Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 115 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN HOÀNG ANH





VAI TRÕ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM







LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH








Hà Nội, 2013

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN HOÀNG ANH




VAI TRÕ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM



Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH




Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Thị Điệp




Hà Nội, 2013

3
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Ý nghĩa khoa học của đề tài 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 8
5. Phương pháp nghiên cứu 9
6. Kết cấu của luận văn 9
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA VÀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA NGOẠI GIAO VĂN HÓA VÀ DU LỊCH 10
1.1. Ngoại giao văn hoá trong thời toàn cầu hoá ở Việt Nam 10
1.1.1. Khái niệm Ngoại giao văn hoá 10
1.1.2. Nội hàm của Ngoại giao văn hoá 13
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của Ngoại giao văn hóa 16
1.2. Đặc điểm của ngành Du lịch trong giai đoạn hiện nay 18
1.2.1. Quá trình toàn cầu hoá tác động đến du lịch 18
1.2.2. Xu hướng phát triển của ngành Du lịch 25
1.3. Quan hệ tương hỗ giữa du lịch và ngoại giao văn hoá 30
1.3.1. Ảnh hưởng của du lịch đối với ngoại giao văn hoá 30
1.3.2. Những tác động của các hoạt động ngoại giao văn hoá tới du lịch 35

Tiểu kết 37
Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI. 38
2.1. Một số nét về ngành Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới 38
2.1.1. Tiềm năng – lợi thế cơ bản của Du lịch Việt Nam 38
2.1.2. Một số khó khăn, thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam 39
2.1.3. Tình hình phát triển du lịch thời gian qua ở Việt Nam 40
2.2. Vai trò của các hoạt động Ngoại giao văn hóa đối với du lịch 44
2.2.1. Ngoại giao văn hóa góp phần quảng bá hình ảnh đất nước 44
2.2.2. Ngoại giao văn hóa góp phần làm giàu bản sắc văn hóa Việt Nam 49
2.2.3.Ngoại giao văn hóa góp phần thu hút khách du lịch 53
2.2.4. Ngoại giao văn hóa thúc đẩy đầu tư, thương mại về du lịch 57
2.2.5. Một số tồn tại 61
2.3. Đóng góp của Du lịch trong thành tựu ngoại giao văn hoá thời kỳ Đổi
mới 62
2.3.1. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam 62
2.3.2. Tăng lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam 63
2.3.3. Những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch 67
Tiểu kết 68

4
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI
TRÕ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU
LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 69
3.1. Chiến lược Ngoại giao văn hoá của Việt Nam đến năm 2020 69
3.1.1. Định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về Ngoại giao văn hóa trong
thời kỳ tới 69
3.1.2. Mục tiêu và quan điểm phát triển Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 70
3.2. Những giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với
sự phát triển của du lịch Việt Nam 71

3.2.1. Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc triển khai các
hoạt động Ngoại giao văn hóa và du lịch 71
3.2.2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác Ngoại giao tại các Bộ, ngành . 76
3.2.3. Mỗi người dân Việt Nam cần trở thành đại sứ văn hóa, đại sứ du lịch . 79
3.2.4. Nâng cao hàm lượng văn hóa trong các hoạt động kinh tế, chính trị,
ngoại giao và du lịch 81
3.2.5. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam 82
3.2.6. Đa dạng hóa các loại hình vận dộng danh hiệu quốc tế 85
3.2.7. Tăng cường vai trò của báo chí truyền thông 85
Tiểu kết 88
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91


5
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
ATF Diễn đàn du lịch ASEAN
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM Diễn đàn hợp tác Á - Âu
DLVN Du lịch Việt Nam
EU Liên minh châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
NGVH Ngoại giao văn hóa
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
PATA Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương
XHCH Xã hội chủ nghĩa
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc

UNWTO Tổ chức du lịch thế giới
WIKIPEDIA Từ điển Bách khoa toàn thư trực tuyến
WTO Tổ chức thương mại thế giới


6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1. Số lượng khách du lịch và thu nhập từ du lịch của Việt Nam
Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa trong giai đoạn 1995 –
2012
Bảng 2.3. Thu nhập xã hội từ du lịch (1995 – 2012)


7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà nước ta xác định nội hàm của chính sách Ngoại giao toàn diện bao
gồm Ngoại giao chính trị, Ngoại giao kinh tế, Ngoại giao văn hóa và công tác
về người Việt Nam ở nước ngoài. Với vai trò là một trong những trụ cột của
nền Ngoại giao toàn diện, Ngoại giao văn hóa có vị trí, vai trò hết sức quan
trọng. Những năm vừa qua, công tác Ngoại giao văn hóa có nhiều tiến bộ, tạo
động lực mới cho đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế và ngày càng được
quan tâm, triển khai mạnh mẽ hơn theo tinh thần chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế và mở rộng quan trên các lĩnh vực đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Bằng các hình thức văn hóa như: Nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, truyền
thống, phim, ấn phẩm, văn học…, hoạt động Ngoại giao văn hóa quảng bá hình
ảnh và nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia và phục vụ cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài. Cùng Ngoại giao chính trị, Ngoại giao kinh tế, Ngoại giao

văn hóa là một trong ba trụ cột của Ngoại giao Việt Nam, tạo nên thế “kiềng ba
chân” vững chắc. Vì vậy, Ngoại giao văn hóa tác động sâu sắc đến hoạt động
du lịch, giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho
công cuộc đổi mới, đẩy nhanh phát triển du lịch. Từ năm 2009, năm Ngoại giao
văn hóa Việt Nam, Ngoại giao văn hóa ngày càng được chú trọng với nhiều
mục đích và mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển
ở tầm cao mới. Việc phải hiểu đúng và đủ, phải đẩy mạnh phát triển Ngoại giao
văn hóa để thúc đẩy du lịch phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức thiết và
còn có một khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, đề tài „Vai trò của
Ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam” mang tính thời
sự, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, đặc việt là ý nghĩa thực tiễn.
2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ngoại giao văn hóa phải dựa trên việc khai thác các hình ảnh và ảnh
hưởng của văn hóa dân tộc, như một kênh quan trọng của hoạt động đối ngoại.
Du lịch lại là ngành kinh tế dựa chủ yếu vào việc khai thác tài nguyên văn hóa

8
để tạo nên sản phẩm phục vụ nhu cầu du lịch quốc tế. Hơn nữa, du lịch là một
hoạt động mang tính quốc tế cao, nên có sự gắn bó sâu sắc với các hoạt động
ngoại giao. Vì vậy, Ngoại giao văn hóa có quan hệ mật thiết với sự phát triển
du lịch, nhất là du lịch với du khách quốc tế.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận văn có những nhiệm vụ chính sau đây:
- Thông qua việc phân tích đặc thù và tính độc lập của ngành du lịch, mối
quan hệ, tác động qua lại giữa du lịch và ngoại giao văn hoá trên phương diện
lý luận để từ đó xác định đặc điểm của ngành du lịch trong kỷ nguyên toàn cầu
hóa.
- Khẳng định đóng góp của Ngoại giao văn hoá trong thành tựu chung
của Việt Nam thời kỳ Đổi mới, trong đó có du lịch.
- Trên cơ sở xu hướng phát triển du lịch thế giới, dự báo du lịch Việt

Nam trong thời kỳ hội nhập, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm
phát huy vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với du lịch và tận dụng mối quan
hệ đối ngoại thuận lợi để thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển phù hợp với nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập với khu vực và
Quốc tế của nước ta từ nay đến năm 2020.
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Luận văn lấy việc phân tích mối quan hệ giữa du lịch thông qua những
tác động tương hỗ tới ngoại giao văn hoá của Việt Nam làm đối tượng nghiên
cứu.
- Lấy Việt Nam trong quan hệ với thế giới làm không gian nghiên cứu.
- Luận văn tập trung vào phân tích về vai trò của Ngoại giao văn hoá đối
với sự phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020.
- Những thành tựu, hạn chế về du lịch chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá
tình hình và số liệu về lượng khách du lịch quốc tế.
- Nội dung nghiên cứu vai trò Ngoại giao văn hoá được giới hạn qua các
tác động về kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao và an ninh quốc phòng đối

9
với du lịch. Luận văn cũng trình bày tác động của du lịch đối với Ngoại giao
văn hoá.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Macxít, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau: phân tích, tổng hợp, hệ thống, phương pháp chuyên gia,
phương pháp lịch sử và logic. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê, dự báo cũng
được vận dụng nhằm góp phần bộ trợ cho công tác nghiên cứu và thực hiện
luận văn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của Luận văn được chia làm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Ngoại giao văn hóa và mối quan hệ

giữa Ngoại giao văn hóa và du lịch.
Chương 2: Thực trạng vai trò của Ngoại giao văn hóa đối với sự phát
triển của du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của
Ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020.

10
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NGOẠI GIAO VĂN HÓA VÀ DU LỊCH
1.1. Ngoại giao văn hoá trong thời toàn cầu hoá ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm Ngoại giao văn hoá
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung, được coi là chuẩn mực
cho khái niệm Ngoại giao văn hóa, nhưng không thể phủ nhận được rằng Ngoại
giao văn hóa hiện đã, đang và sẽ ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của
các học giả, các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà lãnh đạo của các
quốc gia trên thế giới.
Ngoại giao văn hóa rất đa dạng, là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động
ngoại giao liên quan đến việc sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương tiện
nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại quốc gia, tạo
hình ảnh tốt đẹp của đất nước, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia trên thế
giới. Đồng thời, sử dụng nội dung ngoại giao, quan hệ ngoại giao để tôn vinh
giá trị văn hóa dân tộc; giao lưu, trao đổi để các quốc gia, các dân tộc ngày
càng hiểu biết và tôn trọng các giá trị văn hóa và bản sắc của nhau.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia: “Ngoại giao văn
hóa là một thuật ngữ để chỉ “một hình thức ngoại giao với một loạt những
phương sách làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả; những
phương sách này bao gồm sự thừa nhận và hiểu biết rõ ràng về động lực văn
hóa của nước ngoài và sự tuân thủ những nguyên lý phổ biến chỉ đạo quá trình
đối thoại cơ bản”
Khái niệm “Ngoại giao văn hóa” theo nhà nghiên cứu Milton Cummings

Jr. (thuộc Trung tâm nghệ thuật và văn hóa Mỹ tại Washington) được hiểu là
“sự trao đổi quan điểm, thông tin, nghệ thuật và những khía cạnh khác của văn
hóa giữa các quốc gia và nhân dân của những quốc gia đó nhằm thúc đẩy sự
hiểu biết lẫn nhau”. Nhưng ngoại giao văn hóa cũng có thể là “đường một
chiều” hơn là “sự trao đổi hai chiều” khi một quốc gia tập trung nỗ lực của

11
mình để phát triển ngôn ngữ quốc gia, giải thích những chính sách, quan điểm
của mình hoặc “kể những câu chuyện của mình” cho toàn thế giới.
Tạp chí “Ngoại giao văn hóa” (Cultural Diplomacy) định nghĩa: “Ngoại
giao văn hóa là một lĩnh vực ngoại giao liên quan đến việc thiết lập, phát triển
và duy trì mối quan hệ với các quốc gia khác thông qua văn hóa, nghệ thuật và
giáo dục. Nó cũng là một quá trình hoạt động đối ngoại chủ động, trong đó các
thiết chế, hệ giá trị và bản sắc văn hóa độc đáo của một dân tộc được quảng bá
ở cấp độ song phương và đa phương”.
Tại Việt Nam, khái niệm ngoại giao văn hóa còn khá mới mẻ. Các nhà
hoạch định chính sách, các học giả … đều đang giới thiệu những định nghĩa
của riêng mình về khái niệm này. Tựu chung lại, các học giả đều thống nhất
chung ở một số quan điểm như:
Đầu tiên, hầu hết các học giả đều công nhận rằng Ngoại giao văn hóa là
một trong những trụ cột của Ngoại giao Việt Nam. Theo nguyên Ủy viên Bộ
chính trị, nguyên Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm
thì “gắn kết cùng Ngoại giao chính trị, Ngoại giao kinh tế, Ngoại giao văn hóa
tạo nên một mặt trận chung, đưa lại kết quả chung của Ngoại giao”. [6; tr. 28].
Một điểm thứ hai mà các học giả Việt Nam đồng tình với nhau đó là
thông qua các công cụ văn hóa để thực hiện một cách hiệu quả hơn chính sách
đối ngoại của đất nước chính là tôn chỉ của Ngoại giao văn hóa.
Điểm thứ ba là với Ngoại giao văn hóa, lợi ích quốc gia phải được đảm
bảo, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam phải được quảng bá ra thế giới,
với bạn bè quốc tế.

Nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Khánh cho rằng: “Ngoại giao văn hóa là
một trụ cột của Ngoại giao chứ không phải là một bộ phận của Văn hóa đối
ngoại. Đó là việc thực hiện chính sách đối ngoại để đạt được mục tiêu chính trị
bằng công cụ văn hóa, biện pháp văn hóa. Trong đó, các giá trị văn hóa sẽ là
chỗ dựa tinh thần bền vững cho các hoạt động ngoại giao, làm áp lực với các
đối tác để thực hiện có kết quả các chính sách chính trị, kinh tế và văn hóa quốc
gia. [26, tr. 43].

12
Một trong những định nghĩa cụ thể và đầy đủ nhất về Ngoại giao văn hóa
được đưa ra bởi ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ đối ngoại và UNESCO.
Trong đó, ông Châu đã nêu ra được chủ thể tiến hành, đối tượng hướng tới,
mục tiêu thực hiện… của Ngoại giao văn hóa: “Ngoại giao văn hóa là một hoạt
động đối ngoại được nhà nước tổ chức, ủng hộ hoặc bảo trợ. Hoạt động này
được triển khai trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm đạt được những
mục tiêu chính trị, đối ngoại được xác định bằng các hình thức văn hóa như:
nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng truyền thống, ẩm thực, phim, ấn phẩm, văn học…
Đối tượng hướng tới của Ngoại giao văn hóa là Chính phủ và nhân dân các
quốc gia khác. Không nhằm lợi nhuận, Ngoại giao văn hóa quảng bá hình ảnh
và nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế và phục vụ cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài. Cùng Ngoại giao chính trị và Ngoại giao kinh
tế, Ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột của Ngoại giao Việt Nam”. [7, tr.
267]
Một trong những đặc điểm quan trọng của ngoại giao văn hóa là phương
thức thực hiện đa dạng, không chỉ bằng con đường chính thức của nhà nước mà
bằng cả con đường “không chính thức”, bao gồm các hình thức giao lưu, trao
đổi phong phú giữa các cá nhân, tổ chức các quốc gia. Chính vì vậy mà ngoại
giao văn hóa được áp dụng dễ dàng, linh hoạt và kết quả đạt được cũng nhanh
chóng mà không kém phần hiệu quả so với các hình thức ngoại giao kinh tế,
chính trị hay quân sự.

Trong bối cảnh hiện nay của quan hệ quốc tế, xu thế “đối thoại hợp tác,
cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia” đang là xu thế chủ đạo, chính vì vậy
ngoại giao văn hóa ngày càng phát huy được hiệu quả của nó như một công cụ
hữu hiệu để tăng cường quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Quá trình toàn cầu
hóa cũng tạo điều kiện cho sự giao lưu và thông tin liên lạc ngày càng thuận
tiện hơn. Đó cũng là một lý do thúc đẩy ngoại giao văn hóa đạt được nhiều
thành tựu và nhận được sự quan tâm thích đáng hơn.

13
1.1.2. Nội hàm của Ngoại giao văn hoá
Mỗi quốc gia nhìn nhận nội hàm của Ngoại giao văn hóa theo cách của
riêng mình. Nhìn chung, hiện tại các nước tham gia Ngoại giao văn hóa thường
được phân chia thành các nhóm sau:
Nhóm các cường quốc (Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản…): sử dụng
Ngoại giao văn hóa như một công cụ để mở rộng ảnh hưởng, tăng cường vị thế
của mình trên thế giới. Ngoài ra, đằng sau mục tiêu đó còn có mục tiêu kinh tế
như phát triển ngành công nghiệp văn hóa, du lịch hay tạo điều kiện hợp tác
kinh tế thuận lợi với các quốc gia, lãnh thổ khác.
Nhóm các nước bậc trung (Hàn Quốc, Mexico…): sử dụng Ngoại giao
văn hóa làm công cụ vừa để tăng cường ảnh hưởng, vừa phục vụ cho mục đích
phát triển, đem lại lợi ích kinh tế cho quốc gia.
Nhóm các nước nhỏ (Singapore, Thái Lan, Malaysia…): sử dụng Ngoại
giao văn hóa chủ yếu để phục vụ cho mục tiêu phát triển do nguồn lực bị hạn
chế. Các quốc gia này có xu hướng gắn việc quảng bá văn hóa với phát triển du
lịch, thu hút đầu tư nước ngoài hay tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Đồng
thời qua đó cũng từng bước khẳng định và củng cố vị thế của mình trên trường
quốc tế.
Tại Việt Nam, nội hàm của Ngoại giao văn hóa vẫn đang là một vấn đề
còn được bàn luận. Tuy nhiên trong đó cũng nổi bật lên những vấn đề sau, nhận
được sự đồng tình của đa số học giả, cũng như các nhà hoạch định đường lối

chính sách. Đó là:
Thứ nhất, mở đường cho các hoạt động đối ngoại của đất nước
Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn và có tác động rất lớn trong cuộc sống.
Không căng thẳng và sống còn như Ngoại giao chính trị, không liên quan đến
quá nhiều lợi ích như Ngoại giao kinh tế, Ngoại giao văn hóa linh hoạt, có thể
gây đột phá trong hiệu quả bởi nó dễ đi vào lòng người, dễ tạo ra sự cảm thông,
hiểu biết lẫn nhau trong quan hệ giữa các bên. Từ đó, có thể cải thiện hoặc nâng
tầm những quan hệ đó lên tầm cao mới. Ông Phạm Sanh Châu từng nhận xét:

14
“Ngoại giao văn hóa không phải là sự hỗ trợ mà đó chính là cánh cửa mở ra
môi trường hoạt động cho Ngoại giao chính trị và Ngoại giao kinh tế”.
Một ví dụ như tháng 4/2006, trong buổi tiếp chủ tịch Hạ viện Mỹ Dennis
Hastert, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã trao tặng một món quà nhỏ là
bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ được in trên giấy dó truyền thống của Việt Nam
cùng lời giải thích: “Khi viết Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập năm 1766 của Mỹ về nguyên tắc “tự
do, bình đẳng, bác ái”, đó là điểm tương đồng quan trọng giữa hai bên”. Món
quà với những nét đặc trưng văn hóa của hai dân tộc đã kéo hai bên xích lại gần
nhau hơn. Ông Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã đưa ra cam kết rằng từ giờ trở đi, hai
đất nước sẽ không bỏ lỡ các cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực nữa.
Với tính chất đa dạng, mềm mỏng, Ngoại giao văn hóa có thể tạo ra
những bước đột phá, tháo gỡ tình hình khó khăn của quan hệ chính trị, kinh tế.
Cũng chính ông Phạm Sanh Châu kể lại, trong một cuộc đối thoại về nhân
quyền với Pháp, nhà ngoại giao Việt Nam đã nói: “Chuyện nhân quyền cũng
như món ăn ưa thích vậy. Người Pháp thích ăn pho mát xanh, người Việt Nam
chúng tôi không thể ăn được. Trong khi đó, người Việt Nam thích ăn mắm tôm,
người Pháp cũng không chịu được mùi vị của nó. Nếu tranh cãi thì bao giờ cho
hết”. Cách nói chuyện thông minh, dựa trên sự khác biệt về phong tục, tập quán
và sự tôn trọng những giá trị văn hóa của mỗi dân tộc đã góp phần làm dịu lại

và giải quyết một cách êm thấm các cuộc tranh luận ngoại giao căng thẳng.
Hay lễ hội văn hóa Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản là một sự khẳng định
cho thành công của ẩm thực Việt Nam ở đất nước này, khi hầu hết những gian
hàng bán đồ ăn Việt Nam như phở, bánh xèo, bánh mỳ Sài gòn… là của người
Nhật, hay thậm chí người nước ngoài định cư tại Nhật. Phó Giám đốc sở Văn
hóa – Thông tin thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thế Thanh nhận xét: “Việc
món ăn Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến ở Nhật chắc chắn sẽ giúp tăng
sản lượng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này”.



15
Thứ hai, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động du lịch
Các hoạt động Ngoại giao văn hóa nhằm hỗ trợ các Bộ, ngành, địa
phương trong việc tuyên truyền, quảng bá văn hóa, du lịch; đồng hành giúp giải
quyết những khó khăn phát sinh. Một ví dụ là sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao đối
với cuộc thi Bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (tháng 3/2009). Kế hoạch cuộc thi
được lên trong khoảng thời gian 3 tháng, việc tổ chức là hầu như không thể
thực hiện được. Nhưng với sự hỗ trợ nhiệt tình từ Bộ Ngoại giao (cụ thể là Vụ
Văn hóa đối ngoại và UNESCO), cuộc thi đã diễn ra tốt đẹp. Cuộc thi trở thành
một sản phẩm du lịch đặc biệt, tạo được ấn tượng rất tốt với bạn bè quốc tế, hấp
dẫn du khách thế giới và góp phần mang lại thương hiệu du lịch mới cho thành
phố biển Đà Nẵng xinh đẹp.
Thứ ba, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trên
trường quốc tế
Ngoại giao văn hóa là công cụ quan trọng để giới thiệu với thế giới hình
ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, giàu tiềm năng phát triển, con người Việt
Nam thân thiện, giàu lòng mến khách. Những hoạt động Ngoại giao văn hóa
góp phần nâng cao hiểu biết của quốc tế về Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ bên
ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cũng chống lại

những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
Ngoại giao văn hóa cũng là nhịp cầu kết nối kiều bào ta ở nước ngoài,
khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc,
đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển đất nước, từ đó xây dựng vững chắc
khối đại đoàn kết dân tộc và cô lập các phần tử cực đoan trong cộng đồng
người Việt ở nước ngoài.
Thứ tư, vận động công nhận các giá trị văn hóa
Một trong những nội dung quan trọng của Ngoại giao văn hóa chính là
vận động, phối hợp với UNESCO quốc tế để công nhận các giá trị văn hóa của
Việt Nam. Những giá trị đó sẽ là một trong những điểm mạnh của Việt Nam
thu hút bạn bè quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch và thu hút
đầu tư nước ngoài. Đồng thời, nó cũng là sự khẳng định cho nền văn hóa đặc

16
sắc của dân tộc, cũng như sự đầu tư của Chính phủ Việt Nam vào việc giữ gìn
những giá trị đó.
Thứ năm, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới
Thông qua các hoạt động Ngoại giao văn hóa được tiến hành trong và
ngoài nước, Việt Nam có cơ hội được tiếp xúc, chọn lọc và thu nhận những tinh
hoa văn hóa, những giá trị tư tưởng, đạp đức, tri thức khoa học… tiên tiến trên
thế giới, làm phong phú hơn, giàu đẹp hơn cho nền văn hóa dân tộc; góp phần
phát triển hơn nữa nền văn hóa Việt Nam theo đúng mục tiêu của Đảng và Nhà
nước đề ra: “một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của Ngoại giao văn hóa
Công tác Ngoại giao văn hóa phải đảm bảo những nguyên tắc hoạt động
như sau:
Thứ nhất, phục vụ lợi ích quốc gia
Cũng như các hoạt động ngoại giao khác, mục tiêu tối cao của Ngoại
giao văn hóa chính là phục vụ cho lợi ích quốc gia, bao gồm lợi ích an ninh,
phát triển vị thế của đất nước. Lợi ích an ninh quốc gia ở đây là việc bảo vệ đất

nước khỏi những âm mưu phá hoại từ bên ngoài thông qua diễn biến hòa bình
như dân chủ nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận; là việc tránh khỏi
những vấn đề phức tạp nảy sinh trong quan hệ của Việt Nam đối với các nước
khác.
Mục tiêu phát triển ở đây chính là thông qua các hoạt động Ngoại giao
văn hóa để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè
quốc tế, qua đó mở đường cho phát triển các hoạt động về kinh tế như thu hút
du lịch, tạo điều kiện cho xuất khẩu, kêu gọi đầu tư nước ngoài.
Các hoạt động Ngoại giao văn hóa nhằm tạo dựng, đảm bảo và phát huy
hình ảnh cùng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, một đất nước Việt Nam
hòa bình, phát triển, ổn định với một nền văn hóa đặc sắc.
Chính vì vậy, bất kỳ hoạt động Ngoại giao văn hóa nào cũng phải được
xem xét và cân nhắc cẩn thận để không đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân
tộc.

17
Thứ hai, tránh các xung đột văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, đa dạng nên những vấn đề liên
quan, phát sinh từ văn hóa cũng muôn màu, muôn vẻ. Nếu tận dụng tốt, những
phát sinh đó chính là lợi thế, giúp đạt được mục tiêu đối ngoại đề ra. Ngược lại,
những phát sinh đó có thể gây hậu quả ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ giữa các
quốc gia. Vì thế, khi thực hiện Ngoại giao văn hóa cần phải hết sức tránh những
xung đột hay những vấn đề nhạy cảm gây ra bởi những khác biệt văn hóa.
Thứ ba, phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, các ngành và các địa phương
Ngoại giao văn hóa không thể thực hiện hiệu quả nếu chỉ do Bộ Ngoại
giao chỉ đạo và triển khai. Bởi văn hóa có mặt trên tất cả các lĩnh vực của cuộc
sống từ kinh tế, chính trị, xã hội… nên đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các Bộ,
ban, ngành liên quan để có thể tiến hành công tác Ngoại giao văn hóa theo đúng
yêu cầu đề ra. Ngoại giao văn hóa cũng yêu cầu phải có sự kết hợp chặt chẽ
giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau để có thể hỗ trợ

lẫn nhau, cùng khai thác hết các thế mạnh văn hóa của từng vùng cùng với các
yếu tố bổ trợ như nhân lực, kinh phí… Từ đó, các hoạt động Ngoại giao văn
hóa sẽ đa dạng hơn về hình thức, phong phú hơn về nội dung và sẽ đạt được
những hiệu quả cao hơn.
Thứ tư, tăng cường xã hội hóa
Việc kêu gọi xã hội hóa các hoạt động văn hóa chính là một biện pháp
quan trọng hàng đầu để duy trì nguồn lực cho các hoạt động Ngoại giao văn
hóa. Ngoài ra, Ngoại giao văn hóa không chỉ dừng lại ở những hoạt động tiến
hành bởi các cơ quan Nhà nước mà chính những hoạt động giữa các cá nhân
trong xã hội cũng đóng vai trò rất lớn trong Ngoại giao văn hóa bởi người dân
vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của Ngoại giao văn hóa.
Chính vì vậy, phải luôn tăng cường xã hội hóa văn hóa dưới sự định
hướng và điều chỉnh của Đảng và Nhà nước là một nguyên tắc quan trọng của
công tác Ngoại giao văn hóa.

18
1.2. Đặc điểm của ngành Du lịch trong giai đoạn hiện nay
1.2.1. Quá trình toàn cầu hoá tác động đến du lịch
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế và sự hội nhập kinh tế quốc tế của các
quốc gia đã và đang làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa các dân tộc trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trong đó có du lịch. Sự thay
đổi trên lĩnh vực kinh tế đặt ra nhiều vấn đề trên các lĩnh vực khác và chịu ảnh
hưởng ngược trở lại. Các quốc gia lớn, nhỏ đều tham gia ngày càng nhiều vào
quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại,
du lịch và nhiều lĩnh vực khác. Có thể thấy sự tác động của hội nhập kinh kế
quốc tế đến văn hóa, du lịch được thể hiện trên một số phương diện như:
Tạo điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn
nhau giữa các dân tộc, giúp họ tiếp thu tinh hoa văn hóa và văn minh nhân loại,
làm giàu và phong phú thêm văn hóa dân tộc mình. Mỗi nền văn hóa gắn với
lịch sử, truyền thống, điều kiện tự nhiên, gắn với tình cảm, yếu tố tâm lý, trình

độ phát triển… của dân tộc. Sự giao thoa về kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến sự giao
thoa về văn hóa, dẫn đến sự hòa hợp giữa tính truyền thống, tính dân tộc với
tính hiện đại, tính quốc tế về văn hóa. Bên cạnh đó, còn có sự giao thoa, tiệm
cận giữa các nền văn minh, văn hóa của mỗi quốc gia.
Việc hội nhập quốc tế đã giúp rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các dân
tộc. Chưa bao giờ sự giao tiếp giữa các nền văn hóa lại phát triển phong phú, đa
dạng như trong giai đoạn toàn cầu hóa về kinh tế và hội nhập kinh tế. Tiến trình
hội nhập cũng là tiến trình đối thoại, giao thoa giữa các nền văn hóa. Một nền
kinh tế mở tất yếu kéo theo nền văn hóa mở, đó là quy luật chung. Chính hội
nhập kinh tế quốc tế tạo khả năng làm phong phú thêm bản sắc và hiện đại nền
văn hóa dân tộc. Trên cơ sở giao lưu, tiếp xúc về văn hóa, khoa học, giáo dục
giữa các quốc gia, các dân tộc vừa có thể bảo tồn và phát huy được bản sắc văn
hóa truyền thống của mình, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của
văn hóa nhân loại, tạo ra được những sản phẩm, hoạt động văn hóa mới, hiện
đại. Chính trong điều kiện hội nhập, các quốc gia, dân tộc có thể sử dụng, phát
huy văn hóa như một động lực phát triển một cách cụ thể, rõ ràng hơn.

19
Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế đương đại, không chỉ tồn tại những xu
thế tích cực. Xung đột, bạo loạn ở nhiều nơi trên thế giới vẫn liên tiếp nổ ra.
Quá trình toàn cầu hóa càng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các
nước. Chênh lệch trình độ phát triển là một trong những điều kiện tốt để các
nước giàu thể hiện chính sách cường quyền, áp đặt đối với các nước nghèo. Đặc
biệt, quá trình công nghiệp hóa diễn ra trên phạm vi rộng đang khiến nhân loại
phải đối mặt với những vấn đề hết sức bức xúc như khoảng cách giữa thành thị
và nông thôn, các vấn nạn xã hội như ma túy, mại dâm, việc xuất hiện các vấn
đề có quy mô toàn cầu như bệnh dịch, đói nghèo, thiên tai, tội phạm xuyên
quốc gia…
Xét về tổng thể, quan hệ quốc tế đương đại đang phản ánh những đặc
điểm, tính chất của thời kỳ quá độ từ một trật tự cũ sang một trật tự mới, vừa

phức tạp vừa đa dạng. Toàn cầu hóa về kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế đã,
đang và sẽ tạo ra cơ hội và thách thức không nhỏ đối với văn hóa các nước,
thông qua nhiều con đường, với cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Điều đó đặt ra một
thực tế: các quốc gia không thể đóng cửa về văn hóa, nhưng tiếp nhận văn hóa
nước ngoài thế nào, giới thiệu văn hóa dân tộc mình với thế giới ra sao, xây
dựng cho quốc gia, dân tộc mình một nền văn hóa như thế nào để vừa vươn tới
những đỉnh cao của văn minh và tiến bộ, hướng tới một đời sống văn hóa cao,
dân trí phát triển, lối sống lành mạnh nhưng lại vừa giữ được nét đậm đà bản
sắc dân tộc… đó chính là nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi quốc gia, dân tộc trong
xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
Thực tế cho thấy, toàn cầu hóa khu vực đang làm thay đổi cơ bản đời
sống quốc tế và đương nhiên cũng có những tác động không nhỏ tới sự phát
triển của ngành du lịch trên cả hai phương diện thuận lợi (cơ hội) và khó khăn
(thách thức).
* Về cơ hội:
Nền kinh tế thế giới phát triển đã thúc đẩy xã hội hóa lực lượng sản xuất,
đưa ra tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong đó có du lịch lên cao. Theo Thông tấn
xã Việt Nam, vào nửa đầu thế kỷ XX, GDP của thế giới tăng 2,7 lần, đến nửa

20
cuối thế kỷ XX tăng 5,2 lần và sẽ còn tăng nhanh hơn trong thế kỷ XXI. Theo
Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) thì năm 2000 số lượng khách du lịch toàn
cầu là 689 lượt người, thu nhập từ du lịch đạt 467 tỷ USD, đến năm 2010 lượng
khách là 1.005 triệu lượt người, thu nhập là 900 tỷ USD. [12, tr. 8]. Toàn cầu
hóa và hội nhập còn làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế thế giới trong đó
có cơ cấu ngành du lịch.
Nền kinh tế trong đó có du lịch của các nước tăng thêm sự phụ thuộc và
tác động lẫn nhau. Toàn cầu hóa kinh tế làm cho kinh tế thế giới mới đã hình
thành, tính xã hội hóa của sản xuất trong du lịch giữa các nước đạt tới một sự
kết hợp mới, một sự kết hợp đến mức: “trong anh có tôi, trong tôi có anh”; sự

biến động kinh tế và du lịch của một số nước có thể ảnh hưởng tới toàn khu
vực, thậm chí cả thế giới và ngược lại. Việc giao lưu, trao đổi các hoạt động
kinh tế nói chung và du lịch nói riêng để tìm kiếm lợi ích giữa các nước, các
nền kinh tế ngày càng tăng lên tạo cơ sở cho xu hướng đối thoại, hợp tác, biết
mình, biết ta diễn ra mạnh mẽ. Toàn cầu hóa kinh tế cũng làm giảm thiểu các
chướng ngại trong việc lưu chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, nguồn nhân lực du
lịch giữa các nền kinh tế, các nước, làm tăng vai trò của kinh tế đối ngoại, mậu
dịch, du lịch và đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế du lịch của mỗi
nước, làm cho việc phân bổ các nguồn lực trên thế giới hợp lý và hiệu quả hơn.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế góp phần làm lành mạnh hóa
các quan hệ quốc tế, tạo thuận lợi cho du lịch thế giới phát triển. Để phù hợp
đòi hỏi mỗi nước phải có sự điều chỉnh chính sách của mình để hình thành nên
những mối quan tâm chung trong quan hệ quốc tế. Chính việc hợp tác, phân
công lao động sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ và du lịch được đẩy
mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu đã làm nảy sinh các lợi ích chung giữa các
quốc gia, làm tăng sự ràng buộc của các loại điều ước và cam kết quốc tế, khiến
các chính phủ, các quốc gia phải tính tới việc điều chỉnh chính sách phát triển
cho phù hợp với xu thế chung, đồng thời cũng tạo ra những cơ sở, luận cứ để
lựa chọn chính sách phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế cũng giúp cho các nước xử
lý các vấn đề tranh chấp quốc tế theo phương thức thỏa hiệp, bình đẳng cùng có

21
lợi, thỏa thuận hiệp thương, tìm kiếm giải pháp thỏa đáng giữa các nước với
nhau.
Toàn cầu hóa kinh tế làm thay đổi tư duy (cách nghĩ) và hành động (cách
làm) của mỗi nước, mỗi hãng sản xuất, kinh doanh du lịch phải hiểu biết thị
trường thế giới và đặc điểm khách du lịch ở các châu lục khác nhau. Bằng cách
đó mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới và
những đối tác du lịch mới của mỗi nước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo nên nhân tố quan trọng của toàn cầu

hóa và được khuyến khích thông qua việc gỡ bỏ các hệ thống pháp lý đang hiện
hành đối với các nhà đầu tư nước ngoài (thuế xuất thấp hơn cho các công ty đầu
tư nước ngoài, nhà đầu tư được tự do chuyển vốn về nước), thông qua việc
giảm giá thành vận chuyển cho phép nhập khẩu các nguyên liệu thô để sản xuất
với giá rẻ hơn, thông qua chính sách tư nhân hóa ở một số quốc gia và thông
qua sự phát triển của công nghệ thông tin liên lạc. Trong ngành du lịch, xu
hướng toàn cầu hóa giúp cho các điểm đến thu hút được nguồn vốn đầu tư để
cải thiện các dịch vụ trong du lịch ở mọi lĩnh vực: vận chuyển, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, cơ sở lưu trú, các trung tâm thương mại và dịch vụ khác, đồng thời cũng
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm cho cư dân địa
phương. Xu thế toàn cầu hóa cũng giúp cho các nhà đầu tư của nước ngoài tận
dụng được tiềm năng của mỗi quốc gia về cảnh quan, môi trường (biển, núi, khí
hậu…) thông qua các dự án du lịch.
Ngoài ra phải kể đến tác động của toàn cầu hóa cùng với sự phát triển
của khoa học công nghệ đã tạo nên các trào lưu du lịch mới, ví dụ như: “Du
lịch tự do của thế hệ trẻ”. Rất nhiều quốc gia chú trọng phát triển thị trường du
lịch này do số lượng khách tăng trưởng nhanh (có những nước chiếm hơn 40%
lượng khách du lịch) và quan nhiệm: “Du khách trẻ hôm nay, du mục khắp thế
giới ngày mai”. Những du khách trẻ này lên kế hoạch cho chuyến đi của mình
thông qua các thông tin và sự liên kết nhờ internet (71%). Các điểm đến của họ
ở hầu hết các châu lục: châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Australia và Nam

22
Mỹ… với độ dài chuyến đi cũng đáng kể với mức trung bình trên 60 ngày (theo
thống kê của Tổ chức du lịch châu Á Thái Bình Dương – PATA năm 2003).
Có thể nói, toàn cầu hóa kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng trong sự
phát triển kinh tế toàn cầu nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Với du
lịch, toàn cầu hóa góp phần mở rộng thị trường khách và các trào lưu du lịch
mới, tạo sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng khách cũng như doanh thu du
lịch. Xu thế toàn cầu hóa thúc đẩy sự giao lưu, liên kết giữa các điểm đến và

tạo sự tương hỗ để cùng phát triển. Xu thế này cũng tạo ra các thị trường khách
mới và các điểm đến mới. Không chỉ dừng lại ở đó, toàn cầu hóa giúp cho
ngành du lịch thu hút được những nguồn vốn đầu tư nước ngoài để nâng cao
chất lượng dịch vụ của điểm đến, khai thác tiềm năng du lịch của mỗi quốc gia.
* Về thách thức:
Đến nay, số lượng các quốc gia tham gia vào thị trường du lịch thế giới
ngày càng nhiều và ngày càng sâu rộng. Song do thị trường nói chung và thị
trường du lịch nói riêng vừa có ưu điểm nổi trội là hiệu quả cao, thúc đẩy sản
xuất phát triển lại vừa có khuyết tật là tự phát, phân hóa hai cực. Các nước phát
triển trải qua nhiều thế kỷ kinh tế thị trường, phát triển kinh kế du lịch, nắm vai
trò chủ yếu trong việc tổ chức sản xuất, phân luồng và giao lưu hàng hóa, dịch
vụ du lịch nên toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập không thể không gắn với mặt
tiêu cực của nó, đòi hỏi các nước đang phát triển phải vượt qua những thách
thức sau đây:
Những thách thức về kinh tế:
Sự mở rộng nhanh chóng của thị trường tiền tệ quốc tế và các công cụ tín
dụng, tự do hóa đầu tư đã tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nhưng cũng
dẫn tới nhiều nguy cơ tai hại đối với nền tài chính nói chung, trong đó có tài
chính của ngành du lịch. Trong điều kiện nền tài chính ngày càng toàn cầu hóa,
thì khủng hoảng của một số nước, một khu vực đều có khả năng tạo ra cú sốc
lan truyền xuyên biên giới, dẫn tới sự chao đảo, thậm chí khủng hoảng đến các
nước khác, khu vực khác mà lĩnh vực du lịch không phải là ngoại lệ.

23
Tạo ra sự phân phối lại vốn và lợi nhuận theo hướng: “nước chảy chỗ
trũng” làm cho khoảng cách giàu nghèo trên thế giới và trong từng quốc gia
ngày càng dãn ra ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trong nước. Sự phân phối
này cho thấy mức tăng trưởng kinh tế không đi đôi với cải thiện đời sống nhân
dân, không đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội và con người. Đó cũng
là nguồn gốc của sự gia tăng xung đột xã hội và bất đồng của dân chúng ảnh

hưởng đến an ninh và an toàn cho khách du lịch.
Toàn cầu hóa còn là điều kiện thuận lợi để các nước phương Tây thông
qua kinh tế, tâm lý, thực hiện “diễn biến hòa bình” đối với các nước xã hội chủ
nghĩa và các nước độc lập cần phải tính đến khi phát triển du lịch của mỗi quốc
gia.
Ngoài những thách thức về kinh tế, cùng với các tác động của xu thế toàn
cầu hóa trong quá trình phát triển, ngành du lịch cũng phải đối mặt với việc giải
quyết những tác động xã hội tiêu cực của du lịch.
Những thách thức về xã hội:
Hình ảnh về điểm đến: một điểm đến du lịch có thể là một quốc gia hay
một địa điểm trong một quốc gia, cũng có khi một chương trình du lịch bao
gồm nhiều quốc gia trong một khu vực. Việc xây dựng hình ảnh đẹp luôn là
mối quan tâm của mọi điểm đến. Trong trường hợp du khách muốn lựa chọn
một địa điểm du lịch còn mới mẻ đối với họ, quyết định của họ hiển nhiên sẽ
chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như tờ rơi, phim ảnh, các chương trình quảng
cáo du lịch trên các phương tiện thông tin. Chiến lược xúc tiến du lịch là một
trong những trọng tâm của phát triển du lịch với nhiệm vụ xây dựng nên một
hình ảnh hấp dẫn nhất về điểm đến. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến thường
vấp phải những hạn chế về mặt ngân sách, kéo theo việc đại bộ phận các cơ
quan quản lý Nhà nước về du lịch phải tìm đến sự trợ giúp từ các đối tác nước
ngoài mà chủ yếu là các công ty thương mại du lịch tại điểm xuất phát. Khả
năng chia sẻ chi phí và mở rộng thị trường là những cơ hội có được nhưng nếu
không có chính sách quản lý hiệu quả, đất nước sẽ đứng trước nguy cơ bị gắn
với hình ảnh không đáng có – kết quả của quảng bá du lịch. Khả năng xảy ra

24
mâu thuẫn vì mục đích quảng bá là hoàn toàn có thể xảy ra khi hình ảnh mà
ngành du lịch nước nhà muốn xây dựng không thống nhất với những gì mà các
nhà điều hành du lịch ở nước ngoài cho rằng có nhu cầu cao hơn. Đây có lẽ là
trường hợp mà sự phát triển du lịch tác động xấu đến cộng đồng địa phương.

Kiểu quảng bá này nếu không được kiểm soát sẽ chỉ thu hút những đối tượng
du khách ngoài ý muốn, điển hình là loại hình du lịch tình dục…
Phần lớn du khách quốc tế đều xuất phát từ các nước giàu hơn đến những
đất nước nghèo hơn. Xét trên khía cạnh tích cực, xu hướng này góp phần tái
phân phối thu nhập trên bình diện quốc tế và điều tiết lợi nhuận kinh tế tại nước
chủ nhà. Về mặt xã hội, xu hướng này giúp nước chủ nhà tiếp cận với những
nền văn hóa và lối sống mới. Tuy nhiên, khi so sánh giá cả tương đối thấp của
các dịch vụ tại địa phương với thu nhập của du khách nước ngoài, người dân
bản xứ thường nhận ra sự chênh lệch và cảm thấy bị bóc lột. Điều này khiến tư
tưởng chống đối du lịch và du khách trở nên trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến
chiến lược phát triển lâu dài của ngành du lịch.
Sự suy giảm các giá trị văn hóa: Sự phát triển du lịch sẽ ảnh hưởng đến
nền văn hóa địa phương, và mức độ ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào một số
yếu tố. Yếu tố quan trọng nhất là tính co giãn của nền văn hóa bản địa và khả
năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà không phải hy sinh những giá trị
truyền thống. Như hầu hết các biến đổi khác về văn hóa, quá trình suy giảm các
giá trị văn hóa không diễn ra trong một sớm một chiều mà phải trải qua một quá
trình lâu dài. Biến đổi không chỉ diễn ra bởi các tác nhân biểu hiện xã hội (bắt
chước trang phục, phong cách, hành động của khách…) mà còn chịu ảnh hưởng
của các nhân tố kinh tế (ví dụ: phụ nữ tham gia các hoạt động du lịch thường
được xem như biểu hiện giải phóng tích cực nhưng có thể coi là nguồn gốc dẫn
đến sự phá vỡ cấu trúc và các giá trị gia đình truyền thống; Việc phân ca trong
ngành du lịch có thể tác động xấu đến thời gian sinh hoạt gia đình và thực hành
nghi lễ tôn giáo…). Những biểu hiện rõ ràng hơn của sự suy giảm các giá trị
văn hóa là tình trạng các di tích và công trình lịch sử không được bảo tồn hoặc
các quần thể kiến trúc truyền thống đang dần biến mất. Việc nâng cao nhận

25
thức về văn hóa trong du lịch là cần thiết nhằm tránh những biến đổi tiêu cực có
ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa.

Sức ép do du lịch phát triển quá nhanh: Tốc độ phát triển mạnh của du
lịch toàn cầu mang lại cho các quốc gia một nguồn lợi kinh tế lớn nhưng cũng
đồng thời đặt thêm gánh nặng lên các nguồn tài nguyên hiện có. Du lịch tiêu
thụ một phần lớn tài nguyên thiên nhiên (nước sạch, đất xây dựng…). Khi có
quá nhiều du khách tại một địa phương, việc mua sắm và đi lại trở nên khó
khăn hơn, giá cả tăng nhằm tranh thủ sự có mặt của khách du lịch… Tất cả
những điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương và
tạo cảm giác xa lánh của họ đối với khách du lịch. Nếu không có kế hoạch chu
đáo, những thành công trước mắt trong phát triển du lịch sẽ là mầm mống của
những rắc rối sau này.
Việc xóa bỏ những ảnh hưởng ngoài ý muốn là thách thức của tất cả các
lực lượng tham gia vào hoạt động du lịch. Nếu không có chiến lược hành động
cụ thể, thế giới phải đối mặt với thực tế tại các điểm đến du lịch có thể sẽ quay
lưng lại với hoạt động du lịch, trong không khí đó, khách du lịch cảm thấy
mình không được chào đón. Điều này sẽ dẫn đến sự giảm sút về lượng khách
du lịch và theo đó, giảm sút về các lợi ích kinh tế.
1.2.2. Xu hướng phát triển của ngành Du lịch
Nếu tiếp cận theo quy luật cung cầu về du lịch, có thể chia xu hướng
phát triển du lịch thế giới theo hai nhóm chính gắn với cầu và cung du lịch và
tương ứng với mỗi nhóm là các nhân tố ảnh hưởng của nó.
* Nhóm xu hướng phát triển về cầu du lịch
Theo sự thay đổi của quan điểm giá trị, sự tăng trưởng dân số toàn cầu,
sự phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao dẫn đến nhu
cầu du lịch của con người ngày càng đa dạng:
- Những nhu cầu du lịch truyền thống như du lịch tập thể (theo đoàn), du
lịch văn hoá, du lịch nghỉ ngơi thì nội dung và phạm vi không ngừng được phát
triển và mở rộng.

×