Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tích hợp giáo dục công dân số trong giáo dục công dân 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.84 KB, 10 trang )

A- đặt vấn đề
I- Lời mở đầu
Trong chiến lược dân số việt nam 2001-2010 có viết; sức khỏe sinh
sản vị thành niên là một phần quan trọng trong chương trình đân số và phát
triểnđược đảng và nhà nước hết sức quan tâm đầu tư nhân tài ,vật lực
‘’.Vai trò của các bậc cha mẹ là yếu tố quyết định song cũng cần phải thấy
vai trò trách nhiệm của nhà trường trong việc giáo dục,cung cấp kiến thức
cho các em ở độ tuổi có nhều diển biến phức tạp về cả tam vả sinh lí này
Sức khỏe sinh sản vị thành niên không những liên quan đến tương lai duy
trì nòi giống của họ sau này mà còn định hướng cho họ trong các yếu tố
quan trọng quyết định việc lập thân lập nghiệp của họ, ở độ tuổi này cùng
với nhu cầu giao tiếp nhiều về tình bạn các em đã bất đầu có những suy
nghĩ về tình yêu cách nhìn nhận về tình yêu ở lứa tuổi này còn rất đơn giản
và bồng bột bởi hầu hết là do những thay đổi về sinh lí khiến các em có
nhu cầu tiếp cận với bạn khác giới .sự tiếp cận thường xuyên rồi than them
một chút nữakhiến các em ngộ nhận rằng đó là tình yêu .điều ngộ nhận này
lại là tai hại khi không được sư quan tâm kịp thời của người lớn
Các em ngộ nhận rằng mình đã trưởng thành như bao người lớn khác
cộng thêm với sự tò mò khám phá chinh phục lứa tuổi dậy thì khiến nhiều
em có những sai lầm nghiêm trọng trong quan hệ yêu đương như quan hệ
tình dục trước hôn nhân dẫn đến có thai ngoài ý muốn.
Vì vậy việc giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục dân số-sức khỏe sinh sản
ở bài 12; “công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình’’là rất quan trọng.
II-Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1- Thực trạng
Một thực tế hiện naytỉ lệ thanh niên quan hệ tình dục trước hôn nhân
và nạo phá thai ngày một tâng. tại các bệnh viện phụ sản,các cơ sở y tếhiện
tượng nữ học sinh sinh viên đến để nạo phá thai đang là vấn đề đáng báo
1
động và hiện tượng này sẽ để lại nhiều hậu quả không tốt chop vị thành
niên sau này


2-Kết quả của thực trạng trên.
“Vài con số đáng quan tâm’’ dưới đâytheo điều tra của dự án vie/97/p13 về
chương trình giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản sẽ cho ta thấy điều này;
vị thành niên có tỉ lệ khá lớn trong dân số thế giới.ở nước ta 50% dân số
dưới 20tuổi,20% dân số có độ tuổi 10-19,tức là khoảng 15 triệu
người.trong đó khoảng 40% các em gái từ 14-20 tuổi mang thai ít nhất một
lần.Có khoảng 20-60% những phụ nữ sinh con dưới 20 tuổi là ngoài ý
muốn.ở Việt nam số nạo phá thai hàng năm ở vị thành niên chiếm 1/5trong
tổng số nạo phá thai của phụ nữ cả nước 1,2-1,5 triệu hàng năm.
trong tổng kết toàn cầu,15%số tử vongdo thai sản là nạo phá thai mà “một
con sa bằng ba con đẻ’’.
Trên thế giới số nạo phá thai nhiễm trùng trong thiếu nữ 15-19 được
ước tính là khoảng 5triệu trong tổng số 50 triệu ca phá thai hàng năm.Mặt
khác phải kể đến tác hại của việc nạo phá thai đối với sức khỏe,đặc biệt là
khi bào thai đã lớn.Những ảnh hưởng lâu dài đối với phụ nữ,trong đó có cả
yếu tố tác động về tâm lí tinh thần.
Ngoài ra các cuộc điều tra ở nhiều nước cho thấy thanh thiếu niên
ngày nay xây dựng gia đình chậm hơn các thế hệ trước xong lại có hoạt
động tình dục sớm hơn.
Chẳng hạn, ở Chilê: tuổi trung bình giao hợp lần đầu là 15-16 tuổi
ở châu mĩ Latinh: 13-19tuổi
ở Jamaica: 16tuổi
ở nước ta:5%sinh con trước 18 tuổi,15%sinh con trước
19 tuổi.
Riêng thành phố Hà nội;15%vị thành niên từ 15-19 tuổi có quan hệ
tình dục.
2
Trước tình trạng đó người lớn chúng ta sẽ làm gì? Cần phải nói rằng
bất kỳ một sự can thiệp thô bạo thiếu tinh tế của cha mẹ,thầy cô đối với lứa
tuổi này chỉ làm tình huống xấu thêm mà thôi.Chỉ có sự quan tâm theo sát

để hỗ trợ các em khi cần mới là một việc làm hiệu quả.
Với những lí do trên, dựa vào đặc thù của bộ môn giáo dục công dân
có khả năng tích hợp nội dung giáo dục dân số- sức khỏe sing sản vị thành
niên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nâng cao hiệu quả dạy học
tích hợp nội dung giáo dục dân số- sức khỏe sinh sản qua bài 12- lớp 10,
Môn GDCD.
B. Giải quyết vấn đề
Để nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp nội dung giáo dục dân số- sức
khỏe sinh sản vị thành niên trong phần 1- công dânvới tình yêu, chúng ta
cần phải thực hiện những vấn đề sau.
I. Xác định nội dung cần tích hợp
Trong phạm vi tiết 1- Công dân với tình yêu có ba nội dung cần tích
hợp, nhưng trong ba nội dung này chúng ta cần xác định nội dung nào là
quan trọng trong việc giáo dục dân số- sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Theo tôi trong ba nội dung: 1- Tình yêu là gì?
2- Thế nào là một tình yêu chân chính?
3- Một số điều nên tránh trong tình yêu.
Thì nội dung thứ ba là một nội dung rất quan trọng trong việc giáo dục dan
số- sức khỏe sinh sản vị thành niên ma chúng ta phải quan tâm. Vì ở đây
có một nọi dung nên tránh đó là “ có quan hệ tình dục trước hôn nhân”.
Đây là một vấn đề nhạy cảm đối với học sinh, các em thường ngượng ngập
khi giáo viên đề cập tới vấn đề này. Ngay cả người lớn có người còn quan
niệm răng nói ra là “ vẽ đường cho hươu chạy”. Nhưng nhiều người thì lại
cho rằng “ thà vẽ đường cho hươu chạy mà nó chạy đúng hướng còn hơn là
để nó không biết mà chạy vào bụi rậm”
3
Trên thực tế cho thấy nhiều em mặc dù đã biết yêu, có một tình yêu
đẹp
nhưng trong nhiều trường hợp không giữ được mình mà câu ca ông bà
thường nói “ khôn ba năm dại một giờ” đã đi quá giới hạn mà tình yêu cho

phép khi các em còn chưa đủ sự chuẩn bị để đi tới hôn nhân.
Chẳng hạn các em thường đi chơi riêng với nhau, phần đông các em
vẫn thường làm như vậy. Dù cho các em có ngay thật chăng nữa thì cá tính
của mọi câu con trai và cô gái bình thường đéu có những đáp ứng sinh lí
làm cho trí suy xét của các em bị khuynh đảo. Ngoài ra việc gặp gỡ riêng
có khả năng thúc đẩy óc tò mò khuyến khích hai người gần nhau thêm
chẳng những bằng những lời ve vãn tình tứ mà còn có cả những vuốt ve
chung đụng và tức thì họ dọn đường cho những sự thân mật đáng lẽ phải
dành cho những cặp vợ chồng. Điều đó chẳng những không hợp với đạo
đức lối sống truyền thốngmà còn là cơ hội cho việc lây nhiễm hivhay các
bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục nói chung.
Vì vậy chúng ta cần trình bày thật thuyết phục để cuối cùng các em nhận
thức được rằng: không nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
II- Cách thức tiến hành tích hợp.
Sau khi xác định được nội dung cần tích hợp giáo dục dân số- sức
khỏe sinh sản chúng tacó thể yiến hành như sau:
1.Thảo luận nhóm :
Cụ thể trong hoạt động 3 của tiết học có quan hệ tình dục trước hôn
nhân trogn nội dung phần 3: Một số điều nên tránh trong tình yêu. Đầu tiên
chúng ta cho nhóm nam, nhóm nữ thảo luận riêng theo các câu hỏi sau:
1-Khi nào mới được có quan hệ tình duc? Tại sao?
2- Làm thế nào để tránh được quan hệ tình dục bất dắc dĩ( trước hôn
nhân hoặc do rủi ro)?
3- Tại sao lại cần phải như vậy?
4
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Giáo viên kết luận: +Thứ nhất :tình yêu nam nữ cần bắt đầu từ khi kết
thúc cuộc đời đi học và tuổi đã trưởng thành. Và quan hệ tình dục bắt đầu
từ sau hôn nhân.

+ Thứ hai: để tránh được quan hệ tình dục bất đắc dĩ ( trước hôn nhân
hoặc do rủi ro), thì các em không nên đi chơi riêng với nhau dù trong
trường hợp nào. Mặc dù không ngụ ý là các em phải đoạn tuyệt cuộc giao
du lành mạnh với nhau, nhưng muốn tránh sự thân mật, rắc rối trước hết
các em phải thu xếp đừng agưpj riêng như vậy và sau đó đừng nói với nhau
những chuyện quá riêng tư và kích động.
+Thứ ba: các em có thể mạnh dạn từ chối( nói “không” khi bị ép
buộc tình dục). Cần phải như vậy bởi vì nếu có quan hệ tình dục trước hôn
nhâncó thể mang lại nhiều hậu quả tai hại: Có thai ngoài ý muốn, gây tác
động xấu đến cuộc sống của bản thân và gia đình; Nạo phá thai dễ gây tổn
thương đến cơ quan sinh sản dẫ tới vô sinh về sau; Khi quan hệ tình dục
không an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền các bệnh lây
nhiễm qua đường tinhd dục như AIDS
2- Bài luyện tập:
Hoạt động tiếp của nội dung: Có quan hệ tình dục trước hôn nhân chúng ta
cho các emlàm bài luyện tập sau:
Chúng ta chia lớp ra thành bốn nhóm ,phát cho các em tình
huống:”lỗi tại ai?’’ đã in sẵn,yêu cầu các emnghiên cứu trao đổi trong
nhómđặt địa vị của mình vào các nhân vật trong tình huống để giúp lancó
thông tin “tin cậy’’ về cách tránh thai.
Tình huống:” lỗi tại ai?’’.
Lan và Điệp là học sinh trung học phổ thông. Lan yêu Điệp ,Điệp
thường ép Lan quan hệ tình dục với lí lẽ “đây là cử chỉ duy nhất để chứng
5
tỏ tình yêu chân thực của Lan’’. Lan thích cái gọi là quan niệm “ hiện đại’’
này về tình yêu nhưng sợ có thai.Cô bắt đầu hỏi bạn bè về cách tránh
thai,nhưng không thu được gì thực sự nhất quán và chắc chắn.Cô bèn tìm
đến chị mình để hỏi nhưng chị của Lan kêu lên: “ Em thật ngớ ngẩn! Hỏi
chuyện ấy ở tuổi của em ư?’’ và từ chối bàn luận thêm về chuyện này.
Nhân dịp một bác sĩ tình cờ đến thăm bố,Lan ngập ngừng hỏi người

bác sĩ một cách mơ hồ về như thế nào cuối cùng bác sĩ cũng hiêủ ra vấn
đề nhưng cảm thấy bối rối và sau cùng cũng nói: “ở trường cháu không
có bài học này ư?’’
Lan đáp: “Có chứ ạ! Nhưng thầy giáo dạy sinh học cũng còn quá trẻ
và vẫn là người độc thân. Trước mặt bao nhiêu đứa con gái ở lớp thầy ấy
ngượng khi phải nói đến “ vấn đề tế nhị” này”.
Sau một đêm không ngủ vì lo lắng, Lan quyết định đến giãi bày tâm
sự với mẹ cô. Nhưng cuối cùng cô òa lên khóc và bỏ chạy
Vài tháng sau cô có thai
Sau khi phát tình huống này chúng ta có thế đặt hệ thống câu hỏi như
sau,yêu cầu các em trả lời và ghi lại ra giấy:
Nhóm 1: nếu em là chị của Lan thì em đã hành động như
Nhóm2: nếu em là vị bác sĩ thì em đã
Nhóm 3: nếu em là thầy giáo môn sinh học của Lan thì em đã
Nhóm 4: em có nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu giáo viên truyền đạt lại cho
vị thành niên những thông tin cơ bản về các biện pháp tránh thai?
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- Giaó viên kết luận về vai trò trách nhiệm của người lớn( mẹ, chị gái ,thầy
giáo bác sĩ) trong việc truyền đạt, cung cấp cho các em những thông tin cơ
bản về các biện pháp tráng thai.
6
Như ở phần trên chúng tôi đã phân tích về nội dung: “không nên
quan hệ tình dục trước hôn nhân’’ nhưng trên thực tế nhiều em có quan hệ
tình dục mà không biết đến các biện pháp tránh thai và hậu quả là có thai
ngoài ý muốn. Vì vậy ở đây chúng ta cũng cần nên giữ thế trung lập giữa
hai khả năng: tránh sinh hoạt tình dục trước hôn nhân và bất cứ quan hệ
tình dục trước hôn nhânnào cũng cần phải được bảo vệ bằng các phương
pháp tránh thai thích hợp.( cần chú ý rằng các công trình nghiên cứu cho
thấy khoảng 30-70% số người Việt nam có quan hệ tình dục trước hôn

nhân).
Như vậy từ nội dung này chúng ta cần phải cung cấp cho các em biết
những thông tin về các biện pháp tránh thaiđể tránh được những hậu quả
không mong muốncho vị thành niên.
C - kết luận
1- kết quả nghiên cứu.
Trước khi thực hiện đề tài này tôi dã dạy ở nhiều lớp 10.khi nói đến
vấn đề quan hệ tình dục ,mang thai hầu hết các em còn ngượng ngùng, e
ngại , thậm chí có em đỏ mặt không nói được quan điểm của mình trước
vấn đè nhạy cảm này.
Vì ngượng ngùng ngại nói nên các em cũng không dám thổ lộ tam sự
với mẹ ,chị gái hoặc bạn bèkhi mà các em đang có những vướng mắctrong
quan hệ với bạn khác giới như là đã có quan hệ tình dục và hậu quả là
mang thai ngoài ý muốn khi còn đang ở lứa tuổi học đường.
Nhưng sau khi thực hiện đề tài này, tôi dã áp dụng dạy ở một số lớp
10. sau khi dạy xong tôi dùng biện pháp phát piếu và đặt câu hỏi kiểm tra
10 em mỗi lớp.kết quả cho thấy có tới 85% các em làm đạt khá giỏi.Các
em ,đặc biệt là các em nữ đã cởi mở hơn,hỏi cô giáo nhiều hơn về vấn đề
sức khỏe sinh sản. hầu như các em đã ý thức được hậu quả của việc quan
hệ tình dục trước hôn nhân.đây là một vấn đề hết sức có ý nghĩa định
7
hướng cho các em tronh quan hệ tình yêu cần phâỉ chín chắn , lành mạnh
để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc sau này.
2- Bài học kinh nghiệm .
Từ những vấn đề phân tích trên, chúng ta có thể rút ra mấy kết luận
sau đây về việc nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp nội dung giáo dục dân
số- sức khỏe sinh sản qua nội dung: “ Công dân với tình yêu”- Bài 12- lớp
10 như sau:
a. Trước hết trong một bài, một tiết học có nhiều nội dung cần lồng
ghép giáo dục dân số- sức khỏe sinh sản chúng ta cần xác định nội

dung nào là quan trọng và cần đi sâu hơn việc lồng ghép để tiết
học có hiệu quả hơn.
b. Sau khi xác định được nội dung quan trọng cần lồng ghép, tùy
từng bài, từngd nội dung mà chúng ta có phương pháp khác nhau.
Cụ thể ở tiết học này, chúng ta nên dùng phương pháp thảo luận
nhóm, phương pháp sử lý tình huống hoặc có thể đóng vai thì hiệu
quả tiết học sẽ cao hơn.
3. Đề xuất
Thông qua việc dạy học tích hợp nội dung giáo dục dân số - sức khỏe sinh
sản này, tôi có một đề xuất như sau:
Các trường THCS, THPT nên tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên
đề, hoạt động ngoại khóa có nội dung về giáo dục dân số - sức khỏe sinh
sản vị thành niên. Các buổi sinh hoạt này nên phân chia các em nữ riêng và
các em nam riêng để khi đề cập đến các vấn đề “ nhạy cảm” các em được
nói tự do hơn, thoải mái hơn khi không có bạn khác giới. Có thể nói đây là
một việc làm tốt để các em có cơ hội được cung cấp, tiếp cận với những
thông tin dể bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho chính bản thân các em. Bên cạnh
đó các trường THCS ,THPT cần phải trang bị hệ thống máy chiếu tại các
phòng học tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể lồng ghép, tích hợp
8
nội dung giáo dục dân số- sức khỏe sinh sản vào các bài học có liên quan
để nang cao hiệu quả của bài học.
Trên đây bằng kinh nghiệm còn hạn chế của mình chúng tôi đã mạnh
dạn trình bày một vài vấn đề nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp nội dung
giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản- lớp 10. Đề tài này có thể còn rất nhiều
thiếu sót và hạn chế, chúng tôi rất mong được sự góp ý nhiệt tình của các
đồng chí trong nhóm, tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để đề tài của
chúng tôi được hoàn thiện hơn và được nhiều bạn động nghiệp áp dụng
nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học trong sự nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi tự viết ,tôi không sao chép của
ai . Nếu sai tôi xin hoàn toàn trách nhiệm.
Hậu Lộc, ngày 20 tháng 4 năm 2013
Người viết

Đặng Thị Hồng

9
D- Phụ lục
1. Tình huống: “ Lỗi tại ai?”
Trích dự án VIE/ 97/P13: chương trình giáo dục dân số và sức khỏe sinh
sản.
2. Vài con số đáng quan tâm.
Trích dự án VIE/ 97/P13: chương trình giáo dục dân số và sức khỏe sinh
sản.

10

×