Tiểu luận
Nâng cao vị thế của doanh nghiệp
nh nà ước Việt Nam trong tiến
trình hội nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO
1
MỤC LỤC
Lời nói đầu...................................................................................................................................
Chương I: Khái quát về hội nhập và ảnh hưởng của hội nhập WTO đến doanh nghiệp
nhà nước Việt Nam ....................................................................................................................
1. Khái niệm hội nhập.........................................................................................................
2. Tính tất yếu của hội nhập................................................................................................
3. Mục tiêu của WTO..........................................................................................................
4. Chức năng của WTO.......................................................................................................
5. Cơ cấu của tổ chức WTO................................................................................................
6. Vai trò của DNNN..........................................................................................................
7. Thuận lợi, khi Việt Nam là thành viên của WTO..........................................................
Chương II: Thực trạng DNNN của Việt Nam ........................................................................
1. Những tồn tại yếu kém....................................................................................................
2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm các DNNN.............................................................
3. Thực trạng chi phí...........................................................................................................
Chương III: Một số giải pháp nâng cao vị DNNN của Việt Nam trong quá trình hội
nhập..............................................................................................................................................
1. Nỗ lực từ phía DNNN.....................................................................................................
2. Quy hoạch tổng thể về DNNN........................................................................................
3. Cổ phần hoá.....................................................................................................................
4. Xây dựng củng cố, hiện đại hoá công nghệ...................................................................
5. Hiện đại hoá quản lý.......................................................................................................
6. Nâng cao trình độ công nhân và cán bộ quản lý............................................................
Kết luận........................................................................................................................................
2
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay toàn kinh tế đang trở thành xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế
giới. Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhập và gia nhập tổ chức thương mại WTO
nói riêng sẽ tạo cho nền kinh tế nước ta có xu hướng mở, để đón nhận sự cạnh tranh gay gắt,
bên cạnh thuận lợi thì chúng ta cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là yêu cầu phát triển để
cạnh tranh đặt ra cho các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta là rất lớn. Một vấn đề đặt ra là
làm thế nào, như thế nào để nang cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong tiến
trình ra nhập tổ chức thế giới WTO. Đó chính là nguyên nhân mình chọn đề tài:
"Nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập
tổ chức thương mại thế giới WTO".
3
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ HỘI NHẬP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP WTO → DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Khái niệm hội nhập
Hội nhập kinh tế quốc tế theo quan điểm thông thường được hiểu là quá trình các thể
chế quốc gia tiến hành xây dựng thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương
và đa phương toàn cầu ngày nay đa dạng hơn cao hơn, đồng bộ hơn trong các lĩnh vực kinh
tế quốc gia và kinh tế quốc tế.
Theo quan điểm rộng rãi thì hội nhập kinh tế là: sự gắn kết của một nước và các tổ
chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu trong đó mối quan hệ giữa các thành viên có sự
ràng buộc theo quy định chung của khối.
2. Tính tất yếu của hội nhập
Hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có sự tự do hoá thương mại được xem là nhân tố
quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống cho mỗi quốc gia, đa số các
quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh nền kinh tế của mình theo hướng mở cửa, giảm và hơn
nữa là tháo rỡ các rào cản thương mại làm cho việc trao đổi, giao lưu hàng hoá và lưu thông
các nhân tố sản xuất ngày càng thuận lợi hơn, để tránh bị rơi vào tình trạng tụt hậu hầu hết
các nước trên thế giới ngày càng nỗ lực hội nhập vào xu thế chung để tăng cường sức mạnh
kinh tế.
Hiện nay xu thế hoà bình, hợp tác để cùng phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức
xúc của các dân tộc và các nước trên thế giới, các nước này đều có môi trường hoà bình, ổn
định và thực hiện chính sách mở cửa các nền kinh tế ngày càng gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau
tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, các thể chế đa phương trên thế giới và khu vực có vai
trò ngày càng tăng cùng với sự phát triển của ý thức độc lập tự chủ, tự lực của các dân tộc.
Toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế
hiện đại, cuộc cách mạng KTKT đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và
hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ những tiến
bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là lĩnh vực thông tin đã đưa các quốc gia tiến lại gần nhau hơn
dần đến sự hình thành của mạng lưới toàn cầu, trước biến đổi to lớn về khoa học công
nghiệp này, tất cả các quốc gia trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều
chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và dỡ bỏ hàng rào thuế quan làm cho việc trao
đổi hàng hoá, di chuyển vốn, lao động và các kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng
hơn, tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế mở rộng và phát triển.
4
3. Mục tiêu của WTO
Tiếp tục kế thừa những mục tiêu nêu ra trong lời nói đầu của CĐTT là: nâng cao đời
sống nhân dân ở các nước thành viên đảm bảo việc làm và tăng trưởng kinh tế, sử dụng có
hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Đồng thời WTO còn thực hiện thêm 3 mục tiêu
sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá, dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự
phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết bất đồng và tranh chấp
thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương
phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế, đảm bảo cho các nước đang phát
triển đặc biệt là các nước kém phát triển được hưởng lợi ích thực sự từ tăng trưởng thương
mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các
nước này ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Nâng cao mức sống tạo việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các
quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
4. Chức năng của WTO
Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa
phương, giám sát, tạo thuận lợi, kể cả việc định giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực
hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế.
- Tạo điều kiện cho việc tiến hành các vòng đàm phán đa phương trong khuôn khổ
WTO hoặc theo quyết định của hội nghị cấp bộ trưởng.
- Thực hiện giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc
thực hiện và giải thích hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương.
- Là cơ chế giám sát chính sách thương mại của các nước thành viên, thực hiện mục
tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO.
- Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế như quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF) và ngân hàng thế giới (WB) trong việc hoạch định chính sách, dự báo về những xu
hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.
5. Cơ cấu tổ chức của WTO
WTO được điều hành bởi các nước thành viên, tất cả các quyết định đều do các nước
thành viên đưa ra thông qua nguyên tắc đồng thuận, về vấn đề này quyền hạn của WTO còn
do ban giá đốc hoặc 1bộ phận đứng đầu như ở tổ chức quốc tế khác như quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF) hay ngân hàng thế giới (WB), do vậy khi có quyết định với chính sách của 1 quốc gia
thì đó là kết quả của quá trình đàm phán giữa các nước thành viên, lợi ích của nguyên tắc
5
này hiển nhiên là các quyết định sẽ đảm bảo lợi ích cho tất cả các nước thành viên, nhưng
việc đạt được nhất trí của 148 nước là 1 quá trình lâu dài.
6. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân
Nếu nhìn hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và những đóng góp của doanh nghiệp nhà
nước hiện nay thì rõ ràng doanh nghiệp nhà nước đang có vai trò hết sức quan trọng trọng
trong nền kinh tế nước ta. Thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau:
- Doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ những ngành, những lĩnh vực then chốt hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,
nắm giữ toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch, hầu hết các
doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp nhà nước trong các ngành xây dựng (giao thông, thuỷ lợi,
công nghiệp dân dụng) cơ khí, chế tạo, luyện kim, xi măng, điện tử, hoá chất, phát dầu điện,
dầu khí, thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, đường biển, đường không, ô tô… sản xuất
hàng công nghiệp tiêu dùng, chế biến nông, thuỷ hải sản xuất khẩu chiếm thị trường áp đảo
trong huy động vốn và cho vay.
Phần của doanh nghiệp nhà nước trong GDP chiếm tỷ trọng năm 1992: 40,2%, năm
1996: 39,9%, năm 1998: 41,2%, năm 2000: 39,5%.
Cụ thể tỷ trọng phần doanh nghiệp nhà nước trong số ngành như sau:80% công
nghiệp khai thác, trên 60% công nghiệp chế biến, 99% công nghiệp điện - gaz - dầu khí,
cung cấp nước, trên 82% vân chuyển hàng hoá, 50% vận chuyển hành khách,…74% thị
phần đối với nền kinh tế.
- Các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần quan trọng vào việc điều tiết cung cầu, ổn
định giá cả, chống lạm phát, ổn định tỷ giá, khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường.
- Doanh nghiệp nhà nước chiếm 1 phần rất quan trọng trong XNK, trong đó doanh
nghiệp nhà nước giữ tỷ trọng tuyệt đối trong hoạt động XNK, riêng công nghiệp năm 1999
đã xuất khẩu được 6,17 tỷ USD (chủ yếu do doanh nghiệp nhà nước) chiếm gần 54% tổng
kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế tổng công ty lương thực miền Nam xuất khẩu,
gạo chiếm tỷ trọng 60 - 70% so với cả nước, năm 2000 doanh nghiệp nhà nước chiếm trên
50 % kim ngạch xuất khẩu.
- Doanh nghiệp nhà nước đóng góp nguồn thu tập trung lớn và ổn định cho ngân sách
nhà nước.
- Trong khi nhà nước không dư vốn, ngân sáchcấp vốn lưu động cho kinh doanh của
doanh nghiệp nhà nước theo quy định thì nhiều doanh nghiệp đã tiết kiệm, hình thành vốn tự
bổ sung, năng động tìm nguồn vốn bên ngoài, bao gồm vốn vay của các tổ chức tín dụng và
vay cùng nhân viên doanh nghiệp.
6