Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Vai trò của NSNN đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.28 KB, 21 trang )

Phần I : Mở đầu
Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng một vai trò vô cùng quan trọng
không chỉ đối với sự phát triển kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc
gia nào trên thế giới. các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có một chính
sách thu ổn định, đồng thời chi tiêu ngân sách hợp lý. Điều này thể hiện tầm
quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
Đối với Việt Nam, hiện nay nguồn thu NSNN còn rất nhiều hạn chế
và tình trạng thường xuyên của NSNN là thâm hụt, chi luôn vượt quá thu
khá nhiều.
Vậy vai trò của NSNN đối với sự phát triển kinh tế của đất nước như
thế nào ? Điều này đã khiến em chọn nghiên cứu đề tài “Vai trò của NSNN
đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam “.
1
Phần II : Nội Dung
1.Khái niệm về NSNN

Trong hệ thống tài chính thống nhất, NSNN là khâu tài chính tập trung giữ
vị trí chủ đạo. NSNN cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra
đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý nhà
nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Song quan niệm về
NSNN thì lại chưa được thống nhất.
Theo quan niệm của những nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, NSNN
là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi cuả chính phủ, được
thiết lập hàng năm.
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa. Các nhà
kinh tế Nga cho rằng: NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền
trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước.
Luật NSNN đã được nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ
9 thông qua tháng 3 năm 1996 ghi: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của
nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm


vụ của Nhà nư ớc.
2.Thu nhập của NSNN
Xét về mặt nội dung kinh tế, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân
phối nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng nguồn lực chính trị để tập
trung một bộ phận tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước.
2
Trong bất cứ xã hội nào, cơ cấu các khoản thu ngân sách đều gắn liền
với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của Nhà nước. Một đặc
trưng khác thu NSNN luôn gắn chặt với quá trình kinh tế và các phạm trù
chính trị.
Thu NSNN gồm:
1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
2. Phần nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật từ các
khoản phí, lệ phí.
3. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của
pháp luật.
4. Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự
nghiệp.
5. Tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích.
6. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
7. Huy động từ các tổ chức, cá nhân, theo quy định của pháp luật.
8. Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước.
9. Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN.
10. Phần nộp NSNN theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặc cho
thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
11. Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức Nhà nước

thuộc địa phương.
12. Thu từ quỹ dự trữ tài chính.
13. Thu kết dư ngân sách năm trước.
14. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
3
3.Chi tiêu của NSNN
Chi của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những
nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
Thực chất chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính
cho các nhiệm vụ của Nhà nước. Song việc cung cấp này cũng có những đặc
thù riêng.
Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế chính
trị xã hội mà chính phủ của mỗi quốc gia phải đảm nhiệm. Mức độ, phạm vi
chi tiêu của NSNN phụ thuộc vào tính chất, nhiệm vụ của chính phủ trong
mỗi thời kỳ.
Thứ hai, tính hiệu quả của việc chi tiêu NSNN được thể hiện ở tầm vĩ
mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt
xã hội và chính trị, ngoại giao. Chính vì vậy, trong công tác quản lý tài
chính, một yêu cầu đặt ra là, khi xem xét, đánh giá về các khoản chi NSNN,
cần phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng,
đồng thời phải có quan điểm toàn diện và đánh giá tác động , ảnh hưởng của
các khoản chi đó ở tầm vĩ mô.
Thứ ba, xét về mặt tính chất, phần lớn các khoản chi NSNN đều là các
khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp. Chính vì vậy
các nhà Quản lý Tài chính cần phải có sự phân tích, tính toán cẩn thận trên
nhiều khía cạnh trước khi đưa ra các quyết định chi tiêu để tránh được nhưng
lãng phí không cần thiết và nâng cao hiệu quả NSNN.
Trong các nền kinh tế thị trường và nước ta hiện nay, cách phân loại
nội dung chi tiêu NSNN theo tính chất kinh tế của các khoản chi được sử
dụng phổ biến. Đây cũng là cách phân loại quan trọng nhất, nó trình bày nội

dung chi tiêu của chính phủ để qua đó người ta nhận rõ và phân tích – đánh
4
giá những chính sách , chương trình của chính phủ thông qua các kinh phí để
thực hiện các chương trình, chính sách đó.
Theo tính chất kinh tế, chi NSNN được chia ra các nội dung sau đây:
1. Chi thường xuyên
2. Chi cho đầu tư phát triển
3. Trả nợ gốc tiền do Chính phủ vay.
4. Bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
5. Bổ sung cho ngân sách cấp tỉnh.
4. Hệ thống phân cấp NSNN
4.1. Hệ thống tổ chức
Nhìn chung ở các nước trên thế giới, hệ thống ngân sách Nhà nước đều
được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính theo luật cơ bản quy định. Có
hai loại mô hình tổ chức hành chính là mô hình Nhà nước liên bang và mô
hình Nhà nước thống nhất.
+ Mô hình liên bang (Mỹ, Đức...):
Theo mô hình này, hệ thống NSNN được tổ chức thành 3 cấp: Ngân
sách liên bang, ngân sách bang và ngân sách địa phương.
+ Mô hình Nhà nước thống nhất:
Theo mô hình này ngân sách Nhà nước gồm ngân sách Trung ương và
ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Ở Việt Nam, theo Hiến pháp
1992, quy định có 4 cấp hành chính là Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Việc
phân cấp này, trước hết đã tạo ra hiệu lực quản lý hơn, hiệu lực và đáp ứng
tốt hơn nhu cầu của địa phương, thứ hai là tạo ra tinh thần cạnh tranh trong
việc cung cấp dịch vụ cho người dân.
Ngân sách Nhà nước ta là một thể thống nhất bao gồm toàn bộ các
khoản thu và chi của Nhà nước trong một năm để đảm bảo thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Sự thống nhất này có khác với các nước
5

ở chỗ: Dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hàng năm trình Quốc hội
là bao gồm các khoản thu chi của Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa
phương.
4.2.Ý nghĩa của phân cấp:
Phân cấp ngân sách, thực chất là giải quyết tất cả mối quan hệ giữa chính
quyền Nhà nước Trung ương với các cấp chính quyền địa phương và liên
quan tới hoạt động của NSNN. Phân cấp NSNN giải quyết mối quan hệ này
cần làm rõ: Mỗi cấp cơ quan Nhà nước có quyền ban hành những loại chế
độ, chính sách, định mức nào liên quan đến hoạt động NSNN, thứ hai là giải
quyết các quan hệ trong việc phân chia nhiệm vụ chi và nguồn thu cũng như
trong cân đối ngân sách của các cấp cơ quan Nhà nước. Đây chính là nội
dung quan trọng nhất của hệ thống phân cấp NSNN.
5. Vai trò của NSNN
a) Đối với Nhà nước
NSNN là nguồn tài chính để duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước,
giúp cho nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong cơ
chế thị trường, NSNN được nhà nước sử dụng làm công cụ quan trọng để
điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội. Đây là vai trò tất yếu và quan trọng
của NSNN ở mọi thời đại và mọi mô hình kinh tế.
b) Đối với sự ổn định của nền kinh tế
Quan trọng là kiềm chế lạm phát, ổn định công ăn việc làm và đảm bảo
công bằng xã hội. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá cả chủ yếu
phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Vì vậy để ổn định giá cả, chính phủ có thể
tác động vào cung hoặc cầu hàng hoá trên thị trường thông qua chính sách
thuế và chính sách chi tiêu của NSNN. Chính phủ sử dụng NSNN nhằm
khống chế lạm phát một cách có hiệu quả thông qua việc thực hiện chính
sách thắt chặt Ngân sách, tức là cắt giảm các khoản chi, chống tình trạng bao
cấp, lãng phí trong chi tiêu, giảm thuế đầu tư.....Bên cạnh đó chính phủ có
thể phát hành công cụ nợ, vay nhân dân để bù đắp thiếu hụt NSNN, góp
phần to lớn vào việc làm giảm tốc độ lạm phát trong nền kinh tế mở.

c) Điều chỉnh cơ cấu kinh tế
6
Nhờ NSNN nhà nước có thể điều chỉnh được cơ cấu kinh tế bằng cách
dùng vốn của mình để tăng cường đầu tư, chi tiêu vào các ngành, lĩnh
vực cần thúc đẩy phát triển. Ví dụ hiện nay chúng ta đang dần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đó là tăng tỷ trọng của công
nghiệp và dịch vụ trong đóng góp vào GDP và giảm tỷ trọng của nông
nghiệp.
d) Tăng trưởng kinh tế
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cùng với việc nhà nước can
thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vai trò của NSNN trong
việc điều hành các hoạt động hết sức thụ động. NSNN chỉ là một cái túi
đựng sổ thu, rồi thực hiện bao cấp tràn lan như: cấp vốn cố định, cấp bù lỗ,
bù giá.....Chuyển sang cơ chế thị trường , Nhà nước định hướng đổi mới cơ
cấu kinh tế, kích thích phát triển sản xuất và chống độc quyền, thực hiện
thông qua chính sách thuế và chính sách chi tiêu của Ngân sách chính phủ,
vừa kích thích vừa gây sức ép, nhằm kích thích tăng trưỏng kinh tế.
e) Tạo sự phát triển về mặt xã hội
Tập trung vào các lĩnh vực như văn hoá giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội.
Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, Nhà nước đã trợ giúp trực tiếp cho
những người có thu nhập thấp hoặc có hoàn cảnh đặc biệt như chi trợ cấp xã
hội, trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, chi thực hiện chính sách dân số,
chính sách việc làm, chống mù chữ, chống thiên tai dịch bệnh... Bên cạnh
các khoản chi này, thuế cũng được sử dụng để thực hiện vai trò tái phân phối
thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Trong điều kiện kinh tế nước ta với
nguồn thu còn hạn hẹp mà nhu cầu chi tiêu lại quá lớn. Vì vậy việc chi tiêu
NSNN đòi hỏi phải tiết kiệm, sử dụng có hiệu qủa, chi đúng đối tượng cho
các vấn đề xã hội là việc đáng quan tâm.
6. Hoạt động của NSNN ở Việt Nam
6.1 Thực trạng hoạt động NSNN và tác động tới nền kinh tế Việt Nam

Trên nền tảng nhận thức trong giai đoạn cuối những năm 70, đầu
những năm 80 của thế kỷ XX “ nền kinh tế - xã hội nước ta đã lâm vảo
khủng hoảng trầm trọng” và “chúng ta chưa có chính sách cơ bản về tài
7
chính đúng đắn về giá cả, tiền tệ - tín dụng, tiền lương… chưa tập trung
những nguồn thu quan trọng vào ngân sách và phân phối đúng các nguồn
vốn vật tư, hàng hoá có trong tay. Các khoản chi của ngân sách mang nặng
tính bao cấp và trong một thời gian dài vượt quá nguồn thu.Việc sử dụng các
nguồn vốn vay và viện trợ kém hiệu quả. Chúng ta đã tiêu dùng cả một phần
quan trọng nguồn vốn từ bên ngoài và quỹ khấu hao cơ bản. Tất cả những
cái đó gây ra thâm hụt ngân sách, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát
trầm trọng. Việc giải quyết vấn đề giá, lương, tiền đã phạm sai lầm.
Giai đoạn 1976-1985 tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,7%/năm, ngân
sách ở tình trạng thâm hụt nặng nề và phụ thuộc vào bên ngoài. Tỷ trọng thu
nội địa trong tổng thu NSNN chỉ chiếm 60-80%, còn lại là vay nợ và viện
trợ. Chi ngân sách mang tính bao cấp, kế hoạch hoá tập trung, phân phối
theo kiểu cào bằng nên làm mất động lực phát triển sản xuất kinh doanh, gây
lãng phí và hiệu quả thấp. Đặc trưng của thời kì này là NSNN đóng vai trò
nhà phân phối theo kế hoạch, đồng thời là quỹ chung cho khu vực kinh tế
Nhà nước: mọi khoản thu đều nộp vào ngân sách kể cả phần lớn lợi nhuận
nếu có của doanh nghiệp, nếu thua lỗ sẽ được bù đắp từ ngân sách bằng các
biện pháp trực tiếp và gián tiếp Chi ngân sách tập trung cho khu vực DNNN
và xây dựng các cơ sở công nghiệp nặng. Kết quả là phải phát hành tiền để
bù đắp thâm hụt ngân sách, đẩy lạm phát lên cao đi đôi với hiệu quả sản xuất
thấp làm cho nền kinh tế bắt đầu lún sâu vào khủng hoảng. Bên cạnh đó,
suốt những năm 80, hệ thống ngân hàng vừa hoạt động như một ngân sách
thứ hai (cung ứng tín dụng cho DNNN theo kế hoạch, chỉ tiêu), giữ vai trò
thụ động và thiếu hoàn toàn khả năng kiểm soát, điều chỉnh tiền tệ, vĩ mô,
vừa như một cỗ máy in tiền để bù đắp thâm hụt NSNN. Bình quân giai đoạn
1986-1990, 63% bội chi ngân sách được bù đắp bằng cách phát hành tiền.

Bảng 1: Thời kì đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng (1986-1991)
8

×