Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận kinh tê vĩ mô, tình hình nền kinh tế vĩ mô của Singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.37 KB, 21 trang )

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ:
TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ CỦA SINGAPORE
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình
SVTH: Nhóm 12 (Chiều thứ 2):
Phạm Quế Chi
Nguyễn Thị Thu Huyền
Nguyện Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Cẩm Lý
Phạm Thị Cẩm Giang
Chu Thị Hằng
Mai Thị Minh Tâm
Đặng Thảo Trâm
TP.HCM - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA KINH TẾ - LUẬT
MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
• Thầy Quan Minh Quốc Bình đã truyền đạt những kiến thức quý báu và hướng dẫn
chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
• Các thành viên trong nhóm đã làm việc hết sức để có được kết quả ngày hôm nay.
Nhóm chúng tôi rất mong sẽ nhận được sự góp ý và hướng dẫn để đề tài này ngày một hoàn
thiện hơn.
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 2
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
MỤC LỤC
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 3
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore


PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG
Quốc đảo nhỏ bé và xinh đẹp Singapore nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Được mệnh danh là “Dấu chấm nhỏ” trên bản đồ thế giới. Chỉ với khoảng 5,1 triệu dân,
diện tích là 712km2. Singapore trở thành quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á và cũng là 1
trong những quốc gia có diện tích nhỏ bé nhất thế giới.
Là một đất nước không có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên nhưng Singapore lại có
1 vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho việc giao thương buôn bán. Là cửa ngõ của khu vực
Đông Nam Á đồng thời nằm ở điểm giao nhau của con đường huyết mạch chính vận
chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển Malacca. Cùng với đó
Singapore còn đẩy mạnh việc thay đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với đất nước của mình, lấy
trọng tâm là nền kinh tế tri thức với những thế mạnh như buôn bán và dich vụ. Ngày nay,
Singapore có hệ thống cảng biển hiện đại cho những tuyến đường vận tải chính và những
trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Bên cạnh việc xây dựng cơ
sở hạ tầng vững chắc môi trường kinh tế thuận lợi thì 1 nền chính trị ổn định cũng góp
phần không nhỏ cho bước đà phát triển của singapore. Singapore là một nước theo chế độ
đa đảng, Đảng Nhân Dân Hành Động là đảng nắm quyền hiện tại, theo đó Đảng luôn đưa
ra những quyết sách, đường lối chính trị từ những năm giành được chính quyền tới nay.
Thế giới gọi Singapore là “Con rồng châu Á” khi chứng khiến sự phát triển mạnh mẽ
không ngừng nghỉ của Singapore. Một nền kinh tế vươn nhanh nhưng thật sự vững chắc
và rộng mở.
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 4
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ SINGAPORE
1. Biến Động Kinh Tế Vĩ Mô Trong Thời Kỳ 1995 đến 2011.
a) GDP danh nghĩa, GDP thực, GPD danh nghĩa bình quân đầu người,
GDP thực bình quân đâu người.
- Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) là tổng giá trị hàng hoá dịch vụ cuối cùng của
nền kinh tế sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định, một phạm vi lãnh thổ nhất
định.

- GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch
vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì
lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành.
= (1)
- GDP thực là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối
cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo
giá so sánh.
= (2)
Hình 1: GDP danh nghĩa và GDP thực của Singapore: 1995-2011
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 5
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
Biểu đồ trên cho ta thấy sự biến động GDP danh nghĩa và GDP thực của Singapore
trong giai đoạn 1995-2011. Vì cùng chọn năm 1995 làm năm gốc nên ta thấy GDP danh
nghĩa và GDP thực của năm đó đều bằng nhau và xuất phát cùng một điểm. Từ năm 1995
đến năm 1999, GDP danh nghĩa luôn cao hơn GDP thực, điều này cho ta thấy mức giá
chung của Singapore đang tăng cao hơn so với những năm trước. Đặc biệt năm 1997 khi
cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ ảnh hưởng đến Singapore. Ta thấy GDP danh nghĩa
giảm xuống đáng kể chứng tỏ nền kinh tế sản xuất ra ít sản lượng hơn, giá cũng đã giảm
xuống so với những năm trước. Và GDP thực giảm nhẹ chỉ do sản lượng đã giảm hơn,
còn giá cả thì giữ nguyên năm gốc. Sau cuộc khủng hoảng chính phủ Singapore đã nhanh
chóng tìm niện pháp điều tiết lại nền kinh tế nên như quan sát từ năm 1999 cả GDP danh
nghĩa và GDP thực đều tăng tuy nhiên không đồng đều. Trong giai đoạn 1999-2005, GDP
thực có cao hơn so vơi GDP danh nghĩa tuy nhiên không nhiều. Điều nay cho thấy mức
giá chung của Singapore không những không tăng mà còn giảm hơn so với năm gốc (năm
1995). Từ năm 2006 đến 2011, GDP của Singapore tăng mạnh và sự khác biệt giữa GDP
danh nghĩa, GDP thực ngày càng lớn. Cho thấy hiện tượng lạm phát ở Singapore ngày
càng gia tăng.
- GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất
định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm

đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.
- GDP bình quân đầu người là thước đo sản lượng thu nhập của một nền kinh tế, nó
phụ thuộc vào tốc độ gia tăng dân số và năng suất lao động, GDP bình quân đầu
người là số liệu thống kê thường gặp nhất và được coi là một chỉ số mô tả chính
xác phúc lợi kinh tế xã hội.
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 6
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
Hình 2: GDP Danh Nghĩa Bình Quân Đầu Người Và GDP Bình Quân Thực
Đầu Người
Giai đoạn 1995-1999, do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính nên GDP danh
nghĩa bình quân đầu người dù có biến động thất thường nhưng nhìn chung vẫn cao hơn
GDP thực bình quân đâu người. Giai đoạn 2000-2005, ta thấy GDP thực bình quân đầu
người cao hơn so với GDP danh nghĩa bình quân đâu người tuy không cao, điều này
chứng tỏ mức sống thực của người dân Singapore đã tăng rõ so với những năm 1995-
1999. Từ những năm 2006, ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, mặc
dù GDP bình quân đầu người có tăng mạnh nhưng khoảng cách giữa GDP danh nghĩa
bình quân đầu người và GDP thực bình quân đầu người ngày càng cao.
Theo báo cáo của Knight Frank và Citi Private Bank công bố năm 2010. Quốc đảo
nhỏ bé Singapore là nước có GDP bình quân đầu người đứng đầu thế giới, vượt qua cả
Nauy (thứ 2), Mỹ (thứ 3), Thuỵ Sỹ (thứ 4). Theo dự kiến đến năm 2050, Singapore với
những chính sách mở cửa rộng rãi, thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung đào tạo lao động
tay nghề cao sẽ giữ vững vị trí số 1 của mình.
b) Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
- Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.

Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 7
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
đoạn. Ở đây ta dùng tốc độ tăng trưởng kinh tế để đo lường tăng trưởng kinh tế
của Singapore.
Tốc độ tăng trưởng (%) = ( (3)
Hình 3: Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế
Biểu đồ trên cho ta biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của Singapore giai đoạn 1995-
2011. Khi đã loại trừ khả năng lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh trung thực
sự thay đổi khả năng và quy mô sản xuất hàng hoá và dịch vụ của Singapore. Nền kinh tế
Singapore chủ yếu phụ thuộc vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân),
những năm đầu thập niên 90, nền kinh tế Singapore đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế vào
loại cao nhất thế giới: năm 1994 đạt 10%, năm 1995 đạt 7,3%. Tuy nhiên từ cuối năm
1997 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, đồng đô la Singapore đã bị mất giá,
tốc độ tăng trưởng giảm mạnh từ 8,5% (năm 1996) xuống còn -2,17% (năm 1997). Từ
năm 1999, singapore bắt đầu hồi phục với tốc độ nhanh chóng, năm 1999 là 6.2%, năm
2000 là 9,04%. Năm 2001, sự kiện 11/9 ở Mỹ và sau đó là dịch SARS lan rộng toàn cầu,
kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề. Năm 2001 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt
được -1,12%, năm 2002 đạt 4,2% và năm 2003 đạt 4,5%. Từ năm 2004, kinh tế Singapore
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 8
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Năm 2004 đạt 9,5%, năm 2005 đạt 7,3, năm 2006 đạt 8,6%,
năm 2007 đạt 9,02%. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Singapore giảm xuống
còn 1,74% (năm 2008), và -0,8% (năm 2009) do cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra năm
2008. Năm 2010, Singapore có tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14,7%, vượt qua Trung Quốc
để trở thành nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới. Năm 2012, tốc đọ
tăng trưởng kinh tế của Singapore là 5,1%, cao hơn mức dự kiến là 4,8% do viễn cảnh
lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế không mấy sáng sủa: kinh tế Mỹ hồi phục chậm,
Châu Âu trai qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do những khó khăn về tài chính của Hy
Lạp, Ailen và một số nước khác.

c) Lạm Phát
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về lạm phát:
• Theo Mác: Lạm phát là việc tràn đầy các kênh, cá luồng lưu thông những tờ giấy
bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt.
• Theo nhà kinh tế học Samuelson: Lạm phát là biểu thị của 1 sự tăng lên của mức
giá chung. Ông cho rằng: “Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí
tăng – giá bánh mỳ, dầu xăng, xe ô tô; tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản
xuất tăng.”
• Theo Milton Friedmen: “ Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài”. Ông cho
rằng lạm phát luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ. Ý kiến của ông được
đa số các nhà kinh tế học thuộc trường phái tiền tệ và trường phái Kyenes tán
thành.
Xét theo quan điểm của kinh tế học vĩ mô, lạm phát được hiểu theo nghĩa chung nhất
là: Lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 9
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
Hình 4: Tỷ Lệ Lạm Phát.
Nhìn chung tỷ lệ lạm phát của Singapore thuộc cấp độ vừa phải nghĩa là nền kinh tế
có tỷ lệ lạm phát ở mức một con số, tức là dưới 10%. Khi nền kinh tế ở mức vừa phải thì
giá cả ít tăng, giá tri thực của đồng tiền ít thay đổi so với giá trị danh nghĩa của nó. Các hệ
quả của lạm phát được kiểm soát tốt, hệ thống kinh tế vẫn vận hành tốt. Từ năm 1997, tỷ
lệ lạm phát giảm dần; những năm 1998 và 1999, tỷ lệ lạm phát của Singapore giảm xuống
dưới 0% (hay còn gội là giảm phát) đạt lần lượt là: -6,3% và -15,5%. Tình trạng này
tương tự xảy ra ở những năm 2001 là-3,9%, năm 2002 là -4,6%, năm 2003 là -1,4%, năm
2010 là -2,5. Điều này là hệ quả của những cú sock kinh tế khiến tốc độ tăng trưởng kinh
tế giảm mạnh, dòng vốn không được luân chuyển, nền kinh tế suy thoái và trì trệ. Giai
đoạn năm 2004 - 2011, Singapore luôn duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức một con số (ngoài
năm 2007 là 11,3%), chính phủ Singapore đã có nhiều chính sách và biện pháp điều chỉnh
mà điển hình là việc tăng giá đồng đô la sing để giảm bớt áp lực lạm phát do giá nhà cửa,

giá lương thực thực phẩm và cước vận tải, bưu chính viễn thông tăng vọt.
d) Lãi suất
Lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả tín dụng – giá cả của quan hệ
vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc dưới dạng tài
sản khác. Khi đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay khoản tiền dôi ra ngoài
số tiền vay vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số vốn đó gọi là lãi suất.
Trong nền kinh tế vĩ mô, lãi suất được coi là một công cụ điều tiết cho vay kinh tế
nhạy bén và hiệu quả; thông qua việc cho thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời
kỳ.
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 10
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore


Hình 5: Lãi Suất.
Năm 1997, Hệ thống ngân hàng ở Singapore chủ trương tăng lãi suất lên 7,44% để
có thể thu hút phần lớn số tiền trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm;
cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, nhằm kiềm chế lạm phát gia tăng. Tuy nhiên năm
1998, nền kinh tế trong tình trạng suy thoái, đầu tư giảm mạnh, dòng tiền không xoay
vốn, người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn. Singapore có chính sách giảm lãi suất
(năm 1998 là 5,83% ) nhằm tăng cung tiền, kích cầu đầu tư, giúp nền kinh tế thoát khỏi
thời kỳ khó khăn. Nhìn chung giai đoạn 1999-2011, lãi suất của Singapore luôn ở mức ổn
định và không cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển, mở rộng
quy mô sản xuất, tổng thể nền kinh tế tăng.
e) Tỷ giá hối đoái.
Trong điều kiện của một nền kinh tế mở, việc giao thương buôn bán giữa các nước
ngày càng phổ biến. Việc thanh toán giữa các quốc gia nhất định phải sử dụng tiền tệ của
nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ của các nước, các quốc gia
phải trên tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái được định nghĩa là mức giá mà một đồng tiền trao đổi để lấy một

đồng tiền khác.
Tỷ giá hối đoái của một quốc gia có vai trò rất quan trọng mà ảnh hưởng trước nhất
chính là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá từ đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 11
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
tế. Ngoài hoạt động ngoại thương, tỷ giá hối đoái còn tác động về mặt kinh tế như mặt
bằng giá cả trong nước, lạm phát khả năng sản xuất, công ăn việc làm hay thất nghiệp.
Đô la Singapore (SGD) là tiền tệ của Singapore. Nó thường được viết tắt với ký hiệu
đô la là $, hoặc viết cách khác S$ để phân biệt nó với các đồng tiền có tên gọi đô la khác.
Đồng đô la Singapore được chia ra thành 100 cent. Đồng đô la Singapore là một đồng tiền
tự do chuyển đổi và điều này cho phép nó được thả nổi theo cung cầu của thị trường
ngoại hối, nhưng nó cũng được Cục Tiền tệ Singapore giám sát dựa vào một rổ tiền tệ
theo tỷ trọng thương mại.
Hình 6: Tỷ Giá Hối Đoái.
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan sau đó lan rộng sang các
nước Đông Nam Á khiến không chỉ đồng bath (Thái Lan) mà cả đồng Peso (Philippines),
đồng Ringit (Malaysia), đồng đô la (Singapore) và đồng Rupiah (Indonesia) cũng đều bị
sức ép phải giảm giá so với đồng USD. Giai đoạn từ năm 1997-2002, tỷ giá giữa đồng đô
la Singapore so với đồng đo la Mỹ liên tục tăng . Năm 1997 tỷ giá hối đoái là 1,48 đô la
Singapore/USD, năm 1998 tăng lên là 1,67 đô la Singapore/USD; tăng cao nhất là năm
2001 và 2002 đều là 1,79 đô la singapore/USD. điều này chứng tỏ đồng đô la Singapore
mất giá còn đồng đô la Mỹ tăng giá. Sau đó giai đoạn 2003-2011, với những chính sách
tiền tệ của chính phủ Singapore giá trị của đồng đô la Singapore so với đồng đô la Mỹ đã
phục hồi lại như lúc trước . Nhìn chung đồng đô la Singapore ít bị mất giá hơn, tỷ giá hối
đoái tuy có biến động nhưng mức chênh lệch không cao và khá ổn định.
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngoại thương của một đất nước,
nó tác động mạnh mẽ đến cán cân thanh toán của đất nước đó thông qua việc xuất nhập
khẩu hàng hoá. Việc đồng đô la Singapore liên tục tăng giá hay tỷ giá hối đoái liên tục
giảm khiến hàng hoá nhập khẩu rẻ hơn, trong khi hàng hoá xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ so

GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 12
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
với người nước ngoài làm sức cạnh tranh hàng hoá với nước ngoài kém. Điều này gây bất
lợi cho xuất khẩu, đặc biệt là với một nước phụ thuộc rất nhiều vào việc xuất khẩu như
Singapore.
f) Tình hình xuất nhập khẩu.
Kinh doanh xuất nhập khẩu là sự mở rộng của các quan hệ mua bán trong nước và
ngoài nước. Trước đây, khi chưa có quan hệ trao đổi hàng hoá, cá nhân mỗi con người
cũng như mỗi quốc gia đều tự thoả mãn lấy các nhu cầu của mình, lúc đó mọi nhu cầu của
con người cũng như của quốc gia bị hạn chế. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá xuất
hiện khi có sự ra đời cuả quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá, sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và tác động của
những quy luật kinh tế khách quan, phạm vi chuyên môn hóa và phân công lao động xã
hội ngày càng rộng, nó vượt ra khỏi một nước và hình thành nên các mối quan hệ giao
dịch quốc tế. Chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế càng sâu sắc, các mối quan
hệ quốc tế càng được mở rộng, các nước càng có sự phụ thuộc lẫn nhau và hình thành các
mối quan hệ buôn bán với nhau.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong nước
ra nước ngoài.
Ngược lại với xuất khẩu, nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ từ
nước ngoài.
Xuất khẩu ròng (hay cán cân thương mại) là mức chênh lệch giữa kinh ngạch xuất
khẩu và nhập khẩu. NX = X – M.
Singapore là một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó
Singapore được xem là trung tâm xuất nhập khẩu hoạt động theo phương thức: mua sản
phẩm thô, tinh luyện và xuất khẩu trở lại. Theo tổng cục thống kê Singapore, từ năm 1964
đến năm 2013, nhập khẩu của Singapore trung bình là 11.945.996,5 nghìn SGD, đạt mức
cao nhất là 43.135.700,0 nghìn SGD vào 7/2013 và mức cao nhất là 266.3811,0 SGD vào
7/1964. Nhập khẩu chính của Singapore là: nhiên liệu (33%), linh kiện điện tử (25%),

máy móc (16%), hoá chất (6%) và hàng hoá sản xuất (5%). Các đối tác nhập khẩu chính
của Singapore là: Trung Quốc (11%), Malaysia (11%), Hoa Kỳ (9%), Hàn Quốc (8%),
Nhật Bản (6%), Indonesia (5%). Bên cạnh hoạt động nhập khẩu, Singapore là một quốc
gia xuất siêu với mức xuất khẩu trung bình là 12.368.298,8 nghìn SGD (từ năm 1964 đến
năm 2013). xuất khẩu cao nhất vào 3/2011 với mức 46.051.500,0 ngàn SGD và thấp nhất
vào 7/1964 là 197.677,0 nghìn SGD. Xuất khẩu chính là: Hàng điện tử (31%), nhiên liệu
(26%), hoá chất (12%). Ngoài ra còn thực phẩm, dệt may và thiết bị vận tải. Thị trường
chính của Singapore là Trung Quốc (12%), Hong Kong (12%), Malaysia (12%),
Indonesia (10%), Hoa Kỳ (6%) và Úc (6%).
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 13
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
Hình 7: Biểu Đồ Xuất Nhập Khẩu Của Singapore Giai Đoạn 1995 – 2011.
Giai đoạn những năm 1995-2003, tình hình xuất nhập khẩu của singapore biến động
thất thường do ảnh hưởng bởi những cú sock kinh tế. Về xuất khẩu, năm 1997, khi cuộc
khủng hoảng kinh tế xảy ra xuất khẩu của Singapore chỉ tăng 6,14% so với năm 1995
trong khi đó năm 1996 tăng 14,3% so với năm 1995, năm 1998 xuất khẩu giảm 9,7%,
năm 1999 tiếp tục giảm 4,3% so với năm trước đó. Năm 2000, xuất khẩu tăng 19,12%,
nhưng năm 2001 ảnh hưởng bởi sự kiện 11/9 tại Mỹ và dịch SARS toàn cầu, xuất khẩu lại
giảm 7,2% (Năm 2001) và 0,12% (2002) . Không chỉ xuất khẩu mà nhập khẩu của
Singapore cũng bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế, năm 1997 nhập khẩu tăng
7,01% so với năm 1996 nhưng năm 1998, giảm 13,9% và năm 1999, giảm 0,79%, điều
này chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm mạnh. Sau đó năm 2000, nhập khẩu tăng
22,9%, còn năm 2001 và 2002 lại lần lượt giảm: 8,1% và 1,1%. Giai đoạn 2004-2011,
nhìn chung tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn này không có nhiều biến động, kim ngạch
xuất nhập khẩu liên tục tăng (ngoại trừ năm 2009 xuất khẩu giảm 8,66% và nhập khẩu
giảm –12,2%).
Cán cân thương mại (hay xuất khẩu ròng) biến động liên tục theo tình hình xuất nhập
khẩu. Và cán cân thương mại cả Singapore luôn thặng dư, nghĩa là Singapore có kim
ngạch xuất khẩu luôn cao hơn so với kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, thương mại

Singapore phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới; đặc biệt là
các bạn hàng lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, , điều này đồng nghĩa với việc Singapore
phải chịu chung số phận, chịu chung bước thăng trầm của những nền kinh tế này.
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 14
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
2. Các chính sách vĩ mô.
a) Tốc độ tăng cung tiền.
Cung ứng tiền tệ, gọi tắt là cung tiền, chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh
tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v của các cá nhân (hộ gia
đình) và doanh nghiệp.
Chính sách tiền tệ quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng
trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định
tỷ giá hối đoái, đạt được những toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng cung tiền và lạm phát có mối liên hệ chặt chẽ và gắn bó lẫn nhau:
• Trong các tình huống kinh tế bình thường, nếu cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng
thực tế sẽ gây ra lạm phát.
• Trong nền kinh tế khủng hoảng (gặp bẫy thanh khoản - thuyết kinh tế học Keynes),
mối tương quan "bị phá vỡ" bởi một sự suy giảm của tốc độ chu chuyển tiền tệ. Điều
đó giải thích tại sao trong nền kinh tế suy thoái các NHTW có thể tăng cung tiền mà
không gây lạm phát. Điều này đã xảy ra ở Mỹ trong giai đoạn 2008-2011 khi mà tăng
mạnh cung tiền không gây lạm phát.
• Tuy vậy, khi nền kinh tế phục hồi trở lại và tốc độ chu chuyển tiền tăng lên, tăng cung
tiền có nhiều khả năng sẽ gây ra lạm phát.
Hình 8: Cung Tiền
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 15
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
Nhìn chung tốc độ tăng cung tiền của Singapore không cao và khá ổn định. Nguyên
nhân là do tỷ lệ lạm phát của Singapore luôn được duy trì ở mức thấp (<10%).Trong đó

giai đoạn 1999 – 2005, là giai đoạn nền kinh tế của Singapore có dấu hiệu suy thoái (giảm
phát) nhưng tốc độ cung tiền lại khá thấp và hầu như không thay đổi. Giai đoạn 2005-
2011, nền kinh tế Singapore hồi phục, tốc độ tăng cung tiền đều đặn.
Như quan sát biểu đồ ta thấy Singapore đang thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng làm
đầu tư và sản lượng tăng, tình trạng thất nghiệp cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, nếu trong
tương lai, chính phủ Singapore tiếp tục thực hiện chính sách này sẽ có nguy cơ dẫn đến
lạm phát tăng cao.
b) Chính sách tài khoá
Chi tiêu chính phủ bao gồm chi tiêu hàng hoá và dịch vụ cá nhân và cách dịch vụ
công khác như chi tiêu cho các chương trình xoá mù chữ, y tế, an ninh quốc phòng, giao
thông. (Theo SNA 1993)
Chính sách tài khoá trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và
chi tiêu chính phủ để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khoá cùng với chính sách
tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế.
Hình 9: Chi Tiêu Chính Phủ.
Hiện nay Singapore đang sử dụng chính sách tài khoá mở rộng cụ thể là việc tăng chi
tiêu chính phủ lên. Đẩy mạnh việc đầu tư cơ sơ hạ tầng, công trình công cộng, chú trọng
phúc lợi xã hội. Điều này làm cho tổng cầu tăng, lãi suất tăng khiến dòng vốn từ nước
ngoài sẽ chảy vào trong nước. Điều này làm kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo thêm
nhiều công ăn việc làm hơn. Tuy nhiên, việc tăng chi tiêu chính phủ trong dài hạn sẽ
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 16
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
khiến ngân sách chính phủ thâm hụt, có thể phải đi vay để bù vào hoặc nếu in tiền sẽ dễ
gây ra lạm phát.
3. Tình hình cán cân thanh toán quốc tế.
Cán cân thanh toán là một bảng báo cáo của một quốc gia về tất cả các giao dịch về
hàng hoá, dịch vụ hay tài sản của quốc gia đó với các nước còn lại trên thế giới. Đồng
thời nó cũng là bảng báo cáo về tình hình cung cấp và sử dụng (hay cầu) ngoại tệ của một
quốc gia.

Cán cân thanh toán là một công cụ rất quan trọng trong việc quản lý kinh tế vĩ mô.
Thông qua cán cân thanh toán, chính phủ có thể đối chiếu giữa những khoản tiền thực tế
thu được từ nước ngoài với khoản tiền thực tế mà nước đó chi ra cho nước ngoài, Từ đó,
đưa ra các quyết sách về điều hành kinh tế vĩ mô như chính sách tỷ giá, chính sách xuất
nhập khẩu. Ngoài ra, cán cân thanh toán còn là công cụ đánh giá tiềm năng kinh tế của
một đất nước.
a Tài khoản vãng lai.
Tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao
dịch về hàng hoá và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở nước ngoài.
Hình 10: Tài Khoản Vãng Lai.
Giai đoạn 2005-2011, tài vãng lai của Singapore luôn thặng dư. Mặc dù trong giai
đoạn này, nền kinh tế thế giới cũng như nên kinh tế Singapore có nhiều biến động nhưng
tài khoản vãng lai của Singapore vẫn thặng dư. Điều nay có nghĩa là thu nhập từ nước
ngoài của Singapore lớn hơn mức chi tiêu trả cho phía nước ngoài. Năm 2005 cán cân
vãng lai thặng dư ở mức là: 26869422719 USD. Đến năm 2007, tăng lên mức
46347570005 USD. Năm 2008, cả thế giới chao đảo vì cuộc khủng hoảng tài chính xuất
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 17
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
phát từ Mỹ và lan rộng khắp thế giới, Singapore cũng vì thế mà bị ảnh hưởng theo. Năm
2008, cán cân vãng lai giảm xuống ở mức: 28838313309 USD, giảm 37,7% so với năm
trước đó nhưng vẫn có mức thặng dư cao hơn năm 2005. Sau năm 2008, khi nền kinh tế
Singapore dần hồi phục, mức thặng dư đã tăng dần, năm 2009 thặng dư đạt: 33482026376
USD, năm 2010 đạt 62025510173 USD và năm 2011, tăng lên mức là 65323005068
USD.
c) Tài khoản vốn.
Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán của
một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động
sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với
người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của người sống

trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngoài, thì quốc
gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng). Theo quy ước, dòng vốn vào
ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai.
Hình 11: Tài Khoản Vốn
Nhìn chung tài khoản vốn của Singapore có nhiều biến động do cuộc khủng hoảng tài
chính năm 2008 nhưng cán cân vốn của Singapore vẫn luôn ở mức thặng dư, điều này
chứng tỏ đầu tư nước ngoài cao hơn đầu tư trong nước, dòng tiền đầu tư có xu hướng
chạy vào Singapore. Trước năm 2008, tài khoản vốn tăng cao. Năm 2005 tài khoản vốn
chỉ đạt mức là 67812374.26 USD. Đến năm 2007, tài khoản vốn đã đạt mức:
634192080.4 USD; tăng 9,35 lần so với năm 2005 và tăng 2,45 lần so với năm 2006. Tuy
nhiên, năm 2008 tài khoản vốn tụt xuống chỉ còn 66383044.23 USD. Thấp hơn năm 2005
và bằng 0,11 lần so với năm 2008. Nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế năm 2008. Sau năm 2008 tài khoản vốn của Singapore hồi phục dần nhưng rất
chậm. Năm 2009 đạt mức là: 149935083 USD, năm 2010 là: 131002737.4 USD và năm
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 18
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
2011 là: 157096084,4. Tuy tài khoản vốn tăng khá chậm nhưng Singapore vẫn là một
nước thu hút đầu tư với môi trường phát triển thuận lợi, chế độ kinh tế hàng đầu thế giới.
d) Vốn đầu tư nước ngoài.
Hình 12: Vốn Đầu Tư Nước Ngoài.
Chính sách thương mại của Singapore phù hợp, thông thoáng, tạo điều kiện phát triển
thương mại của đất nước. Nhờ thực hiện tự do hoá thương mại, cùng với những ưu đãi cụ
thể mà hàng năm Singapore đã thu hút được một nguồn vốn đầu tư rất lớn từ nước ngoài.
Giai đoạn 2005-2011, cũng là một giai đoạn đầy biến động về lĩnh vực đầu tư của
Singapore. Xuất phát từ năm 2005, đầu tư nước ngoài của Singapore đạt 18090329984
USD đến năm 2007, mức đầu tư nước ngoài đã đạt 46972279021 USD. Tăng 2,6 lần so
với năm 2005 và tăng 1,27 lần so với năm 2006. Năm 2008, đầu tư nước ngoài nhanh
chóng giảm xuống còn: 12199998469 USD, giảm 3,8 lần so với năm trước đó. Từ sau
năm 2008, Singapore thực hiện nhưng chính sách ưu tiên đầu tư làm thu hút lượng đầu tư

trở lại. Năm 2009, mức đầu tư đạt: 24939245829 USD, năm 2010 đạt 53622774583 USD
và năm 2011 là 55922840687 USD. Điều này chứng tỏ Singapore vẫn luôn là thị trường
tiềm năng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 19
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu tình hình kinh tế vĩ mô của Singapore, chúng ta hiểu rõ về
tình hình kinh tế và những chính sách kinh tế vĩ mô của Singapore. Là một đất nước vốn
không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhưng chính phủ Singapore luôn đưa ra những
chính sách phát triển kinh tế để cho phù hợp với hoàn cảnh của mình. Bằng việc chuyển
đổi sang nền kinh tế tri thức, chú trọng việc buôn bán giao thương với các nước trên thế
giới, áp dụng những chính sách mậu dịch thương mại mở rộng; điều này đã tạo ra một
trường kinh doanh lành mạnh và thuận lợi cho các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, là
một điểm sáng về kinh tế vô cùng hấp dẫn trên bản đồ thế giới. Singapore cũng đang thực
hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới,
một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế
đa dạng nhạy cảm kinh doanh. Singapore một lần nữa khẳng định với bạn bè thế giới
rằng: “chúng tôi phải cho thế giới biết đến sự tồn tại của chúng tôi trên bản đồ chứ không
phải là một dấu chấm mờ nhạt khó tìm.”
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 20
Đề tài: Phân Tích Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Của Singapore
GVHD: Th.s Quan Minh Quốc Bình.
Nhóm 12 - Lớp KTVM Buổi Chiều. Page 21

×