Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.38 KB, 18 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong những năm qua đã
có những chuyển biến tích cực góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng
một đất công nghiệp hóa hiện đại hóa, một con rồng thứ năm ở Châu Á.
Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động trong lĩnh vực
kinh tế đối ngoại phát triển mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu to lớn
nhất, một bước phát triển nhanh.
II. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Tình hình hoạt động chung:
Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm đạt khoảng 67,3 tỷ USD vượt
mục tiêu nêu trong chiến lược 10 năm (37 - 45 tỷ USD), bình quân hàng
năm tăng 18,2%, trong đó, thời kỳ 1991-1995 là17,2 tỷ USD, tăng 17,8%,
thời kỳ 1996-2000 là là 50,1 tỷ USD, tăng 18,6%.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2000 gấp khoảng 5,3 lần so với năm
1990, cao hơn mục tiêu nêu trong chiến lược là 5 lần, nhưng xuất khẩu đầu
người chỉ tăng từ 36,3 USD năm 1990 lên 166 USD năm 2000, thấp hơn
mục tiêu nêu trong Nghị quyết Đại hội VIII là 200 USD.
2. Một số thành tựu nổi bật:
Thị trường được củng cố và mở rộng. Cuối thập kỷ 1980 và đầu thập
kỷ 1990, ngoại thương Việt Nam chỉ có những bạn hàng chủ yếu là các
nước thuộc Liên Xô và Đông Âu cũ với những mặt hàng xuất khẩu manh
múi, đơn điệu, chủ yếu là nông sản nguyên liệu và hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng gia công bán thành phẩm. Tuy nhiên, khi thị trường khu vực này bị
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đột ngột thu hẹp, chúng ta đã nhanh chóng tìm kiếm, tiếp cận và mở rộng
thị trường ở các khu vực khác để tránh sự hẫng hụt, tháo gỡ khó khăn.
Nhờ có chính sách đổi mới đa phương hoá quan hệ kinh tế của Đảng
và Nhà nước, đến cuối năm 1997 và đầu năm 1998 hàng hoá và dịch vụ của
Việt Nam đã có mặt trên thị trường của trên 150 nước ở khắp các châu lục


với những chủng loại mặt hàng đa dạng và phong phú hơn. Có một số mặt
hàng đã có vị trí trên thị trường như dầu thô, gạo, hàng thuỷ hải sản chế
biến, cà phê, cao su, quần áo may sẵn...
Thị trường xuất - nhập khẩu của nước ta được mở rộng về phạm vi
và dung lượng. Hiện nay, khu vực Châu Á vẫn đang là thị trường xuất và
nhập khẩu lớn nhất của nước ta, đã chiếm gần 63% tổng kim ngạch xuất
khẩu và gần 74% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Nhật Bản,
Trung Quốc, ASEAN là những đối tác chiếm thị phần buôn bán lớn nhất
trong số các đối tác Châu Á.
Riêng các nước ASEAN chiếm 24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu và
32,4% kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong năm 1998. Triển vọng trong
những năm cuối của thập kỷ này các nước Châu Á vẫn là những bạn hàng
lớn nhất trong quan hệ buôn bán với nước ta.
Hàng hoá của Việt Nam đã tiếp cận vào thị trường Châu Âu, Châu
Mỹ, đặc biệt là thị trường các nước EU, Hoa Kỳ và Canađa.
Thị trường các nước Trung Đông cũng đã và đang được khai thác
triệt để, bước đầu là các mặt hàng trả nợ như gạo, chè, cà phê, cá hộp, quần
áo may sẵn và một số mặt hàng tiêu dùng khác... Đến nay, một số mặt hàng
của Việt Nam như cà phê, gạo, chè đã có sức cạnh tranh trên thị trường
này.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã tìm kiếm các giải pháp khôi phục lại
thị trường các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu sau một thời gian gián
đoạn, sẽ mở ra những khả năng mới trong quan hệ kinh tế và trao đổi hàng
hoá khu vực này.
Dung lượng hàng hoá tham gia thị trường quốc tế của Việt Nam
ngày càng phát triển về cả khối lượng và chất lượng. Tổng kim ngạch hàng
hoá xuất khẩu trong những năm 1991 - 1997 tăng bình quân 25%. Tuy
nhiên, năm 1998 do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á,

kim ngạch xuất khẩu năm 1998 đã chững lại, chỉ tăng khoảng1,9%. Năm
1999, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đã tăng trở lại 23,1%. Kế
hoạch năm 2000, dự kiến có thể tăng trên 11%.
a, Xuất khẩu:
Cơ cấu hàng xuất khẩu đã thay đổi theo hướng phát huy lợi thế so
sánh trong mối quan hệ kinh tế quốc tế. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của
nhóm hàng nông lâm thuỷ sản tuy vẫn ở vị trí đáng kể trong kim ngạch
xuất khẩu nhưng cũng có xu hướng giảm dần, từ bình quân là 48,0% thời
kỳ 1991 - 1995 giảm còn 38,5% trong thời kỳ 1996 - 2000, trong khi tỷ
trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp vẫn tăng
tương ứng từ 21,7% lên 35,9%.
b, Nhập khẩu:
Về nhập khẩu, tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập
khẩu giảm đáng kể từ 16,4% bình quân thời kỳ 1991 - 1995 xuống còn
8,1% vào thời kỳ 1996 - 2000, trong đó riêng năm 1999 chỉ còn 5,9%, năm
2000 dự kiến giảm còn 4,7%.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nhập khẩu trong những năm qua tuy có tăng, nhưng tốc độ chậm
dần. Chúng ta tập trung chủ yếu vào nhập nguyên - nhiên vật liệu phục vụ
sản xuất, trong khi đã cố gắng giảm dần tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu
hàng tiêu dùng. Một số mặt hàng trước đây vẫn phải nhập khẩu nay đã
được thay thế bằng sản xuất trong nước, nhờ vậy giảm tương đối thâm hụt
cán cân thương mại. Kim ngạch nhập khẩu trong những năm qua cũng đã
có thay đổi về cơ cấu. Tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập
khẩu giảm đáng kể, trong khi tỷ trọng nhóm nguyên nhiên vật liệu tăng lên
nhanh. Thay đổi này phản ảnh chính sách khuyến khích sản xuất trong
nước và giảm nhập khẩu những mặt hàng đã sản xuất trong nước có thể
thay thế nhập khẩu được.
Để giữ được tốc độ tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu, trước

hết là do chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xuất
khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu. Việc từng bước hoàn chỉnh khuôn khổ
pháp luật theo kinh tế thị trường và đổi mới chính sách xuất nhập khẩu đã
thực sự thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu. Trong 10 năm qua, Nhà
nước đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn, giảm các thủ tục
hành chính, trở ngại về thuế má, hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu, như hỗ trợ
lãi suất vay vốn sản xuất và hoạt động xuất khẩu, trợ giá cho những mặt
hàng xuất khẩu mới vào thị trường mới, chính sách khen thưởng, khuyến
khích các doanh nghiệp tìm được mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường mới.
Ban hành chính sách về quản lý ngoại hối, điều chỉnh tỷ giá của đồng USD
so với đồng Việt Nam để khuyến khích xuất khẩu, chính sách đầu tư nâng
cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, lĩnh vực xuất nhập khẩu
đang đứng trước những khó khăn mới. Những hạn chế trong các khâu tạo
nguồn hàng, chế biến nâng cao chất lượng đã làm cho các sản phẩm xuất
khẩu của ta không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ cấu sản phẩm xuất
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khẩu vẫn chưa có những chuyển dịch tích cực, xuất khẩu hàng nông sản
thô, nguyên liệu thô... còn chiếm tỷ trọng lớn, nên giá trị thấp. Hơn nữa, do
khả năng tiếp cận thị trường kém, nhiều mặt hàng của ta còn phải xuất khẩu
qua trung gian nên hạn chế kim ngạch thu được.
Hiện nay, khối lượng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đã được
khai thác tới mức tối đa trong sản lượng sản xuất như gạo, cà phê, cao su,...
Do vậy, muốn tăng giá trị xuất khẩu cần phải đầu tư phát triển thâm canh,
tăng năng suất và đặc biệt đầu tư vào khâu công nghiệp chế biến sâu, tăng
nhanh chất lượng để đủ sức cạnh tranh và tìm kiếm thêm thị trường xuất
khẩu.
c, Một số nước có quan hệ xuất nhập khẩu với Việt Nam:
Thị trường xuất khẩu có ý nghĩa lớn đối với việc tăng trưởng xuất
khẩu theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu, nếu năm 2000 mới có 7 nước và

vùng lãnh thổ đạt trên 500 triệu USD (Nhật Bản, Trung Quốc, Ôxtrâylia,
Xingapo, Đài Loan, Đức, Mỹ), thì đến năm 2004 đã cao gấp đôi, lên 13
(thêm Anh, Hàn Quốc, Malaixia, Hà Lan, Pháp, Bỉ).
Mỹ hiện là nước nhập khẩu lớn nhất, chiếm 18,8% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời cũng là nước có tốc độ tăng rất cao:
năm 2004 gấp trên 6,8 lần năm 2000, bình quân 1 năm tăng 61,6%, cao gấp
nhiều lần tốc độ tăng chung. Đây là kết quả của việc ký Hiệp định Thương
mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ. Tuy nhiên, thời gian gần qua xuất
khẩu của Việt Nam sang Mỹ gặp khó khăn sau các vụ kiện cá basa, tôm,
hạn ngạch dệt may, tiền đặt cọc xuất khẩu thuỷ sản (5 tháng đầu năm 2005
chỉ tăng 13,2%, tỷ trọng chỉ còn chiếm 16,8%) và tỷ trọng xuất khẩu của
Việt Nam vào Mỹ so với tổng kim ngạch nhập khẩu lên đến 1526 tỷ USD
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
của Mỹ còn rất nhỏ (chiếm chưa đến 3,3%), nên việc mở rộng mặt hàng (để
tránh dồn vào những mặt hàng đã có kim ngạch lớn) và với kết quả đàm
phán song phương để Việt Nam gia nhập WTO trong chuyến thăm Mỹ mới
đây của Thủ tướng Phan Văn Khải, thì Mỹ vẫn là thị trường đầy tiềm năng
của Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Mỹ là dệt may,
thuỷ sản, giày dép, dầu thô, sản phẩm gỗ, hạt điều nhân, cà phê, hàng thủ
công mỹ nghệ, hạt tiêu...
Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ. Năm
2004 đạt 3.502,4 triệu USD, tăng 36% so với năm 2000. Tỷ trọng kim
ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam. Năm tháng đầu năm 2005, xuất khẩu vào Nhật Bản tăng tới
37,5%, cao gấp hơn hai lần tốc độ chung và tỷ trọng đã tăng lên đạt 14%.
Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật là thủy sản, dệt may,
dầu thô, dây điện và cáp điện, điện tử vi tính và linh kiện, sản phẩm gỗ,
giày dép, than đá, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, rau quả, cao su, gỗ...
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam. Năm

2004 đã đạt 3725,5 triệu USD, tăng 78% so với năm 2000, chiếm 10,3%
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường đầy
tiềm năng, do đây là thị trường gần, có số dân đông nhất thế giới và sau
chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng như kết quả đàm
phán song phương để Việt Nam gia nhập WTO thì xuất khẩu của Việt Nam
sang Trung Quốc sẽ gia tăng nhanh. Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất
khẩu sang Trung Quốc là dầu thô, cao su, thuỷ sản, hạt điều, than đá, rau
hoa quả, cao su...
Ôxtrâylia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Nếu năm
1995 mới đạt 55,4 triệu USD thì năm 2000 đã đạt 1.272,5 triệu USD và
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
năm 2004 đạt 1.821,7 triệu USD. Tỷ trọng xuất khẩu sang Ôxtrâylia chiếm
6,9%. Năm tháng 2005, xuất khẩu sang thị trường này tăng tới 73,7%. Mặt
hàng chủ yếu là dầu thô, thuỷ sản, hạt điều nhân, sản phẩm gỗ, giày dép,
dệt may, thủ công mỹ nghệ, cà phê...
Xingapo là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam đồng thời
cũng là thị trường khá sớm. Năm 1995 đạt 689,8 triệu USD, năm 2000 đạt
885,9 triệu USD, năm 2004 đạt 1.370 triệu USD. Mặt hàng chủ yếu là dầu
thô, hàng thuỷ sản, điện tử, máy tính và linh kiện, cao su, gạo, hàng dệt
may, cà phê, hạt tiêu, giày dép, lạc nhân, hạt điều, hàng rau quả...
Đức là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam. Năm 1995 đạt
218 triệu USD, năm 2000 đạt 730,3 triệu USD, năm 2004 đạt 1.066,2 triệu
USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang đây bao gồm giày
dép, dệt may, cà phê, xe đạp và phụ tùng, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ
nghệ, thuỷ sản, cao su, điện tử máy tính và linh kiện, hạt tiêu...
Anh là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam. Năm 1995 mới
đạt 74,6 triệu USD, năm 2000 đạt 479,1 triệu USD, năm 2004 đạt 1.011,4
triệu USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Anh là giày
dép, hàng dệt may, sản phẩm gỗ, xe đạp và phụ tùng, cà phê, hàng thuỷ

sản, hạt điều nhân, hàng thủ công mỹ nghệ, cao su...
Ngoài 7 đại gia đạt trên 1 tỷ USD như trên, còn có 6 nước và vùng
lãnh thổ khác đạt trên 500 triệu USD là Đài Loan 905,9 triệu USD, Hàn
Quốc 603,5 triệu USD, Malaixia 601,1 triệu USD, Hà Lan 581,8 triệu
USD, Pháp 557 triệu USD, Bỉ 512,8 triệu USD. Triển vọng có thêm
Philippin, Indonexia, Thái Lan...
Về nhập khẩu, có các thị trường chủ yếu sau đây.
7

×