Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.02 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ VÀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MINH LỘC
Hà Nội, tháng 5/2013
Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Văn Bão
Họ và tên sinh viên : Ngô Văn Đang
Mã sinh viên : CQ 510862
Chuyên ngành : QTKD Thương mại
Lớp : QTKD Thương mại 51A
Hệ
Thời gian thực tập:
:
:
Chính quy
Đợt I năm 2013
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu nhà
trường, toàn thể các thầy cô giáo trong trường nói chung và các thầy cô của Viện
Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế nói riêng. Trong 4 năm học vừa qua, các thầy
cô đã trang bị và tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập và tích lũy kiến
thức đại cương cũng như chuyên ngành rất bổ ích và cần thiết cho công việc và
sự nghiệp của em sau này! Với những kiến thức đã tích lũy được cùng với sự
quan sát, tìm hiểu trong quá trình đi vào thực tế kinh doanh của đơn vị thực tập,
em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Minh Lộc”.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.Trần Văn Bão - người đã tận


tình hướng dẫn trong quá trình em tìm hiểu, lựa chọn đề tài, nghiên cứu và hoàn
thành chuyên đề thực tập này!
Và qua đây em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô chú và anh chị trong
toàn thể Công ty TNHH Minh Lộc đã hướng dẫn, tạo những điều kiện thuận lợi
cho em có thể tiếp cận, được vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được trong
thời gian ngồi trên ghế nhà trường vào thực tế, cung cấp những số liệu, thông tin
quan trọng về hoạt động kinh doanh của công ty để em có thể hoàn thành một
cách tốt nhất chuyên đề thực tập của mình.
Sinh viên
Ngô Văn Đang
1
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập: “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Lộc” là công trình nghiên cứu
của riêng em và đề tài này chưa từng được công bố trước đó. Đề tài này được
phát triển dựa trên ý tưởng của em dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Văn Bão,
giảng viên Viện Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế, trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Ngô Văn Đang
2
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 2
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập: “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Lộc” là công trình nghiên cứu của riêng em
và đề tài này chưa từng được công bố trước đó. Đề tài này được phát triển dựa
trên ý tưởng của em dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Văn Bão, giảng viên Viện
Thương Mại và Kinh Tế Quốc Tế, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2013 2
Sinh viên 2
Ngô Văn Đang 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG 6
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
MINH LỘC 3
1.1.1 Quá trình hình thành 3
1.1.2 Quá trình phát triển 4
1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH DOANH 5
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 5
1.2.1.1 Chức năng 5
1.2.1.2 Nhiệm vụ 5
1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 6
1.3 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 10
1.3.1 Sản phẩm 10
1.3.2 Lao động 11
1.3.3 Phương thức kinh doanh 12
1.3.4 Thị trường 12
1.3.5 Đối thủ 12
1.3.6 Khách hàng 13
1.3.7 Nhà cung ứng 13
1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
MINH LỘC 14
3
1.4.1 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động SXKD của công ty 14

1.4.1.1 Sản phẩm 14
1.4.1.2 Thị trường và phương thức kinh doanh 15
1.4.2 Doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm 17
CHƯƠNG 2 20
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MINH LỘC
20
2.1 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH MINH LỘC 20
2.1.1 Thực trạng hiệu quả kinh doanh tổng hợp 20
2.1.2 Hiệu quả sử dụng lao động 23
2.1.3 Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của công ty 24
2.1.4 Hiệu quả sử dụng vốn 27
2.1.4.1 Hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty 28
2.1.4.2 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 29
2.1.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 31
2.1.4.4 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 34
2.1.5 Hiệu quả kinh tế - xã hội 35
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MINH LỘC TRONG THỜI GIAN QUA 35
2.2.1 Những kết quả đạt được 36
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 37
2.2.2.1 Những hạn chế 37
2.2.2.2 Những nguyên nhân 37
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI 40
3.1.1 Chiến lược phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015 định
hướng đến năm 2020 40
3.1.2 Phương hướng hoạt động của Công ty TNHH Minh Lộc trong thời gian
tới 41
3.1.2.1 Phương hướng 41

3.1.2.2 Mục tiêu chiến lược 42
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH MINH LỘC 44
3.2.1 Hoàn thiện huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của công ty 44
3.2.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty 48
3.2.3 Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu thị trường 49
3.2.4 Tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 50
3.2.5 Tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm giảm chi phí và giá thành sản phẩm 51
4
3.2.6 Tăng cường đầu tư, đổi mới và đồng bộ các thiết bị, dây chuyền sản xuất
có trọng điểm 51
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 52
3.3.1 Kiến nghị về cải cách thủ tục hành chính 52
3.3.2 Về tín dụng, quản lý ngoại tệ và ổn định tỷ giá 53
3.3.3 Kiến nghị về quản lý thị trường và quản lý hoạt động nhập khẩu 54
3.3.4 Kiến nghị về việc ban hành hệ thống các chỉ tiêu của ngành 54
KẾT LUẬN 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP 57
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 58
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 59
5
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
I. Tiếng Việt
STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

2 XNK Xuất nhập khẩu
3 KT-SX Kĩ thuật – sản xuất
4 NVL Nguyên vật liệu
5 LN Lợi nhuận
6 DT Doanh thu
7 CP Chi phí
8 QLDN Quản lý doanh nghiệp
9 GVHB Giá vốn hàng bán
10 VKD Vốn kinh doanh
11 VCĐ Vốn cố định
12 VLĐ Vốn lưu động
13 VCSH Vốn chủ sở hữu
14 SXKD Sản xuất kinh doanh
II. Tiếng Anh
STT Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng anh Nghĩa tiếng Việt
1 ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á
2 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương Mại Thế
Giới
7
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình phát triển của các nước công nghiệp tiên tiến như Anh, Pháp,
Nhật… cũng như các nước Đài Loan, Hàn Quốc … hiện nay đều trải qua bước
phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng dệt may.
Ở Việt Nam, dệt may là một ngành công nghiệp có truyền thống lâu đời và đóng
vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bởi nước ta là một nước đông dân,
nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ thì ngành dệt may đã giải quyết phần
nào vấn đề về lao động việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển và cân bằng

cán cân xuất khẩu.
Trong điều kiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay và đặc
biệt là sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam
đã có những điều kiện để hòa vào nền kinh tế thế giới, thu hút vố đầu tư nước
ngoài. Trong bối cảnh đó, ngành dệt may đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu của ngành không ngừng tăng lên, đóng góp
không nhỏ vào thu nhập của nền kinh tế… Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào có
thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam, đưa ngành dệt may phát triển đúng tầm với tiềm năng của nó.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay và bối cảnh nền kinh tế đang gặp
nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đều phải vượt qua rất nhiều những thách thức
để tồn tại và phát triển. Trong đó, công cuộc nâng cao hiệu quả của quá trình sản
xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp. Nó đóng vai trò quyết định sự tồn tại và hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp trong hoạt động của mình. Trong điều kiện đó, ngành dệt may nói
chung và công ty TNHH Minh Lộc chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
may mặc dệt len nói riêng đang đứng trước những thách thức, khó khăn lớn:
Hiệu quả sản xuất và kinh doanh chưa cao, không tận dụng được thị trường mà
còn có nguy cơ đánh mất nhiều đoạn thị trường do sự canh tranh trên thị trường
ngày càng khốc liệt hơn.
Là một công ty đã hoạt động được gần 10 năm nay và đạt được những
thành quả đáng kể xong bản thân công ty vẫn bộc lộ ra rất nhiều yếu điểm đặc
biệt là hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh chưa được chú trọng. Vì vậy
việc cấp thiết cần có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh cho công ty, giúp công ty có thể gặt hái được nhiều thành công hơn
nữa, để từ đó giúp ngành công nghiệp dệt may và nền kinh tế của nước ta ngày
càng phát triển và hoàn thiện hơn.
1
Xuất phát từ thực tế nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty
hiện nay còn nhiều hạn chế và chưa hiệu quả, để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Lộc”.
Chuyên đề thực tập của em bao gồm 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MINH LỘC
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH MINH LỘC
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MINH LỘC
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MINH LỘC
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
MINH LỘC
1.1.1 Quá trình hình thành
Với truyền thống từ lâu đời và các sản phẩm the lụa tiến vua nổi tiếng, làng
La Phù, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội đã từng nổi
tiếng khắp chốn kinh kỳ với đỉnh cao của nghệ thuật dệt len thủ công Việt Nam.
Sử dụng những kinh nghiệm quý báu, nhân dân xã La Phù tiếp túc phát huy
truyền thống đó để đưa La Phù trở thành một trong những làng nghề giàu có nhất
Việt Nam với nghề dệt len. Từ những năm 2000 trở về trước, nghề dệt len của La
Phù đã manh mún xuất hiện với quy mô hộ gia đình phục vụ những đơn hàng
nhỏ lẻ. Nhận biết được tiềm năng và với sẵn kinh nghiệm của ông cha, ông
Nguyễn Duy Sinh đã tổ chức sản xuất với những chiếc máy dệt thủ công của Đài
Loan trị giá từ 8-10 triệu đồng/chiếc. Sự khéo léo và dày dặn kinh nghiệm khiến
cho hộ gia đình của ông sản xuất ra những sản phẩm dệt len có chất lượng cao,
đẹp về mặt thẩm mỹ nên từ đó tạo được uy tín trên thị trường. Từ những đơn
hàng nhỏ lẻ phục vụ trong nước thì sau đó những đơn hàng từ nước ngoài cũng
bắt đầu xuất hiện với tần suất lớn dần. Nhận thấy sự cần thiết phải mở rộng quy
mô sản xuất, ông Sinh đã mua thêm máy dệt để phục vụ nhu cầu của khách hàng
được tốt hơn. Và cho đến ngày 30/3/2004, công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh

Lộc đã ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng.
Tên giao dịch của công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Lộc
Tên tiếng anh: MinhLoc Company Limited
Tên viết tắt: MinhLoc Co.Ltd
Trụ sở chính: Cụm Công nghiệp Trường An, xã An Khánh, huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84 4 33 656668
Fax: +84 4 33 656669
Email:
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính:
• Sản xuất các mặt hàng dệt len nội địa
• Sản xuất và đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu
3
• Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng
Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng (hai mươi tỷ đồng Việt Nam).
1.1.2 Quá trình phát triển
Công ty TNHH Minh Lộc được thành lập vào ngày 30/3/2004 từ sự kế thừa
phát triển sản xuất của hộ gia đình ông Nguyễn Duy Sinh. Từ trước khi được
thành lập, sản phẩm sản xuất của hộ gia đình đã có mặt trên thị trường trong và
ngoài nước nhưng chủ yếu là thị trường nội địa với những đơn hàng nhỏ lẻ. Công
ty Minh Lộc ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói
riêng đang có những biến chuyển sâu sắc. Ngành dệt may đã có những bước
chuyển mình lớn cùng với nhiều cơ hội và thách thức trong công cuộc công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước đem
lại sau gần 20 năm tiến hành cải cách nền kinh tế từ năm 1986. Đến nay sau 9
năm thành lập và hoạt động, Công ty Minh Lộc đã trải qua không ít những thăng
trầm trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là từ khi nước ta gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO năm 2007 thì công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh
của các doanh nghiệp vô cùng gay gắt bởi sự cạnh tranh này không chỉ xảy ra
trên lãnh thổ Việt Nam, với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn xảy ra trên phạm

vi thế giới bởi sự đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt
Nam.
Tuy nhiên với sự tiếp thu những kinh nghiệm, truyền thống của ông cha,
với sự nhanh nhẹn nhạy bén luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, sự chỉ đạo sáng suốt của
ban lãnh đạo công ty cũng như niềm say mê, bàn tay khéo léo của đội ngũ công
nhân lành nghề, công ty đã khai thác được những thuận lợi một cách hiệu quả và
cơ bản khắc phục được những khó khăn để tạo ra những sản phẩm với chất lượng
tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý nhất cho thị trường. Điều đó mang lại cho công
ty những bước phát triển nhảy vọt, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong
nước và đang vươn ra để khẳng định uy tín và thương hiệu của mình trên thị
trường quốc tế.
Sản phẩm của công ty đã có mặt rộng rãi ở thị trường trong nước và các thị
trường nước ngoài thuộc Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ… khó tính như Hàn Quốc,
Đài Loan, Mỹ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức …
4
1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KINH DOANH
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.2.1.1 Chức năng
Công ty TNHH Minh Lộc là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt
động sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ, chức năng của mình và được pháp luật
bảo vệ. Công ty có chức năng chính là sản xuất kinh doanh các sản phẩm may
mặc dệt len, sản phẩm phụ kiện thời trang như: áo, quần, khăn, mũ
1.2.1.2 Nhiệm vụ
Với mỗi công ty sản xuất kinh doanh nói chung và Công ty TNHH Minh
Lộc nói riêng thì nhiệm vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh là thông qua việc
phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng để đem lại lợi nhuận cao nhất. Vì vậy,
công ty luôn luôn tìm mọi cách để khai thác hết hiệu quả sản xuất kinh doanh,
định mức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã để tối đa
hóa lợi nhuận. Ban lãnh đạo của công ty đã đề ra những nhiệm vụ sau:
• Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo đúng

ngành nghề được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
• Tổ chức, xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo
đúng phương châm kinh doanh, các mục tiêu chiến lược và định hướng
của ban lãnh đạo công ty.
• Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước
để nâng cao thị phần trong nước và mở rộng thị trường nước ngoài.
• Tổ chức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, không ngừng mở rộng sản
xuất theo khả năng của công ty và nhu cầu thị trường, áp dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản
phẩm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
• Xây dựng và quản lý tốt đội ngũ nhân sự, đảm bảo công ăn việc làm ổn
định, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân
viên. Thực hiện chế độ chính sách về quyền lợi đối với người lao động
theo đúng quy định của pháp luật.
• Thực hiện đúng cam kết với khách hàng về sản phẩm theo nguyên tác đôi
bên cùng có lợi, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với các công ty
trong và ngoài nước.
• Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, các chính sách của
Nhà nước như: quyền lợi người lao động, chế độ chính sách quản lý và sử
5
dụng vốn, chế độ kiểm toán, nghĩa vụ nộp thuế
Để đảm bảo sự chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty có những
quyền hạn sau:
• Công ty có quyền tự chủ trong việc đám phán, ký kết các hợp đồng và quá
trình tổ chức sản xuất kinh doanh. Giám đốc công ty là người đại diện về
quyền lợi, chịu trách nhiệm về sự tồn tại, hoạt động và phát triển của công
ty theo quy định của pháp luật hiện hành.
• Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng việc sản xuất kinh doanh, tiêu thụ
sản phẩm như hội chợ, triển lãm, mở các đại ký bán hàng.
• Hoạt động theo chế độ độc lập về hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính, có

tư cách pháp nhân, có con dấu, được pháp luật bảo vệ.
• Chủ động trong việc phân phối lợi nhuận của quá trình sản xuất kinh
doanh một cách công bằng và hợp lý.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu sản xuất và quản lý bộ máy tổ chức đóng vai trò rất quan trọng
trong sự thành công của một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh như Công ty TNHH Minh Lộc. Công ty đã không ngừng thay đổi
hoàn thiện cơ cấu sản xuất và bộ máy quản lý để phù hợp với từng thời kỳ và
định hướng của ban lãnh đạo công ty. Sau nhiều lần thay đổi để hoàn thiện và sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả, hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
TNHH Minh Lộc như sau:
6
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Minh Lộc
(Nguồn: phòng hành chính – nhân sự)
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong hoạt động của công ty:
Giám đốc điều hành công ty:
• Chịu trách nhiệm về sự tồn tại của công ty, các hoạt động của công ty
trước tập thể cán bộ công nhân viên và trước pháp luật hiện hành.
• Trực tiếp quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của
công ty, xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh
doanh của doanh nghiệp, nắm giữ trực tiếp sự thành bại của công ty.
• Trực tiếp thương thảo, kí kết các hợp đồng kinh doanh, các hợp đồng xuất
nhập khẩu.
Văn phòng
công ty
Phân
xưởng
dệt
Phân
xưởng

may
Phân
xưởng
tẩy
nhuộm,
giặt là
Phân
xưởng
kiểm
duyệt và
đóng
gói
Phó Giám Đốc
Kinh doanh
Phó Giám Đốc
KT-SX
Giám đốc điều hành
Công ty
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
Tài
chính
– Kế
toán
Bộ
phận
Marke
-ting

Bộ
phận
Kho
Phòng
Bảo vệ
Phòng
Kỹ
thuật -
sản
xuất
Phòng
Hành
chính
– nhân
sự
7
• Cùng với các phó giám đốc trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động của các
phòng ban như phòng kỹ thuật sản xuất, phòng kinh doanh, phòng tài
chính…
Phó Giám đốc kỹ thuật - sản xuất:
• Là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về kỹ thuật sản xuất
sản phẩm của công ty.
• Trực tiếp điều hành phòng Kỹ thuật nghiên cứu và lập các mẫu cho sản
phẩm.
• Kiểm tra, giám sát quá trình tạo sản phẩm ở các xưởng sản xuất.
Phó Giám đốc Kinh doanh:
• Là người điều hành phòng kinh doanh và bộ phận Marketing của công ty.
• Giao nhiệm vụ cho các nhân viên để lên kế hoạch kinh doanh cho công ty
như: mua sắm nguyên vật liệu, vật tư, bán sản phẩm, mở rộng thị trường,
tìm kiếm các đơn đặt hàng trong và ngoài nước…

• Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình.
Phòng Kỹ thuật sản xuất:
• Tham mưu, giúp Giám đốc và phó Giám đốc KT-SX về công tác xử lý sử
dụng và các biện pháp ngắn hạn, dài hạn áp dụng khoa học kỹ thuật tiên
tiến hiện đại vào trong thiết kế, sản xuất sản phẩm.
• Thiết kế mẫu mã và kiểu dáng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng,
đồng thời cũng có thể tư vấn cho khách hàng về kiểu dáng, mẫu mã của
sản phẩm.
• Nghiên cứu, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất các mẫu mã mới, cải tiến công nghệ
sản xuất.
• Xây dựng và điều chỉnh mức tiêu hao vật tư trong tháng, có báo cáo kết
quả thực hiện và định mức của công ty.
• Kiểm tra, kiểm nghiệm về chất lượng các loại vật tư, nguyên liệu và thành
phẩm của công ty, thực hiện việc khiếu nại về chất lượng vật tư hay giải
quyết các khiếu nại về chất lượng của hàng hóa.
• Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng bảo hành, sửa chữa và thay
thế các trang thiết bị, máy móc sản xuất, thiết bị kiểm tra, kiểm nghiệm
của công ty theo thường kỳ.
• Tổ chức, đôn đốc và theo dõi quá trình sản xuất tại các xưởng sản xuất và
8
xử lý các tình huống phát sinh.
• Giải quyết và báo cáo với phó Giám đốc kỹ thuật sản xuất các tình huống
phát sinh.
Phòng Kinh doanh:
• Tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn và theo dõi các nhà cung ứng vật tư, nguyên
vật liệu phục vụ cho sản xuất - kinh doanh, đảm bảo nguồn vật tư nguyên
vật liệu ổn định cho công ty.
• Soạn thảo, theo dõi hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán và các văn
bản khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.
• Lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm của công ty từ các đơn đặt hàng

nhận được và từ kế hoạch phát triển sản phẩm mới.
• Thiết lập các kênh phân phối sản phẩm
• Tìm hiểu thị trường, phân tích thị trường, mở rộng và tìm kiếm thị trường
trong và ngoài nước
• Thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty: thực hiện
tìm kiếm, kí kết các hợp đồng xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, sản
phẩm…, thực hiện thủ tục thanh toán XNK, thủ tục hải quan…
• Phân tích đơn hàng, dựa vào định mức sản phẩm để tính giá thành và giá
bán của sản phẩm, sau đó trình Giám đốc phê duyệt.
• Tính toán, tổng hợp và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Phòng Tài chính – kế toán:
• Nghiên cứu và đưa ra những chiến lược tốt nhất trong việc quản lý và phát
triển nguồn vốn của công ty.
• Kiểm tra, rà soát lại giá mua vật tư, nguyên vật liệu và giá bán sản phẩm
của từng tháng.
• Lên kế hoạch thu chi tài chính ngắn hạn, dài hạn, chi trả lương cho các bộ
công nhân viên theo quy định.
• Cung cấp đầy đủ các thông tin về hoạt động kế toán tài chính của công ty
cho Giám đốc điều hành để giám đốc có những quyết định phù hợp với
tình hình thực tế.
• Phản ánh đầy đủ các khoản mục chi phí, nguồn vốn, tài sản, doanh thu, lợi
nhuận của công ty trong từng kỳ theo quy định.
9
• Phân tích các thông tin, số liệu kế toán để từ đó lập các kế hoạch thu chi,
kế hoạch kế toán, thống kê, tài chính.
• Nộp thuế đầy đủ theo quy định của Nhà nước.
Phòng Hành chính – Nhân sự:
• Xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong công ty.
• Quản lý nhân sự.
• Thực hiện công tác hành chính quản trị.

• Tổ chức chịu trách nhiệm tuyển dụng và điều chuyển trong công ty.
Bộ phận Marketing:
• Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tạo hình ảnh và thương hiệu cho công ty,
thông qua việc tổ chức quản lý và chăm sóc khách hàng, đăng ký các
chương trình về chất lượng sản phẩm…
• Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và mở rộng thị trường.
• Nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để từ đó phát triển sản phẩm,
phục vụ tốt nhất mong muốn của khách hàng.
• Tham mưu cho Giám đốc và các phó Giám đốc về các chiến lược sản
phẩm, chiến lược thị trường, việc phát triển sản phẩm, xây dựng thương
hiệu, kênh phân phối …
Bộ phận Kho: Bao gồm kho vật liệu và kho thành phẩm.
• Nhập, xuất nguyên vật liệu và thành phẩm.
• Thủ kho có trách nhiệm tổng hợp tình hình biến động của nguyên vật liệu,
thành phẩm trong kho theo từng kỳ.
Phòng Bảo vệ:
• Đề xuất và thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trong công ty.
• Quản lý nhân lực, bảo quản giữ gìn cơ sở vật chất, trang thiết bị công ty.
• Quản lý hệ thống kiểm soát an ninh, hệ thống báo cháy tự động.
• Thực hiện một số công tác khác theo sự phân công của giám đốc hoặc
người được ủy quyền.
1.3 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.3.1 Sản phẩm
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Lộc chuyên sản xuất kinh doanh các
mặt hàng dệt len thời trang. Các sản phẩm mà công ty sản xuất kinh doanh, nhận
10
gia công cho các khách hàng trong và ngoài nước và xuất khẩu chủ yếu là: áo
len, quần len, khăn, mũ len…
Sản phẩm của Công ty TNHH Minh Lộc đa dạng về mẫu mã, phong phú về
chủng loại, phục vụ nhu cầu của khách hàng từ hàng trung cấp đến cao cấp.

1.3.2 Lao động
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Minh Lộc là sản xuất,
kinh doanh các sản phẩm may mặc mà chủ yếu là dệt len. Đây là lĩnh vực cần
khá nhiều lao động. Do đó vấn đề quản lý lao động sao cho có hiệu quả rất quan
trọng đối với công ty.
Bảng 1.1 Cơ cấu lao động của công ty TNHH Minh Lộc giai đoạn 2010-2012
S
T
T
Các chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
(người)
Tỷ
trọng
(%)
1 Theo tính chất lao động

Lao động trực tiếp 396 94,29 453 94,38 468 93,60
Lao động gián tiếp 24 5,71 27 5,62 32 6,4
Tổng số lao động 420 100 480 100 500 100
2 Theo trình độ
Đại học và cao đẳng 29 6,90 33 6,88 36 7,20
Trung cấp 21 5,00 22 4,58 24 4,8
Công nhân sản xuất 370 88,10 425 88,54 440 88,00
Tổng số lao động 420 100 480 100 500 100
3 Theo giới tính
Lao động nữ 321 76,43 368 76,67 376 75,20
Lao động nam 99 23,57 112 23,33 124 24,80
Tổng số lao động 420 100 480 100 500 100
(Nguồn: phòng Hành chính – Nhân sự)
Đặc điểm sản xuất của công ty là nhẹ nhàng, đòi hỏi sự khéo léo nên lao
động nữ chiếm đa số, chiếm hơn 75% tổng số lao động. Các lao động nam chủ
yếu được bố trí vào những công việc nặng nhọc như vận hành máy móc, vận
chuyển…
Về cơ cấu lao động, Minh Lộc đã xây đựng dược tỷ lệ hợp lý giữa bộ phận
trực tiếp sản xuất với bộ phận quản lý, bộ phận kinh doanh. Trong đó bộ phận
quản lý kinh doanh chỉ chiếm 5-6% tổng số lao động.
11
1.3.3 Phương thức kinh doanh
• Nhận gia công toàn bộ hoặc 1 phần theo hợp đồng: công ty nhận nguyên
vật liệu và phụ liệu từ phía khách hàng theo hợp đồng rồi sau đó tiến hành
tổ chức sản xuất, gia công thành phẩm rồi giao lại cho khách hàng.
• Sản xuất hàng nội địa: công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh từ đầu vào đến đầu ra như tìm kiếm nguồn nguyên, phụ liệu, tổ
chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu trong
nước
• Sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức FOB: công ty dựa vào hợp đồng

đã ký kết với khách hàng để tìm kiếm, mua nguyên phụ liệu phù hợp để tổ
chức sản xuất sản phẩm rồi xuất khẩu sản phẩm cho khách hàng đúng thời
hạn như trong hợp đồng đã ký.
1.3.4 Thị trường
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là thị trường trong nước và thị trường
nước ngoài:
• Thị trường trong nước: kể từ khi thành lập, thị trường trong nước luôn
luôn được công ty chú ý. Và đặc biệt trong những năm gần đây, thu nhập của
người dân trong nước tăng lên do vậy nhu cầu sử dụng các sản phẩm may mặc có
chất lượng cũng tăng. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Công ty Minh Lộc
đã mở rộng sản xuất và kênh phân phối của mình rộng khắp các tỉnh thành đặc
biệt là miền Bắc và miền Trung – những vùng miền có mùa đông rất lạnh.
• Thị trường nước ngoài: trước khi thành lập, khi còn hoạt động với quy mô
hộ gia đình, Công ty Minh Lộc đã nhận được các đơn hàng từ các khách hàng
nước ngoài. Và cho đến nay thị trường nước ngoài là thị trường đem lại phần lớn
doanh thu và lợi nhuận cho công ty được thực hiện thông qua hình thức gia công
xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu FOB. Thị trường nước ngoài của công ty
ngày càng được mở rộng từ các thị trường từ khó tính đễn dễ tính như Hàn Quốc,
Đài Loan, Mỹ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức …
1.3.5 Đối thủ
Dệt may là ngành đòi hỏi vốn ít và nhiều lao động, cùng với đó dệt may là
nghề truyền thống của xã La Phù nói riêng và khu vực huyện Hoài Đức nói
chung nên công ty không thể tránh khỏi được sự cạnh tranh của các đối thủ trong
khu vực. Điển hình là một số công ty khá phát triển như Công ty TNHH Minh
Phương, Công ty TNHH Đông Đô… Những công ty này cũng là những công ty
12
được thành lập từ sớm và khá phát triển và hiện là những đối thủ cạnh tranh khá
mạnh của Minh Lộc trong ngành.
Nói rộng ra, ngoài những đối thủ cạnh tranh trong khu vực lân cận, Minh
Lộc còn phải đối mặt với những công ty rất lớn sản xuất những mặt hàng tương

tự ở phía Bắc như Công ty dệt len Mùa Đông, Công ty TNHH dệt len Phúc
Hưng…
Tuy nhiên những sản phẩm của Công ty Minh Lộc sản xuất ra được thị
trường đánh giá khá cao về chất lượng, mẫu mã và giá thành nên có thể nói đây
là một công ty khá mạnh trong ngành. Với nhận thức sâu sắc rằng nước ta hiện
nay đã là thành viên của tổ chức WTO nên việc cạnh tranh sẽ còn công bằng và
khốc liệt hơn nữa nên Giám đốc công ty đã sớm theo đuổi các chiến lược cạnh
tranh bằng sản phẩm, chất lượng, giá thành và uy tín của công ty để tiếp tục tồn
tại và phát triển.
1.3.6 Khách hàng
• Đối với thị trường trong nước:
Đối với các sản phẩm công ty sản xuất kinh doanh thì khách hàng tiêu dùng
cuối cùng mà công ty hướng tới là những người có thu nhập trung bình trở lên,
phạm vi trải đều khắp các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Các khách hàng trung
gian của công ty là các đầu mối bán buôn tại các chợ lớn ở Hà Nội như chợ Đồng
Xuân, chợ Cầu Đông, và các đầu mối bán buôn tại khắp các tỉnh như Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An…
Ngoài ra, khách hàng của công ty còn là những công ty với các đơn hàng gia
công toàn bộ hoặc gia công 1 phần trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc những
đơn hàng từ những hộ gia đình trong khu vực.
• Đối với thị trường nước ngoài:
Khách hàng mà công ty hướng tới là những công ty với những hợp đồng gia
công xuất khẩu hay các hợp đồng xuất khẩu FOB các mặt hàng mà Minh Lộc
chuyên sản xuất kinh doanh.
1.3.7 Nhà cung ứng
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố không thể thiếu của quá trình sản
xuất, nó quyết định đến chất lượng của sản phẩm, từ đó ảnh hướng rất lớn đến sự
thành công của công ty. Nguyên vật liệu của Công ty TNHH Minh Lộc bao gồm
NVL chính và NVL phụ. Đối với mỗi loại, mỗi mẫu mã sản phẩm, mỗi loại
nguyên vật liệu, công ty sẽ tìm đến những nhà cung ứng khác nhau.

13
Đối với những sản phẩm mà công ty tự sản xuất kinh doanh hay những đơn
hàng xuất khẩu FOB từ nước ngoài thì các nguyên vật liệu chính như len, vải
lông, vải dạ lót… hoặc một số phụ liệu đòi hỏi tính thẩm mỹ như cúc, khuy, hạt
cườm… thì công ty nhập trực tiếp từ nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan…
còn đối với một số nguyên vật liệu chính như vải mex, lót dạ thường… và phụ
liệu như kim, chỉ, hạt đính đá, hạt gỗ… thì công ty mua trực tiếp từ các đầu mối
tại chợ Đồng Xuân hay Cầu Đông…
Đối với những đơn hàng gia công toàn bộ hay một phần hoặc gia công xuất
khẩu thì nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp hoặc chỉ định. Sau đó Công ty
có thể dựa vào những nhà cung cấp của mình để mua nguyên vật liệu và sản xuất
theo yêu cầu của khách hàng.
1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
MINH LỘC
1.4.1 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động SXKD của công ty
1.4.1.1 Sản phẩm
Sau 10 năm kể từ khi thành lập, hiện nay công ty đang có những dây
chuyền hiện đại như máy dệt vi tính, thêu vi tính, thêu tự động …, luôn cập nhật
những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên với bàn tay của đội ngũ công nhân lành
nghề có trình độ, năng suất và chất lượng của sản phẩm ngày càng được nâng lên
đáp ứng khách hàng trong nước và ngoài nước. Sản phẩm của công ty ngày càng
đa dạng phong phú hơn về mẫu mã và chủng loại.
Kể từ khi thành lập đến nay, sản phẩm mũi nhọn mà Công ty Minh Lộc tập
trung sản xuất đó là áo len và mũ len. Hai sản phẩm này chiếm khoảng 80% sản
phẩm của công ty và đem lại khoảng 90% lợi nhuận. Cho đến năm 2009, nhận
thấy nhu cầu của thị trường và của các khách hàng gia công, công ty đã làm
phong phú thêm chủng loại hàng hóa với dòng sản phẩm khăn len và đến năm
2011 thì dòng sản phẩm này cũng được công ty xuất khẩu với số lượng tương đối
lớn là 352.450 chiếc vào các thị trường sẵn có và được thị trường chấp nhận. Và
đến năm 2012 thì mặt hàng khăn len cũng là 1 trong những mặt hàng cuất khẩu

chủ lực của Minh Lộc và đem lại phần lợi nhuận không nhỏ.
Sau đây là những mặt hàng mà công ty đã sản xuất kinh doanh trong những
năm vừa qua:
Bảng 1.2 Một số mặt hàng chủ yếu của Công ty TNHH Minh Lộc sản xuất
giai đoạn 2009-2012
ĐVT: Chiếc
14
STT Tên sản phẩm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Áo len xuất khẩu 320.760 374.340 369.070 435.640
2 Mũ len xuất khẩu 490.420 556.800 554.470 578.650
3 Khăn len XK - - 352.450 377.890
4 Áo len nội địa:
-Áo nam
-Áo nữ
215.320 226.460 240.985 237.940
102.450 107.445 112.750 117.675
112.870 119.015 128.235 120.265
5 Mũ len nội địa 290.340 323.450 334.350 328.780
6 Khăn len nội địa 265.430 277.850 286.840 301.470
(Nguồn: phòng Kinh doanh)
1.4.1.2 Thị trường và phương thức kinh doanh
Như đã trình bày, Công ty TNHH Minh Lộc hoạt động sản xuất kinh doanh
theo 3 phương thức gắn liền với thị trường nội địa và thị trường nước ngoài: sản
xuất hàng nội địa, sản xuất hàng xuất khẩu FOB và các hợp đồng gia công. Công
ty chú ý tới việc phân bổ thời gian và nguồn lực cho cả 3 phương thức này bởi cả
3 phương thức này đều đem lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
Kể từ trước khi thành lập, Minh Lộc đã nhận được rất nhiều đơn hàng từ
các khách hàng nước ngoài với các mặt hàng chủ yếu là áo và mũ len. Cho đến
năm 2011, khăn len có trong danh mục hàng xuất khẩu của Minh Lộc, cùng với
đó việc mở rộng thị trường xuất khẩu ra 1 số nước khác như Ba Lan… khiến cho

doanh thu của Minh Lộc tăng rất nhanh lên đến gần 87 tỷ đồng, đạt 126,6% so
với năm 2010. Trong đó doanh thu xuất khẩu tăng lên hơn 48 tỷ đồng, doanh thu
từ gia công đạt hơn 18 tỷ đồng đạt 143,5% so với 2010.
Bảng 1.3 Tỷ trọng doanh thu của các thị trường và phương thức kinh doanh
trong tổng doanh thu 2009 - 2012
Năm
Doanh thu
(Tr.đ)
Nội địa Xuất khẩu FOB Gia công
Trị giá
(Tr.đ)
%
Trị giá
(Tr.đ)
%
Trị giá
(Tr.đ)
%
2009 112.548 47361,60 42,1 45.075,80 40,1 20.110,80 17,8
2010 137.122 53225,00 38,8 58.727,80 42,8 25.169,00 18,4
2011 173.573 53206,80 30,7 84.256,60 48,5 36.109,80 20,8
2012 186.721 55941,80 30 98.084,20 52,5 32.694,80 17,5
(Nguồn: phòng Kinh doanh)
Qua bảng số liệu 1.3 ta nhận thấy quy mô sản xuất của Công ty đang dần
được mở rộng tuy nhiên tỷ trọng doanh thu nội địa đang dần giảm xuống từ
15
42,1% năm 2009 xuống 30% năm 2012 và dự kiến đến 2013 là 29,5%. Cùng với
đó là doanh thu gia công tuy tăng về mặt trị giá nhưng tỷ trọng vẫn giảm đáng kể
từ 20,8% năm 2011 xuống dự kiến là 16% năm 2013. Điều này có thể giải thích
là do Ban Giám đốc công ty đang định hướng tập trung để tìm kiếm, mở rộng thị

trường nước ngoài, tìm kiếm những cơ hội mới. Mặt khác dường như thị trường
trong nước đang dần đi tới bão hòa bởi ngày càng nhiều các hộ gia đình cũng mở
ra sản xuất kinh doanh để phục vụ thị trường nội địa. Tỷ trọng doanh thu gia
công trong tổng doanh thu đang giảm xuống bởi theo nhận định của ban Giám
đốc, tuy gia công doanh nghiệp sẽ phải bổ vốn ít hoặc không bỏ vốn nhưng giá
giá gia công lại rẻ mà lại đòi hỏi kỹ thuật rất khắt khe, do vậy nếu quá tập trung
vào việc gia công thì sẽ làm giảm năng suất lao động và làm giảm doanh thu của
doanh nghiệp. Do vậy công ty cần khéo léo trong việc phân bổ nguồn lực cho các
phương thức, các nhu cầu của khách hàng để đáp ứng một cách tốt nhất và đem
lại lợi nhuận cao nhất.
Qua bảng thống kê 1.4 ta thấy thị trường tiêu thụ nước ngoài của Minh Lộc
được duy trì khá ổn định: đứng đầu là thị trường Hungari với tỷ trọng trong tổng
sản lượng xuất khẩu của công ty năm 2009 là 36,9% và năm 2012 là 42,6%. Sản
lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn,
tăng lên từ 95.720 chiếc năm 2009 đến 303.495 năm 2012, đạt trên 317%. Điều
này phù hợp với định hướng của công ty là khai thác thị trường Mỹ đầy tiềm
năng.
16
Bảng 1.4 Sản lượng, cơ cấu xuất khẩu của Công ty Minh Lộc theo thị trường
2009-2012
T
T
Thị trường
SL năm
2009
(chiếc)
Tỷ
trọng
năm
2009

(%)
SL năm
2010
(chiếc)
Tỷ
trọng
năm
2010
(%)
SL năm
2011
(chiếc)
Tỷ
trọng
năm
2011
(%)
SL năm
2012
(chiếc)
Tỷ
trọng
năm
2012
(%)
Tổng
811.180 100 931.140 100 1.275.990 100
1.392.18
0
100

1 Hungari 299.325 36,9 346.384 37,2 583.127 45,7 593.068 42,6
2 Ba Lan - - - - 135.255 10,6 155.924 11,2
3 Tiệp Khắc 53.538 6,6 60.524 6,5 72.731 5,7 73.786 5,3
4 Mỹ 95.720 11,8 118.255 12,7 222.022 17,4 303.495 21,8
5 Phần Lan 6.489 0,8 8.380 0,9 15.312 1,2 9.745 0,7
6 Hàn Quốc 114.376 14,1 127.566 13,7 57.420 4,5 - -
7 Nhật Bản 117.621 14,5 141.533 15,2 94.423 7,4 185.160 13,3
8 Đức 85.174 10,5 90.321 9,7 79.112 6,2 51.511 3,7
9 Khác 38.937 4,8 38.177 4,1 16.588 1,3 19.491 1,4
(Nguồn: phòng Kinh doanh)
Năm 2011, Công ty đi đến quyết định bổ sung mặt hàng khăn len vào danh
mục hàng hóa xuất khẩu với thị trường Ba Lan là chủ yếu. Tuy là thị trường mới
nhưng Ba Lan đã trở thành một trong những thị trường lớn nhất của Công ty với
tỷ trọng trong tổng sản lượng xuất khẩu của Công ty trong 2 năm 2011, 2012 lần
lượt là 10,6% và 11,2%.
Như vậy ta có thể thấy sản phẩm của Công ty Minh Lộc đã đáp ứng được
các thị trường quốc tế và đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận rất lớn cho doanh
nghiệp. Trong tương lai, Minh Lộc vẫn cần chú ý tới thị trường trọng điểm
Hungari nhưng bên cạnh đó là các thị trường đầy tiềm năng như Mỹ, Đức… để
phát huy tối đa nguồn lực của doanh nghiệp và đem lại thành công hơn nữa cho
toàn bộ công ty.
1.4.2 Doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm
Kể từ khi thành lập, Minh Lộc đã gặt hái được rất nhiều thành công, điều
này được thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận của công ty. Sự thành công này có
được biểu hiện qua các sản phẩm của Minh Lộc ngày càng có chất lượng cao,
mẫu mã đẹp, phủ sóng rộng trên thị trường cả trong và ngoài nước. Trong những
17

×