Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Những người nước ngoài ở Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 133 trang )


1
ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC XĂ HộI Và NHÂN VĂN
*




NGUYễN VĂN CHUYÊN





NHữNG NGƯờI NƯớC NGOàI
ở THĂNG LONG - Kẻ CHợ THế Kỷ XVII





LUậN VĂN THạC Sĩ LịCH Sử










Hà NộI - 2013

2
ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
*



NGUYễN VĂN CHUYÊN




NHữNG NGƯờI NƯớC NGOàI
ở THĂNG LONG - Kẻ CHợ THế Kỷ XVII



Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60 22 50



LUậN VĂN THạC Sĩ LịCH Sử



Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Dũng




Hà Nội 2013

5
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1. THĂNG LONG - CƠ SỞ, ĐỘNG LỰC THU HÚT NGƯỜI
NƯỚC NGOÀI 16
1.1. Đặc thù của Thăng Long- Kẻ Chợ 16
1.2. Người nước ngoài ở Thăng Long trước thế kỷ XVII 28
1.3. Nhân tố mới Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII 36
Tiểu kết 44
Chương 2. HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI Ở
THĂNG LONG - KẺ CHỢ THẾ KỶ XVII 46
2.1. Hoạt động buôn bán của người Hoa 47
2.2. Hoạt động của người Nhật 54
2.3. Hoạt động của người Bồ Đào Nha 58
2.4. Hoạt động của người Hà Lan 62
2.5. Hoạt động của người Anh 71
2.6. Hoạt động của người Pháp 77
Tiểu kết 81
Chương 3. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC GIÁO SĨ KITÔ VÀ ĐỜI SỐNG
CỦA NHỮNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Ở THĂNG LONG - KẺ CHỢ
THẾ KỶ XVII 83
3.1. Hoạt động truyền giáo và đời sống của giáo sĩ Kitô 83
3.2. Đời sống văn hóa - xã hội người Hoa, người Nhật và người
phương Tây 100
Tiểu kết 109

KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114



6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trong dòng chảy lịch sử mỗi dân tộc, không có quốc gia nào phát triển
mà không có mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Tiếp xúc và giao lưu đã trở
thành một quy luật tất yếu, nhưng ở mỗi thời điểm lịch sử khác nhau, mức độ
và cường độ tiếp xúc là không giống nhau. Việt Nam từ sớm đã có mối quan
hệ kinh tế, văn hoá với các quốc gia láng giềng trong khu vực. Thế kỷ XVII,
quan hệ khu vực và quốc tế được mở rộng, những người ngoại quốc từ những
khu vực khác nhau trên thế giới đến nước ta. Sự hiện diện cùng với những
hoạt động của họ đã tác động không nhỏ tới tình hình kinh tế - xã hội Đại
Việt, minh chứng rõ nhất là sự hưng thịnh của những đô thị tiêu biểu như
Thăng Long- Kẻ Chợ, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An.
Thăng Long- Kẻ Chợ trong so sánh với các đô thị khác ở Đàng Ngoài
và Đàng Trong vẫn là một đô thị lớn nhất, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các
thương nhân ngoại quốc, các nhà truyền giáo. Sự hiện diện của những người
nước ngoài không chỉ góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế, những giá trị
văn hóa ở kinh đô mà còn tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ tới các vùng xung
quanh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nghiên cứu, cho tới nay số lượng công trình
còn tương đối hạn chế, nhiều vấn đề chưa sáng rõ, nhất là việc tổng hợp và hệ
thống hóa toàn bộ bức tranh đời sống của những người nước ngoài ở đây.
Với hy vọng đóng góp phần nghiên cứu của mình trong lĩnh vực này, tác
giả lựa chọn đề tài Những người nước ngoài ở Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ
XVII làm luận văn tốt nghiệp cao học. Nghiên cứu này có mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất, cho phép chúng ta nhận thức rõ hơn về những người nước

ngoài ở Thăng Long - Kẻ Chợ trong một thế kỷ tiếp xúc Tây – Đông diễn ra
mạnh mẽ. Họ cần gì, đã làm những gì và làm như thế nào tại mảnh đất kinh kỳ.
Thứ hai, thế kỷ XVII cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra tàn
khốc và kéo dài. Tuy nhiên, trên phương diện kinh tế, thương nghiệp và thủ
công nghiệp đạt nhiều thành tựu. Sự phát triển về kinh tế góp phần ngăn

7
chặn sự suy thoái của chế độ phong kiến Việt Nam. Thành tựu kinh tế thế kỷ
XVII là kết quả phát triển nội tại trong nước từ thời kỳ nhà Mạc trước đó và
bối cảnh mới của thời đại, trong đó có sự đóng góp đáng kể của những người
nước ngoài. Nghiên cứu này cho phép chúng ta đánh giá được những đóng
góp của họ trong kinh tế, văn hoá ở Thăng Long - Kẻ Chợ nói riêng Đàng
Ngoài nói chung.
Thứ ba, những người nước ngoài ở Thăng Long- Kẻ Chợ hẳn nhiên có
mối liên hệ chặt chẽ với chính sách đối ngoại của triều đình Lê- Trịnh. Vì
vậy, việc tìm hiểu những người nước ngoài sẽ cung cấp những cơ sở cho
phép chúng ta đánh giá chính sách thương mại, chính sách tôn giáo, nói rộng
hơn là chính sách đối ngoại của chính quyền Lê- Trịnh thế kỷ XVII.
Đề tài Những người nước ngoài ở Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII có
những ý nghĩa cơ bản sau:
Thứ nhất, bổ sung cho nhận thức của chúng ta về mối quan hệ giữa Đại
Việt với thế giới bên ngoài giai đoạn thế kỷ XVII, trong đó Thăng Long- Kẻ
Chợ là trường hợp cụ thể và tiêu biểu. Kết quả đó đóng góp nhất định vào lĩnh
vực nghiên cứu tiếp xúc và giao lưu giữa Việt Nam với thế giới bên ngoài
trong lịch sử.
Thứ hai, tiếp xúc và giao lưu là một quy luật tất yếu, quá trình này để
lại những hệ quả trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Hiểu được quy
luật chung của lịch sử, hiểu được hệ quả của của tiếp xúc và giao lưu sẽ giúp
ta nhìn nhận đúng đắn hơn về quá trình hội nhập kinh tế, giao lưu văn hoá của
Việt Nam với thế giới, đặc biệt là ở Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu hoạt động của các nhóm thương nhân, hoạt
động truyền giáo, cũng như đời sống của những người nước ngoài trong các
mối quan hệ đa dạng và đa chiều đem lại những bài học quý giá cho thương
nhân, công tác tuyên truyền, đồng thời cũng gợi ra những vấn đề nên chú ý
cho nhà cầm quyền hiện nay.

8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kinh đô Thăng Long là đối tượng đặc biệt hấp dẫn đông đảo giới nghiên
cứu. Cho đến nay đã có hàng trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ tái hiện nhiều
lĩnh vực: lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tư tưởng tôn giáo. Tuy
nhiên, nghiên cứu về những người nước ngoài ở Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ
XVII còn tương đối hạn chế, những công trình nghiên cứu mới nhìn chung chỉ
dừng lại ở mức độ tiếp cận từng nhóm đối tượng nhất định.
Ở trong nước, từ những năm 60 thế kỷ XX xuất hiện một số công trình
nghiên cứu mang tính chuyên sâu trên một số lĩnh vực. Ngoại thương Việt
Nam hồi đầu thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX của tác giả Thành Thế Vỹ (1961)
được coi là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống về ngoại thương
Việt Nam. Tác phẩm đề cập tới một số vấn đề cơ bản của ngoại thương Việt
Nam, các nhóm thương nhân ngoại quốc, phân tích những mặt tích cực của
việc thành lập các thương điếm của người phương Tây, quan hệ của họ với
chính quyền sở tại.
Nghiên cứu về lịch sử thương mại Viêt Nam trong thời gian gần đây
được các nhà khoa học chú trọng và quan tâm hơn. Năm 2008, tác phẩm Việt
Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI – XVII ra đời. Tác phẩm là
tập hợp nhiều bài viết của các tác giả khác nhau, tái hiện và phân tích nhiều
mặt của ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVI-XVII.
Gần như song song với một số nghiên cứu về kinh tế đối ngoại, từ cuối
những năm 50 thế kỷ XX xuất hiện một số công trình nghiên cứu trên lĩnh
vực văn hoá, đặc biệt là Kitô giáo ở Việt Nam như: Lịch sử truyền giáo tại

Việt Nam (tập 1: các Thừa Sai Dòng Tên 1615-1665) của Linh mục Nguyễn
Hồng (1959), Việt Nam giáo sử của Phan Phát Huồn (1965), Lịch sử địa phận
Hà Nội 1626-1954 của Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên (1994), Lịch sử phát
triển Công giáo ở Việt Nam của Trương Bá Cần (2008). Những công trình
nghiên cứu này đã phản ánh khá rõ về quá trình du nhập của Kitô giáo, hệ quả
đối với văn hoá. Đặc biệt, công trình Lịch sử địa phận Hà Nội 1626-1954 của

9
Nguyễn Khắc Xuyên đã phác dựng lại quá trình du nhập của Kitô giáo vào
vùng đất Thăng Long - Hà Nội.
Năm 2010, nhân dịp kỉ niệm Đại lễ nghìn năm Thăng Long- Hà Nội,
một loạt tác phẩm viết về Thăng Long- Hà Nội ra đời. Đề cập tới quan hệ đối
ngoại có công trình Hoạt động đối ngoại trên đất Thăng Long – Hà Nội do
PGS.TS. Phạm Xuân Hằng chủ biên. Công trình đã khái quát lịch sử đối
ngoại của chính quyền Thăng Long với các nước trong khu vực, thế giới và
hoạt động đối ngoại trên mảnh đất Thăng Long- Hà Nội. Viết về văn hóa có
Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long – Hà Nội của GS.TS. Đỗ Quang
Hưng. Dây là công trình nghiên cứu đề cập tới đời sống tín ngưỡng của người
dân đất kinh kỳ qua nhiều thế kỷ, hiển nhiên trong đó có đề cập tới hoạt động
của các giáo sĩ Dòng Tên và hoạt động của Hội Truyền giáo ngoại quốc Paris
ở Thăng Long thế kỷ XVII.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu kể trên còn có một số công trình
vừa mang tính chất nghiên cứu vừa có phần mang tính chất tập hợp tư liệu
được xuất bản. Nổi bật là Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ
Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII của TS. Hoàng Anh Tuấn. Cuốn sách gồm 3
phần, phần 1 tác giả cung cấp cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về lịch
sử mối quan hệ của hai Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh với chính quyền Lê
- Trịnh ở Kẻ Chợ và Đàng ngoài trong thế kỷ XVII. Phần 2 và 3 là tập hợp tư
liệu của Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ
XVII. Đây là những tư liệu phong phú và sinh động sau nhiều năm tìm tòi và

tuyển lựa của tác giả.
Ở ngoài nước, tư liệu đề cập tới người nước ngoài ở Thăng Long - Kẻ
Chợ phong phú và sinh động hơn tư liệu trong nước. Tuy nhiên, đó không
phải là những công trình nghiên cứu mà là những ghi chép tồn tại dưới dạng
nhật ký, hồi ký, báo cáo hay văn thư ngoại giao của những người đương thời:
Bản tường trình về xứ Đàng Ngoài của Baldinotti viết bằng tiếng Ý năm

10
1626; Hành trình và truyền giáo của Alexandre de Rhodes (2007); Tập du ký
mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài của Jean-Baptiste Tavernier, v.v.
Năm 1920, xuất hiện công trình nghiên cứu đầu tiên - Những người
phương Tây ở nước An Nam của Ch. B. Maybon. Cho tới nay, đây vẫn là
công trình quan trọng bậc nhất của học giả quốc tế viết về người ngoại quốc
trên đất Việt Nam. Cuốn sách gồm hai chuyên luận: Những người phương
Tây ở nước An Nam và Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài. Trong tác phẩm, tác
giả đã dựng nên một cách khái quát về sự có mặt và hoạt động của các giáo sĩ
và thương nhân phương Tây trong hai thế kỷ XVII, XVIII.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy những nghiên cứu sử học, văn hoá khác có
đề cập tới những thông tin về người nước ngoài ở Thăng Long - Kẻ Chợ. Tuy
nhiên, cũng phải khẳng định rằng, những nghiên cứu về người nước ngoài ở
Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII còn tương đối ít ỏi, chưa cung cấp một cái
nhìn hệ thống và toàn diện. Luận văn Những người nước ngoài ở Thăng Long
- Kẻ Chợ thế kỷ XVII đi vào phân tích đặc thù của vùng đất Thăng Long, khái
lược những người nước ngoài trước thế kỷ XVII và những nhân tố mới ở
Thăng Long thế kỷ XVII với tư cách là cơ sở, động lực thu hút những người
nước ngoài. Quan trọng hơn, luận văn phác họa lại hoạt động của thương
nhân, giáo sĩ Kitô và đời sống của chính họ tại Thăng Long- Kẻ Chợ trong
các mối quan hệ đa dạng, đa chiều.
3. Nguồn tƣ liệu
Mặc dù nghiên cứu về những người nước ngoài ở Thăng Long - Kẻ

Chợ thế kỷ XVII còn tương đối hạn chế nhưng thông tin đề cập đến lĩnh vực
này có từ rất sớm, với nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Để thực hiện đề tài, tác
giả sử dụng ba nhóm nguồn tư liệu chính sau:
Thứ nhất, các cuốn sử và các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt
Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký tục
biên, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định
Việt sử thông giám cương mục, Hồng Đức thiện chính thư, Lê triều chiếu lệnh

11
thiện chính… Những tư liệu này ghi lại đôi nét về hành trạng của các sứ thần
Trung Hoa đến sắc phong cũng như các sứ thần các quốc gia lân bang đến
triều cống, đồng thời đề cập tới mối quan hệ giữa chính quyền Lê - Trịnh với
những người nước ngoài trên phương diện văn hóa, phong tục cũng như
những quy định đối với người ngoại quốc khi đến kinh thành.
Thứ hai, những cuốn nhật ký, hồi ký, du kí, báo cáo và những văn thư
ngoại giao của thương nhân, giáo sĩ, nhà du hành phương Tây. Thế kỷ XVII,
tiếp xúc Tây - Đông diễn ra thường xuyên, trên nhiều lĩnh vực, thương nhân,
giáo sĩ, nhà du hành… có mặt ở phương Đông, Đàng Ngoài và Thăng Long,
họ đã để lại những cuốn nhật ký, du kí, báo cáo và những văn thư ngoại giao
ghi lại những điều mắt thấy tai nghe về đất nước, con người sở tại cũng như
những công việc và trải nghiệm của chính mình. Những ghi chép đó chứa
đựng thông tin sinh động, khách quan, có độ tin cậy cao. Đây là nguồn tư liệu
đương đại, đặc biệt quý giá.
Phần lớn nguồn tư liệu đó đã được dịch sang tiếng Việt, tiêu biểu như
Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài của A. de Rhodes; Một chuyến du hành tới
Đàng Ngoài năm 1688 của nhà hàng hải, thương nhân người Anh William
Dampier; Thương điếm Anh ở Đàng Ngoài (được trích ra từ tác phẩm Lịch sử
cận đại xứ An Nam viết năm 1920) của Ch. B. Maybon; Tư liệu các Công ty
Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII của TS. Hoàng
Anh Tuấn và Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội tuyển tập tư liệu phương

Tây do PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ chủ trì. Nguồn tư liệu này khá phong phú
và cũng là nguồn tư liệu chính luận văn sử dụng.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tiêu biểu như:
Ngoại thương Việt Nam hồi đầu thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX của tác giả
Thành Thế Vỹ, Những người phương Tây ở nước An Nam của Ch. B.
Maybon, Lịch sử truyền giáo tại Việt Nam (tập 1: các Thừa Sai Dòng Tên
1615-1665) của Linh mục Nguyễn Hồng (1959), Việt Nam giáo sử của Phan
Phát Huồn (1965), Lịch sử địa phận Hà Nội 1626-1954 (1994) của Nguyễn

12
Khắc Xuyên, Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam do Trương Bá Cần chủ
biên (2008). Hoạt động đối ngoại trên đất Thăng Long – Hà Nội do Phạm
Xuân Hằng chủ biên, luận án Tiến sĩ Quá trình xâm nhập của Pháp vào Việt
Nam từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX- nguyên nhân và hệ quả của
Nguyễn Mạnh Dũng, luận văn tốt nghiệp đại học Hoạt động của thương nhân
phương Tây ở Thăng Long thế kỷ XVII của Phạm Ngọc Trang… Những công
trình kể trên có đề cập tới quan hệ thương mại, ngoại giao giữa chính quyền
Thăng Long với thương nhân khu vực và quốc tế. Đồng thời, những công trình
này cũng phản ánh khá rõ về quá trình du nhập của Kitô giáo vào Việt Nam,
trong đó có đề cập tới công cuộc truyền giáo ở Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ
XVII.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số công trình sử học như: Lịch sử
Thăng Long –Hà Nội, Lịch sử Việt Nam, Tiến trình lịch sử Việt Nam, Đại
cương lịch sử Việt Nam; một số cuốn sách thuộc lĩnh vực khác như Thượng
kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, v.v.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Những người nước ngoài ở Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII phân
theo nghề nghiệp gồm: giáo sĩ, thương nhân, thủy thủ, thợ thủ công, binh lính
và một số người làm công tác phục vụ; phân theo nguồn gốc họ đến từ hai

khu vực chính: Đông Bắc Á (Người Nhật, Người Hoa), phương Tây (người
Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp); dựa theo thời gian lưu trú bao gồm những
người định cư và tạm trú.
Phạm vi nghiên cứu: Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII có quy mô
tương đối rộng lớn, tương đương với khu vực nội thành Hà Nội ngày nay.
Tuy nhiên, phạm vi không gian được xác định khá tương đối, gắn liền với môi
trường chính trị, không gian kinh tế, văn hoá, xã hội kinh thành.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

13
Phương pháp lịch sử: Là đề tài lịch sử, phương pháp chủ đạo của Luận
văn là phương pháp lịch sử, thể hiện qua việc trình bày nội dung theo trình tự
thời gian, phân giai đoạn, khai thác, xử lý những tư liệu lịch sử.
Phương pháp mô tả: Phương pháp này được sử dụng nhằm tái hiện
bức tranh toàn cảnh về những người nước ngoài ở Thăng Long - Kẻ Chợ về
vị trí, diện mạo cơ sở kinh doanh và cư trú của những người nước ngoài.
Phương pháp phân tích: Đối với nguồn tư liệu đương đại như những
cuốn du ký, hồi kí, văn thư ngoại giao, những bản báo cáo hay nhật ký ghi
chép của người đương thời là bộ phận tư liệu quan trọng được tác giả tập
trung phân tích để thấy được các khía cạnh khác nhau của vấn đề. Đây là
phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn.
Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này để thấy được
những điểm chung, điểm riêng, điểm mạnh, điểm yếu giữa các nhóm đối
tượng người nước ngoài trong lối sống, phương thức hoạt động kinh
doanh…Qua đó lý giải sự lớn mạnh, thành công hay thất bại. Đồng thời,
phương pháp này còn cho phép chúng ta đánh giá được vai trò của các nhóm
người ngoại quốc trên mảnh đất Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII.
Phương pháp liên ngành: Phương pháp này được sử dụng xuất phát từ
mục tiêu tiếp cận những người nước ngoài trên nhiều phương diện: hoạt động

kinh tế, văn hoá, đời sống tâm lý…Từ đó cho phép ta thấy được các mối quan
hệ lôgíc, tính phức tạp của vấn đề.
Tiếp cận khu vực: Xuất phát từ thực tế những người nước ngoài ở
Thăng Long- Kẻ có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khu vực khác. Tiếp cận
khu vực cho phép nhìn nhận, lý giải về những quan hệ đó.
6. Đóng góp của đề tài
Thế kỷ XVII là thế kỷ thế giới có những biến chuyển to lớn, tiếp xúc
giữa các khu vực trên thế giới diễn ra thường xuyên trên nhiều phương diện
đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế thương mại và tư tưởng tôn giáo. Thăng
Long- Kẻ Chợ với tư cách là một kinh đô lớn, đông dân, có sức hấp dẫn đặc

14
biệt đối những thương nhân khu vực và thế giới, giáo sĩ Kitô và những nhà du
hành từ phương Tây xa xôi. Đề tài nghiên cứu Những người nước ngoài ở
Thăng Long- Kẻ Chợ thế kỷ XVII có những đóng góp cơ bản sau:
- Phân tích cơ chế vận động làm cho Thăng Long trở thành nơi hội tụ
của cả nước- điều kiện quan trọng nhất hấp dẫn người ngoại quốc.
- Lược thuật những người nước ngoài ở vùng đất Thăng Long trước thế
kỷ XVII.
- Cung cấp một cái nhìn toàn diện về những người nước ngoài ở Thăng
Long - Kẻ Chợ trên những phương diện cơ bản như: quá trình thiết lập quan
hệ với chính quyền Thăng Long; cơ sở kinh doanh và cư trú; hoạt động kinh
tế và truyền giáo, đời sống văn hoá xã hội của các nhóm đối tượng trong các
mối quan hệ đa dạng, đa chiều.
- Góp phần làm sáng tỏ vai trò, vị trí của Thăng Long trong quá trình
hội nhập khu vực và quốc tế của Đàng Ngoài và Đại Việt.
7. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Luận văn được chia thành 3
chương.
Chương 1. Thăng Long- cơ sở, động lực thu hút những người nước ngoài.

Nội dung chương này đề cập tới những điểm đặc thù của Thăng Long
cả về yếu tố tự nhiên, vai trò trung tâm của kinh đô Thăng Long, phân tích cơ
chế làm Thăng Long trở thành nơi hội tụ tinh hoa của cả nước, là một phần cơ
sở cho sự hiện diện những người nước ngoài với nhiều nhóm đối tượng khác
nhau, lược thuật những người nước ngoài ở Thăng Long trước thế kỷ XVII,
đồng thời phân tích những yếu tố mới về chính trị, xã hội trong nước và khu
vực với tư cách là cơ sở, động lực thu hút những người nước ngoài đến Thăng
Long thế kỷ XVII.
Chương 2. Hoạt động của thương nhân nước ngoài ở Thăng Long- Kẻ
Chợ thế kỷ XVII.

15
Chương này tái hiện lại quá trình hình thành những nhóm cộng đồng,
việc thiết lập cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh tế, chủ yếu là hoạt động
thương mại của những những nhóm người nước ngoài: người Hoa, người
Nhật, người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, người Anh và người Pháp.
Chương 3. Hoạt động của giáo sĩ Kitô và đời sống của những người
nước ngoài ở Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII
Chương này gồm hai nội dung chính. Thứ nhất tái hiện lại công cuộc
truyền giáo của các giáo sĩ Kitô tại kinh đô Thăng Long và đời sống văn hoá
xã hội của họ. Thứ hai, trình bày đời sống văn hoá xã hội của người Hoa,
người Nhật và người phương Tây trong các mối quan hệ đa dạng, đa chiều
của họ ở Thăng Long- Kẻ Chợ.

16
Chương 1
THĂNG LONG - CƠ SỞ, ĐỘNG LỰC THU HÚT
NGƢỜI NƢỚC NGOÀI

1.1. Đặc thù của Thăng Long- Kẻ Chợ

* Nơi hội tụ các điều kiện tự nhiên thuận lợi
Thăng Long (vùng nội thành Hà Nội ngày nay) nằm trong đồng bằng
sông Hồng. Theo kết quả nghiên cứu địa chất, vùng đất này trải qua nhiều
biến động với những giai đoạn lịch sử biển tiến biển lùi khác nhau. Sang kỷ
Đệ tứ (cách ngày nay khoảng vài ba triệu năm) quá trình địa chất, địa mạo tạo
lên bộ mặt địa hình của vùng đất Hà Nội. Cách ngày nay 20.000 đến 18.000
năm, mực nước biển ở độ sâu từ 90 đến 130m so với mực nước biển hiện nay.
Thời đó, bờ biển lùi rất xa, vùng Hà Nội cho đến vịnh Bắc Bộ là một đồng
bằng rộng lớn. Biển lùi hình thành bề mặt thềm sông khá rộng cùng với quá
trình bóc mòn do nước chảy, chia cắt bề mặt thềm, tạo nên địa hình gò đồi
dạng tuyến thoái. Đợt biển tiến Flandri sau đó đạt mức cực đại cách ngày
ngay 6.000 đến 5.000 năm, biển dâng cao 4-5m so với mực nước biển hiện
nay, lấn sâu vào lục địa và toàn bộ vùng Hà Nội ngập chìm trong nước, vùng
Hà Nội trở thành vịnh biển Hà Nội.
Cách nay khoảng 4000 năm biển rút, bắt đầu quá trình bồi tụ lấp dần
vũng vịnh biển Hà Nội, các dòng sông hình thành vùng thượng châu thổ sông
Hồng. Thời kỳ này, quá trình lịch sử của vùng đất Thăng Long- Hà nội mới
thực sự diễn ra, đất châu thổ hình thành. Đất châu thổ hình thành tới đâu quá
trình di cư của con người từ các vùng đồi núi, chân núi xung quanh xuống
khai phá lập ra các xóm làng tới đó. Cùng với sự di cư, định cư ở vùng đồng
bằng là quá trình hình thành phát triển của cây lúa nước. Vùng đất Thăng
Long nằm trong phạm vi đồng bằng châu thổ sông Hồng sớm trở thành một
vùng kinh tế phát triển, một trung tâm nông nghiệp lúa nước phồn thịnh, mở
ra nền văn minh sông Hồng với dòng chảy liên tục từ giai đoạn văn hoá
Phùng Nguyên tới nay.

17
Đồng bằng sông Hồng là nơi đón nhận các dòng chảy từ phía tây bắc
đổ về với một mạng lưới sông ngòi chằng chịt gồm hai hệ thống sông chính:
hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Miền đất Thăng Long được

nuôi dưỡng trực tiếp do sự bồi tụ phù sa của sông Hồng – con sông khởi
nguồn từ hệ núi Tây Tạng, chảy qua vùng đồi núi tây bắc Việt Nam.
Sự thay đổi về mặt địa mạo của miền đất Thăng long gắn liền với
những biến động của hệ thống sông đồng bằng Bắc Bộ. Thăng Long trở thành
nơi hội tụ các yếu tố tự nhiên thuận lợi nổi bật khi so sánh với các khu vực
khác có lẽ bắt đầu diễn ra vào khoảng thế kỷ VI, VII. Trong bài viết Địa lý
miền lịch sử Hà Nội trước thế kỷ XI, Giáo sư Trần Quốc Vượng có phân tích
sự biến đổi của các nhánh sông Hồng làm cho Tống Bình (Thăng Long- Hà
Nội) trở thành nơi hội tụ những điều kiện thuận lợi, thay thế vị trí của Cổ Loa
và Long Biên
1
trước đó. Sự thay đổi của trung tâm chính trị có liên quan tới
sự thay đổi của các nhánh sông. Theo tài liệu địa lý xưa nhất ghi chép về sông
ngòi nước ta là sách Thuỷ Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên thế kỷ thứ VI. Sông
Diệp Du (sông Hồng) chảy qua phía bắc huyện Mê Linh quận Giao Chỉ, chia
làm năm dòng sông phân tán khắp quận Giao Chỉ, đến cõi phía nam thì hợp
làm ba sông rồi chảy về phía đông vào biển. Dòng sông Hồng trước đây chỉ là
một nhánh phụ của hệ thống sông Hồng. Các ngành chính của sông Hồng ở tả
ngạn là sông Cà Lồ, sông Thiếp và sông Đuống. Sông Đuống là ngành chính
của sông Hồng thời xưa. Sông Cà Lồ do nhiều suối ở phía nam sơn hệ Tam
Đảo đổ về, gặp nhau ở khoảng hai làng Nam Viên và Khả Do (huyện Bình
Xuyên, Vĩnh Phúc) rồi chia hai nhánh, một chảy vào sông Hồng, một chảy về
phía sông Cầu. Sông Hồng chảy theo hướng tây bắc- đông nam, đến Việt Trì
sông Hồng đã nhận nhiều nước và phù sa của sông Lô nhất là vào mùa mưa
nên đã trở thành một con sông lớn. Sông Lô đã ảnh hưởng đến chiều hướng


1
Long Biên không phải là vùng đất Thăng Long, Long Biên xưa kia đại để là ở khoảng đất giới hạn bờ sông
Cà Lồ (ở phía bắc), sông Cầu (ở phía đông), sông Thiếp (ở phía nam), núi Tiên Du (ở phía tây). Để hiểu rõ

xin xem thêm Trần Quốc Vượng, Địa lý miền lịch sử Hà Nội (trước thế kỷ XI) trong Thăng Long – Hà Nội
tuyển tập công trình nghiên cứu lịch sử, Tập 1, NXB Hà Nội-2010.

18
của sông Hồng, nó làm cho sông Hồng tuy nói chung vẫn theo hướng tây bắc-
đông nam nhưng đã phải uốn cong về phía tây nam. Và vì lòng sông ngày
càng cong về phái tây nam nên phù sa của sông hồng đã bồi thành những bãi
cát ở phái đông bắc và những luồng nước ở sông này dần dần bị cạn. Sự thay
đổi đó là hiện tượng bình thường, những con sông lớn thường đổi dòng trên
những đồng bằng do phù sa của chính những con sông ấy bồi đắp. Những
luồng nước ở phía bắc sông Hồng dần dần bị bỏ, cửa sông Cà Lồ, sông Thiếp
ngày càng phải chạy dài về phía nam để đuổi theo luồng chính của sông Hồng
song đã đuổi không kịp, dần dần bị bỏ lại và bị cát bồi lấp dần. Đó là lý do vì
sao sông Cà Lồ, sông Thiếp đã dần dần bị cạn. Giao thông trên các sông đó bị
cản trở. Vì vậy, Tây Vu (Cổ Loa nằm trên sông Thiếp), Long Biên đã dần dần
mất vai trò. Địa thế những nơi đó không còn thuận lợi cho việc giao thông
vận tải hàng hoá và việc hành binh vì vậy chúng đã mất vai trò là một trung
tâm chính trị của đất nước. Một trung tâm chính trị mới hưng khởi: đó là
Tống Bình [44, tr.202-204].
Đặc thù, thế mạnh về mặt địa lý của vùng đất Thăng Long được tổng
kết trong chiếu dời đô như sau: “Ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn
hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sau sông trước. Vùng này
mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp
trũng tối tăm, muôn vật tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi
thắng địa, thực là chỗ tụ hội của quan yếu bốn phương, đúng là nơi thượng đô
kinh sư mãi muôn đời” [39, tr.241].
Nét địa lý trường tồn của nghìn xưa Thăng Long và Hà Nội hôm nay là
cái đặc trưng của thành phố sông hồ.






19

Nguồn: Hồng Đức bản đồ, kí hiệu A2499, tư liệu Viện Hán Nôm)

Xem trên các bản đồ xưa cho đến giữa thế kỷ XX cho thấy Thăng
Long - Hà Nội là một thành phố sông hồ nửa đất, nửa nước. Quy hoạch kinh
thành Thăng Long là nương theo và thích ứng tối đa cái hình thế tự nhiên
sông hồ đó. Kinh thành Thăng Long thời Lý được xác định trong ba vòng
thành, ngoài cùng là thành Đại La. Vòng thành có bốn mặt giáp sông, phía
đông là sông Nhị (sông Hồng), phía bắc và tây là sông Tô Lịch, phía nam là
sông Kim Ngưu. Yếu tố nước được thể hiện tập trung ở Cửa ô, “Cửa ô xưa
đều là những cửa nước ở nơi giao hội (ngã ba) các sông (đúng nghĩa Water-
gate [44, tr.42]. Cửa ô là nơi gặp gỡ của hai môi trường trên cạn và dưới
nước, nơi giao lưu kinh tế văn hoá giữa nội thành với ngoại thành. Yếu tố
nước đậm nét tạo ra một cảnh quan riêng biệt của vùng đất Thăng Long với

20
một diện tích mặt nước rộng lớn được tạo lên bởi các đầm hồ. Hồ Tây, Hồ
Gươm đã trở thành biểu trưng của kinh thành Thăng Long, của vùng đất
kinh kỳ.
Địa mạo của Thăng Long dường như ít biến đổi trong một thời gian dài,
môi trường sông nước giúp cho kinh thành Thăng Long vừa đóng vai trò của
một quân cảng vừa đóng vai trò là một thương cảng. Đó là yêu cầu không thể
thiếu để chính quyền có thể bảo vệ và phát triển đất nước của mình trong điều
kiện thời đại bấy giờ. Vị trí và môi trường thuận lợi đó làm cho Thăng Long trở
thành một kinh đô có sức sống lâu dài, rực rỡ nhất so với tất cả các kinh đô
khác ở Việt Nam.

* Thăng Long - kinh đô lâu đời, nơi tập trung tài lực, hội tụ tinh hoa
cả nước
Trước khi trở thành kinh đô của nhà nước độc lập, Đại La đóng vai trò là
trị sở của chính quyền phong kiến phương Bắc (thế kỷ VII – IX). Năm 1010,
Lý Công Uẩn - vị vua sáng lập vương triều Lý sau khi lên ngôi tại kinh đô Hoa
Lư (Ninh Bình) đã rời đô ra thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long, mở
ra thời kỳ mới của vùng đất này. Thăng Long là một kinh đô lớn với 61 phố
phường phát triển rực rỡ qua hai triều đại Lý-Trần với một hệ thống thành
quách, cung điện nghi nga lộng lẫy.Tuy nhiên, vị trí và sự thịnh suy của Thăng
Long gắn chặt với vận mệnh của quốc gia dân tộc, cuối thời Trần và dưới thời
Hồ (1400 – 1407) do những biến động về chính trị trong nước và yêu cầu tập
trung tài lực chống giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã rời đô về Thanh Hoá (1397)
kinh thành Thăng Long xưa trở thành một mắt xích trong hệ thống phòng tuyến
quân sự. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, Thăng Long trở thành nơi đồn
trú của giặc Minh (1407 – 1427), khi ấy gọi là Phủ thành Giao Châu hay thành
Đông Quan (vì thành nằm trên địa bàn huyện Đông Quan). Sau khi Lê Lợi
hoàn thành sự nghiệp bình Ngô, lập lên triều Lê, đổi Đông Quan thành Đông
Kinh và Đông Kinh trở thành kinh đô trong suốt thời Lê Sơ (1428-1527). Sau
khi nhà triều Lê Sơ sụp đổ, Thăng Long tiếp tục giữ vai trò kinh đô qua 65 năm

21
Thời Mạc (1527 – 1592), gần hai trăm năm thời Lê Trung Hưng (1593 – 1788).
Dưới thời Tây Sơn (1788-1802), nhà Nguyễn, Thăng Long mất vị trí kinh đô
nhưng là thủ phủ miền Bắc. Thời Pháp thuộc, vùng đất Thăng Long (khi đó là
Hà Nội) trở thành Thủ phủ Đông Đương. Cách mạng tháng 8 thành công
(1945), Thăng Long- Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam.
Thăng Long mang đặc trưng chung của đô thị Việt Nam cũng như đặc
trưng chung của đô thị phương Đông trung đại. Bên cạnh đó, Thăng Long có
những điểm riêng biệt khi so sánh với nhiều đô thị khác. Khác biệt lớn nhất,
trở thành xuất phát điểm cho những khác biệt khác là vị trí trung tâm chính

trị, hành chính quốc gia. Vị trí đó quy định diện mạo của Thăng Long, biểu
hiện trước hết qua việc quy hoạch kiến trúc thành quách, cung điện. Sự nguy
nga tráng lệ của các cung thời Lý được mô tả trong Đại Việt sử ký toàn thư
như sau: “phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi trầu, bên trái dựng
điện Tập Hiền, bên phải dựng điện Giảng võ, lại mở cửa Phi Long thông với
cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính
nam dựng điện Cao Minh, đều có thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang
dẫn ra xung quanh bốn phía. Sau điện Càn Nguyên dựng hai điện Long An,
Long Thuỵ làm nơi vua nghỉ. Bên tả xây điện Nhật Quang, bên hữu xây điện
Nguyệt Minh, phía sau dựng hai cung Thuý Hoa, Long Thuỵ làm chỗ ở cho
cung nữ. Dựng kho tàng, đắp thành, đào hào. Bốn mặt thành mở 4 cửa: phía
Đông gọi là Tường Phù, phía Tây gọi là Quảng Phúc, phía Nam gọi là Đại
Hưng, phía Bắc gọi là Diệu Đức. Lại ở trong thành làm chùa ngự Hưng Thiên
và Tinh lâu, Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng
Nghiêm” [39, tr.241].
Đoạn văn trên cho thấy đó là cả một hệ thống các công trình được dựng
nên để đáp ứng nhu cầu phòng thủ, nơi làm việc, sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng
của kinh thành trong đó nổi bật hơn cả là hệ thống các cung điện, lầu gác. Xây
dựng, tu sửa thành trì là công việc bất cứ triều đại nào, triều đình có Bộ Công
để đôn đốc công việc này. Số lượng các cung điện, lầu gác ở mỗi điểm tuy có

22
khác nhau nhưng diện mạo vật chất của chốn kinh kỳ hiện lên rõ nét. Sử đã ghi
chép ở Hoàng thành Thăng Long có 36 cung, 49 điện thuộc thời Lý; 22 cung,
13 điện thuộc thời Trần; 6 cung, 32 điện thuộc thời Lê [72, tr.34]. Xây dựng
thành quách, cung điện ở kinh đô là công việc lớn đòi hỏi một nguồn trí lực, vật
lực khổng lồ của nhiều bộ phận, địa phương trong cả nước.
Kết quả nghiên cứu di vật khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu (Ba Đình-
Hà Nội) đem lại những bằng chứng xác đáng cho nhận định trên. Di vật gạch,
ngói có chữ Hán ghi rõ phiên hiệu và xuất xứ cho phép chúng ta hiểu được

phần nào quá trình kiến thiết xây dựng tại kinh thành Thăng Long. Thời Lý
phát hiện gạch in chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên” (nghĩa là gạch xây
quân thành nước Đại Việt) gợi ý cho chúng ta rằng phải chăng Lý Thái Tổ đã
điều thợ sản xuất gạch từ cố đô Hoa Lư ra kinh thành Thăng Long. Thời Trần,
gạch “Vĩnh Ninh Trường” cho biết đó là gạch được sản xuất tại trường đóng
gạch Vĩnh Ninh, thuộc huyện Vĩnh Lộc, phủ Thiệu Hoá tỉnh Thanh Hoá; gạch
“Đại Thông độ” (bến Đại Thông), địa chỉ này gần bến Tế Giang, nay thuộc
phần đất huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; gạch in chữ “Thu vật huyện Thu
Vật hương” là sản phẩm của người hương Thu Vật huyện Thu Vật, nay thuộc
tỉnh Tuyên Quang. Viên ngói có chữ “Hoàng Môn Thự dận giám tạo”. Hoàng
Môn thự là một cơ quan kề cận nhà vua cho thấy sự góp sức của cơ quan này
trong việc xây dựng kinh thành.
Sang thời Lê Sơ, việc xây dựng và kiến thiết kinh đô cũng là công việc
chung của cả các đơn vị quân đội ở kinh thành và một số đơn vị địa phương.
Gạch in chữ “Trung Oai quân”, “Tam tự quân”, “Huyền Qua quân là dấu ấn
của Đông phủ; Gạch in chữ “Thần Dực quân”, “Tráng Phong quân”, “Vũ Kỵ
quân” mang dấu ấn của Nam quân phủ; Gạch in chữ “Oai Hổ quân”, “Hùng
Hổ”, “Thần Hổ” là quân hiệu của các sở Oai Hổ, Hùng Hổ và Thần Hổ, thuộc
sở quân thuộc vệ Phủ Thần của Trung quân phủ, đóng ở Nghệ An, Thanh Hoá
ra xây dựng kinh đô [72, tr.116-123].

23
Những viên gạch hay ngói in quân hiệu không phải là sự ngẫu nhiên,
cũng không phải để thể hiện sự tự hào, kiêu hãnh của những người làm ra nó.
Quan trọng hơn cả chính là vì các sản phẩm này phải qua nghiệm thu, đánh
giá, có thưởng phạt. Thật may mắn vì thế mà ta biết thêm về quá trình xây
dựng tại kinh thành Thăng Long. Xây dựng cung điện, lầu gác đã huy động
rất nhiều đối tượng từ những người thợ bình dân đến các đơn vị quân đội, cơ
quan, địa phương trong cả nước cùng góp công, góp sức. Kinh đô ngay từ đầu
đã là nơi tập trung sức mạnh vật chất của cả nước.

Xây dựng các công trình kiến trúc thành quách, cung điện, lầu gác
không những cần tới nguồn nhân lực đông đảo, khối lượng vật liệu lớn mà
còn phải đại yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật cao, đặc biệt là nghệ thuật trang
trí, tạo hình, điêu khắc tinh tế.
Nơi tồn tại của bộ máy chính quyền trung ương đồng nghĩa với nơi tập
trung một số lượng tầng lớp quý tộc quan liêu đông đảo. Và thường thì kinh
đô cũng là nơi tập hợp tầng lớp trí thức đông đảo không nơi nào có thể sánh
được, đó là kết quả của dòng chảy nhân tài liên tục từ mọi miền đất nước sau
khi đỗ đạt các kỳ thi Hội, thi Đình. Hệ quả là, kinh đô có một kết cấu cư dân
đặc trưng, khác biệt với các nơi khác. Đi liền với sự tập trung hệ thống quan
lại là nhu cầu tiêu dùng lớn với các sản phẩm chất lượng cao. Điều đó vô hình
chung đã tạo ra mạng lưới chợ ở kinh thành cùng với đó là tầng lớp thương
nhân. Sự tập trung tầng lớp quý tộc, quan lại là nguyên nhân trực tiếp tác
động đến kết cấu kinh tế kinh đô Thăng Long.
Kinh tế của Thăng Long được tạo ra trước hết do chính nội lực của
vùng đất này. Nhưng, diện mạo kinh tế Thăng Long còn biểu hiện năng lực
sản xuất của nhiều vùng. Bởi lẽ, Thăng Long là kinh đô, nơi có sức tiêu thụ
lớn, thu hút nhiều nguồn sản phẩm đổ về. Thăng Long không chỉ có yêu cầu
khối lượng sản phẩm lớn mà còn yêu cầu sản phẩm chất lượng cao. Vì thế,
Thăng Long mở ra cơ hội làm ăn cho đông đảo thương nhân và thợ thủ công
lành nghề từ mọi miền tìm về lập nghiệp. “Chốn Kẻ Chợ sầm uất vốn là nơi

24
cạnh tranh, đọ sức đua tài dữ dội, phải tinh nghề, tài cao mới trụ nổi, mới
phát triển được “phồn hoa thứ nhất long thành” là nơi thu hút tài nghệ tứ
chiếng. Trong sự chọn lọc có vẻ bình yên nhưng khá ngặt nghèo, cái gì còn
lại phát triển được chính là cái tiêu biểu, cái tinh hoa. Những cái gì xoàng
xĩnh sớm muộn cũng sẽ bị đào thải” [50, tr.252]. Kết quả của quá trình đó là
hình thành những làng nghề nổi tiếng cùng các khu phố buôn bán tấp nập.
Thời Lý - Trần có 61 phường, sang thời Lê gộp lại thành 36 phường, trong

đó chủ yếu là các phường thủ công và buôn bán. Tất cả những điều đó tạo
nên kết cấu kinh tế- xã hội của Thăng Long. Văn minh Thăng Long là bản
lĩnh chung của dân tộc cộng với sắc thái riêng của vùng đất kinh kỳ.
Như vậy, vị trí địa lý, vai trò trung tâm chính trị là cơ sở nền tảng hàng
đầu để Thăng Long trở thành trung tâm hội tụ, thu hút tài năng, tinh hoa của
mọi miền trước hết là tứ trấn nội kinh. Trên cái nền kinh tế - xã hội phát triển
cao, trên cái nền học vấn thịnh đạt Thăng Long trở thành nơi tích hợp, lắng
đọng, kết tinh tinh hoa văn hoá dân tộc. Hội tụ cư dân và kết tinh văn hoá là
quy luật phát triển của mọi kinh đô trên thế giới. Khi trở thành tinh hoa, văn
hoá Thăng Long lại lan toà ngược trở lại các khu vực xung quanh.
Đặc thù của Thăng Long không chỉ là là nơi hội tụ các yếu tố tự nhiên
thuận lợi, nơi sản sinh, dung nạp, quy tụ và nuôi dưỡng những con người tài
hoa của đất nước mà còn được biểu hiện trên phương diện văn hoá tâm linh
độc đáo.
* Thăng Long- Một không gian văn hoá tâm linh độc đáo
Nói tới Thăng Long là nói tới một vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi các
yếu tố tự nhiên đã được thiêng hoá trong nhận thức của con người. Tính chất
thiêng liêng của Thăng Long xuất hiện ngay trong tên gọi kinh đô: Thăng
Long có nghĩa là rồng bay. Rồng là biểu tượng của sức mạnh, trí khôn, quyền
lực và tính thiêng. Tên gọi Thăng Long xuất hiện gắn với sự kiện Lý Công
Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Đại La, “Mùa thu, tháng bảy, vua rời đô từ Hoa Lư
ra thành Đại La của Kinh phủ. Lúc tạm đỗ dưới thành, rồng vàng hiện ra ở

25
thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành là Thành Thăng Long” [39, tr.241]. Tính
thiêng của của Thăng Long còn được vang lên qua tên gọi hàng loạt các công
trình kiến trúc của kinh thành như điện “Càn Nguyên” (nơi khởi nguyên của
trời đất), “Long An”, “Long Thuỵ”, “Nhật Quang” (mặt trời sáng), “Nguyệt
Minh” (mặt trăng sáng) Đó là những tên gọi về các hiện tượng tự nhiên
trong vũ trụ, tôn thêm vẻ thiêng liêng, huyền ảo của vùng đất Thăng Long.

Trên cơ sở vật chất, cảnh quan sông Hồng, sông Tô Lịch, thành Đại La,
núi Nùng- những thực thể gắn bó mật thiết với cư dân chốn kinh kỳ, trong tâm
thức họ đó không phải là thế giới vật chất vô hồn, bất động mà hiện hữu trong
đó là các vị thần linh bảo vệ, che trở cho người dân. Trong một chừng mực
nhất định, các vị thần còn đại diện cho ý thức độc lập trong văn hoá, tinh thần
quốc gia dân tộc, quy tụ sức mạnh chống lại sự áp đặt của phong kiến phương
Bắc. Trong truyền thuyết và tâm thức của người dân, Thần sông Tô Lịch từng
đấu tranh lâu dài với tên phù thuỷ cao tay Cao Biền. Thần sông Tô Lịch và thần
Núi Long Đỗ đã trở thành những vị thành hoàng làng bảo vệ cho sinh mệnh
của người dân chốn kinh kỳ thủa ban đầu.
Ngay từ thời Lý, Thăng Long đã là một trong những trung tâm tín
ngưỡng, tôn giáo của cả nước, một không gian tâm linh khá đậm đặc, biểu
trưng cho sinh hoạt tôn giáo dân tộc. Thăng Long có một hệ thống các ngôi
đền, chùa, miếu, quán… hiếm nơi nào có thể sánh được. Bởi lẽ, Thăng Long
có nghi lễ tế tự quốc gia kết hợp với các hình thức sinh hoạt tôn giáo tín
ngưỡng dân gian bản địa và lại được bồi đắp thêm của các tôn giáo tín
ngưỡng từ các vùng phụ cận. Thời gian tuy có thể làm mờ và mất đi một số
sinh hoạt tín ngưỡng nhưng nhìn chung, hệ thống tín ngưỡng ở Thăng Long
dừng như được bồi tụ phát triển qua thời gian và những tín ngưỡng vốn đã ăn
sâu vào trong tâm thức người dân một thời thì thật khó mất đi.
Sự phong phú và độc đáo của đời sống tâm linh chốn kinh kỳ thể hiện
rất rõ qua thần tích. Theo nghiên cứu của Phan Kế Bính, năm 1913 ông sưu
tập được hồ sơ của 135 thần tích, trong đó có 110 vị thần ở Hà Nội. Sau đó

26
hai tác giả Nguyễn Vinh Phúc và Nguyễn Duy Hinh nghiên cứu sâu thêm.
Trong tổng số 110 vị thần được thờ làm thành hoàng ở các làng Hà Nội cổ, có
35 vị không rõ lai lịch, không có sự tích, chỉ có tên hoặc duệ hiệu. Trong 75
vị thần còn lại có lai lịch, nhân vật lịch sử (kể cả tổ nghề) 35 vị, nhân vật
truyền thuyết huyền thoại 40 vị [23, tr43-44]. Kết quả đó là sản phẩm tất yếu

của vùng đất địa linh nhân kiệt.
Những vị thần tổ nghề được thờ ở Thăng Long phần lớn là những nhân
vật tổ sư các nghề có công dậy cho người dân sở tại hoặc cư dân ở nhiều địa
phương đến học nghề kiếm sống. Trong khu vực 36 phố phường đều có đền
thờ tổ sư các nghề, nổi tiếng nhất như nghề rèn, nghề in, nghề làm sơn mài,
nghề mộc, trạm trổ. Nghề giấy cổ truyền thì đặc biệt nổi tiếng ở Yên Hoà,
Yên Thái (Bưởi), Nghĩa Đô.
Mức độ đậm đặc của các công trình tín ngưỡng tôn giáo (gắn với sự
phong phú về đối tượng thờ cúng) là một nét đặc thù của không gian văn hoá
tâm linh Thăng Long. Nhưng không chỉ có vậy, Thăng Long còn có thêm
những nét đặc thù khác, hiện tượng thờ nữ thần là điểm khá nổi bật. Các vị nữ
thần được thờ cúng rộng rãi trong dân gian gồm các vị Âu Cơ, Trưng Vương,
Ả Lã Nang Đê, Tứ Pháp, Lý Chiêu Hoàng, Liễu Hạnh công chúa… Các vị nữ
thần cũng được triều đình hết sức coi trọng, thể hiện một truyền thống văn
hoá dân tộc đề cao nguyên lý mẹ, tôn thờ những người có công với nước.
Không gian tâm linh độc đáo của Thăng Long còn được vật chất hoá
trong kiến trúc đô thị, đó là việc hình thành lên “tứ trấn”. Tứ trấn vừa là sự
hiện hữu của tâm linh vừa là sự hiện hữu của vật chất tạo lên vẻ độc đáo, linh
thiêng của Thăng Long mà không nơi nào có được. Tứ trấn thờ 4 vị thần trấn
giữ 4 hướng kinh thành Thăng Long.
Hướng đông kinh thành là đền Bạch Mã, nơi thờ thần Long Đỗ, thần
hoàng làng đầu tiên của Thăng Long. Theo kết quả nghiên cứu, hiện tượng
thờ thần này xuất hiện muộn nhất từ thế kỷ thứ IX, khi Cao Biền đắp thành

27
Đại La. Thời Lý, đền Bạch Mã trở thành trung tâm sầm uất của lễ hội Thăng
Long và sinh hoạt cung đình.
Hướng Tây kinh thành là đền Voi Phục, thờ thần Linh Lang. Sách viết
về thần Linh Lang rất nhiều do vậy khó tra cứu, nhưng đại thể từ thời Lý Trần
đến Lê Sơ thần Linh Lang ở đền Voi Phục luôn được triều đình trọng vọng.

Hướng Nam kinh thành là đền Kim Liên, thờ thần Cao Sơn. Cao Sơn
đại vương có họ với thần núi Tản Viên. Sự tích kể lại rằng, thời Dương Đức,
dịch lệ xảy ra ở Đoan Hùng (Phú Thọ), thần Cao Sơn đã ra hiệu cứu dân thoát
nạn. Ban đầu đền Kim Liên được gọi là đình, sau gọi là đền Kim Liên để thờ
thần Cao Sơn, muộn nhất vào năm Hồng Thuận thứ 3 (1510) và trở thành một
góc của Thăng Long tứ trấn.
Hướng Bắc kinh thành là quán Trấn Vũ, thờ thần Trấn Võ Đế. Vị thánh
có trọng trách trấn giữ phương Bắc bảo vệ hoà bình cho đất nước.
Thăng Long tứ trấn, bốn ngôi đền uy nghi bốn góc thành, hết thảy qua
thăng trầm lịch sử đã sống mãi với thời gian như một biểu trưng của khí
thiêng sông núi, của chính lịch sử đất nước này.
Tính chất tâm linh càng được thể hiện rõ nét qua các nghi lễ tế tự quốc gia
ở đàn Xã Tắc, Nam Giao và Văn Miếu. Đàn Xã Tắc được dựng năm 1048,
nguyên nghĩa “Xã” là thần Đất hay nền tế thần Đất; “Tắc” là thần Ngũ Cốc hay
nền tế thần Ngũ Cốc. Trong tư duy của tất cả các cư dân nông nghiệp trên thế giới,
Đất luôn là Mẹ đất- nguồn sống của muôn loài động vật, thực vật. Vì tầm quan
trọng của nông nghiệp, các vương triều quân chủ Việt Nam đều rất xem trọng việc
tế tự tại đàn Xã Tắc. Xưa, người ta thường gọi Quốc Gia là Xã Tắc. Vì vậy có thể
thấy việc lập đàn Xã Tắc và tế tự tại đây không chỉ là hành động tôn thờ, vinh
danh Mẹ Đất mà còn mang một ý nghĩa rất nhân văn là cầu phúc cho dân. Cao
hơn thế, việc đó còn là hành động gắn với một công trình có tính biểu tượng
Tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của quốc gia Đại Việt.
Cùng với đàn Xã Tắc, là đàn Nam Giao cách cửa nam thành Thăng
Long khoảng 2 km. Đàn là nơi tế trời đất, linh vị các tiên đế đương triều, cầu

×