Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Thúc đẩy xuất khẩu xi măng của các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.95 KB, 76 trang )

Đề án môn học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian ba năm học tập và tích lũy kiến thức tại trường Đại học Kinh Tế
Quốc Dân, Viện Thương mại và kinh tế Quốc tế, với kiến thức tích lũy được, tác giả
đã chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu xi măng của các doanh nghiệp Việt Nam”
để nghiên cứu. Trong quá trình với sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô, tác giả đã hoàn
thành tốt đề án môn học.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân, đặc biệt là các thầy cô giáo của Viện Thương mại và kinh tế Quốc tế. Nhờ sự
định hướng và hướng dẫn của các thầy cô, tác giả đã tích lũy được những kiến thức
bổ ích, làm nền tảng để tác giả thực hiện chuyên đề. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng. Thầy đã định
hướng, hướng dẫn và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề án, giúp tác giả
tiếp thu được các kĩ năng, nhận ra những mặt hạn chế và đúc kết kinh nghiệm viết
đề án môn học.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
VƯƠNG THANH TÙNG
SV: Vương Thanh Tùng Lớp: KTQT 52B
Đề án môn học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
LỜI CAM ĐOAN
Tên tác giả là Vương Thanh Tùng – Sinh viên lớp Kinh tế quốc tế 52B – Mã
số sinh viên CQ524180 xin cam đoan đề án môn học “Thúc đẩy xuất khẩu xi
măng của các doanh nghiệp Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tác giả dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, không có sự sao chép các luận
văn, chuyên đề của các khóa trước.
Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
VƯƠNG THANH TÙNG
SV: Vương Thanh Tùng Lớp: KTQT 52B


MỤC LỤC
1.2.1.1Đối với doanh nghiệp 11
1.2.1.2Đối với nền kinh tế 12
(Nguồn : Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số Số: 1488/QĐ-TTg) 37
3.3.2.Đối với các cơ quan Chính Phủ 49
6. Báo xây dựng Ngành Xi măng trụ vững và vượt qua khó khăn
55
16. Hoàng Đức Nhuận Đôi nét về tình hình xuất khẩu xi măng của Việt Nam sang Châu Phi
/>nam-sang-chau-phi.htmlf 56
23. Vật liệu xây dựng Khó khăn, nhiều dự án xi măng phải đổi chủ />kien/xay-dung-kien-truc/kho-khan-nhieu-du-an-xi-mang-phai-doi-chu/ 57
26. Vneconomy Xuất khẩu xi măng chỉ là giải pháp tình thế />c25/xuat-khau-xi-mang-chi-la-giai-phap-tinh-the-i21627 57
PHỤ LỤC 1 : 59
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 59
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1
CP
Cổ phần
2
EBITDA
Earnings Before Interest, Taxes,
Depreciation and Amortization
Lợi nhuận trước thuế,lãi vay
và khấu hao
3
KTQT Kinh tế quốc tế
4
LN Lợi nhuận
5

NVNT Nghiệp vụ ngoại thương
6
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
7
XHCN Xã hội chủ nghĩa
8
XK Xuất khẩu
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG:
1.2.1.1Đối với doanh nghiệp 11
1.2.1.2Đối với nền kinh tế 12
(Nguồn : Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số Số: 1488/QĐ-TTg) 37
3.3.2.Đối với các cơ quan Chính Phủ 49
6. Báo xây dựng Ngành Xi măng trụ vững và vượt qua khó khăn
55
16. Hoàng Đức Nhuận Đôi nét về tình hình xuất khẩu xi măng của Việt Nam sang Châu Phi
/>nam-sang-chau-phi.htmlf 56
23. Vật liệu xây dựng Khó khăn, nhiều dự án xi măng phải đổi chủ />kien/xay-dung-kien-truc/kho-khan-nhieu-du-an-xi-mang-phai-doi-chu/ 57
26. Vneconomy Xuất khẩu xi măng chỉ là giải pháp tình thế />c25/xuat-khau-xi-mang-chi-la-giai-phap-tinh-the-i21627 57
PHỤ LỤC 1 : 59
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 59
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với xuất phát điểm khá thấp, chuyển đổi
từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng XHCN.Với xuất phát điểm như vậy các doanh nghiệp
xuất khẩu xi măng Việt Nam phải đối mặt với những thử thách rất lớn trước sự cạnh
tranh, tìm kiếm, giành giật thị trường và thu hút khách hàng cùa các đối thủ khác.

Trong 5 năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã thúc đẩy XK xi măng
ra nước ngoài và cũng đã nhận được những phản hồi khá lạc quan, tuy nhiên các
đơn đặt hàng quy mô còn nhỏ, chi phí vận chuyển, bảo quản cao, các chính sách về
lãi suất của Nhà nước chưa thực sự phù hợp đã làm cho các doanh nghiệp xi măng
gặp khá nhiều trở ngại và khó khắn trong việc tăng lợi nhuận và thúc đẩy XK.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 kéo dài đã và
đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam, làm giảm nhu cầu tiêu thụ nội địa
của hàng loạt các mặt hàng trong đó có xi măng. Và điều tất yếu đã xảy ra khi sản
xuất xi măng đã trở nên dư thừa và cần phải tìm lối thoát. Chính điều này đã làm
cho việc XK xi măng của các doanh nghiệp trong nước ngày càng được quan tâm
và cần được hỗ trợ nhiều hơn không chỉ từ bản thân các doanh nghiệp mà còn cần
đến sự quan tâm của các cơ quan quản lý,chính sách vĩ mô và các bên liên quan.
Xuất phát từ yêu cầu mang tính cấp thiết và khách quan trên tác giả chọn đề
tài “Thúc đẩy xuất khẩu xi măng của các doanh nghiệp Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
- Thông qua việc nghiên cứu tình hình tiêu thụ xi măng và thực trạng XK xi
măng của các doanh nghiệp Việt Nam để tìm ra những giải pháp tiếp tục thúc đẩy
xuất khẩu xi măng.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề cập đến sản phẩm xi măng là sản phẩm chủ lực của
các doanh nghiệp, các sản phẩm khác không được đề cập đến trong đề tài này.
- Đối tượng nghiên cứu: Doanh nghiệp có tham gia hoạt động XK xi măng là
đối tượng chính.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu như duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp và phân tích…
5. Kết cấu đề tài.
Ngoài lời mở đầu, kết luận cùng danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề về thúc đẩy xuất khẩu và kinh nghiệm.

Chương 2: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu xi măng của các doanh nghiệp Việt
Nam từ 2008 đến 2013.
Chương 3: Định hướng, kiến nghị và một số giải pháp tiếp tục thúc đẩy xuất
khẩu xi măng của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
VÀ KINH NGHIỆM
1.1 Khái niệm và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm.
Thúc đẩy xuất khẩu được hiểu là việc sử dụng các biện pháp, công cụ và chính
sách của Nhà nước hay doanh nghiệp trong một thời gian nhất định để tăng cường
xuất khẩu mặt hàng nào đó nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia.
Nội dung của thúc đẩy xuất khẩu :
+ Thúc đẩy xuất khẩu là một cách thức để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đây là
một vấn đề quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào nói chung.
Như vậy, chúng ta cũng có thể hiểu rằng thúc đẩy xuất khẩu là một hoạt động tăng
khả năng tiêu thụ sản phẩm.
+ Các biện pháp chính sách, cách thức . . . Có thể là những biện pháp cho thời
kỳ sản phẩm mới thâm nhập thị trường hoặc những biện pháp cho một sản phẩm đã
được cải tiến, hay là cho một sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường đó và đang
tìm cách cạnh tranh để giành giật thị phần.
+ Kết quả của những biện pháp những chính sách đó là các cơ hội, mà các cơ
hội đó có thể được mang đến dưới nhiều dạng khác nhau. Cuối cùng là thực hiện
được mục tiêu bán nhiều sản phẩm xi măng hơn ra thị trường nước ngoài. Chủ thể
của thúc đẩy xuất khẩu là các doanh nghiệp xi măng và Nhà nước, tức là vừa có cả
chủ thể đại diện ở tầm vi mô và chủ thể đại diện ở tầm vĩ mô, vừa có cả chủ thể tác
động trực tiếp và chủ thể tác động gián tiếp đến đối tượng được thúc đẩy xuất khẩu.
Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế thế giới và của khoa
học công nghệ, cũng như các giai đoạn khác nhau của sản phẩm được xuất khẩu mà
việc thúc đẩy xuất khẩu được sử dụng bằng các cách khác nhau mà không có một

phương thức, hay một biện pháp cố định nào được sử dụng liên tục để thúc đẩy xuất
khẩu cho một sản phẩm. Thúc đẩy xuất khẩu xi măng cũng không nằm ngoài qui
luật chung đó. Vì vậy mà với mỗi thời kỳ nó được sử dụng bằng những phương
pháp khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát lại như sau:
Thúc đẩy xuất khẩu xi măng là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ xi măng
mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức . . . của Nhà
nước và các doanh nghiệp nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng
như sản lượng xi măng được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
1.1.2 Các biện pháp thúc đẩy xuât khẩu.
1.1.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu
Thực chất của chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu là đặt nền kinh tế quốc
gia trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhằm phát huy lợi thế so sánh.
Trước yêu cầu đó, đòi hỏi nền sản xuất trong nước phải không ngừng đổi mới về
công nghệ, khả năng quản lý, trình độ tay nghề của người lao động, nâng cao khả
năng cạnh trạnh. Đích cuối cùng là đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu cảu thị trường về
chất lượng và giá cả kể cả thị trường trong nước và quốc tế. Hướng về xuất khẩu
không có nghĩa là xem nhẹ nhu cầu trong nước, không chú ý thay thế nhập khẩu.
Do vậy, vấn đề then chốt là Nhà nước phải chủ động trong định hướng tạo môi
trường hành chính pháp lý, kinh tế sử dụng hiệu quả các biện pháp công cụ hành
chính cũng như các công cụ, biện pháp kinh tế để tác động vào quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có hiệu quả nhất. Trong đó việc tăng cường vai trò
quản lý Nhà nước về thương mại, nhất là quản lý xuất nhập khẩu, sử dụng các biện
pháp phi thuế quan, các biện pháp không chính thức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu
để thực hiện quá trình trên.
Việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu ngày càng được cải
tiến và hoàn thiện theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Vừa qua Quốc hội đã thông
qua luật thương mại, tạo nên khuôn khổ pháp lý ổn định cho hoạt động xuất nhập
khẩu. Nhà nước tập trung quản lý xuất khẩu vào một đầu mối đó là Bộ thương mại.
Bộ thương mại thực hiện chức năng thống nhất quản lý Nhà nước và phối hợp với
các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ để quản lý hoạt động

thương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
Từ cuối năm 1995, thủ tục cấp giấy phép xuất, nhập khẩu từng chuyến hàng đã
được bãi bỏ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng
như các doanh nghiệp sản xuất cà được đông đảo các doanh nghiệp đánh giá cao.
Đây là một trong các lý do giải thích vì sao tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1996
tăng đến 32,1% so với năm 1995.
1.1.2.2 Cải tiến chính sách thuế
Nhà nước Việt Nam sử dụng thuế với tư cách là một công cụ quan trọng để
khuyến khích xuất khẩu. Đối với các ngàng, các khu vực cần ưu tiên có những qui
định về miễn giảm thuế. Sau khi có luật huế, cơ cấu biểu thuế xuất nhập khẩu của
Việt Nam đã được sửa đổi vào tháng 5/1992 và vào tháng 1/1993.
Trong kì họp Quốc hội vừa qua luật thuế thu nhập doanh nghiệp và luật thuế
trị giá gia tăng đã được thông qua. Luật thuế giá trị gia tăng sẽ qui định mức thuế
suất 0% đối với tất cả các hành háo xuất khẩu và các hàng hóa này còn được thoái
trả thuế giá trị gia tăng ở các khâu trước. Đây thực sự là một biện pháp tài chính
khuyến khích xuất khẩu tích cực ở Việt Nam.
1.1.2.3 Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường
xuất khẩu
Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm kiếm và khai thác các thị
trường mới. Bằng các nỗ lực ngoại giao và chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn
nhằm mở đường và kích thích quan hệ buôn bán của các doanh nghiệp. Chính phủ
Việt Nam đã kí trên 70 hiệp định thương mại và hiện nay có quan hệ buôn bán với
trên 110 quốc gia.
Để khuyến khích xuất khẩu ngành thương mại đã tổ chức khoảng 100 hội chợ,
triển lãm và hội thảo thương mại tại Việt Nam. Việt Nam đã cử 55 đoàn cacsn bộ
thương mại ra nước ngoài và đón 50 đoàn nước ngoài vào Việt Nam. Gần 200
doanh nghiệp Việt Nam đã đặt văn phòng đại diện và chi nhánh ở nước ngoài.
1.1.2.4 Chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thúc đẩy xuất khẩu
Từ năm 1987, Việt năm bắt đầu cải cách trong cơ chế điều hành tỷ giá đông

Việt Nam với đồng Đô la Mỹ (đồng tiền đóng vai trò quan trọng trong quan hệ
thanh toán của Việt Nam với nước ngoài). Chính sách tỷ giá hối đoái góp phần giữ
vững được giá trị đồng Việt Nam cả về danh nghĩa và giá trị thực, ổn định mặt
bằng giá cả trong nwosc và kiềm chế lạm phát, khuyến khích xuất khẩu tăng
lên hàng năm.
1.1.2.5 Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh
hàng xuất khẩu, nâng cao trình độ tổ chức quản lý và tiếp thị của các doanh nghiệp
để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, thường xuyên lắng nghe ý kiến của họ để đề ra các chính sách phát triển kinh
tế phù hợp với từng thời kì kinh tế của đất nước.
Phát triển công nghiệp theo hướng xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp
hóa hiện đại hóa các ngành kinh tế xã hội, từng bước nâng cao tỷ trọng ngành công
nghiệp. Phấn đấu đạt tốc độ phát triển công nghiệp hàng năm từ 15% trở lên.
1.2 Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu.
1.2.1 Vai trò của thúc đẩy xuất khẩu
1.2.1.1 Đối với doanh nghiệp
Tăng doanh số bán hàng: Khi thị trường trong nước trở lên bão hoà thì thúc
đẩy xuất khẩu càng làm tăng doanh số bán hàng của công ty khi mở rộng thị trường
quốc tế.
Đa dạng hoá thị trường đầu ra: Thúc đẩy xuất khẩu sẽ giúp cho công ty có thể ổn
định luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp. Việc thúc đẩy xuất khẩu sẽ tạo ra
nguồn thu cho công ty và từ nguồn thu này công ty có thể đầu tư tiếp để tiếp tục đa dạng
hoá thị trường tránh sự phụ thuộc quá mức vào một thị tường nào đó hay tạo điều kiện và
thuận lợi cho thị trường đầu vào của doanh nghiệp.
Thu được các kinh nghiệm quốc tế: Các nhà kinh doanh và nhà quản lý sẽ
tham gia kinh doanh quốc tế, các nhà kinh doanh và các nhà quản lý hoạt động
trong những môi trường kinh tế xã hội, kinh tế, chính trị khác nhau. Điều này đòi
hỏi các nhà kinh doanh quản lý phải học hỏi, do đó kiến thức của họ sẽ phong phú
hơn và qua quá trình hoạt động lý luận sẽ được kiểm chứng trong thực tế. Do vậy,

họ sẽ tích luỹ được kiến thức và kinh nghiệm hoạt động của mình qua quá trình
kinh doanh quốc tế. Trong đó thúc đẩy xuất khẩu mang lại kinh nghiệm với chi phí
và rủi ro thấp nhất.
Như vậy thúc đẩy xuất khẩu làm tăng doanh số bán hàng của các doanh nghiệp,
đẩy nhanh vòng lưu chuyển vốn, đa dạng hóa thị trường và giúp cho các DN tiếp thu
được nhiều kinh nghiệm.
1.2.1.2 Đối với nền kinh tế.
Thúc đẩy xuất khẩu làm tăng nguồn vốn cho nhập khẩu. Đem lại nguồn thu
cho quốc gia và cho doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vào
các lĩnh vực khác dặc biệt là nhập khẩu, vì ở các nước đặc biệt là các nước đang
phát triển nhu cầu nhập khẩu máy móc và thiết bị lớn nên nhu cầu về vốn lớn. Mà
xuất khẩu mang lại là nguồn vốn sở hữu cho quốc gia nên quốc gia sẽ chủ động hơn
và sẽ không phụ thuộc vào các khoản đầu tư của nước ngoài để có thể nhập khẩu
hàng hoá và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của quá trinh phát triển nền kinh tế.
Không chỉ vậy, thúc đẩy xuất khẩu còn tác động làm chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế và phát triển sản xuất. Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ đi từ hướng
chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế mà công nghiệp và
dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Sở dĩ như vậy là do việc thúc đẩy xuất khẩu sẽ làm tằng
khả năng khai thác lợi thế so sánh của quốc gia mình. Do vậy, quốc gia đó sẽ tập
trung vào sản xuất những sản phẩm và cung cấp những sản phẩm có lợi trên quy mô
lớn (quy mô sản xuất công nghiệp). Điều này dẫn đến, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển
hướng sang ngành công nghiệp (trong đó có công nghiệp xuất khẩu) mang lại
những lợi ích nhiều hơn nhiều nông nghiệp. Còn phát triển sản xuất thể hiện ở các
điểm: Khi tập trung cho xuất khẩu thì phải có sự đầu tư cho khoa học- kỹ thuật cũng
như trình độ quản lý sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực sản xuất cũng như
khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Đây là một trong những
yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thúc đẩy xuất khẩu tạo ra nhiều thị trường tiêu thụ cũng như cung cấp đầu
vào cho sản xuất nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước phục vụ nhu
cầu của thị trường.

Ngoài ra, thúc đẩy xuất khẩu còn tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát
triển. Vì sản xuất là chuỗi hoạt động tính móc xích với nhau cho nền phát triển của
ngành này sẽ kéo theo sự phát triển của ngành khác. Ví dụ ngành dệt may thúc đẩy
xuất khẩu sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành phụ trợ như: trồng bông, nuôi
tằm, ngành sản xuất bao bì, nhuộm…
Thúc đẩy xuất khẩu làm tăng nhanh dự trữ ngoại tệ. Nguồn ngoại tệ thu về lớn
hơn (hay cán cân thanh toán thặng dư) là điều kiện để duy trì sự ổn định của tỷ giá
hối đoái theo hướng có lợi cho xuất khẩu nhưng lại không tổn hao đến nhập khẩu vì
vậy sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế.
Thúc đẩy xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm. Thúc đẩy xuất
khẩu càng được đẩy mạnh và không ngừng phát triển về quy mô thì sẽ càng thu hút
được nhiều lao động, như vậy xuất khẩu đã tạo việc làm cho người lao động giúp
người lao động có thu nhập chính đáng và nâng cao đời sống.
Là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước.
Xuất khẩu là hoạt ra đời sớm nhất trong các hoạt động kinh tế, khi có hoạt động
xuất khẩu thì các nước sẽ có quan hệ với nhau trên cơ sở các bên đều có lợi. Do vậy
các quốc gia sẽ xây dựng các quan hệ kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động này. Hai
hoạt động này có mối quan hệ qua lại với nhau và dựa vào nhau để phát triển. Do
đó, các quốc gia sẽ chú trọng phát triển đồng thời để đảm bảo sự cân xứng tạo điều
kiện để phát triển nhanh nhất.
Nói chung, thúc đẩy xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động
kinh tế của các quốc gia, do vậy các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để
khai thác tối đa lợi ích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng.
1.2.2.1 Các yếu tố khách quan
Điển hình nhất là việc các quốc gia gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, ví dụ
như Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Gia nhập WTO tạo ra những điều kiện
thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của quốc gia này sang những quốc gia khác. Vì hệ
thống thuế quan được miễn giảm nên hàng hóa di chuyển giữa các quốc gia dễ dàng
hơn, đây là một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy xuất khẩu.

Các yếu tố về thị trường nước ngoài cũng tác động đáng kể đến công tác thúc
đẩy xuất khẩu. Từng quốc gia lại có hệ thống pháp luật khác nhau. Khi thương mại
ngày càng trở nên tự do như hiện nay, hệ thống pháp luật lại càng tăng cường tính
chặt chẽ và nghiêm minh hơn bao giờ hết để ngăn chặn các luồng hàng hóa ồ ạt xâm
nhập vào thị trường trong nước. Vì vậy, hệ thống pháp luật của các quốc gia đối tác
trở thành một yếu tố khách quan gây khó khăn cho thúc đẩy xuất khẩu.
Yếu tố về vị trí địa lý giữa các quốc gia cũng là một yếu tố khách quan tác
động đến thúc đẩy xuất khẩu. Vị trí địa lý xa hay gần quyết định phương thức vận
chuyển, hệ thống logistics giữa hai nước… Do đó, thúc đẩy xuất khẩu khó khăn hay
thuận lợi cũng một phần chịu tác động của vị trí địa lý giữa các quốc gia.
Yếu tố cạnh tranh trên các thị trường cũng tác động không nhỏ đến thúc đẩy
xuất khẩu. Ví dụ như tính cạnh tranh về mặt hàng rau quả tại thị trường Trung Quốc
là rất cao vì ngoài Việt Nam còn có nhiều quốc gia cũng xuất khẩu rau quả sang
Trung Quốc. đều coi Trung Quốc là thị trường chiến lược trong xuất khẩu. Cho nên
chính phủ và doanh nghiệp các nước này đề quan tâm đề xuất các giải pháp hỗ trợ
và thâm nhập thị trường Trung Quốc. Đây cũng được xem là khó khăn khách quan
tác động đến khả năng thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc.
1.2.2.2 Các yếu tố chủ quan
 Năng lực sản xuất hàng xuất khẩu.
Đây là yếu tổ tác động trực tiếp đến thúc đẩy xuất khẩu. Nếu năng lực sản xuất
hàng xuất khẩu còn hạn chế dẫn tới sản phẩm tạo ra có tính cạnh tranh trên thị trường
thấp, hàng hóa không thu hút người tiêu dùng nước ngoài. Hàng hóa không có sức
cạnh tranh sẽ không xuất khẩu được dẫn tới việc thúc đẩy xuất khẩu gặp nhiều khó
khăn. Vì vậy, để thúc đẩy xuất khẩu có hiệu quả cần đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất
khẩu phải ngày càng được nâng cao.
 Mức độ quan tâm, đầu tư của Nhà nước cho xuất khẩu.
Nếu Nhà nước đầu tư và hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu nhiều thì việc thúc
đẩy xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn. Sự quan tâm của Nhà nước thể hiện qua mức độ đầu
tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của các ngành, tổ chức các chương trình liên quan đến
thúc đẩy xuất khẩu, hay thành lập các Trung tâm kiểm tra chất lượng… Mỗi quốc

gia có những chính sách riêng để phát triển nền kinh tế, trong đó có phát triển các
ngành sản xuất trong nước. Vì vậy, điều chỉnh các chính sách kinh tế trong nước tác
động rất lớn đến việc thúc đẩy xuất khẩu.
 Trình độ nguồn nhân lực của các quốc gia
Quyết định hiệu quả của các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu. Đội ngũ cán bộ có
trình độ chuyên môn cao sẽ có khả năng nắm bắt và phân tích được tình hình của
ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu, cũng như những yếu tố liên quan đến xuất
khẩu, từ đó đưa ra được những biện pháp phù hợp. Vì vậy, thúc đẩy xuất khẩu có
đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc vào trình độ của nguồn nhân lực của quốc
gia đó.
 Tình trạng thiếu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng
vốn tương đối ổn định để sản xuất được đủ số lượng cũng như đảm bảo chất lượng
cho các mặt hàng xuất khẩu. Nhưng nếu các doanh nghiệp liên tục thiếu vốn kinh
doanh thì dù công tác thúc đẩy xuất khẩu có được đẩy mạnh đến đâu thì thực tế các
doanh nghiệp lại không thể làm được. Chính vì vậy, đây là một yếu tố mà các doanh
nghiệp cần chủ động giải quyết để đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan là tăng
cường xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
1.3 Kinh nghiệm xuất khẩu xi măng của Siam Cement Group Thái Lan.
1.3.1 Siam Cement Group
SCG là một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu ở khu vực Đông Nam
Á. Tập đoàn hoạt động đa ngành, tập trung vào 5 lĩnh vực chính là hóa dầu, giấy,
xi-măng, vật liệu xây dựng và phân phối. SCG hiện có hơn 200 công ty với 38.000
nhân viên. Đặc biệt, tập đoàn chú trọng đến việc không ngừng cải tiến nhằm tăng
thêm giá trị cho các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong tương lai
của người tiêu dùng. SCG bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam như một quốc
gia chiến lược từ năm 1992 và hiện có 17 công ty với tổng giá trị tài sản hơn 370
triệu USD, doanh thu 300 triệu USD với hơn 2.300 nhân viên Việt Nam. Tập đoàn
cũng đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác ở Việt Nam như Tổ Hợp Hóa Dầu tại
miền Nam Việt Nam với vốn đầu tư 4,5 tỷ Đôla Mỹ. Các công ty nằm trong hệ

thống của tập đoàn SCG là: Công ty sản xuất các sản phẩm và tổ hợp bê tông Việt
Nam, Công ty Việt-Thái Plastchem, Công ty TPC Vina, Công ty Chemtech, Công
ty Vật liệu nhựa Minh Thái, Công ty giấy Vina Kraft, Công ty New Asia Industries,
Công ty cổ phần SX Bao bì Alcamax Packaging, Văn phòng đại diện SCT, Công ty
CPAC Monier Vietnam, Phòng trưng bày SCG Building Materials (Hà Nội), Công
ty SCG Trading Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Bửu Long,
Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong và Công ty cổ phần nhựa Bình Minh.
Trong năm 2012, nhu cầu xi măng trong nước tăng 12% so với năm trước do
sự tăng trưởng kinh tế trong nước thúc đẩy bởi đầu tư của chính phủ và tư nhân
cũng như sự gia tăng trong nhu cầu nhà ở.
Xuất khẩu sang thị trường ASEAN đã giảm do nhu cầu trong nước tăng
cao.Thái Lan đang có xu hướng xuất khẩu mạnh vào thị trường ASEAN như
Campuchia và Myanmar.
Doanh thu bán hàng của SCG Xi măng lên tới 67.558 triệu Baht, tăng 25% so
với năm trước. EBITDA được 14.824 triệu Baht, tăng 16% so với cùng kỳ năm
trước và lợi nhuận trong năm là 9,163 triệu Baht, tăng 26% so với năm trước, do
doanh số bán hàng cao hơn để đáp ứng với sự phục hồi kinh tế và mở rộng cơ sở
sản xuất hướng tới ASEAN.
Xi măng xám: Doanh thu xuất khẩu tăng 5% so với năm trước.
Bê tông: Doanh thu bán hàng tăng 27% do tăng doanh số bán trong nước dưới
tác động của sự phát triển của bất động sản và xây dựng từ khu vực chính phủ.
Xi măng trắng: Doanh thu bán hàng tăng 6% trên mức tăng 2% trong doanh số
bán hàng trong nước trong khi đó doanh thu xuất khẩu tăng 11% so với năm trước.
Vữa: Doanh thu bán hàng tăng 16% so với sự gia tăng doanh số bán hàng
trong nước và giá cả.
Vật liệu chịu lửa: Doanh thu bán hàng lớn để đáp ứng với sự gia tăng trong
doanh số bán xi măng trong nước.
Bảng 1.1 Hợp nhất Thông tin tài chính của SCG Cement
2008 2009 2010 2011 2012
Thông tin từ báo cáo tình hình tài hính

Tài sản ngắn hạn 9,886 9,013 9,675 11,882 16,654
Tài sản 60,770 60,681 61,018 60,126 66,808
Nợ 11,932 12,424 16,364 19,150 29,750
Vốn chủ sở hữu 48,838 48,257 44,654 40,976 37,058
Thông tin từ báo cáo thu nhập
Doanh thu bán 49,999 46,661 48,954 54,249 67,558
Tổng chi phí 42,124 38,694 41,189 44,482 56,522
Lợi nhuận trong năm với các mặt hàng
định kỳ
6,.004 6,124 6,001 7,304 9,163
Lợi nhuận trong năm 6,006 6,124 6,014 7,288 9,163
EBITDA 11,272 11,616 10,810 12,781 14,824
(Nguồn SCG Cement- Business Overview)
1.3.2 Bài học.
Thị trường xi măng khu vực Đông Nam Á có thể được phân loại thành ba
nhóm riêng biệt, cụ thể là: các nhà sản xuất lớn (Indonesia, Thái Lan và Việt Nam),
các nhà sản xuất vừa (Malaysia và Philippines), và nhóm còn lại (Singapore,
Campuchia, Lào, Myanmar, Brunei và Đông Timor). Cùng với nhau, Indonesia,
Việt Nam và Thái Lan chiếm khoảng ba phần tư tổng lượng xi măng tiêu thụ trong
khu vực Đông Nam Á.Chủ yếu là tự cung tự cấp, với sản xuất từ các nước này
chiếm hơn 80% tổng sản lượng xi măng trong khu vực. Sản xuất dư thừa được xuất
khẩu sang các khu vực khác nhau như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á,
châu Phi và Nam Á. Đặc biệt Thái Lan có sản lượng xuất khẩu xi măng lớn nhất
trong khu vực và đứng vị trí thứ 3 trong XK xi măng thế giới. Và điều đáng kinh
ngạc là SCG chiếm đến 85% thị trường xi măng của Thái Lan và có xu hướng phát
triển và đầu tư mạnh mẽ sang các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Qua
những thông tin trên, doanh nghiệp xi măng Việt Nam có thể rút ra một số bài học
như sau:
1.3.2.1 Góc độ vi mô
SGC đã chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, luôn tìm cách chế tạp ra

những sản phẩm xi măng mới có tính năng ngày càng ưu việt.
Chú trọng vào trình độ chuyên môn cũng như tay nghề của lực lượng lao động.
Tìm cách giảm chi phí đầu vào hợp lý hiệu quả, qua đó làm giảm giá thành
sản phẩm thu hút được nhiều bạn hàng.
Đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước trong khu vực, tận dụng vị trí địa lý
thuận lợi cũng như các biện pháp marketing hiệu quả.
Có định hướng phát triển lâu dài và kiên quyết thực hiện.
Phát triển khả năng vận chuyển cũng như kéo dài thời gian bảo quản sản
phẩm xi măng trước khi xuất khẩu.
Đầu tư những khu sản xuất xi măng tại ngay trên đất nước bạn hàng để giảm
thiểu các loại chi phí và thuận tiện cho việc vận chuyển, sản xuất và hạn chế khai
thác tài nguyên trong nước.
1.3.2.2 Góc độ vĩ mô.
Chính Phủ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu xi măng, bằng
cách đưa ra những định hướng phát triển,các gói ưu đãi, biện pháp tập trung đầu tư
thích hợp,giảm lãi suất,
Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông đường biển,
đưa vào hoạt động nhiều tàu có trọng tải lớn để phục vụ cho việc vận chuyển xi
măng và clinker đến các khu vực xa.
Tăng cường hoạt động ngoại giao giữa các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thúc đẩy xuất khẩu xi măng giữa các quốc gia.
Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô, đầu tư có trọng điểm, tập
trung vào các dự án lớn, có tính lan tỏa và kế hoạch rõ ràng.
Dần dần thống nhất các doanh nghiệp xi măng thành một khối, đẩm bảo cho
sự cạnh tranh trong nước cũng như tăng cường sức mạnh trên thị trường quốc tế.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU XI MĂNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN 2013
2.1 Tình hình xuất khẩu xi măng.
2.1.1 Giai đoạn 2008 – 2010.

Đây là giai đoạn mà doanh nghiệp xi măng Việt Nam đã bắt đầu có những
định hướng đầu tiên về xuất khẩu xi măng ra thị trường quốc tế và đạt được một số
thành quả nhất định. Từ năm 2007 đến nửa đầu 2008, xi măng Việt Nam luôn trong
tình trạng khan hiếm nguồn cung, đặc biệt là ở phía Nam nguyên nhân là do sự
phân bố không đồng đều các nhà máy xi măng và tính dự báo về mức cầu chưa
chính xác. Vì trên thực tế, tổng cung và cầu xi măng trên cả nước là cân đối. Không
những vậy, với việc hàng loạt nhà máy xi măng đã và đang đi vào hoạt động, xi
măng Việt Nam không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu.
Trong hai năm 2008, 2009 các xi nghiệp xi măng liên tiếp được xây dựng và
đi vào sản xuất. Tổng sản lượng đã đạt đến 62,5 triệu tấn, đáp ừng được nhu cầu
tiêu thụ nội địa và đã xuất hiện hiện tượng dư thừa xi măng, đặt ra bài toán về tìm
hướng giải quyết cho sản phẩm xi măng chưa được tiêu thụ do không thể ngừng
hoạt động sản xuất của các nhà máy. Và như vậy biện pháp thúc đẩy xuất khẩu xi
măng đã được đưa ra và đặt lên ưu tiên hàng đầu.
Năm 2010, doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu xi măng nhưng chưa đạt
được mục tiêu đề ra. Xuất khẩu xi măng và clinker của Vicem cũng chỉ có thể đạt
được 50% kế hoạch 1 triệu tấn đặt ra. Ngoài Vicem, 3 công ty liên doanh là xi măng
Phúc Sơn, Chinfon Hải Phòng, Nghi Sơn cũng không thực hiện được chỉ đạo của
Bộ Xây dựng là mỗi đơn vị phải xuất khẩu từ 100.000 đến 150.000 tấn xi măng và
clinker trong 6 tháng cuối năm 2010.
Tình trạng bế tắc thị trường là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp Việt
Nam không thể xuất khẩu xi măng theo đúng dự định. Xi măng là mặt hàng không
dễ xuất khẩu, nhưng nếu doanh nghiệp "bắt mạch" đúng thị trường có nhu cầu, linh
hoạt trong cơ chế, thì con đường xuất khẩu không phải là không có triển vọng.
Minh chứng rõ nhất tại thời điểm này, trong khi hơn 35 đơn vị sản xuất xi măng
thuộc Vicem và một số liên doanh đang trầy trật tìm kiếm đối tác xuất khẩu, thì một
số doanh nghiệp tư nhân đã nhanh chân ký được những hợp đồng xuất khẩu lớn.
Cụ thể, dù mới đưa nhà máy vào hoạt động được 2 năm (tính đến năm 2010),
nhưng Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả cũng đã xuất lô hàng thứ 2 sang thị
trường Trung Đông cho đối tác là Công ty Peakward Enterprises (Holding) Ltd.

Trước đó, tháng 3/2009, lô xi măng đầu tiên của Công ty đã chính thức lên đường
sang châu Phi. Công ty cổ phần Xi măng Vinakansai (Ninh Bình) xuất khẩu gần
100.000 tấn clinker sang thị trường khó tính nhất châu Á là Singapore và 70.000 tấn
clinker sang Ấn Độ.
Tuy nhiên năm 2010, tất cả mới chỉ dừng lại ở tìm kiếm thị trường, việc xuất
khẩu thực tế vẫn chưa đạt được những kì vọng mong đợi, phần nhiều các đơn hàng
xuất khẩu hiện nay đều qua trung gian nên phải chịu một khoản chi phí môi giới khá
cao làm tăng giá thành sản phẩm. Đó là một trong những nguyên nhân làm giảm
khả năng cạnh tranh của xi măng Việt Nam so với các nước khác.
Ví dụ: Thị trường Lào và Campuchia cho thấy xi măng Việt Nam yếu thế
hơn hẳn xi măng của Thái Lan. Chất lượng thì không thua kém nhưng nhưng giá
thành cao do quãng đường vận chuyển. Mặt khác, giá clinker của Thái Lan hiện rẻ
hơn của Việt Nam khoảng 10% nên giá thành xi măng cũng rẻ hơn khiến cho xi
măng Việt Nam gặp khó khắn khi cạnh tranh.
Do vậy, không chỉ nên dừng lại ở những thị trường quen thuộc, doanh nghiệp
xi măng cần phải chủ động tìm đến những thị trường mới như châu Phi, hay những
nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn thiếu và đây chính là thị trường tiềm năng
cần phải đẩy mạnh khai thác.
2.1.2 Giai đoạn 2011-2013.
Trong giai đoạnh này, xuất khẩu xi măng Việt Nam đã có nhiều triển vọng và
tạo được bước đột phá. Năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 5,5 triệu tấn xi măng
sang Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, châu Phi và các nước ASEAN. Xi măng
Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Châu Phi, thị trường được coi là trọng
điểm trong thời gian này. Dẫn đầu trong những doanh nghiệp tiên phong bước vào thị
trường Châu Phi là Công ty Cp Xi măng Thăng Long (thuộc Tập đoàn GELEXIMCO)
với tổng cộng 100.000 tấn, Vicem trong năm 2011 cũng đã xuất khẩu được 1,2 triệu
tấn sang các thị trường Singapore, Philippines, Bangladesh, Hồng Kông, Lào.Trong
vòng một năm, The Vissai cũng đã xuất khẩu 1.2 triệu tấn sản phẩm cho đối tác là
Công ty Peakward Enterprises (Hồng Kông).
Năm 2012, toàn ngành xi măng có công suất thiết kế 70 triệu tấn, sản lượng

đạt 62 triệu tấn, trong khi đó: Nhu cầu tiêu thụ nội địa năm 2012 là 48 triệu tấn,
xuất khẩu 6 triệu tấn, tổng cộng đạt 56 triệu tấn, thừa 8 triệu tấn.
Biểu đồ 2.1 :Tổng sản lượng xi măng năm 2012

(Nguồn: Vinanet.com.vn)
Năm 2012, Cả nước hiện có 8 doanh nghiệp xuất khẩu clanhke và xi măng.
Trong đó có 6 doanh nghiệp trong nước gồm các đầu mối: Vicem, Hạ Long, Thăng
Long, Cẩm Phả, The Vissai, Công Thanh và 2 doanh nghiệp xi măng liên doanh với
nước ngoài gồm Chinfon và Phúc Sơn. Tuy nhiên thời gian qua, các doanh nghiệp
xi măng tham gia xuất khẩu chưa có sự liên kết chặt chẽ khiến nảy sinh khá nhiều
bất cập. Và như vậy, vấn đề tạo lập thị trường xuất khẩu clinker và xi măng chính là
giải pháp rất cần thiết và hợp lý trong lúc thị trường nội địa cung vượt cầu nhằm
mục đích ổn định sản xuất, giảm lượng sản phẩm tồn kho, giảm nhập siêu.
Bảng 2.1: Giá xi măng xuất khẩu năm 2012
Loại xi măng ĐVT Giá Cửa khẩu
Tháng 3/2012
Xi măng Hoàng Thạch
PCB30 (50kg/bao)
VNĐ/tấn 872.000
Chi cục HQ Thương mại
Lao Bảo
Xi măng Bỉm Sơn PCB30
(50kg/bao)
VNĐ/tấn 972.000
Chi cục HQ Thương mại
Lao Bảo
Tháng 4/2012
Xi măng bỉm sơn PCB 30
(bao 50kg)
VNĐ/tấn 1.270.000

Chi cục HQ Khu Thương
mại Lao Bảo
Xi măng quảng trị PCB
30(bao 50kg)
VNĐ/tấn 1.050.000
Chi cục HQ Khu Thương
mại Lao Bảo
Tháng 5/2012
Xi măng Tiến Dũng bao
PCB 40màu
VNĐ/tấn 1.683.000
Chi cục HQ CK cầu treo
Hà Tĩnh
Tháng 6/2012
Xi măng Điện Biên VNĐ/tấn 840.000
Chi cục HQCK Tây Trang
(Điện Biên)
Tháng 7/2012
Xi măng Tiến Dũng bao
PCB 40màu
VNĐ/tấn 1.683.000
Chi cục HQ CK cầu treo
Hà Tĩnh
(Nguồn Vinanet.com.vn)
Năm 2012 Việt Nam đã xuất khẩu xi măng sang châu Phi đạt 129.100 tấn với
giá trị 17 triệu USD. Các thị trường nhập khẩu xi măng của Việt Nam gồm có
Guinea (5 triệu USD), Congo (4,7 triệu USD), Mozambique (3,1 triệu USD),
Angola (2,6 triệu USD), Sierra Leone (1,4 triệu USD)
Ngoài những thị trường trên, một số nước Tây Phi khác cũng có nhu cầu lớn
về xi măng. Mali tiêu thụ khoảng 1-1,2 triệu tấn xi măng mỗi năm với chi phí 215

triệu USD. Niger tiêu thụ khoảng 300.000 tấn xi măng/năm trong khi Công ty Xi
măng quốc gia Niger (SNC) chỉ sản xuất được 80.000 tấn. Nhu cầu xi măng ở các
thị trường khu vực đông và nam Phi cũng đang liên tục tăng. Kết quả sản xuất kinh
doanh của các nhà sản xuất hàng đầu ở Tanzania, Zambia và Zimbabwe cho thấy
lượng xi măng tiêu thụ tiếp tục tăng mạnh nhờ số lượng và quy mô các dự án tăng
cao trong các lĩnh vực xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, Xuất khẩu xi măng Việt Nam đã có bước đột phá trong khả năng
cung cấp xi măng và clinker với những tàu với trọng tải lớn:
Tàu Panamax - MV.AJP Suryavir trọng tải 72.903 DWT đã cập bến cảng biển
Hòn Gai - Quảng Ninh để nhận 72.000 tấn Clinker, đây là chuyến tầu lớn nhất thời
điểm này được xếp đầy tải vào biển phía Bắc Việt Nam, đánh dấu một bước đột phá và
tạo sự khởi sắc trong lĩnh vực xuất khẩu clinker, xi măng của Việt Nam, có thể tự tin so
sánh với các nước bạn như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc về khả năng tiếp nhận
các tàu trọng tải lớn, cũng như khả năng cung cấp xi măng và clinker của mình.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 cả nước xuất khẩu được gần 5,2 triệu tấn xi
măng, tăng khá cao so với con số 3,2 triệu tấn xuất khẩu cùng kỳ. Thị trường xuất
khẩu chủ yếu là Đài Loan, Singapore, Indonesia …
Tiêu thụ xi măng 6 tháng đầu năm 2013 đạt 27,9 triệu tấn, tăng 18,3% so với
cùng kỳ. Tình hình tiêu thụ trong nước vẫn khó khăn nên nhiều doanh nghiệp xi
măng tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Năm 2013 dự kiến xuất
khẩu trên 10 triệu tấn, chiếm 15% tổng sản lượng xi măng cả nước.

×