Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần hạ tầng công nghệ VHD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.16 KB, 65 trang )

MỤC LỤC
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO – Tổ chức
Thương mại thế giới, cùng với những cam kết về mở cửa thị trường, cắt giảm thuế,
xóa bỏ đối xử phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vốn nước
ngoài … Từ đó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng nhưng đầy quyết liệt giữa
các công ty Việt Nam vốn đã quen với sự bảo hộ của nhà nước và các công ty nước
ngoài đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm cạnh tranh theo cớ chế thị trường.
Theo dự báo của các nhà kinh tế học, sẽ có một làn sóng đầu tư ồ ạt vào Việt Nam,
đặc biệt ở lĩnh vực Ngân hàng và Xây dựng, phá vỡ tình trạng đóng băng trong thị
trường bất động sản của nước ta những năm gần đây, mở ra những nguồn huy động
vốn rất lớn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó việc nâng cao hiệu quả trong
đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp trong nước là vô cùng cần thiết, chống thất
thoát lãng phí là nhiệm vụ hàng đầu, như vậy các doanh nghiệp ở Việt Nam mới có
thể phát triển được.
Công ty cổ phần hạ tầng công nghệ VHD , được thành lập từ 25/4/2002, đến
nay với bề dày kinh nghiệm đã trở thành một trong những đơn vị vững mạnh trong
ngành xây dựng. Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã được học hỏi rất nhiều
về chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện được chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình:
“Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần hạ tầng công nghệ VHD”. Trong đây em
xin trình bày những kiến thức thực tế em thu được trong quá trình thực tập và em xin
đưa ra một số giải pháp để làm tăng hiệu quả đầu tư phát triển của công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của TS. Trần Mai
Hương, đồng thời em cũng chân thành cảm ơn công ty cổ phần hạ tầng công nghệ
VHD đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập. Với thời gian nghiên
cứu tại công ty và trình độ còn hạn chế, chuyên đề thực tập của em chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý, sửa chữa của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn


Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
3
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ VHD
GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
1.1.Giới thiệu về công ty cổ phần hạ tâng công nghệ VHD
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
-Công ty cổ phần hạ tâng công nghệ VHD được thành lập năm 2002, là thành
viên trực thuộc công ty xây dựng số 1 của Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
-Ngày 20/6/2005, theo quyết định số 303/BXD – TCLD của bộ trưởng bộ
xây dựng về việc chuyển hạng cho XN từ hạng III lên hạng II, là đơn vị hạch toán
độc lập trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội từ 5/7/2005.
-Từ khi thành lập đến nay, công ty đã được bổ sung nhiều lĩnh vực kinh
doanh, bổ sung cơ cấu lãnh đạo và điều hành sản xuất, bổ sung vốn kinh doanh và
duy trì sản xuất theo sự tăng trưởng.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Giám đốc
Phó Giám đốc phụ
trách lĩnh vực đầu tư
Phó Giám đốc phụ trách
lĩnh vực thi công xây lắp
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
kế

hoạch
kỹ
thuật
Phòng
tổ
chức
tổng
hợp
Phòng
kinh
doanh
Phòng
phát
triển
dự án
Các
ban
quản
lý dự
án
Các xí
nghiệp
sản
xuất
trực
tiếp
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
4
 Giám đốc :
- Là người phụ trách chung toàn công ty.

- Phân công các Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực.
- Chịu trách nhiệm trước nhà nước, cơ quan chủ quản, cơ quan pháp luật, cơ
quan đối tác về mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo luật pháp quy định.
- Điều hành cao nhất trong công ty.
- Quyết định cao nhất trong các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, tổ
chức sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng và quyết định hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên
chức trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh. Có quyền khen thưởng cán bộ công
nhân viên chức theo quy chế được đại hôi công nhân viên chức thông qua trên cơ sở
kết quả sản xuất kinh doanh.
- Chủ tịch hội đồng công ty về các lĩnh vực khen thưởng, kỷ luật, nâng
lương, mua bán tài sản thiết bị và đầu tư.
 Các Phó Giám đốc :
- Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực đầu tư : Trực tiếp điều hành quản lý các
phòng Phát triển dự án, các ban quản lý dự án. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và
pháp luật về công việc của mình trong lĩnh vực đầu tư.
- Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực thi công xây lắp : Trực tiếp điều hành
quản lý các dơn vị thi công thực hiện các hợp đông xây dựng do đơnvị ký kết với
khách hàng hoặc thi công các công trình do công ty làm chủ đầu tư. Chịu trách
nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về công việc của mình trong lĩnh vực thi công
xây lắp và an toàn lao động trên tất cả các công trinh công ty nhân thầu xây lắp và
các công trình do công ty làm chủ đầu tư.
 Phòng tài chính kế toán :
- Quản lý tài chính của toàn công ty trong qua trinh sản xuất kinh doanh.
- Hạch toán các chi phí của sản xuất kinh doanh, báo cáo kết quả sản xuất
kinh doanh theo niên độ trong nội bộ và báo cáo cấp có thẩm quyền.
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
5
- Đầu tư vốn cho quá trinh sản xuất và thu hồi vốn sau chu kỳ sản xuất.
- Tìm nguồn vốn và khai thác vốn phục vụ cho đầu tư và sản xuất kinh doanh.

- Đối chiếu công nợ giữa công ty với khách hàng, cấp trên, nhà nước và các
đơn vị trong nội bộ công ty.
 Phòng kế hoạch kỹ thuật :
- Quản lý kỹ thuật trong toàn công ty. Lập và duyệt biện pháp thi công kèm
theo các biên pháp an toàn các công trình lớn có tính phức tạp về kỹ thuật. Chủ trì
trong việc lập hồ sơ dự thầu các cong ty xây lắp. Phân tích chi phí cho thi công, sư
dụng thiết bị phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.
- Tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế, kiểm tra thực hiện hợp đồng và thanh
lý các hợp đồng.
- Quản lý hồ sơ các công việc, công trình theo yêu cầu của ngành.
- Lập kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của công ty. Theo dõi việc thực
hiện của các đơn vị trực thuộc.
- Kiểm tra hướng dẫn thực hiện về công tác an toàn lao động định kỳ theo
yêu cầu chuyên môn. Kiểm tra nghiệm thu từng phần việc đã làm theo đúng biên
pháp thi công an toàn đã được duyệt.
 Phòng tổ chức tổng hợp :
- Quản lý nhân sự và lao động trong toàn công ty, tính toán cân đối sự cần
thiết trong sản xuất theo mô hình tổ chức quản lý và điều hành của công ty.
- Bố trí, sắp xếp, điều chuyển nhân sự, lao động trong nội bộ công ty, báo
cáo Giám đốc ra quyết định.
- Báo cáo cân đối nhân sự và lao động để tuyển dụng, bổ sung lực lượng khi
cần thiết.
- Quản lý công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cho lao động.
- Tính toán và quản lý chế độ tiền lương, quỹ lương.
- Quản lý thực hiện chế độ cho người lao động.
- Quản lý việc trang bị, cấp phát, tu bổ, chi phí hành chính cho công tác quản
lý và tổ chức sản xuất của công ty.
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
6
- Tổ chức ký hợp đồng lao động và hướng dẫn thủ tục hợp đồng.

 Phòng kinh doanh :
- Lập phương án kinh doanh về : giá bán, phương thức bán và các hoạt động
dịch vụ sau bán hàng để trình hội đồng định giá công ty duyệt.
- Đề xuất các phương án tiêu thụ sản phẩm xây lắp, sản phẩm sản xuất công
nghiệp và sản phẩm của các lĩnh vực khác theo phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xây dựng và tổ chức mạng lưới bán hàng hợp lý và hiệu quả.
- Xây dựng phương thức quảng cáo bán hàng trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
 Phòng phát triển dự án :
- Tham mưu giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc dự báo tình hình đầu
tư, khả năng đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư để quyết định có in chủ
chương và báo cáo nghiên cứu khả thi hay không.
- Tham gia đóng góp để tìm phương án tối ưu cho các giải pháp về quy
hoạch mặt bằng, giải pháp kiến trúc, kỹ thuật điện nước… cho các dự án từ thiết kế
sơ bộ.
- Tham gia tính toán các phương án kinh tế cho các dự án khả thi.
- kiểm tra kết quả thực hiện của các dự án, phân tích rõ kết quả khi kết thúc
công việc, báo cáo kết quả công việc giữa giao khoán và thực hiện.
- Thanh toán khối lượng chi phí cho các dự án, báo cáo kết quả thực hiện dư
án và kế hoạch giao.
 Các ban quản lý dự án :
- Trực tiếp giám sát toàn bộ hoạt động xây lắp của các đơn vị thi công trong
qua trình thực hiện đầu tư tại các công trường.
- Ký xác nhận khối lượng hoàn thành, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật để
làm thủ tục quyết toán theo giai đoạn quy ước, kết toán khi kết thúc công trình bàn
giao.
 Các xí nghiệp sản xuất trực tiếp :
- Chủ động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của công ty giao.
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
7

- Bộ phận quản lý thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở chi phí đã được phân tích và
giao khoán.
- Thực hiện hoàn thành khối lượng hợp đồng được công ty ký kết với bên A,
xác định khối lượng hoàn thành với chủ đầu tư, báo cáo khối lượng hoàn thành về
phòng kỹ thuật công ty.
- Lập kế hoạch vay vốn để thực hiên công việc, thanh toán hoàn trả vốn vay
với phòng Tài chính kế toán.
- Nhập xuất các chi phí cho thực hiện công việc theo chi phí thực tế và tỷ lệ
phần thưởng được hưởng trong qua trình thực hiện công việc.
- Đối chiếu khối lượng thực hiện, hoàn tất công việc với chủ đầu tư, báo cáo
kết quả công việc, bàn giao công trình cho chủ đầu tư.
- Quyết toán các chi phí, đối chiếu với phần được hưởng và phần chi phí, báo
cáo kết quả chi phí trực tiếp cho công việc, công trình, dự án.
1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của công ty:
a, Mục tiêu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần hạ tầng công
nghệ VHD:
 Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che cho các công trình công
nghiệp nhóm B
 Kinh doanh nhà ở, khách sạn, văn phòng cho thuê
 Xây dựng các công trình giao thông thủy lợi…
 Sản xuất các cấu kiện bê tông, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng
 Trang trí nội, ngoại thất công trình
b, Các chức năng hành nghề:
 Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở và xây dựng khác.
 Trang trí nội thất.
 Kinh doanh nhà.
 Sản xuất, kinh doanh, xây dựng kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công
nghiệp.
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
8

 Thi công xây dựng các công trình giao thong thủy lợi.
 Nhận thầu thi công xây lắp các công trình bưu điện, đường dây và trạm biến
thế.
 Tổng thầu tư vấn và quản lý các dự án xây dựng.
 Tư vấn xây dựng các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp và các công trình
dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, đường dây trạm biến
thế và các công trinh kỹ thuật hạ tầng gồm : lập dự án đầu tư, tư vấn đấu
thầu, khảo sát xây dựng, thí nghiệm, thiết kế, thẩm định dự án đầu tư…
 Kinh doanh dịch vụ các công trinh thể dục thể thao và tổ chức vui chơi, giải
trí.
 Thi công các công trình kỹ thuật, hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.
 Khoan khai thác nước ngầm.
 Khai thác chế biến khoáng sản phục vụ cho xây dựng và và sản xuất vật liệu
xây dựng.

1.1.4 Một số chỉ tiêu đạt được:
Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong 5 năm gần đây :
Bảng 1.1 : Chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
(Đơn vị tính : Triệu đồng)
Doanh thu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012

Tổng doanh thu 55,106 65,625 82,484 76,544 84,172
Doanh thu xây lắp 25,700 22,064 48,705 36,114 40,103
Doanh thu từ KDBĐS 29,406 43,561 33,779 35,449 37,426
Lợi nhuận trước thuế 0,135 1,565 0,776 1,573 1,587
Nộp ngân sách 1,625 2,433 2,506 2,754 2,965
Trong 5 năm vừa qua, tổng doanh thu của công ty có mức tăng ổn định và rất
khả quan. Bao gồm cả doanh thu về xây lắp và doanh thu từ kinh doanh bất động
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
9
sản. Có được kết quả này la nhờ công ty đã có chiến lược phát triển dúng đắn và
hợp lý. Đặc thù của hoạt động xây dựng, các công trình khi hoàn thành mới tính giá
trị và chi phí nên có sự biến động về giá trị sản lượng qua các năm, tuy nhiên nhìn
chung mức tăng về giá trị thể hiện công ty đã hoàn thành tốt tiến độ thực hiện các
công trình. Lợi nhuận trước thuế của công ty cũng tăng đều thể hiện công ty đang
phát triển đúng hướng, đông thời cũng hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình.
1.2 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần hạ tầng công
nghệ VHD giai đoạn 2008 - 2012:
1.2.1 Quy mô, nguồn vốn của công ty :
* Vốn điều lệ : 3 500 000 000 VNĐ
- Vốn thuộc sở hữu nhà nước : 1 150 000 000 VNĐ
- Vốn sở hữu của các cổ đông : 2 350 000 000 VNĐ
* Vốn lưu động :
- Vốn ngân sách cấp : 900 000 000 VNĐ
- Vốn tự bổ sung : 400 000 000 VNĐ
- Vốn vay : 1 600 000 000 VNĐ
- Vốn khác : 2 300 000 000 VNĐ
1.2.2 Nội dung đầu tư phát triển của công ty 2008 - 2012
1.2.2.1 Nội dung đầu tư
a, Đầu tư chung :
Vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh sản xuất hàng năm của công ty rất lớn

và tăng mạnh liên tục qua các năm. Nhờ đó mà tốc độ phát triển của công ty cũng
tăng lên nhanh chóng. Trong những năm gần đây, khi công ty mở rông hoạt động
kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác thì khối lượng vốn dầu tư lại càng tăng cao :
Bảng 1.2 : Vốn đầu tư của công ty cổ phần hạ tầng công nghệ VHD
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
10
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Vốn đầu tư ( tỷ đồng) 45 56 60 73 88 92
So với năm trước ( %) - 124,4 107 121,7 120,5 104,5
(Nguồn : Báo cáo kết quả ( 2007- 2012 ) và mục tiêu phát triển đến năm 2020;
Phòng hành chính tổng hợp – Công ty)
Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn
2007–2012 đã có mức tăng mạnh và liên tục. Năm 2007 chỉ có 45 tỷ đồng được đầu
tư, đến năm 2012 tăng gấp đôi đạt mức 92 tỷ đồng. Ta còn thấy mức tăng khá đều
qua các năm, mỗi năm trung bình khoảng 10% - 20% so với năm trước đó. Kết quả
này đạt được là nhờ chiến lược kinh doanh, khả năng nắm bắt kịp thời nhu cầu tăng
cao trong nền kinh tế để chớp thời cơ mở rộng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cảu
công ty. Trong điều kiện hiện nay, có nhiều đối thủ cạnh tranh, công ty luôn phải
tìm ra hướng đi mới cho mình, vì vậy có rất nhiều lĩnh vực mới được khai thác so
với thời kỳ trước. Chính lý do này làm cho tổng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất
kinh doanh tăng mạnh.
Nhu cầu đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty cổ
phần hạ tầng công nghệ VHD ngày càng tăng cao, song nguồn vốn để thực hiện vẫn
còn hạn chế.
b, Đầu tư mua sắm thiết bị máy móc :
Công ty trang bị hệ thống máy móc rất đồng bộ và tiên tiến, có thể đáp ứng
việc thực hiện các công trình lớn :
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
11
Bảng 1.3 : Năng lực máy móc công ty

Năng lực máy móc thiết bị của công ty
STT Mô tả thiết bị Nước sản xuất Số lượng
I – Máy móc thiết bị thi công
1 Xe tải các loại ( xe bệ) Nhật 3
2 Xe tải các loại (xe tự đổ) Nga 2
3 Xe ô tô Kamaz Nhật 5
4 Xe ô tô MAZ Nhật 1
5 Máy đào CAT Hàn Quốc 2
7 Máy đào KATO Nga 3
8 Máy đào bánh lốp KOBECO Hàn Quốc 2
9 Máy xúc bánh lốp Nga 5
10 Máy ủi (D342) Nhật 3
11 Máy ủi KOMASU Nga 3
12 Máy ủi CAT Hàn Quốc 3
13 Lu rung TR 500v Nhật 2
14 Máy trộn bê tông Nga 2
15 Máy cắt sắt Nhật 3
16 Máy uốn sắt Nhật 1
17 Máy đầm bàn Nhật 1
18 Máy đầm dùi Nhật 1
19 Máy đầm đất Nhật 2
20 Máy đầm cọc chạy xăng Nga 3
21 Máy cắt bê tông Nga 2
22 Máy nén khí Hàn Quốc 3
23 Máy phát hàn Hàn Quốc 1
24 Máy hàn điện Hàn Quốc 1
25 Máy bào Hàn Quốc 1
26 Máy xoa nền Hàn Quốc + Việt Nam 2
27 Máy vận thăng Nga + Việt Nam 2
28 Máy phát điện Nhật + Việt Nam 3

29 Máy bơm nước Hàn Quốc + Nhật 4
30 Cốp pha định hình 5000m
2
31 Đà giáo các loại 50 bộ
II – Thiết bị văn phòng
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
12
1 Máy vi tính Nhật 20
2 Máy in lazer Nhật 5
3 Máy in mầu Nhật 2
4 Máy photocopy Nhật 2
5 Máy Fax Nhật 3
6 Máy vẽ Nhật 2
Năm 2008: công ty đã đầu tư vào máy móc thiết bị tổng giá trị 2 500 000 000
VNĐ, trong đó lấy từ quỹ khấu hao 2004 và một phần chủ sở hữu để mua mới với
giá trị 1 300 000 000 VNĐ, phần còn lại 1 200 000 000 VNĐ là công ty đi thuê tài
chính các công ty khác. Với số vốn trích khấu hao và lấy từ vốn chủ sở hữu công ty
đã tiến hành mua mới các loại máy móc phụ vụ cho hoạt động thi công các công
trình và hoạt động sản xuất: Máy xúc lật bánh lốp L-20-2, máy khoan cọc nhồi ED
4000, máy phát điện dự phòng 400KVA…Phần máy móc thiết bị thuê mua tài
chính, sử dụng mua hai thiết bị: Máy xúc lật V2.2m
3
và 3 xi lô 50 tấn đựng xi măng
sản xuất bê tông và VLXD
Bảng 1.4: Đầu tư máy móc thiết bị trong năm 2008
(Đơn vị: đồng)
TT Tên máy móc thiết bị Giá trị đầu tư Đơn vị được đầu tư
1 Mua mới 1 300 000 000
Máy xúc lật bánh lốp L-20-2 300 000 000 Đội thi công xây lắp
Máy khoan cọc nhồi D4000 350 000 000 Đội thi công xây lắp

Máy phát điện dự phòng 400KVA 650 000 000 Nhà máy que hàn
2 Thuê mua tài chính 1 200 000 000
Máy xúc lật V2.2m
3
900 000 000 Xí nghiệp XL và HT
3 xi lô 50 tấn đựng xi măng 300 000 000 Xí nghiệp bê tông và
vật liệu xây dựng
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
13
Tổng 2 500 000 000
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2008)
Nhận xét: Trong tổng vốn đầu tư máy móc thiết bị, phần mua mới bằng
chính nguồn vốn công ty chiếm khoảng 55%, phần còn lại khoảng 45% đi thuê mua
tài chính các đơn vị khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty vì phần trả lãi sẽ nhiều hơn so với việc mua bằng nguồn vốn
của mình.
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
14
Bảng 1.5: Đầu tư máy móc thiết bị trong năm 2009
(Đơn vị: đồng)
TT Tên máy móc thiết bị Giá trị đầu tư Đơn vị được đầu tư
1 Mua mới 1 006 092 629
Máy bơm bê tông cố định 500 000 000 Xí nghiệp XL và sx VLXD
Cần trục KKC 10 506 092 629 Xí nghiệp XL và HT
2 Thuê mua tài chính 2 642 337 841
Máy cẩu KOBELCO 7065 353 875 000 Đội thi công xây lắp
Trạm nghiền sàng đá 316 436 000 Xí nghiệp XL và sx VLXD
Trạm bê tông 534 696 800 Xí nghiệp XL và HT
Máy cẩu đào KH 180-3 230 000 000 Xí nghiệp XL và HT
Cẩu NISSAN TADANO

25T
257 330 041 Đội thi công xây lắp
Máy đào đất MASAGO 340 000 000 Xí nghiệp XL và sx VLXD
Máy xúc lật lốp L-20-2 300 000 000 Xí nghiệp XL và HT
Máy xúc lật TCM 29LA-
0359
310 000 000 Đội thi công xây lắp
Tổng 3 648 430 470
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2009)
Năm 2009: Trong toàn bộ giá trị tài sản máy móc thiết bị tăng lên, thì vốn
mà công ty tự bỏ ra mua sắm máy móc mới cũng chỉ đạt dưới 30%, còn phần lớn là
thuê mua tài chính chiếm 70%.
Bảng 1.6: Đầu tư máy móc thiết bị 2010
(Đơn vị: đồng)
TT Tên máy móc thiết bị Giá trị đầu tư Đơn vị được đầu tư
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
15
1 Mua mới 719 992 969
Máy tách cát 288 632 969 Xí nghiệp XL và sản
xuất VLXD
Máy đào tương trong đất
MASAGO
431 360 000 Xí nghiệp XL và HT
2 Thuê mua tài chính 930 000 000
Máy khoan cọc nhồi KH25 570 000 000 Đội thi công xây lắp
Máy khoan cọc nhồi ED4000 360 000 000 Xí nghiệp XL và sản
xuất VLXD
Tổng 1 649 992 969
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2010)
Trong năm 2010, đầu tư máy móc thiết bị ít hơn so với hai năm trước

công ty đã tích lũy tương đối đủ máy móc cho quy mô sản xuất của các doanh
nghiệp thành viên. Trong tổng vốn đầu tư vào thiết bị máy móc năm 2010, phần
thuê mua tài chính chiếm gần 60%, còn lại của công ty đầu tư hơn 40%.
Năm 2011: công ty tiếp tục đầu tư nguyên vật liệu XD và máy móc đầu tư XD:
Bảng 1.7: Đầu tư máy móc thiết bị năm 2011
(Đơn vị: đồng)
TT Tên máy móc thiết bị Giá trị đầu tư Đơn vị được đầu tư
1 Mua mới
Máy ủi D6R165CV 456 231 245 Xí nghiệp XL và HT
Máy trộn bê tông 693 676 412 Xí nghiệp XL và sản xuất
VLXD
2 Thuê mua tài chính
Máy hàn điện 354 214 258 Đội thi công xây lắp
Máy đầm DYNAPAC 253 214 254 Xí nghiệp XL và HT
Tổng 1 757 336 169
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2011)
Bảng 1.8: Đầu tư máy móc thiết bị năm 2012
(Đơn vị: đồng)
TT Tên máy móc thiết bị Giá trị đầu tư Đơn vị được đầu tư
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
16
1 Mua mới
Máy phát điện 550KVA 478 254 123 Trạm biến áp, đường dây cáp ngầm
2 Thuê mua tài chính
Máy trộn bê tông 387 376 829 Xí nghiệp XL và sản xuất VLXD
Tổng 874 630 952
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2012)
Trong hai năm 2011 và 2012,công ty đã đầu tư thiết bị máy móc hạn chế vì
nhu cầu của các doanh nghiệp đã bão hòa và đang trong giai đoạn khấu hao máy móc.
Công ty đầu tư vào một số máy móc đã khấu hao hết và có nhu cầu đầu tư mới.

c, Đầu tư nguồn nhân lực :
Hiện công ty đang có đội ngũ nhân sự rất chất lượng và đông đảo :
Bảng 1.9 : Đội ngũ nhân sự
I/ Kỹ sư
Thạc sỹ xây dựng 2 người
Thạc sỹ kinh tế xây dựng 2 người
Thạc sỹ kiến trúc quy hoạch 3 người
Kỹ sư xây dựng 30 người
Kỹ sư về giao thông vận tải cầu đường 4 người
Kiến trúc sư 25 người
Kỹ sư điện máy 15 người
Cử nhân luật 5 người
Các ngành khác 40 người
II/ Kỹ thuật viên 33 người
III/ Công nhân kỹ thuật các nghề
Công nhân ký hợp đồng dài hạn 225 người
Công nhân ký hợp đồng ngắn hạn 750 người
Lao động có chuyên môn kỹ thuật là lực lượng lao động nòng cốt quyết định
đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp cũng như tới sự nghiệp công nghiệp hóa,
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
17
hiện đại hóa. Vì vậy, công ty đã xác định nhân tố con người là nhân tố quan trọng
nhất, quyết định nhất, và muốn vươn lên lớn mạnh về kinh tế, không thể không đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Song song với việc đổi mới máy móc thiết bị, công ty cũng đã có chủ chương chính
sách nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn cho người lao động. Khi xem xét công
tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực, công ty quan tâm đến các lĩnh vực như công
tác tuyển dụng và công tác đào tạo :
*Công tác tuyển dụng :
Hàng năm công ty lập ra ban tuyển dụng lao động vào công ty theo nhu cầu

công việc. Công ty và các đơn vị thành viên đã chủ động trong việc tiếp nhận bổ sung
lao động, đặc biệt là số cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, công nhân có tay nghề cao,
đồng thời các cán bộ trẻ có nhiệt huyết, năng động. Do đó công ty luôn được kế thừa
trong dội ngũ cán bộ, đồng thời duy trì được cán bộ có chuyên môn ổn định.
*Công tác đào tạo :
Cùng với sự tiến bộ chung, hiện nay công ty đã tiếp nhận nhiều công nghệ
mới, trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển trong lĩnh vực
xây dựng dân dụng và công nghiệp vật liệu xây dựng để đảm đương thi công những
công trình có quy mô lớn, hiện đại về công nghệ. Các công đoạn lao động thủ công
đã được thay thế bằng máy móc như : Bê tông trộn sẵn, cốp pha trượt, thang máy
chuyển vật liệu lên cao, máy móc đưa vào xử lý nền móng công trình trong điều kiện
địa hình phức tạp, xây dựng nhà cao tầng … Đòi hỏi người lao động phải có hiểu biết
về vận hành máy móc, tỷ lệ, thành phần của nguyên vật liệu. Nếu như người lao động
không được đào tạo hoặc không được đào tạo theo một chương trình bài bản dễ dẫn
đến làm sai công trình, không đảm bảo chất lượng, tai nạn lao động …
Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, công ty đã tập
trung đào tạo công nhân đáp ứng nhu cầu bổ sung lực lượng cũng như phục vụ cho
công tác đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề. Đào tạo
nâng cao trình độ tay nghề và đào tạo phục vụ công tác đầu tư mới, cử cán bộ đi đào
tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, quản lý kinh
tế, chính trị…
Xét về mặt chất lượng, việc tổ chức thi nâng bậc tay nghề cho công nhân kỹ
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
18
thuật đã giúp cho công ty có được một đội ngũ công nhân kỹ thuật trực tiếp, tương
đối đồng đều, có khả năng hoàn thành những công việc của công ty giao một cách
tốt nhất và đúng tiến độ.
Năm 2012, công ty đã tiến hành đào tạo mới 55 người, nội dung đào tạo chủ
yếu với lực lượng đào tọa mới này là đào tạo công nhân học nghề, hình thức đào tạo
chính là cho làm trực tiếp tại xưởng dưới sự giám sát và hướng dẫn của cán bộ quản

lý, tổng chi phí 18 000 000 đồng, tuyển dụng mới tại các trường đại học và cao
đẳng là 50 người
Bảng 1.10: Đào tạo nhân lực năm 2012
Tên đơn vị
Số lượng
(người)
Thời gian (tuần)
Kinh phí
(triệu đồng)
Văn phòng công ty 10 2 6
Xí nghiệp XL 30 2 6
Xí nghiệp bê tông 5 2 3
Nhà máy que hàn 10 2 3
Tổng 55 18
(Cân đối nhân lực 2012, phòng TC-HC)
Qua phân tích tình hình nguồn nhân lực trong công ty, có thê thấy cơ cấu
nguồn lực tương đối hợp lý, trong năm 2012 cơ cấu cụ thể là: 63% công nhân, 22%
đại học và trên đại học, 15% cao đẳng và các loại khác. Tuy nhiên chi phí cho hoạt
động này còn bị hạn chế, tổng số tiền chi cho hoạt động đào tạo của công ty chỉ là
18 000 000 đồng. Số nhân lực được đào tạo chủ yếu là công nhân tham gia sản xuất
tại các xí nghiệp với thời gian đào tạo rất ngắn (2 tuần).
d, Đầu tư xây dựng cơ bản :
Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận quan trọng của đầu tư phát triển, là
việc sư dụng các nguồn lực hiện tại vào việc xây dựng nhà cửa và các kết cấu hạ
tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ tạo ra các nhân tố cơ bản
của sản xuất kinh doanh, tạo ra các tài sản mới, năng lực sản xuất mới và duy trì
tăng cường tiềm lực sẵn có. Đầu tư xây dưng cơ bản có vai trò to lớn đối với nền
kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng, nó tạo cơ sở vật chất là tiền đề cho quá
trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho nền kinh tế xã hội không ngừng phát triển,
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B

19
sản xuất kinh doanh được mở rộng. Đồng thời nó là nền tảng cho việc ứng dụng công
nghệ mới, tạo điều kiện nâng cao sản xuất của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.
Năm 2008: công ty đã tiến hành xây dựng cơ bản với tổng số vốn 608 605
524 đồng, cho hai công trình chính là xây dựng nhà điều hành tại trạm bê tông (là
công trình xây dựng khu vực làm việc và nghỉ trưa cho cán bộ công nhân viên của
xí nghiệp sản xuất bê tông và vật liệu xây dựng), và xây dựng hệ thống thoát nước
thải cho nhà máy que hàn.
Bảng 1.11: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2008
Tên công trình Giá trị đầu tư xây dựng
cơ bản
Đơn vị được đầu tư
Xây dựng nhà điều hành
tại trạm bê tông
430 142 172 Xí nghiệp sản xuất bê
tông và vật liệu xây dựng
Xây dựng hệ thống thoát
nước thải
178 463 352 Nhà máy que hàn
Tổng 608 605 524
(Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2008)
Năm 2009: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công ty là 2 209 011 139
đồng, toàn bộ được thực hiện cho nhà máy que hàn:
Bảng 1.12: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
(Đơn vị: đồng)
Đầu tư xây dựng cơ bản Giá trị đầu tư
Dây truyền thiết bị 1 500 000 000
Phần xây dựng của đội xây dựng 304 866 395
Phần gia công lắp đặt khung nhà thép 230 449 257
Nhà xưởng nhận bàn giao của xí nghiệp 254 695 478

Tổng 2 209 011 139
(Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2009)
Năm 2010: Số vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ là 164 200 000 đồng, toàn bộ
chi cho phần xây dựng của đội xây dựng thực hiện cho dự án nhà máy que hàn.
Năm 2011:
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
20
Bảng 1.13: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011
(Đơn vị: đồng)
Đầu tư xây dựng cơ bản Giá trị đầu tư
Nhà xưởng que hàn 1 208 990 265
Lắp đặt tại xí nghiệp bê tông 253 490 005
Trạm bê tông di động 55 618 000
Trạm bê tông 85m
3
1 340 913 156
Tổng 2 859 041 426
(Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2011)
Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản được san đều cho các cơ sở sản xuất các
sản phẩm xây dựng công ty đã rất chú trọng nâng cao năng lực công nghệ cho
các cơ sở này trong điều kiện cạnh tranh.
Năm 2012:
Bảng 1.14: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2012
(Đơn vị: đồng)
Đầu tư xây dựng cơ bản Giá trị đầu tư
Trạm nghiền sàng 395 966 752
Trạm biến áp, đường dây cáp ngầm 274 201 350
Nhà xưởng, trạm bê tông 209 111 580
Tổng 852 279 682
(Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2012)

Công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản:
 Lập dự án đầu tư:
•Mục đích lập dự án:
Hoạt động lập dự án được thực hiện với mục đích chính là kiểm tra lại tính
khả thi của dự án để từ đó đi đến quyết định đầu tư vào những dự án do công ty làm
chủ đầu tư.
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
21
•Phương pháp lập dự án:
Áp dụng phương pháp lập dự án theo điều 5 chương II của nghị định số
16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình áp dụng đối với các dự án lập sau ngày 22/02/2005.
Đối với các dự án thực hiện công tác lập dự án trước ngày 22/02/2005 thì thực
hiện theo điều 21, 22, 23,24, 25 chương II nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày
08/07/1999 của chính phủ.
Đối với các dự án đang thực hiện công tác lập dự án giữa thời điểm chuyển từ
nghị định 52/1999/NĐ-CP sang nghị định 16/2005/NĐ-CP thì công tác lập dự án
được tuân thủ theo đúng điều 1, 2 phần I của thông tư 08/2005/TT-BXD ngày
06/05/2005 về “Hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu
tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện nghị định 16/2005/NĐ-CP
ngày 07/02/2005 của chính phủ”
•Nội dung của lập dự án:
Đó là các bước lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi.
Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm:
-Trình bày sơ lược về dự án: sản phẩm, thị trường tiêu thụ, công nghệ…
-Chứng minh được cơ hội đầu tư đã tìm được ở trên là có nhiều triển vọng.
-Tìm ra được những khía cạnh sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện dự án,
những khía cạnh này đòi hỏi phải được nghiên cứu kỹ tiếp ở phần sau.
Lập báo cáo nghiên cứu khả thi gồm:
-Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quat liên quan đến dự án đầu tư: điều

kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện pháp lý, tình hình kinh tế xã hội…
-Nghiên cứu thị trường của dự án: phân tích và đánh giá thị trường tổng thể, phân
đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu, xác định sản phẩm của dự án…
-Nghiên cứu kỹ thuật của dự án: lựa chọn hình thức đầu tư, xác định quy mô,
công suất của dự án, lựa chọn công nghệ cho dự án, lựa chọn nguyên vật liệu cho
dự án…
-Phân tích tài chính của dự án: nghiên cứu khả năng về vốn, thiết lập các báo
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
22
cáo tài chính, tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án…
• Kế hoạch lập dự án đầu tư:
Bảng 1.15: Kế hoạch lập dự án đầu tư
Công việc Người thực hiện Người kiểm tra
1. Hệ thống toàn bộ kết
quả kiểm tra, nguồn vốn,
giá cả
Chuyên viên phòng quản
lý dự án
Trưởng phòng quản lý dự
án
2. Ký hợp đồng với công
ty tư vấn
Chuyên viên phòng quản
lý dự án
Trưởng phòng quản lý dự
án
3. Viết nghiên cứu dự án
khả thi, thiết kế sơ bộ,
thiết kế quy hoạch sử
dụng đất đai

Chuyên viên phòng quản
lý dự án
Trưởng phòng quản lý dự
án
4. Tính phương án kinh tế
gốm: giá trị xây lắp thực
hiện thiết bị, kiến thiết cơ
bản khác.
Chuyên viên phòng quản
lý dự án
Trưởng phòng quản lý dự
án
5. Kiểm tra lần cuối, đóng
quyển.
Chuyên viên phòng quản
lý dự án
Trưởng phòng quản lý dự
án
6. Bảo vệ hội đồng thẩm
định, chủ đầu tư
Chuyên viên phòng quản
lý dự án
Trưởng phòng quản lý dự
án
(Nguồn: phòng kế hoạch đầu tư)
 Thẩm định dự án đầu tư:
•Mục đích:
Đảm bảo cho việc kiểm tra lại một lần nữa về tính khả thi của dự án trên mọi
phương diện: tài chính, kỹ thuật và kinh tế xã hội.
•Phương pháp thẩm định đầu tư:

Tuân thủ theo điều 9, 10 chương II nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày
07/02/2005 của chính phủ đối với các dự án thực hiện sau ngày 22/02/2005.
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
23
Đối với các dự án trước ngày 22/02/2005 thì thực hiện theo điều 26, 27, 28
chương II nghị định 52/1999/NĐ-CP.
Đối với các dự án thực hiện dở dang giữa thời điểm chuyển đổi 2 nghị định
trên thì được thục hiện theo phần III, IV, V, VI của thông tư 08/2005/TT-BXD.
•Nội dung:
*Thẩm định yếu tố pháp lý:
-Thẩm định tư cách pháp nhân và năng lực của chủ đầu tư: chuyên môn và
năng lực tài chính.
-Thẩm định xem dự án có phù hợp với chủ trương, quy hoạch, luật pháp và
các cơ chế quy định hay không.
*Thẩm định yếu tố công nghệ kỹ thuật:
-Thẩm định sự hợp lý về địa điểm xây dựng dự án: quy hoạch xây dựng, an
ninh quốc phòng, điều kiện môi trường, giải phóng mặt bằng.
-Thẩm định việc sử dụng tài nguyên đất đai, ứng dụng công nghệ và thiết bị sử
dụng cho dự án.
-Thẩm định các tiêu chuẩn, quy phạm, giải pháp kỹ thuật xây dựng và tiêu
chuẩn đảm bảo về môi trường
*Thẩm định yếu tố kinh tế tài chính:
-Thẩm định thị trường của dự án và thời gian hoạt động cảu dự án cho phép
chủ đầu tư tính toán được các chi tiêu về thời gian hoàn vốn của dự án.
-Thẩm định khả năng đảm bảo nguồn vốn đầu tư, đây là khía cạnh quan trọng
nhất của nội dụng thẩm định tài chính dự án.
-Thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội: thẩm định giá trị gia tăng thuần túy, số
lao động tăng thêm, các chỉ tiêu tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã
hội, tiết kiệm và gia tăng ngoại tệ.
*Thẩm định yếu tố công nghệ kỹ thuật:

Bao gồm việc sử dụng tài nguyên đất đai, cũng như việc ứng dụng các công
nghệ và thiết bị sử dụng cho dự án. Thẩm định khía cạnh công nghệ kỹ thuật là một
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
24
yếu tố rất quan trọng vì sự hợp lý và tính hiện đại của công nghệ và các thiết bị sử
dụng cho dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả cảu hoạt động khai thác và vận
hành dự án.
 Đấu thầu:
•Mục đích:
Thiết lập các bước hồ sơ dự thầu có chất lượng, phù hợp mục tiêu chất lượng
sản xuất kinh doanh của công ty, thỏa mãn các quy định của pháp luật hiện hành
•Phương pháp:
Thực hiện theo mục 3 chương II của nghị định 16/2005/NĐ-CP và luật đấu
thầu mà quốc hội mới thông qua.
•Quy trình lập hồ sơ dự thầu với các công trình trong nước:
Thực hiện theo 6 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin và tiếp thị
Tìm kiếm và thu thập thông tin về các dự án công trình sau đó báo cáo cho cấp
lãnh đạo để làm thủ tục đăng ký dự thầu hoặc nhận thầu và phương án lựa chọn đối
tác liên doanh, liên kết để tham gia dự thầu trong trường hợp cần thiết.
Bước 2: Giao việc
Dựa vào những thông tin đã có, lãnh đạo công ty chỉ đạo trực tiếp cho trưởng
phòng kế hoạch triển khai. Căn cứ vào hồ sơ dự thầu, trưởng phòng kế hoạch giao
cho các bộ phận đấu thầu thực hiện. Các bộ phận sẽ lập bảng phân công cụ thể.
Bước 3: Triển khai chi tiết
Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ mời thầu thì lên kế hoạch tiến độ triển
khai từng công việc cụ thể và trình trưởng phòng kế hoạch…
Bước 4: KCS hồ sơ, trình duyệt nghiệm thu
Sau khi hoàn thành tất cả các công việc, trưởng phòng phát triển dự án sẽ kiểm
tra và nghiệm thu hồ sơ và trình lãnh đạo công ty phê duyệt.

Bước 5: Đóng gói, giao nộp và lưu trữ hồ sơ
Nguyễn Hưng Kinh tế đầu tư 51B
25

×