Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.55 KB, 57 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
MỤC LỤC
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Tiếng anh Tiếng việt
CFR Clothing Flammability Regulations
Các quy định về tính dễ
cháy của quần áo
CPSC
Consumer Product Safety
Commission
Ủy ban an toàn các sản
phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ
CPSIA
Consumer Product Safety
Improvement Act
Luật cải thiện an toàn sản
phẩm tiêu dùng
CP Cổ phần
CBP
United States Customs and Border
Protection
Cơ quan Hải quan và Bảo
vệ biên giới Hoa Kì
ĐHCĐ Đại hội cổ đông
DR-CAFTA
Dominican Republic- Central
America Free Trade Area
Hiệp định tự do thương mại
Mỹ - Trung Mỹ - Cộng hòa


Dominica
EU European Union Liên minh Châu Âu
FHSA
Federal Hazardous substances
America
Đạo luật Liên bang về chất
gây hại
FTA Free Trade Area Hiệp định tự do
FTAA Free Trade Area of America
Khu vực tự do Thương mậu
Châu Mỹ
FTC Federal Trade Commission
Ủy ban Thương mại Liên
bang Hoa Kì
FFA Flammable Fabrics Act Đạo luật về vải dễ cháy
GATT
General Agreement on Tariffs and
Trade
Hiệp ước chung về thuế
quan và mậu dịch
GCC General Certificate of Compliance
Giấy chứng nhận tuân thủ
chung
HĐQT Hội đồng quản trị
HTS Harmonized Tariffs Schedule
Danh mục điều hòa thuế
quan
MFA Multi-Fiber Agreement Hiệp định đa sợi
NAFTA North America Free Trade Area
Hiệp định Thương mại tự do

Bắc Mỹ
NTR Normal Trade Relations
Quy chế quan hệ thương
mại bình thường
VCCI
Vietnam Industry and Chamber of
Commerce
Phòng Công nghiệp và
Thương mại Việt Nam
XNK Xuất nhập khẩu
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
SA8000 Social Accountability international
Tiêu chuẩn về trách nhiệm
xã hội
USDA
United State Department
Agriculture
Bộ Nông nghiệp Hoa Kì
WCO World Custom Organization Hải quan Quốc tế
WTO World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế
giới
WRAP
Worldwide Responsible Accredited
Production
Tiêu chuẩn độc lập của sản
xuất đúng với nguyên tắc
ứng xử
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.7: Các bạn hàng lớn của VINATEXIMEX tại thị trường Hoa Kỳ. .Error:
Reference source not found
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành dệt may thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền
kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Phát
triển ngành dệt may là một chủ trương đúng đắn của các nước đang trong giai đoạn
đầu của quá trình công nghiệp hóa. Hầu hết các nền kinh tế phát triển như Anh,
Nhật Bản, các nước NICs đều xuất phát điểm thực hiện công nghiệp hóa với việc
phát triển ngành dệt. Nhận thức rõ vấn đề này Đảng và nhà nước ta đã chủ trương
“Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp…có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều
sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động …khuyến khích tạo điều kiện để các
thành phần kinh tế tham gia phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. Với chủ trương này, ngành dệt may Việt Nam đã
được ưu tiên đầu tư phát triển và đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Bên
cạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU, Nhật Bản và các nước Châu Á.
Từ tháng12 năm 2001 khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ
có hiệu lực, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ tăng đột biến và thực
sự tái cơ cấu ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may liên tục tăng lên với kim ngạch xuất khẩu đạt 13,8 tỷ USD trong năm 2011,
tăng lên đạt kỷ lục 17,2 tỷ USD trong năm 2012. Bên cạnh đó khả năng cạnh tranh
và hội nhập của ngành dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh hoàn toàn đáp ứng
được nhu cầu của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.
Hoa Kỳ luôn là đối tác nhập khẩu hàng dệt may hàng đầu của Việt Nam
chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay trước

tình hình nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, hầu hết
các nước trên thế giới đều phải đối mặt với: Nợ công tăng cao, tăng trưởng chậm
lại, nhiều nước phát triển rơi vào tình trạng tồi tệ hơn so với năm 2008. Do sự bất
ổn của nền kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư và
người tiêu dùng các thị trường nhập khẩu chủ chốt của thế giới như Hoa Kỳ, EU và
Nhật Bản, khiến cho sức tiêu dùng hàng dệt may của các thị trường này bị hạn chế,
qua đó tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của rất
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
nhiều quốc gia trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.
Cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu khác khác, Công ty CP Sản xuất-xuất
nhập khẩu dệt may không nằm ngoài vòng xoáy của nền kinh tế thế giới và kinh tế
Việt Nam. Với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu nên
ngoài những tác động bởi khó khăn trong nước thì ảnh hưởng của thị trường thế
giới là rất lớn. Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Sản xuất-Xuất nhập
khẩu dệt may, có thể thấy thị trường Hoa Kỳ là một trong ba thị trường xuất khẩu
hàng chủ lực của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này
chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên đẩy
mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này của Công ty vẫn còn nhiều hạn
chế như mẫu mã và chủng loại hàng hoá của công ty chưa thật phong phú, công tác
quảng bá thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn, chưa hoàn toàn chủ động trong việc
cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất… nên cần thiết cải thiện và nâng cao trong
thời gian tới. Việc nghiên cứu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường
này của Công ty vẫn chưa thực sự được chú trọng do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan.
Xuất phát từ những lý do thực tiễn và những vấn đề cần thiết phải đẩy mạnh
xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty, tôi chọn đề tài “Đẩy
mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Sản xuất-Xuất nhập khẩu
dệt may sang thị trường Hoa Kỳ” làm chuyên đề thực tập cuối khóa.
2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may
của Công ty CP Sản xuất- xuất nhập khẩu sang thị trường Hoa Kỳ để đề xuất các
giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ đến năm 2020.
Để đạt mục tiêu đó, chuyên đề sẽ giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
CP Sản xuất- xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang
thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2007-2012, chỉ ra những ưu điểm mặt tồn tại và
nguyên nhân trong xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Hoa Kỳ.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
của Công ty sang thị trường Hoa Kỳ đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xuất khẩu hàng hóa của một doanh
nghiệp
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xuất khẩu mặt hàng dệt may của Công ty
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
CP Sản xuất- Xuất nhập khẩu Dệt may sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2007-2012
và đề xuất giải pháp đến năm 2020
4. Kết cấu chuyên đề
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mụcbảng, hình, tài liệu tham khảo,
nội dung chuyên đề kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
CP sản xuất- xuất nhậ khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX
sang thị trường Hoa Kỳ
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của
Công ty CP Sản xuất- xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đến năm
2020
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
CHƯƠNG 1
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT-XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY SANG
THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT-XUẤT
NHẬP KHẨU DỆT MAY (VINATEXIMEX)
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên giao dịch quốc tế: TEXTILE – GARMENT IMPORT - EXPORT AND
PRODUCTION JOINT STOCK CORPORATION.
Tên giao dịch viết tắt: VINATEXIMEX
Trụ sở chính: Số 20, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
Với hai chi nhánh tại :
Hải Phòng: Số 315 đường Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Thành phố Hồ Chí Minh: Số 4 Lê Lợi, phường Bến Nghé, thành phố Hồ Chí
Minh
Công ty Cổ phấn Sản xuất- Xuất nhập khẩu Dệt may tiền thân là Công ty
Xuất khẩu trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam được thành lập theo quyết
định số 253/TTG ngày 29 tháng 04 năm 1995 của Thủ tướng Chính Phủ về việc
thành lập Tổng Công ty Dệt may Việt Nam và Nghị định số 55/CP ngày 06 tháng
09 năm 1995 của Chính Phủ phê chuẩn Diều lệ tổ chức và hoạt động củaTổng Công
ty Dệt may Việt Nam. Năm 2000 căn cứ vào quyết định số 37/2000/QĐ-BCN ngày
08 tháng 06 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ( nay thuộc Bộ Công thương)
về việc thành lập Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may từ Ban Xuất nhập khẩu trực
thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Theo đó Công ty Xuất nhập khẩu Dệt may-
Doanh nghiệp Nhà nước là đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng Công ty
Dệt may Việt Nam. Công ty được Sở Kế hoach và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
giấy phép kinh doanh số 313453 ngày 14 tháng 07 năm 2000.
Trước xu thế phát triển kinh tế khu vực hoá, toàn cầu hoá, để có thể tồn tại,
phát triển bền vững và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty

nên năm 2007 Công ty đã thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu sang cổ phần hoá
theo Quyết định số 2414/QĐ-BCN ngày 12/7/2007 của Bộ Công nghiệp, với tên
là Công ty Cổ phần Sản xuất – Xuất nhập khẩu Dệt may (VINATEXIMEX) trên
cơ sở hợp nhất hai đơn vị là: Công ty Xuất nhập khẩu Dệt May và Công ty Dịch vụ
Thương mại số 1.
1.1.2. Cơ cấu và bộ máy quản lý
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
1.1.2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty
Cơ cấu tổ chức của Công ty VINATEXIMEX được minh họa qua Hình 1.1.
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty
Đại hội đồng cổ đông: ĐHĐCĐ là cơ quan, có quyền quyết định cao nhất
của Công ty, gồm tất cả những cổ đông có quyền biểu quyết và dự họp (là những cổ
đông sở hữu từ 0,1% vốn điều lệ trở lên được tham dự trong các ĐHĐCĐ và thực
hiện quyền biểu quyết trực tiếp. Các cổ đông sở hữu dưới 0,1% vốn điều lệ có thể
ủy quyền cho các cổ đông sở hữu ít nhất 0,1% vốn điều lệ hoặc tự họp nhóm lại để
đề cử ra người đại diện tham dự ĐHĐCĐ. Trường hợp cổ đông tự nhóm họp lại thì
người đại diện tham dự ĐHĐCĐ phải nắm giữ ít nhất 0,2% vốn điều lệ).
Hội đồng quản trị : HĐQT là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty. Trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Ban Tổng Giám đốc : Tổng Giám đốc là người điều hành, mọi hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Ban Tổng Giám Đốc
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Khối Kinh DoanhKhối Văn Phòng Quản Lý Khối Sản Xuất

Phòng kế hoạch thị trường
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Chi nhánh TP.HCM
Chi nhánh Hải Phòng
Phòng KD – XNK vật tư
Phòng KD – XNK tổng hợp
Phòng kinh doanh nội địa
Phòng xúc tiến, phát triển dự án
Phòng XNK dệt may 1
Phòng XNK dệt may 2
Trung tâm TK thời trang
Trung tâm SX – KD chỉ
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
nhiệm trước HĐQT trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được
giao.
Ban kiểm soát : gồm 3 thành viên do ĐHĐCĐ bầu, miễn nhiệm, có nhiệm kì
5 năm, cùng với nhiệm kì của HĐQT, có thể được bầu lại với số nhiệm kì không
hạn chế. Đứng đầu ban kiểm soát là Trưởng ban kiểm soát.
Phòng kế hoạch thị trường :
• Tham mưu, xây dựng, theo dõi việc thực hiện các kế hoạch của Tổng
công ty và Nhà nước giao
• Thống kê, tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng, xúc tiến
quan hệ đối ngoại.
Phòng tổ chức hành chính :
• Nhiệm vụ chính là Quản lý nhân sự, tham mưu về công tác sắp xếp cán
bộ, luân chuyển, lên kế hoạch đào tạo cán bộ trong Công ty, lưu giữ hồ sơ cán bộ,
công nhân viên và chăm sóc đời sống cán bộ công nhân viên…
• Luân chuyển công văn, giấy tờ, truyền đạt thông tin nội bộ của Công ty.
1.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Công ty CP Sản xuất- Xuất nhập khẩu Dệt may có các chức năng và nhiệm
vụ chủ yếu sau:
Tổ chức định hướng chiến lược; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh theo định
hướng phát triển của ngành, thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch mà
Công ty đã định mức và tìm kiếm nguyên vật liệu mới.
Thực hiện hoạt động kinh doanh an toàn; hiệu quả, sử dụng hợp lý; tiết kiệm
nguồn vốn nội bộ Công ty và các nguồn vốn khác; thường xuyên bảo quản, giữ gìn
tài sản của Công ty.
Thường xuyên kiểm tra, giảm sát, cải thiện công tác; quản lý, tinh giản và
nâng cao năng lực của bộ máy quản lý, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý công
nhân viên, cải tiến dây chuyền sản xuất; sử dụng khoa học công nghệ hiện đại để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Giảm dần tỷ lệ sản phẩm gia công, tăng dần phương thức kinh doanh mua
nguyên liệu, bán thành phẩm. lựa chọn xuất khẩu những sản phẩm tinh xảo, đòi hỏi
đầu tư về chất xám, về công nghệ, có trình độ cao; nâng cao chất lượng và sức cạnh
tranh cho sản phẩm.
Tổ chức thực hiện; không ngừng hoàn thiện công nghiệp dệt, in, thêu dệt
thảm len, tạo bước chuyển biến mới trong công tác thiết kế sang tạo mẫu theo sát xu
thế phát triển của thế giới. Mục tiêu mũi nhọn là các sản phẩm dệt may cao cấp, đa
dạng với nhiều mẫu mã; đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thị trường.
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Đảm bảo môi trường lao động tốt, đảm bảo thu nhập và nâng cao đời sống
vật chất; tinh thần của cán bộ công nhân viên.
Tổ chức và đẩy mạnh việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp; nhận
ủy thác xuất khẩu các mặt hang dệt may, mở rộng thị trường và các mối quan hệ
hợp tác kinh doanh; bảo đảm hợp tác lâu dài và cùng có lợi.
Tổ chức mua hàng; dự trữ bảo quản nguyên liệu và thành phẩm để thực hiện
tốt hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ tiêu dung sản xuất, gia công xuất khẩu
như máy móc thiết bị; dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu…

Sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu theo đúng định mức; tìm
kiếm nguyên vật liệu mới.
1.1.2.3. Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là kinh doanh nội địa; xuất nhập
khẩu và tùy theo từng thời kỳ Công ty thực hiện đăng ký bổ sung ngành nghề đăng
ký kinh doanh cho phù hợp. Trên cơ sở, những ngành nghề kinh doanh của Công ty
Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may đã có trước đây khi chuyển sang Công ty cổ
phần, Công ty tập trung vào một số lĩnh vực kinh doanh chủ yếu sau:
• Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ
tùng, phụ liệu, hoá chất,…
• Kinh doanh, xuất nhập khẩu: hàng công nghệ thực phẩm, nông, lâm, hải
sản, thủ công mĩ nghệ; Trang thiết bị văn phòng; Thiết bị tạo mẫu thời trang; Vật
liệu điện, điện tử, cao su, đồ nhựa, trang thiết bị bảo hộ lao động.
• Kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và
nguyên cứu khoa học.
• Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; Ủy thác mua bán xăng dầu.
• Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, cho thuê văn phòng, vận tải, du
lịch, lữ hành trong nước và quốc tế.
• Đầu tư và kinh doanh tài chính.
• Kinh doanh các ngành nghề khác; phù hợp quy định của pháp luật.
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX ẢNH HƯỞNG
TỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
1.2.1. Nguồn lực tài chính của Công ty
Đây là một yếu tố tổng hợp, phản ánh sức mạnh của Công ty thông qua khối
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
lượng vốn mà Công ty có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối và quản lý
có hiệu quả các nguồn vốn. Nguồn vốn đầu tư cho mở rộng hoạt động xuất khẩu sang
thị trường của Công ty VINATEXIMEX được huy động từ nhiều nguồn khác nhau
như từ vốn của nhà nước, vốn cổ đông, vốn vay ngân hàng, từ các tổ chức kinh tế khác,

từ lợi nhuận giữ lại hay từ nguồn vốn trong cán bộ công nhân viên Công ty.
Cơ cấu sử dụng vốn cho sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong
giai đoạn này có sự thay đổi cụ thể là vốn cho nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ
sản xuất xuất khẩu hàng sang thị trường này qua các năm đã tăng lên đáng kể. Nếu
năm 2007, chi phí vốn cho nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất xuất khẩu cho thị
trường này chiếm 20% trong số vốn sử dụng cho nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ
xuất khẩu của Công ty thì đến năm 2012 đã tăng lên 25%. Cùng với sự tăng lên của
chi phí vốn cho nhập khẩu nguyên vật liệu thì chi phí vốn mua máy móc để sản xuất
các mặt hàng đặc trưng cho thị trường này cũng tăng và chiếm 34% trong việc sử
dụng vốn để mua máy móc sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty. Thị trường Hoa
Kỳ được nhận định là một thị trường tiềm năng lớn của Công ty nên vốn chi cho
công tác thị trường tại thị trường này đã liên tục tăng lên trong giai đoạn 2007-2012.
Với quá trình huy động, quản lý và sử dụng vốn hợp lý trong những năm
qua, Công ty luôn có đủ nguồn vốn để quay vòng sản xuất hàng xuất khẩu sang thị
trường Hoa Kỳ, trang bị thêm những máy móc kỹ thuật, đổi mới dây chuyền sản
xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng thị trường này.
1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật hay nguồn lực công nghệ
Để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho thị trường Hoa Kỳ, Công ty
đã nhập khẩu các loại máy chuyên dùng phục vụ riêng cho sản xuất các sản phẩm
sang thị trường này như máy may 1 kim, 2 kim di động, máy tra tay bằng vi tính, di
bọ điện tử, máy cắt chỉ tự động… Các thiết bị lạc hậu dần được thay thế bằng các
thiết bị hiện đại; nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, làm tăng tính
cạnh ttranh của sản phẩm trên thị trường đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của
khách hàng.
Công ty bắt đầu xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ từ năm
2001 khi Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ được ký kết, nhưng Công ty chỉ
thực sự chú trọng xuất khẩu và coi đây là thị trường tiềm năng lớn của Công ty vào
năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO. Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường
này Công ty đã trang bị thêm máy móc, xây dựng thêm xưởng sản xuất, cải tiến quy

trình sản xuất để giảm chi phí và đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Hoa Kỳ và
nhu cầu của khách hàng. Công ty đã và đang ngày càng đổi mới hệ thống máy móc
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
thiết bị sản xuất theo hướng hiện đại hóa.
Bảng 1.1: Mức độ hiện đại của trang thiết bị
ĐV: chiếc
Năm 2009 2010 2011 2012
Thiết bị hiện đại 437 570 614 714
Tỷ trọng (%) 39,08 46,34 53,25 57,12
Thiết bị trung bình 423 452 453 468
Tỷ trọng (%) 35,2 36,54 38,28 37,44
Thiết bị cũ 250 208 86 68
Tỷ trọng (%) 24,79 17,12 8,46 5,44
Tổng 1118 1230 1153 1250
Nguồn: Phòng kỹ thuật
Theo Bảng 1.1 sự hiện đại hóa của Công ty trong việc sử dụng các máy móc
thiết bị hiện đại vào sản xuất. Máy móc trang bị không ngừng được đổi mới, tỷ
trọng số lượng trang thiết bị cũ, lạc hậu giảm mạnh từ 24,79% năm 2009, xuống
còn 5,44% năm 2012. Đồng thời tỷ trọng thiết bị máy móc hiện đại tăng lên nhanh
chóng, đến năm 2012 chiếm 57,12%. Số lượng máy móc thiết bị phục vụ cho quá
trình sản xuất xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa rất hiện đại và đầy đủ.
Với số lượng máy chuyên dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
chiếm tỷ lệ khá lớn khoảng 20% máy móc dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu cho
thấy sự đầu tư cho thị trường này của Công ty là khá lớn.
1.2.3. Nguồn nhân lực
Có trang thiết bị, máy móc hiện đại để sản xuất hàng xuất khẩu thì chưa đủ;
mà còn cần có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, tay nghề cao để sản xuất
ra những sản phẩm chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh kinh doanh của
Công ty. Do tính chất ngành nghề; lĩnh vực hoạt động, lao động trong Công ty chủ

yếu là lao động thủ công; số lượng công nhân làm việc trong các xưởng chiếm tỷ lệ
lớn. Các nhân viên quản lý; nhân viên nghiệp vụ Công ty đều có trình độ đại học,
trong khi đó công nhân lao động trong Công ty đều có trình độ trung học cơ sở
hoặc trung học phổ thông.
Do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và nợ công làm cho
sản xuất xuất khẩu của bị giảm sút, hàng hóa sản xuất không bán được nên Công ty
buộc phải cắt giảm bớt công nhân viên. Mặc dù, giảm về số lượng nhưng trình độ
công nhân lại được nâng cao hơn. Cụ thể là về tay nghề công nhân, theo đánh giá
tay nghề công nhân công nghệ ở Công ty đa số ở mức độ trung bình chiếm từ 62-
64%.
Bảng 1.2: Số lượng và cơ cấu lao động trong Công ty
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2012
Số lượng
(người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(người )
Tỷ trọng
(%)
Trình độ văn hóa
THCS 693 22 588 19
THPT 2363 75 2112 78
Trung cấp 17 0,3 17 0,5
Đại học 78 2,7 63 2,5
Nhân viên quản lý và nghiệp vụ 95 80
Thực trạng tay nghề lao động

Công nhân công nghệ 2595 2411
Bậc 1 734 24 518 21
Bậc 2 1255 41 1096 44
Bậc 3 599 19 516 21
Bậc 4 284 9 250 10
Bậc 5 73 2 36 1,5
Bậc 6 346 0,4 5 0,2
Công nhân khác 89 69
Bậc 1 5 0,2 0 0
Bậc 2 6 0,2 0 0
Bậc 3 11 0,4 8 0,3
Bậc 4 29 1,2 25 1
Bậc 5 16 0,6 20 0.6
Bậc 6 21 0,8 21 1
Nguồn: Phòng tổ chức
Nguồn nhân lực phục vụ cho thị trường Hoa Kỳ theo khối kinh doanh gồm
nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư có 7 người có trình độ trung cấp trở
lên, am hiểu về thị trường cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu và xuất khẩu của
Công ty; nhân viên xúc tiến, phát triển dự án có 4 người có trình độ cao, am hiểu
luật pháp Hoa Kỳ, thành thạo nghiệp vụ marketing xuất khẩu sử dụng thành thạo
tiếng anh; nhân viên phòng xuất nhập khẩu dệt may có 3 người có trình độ đại
học trở lên, tiếng anh tốt, có kinh nghiệm thực hiện các nghiệp xuất nhập khẩu
hàng dệt may của Công ty.
1.2.4. Nguồn lực tổ chức
Trong hoạt động xuất khẩu do Công ty phải tiến hành kinh doanh trên thị
trường nước ngoài; khoảng cách xa xôi về địa lý; sự khác biệt về phong tục tập
quán và sự hạn chế về thông tin nên Công ty đã đầu tư và quan tâm đến tính hiệu
quả của hệ thống quản lý và nhân viên quản lý ngay từ đầu. Tổ chức quản lý tốt; có
hiệu quả trong từng bộ phận. Đồng thời gắn kết các bô phận với nhau, tổ chức tốt
mạng lưới thông tin trong Công ty, tránh sự chồng chéo trong chức năng; nhiệm vụ

Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
của các bộ phận, thống nhất chúng thành một hệ thống, làm cho hệ thống đó hoạt
động nhịp nhàng không ngừng nghỉ, liên tục; vận hành một cách có hiệu quả. Mặc
dù đầu tư của Công ty vào thị trường Hoa Kỳ là tương đối lớn nhưng số lượng nhân
viên cho công tác xúc tiến,phát triển và tìm kiếm bạn hàng còn ít chỉ có 4 nhân viên,
nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cho thị trường Hoa Kỳ còn thiếu do đó 1 nhân
viên sẽ phải kiêm thực hiện nhiều công việc cùng lúc như khai báo hải quan, xin
giấy chứng nhận xuất xứ, làm vận đơn,…gây mất thời gian, hiệu suất công việc
không cao. Thêm vào đó việc phân chia phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thành 2
phòng gây lãng phí nguồn lực.
1.2.5. Chiến lược sản xuất- kinh doanh của Công ty
Giai đoạn 2007-2012 khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, nhận
thấy đây là cơ hội lớn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty ra thị
trường thế giới. Đồng thời đây cũng là thách thức lớn khi Công ty phải cạnh tranh
với nhiều đối thủ lớn khi mà năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế của Công ty
vẫn còn hạn chế rất nhiều, thêm vào đó phải đối mặt với các rào cản thương mại,
chính sách, quy định pháp luật của các nước, các khu vực…
Nhận định được những cơ hội và thách thức nên Đảng ủy và Hội đồng quản
trị Công ty đã đề ra mục tiêu tăng trưởng, chương trình kế hoạch trong giai đoạn
này cho thị trường Hoa Kỳ như sau:
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may đạt trên 12%/năm.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đến năm 2012 đạt 2.5 triệu USD.
- Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng sang thị trường Hoa Kỳ đạt 60% trong
cơ cấu các sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
- Lợi nhuận xuất khẩu tăng 8%/ năm.
Với các mục tiêu tăng trưởng trên cho thấy sự coi trọng xuất khẩu hàng dệt
may của Công ty sang thị trường này là rất lớn.
1.3. CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX SANG THỊ TRƯỜNG

HOA KỲ
1.3.1. Các nhân tố từ phía thị trường Hoa Kỳ
1.3.1.1. Kinh tế
Với dân số trên 298 triệu dân, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn
nhất thế giới, cả về mặt giá trị hàng hóa và số lượng với tổng kim ngạch nhập khẩu
trong giai đoạn 2005-2010 khoảng 85 tỷ USD/năm. Ngành dệt may của Hoa Kỳ
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
đứng thứ 10 trong các ngành công nghiệp; đứng thứ hai trong các ngành sản xuất
hàng hóa có thời hạn sử dụng không dài. Công nghiệp dệt may của Hoa Kỳ luôn
gắn với thị trường sản phẩm dệt và may mặc của thế giới. Hàng may mặc của Hoa
Kỳ chủ yếu là các sản phẩm cao cấp; giá cao cho các nước phát triển hoặc một phần
là nguyên phụ liệu, bán sản phẩm xuất đi các nước khác để gia công lắp ráp thành
phẩm và tái xuất vào Hoa Kỳ hoặc xuất khẩu đi các nước thứ ba. Hoa Kỳ cũng là
nhà nhập khẩu lớn nhất về hàng dệt may; quần áo. Đây sẽ là thị trường lớn và hứa
hẹn đầy tiềm năng cho VINATEXIMEX khi xuất khẩu hàng dệt may.
Hiện Hoa Kỳ có khoảng 15000 công ty sản xuất may mặc; với tổng doanh
thu hàng năm 30 tỷ USD. Ngoài tập đoàn VF, Levi Strauss; Warnaco, đa số các
công ty lớn trong ngành đạt doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ USD. Chỉ có một số nhà
máy trong ngành có 500 lao động và doanh thu hàng năm dưới 5 triệu USD. . Mặt
khác, các công ty may mặc lớn chú trọng vào đầu tư chiều sâu; thực hiện ngành
hàng may cao cấp, thực hiện chiến lược xuất khẩu vải, nguyên phụ liệu; nhập thành
phẩm… như vậy, việc xuất khẩu hàng của Công ty sang thị trường này sẽ gặp khó
khăn hơn rất nhiều vì không những phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp
sản xuất cùng loại sản phẩm mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ ở nước chủ nhà.
1.3.1.2. Các quy định của Hoa Kỳ về nhập khẩu hàng dệt may
Bảo hộ sản xuất nội địa, để giữ được công ăn việc làm, ổn định cho một bộ
phận người lao động luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của chính phủ Hoa
Kỳ qua các thời kỳ. Theo đó; kiểm soát nhập khẩu nhằm điều tiết nguồn cung trên
thị trường là biện pháp có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất trong nước tại bất

kỳ ngành nào.
Tìm hiểu quy trình vận động; các chính sách của Hoa Kỳ đối với hàng dệt
may từ góc độ quản lý nhập khẩu có thể thấy:
Sau thời điểm 1/1/2005; các quy định của Hoa Kỳ ảnh hưởng tới xuất khẩu
dệt may vào nước này chỉ còn là các điều khoản liên quan đến hàng dệt may trong
các hiệp định tự do (FTA) song phương; khu vực hay một số sáng kiến thương mại
mà Hoa Kỳ ký với các đối tác.
Các thỏa thuận; hiệp định này cho phép hàng dệt may, may mặc của các
nước khác tiếp cận thị trường Hoa Kỳ với những ưu đãi; nếu thỏa mãn các điều kiện
nhất định. Do đó, mặc dù không còn bị khống chế bởi hạn ngạch sau 1/1/2005, phần
lớn các nước thành viên WTO vẫn phải trả thuế nhập khẩu cho hàng dệt may vào
Hoa Kỳ; nếu không thuộc diện ưu đãi theo các Hiệp định và luật kể trên.
Điều tiết nhập khẩu qua tác động đến giá; lượng là hai đặc điểm chính dễ
nhận thấy nhất trong chính sách của Hoa Kỳ. Chúng được thay đổi để áp dụng phù
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
hợp với từng giai đoạn của quá trình phát triển thương mại hàng dệt; may mặc toàn
cầu và xu thế phân công lao động quốc tế. Dệt may luôn là mặt hàng, có vị trí quan
trọng trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Trên góc độ quan hệ thương mại quốc tế; có thể thấy chính sách hàng dệt
may của Hoa Kỳ theo đuổi hai chiến lược chủ đạo:
Thứ nhất, kiềm chế các nước xuất khẩu thông qua các Hiệp định dệt may
song phương; các thỏa thuận khống chế số lượng.
Trước 1/1/2005, Hoa Kỳ đã sử dụng biện pháp này với nhiều nước tại các
nhóm hàng khác nhau. Nhưng kể từ sau 1/1/2005; Hoa Kỳ chỉ còn áp dụng với Việt
Nam; Trung Quốc và một số nước chưa gia nhập WTO ( Nga, Belarus, Ukraina…);
Để bảo hộ sản xuất Hoa Kỳ muốn áp đặt khống chế số lượng lên càng nhiều cat với
càng nhiều nước càng tốt. Tuy vậy, chủ trương này chỉ mang tính ngắn hạn; sớm lỗi
thời; không sử dụng được nữa.
Thứ hai, sử dụng những ưu đãi về hàng dệt may để mặc cả trong các thỏa

thuận ưu đãi thương mại; các Hiệp định thương mại song phương; khu vực.
Về bản chất, Hoa Kỳ chủ trương liên minh với các quốc gia trong khu vực
Châu Mỹ; thông qua các chương trình ưu đãi thương mại (NAFTA, DR-CAFTA;
FTAA…) và một số đối tác ngoài Châu mỹ qua các FTA (Autra, Barain, Chile,
Jordani, Isarel, Singapore…), trong đó có các ưu đãi đối với hàng dệt may. Với chủ
trương này, Hoa Kỳ mong muốn kiềm chế xuất khẩu dệt may ồ ạt; từ các nước
Châu Á; các nước mà Hoa Kỳ không có nhiều lợi ích thương mại song phương. Chủ
trương của họ là: Thay vì; phải trực tiếp chống trọi với tất cả các nước xuất khẩu dệt
may trên thế giới, thì họ chỉ cần mặc cả với các nước “sân sau” và các nước đồng
minh chiến lược.
Tuy thất bại, trong việc bảo hộ sản xuất trong nước, song chính sách đối với
hàng dệt may nhập khẩu vẫn là một trong những phương tiện hữu hiệu của Hoa Kỳ
trong đàm phán thương mại, đặc biệt là, với những nước đang phát triển. Dệt may
kể từ khi không còn là một sản phẩm hàng hóa đem lại công ăn, việc làm; mang lại
lợi nhuận trực tiếp chon nền kinh tế đã được Hoa Kỳ sử dụng như một món hời để
đổi chác trong thương mại quốc tế
• Chính sách thuế quan:
Để xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, một trong những điều
kiện tiên quyết là phải nắm rõ hệ thống thuế nhập khẩu. Các mức thuế áp dụng cho
từng loại hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ được quy định, trong danh mục điều hòa
thuế quan (HTS). HTS được xây dựng phù hợp với công ước HS của tổ chức Hải
quan quốc tế (WCO). Hệ thống điều hòa thuế quan (HTS) quy định chi tiết danh
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
pháp quốc tế về thuế suất và phân chia hàng hóa thành 21 nhóm, và 97 chương, mỗi
chương đều có đề mục 4 chữ số và chỉ số phụ gồm 2 hoặc 4 chữ số và số đuôi. Như
vậy, mỗi mã hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều được phân theo HTS, trong đó có trên
8000 mức thuế, áp dụng số phân loại, đặc biệt của HTS. Nhìn chung, biểu thuế
được tính theo một trong ba phương pháp cơ bản sau: thuế suất trị giá, thuế suất
mặc định và thuế suất phối hợp. Hàng nhập khẩu vượt quá số lượng quy định, sẽ

chịu thuế suất cao hơn. Nếu được phân loại đúng thì thuế suất được xác định bằng
cách tham chiếu áp với các cột theo mô tả và phân loại HTS như sau:
Xuất sứ hàng hóa Quốc gia hưởng NTR Quốc gia không hưởng NTR
Mức thuế suất Phổ thông Đặc biệt Phổ thông
Biểu thuế của Hoa Kỳ, có các cột khác nhau biểu thị mức độ ưu đãi khác
nhau tùy thuộc quan hệ thương mại, với các nước xuất khẩu. Do đó, giá các sản
phẩm dệt may nhập vào thị trường này sẽ có sự chênh lệch, bởi sự khác biệt về
nguồn gốc xuất xứ. Hoa Kỳ đã chuyển hướng chính sách sang gián tiếp điều tiết
nhập khẩu, bằng cách gây ảnh hưởng đến giá của hàng dệt may tại các nước xuất
khẩu.
• Quy định về hạn ngạch và visa
- Quy định về hạn ngạch nhập khẩu: Hoa Kỳ căn cứ vào Hiệp định MFA để
ký kết Hiệp định hàng dệt may với 41 nước. Kim ngạch nhập khẩu theo, các Hiệp
định song phương này của Hoa Kỳ chiếm trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng
dệt may của Hoa Kỳ. Tuy đã ký, cho các nước hưởng quota, ưu đãi thuế quan
nhưng Hoa Kỳ vẫn giành quyền chủ động. Khi xét thấy nền sản xuất bị hàng nhập
khẩu đe dọa, Hoa Kỳ sẽ đơn phương, giành quyền cắt bỏ các ưu đãi thỏa thuận.
Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch hạn chế về số lượng. Vì vậy, trong suốt
thời gian áp dụng hạn ngạch, chỉ một số lượng hàng hóa đã được ấn định mới được
phép nhập khẩu. Một số hạn ngạch tuyệt đối được áp dụng trên toàn thế giới, còn
một số chỉ áp dụng đối với một vài quốc gia nào đó.
Hạn ngạch tính theo thực suất, áp dụng cho một số lượng hàng nhập khẩu
được quy định với một mức thuế thấp trong suốt một thời hạn nào đó; mà không có
giới hạn về số lượng hàng nhập khẩu trong suốt thời hạn này. Nếu hàng nhập khẩu
vượt quá số lượng cho phép hưởng mức thuế thấp; thì số hàng đó sẽ phải chịu mức
thuế cao hơn.
- Quy định về visa: Hàng dệt may cần có visa, mới vào được thị trường
Hoa Kỳ. Visa hàng dệt may là dấu xác nhận trên một hóa đơn; hoặc một giấy phép
kiểm soát nhâp khẩu do chính phủ nước ngoài cấp. Visa này được dùng để kiểm
soát việc xuất khẩu hàng dệt; và sản phẩm của hàng dệt từ nước ngoài vào Hoa Kỳ

Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
hoặc dùng để ngăn cấm việc nhập lậu mặt hàng này. Một visa hàng dệt may có thể
bao gồm hàng có hạn ngạch; hoặc không hạn ngạch. Nếu thời gian hạn ngạch chấm
dứt; mà visa cho hàng dệt may được cấp sau đó bởi chính phủ nước ngoài và hàng
đã nhập vào Hoa Kỳ thì lô hàng này sẽ không được giải phóng cho nhà nhập khẩu
cho; đến khi hạn ngạch mới được cấp phép. Trong trường hợp visa khai sai về
chủng loại, số lượng, thiếu dữ liệu hoặc lô hàng cập cảng không có visa thì lô hàng
đó sẽ không được giải phóng; cho tới khi nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ thông báo cho
nước xuất khẩu những thông tin trên về visa và nhận được một visa mới hay một
visa thay thế.
• Quy định về xuất sứ hàng dệt may:
Hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải tuân thủ nghiêm ngặt, về tờ khai
xuất xứ hàng hóa. Tờ khai xuất xứ hàng hóa phải được đính kèm, với bất kỳ lô hàng
nhập khẩu nào. Tờ khai xuất xứ hàng hóa được dùng cho việc nhập khẩu hàng dệt
may, mà chỉ có nguồn gốc xuất xứ từ một quốc gia hoặc được gia công tại một quốc
gia bằng các nguyên liệu sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc từ một quốc gia khác nơi, mà nó
được sản xuất. Thông tin cần có là ký hiệu nhận dạng, mô tả hàng hóa và số lượng,
quốc gia xuất xứ, ngày nhập khẩu;… Nếu thông tin không đầy đủ, hải quan sẽ yêu
cầu cung cấp thêm thông tin cho việc xác định quốc gia xuất xứ. Lô hàng sẽ không
được giải phóng, cho đến khi việc xác định thông tin được thực hiện xong.
Quyền tự vệ: Áp dụng điều 19 của GATT, Hoa Kỳ áp dụng quyền tự vệ,
nghĩa là tuy cho các nước ưu đãi về thuế và phi thuế; nhưng nếu xét thấy sản xuất
trong nước bị phương hại thì Hoa Kỳ sẽ giành quyền đơn phương hủy bỏ, các ưu
đãi đó và áp dụng các biện pháp hạn chế.
• Chống phá giá - Thuế đối kháng:
Luật pháp Hoa Kỳ quy định chống bán phá giá, trong thương mại quốc tế.
Khi có hiện tượng một nước bán phá giá vào Hoa Kỳ, thì Hoa Kỳ sẽ điều tra và nếu
kết quả điểu tra khẳng định, thì Hoa Kỳ sẽ áp dụng thuế đối kháng để triệt tiêu tác
động của việc này, gây ra cho thị trường Hoa Kỳ.

• Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:
Phần 337-Luật thuế 1930 có quy chế nghiêm cấm việc sử dụng bất hợp pháp
quyền tác giả; mẫu mã; kiểu dáng công nghiệp. Trường hợp đã cấp, làm giả mạo
mẫu mã, nhãn hiệu sẽ bị trừng phạt; rất nặng.
• Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội:
Rất nhiều đối tác nước ngoài; yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu phải có trách nhiệm xã hội; bằng cách cùng họ thực hiện các nguyên tắc đạo
đức hoặc các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
xuất khẩu thành công hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ; thì phải đáp ứng được
hai tiêu chuẩn liên quan đếntrách nhiệm xã hội mà các đối tác thường yêu cầu là
SA8000 và WRAP. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may sang Hoa Kỳ,
lựa chọn có áp dụng các tiêu chuẩn trên; hay không và áp dụng tiêu chuẩn nào hoàn
toàn dựa trên tình hình khách hàng của chính doanh nghiệp; và nhu cầu cần cải
thiện điều kiện làm việc và quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp đó.
• Ngoài ra Hoa Kỳ còn có yêu cầu luật pháp về hàng dệt may; liên quan
chủ yếu tới các quy định và sự kiểm soát tính minh bạch, an toàn sản phẩm của một
số cơ quan liên bang như: Uỷ ban An toàn các sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC)
quản lý tính an toàn của các sản phẩm quần áo, sản phẩm dành cho trẻ em. Uỷ ban
thương mại liên bang (FTC) quản lý việc ghi nhãn và tuyên bố về môi trường của
sản phẩm. Cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) quản lý xuất xứ các sản
phẩm tiêu dùng nhập khẩu và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) quản lý việc ghi
nhãn hữu cơ các sản phẩm công nghiệp, bao gồm sản phẩm dệt may. Nhưng nhiệm
vụ bảo về cho người tiêu dùng từ hàng ngàn loại sản phẩm tiêu dùng chủ yếu thuộc
thẩm quyền quản lý của CPSC. Các đạo luật bắt buộc của CPSC liên quan đến dòng
sản phẩm mềm, bao gồm: Đạo luật về An toàn sản phẩm (CPSA), Đạo luật Cải
thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA 2008), Đạo luật liên bang về chất gây hại
(FHSA), Đạo luật về vải dễ cháy (FFA). Trong đó Luật Cải thiện an toàn sản phẩm
tiêu dùng (CPSIA) - 2008 là luật sửa đổi một số luật an toàn hiện có, bao gồm luật

an toàn sản phẩm tiêu dùng, luật liên bang về các chất gây hại và luật tính cháy của
vải. Ngày 14/08/2008, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật cải thiện tính an toàn sản
phẩm thiêu dùng (CPISA-2008), theo đó tất cả các sản phẩm tiêu dùng, trong đó có
sản phẩm dệt may, khi nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ phải tuân thủ theo
những quy định mới có hiệu lực từ tháng 2/2009 về an toàn các sản phẩm tiêu dùng,
luật liên bang về các chất có hại và luật tính cháy của vải.
Nội dung của luật CPSIA-2008 gồm 2 phần chính:
- Các yêu cầu bắt buộc đối với một số sản phẩm, các yêu cầu chứng nhận
và thử nghiệm mới với các hàng tiêu dùng, đặc biệt quan tâm tới các sản phẩm dành
cho trẻ em.
- Cải tiến hành chính, nâng cao quyền lực của CPSC trong việc bảo vệ
người tiêu dùng.
Với hàng dệt may, các yêu cầu của luật CPSIA 2008 liên quan chủ yếu tới
các quy định về giấy chứng nhận tuân thủ chung (GCC), các quy định về việc cấm
và giới hạn hàm lượng chì, phtalat trong sản phẩm dành cho trẻ em, quy định về
nhãn truy xuất trên các sản phẩm trẻ em.
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
CPSC yêu cầu một giấy chứng nhận tuân thủ (GCC) phải đi kèm hoặc được
cung cấp tới bất kỳ nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ mà sản phẩm được đưa tới. Sản
phẩm không có chứng chỉ không được nhập khẩu hoặc phân phối ở Hoa Kỳ. Chứng
chỉ phải đi kèm lô sản phẩm hoặc trong chứng từ giao hàng và phải được gửi tới
CPSC hoặc CBP khi có yêu cầu. Một số quy định mới nhất liên quan đến hàng dệt
may theo quy định của CPSC là:
Bắt đầu từ ngày 16/11/2010, yêu cầu chứng chỉ sản phẩm trẻ em (CPC) cho
tính cháy của quần áo trẻ em tuân thủ Tiêu chuẩn 16 CFR 1610 và chứng chỉ được
dựa trên thử nghiệm do bên tổ chức thử nghiệm bên thứ ba được CPSC công nhận
thực hiện.
Bắt đầu từ ngày 26/01/2011, yêu cầu chứng chỉ tuân thủ chung (GCC) cho
tính cháy của quần áo người lớn tuân thủ Tiêu chuẩn 16 CFR 1610.

Bắt đầu từ ngày 18/02/2011, yêu cầu chứng chỉ sản phẩm trẻ em (CPC) cho
tính cháy của quần áo ngủ trẻ em tuân theo 16 CFR 1615 hoặc CFR 1616 và chứng
chỉ được dựa trên thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm bên thứ ba được CPSC công
nhận thực hiện.
• Quy định về thủ tục nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ: Các doanh nghiệp
Việt Nam có thể thông qua các công ty vận tải, người môi giới thủ tục hải quan để
nhập hàng vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cần hiểu các bước để lấy hàng như sau:
 Xuất trình chứng từ: gồm vận đơn, hóa dơn thương mại, giấy chứng nhận
xuất xứ…
 Phân loại lô hàng
 Xác định giá trị tính thuế
 Xác định mức thuế
 Kiểm tra trước khi chủ hàng nhận hàng
 Hoàn tất thủ tục
 Yêu cầu nhãn mác, mã hiệu
 Yêu cầu vệ sinh an toàn.
Thị trường Hoa Kỳ, với hàng loạt các yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn dày đặc và chặt
chẽ về hàng dệt may nhập khẩu thì đây sẽ là một thách thức cần vượt qua của
VINATEXIMEX khi xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, khi Việt Nam trở
thành thành viên của WTO thì hàng dệt may xuất khẩu của Công ty tuân thủ đầy đủ
theo các tiêu chuẩn, quy định của WTO là đáp ứng được các tiêu chuẩn đối với mặt
hàng này của Hoa Kỳ.
1.3.1.3. Văn hóa
Hoa Kỳ là nước tiêu dùng hàng dệt may lớn nhất thế giới. Hàng năm, người
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
dân Hoa Kỳ tiêu dung; mặt hàng này gấp 1,5 lần người Châu Âu- thị trường tiêu
dùng thứ hai thế giới.
Trong phong cách ăn mặc, người Hoa Kỳ, thường chú trọng đến yếu tố tự
nhiên, thoải mái, dễ hoạt động. Với người Hoa Kỳ, sự thoải mái trong cách ăn mặc

là ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy khi làm việc, nam giới thường mặc những chiếc sơ mi,
quần âu vải sợi bông rộng thoáng; và nữ giới thì mặc váy với chất liệu co giãn. Còn
trong cuộc sống hàng ngày quần bò, áo thun là phong cách; ăn mặc đặc trưng nhất.
Ở mọi nơi, trên đất Hoa Kỳ đều có thể bắt gặp; phong cách ăn mặc này.
Nhịp sống ở Hoa Kỳ rất khẩn trương; và họ tiêu dùng các sản phẩm cũng rất
năng động. Một số sản phẩm; mà họ chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn mặc dù
chưa hỏng nhưng nó đã cũ hoặc là họ không thích thì họ sẽ mua cho mình những
thứ mới, khi đã đi mua thì họ sẽ mua sắm hàng loạt nhất là quần áo. Họ thích mua
những quần áo độc đáo, nhưng tiện lợi. Sau đó, nếu thấy hết mốt hoặc cũ; thì họ lại
đem cho và lại đi mua đồ mới.
Người Hoa Kỳ thích vải sợi bông không nhàu, rộng. Họ có xu hướng; thích
các sản phẩm dệt kim hơn.
Một đặc điểm trong điều kiện tự nhiên của Hoa Kỳ; ảnh hưởng đến tiêu dùng
hàng dệt may là khí hậu Hoa Kỳ rất đa dạng. Khí hậu đặc trưng của Hoa Kỳ là khí
hậu ôn đới; không quá nóng về mùa hè nhưng không quá lạnh về mùa đông. Bên
cạnh đó, Hoa Kỳ còn có khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và Florida, khí hậu hàn đới ở
Alaska, cận hàn đới trên vùng bờ tây sông Mississipi và vùng khí hậu khô tại bình
địa Tây Nam; và nhiệt độ giảm thấp vào mùa đông tại vùng Tây Bắc nên cần chú ý
sự khác biệt về địa lý; khi sản xuất sản phẩm phục vụ cho người dân ở đây.
Hiện nay, Hoa Kỳ là nước có thu nhập cao trên thế giới; với thu nhập bình
quân hơn 45.511 USD/ người, cộng với thói quen tiêu dùng nhiều. Hoa Kỳ là thị
trường hấp dẫn đối với các mặt hàng nói chung và mặt hàng dệt may nói riêng. Tuy
nhiên, ở Hoa Kỳ mức thu nhập cũng rất đa dạng; tạo nên thị trường cũng rất đa
dạng và thường chia làm ba phân đoạn thị trường. Đó là đoạn thị trường thượng lưu,
thu nhập cao; chuyên tiêu dùng hàng dệt may có chất lượng cao và có nhãn hiệu nổi
tiếng, đoạn thị trường trung lưu tiêu dùng các mặt hàng cấp trung bình và đoạn thị
trường dân nghèo; tiêu dùng các mặt hàng cấp thấp. Sự đa dạng trong thu nhập cũng
là điều kiện để xác định đoạn thị trường phù hợp.
Tiêu dùng với khối lượng lớn; do đó giá cả là yếu tố hấp dẫn nhất, đối với
người Hoa Kỳ. Họ thích được mua hàng giảm giá, khi giảm giá họ sẽ mua được

nhiều hàng hơn; mà không phải tốn nhiều tiền. Sau giá cả là chất lượng hàng hoá;
và hệ thống phân phối sẽ được lựa chọn cho việc tiêu dùng sản phẩm. Người Hoa
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Kỳ coi thời gian là tiền bạc, con người ở đây, luôn luôn chạy đua với thời gian. Mọi
thứ ở Hoa Kỳ đều cần nhanh, tiện lợi nhưng không có nghĩa là không đẹp không
hợp thời trang.
Tóm lại, tất cả các yếu tố về tự nhiên, sắc tộc, tôn giáo, thu nhập và đặc biệt
là tâm lý chuộng độc lập cá nhân của người dân Hoa Kỳ đã đem lại một thị trường
tiêu thụ khổng lồ cho VINATEXIMEX khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường
này. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi Công ty phải bỏ ra một lượng chi phí không
nhỏ ra để điều tra và nghiên cứu thị trường.
Thị hiếu tiêu dùng: Thị hiếu hàng tiêu dùng Hoa Kỳ thay đổi theo độ tuổi.
Thanh thiếu niên ngày nay, càng có thu nhập cao hơn, chi tiêu nhiều hơn so với
trước đây; và tỷ lệ dành cho mua sắm quần áo cũng rất lớn. Lứa tuổi này chú trọng
đến những loại quần áo hợp thời trang và đồ hiệu. Đồng thời; họ cũng rất nhanh
chóng thích ứng với kiểu bán hàng trên mạng. Đây là cơ hội cho Công ty phát triển
tăng thêm hình thức bán hàng qua Internet.
Lứa tuổi 45 trở lên chiếm 38% tổng dân số, năm 2010, những người thuộc
lứa tuổi này có xu hướng dành tỷ lệ chi tiêu, là khác nhau cho các nhu cầu khác
nhau, do đó, sự cắt giảm chi tiêu buộc họ phải tìm kiếm những sản phẩm một mặt
vẫn đáp ứng giá trị mong muốn, mặt khác phải phù hợp, với khoản dự định chi tiêu.
Đây là nhóm khách hàng mục tiêu mà ngay từ đầu Công ty đã hướng đến, do đó
công tác cho nhóm khách hàng này đã được chuẩn bị cẩn thận, kỹ càng ngay từ khi
Công ty bắt đầu xuất khẩu sang thị trường này.
Sự gia tăng số lượng ở lứa tuổi 65 trở lên, cũng là một dấu hiệu tốt cho việc
kinh doanh của Công ty trên thị trường Hoa Kỳ do nhóm người tiêu dùng này ít
quan tâm đến thời trang và chú ý nhiều đến sự thoải mái, tiện dụng phù hợp với lối
sống và hoạt động của họ.
1.3.1.4. Cạnh tranh

Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
thị trường, với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả
hơn người đó sẽ thắng, sẽ duy trì; và mở rộng được thị trường. Trong điều kiện đó,
vừa mở ra cơ hội, để doanh nghiệp kiến tạo hoạt động của mình, vừa yêu cầu các
doanh nghiệp phải luôn vươn lên phía trước và vượt qua đối thủ. Đối với thị trường
quan trọng của Dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ, từ năm 2007 – 2012, tăng trưởng
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ đã giảm; do tác động của khủng
hoảng kinh tế, nợ công kéo dài. Hàng dệt may Việt Nam đã không tạo ra được làn
sóng tăng trưởng ồ ạt vào Hoa Kỳ; như của Trung Quốc theo như dự đoán của các
chuyên gia kinh tế.
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Lý do là; xuất phát từ nội tại sản xuất của hàng dệt may Việt Nam từ nhiều
năm qua: Việt Nam chủ yếu gia công xuất khẩu hàng dệt may. Trong khi đó, có
80% hàng dệt may phải nhập khẩu. Đặc biệt, ngành dệt may bị ảnh hưởng nặng nề
hơn, khi hàng rào thuế quan, bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa mất dần và
sự “bao cấp” hỗ trợ của Nhà nước không còn nữa. Do đó, Việt Nam sẽ phải nhập
khẩu nhiều vải, nguyên liệu hơn. Một câu hỏi luôn làm đau đầu các doanh nghiệp
sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam là: Tại sao, hàng dệt may Trung Quốc
có giá rẻ không chỉ tràn ngập thị trường Hoa Kỳ, EU; mà còn lan rộng tới nhiều thị
trường các châu lục khác? Lý do thật đơn giản, vì Trung Quốc chủ động được
nguồn nguyên liệu bông, họ trồng được, hoá chất nhuộm và thiết bị sản xuất họ
cũng tự sản xuất được. Những thuận lợi đó, của Trung Quốc cũng là những điểm
yếu của Việt Nam. Theo thống kê, hiện nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 90%
nguyên liệu bông, 100% hoá chất nhuộm; và thiết bị cho ngành dệt.
Có thể nói, đối thủ lớn nhất, của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Hoa
Kỳ vẫn là Trung Quốc. Sau năm 2008, Trung Quốc được bãi bỏ hoàn toàn hạn
ngạch may mặc, các doanh nghiệp Việt Nam càng gặp nhiều khó khăn, trở ngại
hơn; khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Bên cạnh Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp phải sự cạnh

tranh, vô cùng khốc liệt từ các doanh nghiệp dệt may của các nước khác như Ấn
Độ, Banglades, Mexico, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ Những nước này đều có lợi thế
cạnh tranh, đó là, giá nhân công rẻ, nguyên liệu dồi dào. Do đó, Việt Nam chỉ dựa
vào lợi thế về lao động; và giá nhân công rẻ thì sẽ khó lòng mà cạnh tranh với các
đối thủ này, trong tương lai. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tích cực,
nâng cao chất lượng của sản phẩm. Bằng các biện pháp như nghiên cứu thị trường,
marketing sản phẩm, đầu tư thiết kế những sản phẩm mới, hợp thời trang, thậm chí,
có thể nhờ các hãng tư vấn thiết kế ngoài nước tư vấn để doanh nghiệp thiết kế theo
mẫu. Nhờ vậy, mới có thể tăng sức cạnh tranh, của hàng dệt may Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
Thị trường Hoa Kỳ, là nơi diễn ra các cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá cả,
chất lượng, mẫu mã; và chính những điều này đã buộc Công ty phải chủ động hơn,
sáng tạo hơn và không ngừng nâng cao trình độ quản lý, tăng cường đổi mới công
nghệ, trang thiết bị máy móc để hoàn thiện mình nếu không sẽ bị đào thải. Điều này
đòi hỏi; Công ty phải có một nguồn lực đủ lớn để thay đổi đầu tư, sản xuất. Cũng
trong quá trình cạnh tranh, Công ty sẽ có cơ hội tiếp xúc với các bạn hàng lớn, đây
là dịp tốt, để Công ty học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc hiện
đại; và chuyên nghiệp.
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
1.3.2. Các nhân tố từ phía Việt Nam
1.3.2.1. Cơ chế chính sách của Việt Nam
Với chức năng điều hành và quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô, các cơ chế
chính sách; và các giải pháp của Chính phủ, các Bộ ngành hữu quan đóng vai trò
quan trọng, trong mở cửa thị trường, hoàn thiện môi trường kinh doanh thông
thoáng, hỗ trợ tích cực; và tạo ra sự tăng trưởng cho ngành dệt may Việt Nam nói
chung và cho VINATEXIMEX nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ.
Ngày 23/04/2001, chính phủ phê duyết quyết định 55/TTg-CP “Chiến lược
tăng tốc phát triển, ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010”.
Ngày 10/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có QĐ số 36/08/QĐ-TTg “ Phê

duyệt cục, phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định
hướng 2020”
Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách, vốn ODA đối với dự báo quy hoạch phát
triển, vùng nguyên liệu trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, đầu tư các công trình xử lý
nước thải, quy hoạch các cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm
công nghiệp mới, đầu tư và nghiên cứu các viện, trường nghiên cứu chuyên ngành
dệt may.
Các dự án đầu tư, vào các lĩnh vực sản xuất: sợi dệt, in nhuộm hoàn tất,
nguyên liệu dệt, phụ liệu may; và cơ khí dệt may được hưởng ưu đãi như:
Được vay vốn tín dụng; đầu tư phát triển của nhà nước,trong đó 50% vay
vốn; với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định của hiện hành tại thời điểm
rút vốn, thời gian vay 12 năm, có 3 năm ân hạn, 50% còn lại được vay theo quy
định, của Quỹ hộ trợ phát triển.
Được coi là lĩnh vực; được ưu đãi và được hưởng các ưu đãi nhất theo quy
định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Bộ Tài chính; nghiên cứu trình chính phủ để trình Ban Thường vụ Quốc hội
cho phép áp dụng cơ chế đối với vải và phụ liệu may sản xuất trong nước :
 Đối với sản xuất; gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam được hưởng mức
thuế giá trị gia tăng như đối với hàng xuất khẩu.
 Đối với các doanh nghiệp nhà nước; sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất,
nguyên liệu dệt, phụ liệu may; và cơ khí máy: trong trường hợp cần thiết, được
chính phủ bảo lãnh; khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp
hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
Được cấp lại tiền sử dụng vốn; trong 5 năm để tái đầu tư, được ưu tiên cấp
bổ sung một lần đủ 30% vốn lưu động trong từng doanh nghiệp
Giành toàn bộ nguồn thu; phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may cho
Đào Thị Hương Lớp: Kinh tế quốc tế 51D

×