Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.24 KB, 52 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Không ai có thể phủ nhận xu hướng toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu
trên thế giới hiện nay. Nó đang tạo ra cơ hội cho các quốc gia có thể thúc đẩy phát
triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, đầu tư và đổi mới công nghệ một cách nhanh
chóng dựa trên mối liên kết mang tính toàn cầu. Từ khi thực hiện chính sách kinh tế
mở cửa, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam đã tích cực gia nhập các tổ
chức kinh tế khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, WTO, ACFTA, AKFTA…
Đây là cơ hội để nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các ngành kinh tế đối ngoại có
điều kiện phát triển và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Trong tương
quan chung của các ngành kinh tế, dệt may Việt Nam vẫn luôn là lĩnh vực xuất
khẩu mũi nhọn. Liên tục trong những năm gần đây, dù phải chịu nhiều ảnh hưởng
do suy giảm kinh tế toàn cầu, nhưng ngành dệt may nước ta vẫn đạt kim ngạch xuất
khẩu rất ấn tượng. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã tăng từ 9,1 tỉ USD (năm
2009) lên 11,2 tỉ USD (năm 2010), năm 2011 kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt
may đạt 14,04 tỷ USD . Năm 2012, ngành dệt may lần thứ tư liên tiếp đứng số 1 về
kim ngạch xuất khẩu trong các ngành hàng của Việt Nam, với 15,09 tỷ USD, tăng
7,5% so với cùng kỳ.
Trong những thị trường xuất khẩu lớn hàng dệt may của Việt Nam, Nhật Bản
được coi là một thị trường truyền thống và còn rất nhiều tiềm năng để các doanh
nghiệp Việt Nam khai thác mở rộng thị phần. Mặc dù không phải là thị trường có
mức tăng trưởng quá nóng, nhưng Nhật Bản vẫn được xem là thị trường mang tính
ổn định rất cao, đặc biệt, mức suy giảm rất thấp so với các thị trường khác như Mỹ,
EU khi nền kinh tế thế giới gặp biến động. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam
(VITAS), trong năm nay, dự báo Nhật Bản sẽ vượt qua EU, trở thành thị trường
nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của Việt Nam.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật trên, ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam
cũng gặp không ít khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Kinh tế Việt Nam hiện đang
có sự phục hồi về tốc độ tăng trưởng, nhưng rất chậm. Những khó khăn sẽ tiếp tục
kéo dài đến năm 2013 và hơn thế nữa, hoạt động xuất khẩu còn phải đối mặt với áp


lực cạnh tranh khốc liệt hơn từ quốc tế. Dệt may- ngành luôn có kim ngạch dẫn đầu
trong hoạt động xuất khẩu, thị trường nhập khẩu lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản…
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
chưa có tín hiệu khởi sắc do nhu cầu tiêu dùng sụt giảm. Kèm theo đó, nhiều nước
cung cấp hàng dệt may lớn khác trên thế giới cũng đang tìm cách hạ giá hàng xuất
khẩu từ 5-7% để tăng tính cạnh tranh. Ngoài ra, giá nguyên phụ liệu thế giới tăng
liên tục tăng thời gian qua càng đẩy chi phí của doanh nghiệp lên cao…
Nhật Bản hiện là một trong ba thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất
của Công ty Sản xuất-Xuất khẩu Dệt May VINATEXIMEX. Qua những năm qua,
Công ty đã xây dựng các chiến lược toàn diện và cụ thể góp phần thúc đẩy, nâng
cao doanh thu xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản. Thực tế cho thấy,
dưới sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên Công ty cùng chiến lược phát triển hợp
lý, sản lượng xuất khẩu dệt may của Công ty sang thị trường truyền thống này liên
tục tăng qua các năm với các mặt hàng chủ lực chính như áo jacket, áo sơ mi, quần
kaki…Tuy vậy, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật
Bản gặp không ít khó khăn bởi các yếu tố khách quan như tình hình kinh tế thế giới
bất ổn khiến nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may tại Nhật bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó,
Công ty cũng gặp không ít khó khăn về nguồn vốn để duy trì hoạt động sản xuất, hệ
thống cơ sở vật chất còn hạn chế cũng như hoạt động quảng bá, xây dựng thương
hiệu tại thị trường Nhật chưa hiệu quả…
Với lý do muốn tìm hiểu cụ thể tình hình thực trạng cũng như những đòi hỏi
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản, tôi lựa chọn đề tài : “ Giải pháp thúc
đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường
Nhật Bản” để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập này.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của chuyên đề là nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản

đến năm 2020. Các vấn đề nghiên cứu chính:
- Phân tích làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may của
Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản
- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản
- Đề ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của một doanh
nghiệp
Phạm vi nghiên cứu là thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008-2012 và tầm nhìn đến
năm 2020.
4. Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, hình, tài liệu tham khảo,
chuyên đề được xây dựng với kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng dệt may của
Công ty Cổ phần Sản xuất- Xuất khẩu Dệt May VINATEXIMEX sang thị trường
Nhật Bản
Chương 2: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008-2012
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Công ty
VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản đến năm 2020
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Chương 1: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT

KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT-
XUẤT KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần sản xuất-xuất khẩu dệt may
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Năm 1977, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam được thành lập với 5 ban và
quản lý 64 đơn vị thành viên. Trước một số khó khăn trong công tác điều hành quản
lý của Tổng Công ty, ngày 8/6/2000, Công ty Xuất nhập khẩu Dệt May là đơn vị
thành viên hạch toán phụ thuộc, được thành lập theo Quyết định số 37/2000/QĐ-
BCN của Bộ Công nghiệp trên cơ sở tổ chức lại Ban Xuất nhập khẩu của Tổng
Công ty Dệt May Việt Nam
Thực hiện lộ trình sắp xếp các doanh nghiệp và tái cơ cấu tập đoàn, Tổng
Công ty Dệt May Việt Nam (nay là Tập Đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex) đã
quyết định hợp nhất Công ty XNK Dệt May và Công ty Dịch vụ Thương mại số 1
thành Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May theo Quyết định số 87/QĐ-
HĐQT ngày 21/02/2006 của HĐQT Vinatex.
Tiếp tục thực hiện lộ trình tái cơ cấu của Vinatex, ngày 01/10/2007 Công ty
Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May đã chuyển sang hoạt động theo hình thức công
ty cổ phần theo Quyết định số 2414/QĐ-BCN ngày 12/07/2007 của Bộ Công
Nghiệp. Công ty Cổ phần Sản xuất – Xuất nhập khẩu Dệt May hoạt động theo Giấy
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103020072 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
cấp ngày 17/10/2007 với vốn điều lệ là 35 tỷ đồng.
Ngày 05/11/2010, Sở giao dịch Chứng khoán Hà nội đã có Quyết định số
812/QĐ-SGDHN về việc chấp thuận đăng ký giao dịch cổ phiếu của Công ty CP
SX-XNK Dệt May; Cổ phiếu của Công ty sẽ giao dịch trên thị trường UPCOM của
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Thông tin chung về Công ty:
Tên công ty : Công ty Cổ phần Sản xuất – Xuất nhập khẩu Dệt May
Tên tiếng Anh : Textile-Garment Import–Export and Production JS.
Corporation
Tên viết tắt : VINATEXIMEX

Trụ sở chính : 20 Lĩnh Nam, P. Mai Động, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : (84.04) 3633 5586
Fax : (84.04) 3862 4620
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Website : www.vinateximex.com.vn
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Công ty
Công ty giữ vai trò vừa là đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các
đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, vừa là công cụ giúp Tổng
Công ty định hướng kinh doanh xuất nhập khẩu tập trung có sự phối hợp chặt chẽ
với các đơn vị thành viên trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích chung của Tổng Công ty,
đồng thời thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của mình trên cơ sở quan hệ hợp đồng
kinh tế.
Công ty có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Công ty có nhiệm vụ tự chủ trong kinh doanh, chịu sự ràng buộc về quyền
lợi và nghĩa vụ đối với Tổng Công ty
- Công ty có nhiệm vụ đăng ký kinh doanh và phải đăng ký kinh doanh theo
đúng ngành nghề đã đăng ký và phải phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của Công
ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và pháp luật về kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty
- Công ty phải xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với nhiệm vụ của
Tổng Công ty giao và nhu cầu thị trường
- Công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo quy
định của Luật Lao Động, Luật Công Đoàn, đảm bảo cho người lao động tham gia
quản lý Công ty
- Công ty có nhiệm vụ thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo
cáo định kì theo quy định của Tổng Công ty và nhà nước, chịu trách nhiệm về tính
xác thực của nó
- Công ty chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Tổng Công ty và các cơ quan

chức năng khác, tuân thủ về các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
- Công ty chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính(nếu có) trực
tiếp cho Nhà nước tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Công ty thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các
quỹ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Tổng Công ty và
các cơ quan chức năng của Nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực
của các hoạt động tài chính của Công ty
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Thông qua chức năng và nhiệm vụ nói trên, Công ty thực hiện kinh doanh
các ngành nghề:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ
tùng, phụ liệu, hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm), thuộc nhuộm, bông, xơ, tơ,
sợi các loại, vải, hàng may mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm và
các sản phẩm của ngành dệt may;
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu: hàng công nghệ thực phẩm, nông, lâm, hải
sản (trừ loại lâm sản Nhà nước cấm), thủ công mỹ nghệ; Ô tô, xe máy, phương tiện
vận tải; các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác; sắt, thép, gỗ, máy móc thiết bị,
vật tư, nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh; Trang thiết bị văn phòng; thiết bị tạo
mẫu thời trang; vật liệu điện, điện tử, cao su, đồ nhựa; trang thiết bị bảo hộ lao
động;
- Kinh doanh: văn phòng phẩm, nước uống dinh dưỡng và mỹ phẩm các
loại; phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp; dụng cụ quang học, hệ thống
kiểm tra đo lường; phế liệu và thành phẩm sắt, thép và kim loại màu;
- Sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy móc
thiết bị công nghiệp; thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp, hệ
thống điện lạnh, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; tư vấn, thiết kế quy trình
công nghệ cho ngành dệt may, da giầy (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình);

- Kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ sản xuất kinh doanh và nghiên
cứu khoa học;
- Kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; ủy thác mua bán xăng dầu;
- Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, cho thuê văn phòng, vận tải, du lịch
lữ hành trong nước và quốc tế (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát
Karaoke, vũ trường);
- Kinh doanh bất động sản, trung tâm thương mại; dịch vụ cho thuê nhà ở,
kiốt, cho thuê kho, bãi đậu xe; dịch vụ giữ xe;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: Máy móc, thiết bị ngành y tế; xi măng; máy
móc, thiết bị và nguyên liệu phục vụ ngành nhựa;
- Kinh doanh phân bón, vật tư, máy móc, thiết bị ngành nông nghiệp (không
bao gồm thuốc bảo vệ thực vật);
- Kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị sản xuất chế biến thủy hải sản;
- Kinh doanh chế phẩm thủy hải sản;
- Kinh doanh xăng dầu;
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
- Kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Dịch vụ làm thủ tục hải quan;
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với qui định của pháp luật.
1.1.3 Bộ máy của Công ty
Bộ máy của Công ty được xây dựng theo hướng tinh gọn, hợp lý. Bộ máy tổ
chức của Công ty được minh họa dưới mô hình trong Hình 1.1.
Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Sản xuất-Xuất khẩu Dệt may năm 2011
Hình 1.1 Bộ máy tổ chức của Công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu Dệt may
Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ): gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu
quyết và dự họp, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền phê
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A

7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
chuẩn báo cáo tài chính hàng năm, bầu và bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban
Kiểm soát; bổ sung và sửa đổi điều lệ; quyết định loại và số lượng cổ phần phát
hành, tổ chức lại và giải thể Công ty, tỷ lệ trả cổ tức hàng năm. ĐHĐCĐ thường
niên họp ít nhất mỗi năm 01 lần, không quá 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài
chính.
Hội đồng quản trị(HĐQT):Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa
hai kỳ ĐHĐCĐ, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên
quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
ĐHĐCĐ. HĐQT chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những hành vi vi
phạm luật và Điều lệ cũng như những sai phạm trong quản lý gây thiệt hại Công ty;
quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và sản xuất kinh doanh hàng năm của
Công ty, chỉ đạo giám sát điều hành của Tổng Giám đốc. Nhiệm kỳ của HĐQT và
thành viên HĐQT là 05 năm. Thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm
kỳ không hạn chế.
Ban kiểm soát:Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ, do ĐHĐCĐ bầu ra, có
nhiệm vụ kiểm soát hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm
soát hoạt động độc lập với HĐQT và bộ máy điều hành của Ban Tổng Giám đốc.
Các thành viên của Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu và miễn nhiệm, có nhiệm kỳ 05
năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Ban Tổng Giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm và bãi nhiệm, Tổng Giám đốc
chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu trước HĐQT về việc tổ chức, quản lý, điều
hành toàn diện các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của Công ty theo nghị quyết,
quyết định của HĐQT. Các Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng giúp việc cho
Tổng Giám đốc. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc là 05 năm và có thể được bổ nhiệm
lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là thành viên của Ban Tổng Giám đốc, là
người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán, người chỉ đạo chung và tham mưu
chính cho lãnh đạo về tài chính và các chiến lược tài chính, kế toán cho doanh

nghiệp. Kế toán trưởng là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những
công việc của các kế toán viên. Nhiệm kỳ của Kế toán trưởng do HĐQT quyết định
tùy thuộc tình hình công ty.
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Các phòng, ban trực thuộc:
Khối Văn phòng Quản lý: gồm 03 phòng
Phòng Tài Chính Kế toán: thực hiện nghiệp vụ kế toán –tài chính phù hợp
với pháp lệnh kế toán thống kê và pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, tham mưu cho
Ban giám đốc Công ty về xây dựng kế hoạch tài chính hằng năm phù hợp với từng
thời kỳ và chiến lược phát triển của Công ty.
Phòng Tổ chức Hành chánh:
- Quản lý công tác tổ chức, đào tạo: tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự, xây
dựng các quy chế và quản lý thực hiện các chính sách của nhà nước trong Công ty;
- Quản lý công tác hành chính trong Công ty: quản lý, đề xuất mua sắm và
theo dõi tài sản trong Công ty; xử lý và giải quyết các vấn đề về khiếu nại tố cáo
trong Công ty.
Phòng Kế hoạch thị trường: tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc theo
dõi thực hiện các kế hoạch của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam và Nhà Nước giao,
xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn của Công ty. Tham mưu cho
lãnh đạo công ty về công tác thị trường, chính sách đối ngoại, làm đầu mối và quản
lý các hoạt động đối ngoại, tham gia tổ chức và thực hiện các hội chợ, triển lãm
trong và ngoài nước, tuyên truyền quảng cáo về hình ảnh Công ty.
Khối Kinh doanh:gồm 08 phòng
1. Phòng Xuất Nhập Khẩu Dệt May 1
2. Phòng Xuất Nhập Khẩu Dệt May 2
3. Phòng Kinh doanh XNK Tổng hợp
4. Phòng Kinh doanh XNK Vật tư
5. Phòng Kinh doanh XNK Nguyên phụliệu

6. Phòng Xúc tiến & Phát triển Dự án
7. Phòng Kinh doanh Nội địa
8. Trung tâm Thương mại Dệt May
- Các phòng này thực hiện chức năng kinh doanh các mặt hàng đặc trưng
theo nhiệm vụ mặt hàng được Công ty giao.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng cho mình, ký kết hợp đồng, đến các cơ sở
triển khai và tiến hành thực hiện hợp đồng.
- Trực tiếp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo kế hoạch, phương án
đã được Tổng Giám đốc duyệt - Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chủ động
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
thực hiện các bước của một thương vụ kinh doanh từ chào hàng, đàm phán với
khách hàng, ký kết hợp đồng đến thực hiện và thanh toán hợp đồng.
Đơn vị sản xuất:Trung tâm thiết kế mẫu và thời trang (với 01 cửa hàng giới
thiệu sản phẩm).
Quy chế về tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc do ban giám đốc
Công ty phê chuẩn ban hành phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
Các đơn vị trực thuộc Công ty được quyền kinh doanh theo phân cấp của giám đốc,
có trách nhiệm quản lư, phát triển toàn bộ nguồn vốn, tài sản và nguồn lực khác do
Công ty giao, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Công ty.
1.2 Những đặc điểm của Công ty VINATEXIMEX ảnh hưởng tới hoạt động
xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản
1.2.1 Nguồn tài chính của Công ty
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty không ngừng nâng cao tiềm
lực tài chính, giữ vững nền tảng tài chính bền vững, hợp tác với các đối tác trong và
ngoài nước để tranh thủ vốn và công nghệ. Đặc biệt theo dõi các diễn biến phức tạp
của thị trường để kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp
tránh được rủi ro ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.Trên cơ sở phân cấp
cho các đơn vị, phát huy quyền chủ động của bộ máy điều hành của các công ty

thành viên trực thuộc, công ty yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh, các biện pháp thực hiện cụ thể cho giai đoạn 2010 - 2020.
Trong những năm vừa qua, công ty VINATEXIMEX đã đầu tư đúng hướng,
đúng mục đích. Công ty đã chủ động nghiên cứu và tìm kiếm các cơ hội đầu tư tài
chính, liên doanh góp vốn để mở rộng quy mô doanh nghiệp. Cụ thể, Công ty đã
tham gia đầu tư vào các dự án trong ngành Dệt May để chủ động được khâu sản
xuất như tham gia đầu tư và trở thành cổ đông sáng lập của Công ty CP May Đáp
Cầu -Yên Phong, Công ty cung ứng Nguyên phụ liệu, Công ty đã đầu tư nâng cấp
xưởng may thời trang với tổng vốn đầu tư nâng cấp là 1 tỷ đồng, góp vốn đầu tư với
Công ty CP May 20 với số tiền là 200,2 triệu đồng năm 2011 và liên doanh với một
số công ty khác nhằm mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh đối với các ngành có
tiềm năng nhằm nâng cao tiềm lực tài chính của Công ty và tác động tích cực đến
ngành nghề kinh doanh chính của công ty là mặt hàng may mặc.
Bên cạnh đó, Công ty có những chiến lược kiểm soát chi phí, quản lí và thu
hồi nợ tương đối tốt. Công ty luôn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh,
không để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Những khoản nợ quá hạn, nợ xấu tồn tại từ
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
trước khi cổ phần hóa đã được doanh nghiệp giải quyết triệt để qua từng năm tài
chính. Về chi phí, Công ty áp dụng các phương pháp quản lý chi phí hiệu quả, cụ
thể: chính sách giữ giá vốn hàng bán ở mức ổn định (khoảng 97% trên doanh thu),
tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu đều giảm đáng kể qua các năm; góp
phần cho sự tăng trưởng lợi nhuận đáng kể Bởi vậy, tiềm lực tài chính của Công ty
hiện nay là tương đối ổn định.
Vì vậy xét trên khía cạnh nguồn tài chính, có thể khẳng định rằng, với tiềm
lực tài chính sẵn có, Công ty có đủ khả năng để có thể cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác trên thị trường Nhật Bản.
1.2.2 Cơ sở vật chất của Công ty
Là một đơn vị thành viên của tập đoàn dệt may Việt Nam, Công ty

VINATEXIMEX được thành lập dựa trên sự hợp nhất của Công ty xuất nhập khẩu
dệt may và Công ty dịch vụ thương mại số 1 theo lộ trình tái cơ cấu của tập đoàn.
Do đó, Công ty VINATEXIMEX có hệ thống cơ sở vật chất khá đầy đủ và hiện đại
với giá trị tài sản (nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc trên đất) tính vào giá trị doanh
nghiệp khi cổ phần hóa nguyên giá là 5.971.516.795 đồng với trang thiết bị, hệ
thống máy móc kỹ thuật đảm bảo có thể sản xuất được nhiều loại mặt hàng dệt may
với chất lượng đạt chuẩn.
1.2.3 Nguồn nhân lực của Công ty
Nhận thức được vai trò của yếu tố con người trong quá trình sản xuất kinh
doanh, Công ty luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cao. Căn cứ vào nhu cầu phát triển, Công ty liên tục tăng cường chính
sách đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nguồn nhân lực sẵn có hoặc giúp đỡ, hỗ trợ cho
cán bộ công nhân viên tự đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề, chuyên môn nghiệp
vụ, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài theo các chuẩn mực Quốc tề về kinh doanh
thương mại nhằm đáp ứng sự phát triển kinh doanh thương mại trong nền kinh tế
hội nhập. Hiện nay với đội ngũ cán bộ 114 người với 67% là cán bộ có trình độ đại
học và trên đại học, 14% cán bộ có trình độ trung cấp cao đẳng, với tuổi bình quân
của cán bộ công nhân viên là 42,43 tuổi, Công ty hiện đang có nguồn nhân lực khá
trẻ, có trình độ, đầy nhiệt huyết.
1.2.4 Năng lực tổ chức quản lý hoạt động của Công ty
Công ty sau cổ phần hóa đã định hướng phát triển phù hợp với định hướng
phát triển của Tập Đoàn Dệt may Việt Nam; Việc cổ phần hóa mang lại hiệu quả rõ
rệt, đã tập trung được đầu mối thương mại của Tập đoàn thành một đầu mối chính;
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
phát huy được tiềm năng và thế mạnh kinh doanh; xoá bỏ được sự trùng lắp đầu
mối kinh doanh xuất nhập khẩu trong Tập đoàn; từng bước cơ cấu lại tổ chức, tinh
giảm định biên hình thành bộ máy kinh doanh gọn nhẹ và hiệu quả; có được sự thay
đổi về chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ban lãnh đạo Công ty luôn sát sao kiểm soát và chỉ đạo mọi hoạt động; tập
thể CBCNV trong Công ty đoàn kết, có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc,
đội ngũ cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu và dịch vụ có trình độ và kinh nghiệm
trực tiếp thực hiện các công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, là công ty con của Tập
Đoàn Dệt May Việt Nam, VINATEXIMEX luôn được sự chỉ đạo, giúp đỡ của tập
đoàn, sự ủng hộ và hợp tác của các đơn vị thành viên trong tập đoàn cũng như các
cơ quan hữu quan và địa phương
1.2.5 Chiến lược kinh doanh của Công ty
Trong giai đoạn đầu sau cổ phần hóa, Công ty tập trung duy trì sự phát triển
ổn định đồng thời tiếp tục xây dựng chiến lược Marketing và thương hiệu; tạo lập
lại môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn nâng cao hiệu quả cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty đồng thời tạo đà cho các năm tiếp theo, nhằm tiến
tới hình thành một công ty kinh doanh thương mại đa lĩnh vực theo các tiêu chuẩn
của doanh nghiệp thương mại quốc tế.
1.3 Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
của Công ty sang thị trường Nhật Bản
1.3.1 Các nhân tố từ phía thị trường Nhật Bản ảnh hưởng tới hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản
1.3.1.1 Đặc điểm chung của thị trường dệt may Nhật Bản
- Tình hình sản xuất –tiêu dùng hàng dệt may của thị trường Nhật Bản
Bảng 1.1 cho thấy các số liệu về quy mô tiêu thụ hàng dệt may của các hộ
gia đình Nhật Bản. Quy mô tiêu thụ hàng dệt may của Nhật qua các năm giảm đi,
điều này được lý giải là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tới thu
nhập của người dân, do đó họ có xu hướng cắt giảm tiêu dùng. Điều này cũng là
điều đáng lưu tâm cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi lượng cầu giảm, trong khi
đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều với nhiều phương thức cạnh tranh mới. Ngoài ra
ta có thể thấy được rằng chiếm tỉ trọng cao nhất là hàng dệt may nữ, cụ thể chiếm
26,9% năm 2008, 27.1% năm 2009, 26.9% năm 2010 và 26.1% năm 2011. Do đó
có thể rút ra chú ý cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường
Nhật đó là chú trọng vào các sản phẩm dệt may dành cho nữ giới.

Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
Bảng 1.1 Quy mô tiêu thụ của hộ gia đình Nhật Bản qua các năm
(Đơn vị:Trăm triệu Yên Nhật)
Dòng sản
phẩm
2008 2009 2010 2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Đồ nam 11,574 14.9 10,895 14.2 11,022 15.1 10,242 14.1
Đồ nữ 20,852 26.9 20,757 27.1 19,66 26.9 18,958 26.1
Đồ trẻ em 5,210 6.7 5,114 6.7 4,875 6.7 4,988 6.9
Áo sơ mi,
áo len
19,866 25.6 19,422 25.6 18,53 25.3 18,921 26.0
Đồ lót 8,685 11.2 8,703 11.4 8,446 11.5 8,682 11.9
Tất, vớ 3,231 4.2 3,321 4.3 3,112 4.3 3,158 4.3
Khác 8,197 10.6 8,342 10.9 7,508 10.3 7,797 10.7
Tổng cộng 77,615 100.0 76,553 100.0 73,154 100.0 72,745 100.0
Chú thích: Đồ nam gồm áo khoác, áo cộc tay, veston, bộ com-lê và một số sản phẩm khác; đồ nữ
gồm váy, com-lê, đồng phục nữ và một số sản phẩm khác; các dòng sản phẩm còn lại đều bao
gồm đồ lót nam, nữ và trẻ em.
Nguồn: Báo cáo “Thị trường dệt may Nhật Bản và hàng nhập khẩu năm 2012” của JTIA, Danh
mục hàng XNK Nhật Bản của Hiệp hội thuế quan Nhật Bản.
Cụ thể về tình hình xuất nhập khẩu hàng may của Nhật Bản được thể hiện rõ
ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2 Tình hình xuất-nhập khẩu hàng may mặc của Nhật bản
( Đơn vị: 1000 chiếc)
Sản xuất Nhập khẩu Xuất khẩu
Tổng sản

lượng cung
cấp nội địa
Tỷ lệ nhập
khẩu(%)
2007 233,476 3,716,516 10757 3,939,235 94.3
2008 213,251 3,661,719 8,795 3,866,175 94.7
2009 186,191 3,747,858 5,669 3,928,380 95.4
2010 167,196 3,746,715 6,090 3,907,821 95.9
2011 153,621 3,937,274 7,161 4,083,734 96.4
Nguồn: Báo cáo “Thị trường dệt may Nhật Bản và hàng nhập khẩu năm 2012” của JTIA,
Danh mục hàng XNK Nhật Bản của Hiệp hội thuế quan Nhật Bản
Từ Bảng 1.2 có thể thấy nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của thị trường
Nhật Bản là rất lớn, tỷ lệ nhập khẩu trong giai đoạn 2007-2011 đều trên 94%, hầu
hết các sản phẩm dệt may tiêu thụ của người tiêu dùng tại đây đều là hàng nhập
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
khẩu. Thực tế thì ngành dệt may Nhật Bản chủ trương đầu tư ra nước ngoài, tập
trung chủ yếu vào các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar,
Băng-la-đet nhằm tận dụng lợi thế nguồn nhân lực, nguyên liệu và các ưu đãi khác
cho thị trường dệt may của các nước này. Các sản phẩm dệt may cung cấp bởi thị
trường nội địa chủ yếu là các hãng dệt may uy tín, có thương hiệu phục vụ phân
khúc thị trường cao cấp. Danh sách 10 quốc gia nhập khẩu dệt may lớn nhất vào thị
trường Nhật Bản được thể hiện cụ thể ở Bảng 1.3.
Bảng 1.3 Top 10 nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Nhật
Bản giai đoạn 2005-2011
(Đơn vị: Triệu Yên Nhật)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Trung
Quốc

1949799 2202777 2256897 2142072 1918866 1874323 2036858
Việt Nam 66849 73873 83399 88740 96298 104326 144109
Italy 107303 111983 114058 98478 66937 58170 63413
Indonesia 13072 16297 14997 14457 14706 16966 31788
Thái Lan 27714 29701 26707 26379 24442 24704 30415
Bangladesh 2515 2822 3503 4709 11262 17258 27855
Myanmar 5836 8336 11187 13626 13939 15856 27538
Ấn Độ 15373 19850 17926 18905 17994 17919 21625
Hàn Quốc 44357 37353 28283 22103 20398 20090 19282
Hoa Kì 30335 28187 21423 17598 14477 13535 13479
Tổng cộng 2374995 2649247 2696896 2551839 2285204 2248988 2517873
Nguồn: Báo cáo “Thị trường dệt may Nhật Bản và hàng nhập khẩu năm 2012” của JTIA,
Danh mục hàng XNK Nhật Bản của Hiệp hội thuế quan Nhật Bản
Bảng 1.3 cho thấy Trung Quốc, Việt Nam và Italy là ba quốc gia xuất khẩu
hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2005-2011, đặc biệt
là Trung Quốc. Điều này cũng dễ hiểu bởi Trung Quốc là quốc gia có lợi thể cực
lớn về nguồn nhân lực và nguyên liệu, ngoài ra ngành dệt may của Trung Quốc có
truyền thống từ lâu đời, kinh nghiệm va trình độ tay nghề của người lao động là khá
cao so với các nước đang phát triển khác như Việt Nam. Do đó ngành dệt may Nhật
Bản đầu tư rất nhiều vốn vào thị trường Trung Quốc, hiện các công ty Nhật Bản
đang chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm hạn chế sự phụ
thuộc vào thị trường hàng dệt may Trung Quốc cũng như nhằm tận dụng lợi thế
thuế nhập khẩu thấp hơn theo Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Đây
là một tín hiệu tốt cho các nhà cung cấp hàng may mặc của Việt Nam. Trong những
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
năm gần đây dệt may Việt Nam bắt đầu có sự bứt phá và dần thay thế được hàng dệt
may từ Italy và trở thành quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai vào thị trường Nhật Bản
sau quốc gia láng giềng Trung Quốc.

Bên cạnh đó, từ Bảng 1.3 có thể nhận thấy bạn hàng nhập khẩu dệt may của
Nhật Bản hầu hết là các quốc gia đang phát triển ở Châu Á, các sản phẩm xuất khẩu
từ các thị trường này đều là sản phẩm phục vụ phân đoạn thị trường bình dân là chủ
yếu. Hơn nữa, với tình hình suy thoái kinh tế hiện nay, người tiêu dùng Nhật Bản có
xu hướng chuyển sang tiêu dùng hàng dệt may nhập khẩu với giá cả bình dân. Và
đây chính là cơ hội để hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận
dụng để xâm nhập thị trường.
-Sở thích, thị hiếu đối với hàng dệt may của người tiêu dùng Nhật Bản:
Nhật Bản là thị trường bão hòa và tương đối phức tạp đối với các mặt hàng
dệt may với đầy đủ các thông tin khác nhau với yêu cầu sản xuất hàng hóa hàng loạt
với phạm vi rộng, chu kỳ giao hàng ngắn. Thị trường dệt may Nhật Bản là một thị
trường mở cạnh tranh rất khốc liệt, liên tục thừa cung và được tràn ngập với đủ
chủng loại hàng hóa xuất xứ từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn
Quốc, Đài Loan
Thị trường thời trang Nhật Bản có xu hướng phân thành 02 thái cực: hàng
chất lượng không cao được làm từ những loại vật liệu và phụ kiện cơ bản không đắt
tiền được nhập khẩu từ các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam …; và hàng
chất lượng cao được làm bởi các hãng thời trang có thương hiệu từ những loại vật
liệu tốt và đắt tiền đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng có thu nhập cao.
Nhật Bản là nước có cơ cấu dân số già. Do đó ảnh hưởng lớn tới mẽ cách
thức tiêu dùng hàng hoá, sự lựa chọn, sở thích, thói quen, tâm lý người tiêu dùng .
Mặt khác, Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển, có mức thu nhập cao và là
thị trường tiêu dùng rất chọn lọc. Vì vậy, người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu rất khắt
khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm, họ sẵn sàng trả
giá cao để mua những sản phẩm có chất lượng tốt, tính thời trang, thẩm mỹ cao, sản
phẩm sẵn sàng, đồng thời cũng chú ý tới các dịch vụ hậu mãi, phương thức phân
phối của các nhà sản xuất. Ngoài ra, một yếu tố khác phải kể đến là người tiêu
dùng Nhật Bản chịu tác động rất mạnh bởi các phương tiện thông tin đại chúng như
các loại tạp chí, phim ảnh. Nếu như có một mẫu mốt mới xuất hiện ở New York,
Milan, Pari hoặc Tokyo thì các phương tiện thông tin về thời trang đều đưa tin cập

Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
nhật đến mẫu mốt đó, làm thay đổi sở thích tiêu dùng hàng may mặc của người
Nhật Bản rất nhanh, dẫn tới vòng đời một sản phẩm may mặc ngày càng ngắn lại.
Bên cạnh đó, một điều thú vị khác là nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người
Nhật mang tính “thời vụ“ rất rõ rệt. Với hầu hết các chủng loại và màu sắc hàng
hoá, người Nhật đều chọn lựa theo mùa. Xuất phát từ yêu tố cạnh tranh, các nhà
nhập khẩu Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến việc nhập được những sản phẩm hợp
thời trang và hợp mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của các loại
đối tượng khách hàng. Nhật Bản có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông; mùa hè nóng
và ẩm ướt, mùa đông lạnh và khô. Hầu như các gia đình Nhật Bản không có hệ
thống sưởi trung tâm. Để bảo vệ môi trường, nhiệt độ điều hòa trong nhà luôn được
khuyến khích không để ở mức quá ấm (nhiệt độ cao) hoặc quá mát, bởi vậy quần áo
trong nhà mùa đông của người Nhật phải dày hơn áo dùng trên thị trường Hoa Kỳ,
hoặc áo có lót là không phù hợp trong mùa hè. Thời trang phải phù hợp với từng
mùa cả về mặt chất liệu và kiểu dáng. Khi xây dựng kế hoạch bán hàng, các doanh
nghiệp phải tính đến cả sự khác biệt về thời tiết. Do vậy, khi xuất khẩu vào Nhật,
doanh nghiệp nên chú trọng việc thay đổi thường xuyên chủng loại, tính năng và
màu sắc sản phẩm.
Mặc dù đang chịu tác động suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng nhu cầu tiêu
hàng dệt may của người Nhật không hề giảm sút mà chỉ chuyển hướng từ hàng cao
cấp sang bình dân. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, xu hướng thời trang trong
giới trẻ Nhật Bản đang thay đổi theo hướng thuận lợi cho các nhà cung cấp thời
trang Việt Nam. Do sinh ra và lớn lên trong thời kỳ kinh tế suy thoái nên giới trẻ
Nhật Bản không có nhu cầu mua hàng hóa nhiều như những người sống trong thời
kỳ kinh tế phát triển. Dựa trên những thông tin về thời trang qua tạp chí và truyền
hình họ có khả năng tự thiết kế phong cách trang phục cho riêng mình; Thích gu ăn
mặc của riêng mình, kết hợp trang phục thông thường hơn là dùng hàng hiệu đắt đỏ.
Đây là cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng như Công ty

VINATEXIMEX nghiên cứu sáng tạo ra những sản phẩm hàng may mặc vừa mang
tính phổ thông, hiện đại nhưng dễ chỉnh sửa sẽ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trẻ
tuổi Nhật Bản với số lượng hàng xuất khẩu ngày một tăng cao.
- Đặc điểm kênh phân phối trên thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là nước tiêu thụ hàng hóa lớn thứ 2 trên thế giới với các kênh phân
phối hàng hóa đặc trưng. Theo kết quả điều tra của Thương vụ Việt Nam tại Nhật
Bản, hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật Bản có nhiều cửa hàng bán lẻ với mật
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
độ rất dày đặc nhưng quy mô nhỏ. Trong hệ thống phân phối hàng hoá của Nhật, từ
khi hàng được sản xuất ra đến khi giao đến các cửa hàng bán lẻ tồn tại nhiều cấp
phân phối trung gian, nhiều hơn so với các nước công nghiệp phát triển khác.
Hiện nay, Nhật có khoảng hơn 430 ngàn cơ sở bán buôn, cứ trung bình
khoảng 34 cơ sở bán buôn cho 10.000 dân cư. Nếu tính quan hệ từ nhà sản xuất đến
người bán lẻ, thì trung bình có 2,21 nhà bán buôn nằm giữa ngýời bán lẻ và nhà sản
xuất, cao gấp 2 lần so với con số 0,73 ở Pháp và 1 ở Mỹ. Do ðó, một hàng hoá ở
Nhật thýờng phải trải qua nhiều tầng nấc trung gian và phải ði một quãng đường dài
hơn. Trong hệ thống phân phối, các nhà buôn rất quan trọng vì họ có quan hệ mật
thiết với các nhà bán lẻ.
Trong ngành thời trang, đại lý và các công ty phân phối thường có quy mô
nhỏ và thường giới hạn các thương hiệu họ làm đại diện. Hầu hết các đại lý lấy hoa
hồng từ 15 đến 20% và nhà bán lẻ sẽ có khoản lãi cao hơn. Thông thường, các sản
phẩm nhập khẩu từ các nước khác được bán với giá cao gấp 3,5 lần giá xuất xưởng.
Các kênh phân phối hàng dệt may có thể kể đến là:
• Các “cửa hàng tuyển chọn” là các cửa hàng bán nhiều thương hiệu với
khái niệm kinh doanh rất rõ ràng, kinh doanh khá thành công và chiếm thị phần dẫn
đầu thị trường. Tỷ lệ hàng nhập khẩu khoảng 60%. 40% còn lại là các nhãn hiệu tư
nhân do cửa hàng tự phát triển. Các cửa hàng tuyển chọn sẵn sàng hợp tác với các
thương hiệu mới và thông thường mỗi năm họ sẽ thay từ 30% đến 50% là các

thương hiệu mới. Đối với các cửa hàng này cần đảm bảo về kiểm soát chất lượng và
thời gian giao hàng để duy trì quan hệ lâu dài. Các cửa hàng này sẽ tham gia các
triển lãm thương mại trong nước ít nhất hai lần trong năm để trưng bày hàng mẫu
cho các khách hàng của họ. 5 cửa hàng tuyển chọn hàng đầu tại Nhật Bản bao gồm
United Arrows, Beams, Ships, Tomorrowland và Bay Crews. Số lượng các cửa
hàng ngày càng tăng lên và phân đoạn rõ ràng hơn theo chủng loại hàng hóa (như
theo giới tính, thương hiệu và yếu tố nhân khẩu học).
• Các trung tâm thương mại thường không nhập khẩu trực tiếp từ nước
ngoài và thường làm việc trực tiếp với các nhà thiết kế đã có tên tuổi trên thị trường
Nhật Bản. Hình thức bán lẻ trực tuyến và bán theo catalogue chỉ nên áp dụng với
các nhà thiết kế đã có tên tuổi trên thị trường. Các mặt hàng thời trang từ trung đến
cao cấp được định vị là các sản phẩm tương tự hàng xa xỉ. Người tiêu dùng thuộc
đoạn thị trường này vẫn muốn nhìn và chạm vào sản phẩm trước khi quyết định
mua hàng.
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
• Các cửa hàng SPA(Speciality store retailer of Private label Apparel) – nhà
bán lẻ chuyên về thời trang của một nhãn hiệu tư nhân. Các cửa hàng này hiện đang
có xu hướng tăng
• Ngoài ra còn các kênh phân phối khác như: Các cửa hàng thông thường,
cửa hàng bán lẻ và các cửa hàng chuyên đồ thời trang
Dựa trên các xu hướng và điều kiện thị trường phân tích ở trên, có thể cho
rằng để thâm nhập thành công vào thị trường Nhật Bản, Công ty VINATEXIMEX
cần cung cấp những sản phẩm độc đáo và có nhiều giá trị gia tăng. Một mẫu hàng
“Made in Vietnam” sử dụng nguyên vật liệu tốt, thiết kế tinh xảo, chi tiết trang trí
độc đáo thu hút người tiêu dùng sẽ là những yếu tố hấp dẫn đối với thị trường Nhật
Bản. Một doanh nghiệp có thương hiệu và lịch sử lâu dài cũng là yếu tố quan trọng
để đối tác Nhật Bản quyết định có làm ăn hay không.
1.3.1.2 Các chính sách thương mại của Nhật Bản đối với hàng dệt may

- Các quy định về xuất nhập khẩu
Hầu hết hàng hóa đều được nhập khẩu vào Nhật Bản mà không cần giấy
phép ngoại trừ các mặt hàng thuộc Hệ thống hàng cấm nhập khẩu (một sốhoá chất,
vũ khí). Hàng dệt may xuất khẩu của Việt nam rõ ràng hoàn toàn không nằm trong
danh sách hàng cấm nhập khẩu của Nhật Bản.
Thủ tục hải quan:
Nhà nhập khẩu Nhật Bản khi muốn nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu
tại Hải quan. Hàng hóa liên quan sẽ được kiểm tra. Nếu đạt yêu cầu, nhà nhập khẩu
phải đóng thuế và các khoản lệ phí cần thiết cho Hải quan để nhận giấy phép nhập
khẩu. Quá trình xin cấp phép phổ biến hiện áp dụng cho hơn 90% lượng hàng nhập
khẩu vào Nhật.
Bộ tờ khai hải quan (theo qui định tại Luật hải quan điều 67 tới điều 72) phải
được điền đầy đủ thông tin liên quan; đối tượng đứng ra khai là nhà nhập khẩu Nhà
nhập khẩu khai vào 3 mẫu tờ khai C-5020 và nộp cho hải quan kèm theo các tài liệu
sau:
- Hoá đơn thương mại
- Vận đơn
- Giấy chứng nhận xuất xứ- CO (Với các quốc gia thuộc diện được hưởng ưu
đãi của Hệ thống ưu đãi phổ cập sử dụng Mẫu A)
- Phiếu đóng gói, biên lai cước vận chuyển, giấy chứng nhận bảo hiểm, và
những giấy tờ liên quan cần thiết
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
- Giấy phép, giấy chứng nhận, mà các quy định, luật khác ngoài luật hải
quan yêu cầu (áp dụng theo các quy định, luật liên quan)
- Giấy đề nghị miễn giảm các khoản phí, thuế trong đó mô tả chi tiết các
thông tin cần thiết, các quy định, luật liên quan.
- Biên lai thuế hải quan (nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế).
Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được kiểm soát bằng một hệ

thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia,
lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng khi thâm
nhập thị trường Nhật Bản cần tìm hiểu kỹ và tuân thủ nghiêm túc những quy định
và luật về nhập khẩu của Nhật Bản.
- Chính sách thuế và thuế suất
Bảng 1.4 biểu thị các mức thuế suất đối với hàng dệt may Nhật Bản .Biểu
thuế được áp dụng theo thứ tự thuế suất ưu đãi, lãi suất theo WTO và thuế suất
thông thường. Thuế suất ưu đãi áp dụng cho các nước kém phát triển LDCs và các
nước kí kết với Nhật Bản hiệp định EPA và thuế suất theo WTO chỉ áp dụng khi nó
thấp hơn mức thuế thông thường.
Việt Nam - Nhật Bản ký Hiệp định EPA ngày 25/12/2008 tại Tokyo, Nhật
Bản và bắt đầu có hiệu lực từ 1 tháng 10 năm 2009. EPA được cho là cơ sở pháp lý
góp phần thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam, đồng thời mở rộng
quan hệ thương mại song phương, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật
Bản. Một trong những yêu cầu của Nhật Bản trong đàm phán về Hiệp định Đối tác
kinh tế với Việt Nam – EPA là hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật Bản phải đạt
tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”. Có nghĩa là hàng dệt may xuất sang Nhật phải
được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước
ASEAN. Nếu không thực hiện theo tiêu chí trên, thì xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam vào thị trường Nhật sẽ bị giảm mạnh, do không thể cạnh tranh được với
các cường quốc xuất khẩu dệt may vốn đang được hưởng mức thuế suất thuế xuất
khẩu 0% khi xuất sang thị trường Nhật.
Cái khó nhất đối với ngành dệt may Việt Nam là đến thời điểm này, Nhạt
Bản đã đạt được tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn” đối với mặt hàng dệt may trong
EPA ở cả 6 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia,
Thái Lan) và các nước này đều đã được hạ thuế suất thuế xuất khẩu xuống 0%.
Hành trình để được hưởng ưu đãi từ EPA của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
19

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
lại không đơn giản, bởi ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên
phụ liệu nhập khẩu, nhất là khi trên 80% nguồn nguyên phụ liệu được nhập khẩu
này lại không được nhập từ Nhật và ASEAN. Đây được xem là một bài toán khó
đối với ngành dệt may Việt Nam.
Bảng 1.4 : Các mức thuế suất đối với hàng dệt may Nhật Bản
(Đơn vị: %)
Mục(Mã HS)
Thông thường WTO Ưu đãi
Hàng dệt kim ngoài hàng
may mặc (6101,6102,6103,
6104, 6105,6106, 6110 )
Chứa thêu ren
hoặc con số
16.8% 8.4~10.9% Free
Khác 14% 8.4~10.9% Free
Hàng may mặc dệt kim(Các
loại quần áo có thể phân loại
như 6107, 6108, 6109
11.2% 7.4% Free
Sản phẩm dệt ngoài may
mặc(6201, 6202, 6203,
6204, 6206 )
Chứa da lông 16% 10~12.8% Free
Khác 11.2% 9.1~10% Free
Sản phẩm may mặc từ dệt(6205, 6207 và
6208)
9% 7.4~9% Free
Nguồn: Báo cáo “Thị trường dệt may Nhật Bản và hàng nhập khẩu năm 2010” của JTIA,
Danh mục hàng XNK Nhật Bản của Hiệp hội thuế quan Nhật Bản

- Các quy định về bao gói, nhãn mác
Luật dán nhãn chất lượng hàng gia dụng và Luật chống lại việc đánh giá cao
sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm đưa ra các quy định về nhãn mác đối với các mặt
hàng dệt may.
Hàng dệt may cần phải có nhãn mác chứa đầy đủ các thông tin sau đây:
• Thành phần sợi vải
• Cách thức giặt sản phẩm tại nhà và các biện pháp xử lý khác. Cách thức
giặt ủi tại nhà và các biện pháp xử lý sản phẩm khác cần phải ghi rõ sử dụng các ký
hiệu được mô tả trong JIS L 0217 (các ký hiệu nhãn mác đối với việc xử lý các sản
phẩm dệt may và cách thức dán nhãn đi kèm).
• Các sản phẩm không thấm nước: Với các sản phẩm dệt may có lớp bọc
bên ngoài đặc biệt phải dán nhãn ghi rõ không thấm nước. Đối với các sản phẩm áo
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
mưa, không cần thiết dán nhãn thông tin này trừ khi có lớp bọc bên ngoài với mục
đích khác.
• Ghi rõ loại da được sử dụng cho sản phẩm: Các mặt hàng dệt may được sử
dụng một phần chất liệu da hoặc da tổng hợp phải dán nhãn ghi rõ loại da phù hợp
với các điều khoản về dán nhãn chất lượng đối với các mặt hàng công nghiệp sử
dụng nhiều chất liệu theo Luật dán nhán chất lượng hàng gia dụng.
• Tên và địa chỉ hoặc số điện thoại của đơn vị dán nhãn phải được ghi rõ
trên nhãn. Đơn vị dán nhãn không phải là bên trực tiếp dán nhãn lên sản phẩm mà là
bên có trách nhiệm đối với việc dán nhãn chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp
sản phẩm nhập khẩu, bên kinh doanh tại Nhật (thông thường là nhà nhập khẩu) phải
ghi rõ tên và địa chỉ hoặc số điện thoại dưới danh nghĩa là đơn vị dán nhãn.
Dán nhãn theo Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây
hiểu lầm:
Hàng dệt may phải tuân thủ theo các quy định về dán nhãn nước xuất xứ.
Điều này là bắt buộc theo Luật chống lại việc đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây

hiểu lầm và do Ủy ban thương mại công bằng của Nhật quản lý. “Nước xuất xứ”
nghĩa là nước diễn ra hoạt động làm thay đổi đáng kể bản chất của sản phẩm
- Quyền sở hữu trí tuệ
Nhật có hệ thống luật pháp về sở hữu trí tuệ khá hoàn chỉnh và các hiệp ước
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà Nhật tham gia được áp dụng khá hiệu quả ở
đất nước này. Bên cạnh phải tuân thủ các qui định về bản quyền, sở hữu trí tuệ, sở
hữu công nghiệp khi xuất hàng sang Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần
chú ý đến việc bảo vệ chính mình. Đăng ký quyền sở hữu của mình và không vi
phạm quyền sở hữu của doanh nghiệp khác chính là cách tốt nhất để thành công ở
thị trường này.
1.3.2 Các nhân tố từ phía Việt Nam ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt
may của Công ty VINATEXIMEX sang thị trường Nhật Bản
1.3.2.1 Chính sách hỗ trợ của nhà nước
Từ cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, khiến cho hoạt động của nền kinh tế
bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong giai đoạn này, Việt Nam không có giải pháp nào
riêng cho ngành dệt may mà các giải pháp đều được thực hiện chung cho nhiều lĩnh
vực. Chính phủ đã triển khai thực hiện gói kích cầu nhằm ngăn chặn sự suy giảm
kinh tế, duy trì tăng trưởng. Gói kích cầu này được cho là khá hiệu quả, góp phần
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
không nhỏ giúp cho các doanh nghiệp nói chung cũng như những doanh nghiệp dệt
may như VINATEXIMEX có thể duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình. Trong giai đoạn khó khăn, thiếu vốn trầm trọng cùng với sự sụt giảm mạnh
nhu cầu đặt hàng từ phía Nhật Bản, dưới sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua gói kích
cầu này, Công ty đã có thể tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp, có vai trò cực kì
quan trọng trong việc duy trì hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, các chi phí đầu vào
khác cũng được giảm bớt bởi một loạt chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, VAT giúp
cho Công ty tiết kiệm được chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Gói kích thích kinh tế bao gồm các chính sách như bảo lãnh tín dụng cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ(SME), giãn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và VAT,
hỗ trợ 4% lãi suất cho vay ngắn hạn và trung hạn, và nhiều chính sách khác.
Trong đó chính sách về lãi suất có vị trí đặc biệt quan trọng, giúp cho các
doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp hơn trong bối cảnh
khó khăn. Ngày 23/01/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 131/QĐ/TTg quy
định việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn. Thời hạn vay được hỗ trợ
lãi suất tối đa là 08 tháng kể từ ngày giải ngân, áp dụng trong năm 2009 đối với các
khoản vay theo hợp đồng tín dụng được kí kết và giải ngân trong khoảng thời gian
từngày 01 tháng 2 đến 31 tháng 12 năm 2009. Các khoản vay có thời hạn vay vượt
quá năm 2009, thì chỉ được hỗ trợ lãi suất trong năm 2009. Ngoài ra, các khoản vay
quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ vay thì không được tính hỗ trợ lãi suất đối với
khoảng thời gian quá hạn trả nợ và gia hạn nợ vay. Mức lãi suất hỗ trợ cho khách
hàng vay là 4%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong
khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 2 đến 31 tháng 12 năm 2009.
Tiếp đó, ngày 04/04/2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 443/QĐ/TTg
quy định việc thực hiện gói hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn
của các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh,
kết cấu hạ tầng. Thời gian vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng. Việc hỗ trợ lãi
suất được thực hiện từ ngày 01/04/2009 đến hết ngày 31/12/2011. Mức hỗ trợ lãi
suất tiền vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế. Gói kích
cầu bù lãi suất này. Dưới tác động của gói kích cầu này, đến cuối 2009, nền kinh tế
dần ổn định, có tăng trưởng.
Đến 10/5/2012, Chính phủ thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP về một số giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh hỗ trợ thị trường, được các doanh
nghiệp hoan nghênh và đón nhận. Đây được xem là cú hích giúp các doanh nghiệp
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
thêm động lực bước tới giai đoạn khó khăn tới. Gia hạn 06 tháng thời hạn nộp thuế

giá trị gia tăng của tháng 4, tháng 5 và tháng 6 năm 2012 đối với các doanh nghiệp
sử dụng nhiều lao động như gia công, chế biến nông lâm thủy sản, dệt may…, đang
thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Như vậy, trong giai đoạn 2008-2012, trước tình hình khó khăn chung của
nền kinh tế, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty VINATEXIMEX cũng
chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự sụt giảm doanh thu xuất khẩu sang các thị
trường trong đó có thị trường Nhật Bản là một trong 3 thị trường xuất khẩu trọng
điểm của Công ty(gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU). Tuy nhiên, Chính phủ đã có
những quyết định, nghị quyết phù hợp nhằm có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp nói chung cũng như Công ty VINATEXIMEX nói riêng.
Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng đã ban hành
Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm
2020. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành
một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; và nâng
cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Ngành dệt
may xác định mục tiêu tăng trưởng hằng năm là 12-14%; tăng trưởng xuất khẩu là
15%. Các doanh nghiệp dệt may sẽ được gia hạn 6 tháng nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế giá trị gia tăng phải nộp trong quý I/2013, và 3 tháng đối với số thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong quý II-III/2013. Bên cạnh đó, lãi suất tín
dụng vẫn đang tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm sẽ giúp doanh
nghiệp dệt may có khả năng cạnh tranh cao hơn. Từ đó có thể thấy được vai trò của
nhà nước trong việc hỗ trợ, định hướng hoạt dộng sản xuất của các doanh nghiệp
trong tình hình hiện nay. Trong những năm tới, Chính sách hỗ trợ của Chính phủ
vẫn là một trong các yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp.
1.3.2.2 Chính sách hỗ trợ của hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty VINATEXIMEX
không thể không nhắc tới sự hỗ trợ sát sao từ phía hiệp hội dệt may Việt Nam, trong
đó Công ty là một thành viên. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), với hạt nhân là

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đơn vị trực tiếp xây dựng các đề án, chiến
lược và hoạt động tư vấn chính sách, cùng với các doanh nghiệp dệt may thành
viên, tận dụng tốt các cơ hội, chủ động tìm giải pháp vượt qua thách thức. Hoạt
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
động thúc đẩy xuất khẩu dệt may của Công ty sang thị trường Nhật Bản được sự hỗ
trợ gián tiếp từ Hiệp hội dệt may thông qua hàng loạt chính sách hỗ trợ về xúc tiến
thương mại, đào tạo nhân lực, hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, tiếp thu và phản ảnh khó
khăn của các thành viên lên Chính phủ để đề nghị các giải pháp phù hợp
Trong 3 năm 2008-2010, Chủ tịch Hiệp hội tham gia vào Hội đồng tư vấn cải
cách thủ tục hành chính của Chính phủ (Đề án 30), cùng với bộ máy giúp việc của
văn phòng Hiệp hội và một số doanh nghiệp làm tốt vai trò tham vấn của ngành/lĩnh
vực tư nhân vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Cải cách thủ
tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan-xuất nhập khẩu nhóm thủ tục được Hiệp hội
ưu tiên lựa chọn tham gia rà soát, kiến nghị cải cách. Hiệp hội đã thuê tư vấn, tổ
chức nhiều cuộc hội thảo, khảo sát các doanh nghiệp trong ngành, gặp gỡ với hải
quan, các cơ quan quản lý Nhà nước, tham gia vào Tổ công tác Hải quan-xuất nhập
khẩu, phối hợp với các Hiệp hội ngành, các doanh nghiệp thuộc ngành khác, các tổ
chức trong nước, ngoài nước nhằm xác định và đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ
các thủ tục hành chính không cần thiết, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong năm 2009, Hiệp hội đã tích cực vận
động các cơ quan Chính phủ đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp tháo gỡ
khó khăn trong khủng hoảng kinh tế như hỗ trợ lãi suất, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp, tăng cường xúc tiến thương mại…Nhờ gói kích thích kinh tế, nhiều doanh
nghiệp đã vượt qua được khó khăn, duy trì được sản xuất kinh doanh, đảm bảo công
ăn việc làm cho người lao động
Thực hiện chức năng đại diện cộng đồng doanh nghiệp và cầu nối giữa các
DN với các cơ quan Chính phủ: Trong những năm qua, Hiệp hội luôn bám sát
những vấn đề nóng hổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, những

nguyện vọng, khó khăn, thắc mắc trăn trở… của DN để kịp thời tập hợp và phản
ánh với các cơ quan Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi
cho DN sản xuất kinh doanh. Cụ thể, Hiệp hội đã phối hợp chặt chẽ với các DN,
vừa vận động các cơ quan ủng hộ vừa đấu tranh với hải quan đối với định mức tiêu
hao vải 3% trong gia công. Kết quả là đã có được sự chấp thuận của Chính phủ để
Bộ Tài chính ra văn bản qui định về cách tính thuế đối với 3% tiêu hao, làm cơ sở
pháp lý để cơ quan hải quan huỷ bỏ việc tính thuế đối với phần định mức này, giúp
các DN giảm được hàng tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu.
Thực hiện chức năng đại diện cho cộng đồng DN tham gia vào các tổ chức
ngành nghề quốc tế như Tổ chức các nước xuất khẩu dệt may quốc tế ITCB, Liên
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh
đoàn may mặc thế giới IAF, Liên đoàn dệt may Asean AFTEX, Liên đoàn may mặc
châu Á AAF, Liên đoàn thời trang châu Á AFF. Hiệp hội đã thay mặt cho ngành
tham dự nhiều cuộc họp của các tổ chức trên, góp phần giới thiệu ngành dệt may
Việt Nam cho bạn bè quốc tế, trao đổi đưa ra các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho
giao thương dệt may quốc tế, tăng cường mối quan hệ hợp tác khu vực và quốc tế.
Tổ chức thành công sự kiện Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của
Liên đoàn thời trang châu Á gồm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Singapore, Thái Lan và Việt Nam nhằm trao đổi, giao lưu về xu thế thời trang khu
vực và thế giới, trao đổi thông tin, phối hợp đào tạo, tham gia các cuộc thi trình diễn
thời trang châu Á. Việc tham gia này giúp Việt Nam tiếp cận được ngành thời trang
châu Á, từng bước thực hiện chiến lược “Thời trang hoá ngành dệt may”.
Trong năm 2009, Hiệp hội đã tích cực vận động các cơ quan Chính phủ
đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong khủng hoảng
kinh tế như hỗ trợ lãi suất, giảm thuế TNDN, tăng cường XTTM…Nhờ gói kích
thích kinh tế, nhiều DN đã vượt qua được khó khăn, duy trì được sản xuất kinh
doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.
Trong công tác xúc tiến thương mại, Hiệp hội là đầu mối xúc tiến thương

mại của ngành. Trong những năm qua, Hiệp hội đã xây dựng và phối hợp với Tập
đoàn dệt may Việt Nam triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại cho các
doanh trong ngành. Phối hợp với Tập đoàn tổ chức thường xuyên các Hội chợ thời
trang VIFF tại TP Hồ chí Minh và Hà Nội, thu hút hàng trăm doanh nghiệp hàng
đầu trong ngành tham gia, thu hút hàng trăm khách hàng ngoài nước đến tham quan
giao dịch và hàng vạn người tiêu dùng trong nước đến mua hàng, giúp nhiều doanh
nghiệp quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh bán hàng. Phối hợp với Tập đoàn tổ chức
thường xuyên các Hội chợ thời trang VIFF tại TP Hồ chí Minh và Hà Nội, thu hút
hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu trong ngành tham gia, thu hút hàng trăm khách
hàng ngoài nước đến tham quan giao dịch và hàng vạn người tiêu dùng trong nước
đến mua hàng, giúp nhiều DN quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh bán hàng
Phối hợp với Tập đoàn xây dựng và triển khai Chương trình quảng bá hình
ảnh ngành dệt may Việt Nam “Chất lượng, thời trang, trách nhiệm xã hội và thân
thiện với môi trường”, góp phần tôn vinh ngành và các DN, đem lại những hiệu quả
nhất định
Về hoạt động đào tạo, trong khuôn khổ hợp tác với Dự án Phát triển Cụm
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội đã phối hợp với Dự án thực hiện một số khoá
Võ Xuân Hải Kinh tế quốc tế 51A
25

×