Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================



VÕ THỊ TUYẾT HẠNH



PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN
ĐẾN NĂM 2020





LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH






HàNội– 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==================




VÕ THỊ TUYẾT HẠNH



PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN
ĐẾN NĂM 2020


Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ MẠNH HÀ






HàNội - 2012


1

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC CÁC BẢNG 7
MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đề tài 8
2. Lịch sử nghiên cứu 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 11
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
7. Kết cấu của luận văn 11
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỦA ĐỊA PHƢƠNG 12
1.1. Nguyên tắc phát triển du lịch 12
1.2. Điều kiện để phát triển du lịch 13
1.2.1. Điều kiện về cung du lịch 13
1.2.1.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch 13
1.2.1.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 18
1.2.1.3. Nguồn nhân lực 19
1.2.1.4. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của địa
phương 19
1.2.1.5. Một số tình hình và sự kiện đặc biệt 20
1.2.1.6. Các điều kiện hỗ trợ khác 20
1.2.2. Điều kiện của cầu du lịch 21
1.3. Các nội dung phát triển du lịch và tiêu chí đánh giá 25
1.3.1. Các nội dung phát triển du lịch 25

2

1.3.1.1. Quy hoạch phát triển du lịch 25
1.3.1.2. Đầu tư phát triển du lịch 26
1.3.1.3. Định hình sản phẩm du lịch 27

1.3.1.4. Xác định thị trường khách mục tiêu 28
1.3.1.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch 28
1.3.1.6. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch 30
1.3.1.7. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 31
1.3.1.8. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 31
1.3.1.9. Liên kết phát triển du lịch 32
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch 32
1.4. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch của các địa phƣơng 33
1.4.1. Liên kết hợp tác phát triển du lịch 34
1.4.2. Tạo thương hiệu điểm đến du lịch 36
Tiểu kết chƣơng 1 39
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN 40
2.1. Điều kiện phát triển du lịch tỉnh Phú Yên 40
2.1.1. Điều kiện về cung du lịch 40
2.1.1.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch 40
2.1.1.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 45
2.1.1.3. Nguồn nhân lực du lịch 50
2.1.1.4. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Phú Yên
51
2.1.1.5. Các sự kiện đặc biệt 51
2.1.1.6. Các điều kiện hỗ trợ khác 52
2.1.2. Điều kiện của cầu du lịch 55
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên 55
2.2.1. Đánh giá thực trạng thông qua các nội dung phát triển du lịch 55
2.2.1.1. Quy hoạch phát triển du lịch 55
2.2.1.2. Đầu tư phát triển du lịch 56

3

2.2.1.3. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch 56

2.2.1.4. Xác định thị trường khách mục tiêu 57
2.2.1.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch 57
2.2.1.6. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực 58
2.2.1.7. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 59
2.2.1.8. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 60
2.2.1.9. Liên kết hợp tác phát triển du lịch 60
2.2.1.10. Hoạt động lữ hành 61
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch 62
2.2.2.1. Bộ tiêu chí đánh giá tác động du lịch lên phân hệ kinh tế 62
2.2.2.2. Bộ tiêu chí đánh giá tác động du lịch lên phân hệ xã hội – nhân
văn 67
2.2.2.3. Bộ tiêu chí đánh giá tác động du lịch lên phân hệ sinh thái tự
nhiên 68
2.3. Nhận xét chung 70
2.3.1 Những kết quả đạt được 70
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 71
Tiểu kết chƣơng 2 75
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU
LỊCH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020 76
3.1. Xu hƣớng và triển vọng phát triển du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung
Bộ đến năm 2020 76
3.1.1. Dự báo về ngành du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đến năm
2020 76
3.1.2. Phương hướng phát triển du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ
đến năm 2020 80
3.1.2.1. Quan điểm cơ bản về phát triển du lịch 80
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch 81
3.2. Phƣơng hƣớng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 82

4


3.2.1. Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Phú Yên 82
3.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch Phú Yên 83
3.2.2.1. Mục tiêu chung 83
3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể 83
3.2.2.3. Các chỉ tiêu cụ thể 84
3.2.3. Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu 84
3.2.3.1. Các cơ sở tính toán dự báo 84
3.2.3.2. Các chỉ tiêu dự báo 85
3.2.4. Phương hướng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên 88
3.2.4.1. Thị trường khách du lịch 88
3.2.4.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch 89
3.2.4.3. Tổ chức không gian du lịch 90
3.2.4.4. Đầu tư phát triển du lich 90
3.3. Phân tích swot cho du lịch tỉnh Phú Yên 90
3.3.1. Những điểm mạnh (S) 90
3.3.2. Những điểm yếu (W) 91
3.3.3. Các cơ hội để phát triển ngành du lịchPhú Yên (O) 92
3.3.4. Các thách thức cho ngành du lịchPhú Yên (T) 93
3.4. Các giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 100
3.4.1. Nhóm giải pháp chung cho ngành du lịch tỉnh Phú Yên 100
3.4.1.1. Giải pháp về tổ chức quản lý 100
3.4.1.2. Giải pháp đầu tư và thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch 100
3.4.1.3. Giải pháp xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng, mang đặc
sắc riêng dựa trên thế mạnh về tiềm năng du lịch của Phú Yên 103
3.4.1.4. Giải pháp tuyên truyền, quảng bá du lịch 107
3.4.1.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 108
3.4.1.6. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác
quốc tế 110
3.4.1.7. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 110


5

3.4.1.8. Mở rộng hợp tác, liên kết phát triển du lịch 114
3.4.1.9. Tăng cường phối hợp liên ngành trong phát triển du lịch 116
3.4.1.10. Giải pháp phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng
dân cư địa phương 117
3.4.2. Nhóm giải pháp hoạt động của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn
tỉnh Phú Yên 117
3.4.2.1. Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường 117
3.4.2.2. Đề cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp 118
3.4.2.3. Tăng cường đầu tư mới, nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật phục
vụ khách du lịch, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh, mở
rộng các sản phẩm dịch vụ du lịch đặc trưng của địa phương 119
3.4.2.4. Chia sẻ với Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực 120
3.5. Một số kiến nghị 122
3.5.1. Cần có cơ chế chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút nguồn lao động
122
3.5.2. Ban hành cơ chế chính sách đền bù thỏa đáng cho người dân vùng
quy hoạch, đồng thời tạo công ăn việc làm, chỗ định cư mới cho người dân
122
Tiểu kết chƣơng 3 124
KẾT LUẬN 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO 128
PHỤ LỤC 131

6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT



CSHT Cơ sở hạ tầng
CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật
DSVH Di sản văn hóa
HĐND Hội đồng nhân dân
Sở VHTTDL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
TNDL Tài nguyên du lịch
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân

7

DANH MỤC CÁC BẢNG


Số TT
Tên Bảng
Trang
Bảng 1.1
Hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch bền vững
của một địa phƣơng
32
Bảng 2.1
Hiện trạng lao động du lịch Phú Yên (2000 – 2012)
50
Bảng 2.2
Thu nhập của ngành du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2000
– 2011
64

Bảng 2.3
Cơ cấu doanh thu du lịch theo dịch vụ, giai đoạn đến năm
2010
66
Bảng 3.1
Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ
79
Bảng 3.2
Phân tích ma trận swot của du lịch tỉnh Phú Yên
96

8

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Có thể nhận thấy, du lịch là một ngành kinh tế phát triển nhanh, có tính liên
ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Đây không chỉ là một ngành có khả năng tạo ra
nguồn thu nhập rất lớn cho xã hội mà còn góp phần thực hiện chính sách mở cửa,
giao lƣu văn hóa, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, giải quyết các vấn đề
xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho mọi ngƣời.
Với tiềm năng phong phú, Việt Nam coi du lịch là một trong những ngành
kinh tế mũi nhọn, đồng thời thông qua đó để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả
nƣớc. Trong bối cảnh đó, việc phát triển du lịch của Phú Yên là phù hợp với xu thế
của thời đại, phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Phú Yên là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý kinh tế
tốt, nằm trên trục các đƣờng giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, hàng không và đƣờng
biển; vùng gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền
Đông Nam Bộ, là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đƣờng xuyên Á ra biển nối với

đƣờng hàng hải quốc tế. Một trong những thế mạnh lớn nhất của tỉnh, đó là tiềm
năng du lịch biển với bờ biển đẹp thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Hầu nhƣ địa
phƣơng nào cũng có những danh thắng, di tích mang giá trị về mặt văn hóa, lịch sử,
tâm linh và nghỉ dƣỡng. Những thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng nhƣ gành Đá Đĩa,
đầm Ô Loan, núi Đá Bia, hòn Vọng Phu, rừng dừa Sông Cầu, hòn Chùa, Vũng
Lắm, Vũng Rô…. hay những di tích lịch sử - văn hóa nhƣ tháp Nhạn, di tích lịch sử
Thành Hồ, thành An Thổ, Cổ Thành, Dinh Ông, mộ và đền thờ Lƣơng Văn Chánh,
mộ và đền thờ Lê Thành Phƣơng, chùa Đá Trắng, địa đạo Gò Thì Thùng, làng Ngân
Sơn – Chí Thạnh,…và các lễ hội dân gian nhiều màu sắc với những loại hình phong
phú từ núi xuống biển nhƣ: Đâm trâu, bỏ mả, cầu ngƣ, hát bài chòi, nguyên tiêu,
cúng tá điền tá thổ,… cùng với cộng đồng dân cƣ đa sắc tộc: Kinh, Hoa, Chăm,
Bahna, Êđê. Chúng ta có thể nói tiềm năng du lịch tỉnh Phú Yên là “một mỏ vàng
lớn” cho phát triển du lịch.

9

Với nhiều lợi thế, danh lam thắng cảnh đẹp, tuy nhiên, tiềm năng to lớn của
tỉnh Phú Yên đến nay vẫn chƣa đƣợc khai thác để góp phần phát triển kinh tế xã
hội, dẫn đến sự “tụt hậu” về kinh tế cũng nhƣ du lịch khá xa so với một số tỉnh
trong khu vực. Thực lực kinh tế và cơ sở vật chất còn hạn chế; sản phẩm du lịch
đơn điệu, trùng lắp, nghèo nàn; chất lƣợng các dịch vụ còn yếu kém. Quy mô và
chất lƣợng các loại hình du lịch chƣa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế đặc thù của
địa phƣơng, phát triển du lịch chƣa gắn với phát huy bản sắc văn hóa dân gian và lễ
hội truyền thống. Những ngƣời làm du lịch tỉnh Phú Yên thƣờng nói vui một câu,
ngẫm mà xót xa: “Du lịch tỉnh Phú Yên cái gì cũng có, chỉ có một cái không - đó là
không có khách!”. Nói nhƣ thế có phần hơi quá vì trên thực tế du khách trong và
ngoài nƣớc cũng đã biết đến tỉnh Phú Yên, tuy nhiên lƣợng khách du lịch đến đây
cũng nhƣ hiệu quả mà ngành kinh tế du lịch mang lại chƣa xứng với tiềm năng và
kỳ vọng.
Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: “ Phát triển

du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Du lịch hiện nay đƣợc xem là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của
thế giới. Chính vì vậy, hoạt động du lịch đƣợc rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học
và cả các nhà quản lý trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Trong đó, có hai tác
phẩm tiêu biểu có liên quan đến đề tài tác giả nghiên cứu là “Managing sustainable
tourism development” xuất bản năm 2001 và “Tourism and the economy” của
James Mark đƣợc xuất bản năm 2004 .
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển du lịch trong thời kỳ đổi mới hiện nay đã đƣợc
một số nhà nghiên cứu du lịch đề cập. Đã có những cuộc hội thảo, những công trình
nghiên cứu đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của hoạt động du lịch nhƣ: “Du lịch
bền vững” của tác giả Nguyễn Đình Hòe (2001)“Một số giải pháp đột phá phát
triển du lịch vùng biển và ven biển” của tác giả Lê Trọng Bình (năm 2007), “Quy
hoạch phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung trong liên kết phát triển
vùng” của hai tác giả Hà Văn Siêu và Đào Duy Tuấn, “Cơ sở khoa học và giải

10

pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” (năm 2002) và “Phát triển du lịch
duyên hải Nam Trung Bộ gắn với các giá trị di sản văn hóa” của tác giả Phạm
Trung Lƣơng, “Du lịch duyên hải Nam Trung Bộ - Quy hoạch đúng sẽ tăng trưởng”
của tác giả Nguyễn Tiến Sĩ,,và các báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển du lịch
của các Sở Văn hóa Thể thao và du lịch của các địa phƣơng.
Những công trình nghiên cứu trên đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn
đề du lịch tỉnh Phú Yên. Ngoài ra còn có một số bài báo, tạp chí, thông tin khoa học
cũng nghiên cứu vấn đề trên. Song, cho đến nay, vẫn chƣa có công trình khoa học
nào nghiên cứu có tính hệ thống về tiềm năng, thực trạng du lịch tỉnh Phú Yên;
nhận diện đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của du lịch tỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát

triển du lịch tỉnh Phú Yên một cách bền vững.
Nhiệm vụ của luận văn là:
- Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển du lịch; kinh nghiệm phát
triển du lịch của một số địa phƣơng, thông qua đó rút ra các bài học nhằm phát triển
du lịch tỉnh Phú Yên.
- Phân tích tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch tỉnh Phú Yên; xác định
đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; đánh giá những kết quả đạt đƣơc,
chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân làm căn cứ cho việc đƣa ra các
giải pháp khắc phục.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu những tiềm năng cũng nhƣ nguồn lực của ngành du lịch tỉnh
Phú Yên.
- Nghiên cứu những hoạt động của ngành du lịch tỉnh Phú Yên trong những
năm qua.
- Nghiên cứu những ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đến các mặt kinh tế, xã
hội nhân văn và môi trƣờng.

11

Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Đƣợc giới hạn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đặt trong
mối quan hệ với các vùng lân cận.
- Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch
tỉnh Phú Yên từ năm 2000 đến nay, đề xuất giải pháp phát triển cho giai đoạn tới (từ
năm 2012 đến năm 2020).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Với phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, đề tài góp phần để nhận diện và phân
tích toàn diện thực trạng phát triển ngành du lịch tỉnh Phú Yên và đƣa ra các giải
pháp thiết thực nhất nhằm phát triển du lịch tỉnh.

Góp phần chứng minh sự cần thiết khách quan và vai trò của du lịch trong
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Phú Yên.
Góp vào danh mục tài liệu tham khảo phục vụ công tác chỉ đạo thực tiễn và
giảng dạy, học tập ở các cơ sở đào tạo của địa phƣơng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống; phƣơng pháp thu
thập số liệu thông qua các tài liệu tham khảo sách, báo, bài viết trên mạng, tài liệu
của Sở Văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh Phú Yên; ngoài ra còn sử dụng phƣơng
pháp thống kê, phân tích, so sánh và suy luận logic để tổng hợp số liệu, dữ kiện
đồng thời kết hợp với phƣơng pháp khảo sát thực tế và phỏng vấn chuyên gia.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, mục lục, phụ lục và tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch của địa phƣơng.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến
năm 2020.

12

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐỊA PHƢƠNG

1.1. Nguyên tắc phát triển du lịch
Trong (Điều 5, chƣơng 1) Luật du lịch có nêu rõ nguyên tắc phát triển du lịch
nhƣ sau:
- Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa
kinh tế, xã hội và môi trƣờng; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hƣớng du
lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài
nguyên du lịch.

- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh,
an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch.
- Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cƣ trong
phát triển du lịch.
- Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lƣu quốc tế để quảng bá hình
ảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam .
- Phát triển đồng thời du lịch trong nƣớc và du lịch quốc tế, tăng cƣờng thu
hút ngày càng nhiều khách du lịch nƣớc ngoài vào Việt Nam .
Theo tinh thần trên, có thể khái quát nguyên tắc để phát triển du lịch của một
địa phƣơng nhƣ sau:
- Phát triển bền vững: Phát triển du lịch luôn phải đặt trên quan điểm phát triển
bền vững, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các mục tiêu văn hóa xã hội và an ninh
quốc phòng mà du lịch đảm nhận.
- Phát triển toàn diện: Phát triển du lịch trên cơ sở phải xác định du lịch là
một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến các ngành, lĩnh vực mang những nội
dung văn hóa sâu sắc và đặt trong mối liên hệ với sự phát triển chung của thế giới,
khu vực và quốc gia.

13

- Khai thác tiềm năng: Trên cơ sở các tiềm năng và lợi thế của tỉnh, khai thác
có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn để phát triển
các loại hình sản phẩm du lịch đáp ứng xu hƣớng và nhu cầu của thế giới.
- Tận dụng cơ hội: Tận dụng những cơ hội mới của xu hƣớng phát triển kinh tế
- xã hội Việt Nam và khu vực để tạo thành những động lực thúc đẩy du lịch phát
triển.
1.2. Điều kiện để phát triển du lịch
Sự phát triển du lịch đòi hỏi có những điều kiện khách quan nhất định. Đó là

một số điều kiện cần thiết, bắt buộc phải có đối với tất cả mọi vùng, mọi quốc gia
muốn phát triển du lịch. Những điều kiện này có thể đƣợc chia một cách tƣơng đối
thành hai nhóm nhƣ sau: Nhóm các điều kiền về cung du lịch và nhóm các điều kiện
về cầu du lịch.
Theo quan điểm của lý thuyết phát triển:
- Trong ngắn hạn (từ 3 đến 5 năm) thì sự phát triển du lịch phụ thuộc vào sự
tăng của cầu du lịch.
- Trong trung hạn (5 đến 8 năm) và dài hạn thì sự phát triển du lịch phụ
thuộc chủ yếu vào cung du lịch.
1.2.1. Điều kiện về cung du lịch
1.2.1.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Khoản 4 (Điều 4, chƣơng 1) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài
nguyên du lịch (TNDL) là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -
văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có
thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Các loại TNDL bao gồm:
* TNDL tự nhiên: Theo khoản 1 (Điều 13, chƣơng II) Luật Du lịch Việt Nam
năm 2005 quy định: “TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,
khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang đƣợc khai thác hoặc có thể
đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Các loại TNDL tự nhiên không tồn tại độc
lập mà luôn tồn tại, phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định, có mối

14

quan hệ tƣơng hỗ chặt chẽ, theo những quy luật của tự nhiên. Sự phân loại TNDL tự
nhiên chỉ mang tính chất tƣơng đối. Thực tế khi tìm hiểu về TNDL tự nhiên, các
nhà nghiên cứu thƣờng nghiên cứu theo từng thành phần tự nhiên, các thể tổng hợp
tự nhiên có các điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, các DSTN thế giới, các
điểm tham quan tự nhiên.
- Các thành phần của tự nhiên

Theo các căn cứ và sơ đồ phân loại TNDL thì có một số thành phần tự nhiên
hấp dẫn du khách nhƣ địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn và sinh vật.
Địa hình:
Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh
và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng,
tƣơng phản và dộc đáo càng có sức hấp dẫn du khách. Khách du lịch thƣờng ƣa
thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển đảo và đối với nhiều ngƣời địa hình đồng
bằng thƣờng không hấp dẫn du khách vì tính đơn điệu của nó.
Trong các điều kiện địa hình, kiểu địa hình karst (núi và hang động) và địa
hình bờ nƣớc là những tài nguyên du lịch rất có giá trị, đặc biệt hơn cả là kiểu địa
hình Karst ngập nƣớc nhiệt đới, điển hình ở Vịnh Hạ Long, mà giá trị của nó đã góp
phần làm cho địa danh này đƣợc ghi tên vào danh sách các di sản thiên nhiên thế
giới.
Khí hậu:
Khí hậu cũng có một vai trò rất quan trọng, có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự
phát triển của du lịch. Trong các chỉ tiêu về khí hậu, đáng lƣu ý nhất là hai chỉ tiêu:
nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn phải tính đến các yếu tố khác nhƣ gió, áp
suất khí quyển, ánh nắng mặt trời, các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt.
Điều kiện khí hậu có ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc
hoạt động dịch vụ du lịch. Nhìn chung, những nơi có khí hậu ôn hoà thƣờng đƣợc
du khách ƣa thích. Những nơi có nhiều gió không thích hợp với phát triển du lịch.
Mỗi loại hình du lịch thƣờng đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Chẳng hạn
du khách đi nghỉ biển mùa hè thƣờng chọn những dịp ít mƣa, nắng nhiều nhƣng

15

không gắt, nƣớc mát, gió vừa phải. Nhƣ vậy, ở mức độ nhất định cần phải chú ý đến
những hiện tƣợng thời tiết đặc biệt làm cản trở đến kế hoạch du lịch. Đó là bão trên
các vùng biển, duyên hải, hải đảo, gió mùa đông bắc, gió tây khô nóng, lốc, lũ…
Tính mùa của khí hậu ảnh hƣởng rất rõ rệt đến tính mùa vụ trong du lịch.

Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hƣởng của các
yếu tố khí hậu. Sự phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch
có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng.
Thời gian thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh ở suối khoáng, du lịch
trên núi (cả mùa đông và mùa hè). Ở vùng có khí hậu nhiệt đới nhƣ các tỉnh phía
Nam nƣớc ta, mùa du lịch hầu nhƣ chƣa diễn ra quanh năm. Mùa đông là mùa du
lịch trên núi, du lịch thể thao mùa đông…Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì
nó có thể phát triển nhiều loại hình du lịch nhƣ du lịch biển, các loại hình du lịch
trên núi và khu vực đồng bằng – đồi; khả năng du lịch ngoài trời rất phong phú và
đa dạng.
Tài nguyên nƣớc
Các nguồn tài nguyên nƣớc mặt nhƣ: ao, hồ, sông ngòi, đầm….vừa tạo điều
kiện để điều hòa không khí, phát triển mạng lƣới giao thông vận tải nói chung, vừa
tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch nói riêng.
Các nguồn nƣớc khoáng là tiền đề không thể thiếu đƣợc đối với việc phát
triển du lịch chữa bệnh.
Động thực vật
Thế giới động, thực vật đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch
chủ yếu nhờ sự đa dạng tính đặc hữu. Con ngƣời thƣờng cố gắng làm cho cuộc sống
đầy đủ về tiện nghi, điều đó làm cho họ càng thấy cuộc sống rất mệt mỏi, luôn căng
thẳng, cho nên con ngƣời luôn muốn quay trở về với thiên nhiên để quên đi những
lo toan bộn bề của cuộc sống. Vì thế, du lịch về với thiên nhiên đang trở thành xu
thế và nhu cầu phổ biến.
Chính trong đó, thế giới động thực vật hoang dã đang có sức hấp dẫn lớn đối
với du khách. Đặc biệt, những loài mà ở đất nƣớc họ không có lại càng có sức hấp

16

dẫn mạnh. Có những loài động vật quý hiếm là đối tƣợng nghiên cứu, tham quan.
Mọi ngƣời rất thích thú khi đƣợc tận mắt nhìn thấy cảnh sinh hoạt của các động vật

thiên nhiên.
- Các cảnh quan
Trên thực tế, các dạng TNDL luôn có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau
theo những quy luật khách quan, cùng tồn tại trong những không gian địa lý xác
định và cùng đƣợc khai thác để tạo nên những sản phẩm du lịch hoàn chỉnh có tính
tổng hợp.
Vì vậy, TNDL tự nhiên cần đƣợc khảo sát, điều tra, đánh giá dƣới góc độ
tổng hợp của các dạng tài nguyên tại mỗi đơn vị lãnh thổ có không gian và thời gian
xác định.
Chỉ có một số cảnh quan có sự đa dạng, đặc sắc về các dạng tài nguyên, có
cảnh quan đẹp, có sức hấp dẫn du khách mới tạo nên các cảnh quan du lịch.
- Di sản thế giới – di sản thiên nhiên thế giới
Theo Công ƣớc di sản thế giới thì di sản thiên nhiên thế giới là: các đặc điểm
tự nhiên bao gồm các hoạt động kiến tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các
hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc
khoa học; các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có
ranh giới đƣợc xác định chính xác tạo thành một môi trƣờng sống của các loài động
thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc
bảo tồn.
* TNDL nhân văn
TNDL nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con ngƣời sáng tạo
ra. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có
thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trƣờng mới
đƣợc gọi là TNDL nhân văn.
Cho đến nay, dựa vào đặc tính vật chất có hình thể hoặc không có hình thể
hay sự tồn tại hình thể không liên tục, các nhà nghiên cứu phân TNDL nhân văn
thành hai loại chính là TNDL nhân văn vật thể và TNDL nhân văn phi vật thể.

17


Trong mỗi loại tài nguyên, căn cứ vào nguồn gốc hình thành, nuôi dƣỡng,
đặc tính của tài nguyên, cấp bậc xếp hạng của các loại tài nguyên, các nhà nghiên
cứu phân ra thành nhiều dạng. [27, tr.58].
- TNDL nhân văn vật thể: TNDL nhân văn vật thể thực chất là những DSVH
vật thể, hấp dẫn du khách, có thể bảo tồn, khai thác vào mục đích phát triển du lịch.
[27, tr.58].
Theo Luật DSVH Việt Nam năm 2003 : “DSVH vật thể là những sản phẩm
vật chất có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học bao gồm các DTLSVH, danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ vật quý và bảo vật quốc gia ”.
- TNDL nhân văn phi vật thể là DSVH phi vật thể có giá trị hấp dẫn du
khách có thể bảo tồn, khai thác phục vụ mục đích phát triển du lịch.
Theo Luật DSVH Việt Nam năm 2003 : “DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh
thần có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, đƣợc lƣu trữ giữ bằng trí nhớ, chữ viết,
đƣợc lƣu truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lƣu truyền khác bao
gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền
miệng, diễn xƣớng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết nghề nghiệp thủ
công truyền thống, tri thức về y dƣợc cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục
truyển thống dân tộc và những tri thức dân gian ”.
Nhƣ vậy, TNDL nhân văn phi vật thể gồm các dạng tài nguyên dƣới đây:
[27, tr.59]
+ DSVH thế giới truyền miệng và phi vật thể
+ Các lễ hội truyền thống
+ Nghề và làng nghề thủ công cổ truyền
+ Văn hóa nghệ thuật
+ Văn hóa ẩm thực
+ Văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán
+ Thơ ca và văn học
+ Văn hóa các tộc ngƣời
+ Các phát minh, sáng kiến khoa học


18

+ Các hoạt động văn hóa thể thao, kinh tế - xã hội có tính sự kiện.
1.2.1.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Cơ sở hạ tầng (CSHT) là những phƣơng tiện vật chất không phải do các tổ
chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đƣờng sá, nhà ga,
sân bay, bến cảng, đƣờng sắt, công viên của toàn dân, mạng lƣới thƣơng nghiệp của
khu dân cƣ, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nƣớc, mạng lƣới điện,
các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng…….Cơ sở hạ tầng là yếu tố cơ sở nhằm
khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch và ngƣợc lại
phát triển du lịch cũng là một yếu tố tích cực thúc đẩy, nâng cao mở rộng cơ sở hạ
tầng của một vùng hay của cả đất nƣớc. Trong cơ sở hạ tầng, yếu tố phục vụ đắc lực
nhất, có tầm quan trọng nhất đối với du lịch là hệ thống giao thông vận tải (đƣờng
không, đƣờng bộ, đƣờng thủy). Hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống cấp, thoát
nƣớc; hệ thống cung cấp điện, đây chính là cơ sở vật chất bậc hai đối với du lịch.
Nó đƣợc xây dựng để phục vụ ngƣời dân địa phƣơng và sau nữa là phục vụ cả
khách du lịch. Đây là cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt vì nó nằm sát ngay nơi du
lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và trong chừng mực nào đó còn quyết
định chất lƣợng phục vụ du lịch.
Nhƣ vậy, CSHT là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có
du lịch. Ngày nay, sự hoàn thiện của CSHT còn đƣợc coi là một hƣớng hoàn thiện
chất lƣợng phục vụ du lịch, là phƣơng thức cạnh tranh giữa các điểm du lịch, giữa
các quốc gia.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) du lịch: CSVCKT của tổ chức du lịch
bao gồm toàn bộ nhà cửa và phƣơng tiện kỹ thuật nhƣ: khách sạn, nhà hàng,
phƣơng tiện giao thông vận tải, các khu vui chơi giải trí, cửa hàng, công viên,
đƣờng sá, hệ thống thoát nƣớc, mạng lƣới điện trong khu vực của cơ sở du lịch (có
thể là của một cơ sở du lịch, có thể là của một khu du lịch. Thuộc về CSVCKT còn
bao gồm tất cả những công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tƣ của
mình (rạp chiếu phim, sân thể thao….). CSVCKT đóng một vai trò hết sức quan

trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng nhƣ quyết định mức

19

độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách. Chúng tồn
tại một cách độc lập tƣơng đối nhƣng lại có một quan hệ khăng khít: tính đồng bộ
của hệ thống phục vụ du lịch góp phần nâng cao tính đồng bộ của sản phẩm du lịch,
tính hấp dẫn của điểm du lịch. Do vậy, việc phát triển ngành du lịch bao giờ cũng
gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện CSVCKT du lịch.
1.2.1.3. Nguồn nhân lực
Con ngƣời là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội. Con
ngƣời giữ vai trò quyết định đối với sản xuất. Trong điều kiện ngày nay, cuộc cách
mạng khoa học công nghệ phát triển, vị trí trung tâm của con ngƣời càng đƣợc nhấn
mạnh. Các yếu tố của nguồn nhân lực có ảnh hƣởng quyết định tới chất lƣợng sản
phẩm và năng suất lao động là số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực.
Du lịch là một lĩnh vực hoạt động cung cấp dịch vụ có nhiều đặc thù. Sản
phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dƣới dạng vật thể. Thành
phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thƣờng chiếm 80% - 90% về mặt giá
trị), lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị của sản phẩm du lịch. Sản
phẩm còn có một đặc điểm khác là quá trình sản xuất và tiêu dùng trùng khít nhau
về mặt không gian và thời gian, chất lƣợng phục vụ du lịch không chỉ phụ thuộc vào
chất lƣợng sản phẩm du lịch mà còn phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách du lịch,
và sự đánh giá của du khách luôn phụ thuộc rất lớn vào trạng thái tâm lý của họ khi
tiếp xúc với nhân viên phục vụ. Nhƣ vậy, chất lƣợng nguồn nhân lực là nhân tố
quyết định chất lƣợng sản phẩm, quyết định chất lƣợng phục vụ trong du lịch.
Nguồn nhân lực trong du lịch cũng quyết định hiệu quả khai thác cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch, TNDL.
1.2.1.4. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của địa phương
Tình hình chính trị hòa bình, ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nƣớc nói chung và của một địa phƣơng nói

riêng. Một địa phƣơng dù có nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển
đƣợc nếu nhƣ ở đó luôn xảy ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình

20

chính trị và hòa bình, cũng tức là địa phƣơng đó không có điều kiện để phát triển
kinh doanh du lịch và cũng không thu hút đƣợc khách du lịch.
Du khách rất quan tâm đến vấn đề an toàn khi họ quyết định chuyến đi của
mình, đó là những yếu tố nhƣ tình hình an ninh, trật tự xã hội (các tệ nạn xã hội và
bộ máy bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, nạn khủng bố… ); các loại dịch bệnh và thiên
tai.
1.2.1.5. Một số tình hình và sự kiện đặc biệt
Có một số tình hình và sự kiện đặc biệt có thể thu hút khách du lịch và là
điều kiện đặc trƣng để phát triển du lịch. Đó là các hội nghị, đại hội, các cuộc hội
đàm dân tộc hoặc quốc tế, các cuộc thi đấu thể thao nhƣ Ôlimpic hay World cup,
các cuộc kỹ niệm tín ngƣỡng hoặc chính trị, các dạ hội liên hoan….tất cả những
hình thức đó đều ngắn ngủi, nhƣng đóng vai trò có ích trong sự phát triển du lịch.
Vai trò và ý nghĩa của những sự kiện đó thể hiện ở hai hƣớng:
Tuyên truyền, quảng cáo cho những giá trị văn hóa và lịch sử của đất nƣớc
đón khách.
Khắc phục tính không đồng đều trong việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch (giảm thiểu tính mùa vụ).
1.2.1.6. Các điều kiện hỗ trợ khác
- Các điều kiện về tổ chức: Các điều kiện về tổ chức bao gồm những nhóm
điều kiện cụ thể sau: sự có mặt của bộ mặt quản lý nhà nƣớc về du lịch, sự có mặt
của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch.
Sự có mặt của bộ mặt quản lý nhà nƣớc về du lịch (đó là bộ máy quản lý vĩ
mô về du lịch), bao gồm:
Các chủ thể quản lý cấp Trung ƣơng (các Bộ, phòng ban trực thuộc chính
phủ có liên quan đến các vấn đề về du lịch và cấp địa phƣơng (chính quyền địa

phƣơng; Sở văn hóa, thể thao và du lịch).
Hệ thống các chủ thể quản lý (bao gồm luật và các văn bản pháp quy dƣới
luật); các chính sách và cơ chế quản lý.

21

Sự có mặt của các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch (đó là sự
quản lý vi mô về du lịch). Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến việc đảm bảo
sự đi lại và phục vụ trong thời gian lƣu trú của khách du lịch. Phạm vi hoạt động
của các doanh nghiệp bao gồm: Kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành, kinh
doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.
- Điều kiện về kinh tế
Các điều kiện về kinh tế để một địa phƣơng có khả năng phát triển du lịch
phải kể đến: các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch;
việc thiết lập các mối quan hệ kinh tế với bạn hàng; việc cung ứng vật tƣ, hàng hóa,
lƣơng thực, thực phẩm cho tổ chức du lịch phải đảm bảo thƣờng xuyên và có chất
lƣợng tốt. Song song với việc cung ứng đầy đủ và đều đặn này thì còn cần phải
quan tâm đến chất lƣợng và giá cả của hàng hóa vật tƣ đảm bảo cho tổ chức du lịch
có đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
1.2.2. Điều kiện của cầu du lịch
Mỗi địa phƣơng sẽ có những đặc thù riêng và sẽ phù hợp với những thị
trƣờng khách nhất định. Do đó, khi phân tích những điều kiện của cầu du lịch cần
dựa trên thị trƣờng khách chính của địa phƣơng.
Những điều kiện của cầu du lịch hay còn gọi là những yếu tố có tính chất
quyết định làm cho nhu cầu du lịch tăng lên là thời gian rỗi, thu nhập, trình độ dân
trí, động cơ và sở thích du lịch…v…v…
- Thời gian rỗi của người dân: Muốn thực hiện một cuộc hành trình du lịch
đòi hỏi con ngƣời phải có thời gian. Cho nên, thời gian rỗi của ngƣời dân là điều
kiện tất yếu cần thiết phải có để con ngƣời tham gia vào hoạt động du lịch.
Hiện nay, trong các ấn phẩm kinh tế, quỹ thời gian trong năm đƣợc chia làm

hai phần: thời gian làm việc và thời gian ngoài giờ làm việc. Trong phần thời gian
ngoài giờ làm việc, các chuyên gia về kinh tế lao động đã phân chia nhƣ sau:
Thời gian tiêu hao liên quan tới thời gian làm việc, đó là thời gian dành cho
việc đi đến nơi làm việc và ngƣợc lại, thời gian dành cho việc chuẩn bị cá nhân
trƣớc và sau khi làm việc.

22

Thời gian làm công việc gia đình và các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày nhƣ
mua sắm, dọn dẹp nhà cửa, giặt ủi quần áo, nấu nƣớng, chăm sóc con cái….
Thời gian cần thiết để thỏa mãn các nhu cầu tự nhiên, nhu cầu sinh lý: ăn,
ngủ…
Thời gian rỗi.
Trong sự phân chia trên, thời gian rỗi là đối tƣợng cần quan tâm và nghiên
cứu. Thông thƣờng, thời gian rỗi đƣợc sử dụng vào các hoạt động nhƣ sau: thời gian
tham gia vào các hoạt động xã hội; thời gian dành cho việc tự học nâng cao hiểu
biết và hoạt động sáng tạo; thời gian để nghỉ ngơi tinh thần một cách tích cực nhƣ
xem triển lãm, xem phim, nhạc, kịch, xem tivi, đọc sách…… ; thời gian dành cho
việc phát triển thể lực phục hồi sức khỏe nhƣ chơi thể thao, đi dạo…; thời gian vui
chơi cùng gia đình, bạn bè; thời gian nghỉ ngơi thụ động (đây là thời gian nhàn rỗi
nằm, ngồi …. mà không làm gì cả, thậm chí có một số ngƣời còn sử dụng thời gian
này làm những việc vô bổ hoặc gây hại cho xã hội, cho bản thân).
Thời gian rỗi có thể tăng lên nếu con ngƣời sử dụng hợp lý quỹ thời gian và
có chế độ lao động đúng đắn, tăng quỹ thời gian rỗi bằng cách giảm các công việc
ngoài giờ làm việc: nhƣ mua sắm, làm các công việc gia đình….
Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, thời gian dành cho du lịch nằm trong
quỹ thời gian rỗi. Do vậy, du lịch muốn phát triển phải nghiên cứu đầy đủ cơ cấu
thời gian làm việc, thời gian rỗi, phải xác định đƣợc ảnh hƣởng của các thành phần
khác lên thời gian rỗi.
Với điều kiện phát triển nhƣ hiện nay, có sự hỗ trợ của các phƣơng tiện kỹ

thuật để tăng năng suất, giảm giờ làm cho ngƣời lao động thì quỹ thời gian rỗi sẽ
tăng lên. Khi ngƣời lao động càng có nhiều thời gian rỗi, ngành du lịch càng có
nhiều điều kiện thuận lợi để quảng bá hƣớng mọi ngƣời sử dụng thời gian rỗi để
thực hiện mục đích nâng cao vốn hiểu biết, tăng cƣờng sức khỏe,….bằng con đƣờng
du lịch. Để tăng cƣờng tính hiệu quả trong việc khai thác tối đa thời gian rỗi của
ngƣời dân, ngành du lịch có thể kết hợp vời nhiều ngành khác để tạo ra nhiều loại

23

hình du lịch hấp dẫn nhƣ du lịch khám phá, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dƣỡng, du
lịch chữa bệnh, thăm thân…
- Mức sống về vật chất cao
\ Thu nhập của ngƣời dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ
tham gia đi du lịch. Con ngƣời khi muốn đi du lịch không phải chỉ cần có thời gian
mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện đƣợc mong muốn đó. Đó là điều kiện
cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh
toán. Vì khi đi du lịch họ phải trả các khoản tiền cho các nhu cầu giống nhƣ các nhu
cầu thƣờng ngày, còn phải trả thêm cho các khoản khác nhƣ tiền tàu xe, thuê khách
sạn, tham quan…và xu hƣớng của con ngƣời khi đi du lịch là chi tiêu rộng rãi hơn.
Do vậy, phúc lợi của ngƣời dân có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của du lịch.
Phúc lợi vật chất của ngƣời dân luôn phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế,
vào thu nhập quốc dân của đất nƣớc đó. Cho nên, những nƣớc có nền kinh tế phát
triển, đảm bảo cho ngƣời dân có mức sống cao thì họ thƣờng đi du lịch và chi trả
cho du lịch cũng cao hơn.
- Trình độ dân trí
Sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hoá chung của
ngƣời dân ở một đất nƣớc. Nếu trình độ văn hóa của cộng đồng đƣợc nâng cao, nhu
cầu đi du lịch của ngƣời dân ở đó tăng lên rõ rệt. Tại các nƣớc phát triển du lịch trở
thành một nhu cầu không thể thiếu của con ngƣời. Nó đƣợc coi là tiêu chuẩn để
đánh giá cuộc sống. Số ngƣời đi du lịch nhiều, long ham hiểu biết và mong muốn

làm quen với các nƣớc gần xa cũng tăng và trong nhân dân thói quen đi du lịch sẽ
hình thành ngày càng rõ.
- Động cơ và sở thích du lịch
Con ngƣời có rất nhiều động cơ du lịch, đó là nhu cầu về hồi phục sức khoẻ
và khả năng lao động, về sự phát triển toàn diện thể chất và tinh thần của con ngƣời.
Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch có tính chất kinh tế - xã hội là sản phẩm của sự phát triển
xã hội. Động cơ du lịch quyết định cấu trúc, tính chất, tốc độ phát triển, trình độ
phát triển của ngành du lịch.

×