Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (Qua khảo sát Văn bia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.51 MB, 190 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGUYỄN THỊ THANH



MỘT SỐ KHÍA CẠNH CỦA ĐỜI SỐNG
THỊ DÂN THĂNG LONG – HÀ NỘI
(QUA KHẢO SÁT VĂN BIA)



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam









Hà Nội - 2012.



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ THANH



MỘT SỐ KHÍA CẠNH CỦA ĐỜI SỐNG
THỊ DÂN THĂNG LONG – HÀ NỘI
(QUA KHẢO SÁT VĂN BIA)


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Quân




Hà Nội – 2012


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8
3. Mục đích nghiên cứu 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5. Phương pháp nghiên cứu 12
6. Đóng góp của luận văn 12
7. Cấu trúc luận văn 12
Chương 1: VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI
LIỆU 14
1.1. Địa bàn nghiên cứu 14
1.1.1. Huyện Thọ Xương 15
1.1.2. Huyện Vĩnh Thuận 29
1.2. Nguồn tài liệu 34
1.2.1. Tài liệu tại Ban quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội 34
1.2.2. Tài liệu từ các công trình đã được xuất bản 35
1.3. Tình hình phân bố tài liệu 35
1.3.1. Phân bố theo không gian 35
1.3.2. Phân bố theo loại hình di tích 42
1.3.3. Phân bố theo thời gian 43
1.3.4. Phân bố theo nội dung phản ánh 48
Chương 2: ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ, TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG,
GIÁO DỤC - KHOA CỬ 51
2.1. Văn bia phản ánh phong tục tập quán và những sinh hoạt văn hoá, tín
ngưỡng của cư dân Thăng Long - Hà Nội 51
2.1.1. Phong tục, tập quán 51


2
2.1.2. Sinh hoạt văn hoá cộng đồng 75
2.2. Giáo dục - khoa cử 77
2.2.1. Khoa cử Thăng Long - Hà Nội 78
2.2.2. Văn bia phản ánh tư tưởng trọng đạo học, ca ngợi người
tài đức 87
Chương 3: ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG, LUẬT PHÁP,
KINH TẾ 94
3.1. Đời sống chính trị, tư tưởng 94
3.1.1. Chính trị 94
3.1.2. Tư tưởng 97
3.2. Luật pháp 100
3.3. Kinh tế thương mại 105
3.3.1. Các nghề thủ công truyền thống 105
3.3.2. Hệ thống chợ trong các khu phố nghề 112
3.3.3. Hoạt động buôn bán của Hoa kiều 115
3.3.4. Kinh tế của các tầng lớp xã hội 117
KẾT LUẬN 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131
PHỤ LỤC 136

3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng Tả Túc (Phúc Lâm) 16
Bảng 1.2. Tổng Hữu Túc (Đông Thọ) 18
Bảng 1.3. Tổng Tiền Túc (Thuận Mỹ) 19
Bảng 1.4. Tổng Hậu Túc (Đồng Xuân) 20
Bảng 1.5. Tổng Tả Nghiêm (Kim Liên) 21
Bảng 1.6. Tổng Hữu Nghiêm (Yên Hòa) 22
Bảng 1.7. Tổng Tiền Nghiêm (Vĩnh Xương) 23

Bảng 1.8. Tổng Hậu Nghiêm (Thanh Nhàn) 25
Bảng 1.9. Đối chiếu địa danh các phường của quận Hoàn Kiếm hiện nay với các
tổng của huyện Thọ Xương 27
Bảng 1.10. Đối chiếu địa danh các phường của quận Hai Bà Trưng hiện nay với các
tổng của huyện Thọ Xương 28
Bảng 1.11. Đối chiếu địa danh các phường của quận Đống Đa với các tổng của
huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận 29
Bảng 1.12. Tổng Yên Thành 30
Bảng 1.13. Đối chiếu địa danh các phường của quận Ba Đình hiện nay với các tổng
của huyện Vĩnh Thuận 33
Bảng 1.14. Đối chiếu địa danh 6 phường của quận Tây Hồ hiện nay với các tổng
của huyện Vĩnh Thuận 33
Bảng 1.15. Phân bố di tích theo không gian và theo loại hình của quận Ba
Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa (đơn vị tính:
di tích) 36
Bảng 1.16. Phân bố văn bia theo đơn vị phường (tổng) tại quận Ba Đình 37
Bảng 1.17. Phân bố văn bia theo đơn vị phường (tổng) tại quận Tây Hồ. 38
Bảng 1.18. Phân bố văn bia theo đơn vị phường (tổng) tại quận Cầu Giấy. 38
Bảng 1.19. Phân bố văn bia theo đơn vị phường (tổng) tại quận Hoàn Kiếm. 39

4
Bảng 1.20. Phân bố văn bia theo đơn vị phường (tổng) tại quận
Hai Bà Trưng. 40
Bảng 1.21. Phân bố văn bia theo đơn vị phường (tổng) tại quận Đống Đa. 41
Bảng 1.22. Phân bố văn bia theo loại hình di tích tại các quận hiện nay (đơn vị tính:
văn bia) 42
Bảng 1.23. Văn bia thời Lê Trung hưng ở Thăng Long - Hà Nội (đơn vị
tính: văn bia) 45
Bảng 1.24. Văn bia thời Nguyễn ở Thăng Long - Hà Nội (đơn vị tính: văn bia) 47
Bảng 1.25. Văn bia ở Thăng Long - Hà Nội theo nội dung phản ánh (đơn vị tính:

văn bia) 49
Bảng 2.1. Văn bia gửi giỗ ở Thăng Long – Hà Nội (đơn vị tính: văn bia) 53
Bảng 2.2. Bia gửi giỗ qua các thời kỳ (đơn vị tính: văn bia). 55
Bảng 2.3. Bia gửi giỗ thời Nguyễn (đơn vị tính: văn bia) 55
Bảng 2.4. Phân loại bia gửi giỗ theo loại hình di tích (đơn vị tính: văn bia) 57
Bảng 2.5. Bia hậu ở Thăng Long – Hà Nội (đơn vị tính: văn bia) 60
Bảng 2.6. Đối tượng được bầu hậu, cúng hậu (đơn vị tính: văn bia) 61
Bảng 2.7. Số lượng người đỗ tiến sĩ các thời kỳ tại các quận Ba Đình, Đống Đa,
Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy. (Nguồn: Bùi Xuân Đính) 79
Bảng 2.8. Số người đỗ tiến sĩ của Thăng Long khắc trên bia Văn Miếu
Quốc Tử Giám 80
Bảng 2.9. Số lượng người đỗ của Thăng Long so với cả nước 81
Bảng 2.10. Mức đỗ tại các khoa thi trong bia Văn Miếu - Quốc Tử Giám 83
Bảng 3.1. Bia chùa tại Thăng Long – Hà Nội (đơn vị tính: văn bia). 100
Bảng 3.2. Các hình thức đóng góp vào các cơ sở thờ tự (đơn vị tính: văn bia) . 117
Bảng 3.3. Mức đóng góp tiền và ruộng của tầng lớp quan lại, quí tộc thời Lê – Tây
Sơn (đơn vị tính: văn bia, đơn vị tiền tệ: quan). 118
Bảng 3.4. Mức đóng góp tiền và ruộng của tầng lớp bình dân thời Lê – Tây Sơn
(đơn vị tính: văn bia, đơn vị tiền tệ: quan). 119

5
Bảng 3.5. Các loại tiền đóng góp vào các cơ sở thờ tự thời Nguyễn (đơn vị
tính: văn bia). 121
Bảng 3.6. Mức đóng tiền của tầng lớp quí tộc, quan lại thời Nguyễn (đơn vị tính:
văn bia.) 121
Bảng 3.7. Mức đóng ruộng của tầng lớp quí tộc, quan lại thời Nguyễn (đơn vị tính:
văn bia). 122
Bảng 3.8. Mức đóng tiền của tầng lớp bình dân thời Nguyễn
(đơn vị tính: văn bia). 123
Bảng 3.9. Mức đóng ruộng của tầng lớp bình dân thời Nguyễn (đơn vị tính: văn

bia). 124


6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CTTX: Các trấn, tổng, xã danh bị lãm
KHXH: Khoa học xã hội
Nxb: Nhà xuất bản
QLDTDT: Quản lý Di tích Danh thắng
PGS: Phó giáo sư
UBND: Ủy ban nhân dân
TS: Tiến sĩ
VHTT: Văn hoá thông tin


7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thăng Long – Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của
cả nước. Kể từ mùa thu năm 1010, khi hoàng đế Lý Công Uẩn ban chiếu
Dời đô nói về vị thế của một kinh đô: “…ở vào chính giữa trời đất, có cái
thế rồng cuộn hổ ngồi……đất ấy rộng mà bằng phẳng, cao ráo mà sáng
sủa, dân cư không phải cái nạn tối tăm, ẩm thấp, muôn vật cực kỳ giàu
thịnh đông vui. Xem khắp nước Việt, đó là đất danh thắng, thật là đô hội
trọng yếu để bốn phương sum họp và là đô thành bậc nhất đáng đặt làm
kinh sư cho muôn đời” [18, tr.297], và cũng từ đó, tên Đại La thành chính
thức được đổi thành Thăng Long.
1.2. Là vùng đất địa linh nhân kiệt, trung tâm của trời đất, nơi tập

trung của chính quyền phong kiến Trung ương hơn 8 thế kỷ, Thăng Long -
Hà Nội đã trở thành nơi tụ hội của bốn phương với đầy đủ các tầng lớp
trong xã hội: vua chúa, quan lại, nho sĩ, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ,
nông dân vùng ven đô và cả những người ngoại quốc đến Thăng Long làm
ăn, buôn bán. Họ là những “công dân” của Thăng Long - Hà Nội.
1.3. Trải qua 1000 năm ấy, các thế hệ người Thăng Long - Hà Nội đã
xây dựng và kiến tạo kinh đô thành mảnh đất ngàn năm văn hiến với bề dày
lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời cùng hệ thống di sản văn hóa đậm
đặc như: thành lũy, đình, đền, chùa, miếu …có niên đại trải dài theo tiến
trình lịch sử của Thăng Long – Hà Nội.
1.4. Cho đến nay, Hà Nội là địa phương có số lượng di tích lịch sử -
văn hoá nhiều nhất trong cả nước với tổng số 5.175 di tích. Qua nhiều biến
động của lịch sử dân tộc, qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và
đặc biệt là sự khắc nghiệt của khí hậu, các di tích lịch sử văn hoá đã thay
đổi diện mạo nhiều so với khi khởi dựng. Song, qua văn bia, chúng ta có

8
thể biết được qui mô, kiểu dáng của từng di tích, những lần tu sửa, sự thay
đổi về địa danh hành chính cùng những qui định của tục bầu hậu, gửi giỗ,
nghi thức tế lễ và nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội đương
thời.
1.5. Theo con số thống kê của Ban quản lý Di tích Danh thắng Hà
Nội, hiện nay trong kho Hán Nôm của Ban còn lưu giữ được trên 10.000
thác bản văn khắc, bao gồm: bia, chuông, khánh của 14 quận, huyện Hà
Nội cũ với niên đại trải dài từ thời Trần - Lê sơ - Mạc - Lê Trung hưng đến
thời Nguyễn. Đây là một loại sử liệu rất quí và quan trọng trong kho tàng di
sản văn hóa dân tộc, bởi “Văn bia là những chứng tích phản ánh những
cuộc biến thiên và cả lòng thiết tha của con người muốn gìn giữ dấu vết
quý giá của thời xưa để truyền dạy cho muôn đời sau [43, tr.9].
1.6.


Tuy nhiên, đó là con số của 14 quận, huyện Hà Nội cũ. Nếu chỉ
tính riêng hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, tương đương với các
quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ và phường
Nghĩa Đô của quận Cầu Giấy hiện nay, con số đó là 1495 bia. Qua nội
dung những tấm bia, chúng ta biết về đời sống chính trị, xã hội, khoa cử,
pháp luật, kinh tế, thương mại… của Thăng Long - Hà Nội dưới các triều
đại khác nhau. Mặt khác văn bia cũng là một loại sử liệu bổ sung cho phần
còn khiếm khuyết của các bộ sử.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số khía cạnh của đời sống
thị dân Thăng Long – Hà Nội (qua khảo sát văn bia)” với mong muốn đi
sâu nghiên cứu, tìm hiểu về một số lĩnh vực: văn hoá, tôn giáo, phong tục
tập quán, chính trị, kinh tế, luật pháp, giáo dục - khoa cử của mảnh đất
ngàn năm văn hiến dưới góc nhìn từ văn bia.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn bia Thăng
Long – Hà Nội của các học giả trong nước như: Tuyển tập văn bia Hà Nội

9
của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam – Ban Hán Nôm xuất bản năm 1977,
gồm 2 tập, sưu tầm, dịch và giới thiệu 63 tấm bia tiêu biểu trong các di tích
lịch sử văn hoá của Thăng Long – Hà Nội. Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm
1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhiều công trình nghiên cứu về Thăng
Long – Hà Nội của các học giả trong nước được xuất bản, tiêu biểu như bộ
sách: Tổng tập văn hiến Thăng Long - Hà Nội do Vũ Khiêu (chủ biên) với
sự tham gia của nhiều tác giả đã giới thiệu bức tranh toàn cảnh về Thăng
Long - Hà Nội qua những chặng đường lịch sử [16]; Ngô Đức Thọ với
cuốn Văn bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long khảo cứu, biên
dịch và chú giải 82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám [36];
Phạm Thị Thuỳ Vinh (chủ biên): Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội:

tuyển tập văn khắc Hán Nôm [47]; Nguyễn Thuý Nga (chủ biên) với Địa
danh Hà Nội thời Nguyễn (khảo cứu từ nguồn tư liệu Hán Nôm) tổng hợp
sự thay đổi địa danh Hà Nội qua từng thời kỳ cho tới hiện nay [23]. Ngoài
cuốn sách trên, tác giả cùng với Nguyễn Văn Nguyên đã xuất bản cuốn Địa
chí Thăng Long - Hà Nội qua thư tịch Hán Nôm [24] giới thiệu bản dịch
tiếng Việt 14 tài liệu địa chí chữ Hán về Thăng Long - Hà Nội. Đây là
những tài liệu địa chí quan trọng để tìm hiểu về vị trí, nhân vật, thổ sản,
nghề nghiệp, phong tục của Thăng Long - Hà Nội trong quá khứ, đặc biệt
việc nghiên cứu địa lý, lịch sử, về các phố phường và cửa ô Hà Nội xưa, về
Hoàng thành Thăng Long và các di tích lịch sử văn hoá.
Một công trình cũng góp phần không nhỏ trong việc nghiên cứu về
Thăng Long – Hà Nội, đó là cuốn Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long
- Hà Nội do Trần Nghĩa (chủ biên) cùng nhóm tác giả Phạm Văn Thắm -
Nguyễn Doãn Tuân. Cuốn sách đã giới thiệu những văn bản thời Tây Sơn
gồm hai loại: văn bản triều đình (sắc phong) và văn bản nơi làng xã (những
tấm bia, chuông trong các di tích lịch sử văn hoá) [25].

10
Cùng trong dòng chảy đó, Trịnh Khắc Mạnh - Nguyễn Đức Toàn
xuất bản cuốn Chùa Trấn Quốc - Khảo cứu và nguồn tư liệu Hán nôm;
Phạm Văn Thắm với Tác gia Hán Nôm Thăng Long - Hà Nội; Vũ Văn
Quân (chủ biên) với cuốn Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Thư mục
tư liệu trước 1945, tập 1-2 [30] đã giới thiệu thư mục thác bản văn bia Hán
Nôm trước năm 1945 trên đất Hà Nội hiện nay.
Bên cạnh các công trình được xuất bản nhân kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội nêu trên, từ nhiều năm nay, một số đề tài đã đi sâu
nghiên cứu về văn bia trên đất Thăng Long - Hà Nội, đó là: Luận án PTS
khoa học lịch sử của Nguyễn Thị Minh Lý với đề tài Chuông đồng thời Tây
Sơn ở Hà Nội và vùng phụ cận [20]. Tác giả đã xác định đặc trưng cơ bản
của chuông đồng thời Tây Sơn, góp phần vào công tác giám định cổ vật,

tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kỹ thuật qua chuông Tây Sơn.
Luận án PTS của Nguyễn Văn Hùng với Những di vật thời Tây Sơn ở Hà
Nội (tượng, bia đá, sắc phong) [13]. Tác giả đã phân loại, mô tả và nhận
xét về 3 nhóm di vật thời Tây Sơn như: tượng, bia đá, sắc phong nhằm tìm
hiểu đặc trưng, bước đầu lý giải tính phát triển tất yếu và tính kế thừa có
quy luật của chúng. Luận văn Thạc sĩ của Đoàn Trung Hữu với đề tài
Nghiên cứu văn bia chùa quận Ba Đình, thành phố Hà Nội [14].
Năm 1993, Nguyễn Quang Hồng đã cho xuất bản hai cuốn sách
Danh mục thác bản văn khắc Hán Nôm và Văn khắc Hán Nôm Việt Nam,
trong đó mỗi địa phương được chọn giới thiệu một số thác bản tiêu biểu
[10]. Năm 2005, với sự phối hợp của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện
Viễn Đông Bác Cổ và trường Cao đẳng thực hành (Cộng hoà Pháp) đã xây
dựng được 3 hạng mục lớn, đó là Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm
[44], Thư mục thác bản văn khắc Hán Nôm và Cơ sở dữ liệu tin học về văn
khắc Hán Nôm với mục đích giới thiệu toàn bộ thác bản văn khắc Hán
Nôm hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

11
Những công trình nghiên cứu trên là tiền đề cho tôi tìm hiểu, nghiên
cứu đề tài “Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội
(qua khảo sát văn bia)”.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với mục đích khảo sát toàn bộ hệ thống văn
bia của Thăng Long - Hà Nội (tức hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận,
tương đương với các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình,
Tây Hồ và phường Nghĩa Đô của quận Cầu Giấy hiện nay). Trên cơ sở
phân loại, thống kê theo từng loại bia, theo niên đại, theo loại hình di tích
và nội dung phản ánh các mặt của đời sống chính trị, văn hoá, giáo dục
khoa cử, luật pháp, kinh tế thương mại và một số khía cạnh khác…của các
tầng lớp cư dân Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chọn đối tượng nghiên cứu là Một số khía cạnh của đời
sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (qua khảo sát văn bia). Theo con số
thống kê của Ban quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội, hiện nay, số lượng
văn bia của các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây
Hồ và phường Nghĩa Đô của quận Cầu Giấy là 1.495 văn bia. Trong luận
văn này, số văn bia được khảo sát, phân loại, thống kê, nghiên cứu là 947
bia.
Phạm vi không gian nghiên cứu: hai huyện Thọ Xương và Vĩnh
Thuận cũ (tương đương với 5 quận nội thành Hà Nội hiện nay: Hoàn Kiếm,
Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ và phường Nghĩa Đô của quận
Cầu Giấy).
Phạm vi thời gian nghiên cứu: tìm hiểu một số khía cạnh của đời
sống thị dân Thăng Long – Hà Nội qua nguồn tài liệu văn bia từ khi xuất
hiện cho đến năm 1945.


12
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp chính như: phương pháp điều
tra điền dã và phương pháp văn bản học. Trong đó phương pháp điều tra
điền dã là phương pháp tiếp cận trực tiếp với các tấm bia tại di tích và
nguồn thác bản văn bia, sử dụng các thao tác: thống kê, phân loại, định
lượng, so sánh, đối chiếu, tổng hợp. Phương pháp này quán xuyến toàn bộ
luận văn. Bên cạnh đó, phương pháp văn bản học được áp dụng nhằm xác
định niên đại tương đối của các văn bia không ghi niên đại tạo tác hoặc
niên đại đã bị mờ.
Để tìm hiểu, làm rõ nội dung các khía cạnh của đời sống thị dân,
luận văn còn sử dụng phương pháp liên ngành trong quá trình nghiên cứu
về văn bia như: sử học, văn hóa học…

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần cung cấp tư liệu đã được định tính, định lượng về
văn bia trên đất Thăng Long – Hà Nội. Đây là lần đầu tiên có một luận văn
nghiên cứu, thống kê, phân loại, tổng hợp toàn bộ văn bia của Thăng Long
– Hà Nội theo niên đại, theo địa danh, theo loại hình di tích, theo nội dung
phản ánh để làm sáng tỏ một số khía cạnh: văn hóa, tôn giáo – tín ngưỡng,
giáo dục – khoa cử, chính trị, tư tưởng, luật pháp, kinh tế, thương mại của
các tầng lớp thị dân Thăng Long – Hà Nội thông qua dữ liệu văn bia dưới
các thời kỳ lịch sử.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham
khảo, nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Vài nét về địa bàn nghiên cứu và nguồn tài liệu.
Khái quát về địa danh hành chính của Thăng Long – Hà Nội qua các
thời kỳ lịch sử, đối chiếu địa danh cũ với các đơn vị hành chính hiện nay. Ở
chương này, văn bia được phân loại theo các đơn vị hành chính phường,

13
quận, theo loại hình di tích, theo niên đại tạo bia và theo từng nội dung
phản ánh để có cái nhìn tổng thể về toàn bộ văn bia trên đất Thăng Long –
Hà Nội hiện nay.
Chương 2: Đời sống văn hoá, tôn giáo - tín ngưỡng, giáo dục, khoa cử.
Khái quát từng khía cạnh của đời sống thị dân thông qua nội dung
như: tục gửi giỗ, tục bầu hậu, cúng hậu, tục thờ cúng thần linh, thờ cúng tổ
nghề và sinh hoạt văn hóa cộng đồng của cư dân Thăng Long – Hà Nội,
khái quát tình hình giáo dục- khoa cử của Thăng Long – Hà Nội….
Chương 3: Đời sống chính trị, tư tưởng, luật pháp, kinh tế thương mại.
Khái quát về tình hình chính trị, tư tưởng, luật pháp, kinh tế, thương
mại của các tầng lớp thị dân Thăng Long ghi chép qua văn bia theo tiến
trình lịch sử.


















14
Chương 1: VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
1.1. Địa bàn nghiên cứu
Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên
là thành Thăng Long. Kinh thành Thăng Long đời Lý đã dần được hình
thành với cấu trúc 3 vòng thành: Cấm thành, Long thành hay Phượng
thành, hoặc Long Phượng thành và vòng ngoài là La thành. Vùng đất kinh
thành thuộc phủ Ứng Thiên (Đại Nam nhất thống chí), hay Phủ Đô hộ (Đại
Việt sử lược), hay lộ Đại La (An Nam chí lược). Thời Trần gọi là phủ Trung
Kinh, thời Hồ là lộ Đông Đô và đơn vị hành chính cơ sở là phường.
Thời Lê sơ (1428-1527), năm 1430 đổi Đông Đô thành Đông Kinh.
Đất kinh thành thuộc phủ Trung Đô, từ năm 1469 đổi thành phủ Phụng

Thiên gồm 2 huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương, mỗi huyện có 18 phường.
Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho mở rộng Hoàng thành về phía
Tây Nam gồm cả khu Giảng Võ mà Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết năm
1435 còn ghi lại được một số phường như: Tàng Kiếm, Yên Thái, Thuỵ
Chương, Hà Tân, Hàng Đào, Tả Nhất, Đường Nhân, Thịnh Quang.
Thời Mạc (1527-1592), cho mở rộng kinh thành lên phía Bắc, bao
quanh cả Hồ Tây và cho đắp thêm 3 lần luỹ ngoài thành Đại La vào năm
1587-1588. Năm 1597, sau khi đánh bật quân Mạc ra khỏi kinh thành, quân
Trịnh đã cho phá huỷ các luỹ phòng vệ bên ngoài. Thời Lê Trung hưng,
vua Lê ở trong Cấm thành còn phủ chúa Trịnh là trung tâm quyền lực thực
sự thì chuyển ra ngoài Hoàng thành gọi là thành Đại Đô.
Từ đời Tây Sơn, kinh đô chuyển vào Phú Xuân - Huế, thành Thăng
Long trở thành trị sở của Bắc Thành gồm 6 nội trấn: Thanh Hoa Ngoại,
Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương và 6
ngoại trấn: Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Thái Nguyên,

15
Yên Quảng, tương đương với vùng Bắc bộ ngày nay. Thành Thăng Long
thuộc phủ Phụng Thiên của Bắc Thành.
Nhà Nguyễn (1802-1945) đóng đô ở Phú Xuân - Huế, buổi đầu vẫn
duy trì khu hành chính Bắc Thành gọi là Bắc Thành tổng trấn, gồm 11 trấn,
trong đó có 5 nội trấn và 6 ngoại trấn. Năm 1803-1805, Gia Long cho phá
thành Thăng Long cũ, xây một thành mới theo kiểu Vauban thuộc phủ
Phụng Thiên của Bắc Thành. Năm 1805, lại cho đổi phủ Phụng Thiên
thành phủ Hoài Đức, gồm 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận.
Năm 1831, Minh Mệnh đặt chia lại các tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội
gồm 4 phủ: Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hoà, Lý Nhân, nhập huyện Từ
Liêm của Sơn Tây vào phủ Hoài Đức và tên Hà Nội xuất hiện từ đây. Kinh
thành Thăng Long xưa từ trị sở của Bắc Thành trở thành trị sở của tỉnh Hà
Nội, hay tỉnh thành Hà Nội, gồm 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Đây

cũng chính là vùng trung tâm nội thành Hà Nội hiện nay, bao gồm các
quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ và phường
Nghĩa Đô của quận Cầu Giấy.
Như vậy, thế kỷ XIX, Hà Nội vừa là tỉnh Hà Nội, gồm một phần đất
Hà Nội và Hà Tây cũ, vừa là tỉnh lỵ Hà Nội (tức thành Hà Nội). Địa giới
hành chính của Hà Nội rất rộng, đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung ở tỉnh
thành Hà Nội, tức là đất kinh thành Thăng Long đời Lê, bao gồm 2 huyện
Vĩnh Xương/Thọ Xương và Quảng Đức/Vĩnh Thuận tương ứng với vùng
trung tâm nội thành Hà Nội hiện nay.
1.1.1. Huyện Thọ Xương
Đời Hán là đất huyện Long Biên, sau đặt làm huyện Tống Bình, rồi
đổi thành quận Tống Bình. Thời thuộc Minh là huyện Đông Quan. Thời Lê
Quang Thuận (1460-1469), đổi là huyện Vĩnh Xương, sau đổi thành Thọ
Xương.

16
Theo sách: Các trấn, tổng xã danh bị lãm (Tên làng xã Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ Tĩnh trở ra) soạn vào đời Gia Long,
khoảng từ năm 1810 – 1813 ghi: huyện Thọ Xương gồm 8 tổng 193
phường, thôn, trại. Đó là: Tả Túc, Hữu Túc, Tiền Túc, Hậu Túc, Tả
Nghiêm, Tiền Nghiêm, Hữu Nghiêm, Hậu Nghiêm thuộc phủ Hoài Đức.
Theo Hoài Đức phủ toàn đồ ra đời năm 1831 (năm bắt đầu có tên gọi
Hà Nội), huyện Thọ Xương vẫn gồm 8 tổng, 193 phường, thôn, trại. Sách
Hà Nội địa bạ (soạn năm Tự Đức 19 (1866) và Đồng Khánh dư địa chí
(viết thời Đồng Khánh, khoảng từ 1886 - 1888) ghi: huyện Thọ Xương
gồm 8 tổng, đó là: Vĩnh Xương (tên cũ là Tiền Nghiêm), Kim Liên (Tả
Nghiêm), Yên Hòa (Hữu Nghiêm), Thuận Mỹ (Tiền Túc), Phúc Lâm (Tả
Túc), Đông Thọ (Hữu Túc), Đồng Xuân (Hậu Túc), Thanh Nhàn (Hậu
Nghiêm). Số phường thôn đến thời kỳ này chỉ còn 116 .
Bảng thống kê thay đổi các phường thôn của huyện Thọ Xương qua

các thời kỳ. Nguồn: Nguyễn Vinh Phúc [28, tr.758-788].
Bảng 1.1. Tổng Tả Túc (Phúc Lâm)
Các phường thôn ghi trong
CTTX
Các phường thôn ghi trong
Hoài Đức phủ toàn đồ
Các phường thôn ghi trong
Hà Nội địa bạ
Tổng Tả Túc
29 phường thôn
Tổng Tả Túc
29 phường thôn
Tổng Phúc Lâm
18 phường thôn
1. Hương Bài ngoại ô môn
thôn
1. Hương Bài ngoại ô môn
thôn
1. Hương Nghĩa thôn
(Hương Bài + Kiên Nghĩa)
2. Hà Khẩu Kiên Nghĩa thôn
2. Hà Khẩu Kiên Nghĩa thôn

3. Hàng Lược thôn
3. Sơ Trang thôn

4. Mỹ Lộc thôn
4. Mỹ Lộc thôn
2. Mỹ Lộc thôn
5. Nghĩa Dũng thôn

5. Nghĩa Dũng thôn
3. Nghĩa Dũng thôn
6. Nguyên Khiết Hạ thôn
6. Nguyên Khiết Hạ thôn
4. Nguyên Khiết Hạ thôn
7. Nguyên Khiết Thượng thôn
7. Nguyên Khiết Thượng thôn
5. Nguyên Khiết Thượng thôn
8. Phục Cổ Đình Hạ thôn
8. Phục Cổ Đình Hạ thôn

9. Phúc Lâm thôn
9. Phúc Lâm thôn
6. Phúc Lâm thôn

17
10. Tả Lâu thôn
10. Tả Lâu thôn
7. Trang Lâu (Sơ Trang + Tả
Lâu)
11. Tây Long Đồn Bến Đá
thôn
11. Tây Long Đồn Thạch Tân
thôn
8. Tây Luông Thạch Thị thôn
12. Thuỷ Cơ Biện Dương thôn
12.Thuỷ Cơ Biện Dương thôn
9. Cơ Xá thôn (gồm 6 thôn
Thuỷ Cơ)
13. Thuỷ Cơ Đông Trạch thôn

13. Thuỷ Cơ Đông Trạch thôn

14. Thuỷ Cơ Lãng Hồ thôn
14. Thuỷ Cơ Lãng Hồ thôn

15. Thuỷ Cơ Tự Nhiên thôn
15. Thuỷ Cơ Tự Nhiên thôn

16. Thuỷ Cơ Trúc Võng thôn
16. Thuỷ Cơ Trúc Võng thôn

17. Thuỷ Cơ Cơ Xá thôn
17. Thuỷ Cơ Cơ Xá thôn

18. Trừng Thanh Thượng thôn
18. Trừng Thanh Thượng thôn
10. Trừng Thanh Thượng
thôn
19. Trừng Thanh Trung thôn
19. Trừng Thanh Trung thôn
11. Trừng Thanh Trung thôn
20. Trừng Thanh Trung Bè
Thượng thôn
20. Trừng Thanh Trung Mộc
Sà thôn
12. Thanh Yên thôn
21. Trừng Thanh Trung Bè Hạ
thôn
21. Trừng Thanh Trung Bảo
Phiệt thôn

13. Bảo Linh thôn
22. Trừng Thanh Trung Sài
Thúc thôn
22. Trừng Thanh Trung Sài
Thúc thôn
14. Sài Thúc thôn
23. Trừng Thanh Trung Ngũ
Hầu
23. Trừng Thanh Trung Ngũ
Hầu
15. Ngũ Hầu (+ Yên Vệ)
24. Trừng Thanh Cựu Vệ Tả
thôn
24. Trừng Thanh Trung Yên
Vệ thôn

25. Trừng Thanh Hạ Tả thôn
25. Trừng Thanh Hạ Tả thôn

26. Trừng Thanh Hạ Thượng
thôn
26. Trừng Thanh Hạ Thượng
thôn

27. Trừng Thanh Hạ Hàng
Kiếm thôn
27. Trừng Thanh Hạ Kiếm Hồ
thôn
16. Trừng Thanh Hạ Kiếm
Hồ (+ Hạ Tả + Hạ Thượng)

28. Trung Liệt Miếu Bến Đá
thôn
28. Trung Liệt Miếu Thạch
Tân thôn
17. Cổ Tân
29. Vọng Hà thôn
29. Vọng Hà
18. Vọng Hà



18
Bảng 1.2. Tổng Hữu Túc (Đông Thọ)
Các phường thôn ghi trong
CTTX
Các phường thôn ghi trong
Hoài Đức phù toàn đồ
Các phường thôn ghi trong
Hà Nội địa bạ
Tổng Hữu Túc
19 phường thôn
Tổng Hữu Túc
19 phường thôn
Tổng Đông Thọ
13 phường thôn
1. Báo Thiên Dũng Hãn thôn
1. Dũng Hãn thôn
1. Dũng Thọ thôn (Dũng Hãn
+ Đông Thọ + Hài Tượng)
2. Diên Hưng phường

2. Diên Hưng phường
2. Diên Hưng thôn
3. Đông Các thôn
3. Đông Thọ thôn

4. Đông Tác Nhiễm Thượng
thôn
4. Nhiễm Thượng thôn
3. Nhiễm Thượng thôn
5. Đông Yên thôn
5. Đông Yên thôn
4. Đông Yên thôn
6. Hà Khẩu phường
6. Hà Khẩu phường
5. Hà Khẩu phường
7. Hạ Hà thôn
7. Hạ Hà thôn
6. Hà Thanh thôn (Hạ Hà +
Tả Vọng)
8. Hàng Cá thôn
8. Gia Ngư thôn
7. Gia Ngư thôn
9. Hàng Trà thôn
9. Hương Mính thôn
8. Hương Minh thôn
10. Hàng Chài thôn
10. Ngư Võng thôn
9. Ngư Võng thôn
11. Hậu Bi thôn
11. Hậu Bi thôn


12. Hậu Lâu thôn
12. Hậu Lâu thôn

13. Kho Súng thôn
13. Cựu Súng thôn
10. Cựu Lâu thôn (gồm Hậu
Bi + Hậu Lâu + Cựu Súng)
14. Nam Hoa thôn
14. Nam Hoa thôn

15. Tả Vọng thôn
15. Tả Vọng thôn

16. Trung Nghĩa thôn
16. Trung Nghĩa thôn
11. Nam Phố thôn
17. Trung Yên thôn
17. Trung Yên thôn
12. Trung Yên thôn
18. Ưu Nhất thôn
18. Ưu Nhất thôn
13. Ưu Nghĩa thôn (Ưu Nhất
+ Trung Nghĩa)
19. Hài Tượng thôn
19. Hài Tượng thôn



19

Bảng 1.3. Tổng Tiền Túc (Thuận Mỹ)
Các phường thôn ghi trong
CTTX
Các phường thôn ghi trong
Hoài Đức phủ toàn đồ
Các phường thôn ghi trong
Hà Nội địa bạ
Tổng Tiền Túc
29 phường thôn
Tổng Tiền Túc
30 phường thôn
Tổng Thuận Mỹ
22 phường thôn
1. Báo Thiên Chùa Tháp thôn
1. Báo Thiên Tự Tháp thôn
1. Báo Thiên Tự Tháp thôn
2. Báo Thiên Tự thôn
2. Báo Thiên Tự thôn
2. Báo Khánh thôn (Báo
Thiên Tự + Khánh Thuỵ Hữu)
3. Báo Thiên Thị Vật thôn
3. Báo Thiên Thị Vật thôn

4. Cổ Vũ Hạ thôn
4. Cổ Vũ Hạ thôn

5. Cổ Vũ Thượng thôn
5. Cổ Vũ Thượng thôn
3. Cổ Vũ Thượng thôn
6. Cổ Vũ Trung thôn

6. Cổ Vũ Trung thôn

7. Cổ Vũ Yên Nội thôn
7. Cổ Vũ Yên Nội thôn
7. Cổ Vũ Yên Nội thôn
8. Chân Tiên Hàng Đàn thôn
8. Chân Tiên thôn
5. Chân Cầm thôn (Chân Tiên
+ Minh Cầm)
9. Chiêu Hội thôn
9. Minh Cầm thôn (tách từ
Chân Tiên)

10. Đông Hà phường
10. Chiêu Hội thôn
6. Hội Vũ thôn (Chiêu Hội +
Cổ Vũ Trung)
11. Đông Thành thôn
11. Đông Hà phường
7. Đông Hà phường
12. Đông Thành Thị thôn
12. Đông Thành thôn (gồm
Đông Thành Thị)
8. Đông Thành thôn
13. Đông Thành Yên Nội thôn
13. Đông Thành Yên Nội
9. Đông Thành Yên Nội thôn
14. Đồng Lạc phường
14. Đồng Lạc phường
10 Đồng Lạc phường

15. Hàng Nồi thôn
15. Nhân Nội thôn
11. Nhân Nội thôn
16. Hoa Nương thôn
16. Yên Hoa thôn

17. Hữu Đông Môn thôn
17. Hữu Đông Môn thôn
12. Hữu Đông Môn thôn
18. Kim Bát Hạ thôn
18. Kim Bát Hạ thôn

19. Kim Bát Thượng thôn
19. Kim Bát Thượng thôn
13. Kim Cổ phường (Kim Bát
+ Cổ Vũ Hạ và Trung)
20. Khánh Thuỵ Hữu thôn
20. Khánh Thuỵ Hữu thôn
14. Khánh Thuỵ thôn
21. Khánh Thuỵ Tả thôn
21. Khánh Thuỵ Tả thôn

22. Phúc Phố thôn
22. Phúc Phố thôn
15. Phúc Tô (Phúc Phố + Tô
Mộc)
23. Tô Mộc thôn
23. Tô Mộc thôn

24. Tiên Thị thôn

24. Tiên Thị thôn
16. Tiên Thị thôn
25. Tô Tịch thôn
25. Tô Tịch thôn
17. Tô Tịch thôn
26. Thái Cực phường
26. Đại Lợi phường
18. Đại Lợi phường
27. Thuận Mỹ thôn
27. Thuận Mỹ thôn
19. Thuận Mỹ thôn
28. Xuân Hoa thôn
28. Xuân Hoa thôn
20. Xuân Yên (Xuân Hoa +
Yên Hoa)
29. Yên Thái thôn
29. Yên Thái
21. Yên Thái

30. Tân Lập – Tân Khai
thôn
22. Tân Lập – Tân Khai thôn

20
Bảng 1.4. Tổng Hậu Túc (Đồng Xuân)
Các phường thôn ghi trong
CTTX
Các phường thôn ghi trong
Hoài Đức phủ toàn đồ
Các phường thôn ghi trong

Hà Nội địa bạ
Tổng Hậu Túc
17 phường thôn
Tổng Hậu Túc
17 phường thôn
Tổng Đồng Xuân
14 phường thôn
1. Cầu Cháy thôn
2. Cổ Lương thôn
1. Cổ Lương thôn
2. Đông Hà phường
Hương Bài thôn
2. Đông Hà phường
Hương Bài thôn
2. Đông Hà phường
Hương Bài thôn
3. Đông Hoa Môn thôn
3. Đông Hoa Môn thôn

4. Thôn Hoa Nội Tự thôn
4. Thôn Hoa Nội Tự thôn

5. Đông Tác Nhiễm Trung
thôn
5. Đông Tác Nhiễm Trung
thôn

6. Đồng Thuận thôn
6. Đồng Thuận thôn
3. Đồng Thuận thôn

7. Đồng Xuân phường
7. Đồng Xuân phường
4. Đồng Xuân phường
8. Hậu Đông Hoa Môn thôn
8. Hậu Đông Hoa Môn thôn

9. Hoa Đán thôn
9. Hoa Đán thôn

10. Huyền Thiên thôn
10. Huyền Thiên thôn
5. Huyền Thiên thôn
11. Nghĩa Lập thôn
11. Nghĩa Lập thôn
6. Nghĩa Lập thôn
12. Phủ Từ thôn
12. Phủ Từ thôn
7. Phủ Từ thôn
13. Thanh Hà thôn
13. Thanh Hà thôn
8. Thanh Hà thôn
14. Tiền Trung thôn
14. Tiền Trung thôn
9. Tiền Trung thôn
15. Vĩnh Thái thôn
15. Vĩnh Thái thôn
10. Vĩnh Hanh thôn
16. Vĩnh Trù thôn
16. Vĩnh Trù thôn
11. Vĩnh Trù thôn

17. Yên Phú thôn
17. Yên Phú thôn
12. Yên Phú thôn


13. Đức Môn (Đông Hoa Môn
+ Đông Hoa Môn Tự + Hậu
Đông Hoa)


14. Phương Trung (Nhiễm
Trung + Hoa Đán)





21
Bảng 1.5. Tổng Tả Nghiêm (Kim Liên)
Các phường thôn ghi trong
CTTX
Các phường thôn ghi trong
Hoài Đức phủ toàn đồ
Các phường thôn ghi trong
Hà Nội địa bạ
Tổng Tả Nghiêm
23 phường thôn
Tổng Tả Nghiêm
23 phường thôn
Tổng Kim Liên

15 phường thôn
1. Cẩm Chỉ thôn
1. Cẩm Chỉ thôn

2. Nhiễm Hạ thôn
2. Nhiễm Hạ thôn

3. Đông Tác Trung Tự thôn
3. Trung Tự thôn
1. Trung Tự thôn
4. Đổi Mã thôn
4. Hoà Mã thôn
2. Hoà Mã thôn
5. Giáo Phường thôn
5. Giáo Phường thôn
3. Giáo Phường thôn
6. Hàng Bài thôn
6. Yên Bài thôn

7. Hậu Phong Vân thôn
7. Hậu Phong Vân thôn
4. Vân Hồ (Hậu Phong Vân +
Long Hồ)
8. Hồi Thuần thôn
8. Hồi Thuần thôn

9. Hồng Mai phường
9. Hồng Mai phường
5. Bạch Mai phường
10. Kim Hoa phường

10. Kim Hoa phường
6. Kim Liên phường
11. Long Hồ thôn
11. Long Hồ thôn

12. Phúc Lâm phường
12. Phúc Lâm phường
7. Phúc Lâm phường
13. Phúc Lâm Tiểu thôn
13. Phúc Lâm Tiểu thôn
8. Phúc Lâm Tiểu thôn
14. Phục Cổ phường
14. Phục Cổ phường
9. Phục Cổ phường
15. Quỳnh Lôi trại
15. Quỳnh Lôi trại
10. Quỳnh Lôi trại
16. Sài Tân thôn
16. Sài Tân thôn

17. Thịnh Xương thôn
17. Thịnh Xương thôn
11. Thịnh Yên thôn (Thịnh
Xương + Yên Thọ)
18. Thống Nhất thôn
18. Thống Nhất thôn

19. Thuần Mỹ thôn
19. Thuần Mỹ thôn
12. Hồi Mỹ (Hồi Thuần +

Thuần Mỹ)
20. Vệ Hồ Giao thôn


21. Vũ Thạch thôn
20. Vũ Thạch thôn
13. Vũ Thạch + (Vũ Thạch Hạ)
22. Vũ Thạch Hạ thôn
21. Vũ Thạch Hạ thôn

23. Yên Thọ
22. Yên Thọ thôn
14. Yên Nhất (Thống Nhất +
Yên Thọ)

23. Phục Cổ Đông Hạ thôn
15. Đông Tân (Đông Hạ + Cấm
Chỉ + Sài Tân)

22
Bảng 1.6. Tổng Hữu Nghiêm (Yên Hòa)
Các phường thôn ghi trong
CTTX
Các phường thôn ghi trong
Hoài Đức phủ toàn đồ
Các phường thôn ghi trong
Hà Nội địa bạ
Tổng Hữu Nghiêm
26 phường thôn
Tổng Hữu Nghiêm

26 phường thôn
Tổng Yên Hòa
11 phường thôn
1. Cầu Muống thôn
1. Thái Kiều thôn
1. Cổ Giám (+ Hậu Giám)
2. Hàng Cháo
Cổ Thành thôn
2. Thục Miếm
2. Văn Tân (Đỉnh Tân + Văn
Mặc)
3. Đỉnh Tân thôn
3. Đỉnh Tân thôn

4. Giao Tri thôn
4. Giao Tri thôn

5. Hàng Bột thôn
3. Hương Miến thôn
3. Văn Hương (Huy Văn +
Hương Miến + Trung Tả)
6. Hàng Gạo thôn
6. Mễ Sơn thôn

7. Hậu Bà Ngô thôn
7. Huyền Ngô thôn

8. Hậu Giám thôn
8. Hậu Giám thôn


9. Hữu Biên Giám thôn
9. Hữu Biên Giám thôn

10. Hữu Giám Thị thôn
10. Hữu Giám Thị thôn
4. Hữu Giám thôn (Hữu Biên
Giám + Hữu Biên)
11. Huy Văn thôn
11. Huy Văn thôn

12. Minh Triết thôn
12. Minh Triết thôn
5. Minh Triết (+ Giao Trì)
13. Nội Thống thôn
13. Nội Thống thôn

14. Phụng Thánh thôn
14. Phụng Thánh thôn
6. Trung Phụng (Phụng Thánh
+ Thị Trung)
15. Ngự Sử thôn
15. Ngự Sử thôn

16. Ngõ Hàng Cờ thôn
16. Lương Sừ thôn
7. Lương Sử (Lương Sừ +
Ngự Sử)
17. Tá Bà Ngô thôn
17. Thanh Ngô thôn
8. Thanh Miến (Thục Miến +

Thanh Ngô)
18. Tả Biên Giám thôn
18. Tả Biên Giám Thục
Miến thôn

19. Thị Trung thôn
19. Thị Trung thôn

20. Quan Thổ thôn
20. Quan Thổ thôn
9. Thổ Quan (Quan Thổ +
Quan Trạm của tổng Hạ)
21. Tạo Đề thôn
21. Tạo Đề thôn

22. Trung Tả Thôn
22. Trung Tả Thôn

23. Trung Tiền thôn
23. Trung Tiền thôn

24. Xã Đàn phường
24. Xã Đàn phường
10. Xã Đàn ( + Thái Kiều +
Mễ Sơn)
25. Yên Hòa thôn
25. Yên Hòa thôn
11. Yên Hòa
26. Văn Mặc
26. Văn Mặc



23
Bảng 1.7. Tổng Tiền Nghiêm (Vĩnh Xương)
Các phường thôn ghi trong
CTTX
Các phường thôn ghi trong
Hoài Đức phủ toàn đồ
Các phường thôn ghi trong
Hà Nội địa bạ
Tổng Tiền Nghiêm
30 phường thôn
Tổng Tiền Nghiêm
30 phường thôn
Tổng Vĩnh Xương
15 phường thôn
1. Anh Mỹ thôn
1. Anh Mỹ thôn
1. Đông Mỹ (Anh Mỹ + 3 thôn
Thương Đông)
2. Báo Thiên phường
Thương Đông Hạ thôn
2. Thương Đông Hạ thôn

3. Báo Thiên phường
Thương Đông Thượng thôn
3. Thương Đông Thượng
thôn

4. Báo Thiên Thương Đông

Môn Thượng thôn
4. Thương Môn Hạ thôn

5. Cổ Vũ Bắc Hạ Bắc Thượng
thôn
5. Cổ Vũ phường
2. Bắc Hạ + Bắc Thượng
6. Cung Tiên thôn
6. Cung Tiên thôn
3. Tiên Mỹ (Cung Tiên + Tứ Mỹ)
7. Đông Tác Cửa Nam thôn
7. Nam Hưng thôn
4. Nam Ngư ( Nam Hưng + Hoa
Ngư)
8. Hoa Cẩm thôn
8. Hoa Cẩm thôn

9. Hàng Dầu thôn
9. Bích Du thôn
5. Bích Lưu (Bích Du + Lưu
Truyền)
10. Hữu Lễ thôn
10. Hữu Lễ thôn

11. Khâm Thiên Giám thôn
11. Khâm Đức thôn

12. Liên Thủy thôn
12. Liên Thủy thôn
6. Liên Đường (Liên Thủy + Hữu

×