Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.78 KB, 21 trang )

Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Nội Dung:
I. Cơ sở lý thuyết
II. Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay
2. Thực trạng kiểm soát nhân lực ở nước ta hiện nay
3. Giới thiệu một số phần hỗ trợ kiểm soát nhân viên cho các
doanh nghiệp
III. Kết luận
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đă biết do sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kĩ thuật đă tạo
ra những bước chuyển biến rơ rệt, tích cực đối với nền kinh tế khu vực và thế giới
hiện nay.Trước t́ình h́ình mới để thực hiện công cuộc phát triển kinh tế năng động,
toàn diện, đủ sức hội nhập theo xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh
tế,Việt Nam đang có hàng loạt các chính sách đúng đắn để thu hút đầu tư nước
ngoài cũng như không ngừng t́ìm kiếm thị trường xuất khẩu.Để có được điều đó th́ì
các doanh nghiệp của Việt Nam phải có một báo cáo kinh doanh tốt được thể hiện
qua kết quả làm việc của tổng công ty.Tuy nhiên hệ thống kiểm soát nhân lực trong
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa được phát triển mạnh mẽ. Các
doanh nghiệp vẫn chưa có được cái nh́ìn thực sự nghiêm túc và đúng đắn về nó.
Chính v́ì vậy nhóm em đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Thực trạng kiểm soát nhân
lực ở các doanh nghiệp hiện nay”, nhằm mục đích thông qua việc nghiên cứu lư
luận và xem xét thực tiễn đang diễn ra ở một số doanh nghiệp, tổng công ty ở nước
ta để nâng cao nhận thức hiểu biết về hệ thống kiểm soát nhân lực, có cái nh́ìn
đúng đắn về hệ thống kiểm soátnhân lực trong các doanh nghiệp, từ đó mạnh dạn
đưa ra những kiến nghị, tham gia bàn bạc trao đổi góp phần củng cố và hoàn thiện
để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soátnhân lực trong các doanh
nhiệp.
Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của bất kỳ


một cơ quan tổ chức nào. Do đó việc quản lý, khai thác tốt nguồn nhân lực phục vụ
phát triển doanh nghiệp là vấn đề quan trọng trong quản lý và phát triển công ty.
Việc quản lý nguồn nhân lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh,
và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật
quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả
năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức. Quản lý nhân
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
lực trong thời đại cạnh tranh của kinh tế thị trường đang được xem như là công cụ
mới và hiệu quả của các nhà quản lý.
Một trong những nhận thức rõ ràng về lý luận cũng như từ thực tế rằng
nguồn nhân lực là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất trong quá trình phát triển
của các doanh nghiệp. Nhưng khi nói nguồn nhân lực là tài sản quý báu nhất, quan
trọng nhất thì cần phải hiểu đó là những con người có tri thức, sáng tạo, đầy nhiệt
huyết, tận tâm, và có trách nhiệm cho việc đạt tới tầm nhìn, sứ mạng của doanh
nghiệp chứ không phải con người chung chung. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ
quyết định sự thành bại trong cạnh tranh. Điều này càng trở nên bức bách trong bối
cảnh Việt nam đã gia nhập WTO và chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế.
Khi mới bắt đầu mở cửa, nhiều người tự hào cho rằng một trong những đặc
tính hấp dẫn của môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt nam là lao động giá rẻ và
tự hào về vấn đề này. Quá trình hội nhập đã cho thấy rõ, lao động giá rẻ không
phải là lợi thế, nó thể hiện sự yếu kém của chất lượng nguồn nhân lực và từ đó dẫn
tới giá trị gia tăng thấp, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế thấp, và
cuối cùng dẫn tới chất lượng cuộc sống thấp.
Trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và trong điều kiện của
thế giới chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang văn minh tri thức ngày nay, bối
cảnh cạnh tranh của thế giới cũng đã và đang thay đổi. Cạnh tranh nguồn nhân lực
chất lượng cao đã và đang là chủ đề quan trọng cho sự tồn tại, phát triển của các
quốc gia cũng như từng tổ chức.
Hiện nay, Việt nam đang chuẩn bị chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời
kỳ 2011-2020, chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn mới sẽ chú trọng vào

đổi mới mô hình phát triển, thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả, chất
lượng, và bền vững hơn. Trong chiến lược phát triển này, phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao được xem là một trong những trọng tâm chiến lược. Chỉ có
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mới bảo đảm sự hấp dẫn của môi trường đầu
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
tư, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp và nâng cao chất lượng sống của người lao
động. Tuy nhiên, những bất cập về mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng
đào tạo, và quản lý giáo dục và đào tạo đang đặt ra những thách thức rất lớn.Trong
đó chức năng kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực đóng vai trò hết sức quan
trọng.
I. Cơ sở lý thuyết kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực.
1.Khái niệm:
Kiểm soát là quá trình được thực hiện với mục đích giúp nhà quản trị thấy
được thực trạng của hoạt động quản trị nhân lực,đánh giá được kết quả thực hiện
chiến lược,chính sách nhân lực đã đề ra;phát hiện những sai lệch trong quá trình
thực hiện để có phương án điều chỉnh thích hợp đảm bảo cho các kết quả phù hợp
với mục têu của hoạt động quản trị nhân lực.
Kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực vừa là một quá trình kiểm tra các chỉ
tiêu nhân lực,vừa là việc theo dõi các ứng xử của đối tượng.
Kiểm soát là quá trình hai mặt,quá trình thụ động và quá trình chủ động.
Kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực gồm 3 giai đoạn chính:
· Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm soát:xác định các loại mục tiêu cần đạt
được và mức độ cần đạt đối với hoạt động quản trị nhân lực.
· Đánh giá kết quả hoạt động quản trị nhân lực.
· Điều chỉnh hoạt động quản trị nhân lực để đảm bảo cho kế quả đạt
đuợc trình độ của mục tiêu mong muốn.
2.Vai trò của kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực.
· Kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực nhằm đảm bảo cho kết quả
quản trị nhân lực phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp.
· Kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực nhằm đảm bảo phát hiện kịp

thời những dấu hiệu, những sai lệch nếu có để tìm phương án phù hợp điều chỉnh.
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
· Kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực nhằm đảm bảo phát hiện kịp
thời những dấu hiệu, những sai lệch nếu có tránh lãng phí nguồn lực doanh nghiệp.
3.Quy trình kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực.
3.1.Xác đinh tiêu chuẩn đánh giá.
Yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá:
• Tiêu chuản kiểm soát phải gắn với mục tiêu
• Tiêu chuẩn kiểm soát phải gắn với dấu hiệu thường xuyên
• Tiêu chuẩn kiểm soát phải gắn với sự quan sát tổng hợp
• Tiêu chuẩn kiểm soát phải gắn với trách nhiệm người thực hiện
Tiêu chuẩn là cơ sở để đo lường kết quả bao gồm tiêu chuẩn định tính và
tiêu chuẩn định lượng.
3.2.Đo lường kết quả hoạt động quản trị nhân lực.
3.2.1. Phương pháp đo lường kết quả hoạt động quản trị nhân lực.
• Phương pháp phân tích dữ liệu thống kê
• Phương pháp kiểm soát bằng việc sử dụng các dấu hiệu báo trước
• Phương pháp kiểm soát bằng việc quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá
nhân
• Phương pháp kiểm soát bằng việc dự báo
3.2.2. Yêu cầu đối với đo lường kết quả hoạt động quản trị nhân lực
• Kết quả kiểm soát phải hữu ích có nghĩa là quá trình kiểm soát phải
cho phép nhà quản trị nhân lực tiến hành kiểm soát kết quả quản trị
nhân lực và tổ chức hoạt động điều chỉnh thích hợp.
• Kết quả kiểm soát phải đáng tin cậy.
• Kết quả kiểm soát không phải lạc hậu hay nói cách khác là kết quả có
thể sử dụng được phải đảm bảo tính thời gian,không lỗi thời.
• Kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực đảm bảo hiệu quả kinh tế
nhưng vẫn phải cân nhắc đến yếu tố chi phí.
3.3.Tiến hành điều chỉnh hoạt động quản trị nhân lực.

3.3.1.Các loại hoạt động điều chỉnh:
• Điều chỉnh mục tiêu quản trị nhân lực.
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
• Điều chỉnh chương trình hành động.
• Tiến hành những hành động dự phòng nhằm chuyển hướng kết quả
tương lai hoặc ảnh hưởng đến kết quả công việc giai đoạn sau.
• Không hành động gì cả:hành vi tự điều chỉnh.
3.3.2. Yêu cầu đối với hoạt động điều chỉnh.
• Phải nhanh: tránh việc lỗi thời.
• Điều chỉnh với liều lượng thích hợp.
II. Thực trạng kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực trong các doanh
nghiệp Việt Nam.
1.Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam.
Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ
“dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Đây là nguồn
lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển
kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng XI thông qua ngày
16/2/2011. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn thấp và
cần phải được cải thiện càng sớm càng tốt.
Theo kết quả điều tra dân số đến tháng 12/2010, Việt Nam có gần 87 triệu người.
Điều này phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào. Nguồn
nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong đó, nguồn nhân lực nông
dân có gần 62 triệu người, chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân lực công nhân là
9,5 triệu người (gần 10% dân số); nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học,
cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số; nguồn nhân
lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung
ương gần 1 triệu người…. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như
một nhân tố mới trong nguồn nhân lực, nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt

sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và
nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi
đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam
hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Theo số
liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số
48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ
do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo
nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện
còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học
chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ
này là 1-4-10. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất
thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng
nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang
điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12
nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là
5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94
Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối. Các ngành kỹ thuật -
công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có
tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Những lĩnh vực hiện đang thiếu lao động
như: Kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử,
viễn thông, cơ khí chế tạo
Có thể thấy, nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay có các đặc điểm sau:
- Nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức; chưa
được quy hoạch, khai thác; chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo đến nơi đến
chốn.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và
chất.

- Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí
thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng phối hợp thực hiện sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Báo chí nước ngoài thường bình luận người Việt Nam thông minh, rất nhanh nhạy
trong việc nắm bắt và tiếp thu cái mới. Tiếc rằng nguồn nhân lực này lại chưa được
khai thác đầy đủ, đào tạo chưa bài bản, điều đó ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực
và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam.
Theo các chuyên gia, để phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trước mắt và lâu dài
cần phải tính đến yếu tố chất lượng sinh đẻ và yếu tố bồi dưỡng sức dân. Không
thể nói đến phát triển nguồn nhân lực khi sinh ra những đứa trẻ còi cọc, ốm yếu.
Không thể nói đến phát triển nguồn nhân lực khi sức dân không được bồi dưỡng.
Vấn đề này liên quan đến hàng loạt các yếu tố khác như chính sách xã hội, chính
sách y tế, chính sách tiền lương, chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng…. Các vấn đề
này hiện vẫn chưa được giải quyết một cách cơ bản. Không thể nói đến nhân lực
chất lượng cao khi chất lượng giáo dục đại học còn thấp; kết cấu hạ tầng còn rất
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
thấp kém; tỷ lệ lao động mới qua đào tạo mới chỉ có từ 30 đến 40%; trình độ ngoại
ngữ, khả năng sử dụng máy tính, công nghệ thông tin kém….
Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập Thế giới, từng bước tiến tới chiếm
lĩnh khoa học công nghệ cao vì thế đòi hỏi một lực lượng đông đảo nhân lực có
trình độ cao, có khả năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh tranh. Đặc
biệt với một số ngành đặc thù như năng lượng nguyên tử, công nghệ thông tin lại
càng đòi hỏi nhân lực đạt đến trình độ quốc tế hoá. Bên cạnh đó một số ngành mũi
nhọn như ngân hàng tài chính, du lịch cũng yêu cầu một đội ngũ đủ khả năng thích
ứng với mọi biến động của thị trường trong nước và thế giới…Có thể nói rằng ở
lĩnh vực nào, nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ… chúng ta đều đang khát lao
động có trình độ cao. Nhưng thực tế đáp ứng được bao nhiêu? Như đã phân tích ở
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
trên, lực lượng nông dân đang thiếu khoa học kĩ thuật, sản xuất manh mún; lực
lượng công nhân trình độ thấp, vậy còn lực lượng trí thức thì sao?

Việt Nam những năm gần đây đội ngũ trí thức tăng nhanh, chỉ tính riêng số
sinh viên cũng đã cho thấy sự tăng nhanh vượt bậc. Năm 2003-2004 tổng số sinh
viên đại học và cao đẳng là 1.131.030 sinh viên đến năm 2007- 2008 tăng lên
1.603.484 sinh viên. Năm 2008 tổng số sinh viên ra trường là 233.966 trong đó
sinh viên tốt nghiệp đại học là 152.272; sinh viên tốt nghiệp cao đẳng là 81.694. Số
trí thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng tăng nhanh.Theo thống kê cả nuớc đến
2008 có hơn 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học và đang đặt mục tiêu trong 10 năm
tới sẽ có 20000 tiến sĩ. Năm 2008 nước ta có 275 trường Trung cấp chuyên nghiệp,
209 trường cao đẳng, 160 trường Đại học và có tới 27.900 trường phổ thông, 226
trường dân tộc nội trú…Nhìn vào những con số này cho thấy lực lượng trí thức và
công chức thực sự là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất
nước. Nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Hàng năm lượng sinh viên ra
trường lớn nhưng số sinh viên có việc làm lại ít. Theo thống kê có đến 63% sinh
viên ra trường không có việc làm, số có việc làm thì cũng có người làm việc không
đúng ngành được học. Thêm vào đó là một số đơn vị nhận người vào làm phải mất
1-2 năm đào tạo lại. Phải chăng lao động đã qua đào tạo còn nhiều bất cập so với
yêu cầu của thị trường lao động?
Bài toán về nguồn nhân lực, việc làm hiện nay là bài toán khó và cũng
không thể một sớm một chiều mà chúng ta giải quyết ngay được.Để làm được điều
này cần phải đồng bộ ở nhiều phương diện: Đơn vị đào tạo, người lao động, đơn vị
sử dụng lao động… và còn cần tới một cơ chế, một sự hỗ trợ lớn từ nhà nuớc.
2.Thực trạng kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực ở Việt nam.
Kiểm soát và đánh giá thực hiện công việc của nhân viên là một hoạt động
quan trọng trong quản trị tài nguyên nhân lực. Việc đánh giá này không những
mang ý nghĩa thẩm định lượng giá mà c̣òn có ý nghĩa công nhận khả năng và thành
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
tích của nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định. Nó là ch́ìa khóa cho công
ty có cơ sở để hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, phát triển tài nguyên nhân sự.
Thực tế cho thấy hoạt động đánh giá thực hiện công việc tại các doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay chưa được các nhà quản lý quan tâm một cách đúng mức,

thường làm qua loa, đại khái, dễ nhầm lẫn với công tác thi đua. Điều này có thể do
rất nhiều các nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là doanh nghiệp
chưa xây dựng được các mốc chuẩn cho việc đo lường thực tế thực hiện công việc
của người lao động
Thực tế hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có kiểm soát nhân viên,
thường vào giữa và cuối năm. Nhưng mục đích của việc kiểm soát hầu như chỉ để
làm cơ sở điều chỉnh mức lương thưởng, gia hạn hợp đồng v.v và thường đánh
giá trên quan điểm chủ quan của từng nhà quản trị. Như thế chỉ giải quyết được
một khía cạnh của việc kiểm soát cũng như ý nghĩa của công việc này.
Trên thực tế, có nhiều yếu tố cấu thành nên thành công của một doanh nghiệp,
nhưng quan trọng hơn cả đó là nhân sự. Vì vậy việc đánh giá nhân viên để có được
"đúng người ,đúng việc" là việc cực kỳ quan trọng. Xác định được điểm mạnh,
điểm yếu của từng cá nhân, cách họ làm việc, suy nghĩ và mong muốn của họ sẽ
giúp nhà quản trị có được sự phân công công việc hợp lý. Điều này giúp cho cá
nhân có được công việc mà họ "sẽ làm" và "có thể làm", cá nhân sẽ hài lòng với
công việc được phân công và sẽ có hướng phấn đấu vì công việc phù hợp với khả
năng và nguyện vọng. Còn lại về phía doanh nghiệp, nếu xây dựng được đội ngũ
nhân sự với các yếu tố như trên thì đã đi được một nửa chặng thành công.
Nhấn mạnh rằng: Đánh giá nhân sự không phải chỉ là việc đánh giá, đặc biệt không
phải chỉ là việc tìm ra điểm yếu hoặc các khuyết điểm để yêu cầu nhân viên sửa
đổi. Đôi khi điểm yếu khi làm công việc này lại trở thành điểm mạnh khi thực hiện
công việc khác. Vì vậy, cái quan trọng là việc đãi cát tìm vàng, tìm ra được những
ưu điểm, những tâm tư nguyện vọng của nhân viên để sắp xếp đúng người đúng
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
việc.
Và khó khăn đặt ra cho các nhà quản trị đó là: Hiểu được sự đánh giá công bằng và
chính xác là yếu tố cơ bản thúc đẩy, tạo tâm lý thoải mái và nâng cao hiệu suất
hoạt động của nhân viên. Đồng thời khó khăn nữa đặt ra là nhà quản trị phải thực
sự dành thời gian quan tâm đến nhân viên, hiểu được nhân viên và có cái nhìn
thông minh, chính xác để bố trí nhân lực. Thực hiện được điều này sẽ giúp nâng

cao mức độ hài lòng của người lao động, tạo ra được chế độ đãi ngộ thỏa đáng, thu
hút và giữ gìn được nhân tài và mục tiêu cuối cùng là nâng cao hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
Ở Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp đều biết nên làm gì? (Xác định
được hiện trạng) nhưng lại chưa biết nên làm thế nào? (thiếu phương pháp và công
cụ kiểm soát). Nhiều doanh nghiệp có tâm lý “đau đâu chữa đấy” mà không cho
rằng kiểm soát công việc là một khâu trong chuỗi các hoạt động quản lý, nó phải
được đặt trong một hệ thống cần tác động chứ không phải ngay lập tức đi tìm một
phương pháp nhanh nhất, tiết kiệm thời gian nhất
Trên thực tế hầu hết các nhà quản trị đều nắm rất rõ và chi tiết các nội dung
này trong bản mô tả, nhưng vẫn gặp khó khăn khi đánh giá, nguyên nhân do đâu?
Chúng ta thống nhất rằng mỗi nội dung yêu cầu trong bản mô tả công việc đều có
tính độc lập tương đối song nhất thiết không thể tách rời chúng ra được. Quan điểm
“ kê nhầm còn hơn bỏ sót” nên nhiều bản mô tả thường chỉ tập trung vào nội dung
“ các nhiệm vụ và trách nhiệm chính” nhưng thường nêu ra các thuật ngữ, khái
niệm nhiều hơn là mô tả hành vi chính vì vậy đến phần chỉ ra tiêu chí và thông số
đo lường thường không định lượng được những mô tả đã nêu trước đó dẫn đến
việc đánh giá trở nên hình thức và kém hiệu quả.
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Như vậy muốn đánh giá hiệu quả công việc (thành tích) một cách chính xác
nhất hãy xây dựng một cơ sở để đánh giá chính xác ngay từ tên gọi của chức danh
đến các nội dung bên trong bản mô tả công việc.
Thực tế qua công tác tư vấn quản lý nhân lực ở một số doanh nghiệp (đặc
biệt là doanh nghiêp nhà nước cho thấy, hầu hết các phòng đều có chức danh phó
phòng nhưng trong bản mô tả lại chỉ nêu nên được một nội dung khác biệt so với
các chuyên viên là “ thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc khi trưởng
phòng …đi vắng”. Có không ít phó phòng khi còn là chuyên viên thì làm không
hết việc vẫn con người ấy khi lên chức phó phòng lại không biết phải làm gì.
Trong trường hợp này rõ ràng vấn đề đánh giá thành tích của vị trí này “mắc lỗi”
ngay từ khi xây dựng bản mô tả cho chức danh này.

3. Một số phần mềm hỗ trợ cho việc kiểm soát
3.1. Spector 360
Spector 360 là giải pháp hàng đầu của Hãng SpectorSoft cho việc kiểm
soát nhân viên trong công ty của bạn một cách toàn diện – dù cho họ có ở tại văn
phòng, đang công tác hoặc làm việc từ bên ngoài – và cả ngay khi họ không kết nối
với mạng công ty.
Spector 360 ghi nhận lại những web sites nhân viên của bạn ghé thăm,
email gửi và nhận, chat và tin nhắn (message), ghi nhận phím đã đánh (keystrokes
typed), truyền hồ sơ, tài liệu in ấn và các ứng dụng đang dùng. Ngoài ra, nó còn
giám sát cách cẩn thẩn – giống như một camera ghi hình, Spector 360 chỉ cho bạn
thấy một cách chi tiết trực quan và chính xác những việc mà một nhân viên đã làm
trong suốt thời gian làm việc (Spector 360 shows you in exact visual detail what an
employee does every step of the way.)
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Spector 360 ghi nhận lại truy cập Internet và các hoạt động trên máy tính
của từng nhân viên của bạn, nhập những thông tin vào cơ sở dữ liệu và cung cấp
cho bạn với hơn 50 mẫu báo cáo có sẵn và không giới hạn tùy biến để trả lời những
câu hỏi như:
• Nhân viên của bạn dành phần lớn thời gian để lướt web?
• Ai đã dành thời gian vào các trang mua sắm, trang thể thao hoặc
trang đồi trụy?
• Nhân viên tán gẫu (chat) hoặc sử dụng những dịch vụ email nặc
danh như Hotmail và Gmail
• Ai đang gửi nhiều email nhất với những tài liệu đính kèm?
• Những nhân viên nào có thể rò rỉ thông tin công ty bí mật của công
ty thông qua các thiết bị lưu trữ di động như MP3, USB, CD và DVD?
• Ai đang in ấn những tài liệu nhạy cảm?
• Ai đi làm trễ về sớm? Ai tốn thời gian nghỉ trưa dài?
• Những gì mà nhân viên tìm kiếm trên Google, Yahoo và MSN?
Ngoài việc thông báo, Spector 360 giữ lại những dụng cụ điều tra mức độ

người dùng, khách hàng của chúng tôi ngày càng tin tưởng. Nếu như bạn nhận thấy
1 vấn đề hay đặc biệt nghi ngờ một nhân viên là thủ phạm chính của việc lạm
dụng, bạn có thể tìm hiểu sâu và diễn lại chi tiết mọi hành động trên máy tính và
Internet để thu thập bằng chứng khi bạn cần. Mức độ chi tiết thì rõ ràng đến độ bạn
có thể biết việc nhân viên làm mỗi giây.
Ở mức độ cao hơn, những báo cáo và những biểu đồ này giúp cho bạn nhận
dạng một cách nhanh chóng những nhân viên mà có khả năng cao lôi kéo trong các
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
hoạt động nguy hiểm cho công ty bạn, bạn có thể tập trung vào điều tra tỉ mỉ trên
những cá nhân cụ thể, và có thể tin chắc rằng Spector 360 sẽ cung cấp cho bạn tất
cả các chi tiết bạn cần để quản lý những phân tích khả năng có thể xảy ra cách triệt
để nhất.
Ngoài ra, Spector 360 cho phép bạn điều khiển một cách tiên phong
(proactively) những nhân viên của bạn sử dụng web bằng việc hợp nhất lọc
Internet (Internet Filtering) với phân định world – class. Khóa truy cập các trang
web cụ thể nào đó hay phân loại những thứ được cho là không phù hợp với nơi làm
việc của bạn. Hạn chế truy cập của cá nhân, nhóm, phòng ban hay cả công ty. Với
hơn 30 phương thức lọc web, Spector 360 đưa cho bạn sức mạnh để loại bỏ việc
truy cập Internet quá mức và dứt khoát trong khi vẫn giữ nhân viên của bạn tập
trung vào công việc.
Khách hàng của chúng tôi dùng sản phẩm SpectorSoft chủ yếu để lộ lạm
dụng truy cập Internet, mất năng xuất lao động, lộ thông tin bí mật và những hoạt
dộng không phù hợp khác bởi nhân viên của họ mà phơi bày về tài chính của họ,
pháp luật và những nguy cơ có thể ngăn trở khác. Một ví dụ đơn giản, tìm một
nhân viên bỏ ra một giờ mỗi ngày để lướt những trang web ngoài công việc – giải
trí, và giảm việc đó chỉ vài phút một ngày có thể tiết kiệm cho công ty hơn 200 giờ
một năm trong năng suất bị mất mát. Nhân lên với số lượng 10 nhân viên và bạn
tiết kiệm được 2000 giờ 1 năm.
Giải pháp kiểm soát truy cập Internet của SpectorSoft đã trở nên quen thuộc
với nhân viên của hơn 50.000 công ty sử dụng giải pháp SpectorSoft để cắt giảm

trong việc lạm dụng truy cập Internet không cần cho tổ chức/ công ty của họ, và
SpectorSoft đã được tạp chí Inc (Inc Magazine) bình chọn là Công ty Tư Nhân
phát triển nhanh nhất ở Mỹ trong suốt 4 năm liền.
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Quản lý tập trung=>kiểm soát =>phân tích =>tìm kiếm=>điều tra=>báo cáo
Spector 360 cho phép bạn kiểm soát/ theo dõi máy tính và cách truy cập
Internet của nhân viên, phân tích những khuynh hướng và những mẫu, tìm kiếm
những chi tiết đặc biêt / cụ thể, điều tra khi có điều gì đó có vẻ sai lệch, và báo cáo
tất cả những kết quả tìm kiếm từ sự thuận tiện của máy tính bàn của bạn
(Report your findings all from the convenience of your desktop) . Tất cả các chức
năng này có thể thực hiện liên kết/ bắt chéo những sự kiện và hành động sau?
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Với Spector 360 bạn có thể quan sát một cách nhanh chóng một hoặc nhiều
nhân viên đang sử dụng nguồn tài nguyên của công ty như thế nào với việc đơn
giản là đọc/ xem biểu đồ được hiển thị cách trực giác. Phân tích những mẫu những
khuynh hướng dùng cảu cá nhân, nhóm, phòng - ban hoặc cả công ty bạn. Bạn có
thể tùy biến những biểu đồ này cho phù hợp với yêu cầu đặc biệt của bạn, cho phép
bạn kiểm soát tổ chức/công ty của bản một cách vừa hiệu quả và thực tế. Xác định
những khu vực mà không có những trình diễn/ hiện thị và tìm kiếm bằng tay chán
ngắt. Nếu như bất cứ điểm nào có vẻ sai lệch từ việc phân tích “Cái nhìn tổng thể”
(Big Picture View) bạn có thể tìm sâu để tìm ra những điểm sai lệch, có thể trình
bày tỉ mỉ (you can drill-down to reveal the nitty-gritty details) Những công cụ
mạnh mẽ và dễ sử dụng cho phép bạn sàng lọc những dữ liệu được lưu trữ của bạn
để xác định sự kiện hoặc mẫu đặc biệt. Bạn còn có thể chạy lại đoạn phim chụp
màn hình nhanh liên quan đến những sự kiện bằng việc dùng chức năng Screen
Snapshot Viewer của Spector 360 và nó dễ dàng sử dụng như điều khiển xem phim
băng từ VCR. Phát minh chuyên nghiệp, việc sắp xếp các tùy biến của các báo cáo
kết quả tìm kiếm được chỉ trong vòng vài cái click chuột.
Spector 360 giúp/ cấp quyền cho bạn tập trung/ trữ hoặc lấy ra năng suất
của bạn, đạo đức (nghề nghiệp-nhân cách), bảo mật, và sự hài lòng về sự khôn

ngoan/ lanh lợi, thông qua việc kiểm soát máy tính và khuynh hường dùng Internet
trong tổ chức/ công ty của bạn suốt ngày đêm, cả 365 ngày trong năm./liên tục
24/24.
3.2. MailDetective
MailDetective là phần mềm kiểm soát sử dụng email trong hệ thống
mạng của công ty và giúp làm giảm tổn thất từ việc lạm dụng băng thông.
MailDetective là phần mềm kiểm soát sử dụng email trong hệ thống mạng của
công ty. Nó là giải pháp hữu hiệu để xử lý những nhân viên có ý định phá vỡ kỷ
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
luật công ty và làm giảm thiểu hiệu suất hoạt động bằng cách gửi và nhận các
email không liên quan đến công việc.
Download Download MailDetective - Kiểm soát sử dụng Email công ty
Ngoài ra, download MailDetective còn giúp giảm tổn thất từ việc lạm dụng
băng thông mà công ty phải bỏ ra hàng triệu đô chi phí mỗi năm.
Tính năng của MailDetective :
• Có thể hoạt động trên mọi máy tính trong mạng LAN của bạn.
• Trình duyệt HTML tích hợp.
• Bảng biểu.
• Xuất báo cáo ra HTML.
• In báo cáo trực tiếp từ trình duyệt tích hợp.
• Xuất báo cáo ra định dạng Microsoft Excel.
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
• Công cụ để tự động nhập file nhật ký và tạo báo cáo.
• Gửi báo cáo qua email.
Với MailDetective bạn có thể:
• Kiểm soát tỷ lệ sử dụng email cá nhân/công việc.
• Tìm hiểu xem nhân viên của bạn đang giao tiếp với ai.
• Ước tính lưu lượng email được tạo ra bởi những người dùng nhất định.
• Tạo bản báo cáo cho khoảng thời gian xác định.
3.3. HIT Magic Plus 4200

SẢN PHẨM:
Máy chấm công và kiể, soát ra vào bằng vân tay. Cho phép quản lý ra vào
chặt chẽ, không cho phép chấm công thay thế. Hổ trợ giao tiếp qua mạng TCP/IP
(mạng LAN) cho phép theo dõi trực tiếp qua phần mềm dù bạn đang ở bất kỳ đâu.
TÍNH NĂNG KỸ THUẬT:
• Lưu trữ: 1.800 vân tay – 80.000 lần giao dịch.
• Bộ xử lý: Intel - USA
• Thời gian nhận dạng: <=1.4s (1:N) – 1s (1:1)
• Ngôn ngữ hiển thị: Tiếng Anh, Tiếng Việt
• Giao tiếp với PC: RS232, RS485, TCP/IP
• Quản lý ra vào theo nhóm: 9 nhóm, 10 mốc thời gian, nhiều người
cùng mở cửa
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
• Cảnh báo khi cửa không đóng, truy cập trái phép.
• Pin lưu trữ dữ liệu 3 năm.
• Kích thước: 196 x 136 x 36 mm
PHẦN MỀM HỔ TRỢ KIỂM SOÁT RA VÀO - CHẤM CÔNG:
Quản lý ra vào theo nhóm nhân viên và theo mốc thời gian rất linh hoạt và
dễ sử dụng.
Hổ trợ chấm công linh hoạt. Hỗ trợ cơ sở dữ liệu SQL. Kết xuất báo cáo ra
nhiều dạng định dạng : XLS, TXT, CSV, DBF, . . .
Chấm công đa dạng: nhiều ca cho một nhân viên trong ngày, ca đêm, tăng
ca, sắp ca theo lịch hoặc ca không theo lịch. Báo cáo đi sớm về trễ, tăng ca.
Quản lý nhân viên theo phòng ban, mã nhân viên (số và ký tự), giới tính,
ngày vào làm, địa chỉ
TÙY CHỌN:
Bộ lưu trữ điện 5V (lưu 3 - 5h sau khi mất điện)
5.Mẫu đánh giá thực hiện công việc.
III. Kết luận
Kiểm soát nhân lực là một nhân tố cơ bản của hoạt động quản trị nhân lực

trong các doanh nghiệp . Nó cung cấp một sự quan sát đánh giá thường xuyên về
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả tính hiệu lực của việc thiết kế và
vận hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực. Thực
tế đă chứng minh rõ ràng rằng với công tác quản lý nhân lựchiện nay đ̣i hỏi mỗi
doanh nghiệp trong quá tŕình tổ chức khi đạt đến một qui mô hoạt động nhất định
phải thiết lập và duy tŕ bộ phận kiểm soát bộ để kiểm tra, xác nhận và tư vấn cho
quá tŕnh quản lư và điều hành các hoạt động quản lý trong doanh nghiệp ,để chức
Thực trạng kiểm soát nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
năng quản trị nhân lực có hiệu quả phải đảm bảo các điều kiện như: về mặt tổ chức
và kiểm soát nhân lực thật tốt.
Kiểm soát nhân lực là một hoạt động quản lý nhân lực quan trọng và luôn
luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức.Hoạt động kiểm soát tác động theo nhiều
hướng đối với hoạt đông quản trị của doanh nghiệp.Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần
định ra những kế hoạch kiểm soát cụ thể để đạt được mục tiêu có hiệu quả.


×