giới. Hoạt động du lịch sinh thái, ngoài việc khai thác các tài nguyên tự

nhiên phục vụ cho mục đích du lịch còn là vấn đề bảo tồn, phát triển bền
vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó. Đồng thời còn là sự bảo tồn,
khôi phục nền văn hóa bản địa và chia sẻ những lợi ích về kinh tế và các
mặt khác với người dân địa phương, chia sẻ sự tham gia của cộng đồng địa
phương vào hoạt động du lịch.
Hoạt động du lịch sinh thái chủ yếu diễn ra ở các nơi có điều kiện tự
nhiên lý tưởng, độc đáo, phong phú. Đó có thể là những vùng thiên nhiên còn
tương đối hoang sơ, những vùng núi cao, những khu vực tập trung sự đa dạng
sinh học về hệ thống động thực vât, những vùng có khí hậu đặc biệt và có lợi
cho sức khỏe con người. Trong số các điều kiện đó, có thể nói các vườn quốc
gia là nơi lý tưởng cho việc triển khai hoạt động du lịch sinh thái.
Ở Việt Nam, hầu hết hoạt động du lịch sinh thái thường được khai
thác tại các vườn quốc gia, nơi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
việc phát triển du lịch sinh thái. Mặt khác, các vườn quốc gia tại Việt Nam
cũng thường là nơi cư trú của các cộng đồng dân tộc mà phần lớn là các
dân tộc thiểu số ít người. Vì vậy, sự xuất hiện hoạt dộng du lịch nói chung
và du lịch sinh thái nói riêng sẽ có ảnh hưởng nhất định tới thói quen sinh
hoạt và đời sống của người dân ở đây.
Trong nghiên cứu khoa học, đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát về ảnh
hưởng của hoạt động du lịch đối với người dân địa phương hay các nghiên

2
cứu phát triển du lịch vì người nghèo, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
ở các vườn quốc gia của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng chưa thấy có nghiên
cứu nào tìm hiểu về chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm
của vườn quốc gia, mối liên hệ giữa việc phát triển du lịch và chất lượng
cuộc sống của họ cũng như từ kết quả đó, quay lại phục vụ công tác định
hướng phát triển du lịch sinh thái nhằm đạt được các nguyên tắc chỉ đạo
của phát triển du lịch sinh thái, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân tại đây, để đời sống của người dân được cải thiện tốt hơn.

Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia được thành lập sớm
nhất tại Việt Nam. Cúc Phương có địa hình đa dạng, có hệ động thực vật
phong phú, có loài linh trưởng đặc hữu quý hiếm là vọoc quần đùi trắng, có
trung tâm cứu hộ linh trưởng đầu tiên ở Việt Nam. Cúc Phương là địa chỉ
tin cậy của các nhà khoa học tới nghiên cứu và làm việc ở đây. Đồng thời,
vườn quốc gia Cúc Phương cũng là nơi có hoạt động du lịch từ khá sớm,
hàng năm đón một lượng lớn khách du lịch Việt Nam cũng như khách quốc
tế đến thăm quan thuần túy cũng như triển khai hoạt động du lịch sinh thái
tại đây. Bên cạnh đó, địa giới của vườn quốc gia Cúc Phương lại trải dài
trên ba tỉnh là Hòa Bình, Thanh Hóa và Ninh Bình với nhiều cộng đồng
dân cư sống trong khu vực vùng đệm.
Cúc Phương chính là nơi điển hình cho việc nghiên cứu hoạt động du
lịch sinh thái cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa
phương sống trong phạm vi vùng đệm của vườn quốc gia.
Chính vì vậy, “Phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc gia Cúc
Phương” là một nhu cầu cấp thiết cho cả việc phát triển du lịch của vườn
quốc gia Cúc Phương cũng như việc chia sẻ lợi ích từ du lịch sinh thái với
cộng đồng người dân, cải thiện chất lượng sống của họ.

3
2. Mục tiêu
 Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng
đệm VQG Cúc Phương nói riêng và các VQG nói chung
 Tìm ra một số giải pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm tham
gia vào hoạt động du lịch sinh thái vừa góp phần nâng cao đời sống
kinh tế, văn hóa của người dân, vừa góp phần bảo vệ môi trường,
bảo vệ đa dạng sinh học tại các VQG.
3. Nhiệm vụ
 Nghiên cứu các công trình khoa học về du lịch sinh thái trong và

ngoài nước để rút ra cơ sở lý luận của phát triển du lịch sinh thái
 Nghiên cứu các công trình khoa học về chất lượng cuộc sống trong
và ngoài nước để xác định được các phương pháp đánh giá chất
lượng cuộc sống.
 Khảo sát các điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở VQG Cúc
Phương về tài nguyên du lịch, hoạt động tổ chức phục vụ du lịch.
 Khảo sát chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm
VQG Cúc Phương.
 Phân tích, đánh giá chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng
đệm VQG Cúc Phương.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
 Hiện trạng điều kiện sống của cộng đồng dân cư sống trong khu vực
vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương.
 Người dân sống trong khu vực vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương
 Các hoạt động du lịch sinh thái đang triển khai tại vườn quốc gia Cúc
Phương.


4
5. Phạm vi nghiên cứu
 Nội dung:
Nội dung của luận văn tập trung nghiên cứu một số các tiêu chí cơ
bản nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống phù hợp với thực tế tại địa
phương chứ không nghiên cứu tất cả các tiêu chí của chất lượng cuộc sống.
Phạm vi đề tài nhằm nghiên cứu chất lượng cuộc sống chứ không đi sâu
vào phân tích các khái niệm khác mức sống, chỉ số phát triển con người
Luận văn cũng chú trọng nghiên cứu các cách thức phát triển du lịch
sinh thái tại VQG Cúc Phương có thể góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân vùng đệm chứ không nghiên cứu phát triển các loại
hình du lịch khác.

 Không gian và thời gian
Không gian nghiên cứu của đề tài giới hạn tại nơi có biểu hiện rõ
rệt nhất các ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới cộng đồng là 3 xã và 1
thôn mẫu tiêu biểu cho khu vực vùng đệm bao gồm: xã Cúc Phương, Kỳ
Phú, Yên Quang (Nho Quan, Ninh Bình) và thôn Khanh (xã Ân Nghĩa,
Lạc Sơn, Hòa Bình).
Thời gian nghiên cứu của đề tài tiến hành từ 06/2007 đến 08/2008.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp: Luận văn đã thu
thập các nguồn tài liệu từ giáo trình, tạp chí, báo cáo trong nước và
quốc tế về du lịch sinh thái, các quan điểm về chất lượng cuộc sống,
các bảng xếp hạng chỉ số chất lượng cuộc sống trên thế giới; các tài
liệu liên quan về VQG Cúc Phương để làm tài liệu nghiên cứu.
 Phương pháp điền dã: Tiến hành khảo sát thực địa 3 đợt cụ thể:
tháng 11/2007, khảo sát 3 xã huyện Nho quan là Cúc Phương, Kỳ
Phú, Yên Quang. Tháng 03/2008, thực địa tại Ban quản lý VQG Cúc

5
Phương và tháng 6/2008, khảo sát thôn Khanh xã Ân Nghĩa, Lạc
Sơn, Hòa Bình.
 Phương pháp xã hội học: Luận văn cũng đã áp dụng các phương
pháp xã hội học trong quá trình thực hiện. Thứ nhất là phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi với 350 mẫu bảng hỏi về chất lượng cuộc
sống tại 4 địa điểm mẫu khảo sát. Ngoài ra còn áp dụng phương pháp
phỏng vấn và quan sát tham dự trong quá trình điều tra.
 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Luận văn cũng đã tiến hành lấy
ý kiến của các nhà xã hội học, các nhà nghiên cứu về du lịch sinh
thái, các cán bộ VQG Cúc Phương, các cán bộ thôn, xã và một số đại
diện dân cư địa phương trong quá trình thực hiện. Phương pháp này
được áp dụng trong việc xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc

sống và công thức tính chỉ số chất lượng cuộc sống, đặc biệt trong
việc xây dựng các hệ số tương quan.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục, phần nội dung bao gồm 3 chương:
 Chương 1: Du lịch sinh thái và chất lượng cuộc sống
 Chương 2: Hiện trạng chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư
vùng đệm VQG Cúc Phương
 Chương 3: Giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm vườn quốc
gia Cúc Phương





6














NỘI DUNG

7
CHƢƠNG 1.
DU LỊCH SINH THÁI VÀ CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG

1.1. Tổng quan về du lịch sinh thái
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và triển khai du lịch sinh thái
1.1.1.1. Trên thế giới
Du lịch sinh thái được phát triển rất mạnh ở các nước có nền kinh tế
phát triển trên thế giới như khối Cộng đồng Châu Âu, Mỹ, Canada,
Australia v.v… Trong nhóm các nước đang phát triển, du lịch sinh thái đã
được tiến hành ở Nepal, Kenya, một số vùng ở Trung Quốc, Thái Lan,
Malaysia và Trung Mỹ. Các nước này đã xây dựng thành công những mô
hình du lịch sinh thái như Ecomost của EU, Làng du lịch sinh thái của Áo,
mô hình Hoàng Sơn ở Trung Quốc, mô hình du lịch sinh thái trên cơ sở
cộng đồng ở Nepal.
Cách tiếp cận về du lịch sinh thái, du lịch bền vững cũng được nhiều
tổ chức quan tâm nghiên cứu và đề xuất như: Hiến chương về du lịch bền
vững của Hiệp hội Du lịch quốc tế công bố năm 1995; mười quy tắc môi
trường cho du lịch có trách nhiệm do Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình
Dương xây dựng và đề xuất; mười nguyên tắc của Du lịch bền vững do
IUNC đưa ra. Bên cạnh đó, những hướng dẫn chi tiết về khai thác và quy
hoạch bền vững các điểm du lịch sinh thái do các chi hội du lịch sinh thái
quốc gia như của Anh, Hoa Kỳ v.v… xây dựng góp phần hình thành
những cơ sở khoa học cho hoạt động du lịch sinh thái quốc tế. Hoạt động
du lịch sinh thái đã góp phần bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng và
tăng doanh thu ở hầu khắp các điểm du lịch sinh thái.
Năm 2002 được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) lấy làm năm Du
lịch sinh thái. WTO kêu gọi các nước đẩy mạnh nghiêm cứu, áp dụng du


8
lịch sinh thái và tổ chức tuyên truyền sâu rộng về du lịch sinh thái, tổ chức
các hội nghị, hội thảo, chương trình du lịch sinh thái ở các nước, các khu
vực, chuẩn bị tốt nhất, có hiệu quả nhất cho Hội thảo Quốc tế về du lịch
sinh thái tổ chức vào năm 2002. Chủ trương này đã thúc đẩy nhiều nước
quan tâm phát triển du lịch sinh thái một cách nghiêm túc hơn, đặc biệt là
các nước đang phát triển, muốn dựa vào du lịch sinh thái để cải thiện nền
kinh tế ốm yếu của mình.
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Du lịch sinh thái là một lĩnh vực mới ở Việt Nam. Trong vòng 10
năm gần đây, với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, nhiều lớp tập huấn về
du lịch sinh thái đã được triển khai. Tuy nhiên, hoạt động này mới chủ yếu
tập trung vào các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như Cúc
Phương, Cát Bà, Ba Bể, Ba Vì, Bạch Mã v.v… Gọi là du lịch sinh thái vì
tại các điểm này, hệ sinh thái được coi là đối tượng du lịch, còn trên thực
tế, hoạt động du lịch ở đây chưa thực sự tôn trọng các nguyên tắc của du
lịch sinh thái. Vì lẽ đó, hàng loạt hội thảo khoa học về du lịch sinh thái đã
được tổ chức nhằm định hướng lại hoạt động du lịch sinh thái ở các khu
bảo tồn thiên nhiên, đồng thời mở rộng khái niệm du lịch sinh thái sang các
hệ sản xuất và nhân văn đặc thù.
Đã có nhiều cơ quan,tổ chức và cá nhân quan tâm đến việc nghiên
cứu và áp dụng du lịch sinh thái ở Việt Nam. IUCN và Cục Môi trường đã
xuất bản các tài liệu có giá trị như “Các nguyên tắc của du lịch bền vững”
(1998), “Du lịch sinh thái: hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản
lý” (1999). Trong các tài liệu chính thức này, những vấn đề quy hoạch
điểm du lịch sinh thái, quy định kiến trúc, kết cấu điểm du lịch sinh thái,
đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thị du lịch … được trình bày rất rõ ràng. Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Viện Địa lý, các trường Đại học như Đại


9
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Viện Đại học Mở Hà Nội cũng đã
có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch sinh thái cho các địa phương. Hầu hết
các trường Đại học kể trên đều đã đưa môn học du lịch sinh thái, du lịch
bền vững vào chương trình đào tạo các cấp.
1.1.2. Du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái
Thuật ngữ “khách du lịch” với nghĩa là đi để thưởng ngoạn và thỏa
mãn trí tò mò xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1800, và từ “du lịch” lần đầu
tiên được đưa vào từ điển “Oxford English Dictionary” năm 1811. Nhưng
nguồn gốc của hoạt động này đã có từ trước đó rất lâu. Loài người luôn có
ước muốn được đi du lịch, để thăm thú những nơi xa là và để tiếp xúc với
các nền văn hóa khác nhau. Có thể nói rằng Herodotus là nhà du lịch thiên
nhiên đầu tiên. Những chuyến đi của ông bao gồm các chuyến đi thăm biển
Đen, Ai Cập, nam Italia… Các nhận xét của ông cho thấy ông đã rất quan
tâm đến không chỉ lịch sử mà cả địa lý, môi trường tự nhiên và các lăng mộ
cổ (như các lăng mộ ở Ai Cập). Aristotle cũng đã đi du lịch thiên nhiên.
Các tiền nhân khác của du lịch sinh thái bao gồm Pytheas, Strabol và Pliny
the Elder là những người đã đi du lịch xuất phát từ ước muốn được chiêm
ngưỡng, hiểu biết hơn về cảnh quan, môi trường thiên nhiên và văn hóa thế
giới. Tuy nhiên, những người tham quan và thám hiểm xuyên lục địa trong
quá khứ là những trường hợp ngoại lệ. Với nhiệt huyết dồi dào và cả lòng
quyết tâm cao độ, họ đã thực hiện các hành trình riêng lẻ, và thường phải
trải qua nhiều khó khăn thiếu thốn. Lữ hành thiên nhiên trong thế kỷ XIX
chỉ là nhu cầu đến thăm các phong cảnh tuyệt đẹp và độc đáo.
Đầu thế kỷ XX, khi kỳ nghỉ hè trở nên phổ biến với những người dân
châu Âu và châu Mỹ, xe hơi đã tạo điều kiện cho sự đi lại dễ dàng hơn,
kích thích hơn nữa các hoạt động du lịch. Thêm vào đó, sự ra đời của nhiếp

10

ảnh đã cho phép phổ biến rộng rãi hàng loạt những hình ảnh diệu kỳ về các
miền tự nhiên trên thế giới, thu hút những người ưa phiêu lưu, mạo hiểm,
muốn được xem tận mắt những miền kỳ lạ đó. Đặc biệt là ngay sau khi kết
thúc đại chiến thế giới lần thứ II, những chuyến bay thương mại cũng đóng
một vai trò quyết định cho việc phát triển du lịch. Bằng máy bay, các du
khách phương Tây đã tới được những nơi mà trước đó được cho là quá xa
xôi. Đến giữa thế kỷ XX, các chuyến du lịch quốc tế trở thành phổ biến hơn
ngay cả đối với những người không thuộc tầng lớp giàu có. Cuộc cải cách
kỹ thuật trong thông tin và giao thông đã cho phép ngày càng nhiều người
từ nhiều nơi trên thế giới đi đến những vùng xa xôi mà trước đó họ không
đến được. Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch quốc tế, du lịch được coi
là một phương thức “chữa bệnh” cho những nước đang phát triển, một
ngành công nghiệp không khói có thể nâng cao thu nhập quốc dân, ngoại tệ
và tăng việc làm. Sự phát triển nhanh chóng, ồ ạt của du lịch bắt đầu để lại
những hậu quả xấu như làm suy thoái môi trường, làm rối loạn các nền
kinh tế và văn hóa địa phương và các ảnh hưởng khác
1.1.3. Tiến trình phát triển du lịch sinh thái
Lúc đầu du lịch sinh thái chỉ được hiểu là du lịch về với thiên nhiên.
Du lịch thiên nhiên là các hoạt động du lịch trực tiếp phụ thuộc vào việc sử
dụng tài nguyên thiên nhiên bao gồm các yếu tố cảnh quan như khí hậu, địa
hình, thuỷ văn, thực vật và động vật. Mục đích của các chuyến đi về với
thiên nhiên là tận hưởng giá trị trong lành của miền thiên nhiên hoang sơ
hơn nơi du khách sống, tiếp theo là các tìm hiểu các giá trị của thiên nhiên,
sự phong phú đa dạng của thiên nhiên.
Du lịch thiên nhiên là lĩnh vực đang nhanh chóng trở nên lớn mạnh
trong nền kinh tế du lịch. Giá trị toàn cầu của du lịch thiên nhiên trong du

11
lịch quốc tế lên đến khoảng 45 nghìn tỷ đô la Mỹ
()

. Nguồn thu này chứng
tỏ du lịch thiên nhiên là một động lực rất lớn cho các khu bảo tồn ở nhiều
nơi trên thế giới. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của số lượng khách,
những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường ngày càng
rõ rệt. Khi số lượng du khách gia tăng, du lịch không còn là một ngành
công nghiệp không khói nữa. Du lịch hàng loạt không được kiểm soát và
bắt đầu gây suy thoái các giá trị về tự nhiên và văn hoá, đồng thời làm mất
đi các nguồn thu quan trọng. Do vậy, cần thiết phải có một phương thức
tiếp cận du lịch có trách nhiệm với môi trường. Trước thực tế đó đã xuất
hiện quan điểm mới về du lịch sinh thái. Đó là việc lồng ghép các chương
trình giáo dục môi trường trong các chuyến du lịch về với thiên nhiên.
Những hướng dẫn viên có thêm trách nhiệm nhắc nhở du khách về ý thức
bảo vệ môi trường như không xả rác, không làm ầm ĩ, không bẻ cây, săn
thú, không khắc lên đá Khi Hector Ceballos - Lascurain đề xướng thuật
ngữ “du lịch sinh thái” [21], thuật ngữ này không phải là cụm từ duy nhất
được dùng để mô tả hình thức du lịch mới được hình thành.
Có gần 40 thuật ngữ có thể có quan hệ với du lịch sinh thái. Các
thuật ngữ được biết đến nhiều nhất là: du lịch thiên nhiên, du lịch dựa
vào thiên nhiên hay du lịch hướng tới thiên nhiên, du lịch hoang dã, du
lịch mạo hiểm, du lịch xanh, du lịch thay thế, du lịch có trách nhiệm, du
lịch thích hợp, kỳ nghỉ thiên nhiên, du lịch nghiên cứu, du lịch khoa học,
du lịch văn hoá, du lịch ít tác động, du lịch nông nghiệp, du lịch nông
thôn, du lịch mềm Các thuật ngữ này có chung một quan điểm là các
hình thức du lịch thay thế cho du lịch thương mại nhưng chúng không
phải lúc nào cũng đồng nghĩa với du lịch sinh thái. Ví dụ, mặc dù các du
khách đi du lịch hoang dã hay mạo hiểm có thể hiểu biết thêm rất nhiều

(

)

WTO. Highlights 2000

12
về thiên nhiên nơi họ đến thăm nhưng nếu kèm theo nó là những tác
động tiêu cực đến thiên nhiên thì hình thức du lịch này không thể được
chấp nhận là du lịch sinh thái.
Có thể lấy ví dụ minh hoạ ở núi Hymalaya. Trước năm 1965, mới
chỉ có gần 10 nghìn du khách đến Nêpal mỗi năm. Nhưng sau đó, con số
này đã lên đến 250 nghìn. Tại 2 khu bảo tồn quan trọng Annapuran và
Sagarmatha, rừng cây của địa phương đã bị thu hẹp, rút lên trên sườn núi
vài trăm mét do hậu quả của sự chặt cây làm củi bán cho những người đi
leo núi và các dịch vụ ăn ở cho khách. Các dải núi trước đây được che phủ
bởi cây đỗ quyên giờ đây đã trơ trụi. Số lượng một số loài động vật hoang
dã như chim trĩ, nai nhỏ đã giảm đi, rác thải bừa bãi trên các đường mòn.
Như vậy, mặc dù du khách tự cho mình là các khách du lịch thiên nhiên, họ
không phải là khách du lịch sinh thái, vì sự đến thăm của họ đã cơ bản dẫn
đến sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên và phá hoại môi trường.
Khumbu, Nêpal là một minh hoạ khác về những gì không phải là du
lịch sinh thái. Một điều tra thực tiễn ở đây cho thấy nhiều khách phương
tây cho rằng du lịch đã cải thiện đời sống vật chất cho nhân dân địa
phương, nhưng cũng gây ra sự mất đi nhiều việc làm truyền thống, gây
đồng hoá và mất trật tự xã hội. Rõ ràng, du lịch sinh thái là một thuật ngữ
rộng, có nội dung rất phức tạp.
Du lịch sinh thái “đã vượt quá một định nghĩa thông thường bởi vì
nó có tham vọng mô tả một hành động, đưa ra một trường phái triết học và
phổ biến một mô hình phát triển. Du lịch thiên nhiên bị bó chặt trong hành
động và động cơ thúc đẩy của cá nhân (du khách) trong khi du lịch sinh
thái là một khái niệm rộng lớn dựa trên một phương thức tiếp cận của nước
chủ nhà hoặc vùng chủ nhà được thiết lập để phấn đấu đạt được các mục
tiêu xa hơn mục đích cá nhân. Có một sự thống nhất chung là du lịch sinh


13
thái là một hình thức du lịch đến các khu thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt
động bảo tồn, đóng góp cho phát triển cộng đồng địa phương và dẫn tới kết
quả là hiểu biết và đánh giá kết quả sâu sắc hơn đối với môi trường văn hoá
và tự nhiên. Tuy nhiên bảo tồn là mục đích đầu tiên của du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái được Chương trình Du lịch Sinh thái của IUCN
định nghĩa là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường
tại những vùng còn tương đối nguyên sơ, để thưởng thức và hiểu biết thiên
nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hoá- quá khứ cũng như hiện tại) có
hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực
cho sự phát triển của nhân dân địa phương.
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế, du lịch sinh thái là du lịch
có trách nhiệm đối với thiên nhiên, đặc biệt là ở các khu bảo tồn thiên
nhiên, nơi môi trường được bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phương
được đảm bảo. Tại Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du
lịch sinh thái 9/1999, dựa trên hoàn cảnh cụ thể và thực tế của nước ta, một
số nhà nghiên cứu đã đề xuất định nghĩa về du lịch sinh thái là một loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, có tính giáo dục môi
trường, và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Trong các định nghĩa này, du
lịch sinh thái bao hàm du lịch thiên nhiên có nguyên tắc. Du lịch sinh thái
phải thoả mãn nhu cầu tiếp cận và thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên
hiện nay của du khách, song phải đảm bảo quyền lợi đó cho các thế hệ mai.
Có thể phân biệt du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái bằng cách
mô tả du lịch sinh thái là “chú trọng vào mục đích và có trách nhiệm cụ thể
thiết thực trong việc nâng cấp và duy trì thiên nhiên”. Như vậy, có thể phân
biệt giữa các công ty du lịch thông thường và các nhà điều hành du lịch
sinh thái có nguyên tắc. Các công ty điều hành thông thường không gắn


14
mình vào bảo tồn hay quản lý thiên nhiên, họ chỉ đơn thuần chào mời
khách hàng các cơ hội thăm thú các địa điểm và con người xa lạ trước khi
chúng biến mất. Trái lại các Công ty điều hành du lịch sinh thái tham gia
quản lý với ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và nhân dân địa phương,
với ý định đóng góp cho sự bảo vệ lâu dài các vùng đất hoang sơ và sự phát
triển địa phương với hy vọng thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa cư dân và
khách tham quan.
Giai đoạn phát triển tiếp theo của quan niệm du lịch sinh thái đã
mang tính thực tế hơn. Đó là việc chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phương
và đóng góp cho việc bảo vệ, tôn tạo môi trường. Các nhà bảo tồn đã phát
triển khái niệm du lịch sinh thái trong một nỗ lực nhằm bảo vệ môi trường
thiên nhiên bằng cách giúp các cộng đồng địa phương quản lý sử dụng tài
nguyên. Du lịch sinh thái ra đời như một công cụ bảo tồn thiên nhiên. Cần
đền bù cho những thiệt hại (giảm thu nhập) của người dân địa phương khi
họ tình nguyện không khai thác tiếp các sản phẩm từ rừng bằng việc thu
hút họ vào các hoạt động du lịch. Về mặt lý thuyết, quan điểm này được sự
ủng hộ rộng rãi của mọi người. Song trên thực tế hầu như ít nơi thực hiện
được. Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, vấn đề này càng khó thực
hiện. Tình trạng chung của các doanh nghiệp lữ hành (kể cả nhà nước và tư
nhân) đều thi nhau hạ giá sản phẩm để thu hút khách. Do vậy, hầu như
không doanh nghiệp nào sẵn sàng chia sẻ bớt phần lợi nhuận nhỏ bé của
mình cho cộng đồng địa phương và cho việc bảo tồn. Chính điều này đã
làm du lịch sinh thái đi vào chỗ bế tắc. Hình ảnh khu thiên nhiên, khu bảo
tồn quốc gia, vườn quốc gia của Việt Nam dưới tác động của du lịch trong
những năm qua là những minh chứng rõ nét. Một trong những lý do cơ bản
làm cho thắng cảnh Hương Sơn chưa được công nhận là di sản thế giới
chính là chưa có những chính sách và hành động bảo vệ môi trường một

15

cách chặt chẽ. Tất cả mọi thành phần kinh tế đến đây kinh doanh đều cố
tìm cách tăng doanh thu, giảm chi nhưng lại thờ ơ hoặc bất lực làm ngơ
trước thảm hoạ môi trường. Một nguy cơ đang tiềm ẩn có thể cảnh báo
trước là vườn Quốc gia và đảo Cát Bà. Với con tàu thuỷ cao tốc Thuỷ Bắc -
Lim Bang, với nguồn điện quốc gia và với con đường bộ nối ra đảo rất có
thể Cát Bà sẽ trở thành một công viên Thống Nhất hay công viên Tuổi Trẻ
như ở Hà Nội hiện nay. Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm thế nào để không
những không giảm mà còn phải tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp lữ
hành đồng thời vẫn tạo ra nguồn tài chính cho việc bảo vệ và tôn tạo môi
trường.
Song song với việc đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường,
du lịch sinh thái cần tạo ra công ăn việc làm cho chính người dân địa
phương. Thực tế cũng chỉ ra rằng, nhận thức vấn đề này tuy đã khó song
thực thi nó còn khó hơn nhiều. Lý do người dân địa phương ít được tham
gia vào hoạt động du lịch là nhận thức và trình độ thấp kém của họ.
Bên cạnh sự thay đổi về phương pháp tiếp cận, đối tượng trong du
lịch sinh thái cũng được hiểu rộng hơn. Trước đây chỉ có du lịch về với
thiên nhiên hoang sơ mới được coi là du lịch sinh thái. Hiện nay nhiều
người quan niệm rằng thiên nhiên ở mọi nơi, không nhiều thì ít, đã bị hoạt
động sống của con người làm biến đổi. Hoạt động này nói lên đặc điểm văn
hoá của cộng đồng. Văn hoá cộng vừa chịu ảnh hưởng của thiên nhiên,
mang dấu ấn của thiên nhiên, vừa tác động lên thiên nhiên, cải biến thiên
nhiên, tạo cho thiên nhiên một sắc thái riêng. Do vậy, bên cạnh tài nguyên
du lịch sinh thái tự nhiên, khách du lịch sinh thái còn muốn tìm hiểu về tài
nguyên du lịch sinh thái nhân văn.
Tóm lại, tiến trình du lịch sinh thái trải qua những giai đoạn sau:
 Du lịch sinh thái được hiểu là du lịch về với thiên nhiên trong lành.

16
 Hoạt động du lịch sinh thái phải góp phần giáo dục ý thức bảo vệ

môi trường.
 Việc kinh doanh du lịch sinh thái phải mang lại nguồn lợi cho địa
phương và tạo nguồn tài chính để góp phần bảo vệ môi trường.
 Đã là hoạt động du lịch sinh thái phải nhất thiết có sự tham gia và
ủng hộ của cộng đồng địa phương.
 Đối tượng tham quan của khách du lịch sinh thái còn mở rộng ra đến
các tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn.
Tuy nhiên trong thực tế, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa các
bên tham gia chưa có lợi thoả đáng nên cho đến nay ở nước ta vẫn chưa nơi
nào có hoạt động du lịch sinh thái theo nghĩa trọn vẹn của nó.
1.1.4. Các nguyên tắc chỉ đạo về du lịch sinh thái
Để phát triển du lịch sinh thái, nhiều tổ chức có liên quan như Hội
du lịch Sinh thái Quốc tế, Hiệp hội Du lịch Quốc tế, IUCN, WWF, Hiệp
hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương đã đề ra một số nguyên tắc chỉ
đạo. Các nguyên tắc này được định hướng vào các đối tượng chủ yếu là du
khách, nhà cung ứng du lịch và các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên
nhiên. Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản đó.
1.1.4.1. Nguyên tắc chỉ đạo cho khách du lịch sinh thái
Không lại quá gần động vật hoang dã và không cho chúng ăn. Động
vật hoang dã có thể có hai loại phản ứng khi thấy người tiếp cận. Hoặc
chúng hoảng sợ, bỏ chạy và rời bỏ nơi ở cũ để đi tìm chỗ mới, điều này có
thể dẫn đến những nguy hiểm cho chúng như bị tấn công khi xâm phạm
lãnh thổ kẻ khac, bị đói vì không tìm thấy thức ăn v.v…Hoặc chúng có thể
tấn công bạn theo bản năng để tự vệ. Mặt khác có thể chúng do ăn phải
những thức ăn lạ sẽ bị sinh bệnh, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

×