Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đổi mới phương pháp một giờ đọc văn phần văn học nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.77 KB, 16 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Ngay từ thế kỉ XVII, A.Kômenxki đã trăn trở: Giáo dục có mục đích đánh
thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách… Hãy tìm ra
một phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn. Sinh thời
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã rất chú ý chỉ đạo việc “Xây dựng một nền giáo dục
làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em’’. Vì vậy tinh thần cơ
bản của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới việc dạy học môn
Ngữ văn nói riêng là làm thế nào để nâng cao tinh thần chủ động tích cực trong
tiép nhận kiến thức và ứng dụng kiến thức của học sinh. Đó cũng là những trăn trở
thường trực của đội ngũ những người trực tiêp đứng lớp như chúng tôi.
2. Tác phẩm văn học nước ngoài được đưa vào chương trình phổ thông đều
là những tác phẩm tiêu biểu cho kho tàng văn học nước ngoài, là tinh hoa văn hoá
nhân loại. Dạy văn học nước ngoài cho học sinh không chỉ giúp các em cảm thụ
được thế giới tâm hồn phong phú của con người trong văn học mà còn giúp các em
tiếp cận với vốn văn hoá phong phú của nhân loại qua việc hiểu và cảm nhận về
văn hoá của mỗi dân tộc trên thế giới. Trong những sáng tác văn chương được đưa
vào giảng dạy trong chương trình phổ thông, sáng tác thơ chiếm một vị trí quan
trọng. Trong ba năm ở THPT, học sinh được học thơ với một sự đa dạng: Thơ
Đường, thơ châu Âu, thơ châu Á… với các đại biểu tiêu biểu: Lý Bạch, Puskin,
Tago… và những sáng tác tiêu biểu của họ.
3. Kho tàng thơ văn thế giới là một vốn quý. Tuy nhiên thưởng thức nó là
một điều thật không dễ dàng. Bởi vì lâu nay chúng ta được tiếp cận văn chương
nước ngoài đều qua bản dịch. Việc học qua bản dịch là một trở ngại thực sự đối với
học sinh và bản thân mỗi giáo viên chúng ta: Mỗi tác phẩm văn học dịch đều có
những khác biệt với nguyên bản.
4. Hơn nữa việc tiếp cận thơ nước ngoài còn gặp một thử thách nữa: thơ là
tiếng nói tâm hồn của con người, thơ gắn liền với đời sống sinh hoạt văn hoá, để
1
hiểu thơ chúng ta cân hiểu về đời sống văn hoá của đất nước, con người đó.Trong
khi đó việc tiếp cận vốn văn hoá,phong tục tập quán của nước ngoài đối với bản
thân mỗi học sinh phổ thông là điều không dễ dàng. Vì thế với những tac phẩm văn


học nước ngoài đôi khi người dạy rơi vào tình trạng truyền thụ một chiều ,mang
tính chủ quan áp đặt.
Vậy làm thế nào để giải quyết được những khó khăn trên ?
2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Bằng kinh nghiệm giảng dạy trên 10 năm và quá trình đi sâu nghiên cứu văn
học nước ngoài, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm nhỏ trong những giờ đọc
văn phần văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông như sau:
1. Các sáng tác văn học nước ngoài được đưa vào chương trình giảng dạy
đều được dịch sang tiếng Việt và nhiều bài kèm theo cả bản dịch sát nghĩa. Với các
bài thơ Đường, học sinh còn được tiếp cận với bản phiên âm. Đó là những ưu thế
mà chúng ta cần nắm bắt để khi tìm hiểu chúng ta có điều kiện đối chiếu các bản
ấy để thấy chỗ khác biệt, từ đó mà cân nhắc khi tìm hiểu sáng tác dịch.
Ví dụ: Ở bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin đưa vào sách giáo khoa với bản
dịch của Thuý Toàn. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hai câu đầu bài thơ
chúng ta nên có sự lưu ý đến nguyên tác để có hướng tiếp cận đúng ý nghĩa của nó.
Trong nguyên bản hai câu thơ đầu chỉ là:
“Tôi đã yêu em, tình yêu, vẫn có lẽ
Chưa tắt hẳn trong lòng tôi”
Vậy mà khi tìm hiểu một số người vẫn bám vào hình ảnh ẩn dụ “ngọn lửa
tình” mà người dịch thêm vào và phân tích kĩ về hình ảnh đó,thậm chí cho rằng
hình ảnh ngọn lửa tình tượng trưng cho một tình yêu rực cháy,mãnh liệt,một hình
ảnh vốn rất quen thuộc trong thơ tình thế giới. Câu cuối “Cầu em được người tình
như tôi đã yêu em” thì chúng ta nên đối chiếu với bản dịch nghĩa “Cầu trời cho cho
em được người khác cũng yêu chân thành, dịu dàng như thế” để thấy được nhà thơ
muốn khẳng định tình yêu của mình với em là một tình yêu lớn lao, hiếm có một
tình yêu nào sánh kịp (phải cầu trời may ra mới có). Đó cũng là mong ước người
con gái hãy nhìn nhận lại và cảm động trước tình yêu của mình và cũng là thể hiện
tình yêu thuỷ chung son sắt không dễ gì thay đổi của nhân vật trữ tình.
2. Việc đối chiếu với bản dịch nghĩa hoặc phiên âm là một điều cần thiết khi

tìm hiểu sáng tác văn học nước ngoài. Tuy nhiên, nếu chúng ta quá sa đà vào việc
3
đó lại cũng là điều không nên. Bởi trong khuôn khổ thời gian lên lớp (thường chỉ là
một tiết cho một bài thơ ,hai tiết cho một trích đoạn văn xuôi) với đối tượng là học
sinh trung học thì việc làm trên là quá sức và không thiết thực. Ví dụ, đối với bài
thơ “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu khi đưa vào chương trình có đưa theo bản dịch
thơ của Tản Đà và Khương Hữu Dụng. Cả hai dịch giả đó đều là những dịch giả có
tiếng, rất am hiểu thơ Đường. Nhưng ban dịch của mỗi người chỉ là thành công về
một mặt và vẫn có những hạn chế. Ví dụ bản dịch của Tản Đà với thể thơ sáu –
tám có phần “Việt hoá” bài thơ, mất đi đôi chút chất Đường thi của bài thơ. Còn
bản dịch của Khương Hữu Dụng bám khá sát bài thơ của Thôi Hiệu, giữ nguyên
thể thơ thất ngôn bát cú của luật thơ Đường. Tuy nhiên ở bản dịch của Khương
Hữu Dụng vẫn có đôi chỗ khác biệt với nguyên bản: hai chữ “Hạc vàng” được
dùng nhất quán trong bài thơ, còn ở bản dịch của Khương Hữu Dụng khi dịch là
“hạc vàng” khi để nguyên “hoàng hạc”. Tuy nhiên đây không phải là một vấn đề
quan trọng, nếu chúng ta cứ cho học sinh tìm hiểu về sự khác biệt đó thì thật lãng
phí thời gian mà hiệu quả cũng không được gì. Vì vậy, khi đối chiếu dịch thơ, dịch
nghĩa, nguyên bản thì cũng nên tuỳ trường hợp. Trường hợp nào việc đối chiếu cho
ta hiệu quả thực sự trong tìm hiểu tác phẩm thì ta nên làm. Còn không thì không
cần thiết hoặc chỉ gợi ý cho học sinh về nhà tìm hiểu (ở những lớp nâng cao).
3. Những sáng tác hoặc trích đoạn văn học nước ngoài đưa vào chương trình
phổ thông nói chung thường có nhan đề. Nhưng không phải bài nào cũng thế.
Trong sách giáo khoa có bài thơ của Tago tạm lấy thứ tự 28 trong tập thơ “Người
làm vườn” để làm nhan đề. Hoặc nhan đề “Tôi yêu em” chẳng qua do người soạn
sách đặt từ việc lấy mấy chữ đầu của bài thơ. Khi dạy giáo viên cũng nên lưu ý đến
điều ấy. Đối với những bài thơ có nhan đề và nhan đề đặc biệt có ý nghĩa thì chúng
ta nên lưu ý giảng cho học sinh những nội dung ý nghĩa của nó. Ví dụ như bài
“Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu, phải cho học sinh thấy rõ mối quan hệ thẩm mỹ
giữa nhan đề và 8 câu thơ của bài . Còn ở trường hợp bài thơ không có nhan đề
như “Tôi yêu em” của Puskin mà giáo viên cứ hướng học sinh tìm hiểu nhan đề,

4
thậm chí phân tích sâu về cách xưng hô “tôi” – “em” thì có vẻ hơi phi lí. Bởi cách
xưng hô trong nguyên bản của bài thơ không cụ thể tỉ mỉ như vậy. Cách xưng hô
tôi – em là do người soạn sách đặt dựa trên cách hiểu về nội dung cảm xúc trữ tình
trong bài thơ. Dù là việc phân tích nhan đề và cách xưng hô “tôi” – “em” ở bài thơ
này đem lại thật nhiều ý nghĩa thú vị thì cũng không thể lấy đó làm căn cứ để đi
phân tích nội dung của bài thơ mà chỉ có thể từ việc phân tích nội dung của bài thơ
rồi đến việc phân tích mối quan hệ tình cảm giữa nhân vật trữ tình và người tình.
Xác định rõ điều này nên khi dạy “Tôi yêu em” sau khi cho học sinh tìm hiểu hai
nội dung chính trong bài thơ: 1. Nhân vật trữ tình giãi bày tình yêu và nói lời từ bỏ
sự theo đuổi; 2. Những cung bậc tình cảm phức tạp, tôi cho học sinh phân tích nội
dung mối quan hệ tình cảm của “Tôi” – “em”.Từ cách hiểu về tâm lí nhân vật trữ
tình,từ cách cảm thụ về mối quan hệ tình cảm giữa “tôi” và “em” học sinh có thể lí
giải vì sao dịch giả lại chọn cách dịch “Tôi yêu em” mà không phải là những cách
dịch tương đương như: “Tôi yêu cô” hay “Anh yêu em”.
4. Một điều thường gặp khi học sinh học thơ nước ngoài là các em thường
chỉ chú ý đến nội dung mà quên đi việc tìm hiểu hình thức của bài thơ. Có lẽ do
thơ nước ngoài khi dịch sang tiếng Việt thường ít có vần điệu nhịp nhàng như thơ
Việt. Nhiều học sinh phàn nàn rằng bài thơ khó đọc, khó nhớ vì nó chẳng có vần.
Chính vì vậy mà khi cho học sinh phân tích đôi khi giáo viên chúng ta cũng quên
đi việc phân tích hình thức của bài thơ. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải lưu ý một điều
rằng dẫu cho nhiều yếu tố hình thức của thơ như thể thơ, vần điệu, âm hưởng…
phần lớn bị mất mát đi khi chuyển dịch qua một ngôn ngữ khác, song những gì bản
dịch còn giữ lại được nhất là về mặt hình thức của thơ, chúng ta nên chú ý khai
thác nhất là khi yếu tố hình thức ấy ẩn chứa ý đồ nghệ thuật của thi sĩ.
Ví dụ, khi giảng thơ Thôi Hiệu, Lí Bạch không thể không nói đến luật thơ
Đường, với các thể thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn bát cú tứ tuyệt.
Đối với thơ haikư của Nhật Bản, với mỗi bài thơ chỉ có 17 âm tiết, liền một
mạch, không có dấu ngắt câu, thời xa xưa có khi viết thành một hàng, có khi ngắt
5

thành hai câu thơ theo công thức 7 – 7 nhưng dần dần thành dạng chuẩn mực ba
câu theo công thức 5 – 7 – 5. Đó là đặc điểm riêng biệt của thơ haikư. Các bài thơ
dịch thơ haikư ở sách giáo khoa chỉ giữ được số câu ở mỗi bài mà không giữ được
số âm tiết ở từng bài. Khi dạy giáo viên nên nhắc qua cho học sinh về đặc điểm
hình thức ấy thì học sinh sẽ cảm thụ thơ haikư tốt hơn.
Đặc biệt khi học các trích đoạn sử thi, lâu nay học sinh hay có thói quen khai
thác sử thi theo cách khai thác một tác phẩm văn xuôi. Bởi sử thi khi dịch thì đều
chuyển thành văn xuôi. Thực ra trong nguyên bản chúng đều là những tác phẩm
thơ dài (Ôđixê gồm 12.110 câu thơ chia thành 24 khúc ca, Ramayana gồm 24.000
câu thơ đôi chia thành 7 khúc ca lớn). Bởi vậy khi dạy các trích đoạn sử thi, giáo
viên nên nhắc học sinh lưu ý đến điều này và cho các em nắm được những đặc
trưng cơ bản của sử thi làm cơ sở cho việc tìm hiểu các trích đoạn sử thi trong sách
giáo khoa. Trong chương trình THPT, học sinh được học hai trích đoạn: “Uylixơ
trở về” (Ôđixê) và “Rama buộc tội” (Ramayana). Khi phân tích, giáo viên nên
hướng cho học sinh chất “thơ” ở trong đó được bộc lộ ở từng phương diện. Cụ thể
là:
- Khi tìm hiểu về các nhân vật chính trong tác phẩm như Uylixơ, Rama,
Hamuman… phải lưu ý đây là các nhân vật của sử thi, rất khác với các nhân vật ở
văn xuôi hiện đại sau này. Nhân vật chính của sử thi là “những anh hùng – tráng sỹ
tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng
dũng cảm của cả cộng đồng”.
- Phải khai thác yếu tố thần kỳ toát lên trong tác phẩm thông qua các nhân
vật thần kỳ, các lời nói chứa nội dung kỳ ảo.
- Chú ý đến lối miêu tả tâm lý mang tính sử thi: ngắn gọn, thường thông qua
một dáng điệu, một cử chỉ, một các ứng xử để toát lên tính cách nhân vật.Ví dụ
“Pênêlốp thận trọng đáp…” có tính chất khắc học tính cách nàng Pênêlốp: khôn
6
khéo, thông minh, điềm tĩnh. Vì vậy, khi dạy giáo viên nên chú ý cho học sinh khai
thác những chi tiết ấy để từ đó toát lên tính cách nhân vật.
5. Giáo án thể nghiệm: ĐỌC VĂN, ĐOẠN TRÍCH UYLITXƠ TRỞ VỀ

UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ
(Trích Ô-đi-xê- Sử thi Hi Lạp)
Hô-me-rơ
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp H S:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp thể hiện qua
cảnh đoàn tụ vợ chồng sau hai mươi năm xa cách.
- Biết phân tích diễn biến tâm lí nhân vật qua các đối thoại trong cảnh gặp
mặt để thấy được khát vọng hạnh phúc và vẻ đẹp trí tuệ của họ.
- Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao
đẹp là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn.
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài giảng
- Các tài liệu tham khảo
C/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa các phương pháp đọc sáng
tạo, gợi tìm, nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
7
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ
- Phân tích bi kịch nước mất nhà tan?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
HS căn cứ phần tiểu dẫn
SGK để trả lời câu hỏi
- Phần này trình bày những
nội dung gì?
- Em hãy tóm tắt ngắn gọn

tác phẩm theo cách hiểu của
mình?
- Chủ đề tác phẩm?
- Gọi HS đọc. GV có thể
I. Tìm hiểu chung
1. Tiểu dẫn
- Có ba nội dung: Giới thiệu Hô-me-rơ; Tóm tắt sử
thi Ô-đi-xê; Nêu chủ đề của tác phẩm.
- Hô-me-rơ sống vào khoảng thế kỉ IX-VIII TCN.
Ông là tác giả của hai thiên sử thi nổi tiếng thế giới:
I-li-át và Ô-đi-xê
- Đảm bảo hai nội dung:
+ Chinh phục biển cả
+ Trí tuệ và tình yêu chung thuỷ
- Quá trình chinh phục thiên nhiên biển cả đồng thời
miêu tả cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc gia
đình của người Hi Lạp thời cổ
2. Văn bản
- Đọc phải thể hiện đúng tâm trạng các nhân vật
8
linh hoạt phân vai để phần
đọc sinh động
- Căn cứ vào phần tóm tắt,
em hãy cho biết vị trí của
đoạn trích?
Văn bản có thể chia làm
mấy đoạn? Nội dung của
từng đoạn?
- Dựa vào bố cục, ta thấy có
hai vấn đề cần nêu bật: Tâm

trạng của nàng Pê-nê-lốp
trước hai tác động và cuộc
đấu trí để gia đình hạnh
a. Vị trí đoạn trích
- Trước đoạn này, Uy-lít-xơ giả vờ làm người hành
khất vào được ngôi nhà của mình và kể cho Pê-nê-
lốp nghe những câu chuyện về chồng nàng mà anh
ta biết. Pê-nê-lôp tổ chức thi bắn. Dựa vào đó hai
cha con Uy-lít-xơ đã tiêu diệt 108 vương tôn công
tử láo xược và những gia nhân không trung thành.
Đoạn trích bắt đầu từ đó.
b. Bố cục
Có thể chia ba đoạn:
- Từ đầu đến:" và người giết chúng"
Tác động của nhũ mẫu với Pê-nê-lốp
- Tiếp đến: " người kém gan dạ"
Tác động của Tê-lê-mác với mẹ
- Còn lại
Cuộc đấu trí hay thử thách giữa Pê-nê-lốp và Uy-lít-
xơ để gia đình đoàn tụ.
II. Đọc hiểu
- Như vậy ta có thể tìm hiểu qua hai ý:
+ Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp khi nghe tin chồng
trở về
+ Thử thách và sum họp
9
phúc.
- Vào đầu đoạn trích, Pê-nê-
lốp đang ở trong hoàn cảnh
như thế nào?

- Khi nghe nhũ mẫu báo tin
Uy-lít-xơ đã trở về và đã
trừng trị bọn cầu hôn, tâm
trạng của Pê-nê-lốp như thế
nào?
- Thái độ và suy nghĩ ấy của
Pê-nê-lốp thể hiện tâm trạng
gì?
- Khi nhũ mẫu đưa thêm
bằng chứng, thậm chí còn
đánh cược bằng cả tính
mạng, Pê-nê-lốp có tin
không? Vì sao?
1. Tâm trạng của nàng Pê-nê-lốp
- Chờ đợi chồng hai mươi năm đằng đẵng.
+ Tấm thảm ngày dệt đêm tháo để làm kế trì hoãn
trước sự thúc giục của bọn cầu hôn
+ Cha mẹ đẻ giục tái giá
- Trước đoạn trích, khi nghe tin nhũ mẫu báo tin,
Pê-nê-lốp đã " Mừng rỡ cuống cuồng nhảy ra khỏi
giường ôm chầm lấy bà lão , nước mắt chan hoà".
Rõ ràng nàng hạnh phúc đến tột cùng nếu chồng
nàng thực sự trở về.
- Nhưng ở đầu đoạn trích, nàng không tin vì trong
lòng nàng nảy sinh hai điều nghi hoặc:
+ Đó chỉ có thể là một vị thần đã bất bình vì sự láo
xược của bọn cầu hôn, mà trừng trị chúng
+ Uy-lít-xơ đã hết hi vọng trở về, chính chàng cũng
đã chết rồi
-Đây là nét tâm lí của nàng Pê-nê-lốp. Nàng trấn an

nhũ mẫu cũng là cách để tự trấn an mình.
- Nàng vẫn không tin, mặc dù trong lòng rất mong
điều nhũ mẫu nói là sự thật. Bởi nàng vốn là người
thận trọng. Nàng sợ bị người khác lừa dối.
- Nàng " rất đỗi phân vân". Nó biểu hiện ở dáng
điệu, cử chỉ trong sự lúng túng tìm cách ứng xử:
"Không biết nên đứng xa hay nên lại gần mà ôm lấy
đầu, cầm lấy tay Người mà hôn"
10
- Lúc sắp gặp mặt Uy-lít-xơ,
tâm trạng Pê-nê-lốp như thế
nào?
- Giữa lúc ấy, Tê-lê-mác cố
thái độ như thế nào với mẹ?
- Trước những lời đó, Pê-nê-
lốp có thái độ như thế nào?
- Qua hai sự tác động ấy, em
hãy nhận xét về Pê-nê-lốp?
Nêu nhận xét về nghệ thuật
miêu tả tâm trạng của Hô-
me-rơ?
- Nàng suy nghĩ rất nhiều nhưng không giấu được
sự bàng hoàng xúc động:" Ngồi lặng thinh trên ghế
hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn
chồng, khi lại không nhận ra chồng trong bộ quần
áo rách mướp".
- Trách mẹ gay gắt:" Mẹ ơi, mẹ thật tàn nhẫn và
lòng mẹ độc ác quá chừng không, không một
người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt
hai mươi năm nay, bây giờ mới về xứ sở mà lại có

thể ngồi cách xa chồng đến vậy"
- Pê-nê-lốp phân vân và xúc động cao độ, nàng nói
với con trai về tâm trạng của mình và khẳng định:
" Lòng mẹ kinh ngạc quá chừng Nếu đây đúng là
Uy-lít-xơ thì con có thể tin thế nào cha mẹ cũng sẽ
nhận ra nhau vì hai người có những dấu hiệu riêng
mà người ngoài không biết"
Nàng nói với con trai nhưng cũng là nói với Uy-lít-
xơ. Cách nói thật tế nhị khéo léo.
- Rõ ràng Pê-nê-lốp là người có trí tuệ thông minh
và tỉnh táo, biết kìm nén tình cảm của mình. Nàng
còn là người rất thận trọng. Với nàng lúc này thận
trọng không thừa. Tỉnh táo mà tế nhị; kiên quyết mà
thận trọng; trí tuệ mà giàu tình cảm.
- Hô-me-rơ không mổ xẻ tâm lí nhân vật mà đưa ra
dáng điệu, một cử chỉ, một ứng xử hay xây dựng
những đối thoại giữa các nhân vật. Lập luận tuy chất
phác đơn sơ nhưng rất hồn nhiên của con người Hi
11
- Ai là người đưa ra thử
thách? Ai là người chấp
nhận thử thách? Thái độ của
từng người?
- Sự thử thách bắt đầu từ chi
tiết nào?
Lạp cổ đại.
2. Thử thách và sum họp
- Pê-nê-lốp là người đưa ra thử thách.Trong khi nói
với Tê-lê-mác, chắc chắn nàng đang nghĩ tới cái
giường cưới. Bởi nó cất giữ bí mật mà chỉ có Pê-nê-

lốp và Uy-lít-xơ mới biết.
- Người chấp nhận thử thách là Uy-lít-xơ:
+ Từ khi đặt chân về ngôi nhà của mình sau hai
mươi năm xa cách, chàng đã phải kìm nén mọi xúc
động để phục vụ mục đích trừng phạt bọn cầu hôn
+ Khi nghe Pê-nê-lốp nói với con trai,Uy-lít-xơ chỉ
mỉm cười. Cười cũng có nghĩa là đồng tình, chấp
nhận thử thách vì chàng tin vào trí tuệ của mình.
+ Mục đích cao nhất là làm thế nào để vợ nhận ra
chồng. Nhưng Uy-lit-xơ không vội vàng hấp tấp,
không nôn nóng như con trai, chàng nén cái nóng
bỏng sục sôi trong lòng để có thái độ bình tĩnh tự
tin, nghĩ cách hoà giải ổn thoả với gia đình bọn cầu
hôn. Trí tuệ ấy thật xứng với Pê-nê-lốp.
- Từ chi tiết Uy-lít-xơ trách:"Trái tim sắt đá" của
Pê-nê-lốp và nhờ nhũ mẫu khiêng cho một chiếc
giường để ngủ.
Vừa như trách móc vợ, vừa như thanh minh về sự
chung thuỷ của mình. Nhưng cũng có thể coi đây là
một gợi ý cho Pê-nê-lốp, vì hai người rất hiểu nhau.
- Pê-nê-lốp đã sai nhũ mẫu cho người khiêng chiếc
12
- Pê-nê-lốp đã làm gì? Em
có suy nghĩ gì về chi tiết
này?
- Uy-lít-xơ đã giải ""mật
mã" ra sao? Em có nhận xét
gì về cách miêu tả này?
- Sau lời chân tình của Uy-
lít-xơ về chiếc giường, Pê-

nê-nốp đã thể hiện thái độ
gì? Nàng đã nói những gì?
- Em có suy nghĩ gì về cuộc
thử thách này?
giường cưới của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp ra khỏi
phòng. Đây là sự thử thách chứ không phải là mục
đích.
- Chàng đã miêu tả thật chi tiết, tỉ mỉ chiếc giường
(đọc đoạn văn)
Qua cách miêu tả này, Uy-lít-xơ muốn nhắc lại tình
yêu, tình vợ chồng son sắt cách đây hơn hai mươi
năm. Miêu tả cái giường đầy bí mật ấy, Uy-lít-xơ đã
giải mã dấu hiệu riêng mà Pê-nê-lốp đặt ra
- Nàng "bủn rủn cả chân tay", "bèn chạy lại nước
mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán
chồng". Cử chỉ ấy thật cảm động.
- Nàng đã nói lí do vì sao từ lâu nàng tự khép cảnh
cửa lòng mình trước bất cứ ai. Vì "luôn luôn lo sợ
có người đến dùng lời đường mật đánh lừa, đời
chẳnh thiếu gì những người xảo quyệt chỉ làm điều
tai ác".
Lí do đưa ra để chứng minh tấm lòng trong sạch,
thủy chung của nàng. Rõ ràng đây là cử chỉ, hành
động, lời nói của một người vợ rất mực thủy chung.
Nàng thật sung sướng, hạnh phúc khi ôm trong tay
mà xiết chặt người chồng thân yêu.
- Pê-nê-lốp dùng sự khôn khéo để xác minh sự thật.
Uy-lít-xơ bằng trí tuệ nhạy bén đáp ứng được điều
thử thách ấy. Đây là sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai
trí tuệ. Cả hai đều thắng, không có người thua.

- Đây là đoạn văn so sánh rất hay. Miêu tả tâm trạng
13
- Gọi HS đọc đoạn cuối và
nhận xét các biện pháp nghệ
thuật của đoạn văn.
- Em có suy nghĩ gì về nhân
vật Uy-lít-xơ trong cảnh
sum họp?
Củng cố
HS phát biểu với những suy
nghĩ và tình cảm thực của
mình
của Pê-nê-lốp bằng sự so sánh liên tưởng. So sanh
để làm rõ tâm trạng của nàng.
- Trí tuệ và tình yêu son sắt của Uy-lít-xơ đã mang
đến cho chàng cái hạnh phúc tột đỉnh " Ôm lấy
người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung
thủy của mình mà khóc dầm dề "
Đó là nước mắt của niềm vui và hạnh phúc
Ghi nhớ:
Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau 20 năm xa cách, với
nghệ thuật kể chuyện và chọn chi tiết đặc sắc, Hô-
me-rơ đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của
Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
GV chủ động gợi ý cho HS tổ chức một cuộc toạ
đàm trao đổi về hạnh phúc gia đình, về tình cảm cha
con, mẹ con và các quan hệ khác (lưu ý đến nề nếp
gia phong)

2. Bài tập 2
Nhập vai Uy-lít-xơ hãy kể lại cảnh nhận mặt. HS về
nhà tự viết một đoạn văn ngắn theo cảm nhận riêng.
14
III. KẾT LUẬN
Kho tàng kiến thức nhân loại là vô giá, vô tận, tuy nhiên để tiếp cận nó
chúng ta luôn gặp phải những khó khăn. Vì vậy, chúng ta luôn tìm kiếm những
hướng tiếp cận mới, hiệu quả hơn thay thế những hướng tiếp cận mà chúng ta cần
đi qua. Hướng tiếp cận nào rồi cũng có những ưu điểm và hạn chế của nó. Trên
đây chỉ là một hướng giúp học sinh tiếp cận văn học nước ngoài của cá nhân tôi,
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến góp ý từ
các đồng nghiệp.
Dẫu năng lực chuyên môn còn những hạn chế nhất định, song với lòng yêu
nghề, sự yêu thích môn văn, tôi hi vọng bản thân sẽ không ngừng nỗ lực vươn lên,
tìm ra những phương pháp mới ngày càng hiệu quả hơn trong giảng dạy để có thể
thành công hơn trong công tác dạy văn ở trường THPT./.
15
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 05 tháng 06 năm 2013
Tôi xin can đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác
Phạm Thị Lịch
16

×