Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.8 KB, 74 trang )

Lời cảm ơn!
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành quá trình
học tập của mình.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư Tiến sĩ
Nguyễn Thị Thanh Bình, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu làm khóa luận cho tới khi hội đồng khoa học
nghiệm thu đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý – Giáo dục
trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em hoàn thành khóa luận này!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Phương Hồng
1
Danh mục chữ viết tắt
GD –ĐT : Giáo dục – đào tạo
BLHĐ :Bạo lực học đường
HS : Học sinh
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những hiện tượng xấu lan tỏa trong gia đình và học đường, đang làm cho
các bậc cha mẹ và những thầy cô, các nhà giáo dục phải lo âu và tìm ra phương
hướng giải quyết, đó là nạn Bạo Lực Học Đường, nó đã biến trường học không
còn là nơi an toàn cho con em và làm ảnh hưởng rất nhiều tới việc hình thành và
phát triển nhân cách cho các em.
Bạo lực học đường không còn là một vấn đề mới mẻ nhưng thời gian gần
đây mới bùng phát một cách mạnh mẽ, mức độ và tính chất của hành vi này ngày


càng nguy hiểm. Bạo lực học đường đang trở thành mối lo ngại của ngành giáo
dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Đây không phải là vấn đề của riêng mỗi
quốc gia nào mà đã trở thành vấn nạn của toàn cầu. Tuy mức độ có khác nhau
nhưng cả thành thị và nông thôn, cả đồng bằng và miền núi thì các vụ liên quan
đến bạo lực học đường đều gia tăng. Trên thực tế thì như vậy, tuy nhiên, đây vẫn
là vấn đề mới, được nghiên cứu chút ít ở góc độ xã hội học, còn ở góc độ tâm lý
học thì đây vẫn còn là “mảnh đất trống” chưa được khai phá, còn có rất ít các
công trình nghiên cứu về vấn đề này. Vì thế, những vấn đề lí luận liên quan xoay
quanh tình trạng bạo lực học đường còn chưa có sự thống nhất cả về khái niệm,
nguyên nhân cũng như cách khắc phục.
Những tưởng bạo lực học đường chỉ xảy ra đối với những học sinh lớp lớn,
trung học cơ sở hay phổ thông trung học. Tuy nhiên, hiện nay bạo lực học đường
đã len lỏi vào trong cả môi trường của học sinh tiểu học. Đó thực sự là một vấn
đề cần báo động ngay. Nó không chỉ là những sai lệch hành vi, nhận thức của
con trẻ mà bên cạnh đó, nó còn để lại những vết sẹo không dễ gì có thể xóa mờ
trong tâm hồn, nhân cách của mỗi đứa trẻ trong tương lai phát triển.
3
Bạo lực học đường ngay từ lứa tuổi học sinh tiểu học có tác động xấu đến
đời sống tâm lý của mỗi cá nhân từ rất sớm như là sự kém tự tin, mặc cảm, nhút
nhát…
Vấn đề đặt ra là từ những hành vi bạo lực học đường của lứa tuổi học sinh
tiểu học, ta cần phải xây dựng kế hoạch giáo dục đúng đắn, phù hợp với sự phát
triển về mặt tâm sinh lý của lứa tuổi này. Nhu cầu thúc đẩy hành vi của con
người. Muốn thay đổi hành vi của trẻ, trước hết, chúng ta cần phải giáo dục nhu
cầu đúng đắn cho con trẻ.
Từ những lí do trên, em lựa chọn đề tài: “Hành vi bạo lực học đường của
học sinh tiểu học ở Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện thực trạng hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở Hà
Nội. Từ đó, đề xuất một số biện pháp hạn chế hành vi bạo lực học đường của học

sinh tiểu học để xây dựng môi trường học đường lành mạnh, thân thiện cho các
em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hành vi bạo lực học đường của học sinh tại một số trường tiểu học ở thành
phố Hà Nội.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Gồm: 93 nam và 105 nữ thuộc khối lớp 5 thuộc 3 trường tiểu học ở thành
phố Hà Nội là: Yên Hòa (quận Cầu Giấy), Tô Vĩnh Diện (quận Đống Đa) và
Tiểu học Kim Liên (quận Đống Đa).
4
4. Giả thuyết khoa học
Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học đã xuất hiện và có chiều
hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nhận thức của các em ở độ tuổi này về
BLHĐ còn khá hạn chế. Hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học có thể
ngày càng có nhiều biến tướng, ảnh hưởng tới tâm lý và sự phát triển nhân cách
của mỗi cá nhân trong tương lai, cả trẻ có hành vi bạo hành với bạn và trẻ bị bạn
bạo hành. Các em có thái độ phản đối, lên án những hành vi bạo lực đó song
chưa có hành vi can thiệp đúng mức. Ngoài ra còn có sự khác biệt về hành vi bạo
lực giữa học sinh nam và nữ. Nếu xác định được đúng thực trạng và nguyên
nhân của hành vi bạo lực ở học sinh thì có thể xây dựng các biện pháp giáo dục
phù hợp hơn dành cho các em.
5. Nhiệm vụ
5.1. Hệ thống hóa và khái quát hóa một số vấn đề lý luận tâm lý học về
hành vi, BLHĐ và hành vi BLHĐ để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Khảo sát thực trạng hành vi bạo lực học đường của học sinh tiểu học ở
Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng hành vi đó. Trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp khắc phục hạn chế những hành vi bạo lực học đường của học
sinh tiểu học.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hành vi BLHĐ của học sinh ở 3 trường tiểu học trên địa
bàn thành phố Hà Nội là:
- Yên Hòa (quận Cầu Giấy)
- Tô Vĩnh Diện (quận Đống Đa)
- Kim Liên (quận Đống Đa).
5
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu tài liệu, nhằm khái quát được
hệ thống cơ sở lý luận, các quan điểm chỉ đạo phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Lập phiếu điều tra dành cho học sinh
để thu nhận những quan điểm, thái độ đánh giá của các em trước vấn đề BLHĐ.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được sử dụng để thông qua
trò truyện, thu thập những thông tin sống động, cụ thể hơn về nhận thức cũng
như hành vi BLHĐ của các em.
- Phương pháp quan sát: Phương pháp này được sử dụng nhằm bổ trợ cho
các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn trong việc
tìm hiểu thái độ của các em học sinh về vấn đề BLHĐ.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả
điều tra khảo sát. Kết hợp việc sử dụng các phần mềm ứng dụng cho nghiên cứu
định lượng như SPSS và Excel để xử lý số liệu thu thập được từ các phương
pháp trên.
+ Tính tỉ lệ % đối với những câu hỏi lựa chọn 1 trong những phương án
cho trước.
Tỉ lệ % = số lượng ý kiến / Số lượng khách thể x 100
+ Tính điểm trung bình đối với những câu hỏi phải lựa chọn 1 trong 3
hoặc 4 mức độ.
Công thức tính giá trị TB: X = Tổng số điểm ở các mức độ / Tổng số
khách thể
Khi tính điểm chúng tôi quy ước theo nguyên tắc sau:
Mức 1: 3 điểm

Mức 2: 2 điểm
Mức 3: 1 điểm
Ứng với cách cho điểm như trên, chúng tôi quy ước như sau:
Mức 1: (cao), Điểm trung bình (ĐTB) từ 2.41  3.0
(đồng ý, nhiều lần…)
Mức 2: (trung bình), Điểm trung bình (ĐTB) từ 1.71  2.4
6
(Đồng ý một phần, ít khi,….)
Mức 3: (thấp), Điểm trung bình (ĐTB) từ 1.0  1.7
(Không bao giờ, không đồng ý…)
Những câu hỏi ở 4 mức độ trả lời thì tùy theo sự lựa chọn ở các mức độ
mà cho điểm:
Mức 1: 4 điểm (chấp nhận)
Mức 2: 3 điểm (chấp nhận một phần lớn)
Mức 3: 2 điểm (chấp nhận một phần nhỏ)
Mức 4: 1 điểm (không thể chấp nhận)
Ứng với cách cho điểm như trên, chúng tôi quy ước như sau:
Mức 1: (cao nhất), X (ĐTB) từ 3.3  4
(chấp nhận …)
Mức 2: (cao), X (ĐTB) từ 2.4  3.29
(chấp nhận một phần lớn )
Mức 3: (trung bình), X (ĐTB) từ 1.7  2.39
(chấp nhận một phần nhỏ …)
Mức độ 4: (thấp), X (ĐTB) từ 1.0  1.69
(không thể chấp nhận …)
Chương 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu hành vi BLHĐ
Những năm gần đây, hiện tượng bạo lực học đường được công bố trên

nhiều các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là một nét mới của báo chí
7
Việt Nam nhằm góp phần lên án và ngăn chặn những vụ việc tiêu cực trong xã
hội.
Tình trạng bạo lực học đường đã trở thành vấn đề nóng bỏng hiện nay
của toàn xã hội. Đây là vấn đề cấp bách, cần có sự chung tay góp sức của toàn bộ
các lực lượng giáo dục trong xã hội. Chính vì lẽ đó mà tình trạng bạo lực học
đường đã thu hút được sự quan tâm chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà xã
hội học, nhà giáo dục…. cùng tham gia tìm hiểu nguyên nhân cũng như giải
pháp để hạn chế tình trạng này.
1.1.1 Những nghiên cứu về bạo lực học đường trên thế giới
Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái
có liên quan trực tiếp đến BLHĐ. Trên thực tế, con số này đang ngày càng tăng
lên, bạo hành trường học đang dần trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế.
Vấn đề BLHĐ đã được nghiên cứu từ những năm 70 thế kỷ trước với
các công trình nghiên cứu của Dan Olweus - nhà tâm lý học Na Uy - về những
động cơ gây nên hiện tượng bắt nạt học đường. Cũng nghiên cứu về những động
cơ bạo lực học đường, tác giả Roland (2002) đã nghiên cứu trên hơn 2 ngàn trẻ
em Na Uy và kết quả cho thấy những phát hiện khá thú vị với một số khác biệt
về giới. Ngày nay vấn đề này càng được chú ý và được coi là vấn đề xã hội
nghiêm trọng ở cả châu Âu (Clarke & Kiselica, 1997; Hoover & Juul, 1993) và
Bắc Mỹ (Hoover & Olsen, 2001; Pepler & Ziegler, 1995).
Các nghiên cứu về BLHĐ chủ yếu xoay quanh các khía cạnh như bạo
lực giữa học sinh với giáo viên, bạo lực giữa học sinh với học sinh. Giờ đây,
BLHĐ đã trở thành một vấn đề toàn cầu, được tất cả các quốc gia quan tâm.
Tại Australia
Bộ Giáo dục Bang Queensland tuyên bố vào tháng 7 năm 2009 rằng mức
độ gia tăng của bạo lực tại các trường học là "hoàn toàn không thể chấp nhận" và
thừa nhận rằng đã không thực thi đầy đủ để chống lại hành vi bạo lực. 55.000
8

học sinh đã bị đình chỉ tại các trường của bang trong năm 2008, gần một phần ba
trong số đó bởi "hành vi không đúng đắn về thể chất".
Tại Nam Australia, 175 vụ tấn công bạo lực vào các học sinh hay giáo
viên đã được ghi nhận trong năm 2008.
Tại Bỉ
Một nghiên cứu gần đây thấy rằng việc phải đối đầu với bạo lực của các
giáo viên tại vùng nói tiếng Pháp của Bỉ là một yếu tố quan trọng trong những
quyết định rời bỏ nghề giáo.
Tại Bulgaria
Sau "nhiều báo cáo trong thập kỷ vừa qua về bạo lực trường học", Bộ
Giáo dục đã đưa ra những quy định chặt chẽ hơn vào năm 2009 về hành vi của
học sinh, gồm cả ăn mặc không thích hợp, say rượu, và mang điện thoại. Các
giáo viên được trao các quyền lực mới để trừng phạt những học sinh không tuân
lời.
Tại Pháp
Năm 2000 Bộ Giáo dục Pháp tuyên bố rằng 39 trong 75.000 vụ bạo lực
học đường là "bạo lực nghiêm trọng" và 300 là "có bạo lực ở một số mức độ".
Tại Nhật Bản
Một cuộc điều tra của Bộ Giáo dục cho thấy các học sinh tại các trường
công có liên quan tới một số vụ bạo lực năm 2007—52.756 trường hợp, tăng
khoảng 8.000 so với năm trước đó. Trong tới 7.000 vụ, các giáo viên là đối
tượng bị tấn công.
Tại Ba Lan
Năm 2006, sau một vụ tự sát của một cô gái sau khi bị quấy nhiễu tình
dục tại trường, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ba Lan, Roman Giertych, đã tung ra một
cuộc cải cách trường học "không khoan dung". Theo kế hoạch này, các giáo viên
sẽ có vị thế pháp lý như các nhân viên dân sự, khiến việc thực hiện hành động
9
bạo lực chống lại họ bị trừng phạt với những mức độ cao hơn. Hiệu trưởng sẽ,
trên lý thuyết, có thể gửi những học sinh hung hãn tới thực hiện phục vụ cộng

đồng và cha mẹ của các học sinh đó cũng có thể bị phạt. Các giáo viên không
phản ánh các vụ bạo lực ở trường có thể phải đối mặt với một án tù.
Tại Nam Phi
Cao uỷ Nhân quyền Nam Phi đã thấy rằng 40% trẻ em được phỏng vấn
nói rằng chúng từng là các nạn nhân của tội phạm tại trường học. Hơn một phần
năm số vụ tấn công tình dục vào trẻ em Nam Phi được phát hiện diễn ra tại
trường học. Việc phải đương đầu với bạo lực gia đình, băng đảng và ma tuý để
lại dấu ấn lâu dài trong tính cách của học sinh.
Tại Anh Quốc
Một cuộc điều tra của chính phủ năm 1989 thấy rằng 2% giáo viên thông
báo từng phải đối mặt với sự gây hấn thể chất. Năm 2007 một cuộc điều tra
6.000 giáo viên bởi công đoàn giáo viên NASUWT thấy rằng hơn 16% tuyên bố
đã từng bị tấn công thể chất bởi các học sinh trong hai năm trước đó. Theo các
thống kê của cảnh sát thông qua một yêu cầu Tự do Thông tin, năm 2007 có hơn
7.000 trường hợp cảnh sát được gọi tới để giải quyết các vụ bạo lực trường học
tại Anh.
Tháng 4 năm 2009 một hiệp hội giáo viên khác, Hiệp hội Giáo viên và
Giảng viên, đưa ra các chi tiết một cuộc điều tra với hơn 1.000 thành viên của
mình với kết quả gần một phần tư trong số họ từng là đối tượng bạo lực thể chất
của một học sinh.
Tại Wales, một cuộc điều tra năm 2009 thấy rằng 20% giáo viên thống
báo đã từng bị tấn công trong lớp học. 49% từng bị đe doạ tấn công.
Tại Hoa Kỳ
Theo Trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục Mỹ, bạo lực học đường
là một vấn đề nghiêm trọng. Năm 2007, năm gần nhất có dữ liệu tổng thể, một
10
cuộc điều tra toàn quốc, được tiến hành hai năm một lần bởi Các Trung tâm
Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) và có những mẫu đại diện của các
học sinh trung học Hoa Kỳ, thấy rằng 5.9% học sinh mang theo một loại vũ khí
(như súng, dao, vân vân) vào trường học trong 30 ngày trước thời điểm điều tra.

Tỷ lệ này ở nam lớn gấp ba lần nữ. Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 7.8% học
sinh trung học được thông báo đã bị đe doạ hay bị thương tích bởi một vũ khí
trong trường học ít nhất một lần, với tỷ lệ cao trong nam lớn gấp hai lần nữ.
Trong 12 tháng trước cuộc điều tra, 12.4% học sinh từng tham gia vào một vụ
đánh nhau tại trường ít nhất một lần. Tỷ lệ nam cũng cao gấp hai lần nữ. Trong
30 ngày trước cuộc điều tra, 5.5% học sinh được thông báo bởi họ không cảm
thấy an toàn, họ đã không tới trường ít nhất một ngày. Các tỷ lệ này ở nam và nữ
xấp xỉ bằng nhau.
Dữ liệu mới nhất của Mỹ về tội phạm bạo lực trong đó các giáo viên là
mục tiêu cho thấy 7% (10% tại các trường đô thị) giáo viên năm 2003 là đối
tượng bị đe doạ bởi học sinh. 5% giáo viên tại các trường đô thị bị tấn công thể
chất, với những tỷ lệ thấp hơn tại các trường ngoại ô và nông thôn. Các thành
viên khác trong trường cũng có nguy cơ bị tấn công bạo lực, với các lái xe buýt
trường học là những người dễ bị nguy cơ.
Bên cạnh những điều tra về thực trạng BLHĐ trên các quốc gia thì
những nguyên nhân của tình trạng này cũng rất được các nhà tâm lý học quan
tâm.
- GS-TS Amal Sedky Winter - chuyên gia tâm lý hàng đầu của Mỹ đưa ra
ý kiến rằng: “Từ năm 1960 đến nay, đã có nhiều chương trình nghiên cứu tình
trạng bạo lực học đường. Kết quả nghiên cứu ấy cho thấy: những cảnh bạo lực
trên phim ảnh có tác động nhất định đến người lớn và trẻ em. Khi nào còn phô
diễn những cảnh bạo lực thì con em chúng ta sẽ lãnh đủ, ngay cả trong trường
học.
11
Trong gia đình, trẻ chứng kiến những cảnh bạo lực thì khi lớn lên, chúng
cũng thường dùng bạo lực để giải quyết những vấn đề của mình. Chúng ta đang
sống trong một giai đoạn mà bạo hành rất phổ biến. Đọc tin tức báo chí, các bạn
cũng thấy tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng.”
- Theo nhận định của chuyên gia tâm lý người Đức thì nguyên nhân
chính là do: học sinh bị ức chế tâm lý do sức ép phải đạt kết quả cao trong học

tập và phải tham gia khối lượng lớn các sinh hoạt ngoại khóa. Ngoài ra, hình
ảnh bạo lực trên phim, các cuộc đọ súng trong game, các tin tức liên quan đến tệ
nạn xã hội cũng trực tiếp tác động đến tâm lý học sinh.
- Hình ảnh bạo lực, game bạo lực: Bernd Holthusen, một nhà nghiên cứu
về ngăn ngừa tội phạm tại viện Nghiên cứu Thanh niên ở Munich cho rằng,
những hình ảnh bạo lực tràn lan là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng phạm tội của trẻ vị thành niên.
- Việc tiếp xúc với bạo lực gia đình, bạo lực trường học và các loại thuốc
gây nghiện: đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bạo lực học
đường ngày một gia tăng, đặc biệt là nạn bạo lực tình dục trong học đường.
- Các nhân tố rủi ro:Welch và Sheridan (1995), xác định những trẻ có
nguy cơ có hành vi bạo lực là những trẻ:
+ Vì những điều kiện kinh tế, văn hóa, thể chất, y tế mà bị từ chối hoặc chỉ
có cơ hội và nguồn lực tối thiểu trong các điều kiện sống
+ Thất bại trong việc trong việc trở thành một thành viên có ý nghĩa của
cộng đồng.
Mỗi cá nhân có một mức độ nhất định rủi ro trong cuộc sống nhưng
số lượng, kiểu loại, thời gian kéo dài của các rủi ro cũng như mức độ trầm trọng
của các rủi ro đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ sự phát triển của cá nhân. Các
yếu tố rủi ro có thể phân chia thành 2 nhóm: các yếu tố bên trong (cá nhân)
12
và yếu tố bên ngoài (gia đình, trường học, cộng đồng và nhóm bạn cùng tuổi)
(Catalano, Loeber & McKiney 1999. Hawkin et all 2000)
- Môi trường gia đình có liên quan đến bạo lực học đường: báo cáo của
Quỹ Quyền Hiến pháp cho rằng bạo lực trong gia đình, tình trạng nghiện rượu
của cha mẹ, lạm dụng thể chất và lạm dụng tình dục có thể dẫn tới bạo lực học
đường như là sự di chuyển bạo lực từ môi trường này sang môi trường khác
thông qua việc trẻ coi bạo lực là hành động chấp nhận được. Kỷ luật thô bạo của
cha mẹ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực ở trẻ. Mô hình tường
tác xã hội của Gerald - Patterson giải thích hành vi bạo lực bằng mối liên hệ

giữa việc cưỡng bức ở mẹ với phản ứng của trẻ và sự hình thành hành vi hung
hãn. Lý - thuyết kiểm soát của Hirschi (1969) cho rằng trẻ có sự gắn bó kém với
cha mẹ sẽ có nguy cơ thực hiện hành vi bạo lực nhiều hơn cả trong và ngoài
trường học. Một số yếu tố thuộc về gia đình như cha mẹ phạm tội, giáo dục
cưỡng bức của gia đình, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, mâu thuẫn gia đình,
ngược đãi hoặc không chấp nhận đối với tẻ là các yếu tổ rủi ro có thể dẫn tới
hành vi bạo lực (Parterson, Fortgat & Miller 1998).
+ Môi trường xã hội gần gũi: cộng đồng xã hội nơi trẻ sinh sống cũng
được coi là có liên quan đến hành vi bạo lực của trẻ. Các cộng đồng với tỷ lệ tội
phạm cao, cách ứng xử bạo lực phổ biến có thể dạy trẻ các hành vi hung hãn.
Việc tiếp xúc của trẻ với bạn bè hung hãn cũng góp phần gia tăng hành vi bạo
lực.
+ Môi trường học đường: Flannery (1997) liệt kê một loạt các yếu tố rủi
ro có thể gây ra bạo lực học đường như: tỷ lệ học sinh trên giáo viên cao, trường
học có nhiều tiền sự bạo lực, trường học tại đô thị, quản lý không nhất quán.
Việc bỏ qua các hành vi bạo lực của học sinh từ phía giáo viên có thể coi như sự
thưag nhận “quyền” của học sinh tự giải quyết vấn đề bằng bạo lực (Furlong &
Morrison, 2000). Theo Hirschi, sự gắn bó với trường học cũng có liên quan đến
13
nguy cơ bạo lực học đường. Có sự tương quan nghịch giữa kết quả học tập với
hành vi chống đối và bạo lực. Sự tương tác trong trường học cũng là yếu tố cần
quan tâm. Nghiên cứu cho thấy giáo viên tương tác với học sinh có nguy cơ cao
(có hành vi bạo lực) ít hơn 2 lần so với các học sinh khác và giáo viên cũng “ra
lệnh” mang tính tiêu cực nhiều hơn đối với các đối tượng này (Wehby at all
1993).
Nghiên cứu của Qing Li đã đề xuất mô hình lý thuyết về bắt nạt và bạo lực
học đường với 5 yếu tố: Thể chất, xã hội, xúc cảm, các biến số bạo lực học
đường khác và nhóm các yếu tố như lực học, sự thành công trong học tập.
Nghiên cứu thực trạng để kiểm định mô hình lý thuyết được tiến hành ở học sinh
từ lớp 7 đến lớp 12 một số trường ở Trung Âu và cho thấy có mối liên hệ giữa

các biến số đó.
Tần xuất bỏ học, việc dừng học cũng là các chỉ báo cho hành vi bạo lực.
* Từ các nghiên cứu về nguyên nhân BLHĐ, các nhà tâm lý học trên thế
giới cũng quan tâm tới việc tìm ra các giải pháp ngăn chặn BLHĐ
Các nghiên cứu (Bilchik 1997, Dodge 1999, Hawkin 2000) cho - thấy:
ngăn chặn mới là biện pháp tốt nhất để làm giảm tần suất của các hành vi chống
đối xã hội và hành vi bạo lực. Các chiến lược ngăn chặn có thể là:
- Chiến lược cấp xã hội: giảm truyền thông bạo lực, thay đổi điều kiện
văn hóa xã hội có thể gây bạo lực.
- Chiến lược trường học: các biện pháp ngăn ngừa và can thiệp tại học
đường như tổ chức học tập hợp tác, đề cao ứng xử tốt, giám sát tại trường học,
nâng cao kỹ năng phát hiện và xử lý sớm cho giáo viên, huấn luyện kỹ năng xã
hội cho trẻ có nguy cơ.
- Chiến lược gia đình: làm giảm hung hãn của trẻ với sự tham gia của các
bà mẹ.
14
- Chiến lược cá nhân: hướng tới 2 nhóm đối tượng: nhóm hung hãn để
giảm bớt và ngăn chặn hành vi bạo lực và nhóm nguy cơ để tăng cương khả năng
tự bảo vệ như giải quyết xung đột và thảo luận theo nhóm. Ở Canada, đã thiết lập
trong trường học hệ thống chẩn đoán tâm lý của học sinh. Việc này đang được
tiến hành ngày một kỹ càng hơn vì kết quả xét nghiệm độ hung hãn của từng học
sinh giúp cho công tác chống bắt nạt trong nhà trường ngày một hữu hiệu.
- Các hoạt động vui chơi: thiết kế nhiều trò chơi trên máy tính, rèn cho
học sinh kỹ năng chống bắt nạt trong nhà trường, trên đường phố, khuyến khích
các em tham gia những trò chơi tập thể trên lớp, dựng những vở kịch, viết văn,
làm thơ, tham gia thảo luận về đề tài chống bắt nạt, hóa giải hành động, thái độ
hung hãn. Đã xây dựng những quy tắc hành vi cho những em thường rơi vào tình
thế bị nạt, và những em có xu hướng dùng bạo lực giải quyết tranh chấp, những
em có tính thích trêu chọc bạn bè quá mức… Ở Trung Hoa vẫn kiên trì phương
thức học tổ nhóm, kèm cặp nhau trong học tập, tương trợ nhau trong cuộc sống,

ở điều kiện cho phép. Ở Australia đã thiết lập cơ chế bảo hộ, phân công một em
lớn đưa đón một em lớn đưa đón một em nhỏ tới trường. Nét chung của các
chương trình chống bắt nạt quốc tế là sự tỷ mỷ, chu đáo, có hệ thống và tôn trọng
nhân cách của học sinh và phụ huynh.
Như vây, BLHĐ là một vấn đề nóng bỏng được quan tâm trên thế giới.
BLHĐ bao hàm trong nó nhiều khía cạnh đáng quan tâm như bạo lực giữa học
sinh và giáo viên, bạo lực giữa học sinh với học sinh, những nguyên nhân của
BLHĐ và các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn BLHĐ. Các khía cạnh đó phần
nào đã được các tác giả trên thế giới đề cập tới trong các nghiên cứu của mình.
Tuy nhiên, về phương diện tâm lý học thì đây vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ
và cần được nghiên cứu nhiều hơn.
1.1.2 Những nghiên cứu về bạo lực học đường tại Việt Nam
15
Gần đây nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra liên tục ở Việt Nam, kể cả
nữ giới, điều này đã làm mất đi cái nết của nhà trường. Nhà trường và phụ huynh
học sinh vẫn chưa có biện pháp giải quyết tình hình. Nhiều phụ huynh học sinh
phải gắng nhịn vì không muốn con mình bị trả thù, có một số học sinh cũng
không dám kể với ai khi bị bạn đánh vì sợ sẽ bị đánh nhiều hơn. Nhà trường
cũng không thể làm gì được, không thể đuổi học vì chính sách nhà nước là chống
mù chữ, nên khi biết học sinh giang hồ còn gây ra thêm nhiều vụ ẩu đả, nhà
trường còn khá lúng túng trong việc xử lý cho ổn thỏa và triệt để.
Tại hội thảo “Bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà trường hiện nay
– thực trạng và giải pháp” do Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí
Minh phối hợp với trung tâm tư vấn FDC tổ chức ngày 27/5/2009 tại thành phố
Hồ Chí Minh đã đưa ra con số thống kê như sau: Ở Việt Nam, tỉ lệ người phạm
tội ở tuổi vị thành niên ngày một tăng, theo thống kê của Viện KSND Tối cao;
năm 1986 có 3.607 người; năm 1996 có 11.726 người. Tệ nạn xã hội trong giới
học đường theo chiều mũi tên đi lên; năm 2004 có 600 học sinh sinh viên nghiện
ma túy; năm 2007 tăng gấp đôi (1.234 người).
Khảo sát trên 1.000 học sinh do Viện Nghiên cứu Môi trường và Các

vấn đề xã hội tiến hành mới đây cho thấy, có tới 95% các em nhận thức chưa
đúng về kỹ năng sống; 77,7% chưa bao giờ được đào tạo tập huấn về vấn đề này.
Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra
xung đột, như không ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì
lí do tình cảm (13,3%). Đáng lo ngại là, có những lý do không thể hình dung
được, ví dụ: người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%).
Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực học đường, đó là sự cổ vũ
của bạn bè, trong đó có các nam sinh.
Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình
thức nào là chủ yếu?”, thì có tới 1/2 số em cho biết, thường “đánh tập thể”. Điều
16
này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có
tính chất lây lan theo nhóm bạn, cũng có nghĩa rằng, đa số học sinh coi chuyện
đánh nhau bình thường. Thậm chí, nhiều em còn đứng ngoài xem và cổ vũ đánh
nhau, như là cổ vũ bóng đá.
Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, có 1/3 không sử dụng phương
tiện nào, các em có thể túm tóc, cào cấu, xé áo, và lăng nhục Cách hành hung
này tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất, nhưng lại
gây ra những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân.
Còn một phương tiện nữa, mang tính chất bạo lực về tinh thần, đó là sử
dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet
như là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích của mình.
Tuy khảo sát không đề cập đến vấn đề này, nhưng thông qua số lượng các video
clip xuất hiện trên mạng, có thể thấy cách thức này ngày càng được sử dụng phổ
biến.
Khảo sát này cũng đặc biệt quan tâm tới thái độ của cha mẹ khi con cái
có hành vi bạo lực, bởi điều này có ảnh hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lý và
việc điều chỉnh hành vi của các em. Kết quả thật đáng buồn: Có 41,7% các em
nói rằng bị cha mẹ “mắng chửi và đánh”; 9,4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ nhàng”;
6,3% yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có đến 42,6% nói rằng “cha mẹ không quan

tâm đến hành vi đánh nhau của con gái”.
Về thái độ của những người xung quanh, gần như trong các clip đều thể
hiện thái độ bàng quan, vô cảm của những bạn trẻ đứng xung quanh, gần như
những người chung quanh chỉ hò reo, cổ vũ, thậm chí chăm chú quay video mà
không hề có sự can thiệp, ngăn cản hoặc tìm cách cứu giúp nạn nhân. Thái độ
này nếu không được quan tâm kịp thời sẽ dần hình thành trong các tâm lý của
lứa tuổi các em thói quen thờ ơ trước cái xấu, thậm chí còn vô tình đồng lõa
trước cái xấu đang diễn ra quanh mình.
17
Hàng loạt các nguyên nhân dẫn tới bạo lực ở môi trường học đường
được chuyên gia tâm lý, thầy cô mang ra “mổ xẻ” tại buổi hội thảo Phòng chống
bạo lực trong nhà trường do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
tổ chức ngày 9/4/2010 tại thành phố Hồ Chí Minh
Theo TS. Nguyễn Thị Bích Hồng, Phó trưởng Khoa Tâm lý Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: “Điểm xuất phát của tình trạng bạo lực
học đường ngày càng lan tràn như hiện nay là sự cô đơn bế tắc của trẻ. Cha mẹ
chạy theo kinh tế, thầy cô chạy theo giờ hành chính, người lớn thiếu lòng yêu trẻ
khiến các em không gần gũi, chia sẻ”.
PGS.TS Trần Tuấn Lộ, Trưởng khoa Tâm lý ĐH Văn Hiến, khẳng định:
“Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma
lực của những trò chơi chém giết trong game, đồng thời cũng bị "nhiễm khuẩn”
từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội. Chính người lớn
đã góp phần không nhỏ làm tăng thêm tính hung hãn, côn đồ ở trẻ”.
Nhiều ý kiến khác cho rằng giáo dục trong nhà trường hiện thiên về dạy
chữ hơn dạy làm người. Một số giáo viên vẫn chưa gương mẫu, có những hành
vi xúc phạm, xâm hại học sinh. Hiện tượng đối xử không công bằng làm các em
bức xúc rồi trở nên quậy phá như một cách lấy lại cân bằng.
Về phía gia đình, nhiều bậc cha mẹ có tư tưởng khoán trắng việc giáo
dục con cái cho nhà trường. Chính sự thiếu chăm sóc về mặt tình cảm của cha
mẹ khiến trẻ có hành vi bạo lực để được cha mẹ quan tâm.

TS. Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng trường Cán Bộ thành phố, chỉ
ra rằng: “Các giá trị xã hội đang thay đổi. Thế hệ trẻ chưa được giáo dục một
cách bài bản đồng bộ nên một bộ phận không nhỏ bị khủng hoảng, tiếp thu
những giá trị ảo không đúng với chuẩn mực của xã hội”.
Theo TS. Đinh Phương Duy, biện pháp tốt nhất để “tiêu diệt” tận gốc
nạn bạo lực ở trẻ cần thiết phải kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
18
Bên cạnh đó cần nghiên cứu bài bản tâm sinh lý lứa tuổi của học trò ngày nay,
những nghiên cứu trước đây đã không còn phù hợp với các em trong một điều
kiện xã hội mới.
Còn TS. Bích Hồng nhấn mạnh: “Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến
con và trực tiếp bảo vệ con mình bằng cách trang bị cho các em có được những
kỹ năng sống cơ bản. Cha mẹ phải là người thầy đầu tiên của trẻ”. Cũng theo TS
Bích Hồng thì, tránh việc đưa những trẻ quá cá biệt vào các Trung tâm giáo
dưỡng vì “cần nhìn thẳng vào vấn đề để thấy rằng chúng ta cần cảm hóa chứ
không phải trừng phạt.”
Theo ý kiến của ông Lê Ngọc Trung, trợ lý thanh niên Trường Thiếu
sinh quân, huyện Củ Chi, thì: Nhà trường cần phải nắm được danh sách các học
sinh cá biệt có nguy cơ gây bạo lực để thường xuyên chia sẻ, giáo dục các em.
Gia đình cần làm bản cam kết giáo dục nghiêm chỉnh con em mình tại nhà.
Những gia đình có con em vi phạm cần thiết phải xử lý hành chính. Bên
cạnh đó chính quyền địa phương cũng cần thiết phải nắm được hoàn cảnh của
từng gia đình có con em đang theo học tại các trường trên địa bàn.
Theo số liệu được đưa ra tại "Hội thảo giải pháp phòng ngừa từ xa và
ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau" do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
ngày 28/07/2010 thì trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến ngày diễn ra hội
thảo, các trường trên toàn quốc đã xử lý kỷ luật, khiển trách gần 900 học sinh,
buộc thôi học hơn 730 học sinh và cảnh cáo gần 1.600 học sinh do tham gia vào
các vụ đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Riêng năm học 2009 - 2010 xảy ra
7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người.

Tóm lại, BLHĐ hiện một vấn đề nóng, rất đáng được quan tâm với nhiều
nghiên cứu trên thế giới và cả ở Việt Nam. Những nghiên cứu về BLHĐ chủ yếu
nghiêng về khía cạnh bạo lực giữa học sinh và học sinh, với những mô tả và số
liệu cụ thể, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng BLHĐ.
19
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Bạo lực học đường
1.2.1.1 Bạo lực
● Khái niệm bạo lực
Trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về bạo lực. Lâu nay khái
niệm bạo lực vẫn thường được hiểu theo nghĩa hẹp của chuyên ngành chính trị
học. Với cách định nghĩa như vậy bạo lực vẫn thường được hiểu vói tính chất
của một phương thức vận động chính trị. “Bạo lực là dùng sức mạnh để trấn áp,
lật đổ” (Từ điển Tiếng Việt, 2003). “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, chống
lại lực lượng đối lập hay lật đổ chính quyền” (Đại Từ điển Tiếng Việt, 1998)
Tuy nhiên không phải mọi hình thức bạo lực trong xã hội đều mang tính
chính trị, hướng vào việc lật đổ các đảng nhóm phe phái chính trị. Người ta có
thể dùng bạo lực để hành xử với nhau trong cuộc sống hàng ngày vì rất nhiều lí
do. Như vậy có thể nói rằng bạo lực là một hiện tượng xã hội. Nó là một phương
thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử.
Với bản chất sử dụng sức mạnh với nhau trong các mối quan hệ xã hội,
bạo lực cũng có thể là những hình thức chém giết, đánh đập, triệt hạ nhau về mặt
thân xác, nhưng cũng có thể là trấn áp, đe dọa, gây sức ép về mặt tinh thần, tâm
lý. Chính vì vậy mà nhân loại tiến bộ từ lâu đã coi bạo lực là hành vi sai lệch.
Nhiều học thuyết đã đề cao lòng vị tha, khoan dung, tuyên truyền cho tư tưởng
“bất bạo động”. Nhiều tôn giáo còn kêu gọi lòng nhân ái không chỉ giữa con
người với nhau mà còn xót thương cả tới vạn vật sinh linh.
Theo trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì: Bạo lực là hành vi sử
dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại hoặc giết một ai
đó.


Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc xung đột, ví dụ hai quốc
gia có thể gây chiến với nhau nếu các nỗ lực ngoại giao bất thành.
20
Bạo lực ở con người là một trong những chủ đề nghiên cứu của tâm lý
học và xã hội học. Nhà sinh vật học thần kinh Jan Volavka nhấn mạnh rằng
"hành vi bạo lực được định nghĩa như hành vi gây hấn thể chất một cách cố ý
chống lại người khác".
Các nhà khoa học đồng ý với quan điểm bạo lực là cái vốn hữu ở con
người. Đối với người tiền sử, đã có những bằng chứng khảo cổ chứng minh cả
bạo lực lẫn hòa bình là những đặc tính sơ khai của con người.
Vì bạo lực là một vấn đề của nhận thức và là hiện tượng có thể đo lường
được, các nhà tâm lý học phát hiện ra sự khác nhau trong cách con người nhận
thức một hành vi là 'bạo lực'. Ví dụ, trong một nhà nước mà tử hình là một hình
phạt được hợp pháp hóa, người ta thường không nhận thức người hành quyết là
'bạo lực'. Vì vậy, cách chúng ta hiểu bạo lực có liên quan tới mối quan hệ người
gây hấn-nạn nhân mà chúng ta nhận thức được. Do đó, các nhà tâm lý học đã
chứng minh rằng con người không coi hành vi sử dụng sức mạnh thể chất nhằm
tự vệ là bạo lực, cả kể trong trường hợp sức lực được sử dụng lớn hơn cả hành vi
gây hấn ban đầu.
James Gilligan thì cho rằng bạo lực thường được tìm đến như là một liều
thuốc giải độc cho điều xấu hổ và sự làm nhục. Việc sử dụng bạo lực nhằm bảo
vệ thể diện và danh dự, đặc biệt là với nam giới, những người tin rằng bạo lực
thể hiện tính đàn ông.
Steven Pinker trong bài báo với tựa đề “The History of Violence” trên
The New Republic đưa ra bằng chứng cho rằng mức độ và tính tàn nhẫn của bạo
lực lên con người và động vật đã giảm trong các thế kỷ qua.
Tâm lý học tiến hóa đưa ra một vài lời giải thích cho bạo lực con người
trong nhiều bài viết. Goetz (2010) cho rằng con người cũng tương tự như hầu hết
các loài động vật có vú và sử dụng bạo lực trong những tình cảnh cụ thể. Goetz

viết rằng phần lớn vụ giết người thường bắt đầu từ những tranh cãi bình thường
21
giữa những người đàn ông không liên quan đến nhau và rồi leo thang lên bạo lực
và chết chóc. Ông cho rằng những xung đột như vậy xảy ra khi có tranh cãi về vị
thế giữa những người đàn ông cùng vị thế. Nếu có sự khác nhau lớn về địa vị
ngay từ ban đầu, cá nhân có địa vị thấp hơn thường không dám thách thức và nếu
có thách thức thì cũng bị cá nhân có địa vị cao hơn phớt lờ. Trong cùng một môi
trường có khoảng cách bất bình đẳng lớn, các cá nhân ở đấy có thể sử dụng bạo
lực để dành được vị thế cao hơn.
Trong “Tuyên ngôn về loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ” do Đại hội
đồng Liên hiệp quốc thông qua năm 1993 cho rằng, bạo lực trong gia đình đối
với phụ nữ bao gồm “bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn
đến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn thất về thân thể, về tình dục, hay tâm
lý, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động
như vậy, sự cững bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do (của phụ nữ), bất
kể trong đời sống riêng tư hay bên ngoài cộng đồng.” diễn ra trong gia đình
(United nations, 1995: 73).
Từ những quan điểm trên về bạo lực, tôi thực hiện nghiên cứu này dựa
trên quan điểm: bạo lực là dùng sức mạnh, quyền lực, lời nói để làm tổn
thương, xâm hại tới thể chất cũng như tinh thần của người khác.
● Các hình thức của bạo lực.
Bạo lực gồm có nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau, ta có thể nhắc
tới hai loại bạo lực được nói đến nhiều hơn cả là bạo lực thân thể và bạo lực tinh
thần.
+ Bạo lực thân thể (còn gọi là bạo lực thể chất): Bạo lực thân thể chiếm
khoảng 80% trong các tình huống bạo lực. Đây là loại bạo lực mà người gây ra
bạo lực dùng sức mạnh cơ bắp hoặc những công cụ, vũ khí để gây nên sự đau
đớn đối với nạn nhân. Hình thức phổ biến của dạng bạo lực này là bất cứ sự
đụng chạm thân thể nào mà bạn không muốn, ngăn trở bạn bằng bất cứ cách nào,
22

ngăn bạn lại không cho đi, giữ hoặc ôm chặt bạn khi bạn không muốn, bóp cổ,
đá, đấm, tát, đánh bạn. Hình thức bạo lực này thường để lại dấu tích trên thân thể
nạn nhân, xem như là “bằng chứng tội ác” của người gây ra bạo lực và họ dễ bị
xử lý bởi pháp luật.
+ Bạo lực tinh thần/ tâm lý: Bạo lực tinh thần sẽ tạo ra nỗi sợ hãi tâm lý
và đính kèm theo là nỗi khủng hoảng sâu nặng bên trong nạn nhân của nó. Cảm
giác bị nhục mạ nhân phẩm dẫn đến tình trạng ngột ngạt khó thở. Con người vốn
có nhu cầu cơ bản bằng truyền thông ngôn ngữ, chữ viết, lời nhắn tin, mà người
có hành vi bạo lực lại không muốn tiếp nhận, kháng cự, không tạo cơ hộ cho nạn
nhân được giải bày, thì người đó đang giết nạn nhân của mình bằng một hành
động rất nguy hiểm mà không cần bấtkỳ loại vũ khí nào. Bạo lực tinh thần là một
trong những bạo lực nguy hại nhất bởi vì nó được đạo diễn một cách tinh vi,
ngấm ngầm, nạn nhân không hiểu đầu đuôi, nguyên nhân từ đâu. Cho nên trạng
thái chết dần chết mòn, đau lịm đe doạ ám ảnh nạn nhân thậm chí suốt cả cuộc
đời.
Những hành vi bạo lực này rất khó phát hiện và pháp luật cũng rất khó
có thể can thiệp.
+ Một hình thức nữa của bạo lực đó là bạo lực xã hội bao gồm các dạng
như :
- Làm bạn bẽ mặt hoặc phớt lờ bạn ở những nơi công cộng
- Không cho bạn gặp gỡ bạn bè
- Không cư xử tốt với bạn bè của bạn
- Gây chuyện cãi lộn
- Thay đổi nhân cách với những người khác
1.2.1.2 Bạo lực học đường
● Bạo lực học đường là gì?
23
Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang
có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em
tìm cách tự trả thù theo kiểu “xã hội đen” mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy

cô, nhà trường.
Hiện tượng học sinh đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những
hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc
lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Mâu thuẫn thường không lớn
nhưng lại được học sinh sử dụng những biện pháp đánh nhau có vũ khí, thậm chí
nguy hiểm đến tính mạng. Điều này rất đáng báo động và được xem như một tệ
nạn cần được xã hội nghiêm túc nhìn nhận và có biện pháp xử lý. Nguyên nhân
của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối
tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều
học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội
và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng
ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến
việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.
Như vậy, bạo lực học đường là dùng sức mạnh, quyền lực, lời nói để
làm tổn thương, xâm hại tới thể chất cũng như tinh thần của người khác
trong phạm vi nhà trường, giữa học sinh với giáo viên hay giữa học sinh với
học sinh.
● Những hậu quả của bạo lực học đường
Những hành vi bắt nạt được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn
thương thể chất hoặc tâm lý cho nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
học tập chung vì các em học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong
chính ngôi trường của mình.
Các em bị bắt nạt lại thường bị cô lập nên không muốn đến trường vì
những bạn bè khác sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ đáng ghét”
24
hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân bị
bắt nạt. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu việc học tập, còn có
tác hại rất lớn đến sự phát triển của các em, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc. Các
em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những điều sẽ gây khó
khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã ở tuổi trưởng thành.

Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia bắt nạt cũng bị ảnh
hưởng. Chứng kiến sự bắt nạt các em sẽ cảm thấy lo lắng và sợ hãi, và nếu thấy
những kẻ bắt nạt không hề bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa
theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ đi bắt nạt
trong tương lai. Những cuộc thăm dò (Educational Psychology Review) đã cho
thấy rằng những em chứng kiến mà im lặng thì 33% cảm thấy giận dữ nhưng bất
lực, cho rằng lẽ ra các em nên làm gì đó nhưng đã không dám làm; 24% cho rằng
việc đó chẳng liên quan gì đến các em, điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ
tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người
khác.
Nhiều nghiên cứu thực hiện ở các nước Bắc Mỹ, một số nước Châu Âu,
và Châu Á đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi thường xuyên bắt
nạt người khác ở thời niên thiếu của một cá nhân với những hành vi phạm pháp
hoặc thiếu khả năng duy trì những mối quan hệ tốt sau này khi cá nhân đó trưởng
thành (theo Bulach, Fulbright, and Williams. Instructional Psychology, 2003).
Đồng thời, một em học sinh bị bắt nạt thường xuyên có thể đi đến tự tử hoặc nổi
loạn để trả thù (như việc đâm hoặc bắn chết hàng loạt bạn đồng học). Việc bắt
nạt dẫn đến những vụ bạo hành chấn động đã gây lo lắng cho các nhà lập pháp
đến nỗi vào tháng 7-1999 bang Georgia của Mỹ đã phải ban hành bộ luật liên
quan đến bắt nạt.
1.2.2 Hành vi bạo lực học đường
25

×