Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hành vi bạo lực học đường qua khảo sát ý kiến học sinh một số trường phổ thông tại TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.96 KB, 8 trang )

HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƢỜNG QUA KHẢO SÁT Ý KIẾN
HỌC SINH MỘT SỐ TRƢỜNG PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Phổ thông*
1. Đặt vấn đề
Bạo lực học đƣờng (BLHĐ) là vấn đề đƣợc cả nhà trƣờng, gia đình và xã hội
quan tâm. Qua các phƣơng tiện truyền thông, ngƣời dân rất bức xúc và lo lắng khi
đƣợc thông tin về các trƣờng hợp BLHĐ trên cả nƣớc. BLHĐ xảy ra không chỉ giữa
các học sinh (HS) mà còn giữa giáo viên (GV) và HS, những cảnh bạo lực của GV đối
HS không còn xa lạ đối với xã hội.
Những hành vi BLHĐ giữa các HS đi từ những hành vi thông thƣờng nhất nhƣ
trêu chọc nhau, lấy đồ dùng của bạn đến bắt nạt, đánh đập, ức hiếp bạn đến bị thƣơng,
hay hoảng loạn tinh thần v.v….
Nghiên cứu về hành vi BLHĐ (HVBLHĐ) cần xem xét cả về góc độ tâm lý và
đạo đức để có đánh giá tổng thể và có giải pháp giáo dục phù hợp cho HS phổ thông.
Về góc độ tâm lý học, HVBLHĐ là do sự thay đổi phức tạp của tâm sinh lý tuổi
HS, do ảnh hƣởng của khách quan tác động lên một số đặc điểm tâm lý.
Về góc độ đạo đức học, HVBLHĐ là sự phá vỡ những chuẩn mực hành vi đạo
đức và dễ dàng dẫn đến vi phạm pháp luật gây rối trật tự xã hội. Bản thân HS có thể bị
ảnh hƣởng đến sự học tập, phát triển nhân cách và mang lại một hậu quả về lâu dài cho
gia đình, xã hội.
Trong phạm vi của Hội thảo, nhằm mục đích tìm hiểu thực tế vấn đề BLHĐ tại
các trƣờng phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục
phổ thông đã làm một cuộc khảo sát nhanh ý kiến của HS về HVBLHĐ giữa HS và
HS tại một số trƣờng THCS và THPT tại TP Hồ Chí Minh.
2. Kết quả khảo sát ý kiến học sinh
Đợt khảo sát thu về 297 phiếu, trong đó, HS nam chiếm 52,9% và nữ là 47,1%,
HS THCS chiếm 39,4%, THPT chiếm 60,6% (Bảng 1).

SL
%


*

Bảng 1: Về đối tượng khảo sát
Nam
Nữ
Tổng cộng
297
157
140
52,9%

47,1

100

Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. Hồ Chí Minh

185

THCS

THPT

118

179

39,7

60,3


Tổng cộng
297
100


HS trả lời một số câu hỏi nhƣ sau:
Em đã từng chứng kiến những hành vi bạo lực học đƣờng (HVBLHĐ) nào
sau đây:
HS trêu chọc nhau về hình thức bên ngoài
Giấu hoặc lấy đồ dùng của bạn
Hỏi mƣợn tiền bạn mà không trả
Đánh bạn thay vì nói chuyện để giải quyết mâu thuẫn
Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: (Bảng 2)
Bảng 2: Những hành vi bạo lực học đường (HVBLHĐ) từng chứng kiến nào sau đây
STT
1
2
3
4

Hành vi
SL câu trả lời
HS trêu chọc nhau về hình thức bên ngoài
237
Giấu hoặc lấy đồ dùng của bạn
219
Hỏi mƣợn tiền bạn mà không trả
199
Đánh bạn thay vì nói chuyện để giải quyết

175
mâu thuẫn

%
80,3
74,2
67,5
59,3

Chiếm tỷ lệ cao nhất là thói xấu trêu chọc bạn qua hình thức bên ngoài (80,3% ý
kiến (YK)), hành vi lấy đồ dùng của bạn rồi đem giấu hoặc lấy và làm mất cũng chiếm
tỷ lệ cao: có 74,2% YK. Việc mƣợn tiền rồi không trả nhƣ một hình thức trấn lột giữa
các HS cũng thƣờng xảy ra (67,5% YK). Có 59,3% YK HS từng nhìn thấy những hành
vi bạo lực nhất là đánh đập bạn.
Em đã từng là nạn nhân của HVBLHĐ chƣa? và em có tâm trạng nhƣ thế
nào?
Nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu ý kiến những học sinh từng phải chịu đựng
HVBLHĐ đã trải qua tâm trạng nhƣ thế nào. Đó là tâm trạng nhƣ lo sợ, đau buồn hay
tự ái. Cụ thể, trong số HS đƣợc khảo sát đã từng là nạn nhân của HVBLHĐ thì tâm
trạng tự ái và cảm thấy buồn khi bị trêu chọc thƣờng xảy ra nhất (35,7% và 32,3%
YK), số HS cảm thấy lo sợ chiếm 8,9% (Bảng 3).
Bảng 3: Các trạng thái tâm lý khi đã từng là nạn nhân của HVBLHĐ
STT
1
2
3

Các trạng thái tâm lý
Lo sợ
Đau buồn

Tự ái

SL câu trả lời
26
94
104

%
8,9
32,3
35,7

Có sự khác biệt về giới tính: HS nữ thƣờng trêu chọc nhau qua hình thức bên
ngoài hơn HS nam (10,7% số HS nữ so với 7% số HS nam). Tƣơng tự, HS nữ thƣờng
thể hiện tâm trạng buồn rầu, lo nghĩ khi bị BLHĐ hơn HS nam (36,4% số HS nữ so
186


với 27,3% số HS nam). Không có sự khác biệt nhiều về cấp học THCS và THPT khi
trả lời các câu hỏi.
Ngoài ra, có 48,1% số HS đƣợc hỏi không trả lời vào câu hỏi này, đó là những
HS chƣa từng là nạn nhân của BLHĐ hoặc không muốn có ý kiến về vấn đề này.
Giả định rằng, nếu bản thân em là nạn nhân của HVBLHĐ, em sẽ có những
phản ứng và hành động gì:
Biết đƣợc phản ứng và hành động của HS khi là nạn nhân của HVBLHĐ là rất
cần thiết đối với GV và phụ huynh để kịp thời ngăn chặn và giáo dục HS. Nhóm
nghiên cứu đƣa ra giả định HS bị BLHĐ để tìm hiểu ý kiến các em về phản ứng và
hành động có thể xảy ra với bản thân (Bảng 4).
Bảng 4: Hành động phản ứng nếu em là nạn nhân của HVBLHĐ
STT

1
2
3
4
5
6

Hành động phản ứng
Im lặng
Nói lại bạn
Đánh lại bạn
Báo với thầy cô giáo
Về nhà nói lại với ngƣời thân trong gia đình
Nghỉ học vì sợ

SL câu trả lời
82
114
87
121
108
10

%
27,9
38,8
29,6
41,2
36,7
3,4


Kết quả cho thấy, hành động mà HS thƣờng làm nhất là báo với GV (41,2% YK),
phản ứng tức thời bằng cách nói lại bạn chiếm 38,8% YK và về nhà nói chuyện với
ngƣời thân trong gia đình chiếm 36,7% YK. Phản ứng bạo lực nhất là đánh lại bạn
chiếm 29,6 % YK, tỷ lệ này là đáng quan tâm đối với chúng ta vì HVBL thƣờng dẫn
đến vi phạm pháp luật, gây rối an ninh trật tự trong trƣờng học và ngoài xã hội.
Ngoài ra, không nhiều HS có tâm trạng lo sợ đến mức phải nghỉ học (chỉ có 3,4%
YK). Có 27,9% số HS chọn cách im lặng, không phản ứng trực tiếp và cũng không
báo với GV.
Có sự khác biệt tƣơng đối lớn về giới tính và cấp học: HS nam có khuynh hƣớng
phản ứng mạnh mẽ là đánh lại khi bị đối xử bạo lực hơn HS nữ (34% số HS nam so
với 23,5% số HS nữ). Trong sự so sánh giữa các cấp học, HS THPT có khuynh hƣớng
dùng vũ lực đáp trả nhiều hơn HS THCS (35,1% số HS THPT so với 20,3% số HS
THCS).
Tuy nhiên, HS THPT ít kể lại cho gia đình khi bị BLHĐ hơn HS THCS (29,6%
số HS THPT so với 46,6% số HS THCS).

187


Nếu em chứng kiến cảnh HS bị các bạn khác có hành vi BLHĐ, em sẽ có
những phản ứng và hành động nhƣ thế nào?
Tƣơng tự nhƣ khi bản thân bị đối xử bạo lực, hành động thƣờng làm nhất của HS
khi thấy các HS khác là nạn nhân của BLHĐ là báo với GV (có 49,8% YK). HS đã
nhận thấy GV là nơi phù hợp và cần thiết nhất để nhờ can thiệp, điều này là phù hợp vì
GV trực tiếp tiếp xúc với nhiều HS trong trƣờng, có uy tín nhất định để phân xử kịp
thời.
HS cũng chứng tỏ tinh thần trách nhiệm, tích cực với bạn bè bằng cách tham gia
can ngăn bằng lời khuyên với bạn (47,5% YK). Ngoài ra, có 29,5% HS đƣợc hỏi sẽ
chọn cách im lặng để giữ sự an toàn cho bản thân hoặc một cách thể hiện sự không

quan tâm đến sự việc xảy ra xung quanh. Cũng cần lƣu ý là có đến 12,9 % YK cảm
thấy lo sợ vì BLHĐ sẽ dẫn đến nghỉ học (Bảng 5).
Bảng 5: Hành động phản ứng khi chứng kiến cảnh HS bị các bạn khác có hành
vi BLHĐ
STT
1
2
3
4

Hành động phản ứng
Im lặng
Báo với thầy cô
Can ngăn bằng lời khuyên với bạn
Nghỉ học vì sợ

SL câu trả lời
87
147
140
38

%
29,5
49,8
47,5
12,9

Có sự khác biệt giữa HS nữ và HS nam về số HS về kể lại chuyện BLHĐ cho
GV, HS nữ có tỷ lệ cao hơn: 57,8% số HS nữ so với 42% số HS nam).

Về cấp học, HS THPT ít kể lại cho GV hơn HS THCS (45,2% số HS THPT so
với 55,9% số HS THCS).
Theo em, nguyên nhân của các trƣờng hợp bạo lực trong nhà trƣờng là gì?
Bảng 6: Nguyên nhân của các trường hợp bạo lực trong nhà trường
STT
Nguyên nhân
1
Tính hiếu thắng, muốn chứng tỏ bản thân
2
HS xem nhiều cảnh bạo lực trong phim ảnh,
sách báo
3
Hùa theo các bạn khác
4
Chƣa đƣợc cha mẹ quan tâm giáo dục về
hành vi bạo lực
5
Giáo viên trong trƣờng không kiểm soát
đƣợt các hoạt động của HS
6
Các hình thức kỷ luật về BLHĐ chƣa có tác
động tới HS
188

SL câu trả lời
245
92

%
82,5

31

214
118

71,1
39,7

92

31

90

30,3


Kết quả khảo sát ý kiến nguyên nhân BLHĐ phản ánh đúng phần nào những đặc
điểm tâm sinh lý của lứa tuổi HS phổ thông. Đó là, tính hiếu thắng, luôn chứng tỏ bản
thân khác ngƣời, hơn ngƣời, có 82,5% YK HS chọn nguyên nhân này, đây là một tỷ lệ
cao.
Tiếp đó là tính “hùa theo các bạn khác” chiếm tỷ lệ cũng khá cao (71,1% YK),
lứa tuổi HS phổ thông vốn rất dễ hƣởng ứng theo phong trào, chịu sự tác động và ảnh
hƣởng lẫn nhau, sự nhanh tiếp thu những tiêu cực của môi trƣờng xung quanh là điểm
đặc trƣng của lứa tuổi phổ thông.
Các nguyên nhân khác cũng rất đáng lƣu ý là “chƣa đƣợc cha mẹ quan tâm giáo
dục về HVBLHĐ (39,7% YK). Thực tế, hiện nay, không nhiều phụ huynh lƣu ý đến
việc giáo dục cho HS về vấn đề BLHĐ để các em có thể tự chủ trong hành vi giao tiếp
với bạn bè, tránh những xung đột trong quan hệ qua lại.
31% HS đƣợc hỏi cho rằng, do GV không kiểm soát đƣợc các hoạt động của HS,

đây cũng là do các hoạt động học tập và phong trào chiếm phần lớn thời lƣợng ở
trƣờng nên GV khó bao quát đƣợc hết các hoạt động và diễn biến tâm lý của HS có thể
dẫn đến HVBLHĐ.
Một nguyên nhân khác đến từ các kênh truyền thông là do HS xem nhiều cảnh
bạo lực trong phim ảnh, sách báo nên chịu sự tác động không nhỏ (31% YK đồng ý).
Kết quả khảo sát vấn đề trên không cho thấy sự khác biệt giữa HS nam, nữ cũng
nhƣ giữa các cấp học về các câu trả lời.
Mức độ quan trọng của một số biện pháp để giảm tình trạng bạo lực trong
nhà trƣờng:
Bảng 7: Mức độ quan trọng của một số biện pháp để giảm tình trạng bạo lực
trong nhà trường
STT

1

2

3

Mức độ
GV chủ nhiệm lớp xây
dựng đƣợc tập thể lớp
đoàn kết, quan tâm đến
nhau
Lớp trƣởng và các tổ
trƣởng gắn kết đƣợc
các HS trong lớp
Các mâu thuẫn giữa
các HS phải đƣợc bạn
bè và thầy cô kịp thời

giải quyết

Không
quan
trọng

Trung
bình

Khá
quan
trọng

Rất
quan
trọng

Ít quan
trọng

3%

0,3%

7,7%

21,2%

66,7%


7,1%

3,7%

18,9%

34%

35,4%

3,0%

2,7%

11,8%

31%

50,2%

189


4

5

Phụ huynh luôn quan
tâm và nắm bắt đƣợc
sự thay đổi về tâm sinh

lý của HS để kịp thời
giáo dục về hành vi
bạo lực
Thƣờng xuyên giáo
dục HS biết cách làm
chủ và kiểm soát bản
thân, không học theo
các hành động bạo lực
trong xã hội và các
phƣơng tiện truyền
thông

4,4%

1,7%

10,4%

24,6%

57,9%

4,4%

2,7%

13,5%

23,9%


54,5%

Hầu hết HS đều đánh giá cao tầm quan trọng của GV chủ nhiệm trong việc kiểm
soát nạn bạo lực học đƣờng (87,9% YK chọn mức độ khá quan trọng và rất quan
trọng). Điều này là có ý nghĩa vì nạn bạo lực giữa các HS chủ yếu xảy ra ở nhà trƣờng
và ngoài nhà trƣờng, GV có điều kiện trực tiếp tiếp xúc với các HS để giải thích, phân
giải khi có hành vi BLHĐ xảy ra hoặc đƣợc các HS khác thông báo, nhƣ vậy, HS đã
thấy đƣợc vai trò đặc biệt của GV chủ nhiệm trong giáo dục về BLHĐ cho HS.
Phụ huynh cũng có vai trò đặc biệt trong việc ngăn ngừa BLHĐ của HS (82,5%
YK chọn mức độ khá quan trọng và rất quan trọng), nếu PH thƣờng xuyên quan tâm
đến những thay đổi trong tâm sinh lý, các quan hệ bạn bè và xã hội của HS, đặc biệt,
nếu có sự liên hệ với nhà trƣờng và với GV chủ nhiệm thì tình trạng BLHĐ sẽ có thể
đƣợc kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả.
Tƣơng tự, HS cũng đánh giá cao sự cần thiết phải giải quyết triệt để các mâu
thuẫn giữa các HS trƣớc khi có các hành động bạo lực nghiêm trọng xảy ra (81,2% YK
chọn ở mức độ khá quan trọng và rất quan trọng). Đa số HS không ý thức đƣợc rằng
các HVBLHĐ có thể sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật.
Điểm đáng chú ý là HS không đánh giá cao vai trò của lớp trƣởng và tổ trƣởng
trong sự so sánh với các biện pháp khác, có lẽ, trong thực tế, các em đã không thấy
đƣợc sự can thiệp đáng kể của lớp trƣởng và các tổ trƣởng trong các trƣờng hợp
BLHĐ.
Có sự khác biệt khi đánh giá vai trò của GV chủ nhiệm trong vấn đề BLHĐ, HS
THPT đánh giá vai trò của GV chủ nhiệm cao hơn HS THCS (70,9% số HS THPT so
với 60,2% số HS THCS) ở mức độ rất quan trọng, có thể, HS THPT đã có độ trƣởng
thành nhất định nên các em nhìn nhận sát thực tế hơn vai trò của GV chủ nhiệm.
190


Còn lại, không có sự phân biệt đáng kể giữa các HS về các mức độ của các câu
trả lời.

3. Một vài kết luận
HVBLHĐ thƣờng xuyên xảy ra đối với HS phổ thông, bao gồm nhiều hành vi từ
xô xát, trêu chọc nhau, trấn áp bạn để lấy đồ dùng, tiền bạc...đến đánh đập nhau, có
phe nhóm, có ngƣời ngƣời cầm đầu chỉ huy v.v... Hơn 50% HS đƣợc khảo sát đã từng
là nạn nhân của BLHĐ và hơn 80% HS đã từng chứng kiến cảnh BLHĐ. Điều này,
giúp chúng ta quan tâm hơn nữa đến hoạt động của HS ở trong và ngoài trƣờng phổ
thông nhằm hạn chế hết mức tối đa nạn BLHĐ.
HS đề cao vai trò của GV và nhà trƣờng khi có HVBLHĐ xảy ra, vì vậy, nhà
trƣờng có chức năng quan trọng trong giáo dục cho HS cả về phƣơng diện tâm lý và
đạo đức cho HS, đó là, giáo dục về các chuẩn mực hành vi đạo đức, giáo dục kiến thức
pháp luật về sự xâm phạm tài sản và thân thể ngƣời khác, HVBLHĐ có thể dẫn đến
việc gây rối trật tự an ninh xã hội và vi phạm pháp luật.
Vai trò của gia đình không thể thiếu trong việc ngăn ngừa HVBLHĐ cho HS. Đó
là sự quan tâm của gia đình về những biến đổi trong tâm sinh lý tuổi học sinh, là cách
sống gƣơng mẫu không bạo lực của ngƣời lớn, quan tâm và hƣớng dẫn HS trong tiếp
cận với môi trƣờng xã hội nhiều phức tạp.
Kết quả cuộc khảo sát nhanh cho thấy BLHĐ xảy ra hàng ngày với HS ở các cấp
học phổ thông, nhiều em HS đã và đang phải chịu đựng cảnh BLHĐ với các hình thức
và mức độ khác nhau mà chúng ta nhiều khi còn chƣa quan tâm một cách thấu đáo.
Điều này đặt ra cho nhà trƣờng, gia đình và xã hội nhiệm vụ tăng cƣờng tính giáo dục
về đạo đức, về pháp luật cho HS trong sự kết hợp với việc thƣờng xuyên tìm hiểu về
kiến thức tâm lý lứa tuổi phổ thông để hƣớng các em tới các phẩm chất tốt đẹp, nhân
văn và luôn hƣớng thiện.

191


Kho Ebook miễ n phí
ebookfree247.blogspot.com
Cơ sở Dữ liệ u Hội t hảo/Tham luận

t huvie nhoit hao.blogspot.com
t huvie nt hamluan.blogspot.com

CHIA SẺ TRI THỨC



×