Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đẩy mạnh huy động tại ngân hàng TMCP Công thương VN- chi nhánh Kiến An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.8 KB, 76 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................3
MỞ ĐẦU............................................................................................................................4
Chương 1: Giới thiệu về ngân hàng.................................................................................1
1.1. Khái quát về ngân hàng TMCPCT VN và ngân hàng TMCPCT chi nhánh Kiến An
.........................................................................................................................................1
1.1.1.Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam......................................1
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCPCT chi nhánh Kiến An...............4
1.1.2.1. Cơ sở pháp lý:........................................................................................................4
1.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển........................................................................5
1.1.2.3. Loại hình ngân hàng..............................................................................................6
1.1.2.4. Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng......................................................................6
Chức năng..............................................................................................................................6
Nhiệm vụ................................................................................................................................7
1.1.2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng......................................................8
Phòng giao dịch....................................................................................................................21

1.2. Khái quát về tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương VN- chi
nhánh Kiến An...............................................................................................................21
1.2.1. Hoạt động huy động vốn............................................................................................21
1.2.2. Hoạt động tín dụng.....................................................................................................23
1.2.3.Hoạt động thanh tốn.................................................................................................26
1.2.3.1. Thanh tốn quốc tế.............................................................................................26
1.2.3.2. Thanh tốn trong nước.......................................................................................27
1.2.4. Cơng tác tiền tệ kho quỹ.............................................................................................27
1.2.5. Nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng................................................................28
1.2.5.1. Hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ............................................................28
1.2.5.2. Hoạt động kiều hối..............................................................................................28
1.2.5.3. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử........................................................................29

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Cơng thương VN- chi


nhánh Kiến An.................................................................................................................30
2.1. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng TMCP CT chi nhánh Kiến An.........30
2.1.1. Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán.............................................................31


2.1.2. Huy động vốn thơng qua tiền gửi có kỳ hạn...............................................................32
2.1.3. Huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm................................................................32
2.1.4. Huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá...............................................32

2.2. Thực trạng huy động vốn của chi nhánh theo quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng
.......................................................................................................................................32
2.2.1. Về quy mô..................................................................................................................33
Bảng 2.2: Tỷ trọng nguồn vốn huy động Vietinbank-chi nhánh Kiến An và Vietinbank trên
địa bàn Thành phố Hải Phòng và hệ thống Vietinbank.....................................................34
2.2.2. Về tốc độ tăng trưởng................................................................................................35
2.2.3. Về cơ cấu nguồn vốn huy động..................................................................................36
2.2.3.1. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền..........................................................................36
2.2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng........................................................................38
2.2.3.3. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn............................................................................41

2.3. Chi phí huy động vốn của ngân hàng TMCPCT chi nhánh Kiến An.....................43
2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động so với việc sử dụng vốn............................................45
2.5. Những kết quả đạt được trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh Kiến An. .48
2.6. Những hạn chế trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh Kiến An................50
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công thương
VN- chi nhánh Kiến An..................................................................................................52
3.1. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong hoạt động huy động vốn tại chi
nhánh Kiến An...............................................................................................................52
3.1.1. Nguyên nhân chủ quan...............................................................................................52
3.1.2 Nguyên nhân khách quan............................................................................................54


3.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh huy động vốn cho ngân hàng TMCP Công thương VNchi nhánh Kiến An.........................................................................................................56
3.2.4 Nâng cao chất lượng marketing ngân hàng.................................................................59

3.3 Kiến nghị với nhà nước và NHNN..........................................................................61
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ..............................................................................................61
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước..............................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

NH

: Ngân hàng

NHTM

: Ngân hàng thương mại


NHNN

: Ngân hàng nhà nước

TMCP


: Thương mại cổ phần

CN

: Chi nhánh

NH TMCP CTVN

: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

KCN

: Khu công nghiệp

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

NSLĐ

: Năng suất lao động

TCTD

: Tổ chức tín dụng

Q. Kiến An

: Quận Kiến An


Tp. Hải Phòng

: Thành phố Hải Phòng

VND

: Việt Nam đồng

USD

: Đô la Mỹ

XNK

: Xuất nhập khẩu

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình vận hành của mình, nền kinh tế ln xảy ra tình trạng có nơi thừa
vốn có nơi thiếu vốn. Tuy nhiên , các đối tượng này lại không thể tự tiếp cận trực tiếp


với nhau để thỏa mãn nhu cầu vốn của mình. Thông qua hoạt động huy động vốn, hệ
thống ngân hàng tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của xã hội , biến tiền nhàn
rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn
khó khăn sau cuộc khủng hoảng tồn cầu đặc biệt khi tình hình lạm phát tăng cao , các
doanh nghiệp ,cá nhân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để duy trì hoạt
động và phát triển . Cùng với đó một bộ phận ngân hàng đang kẹt số vốn cho vay ra đẩy

các ngân hàng dần vào nguy cơ tiềm ẩn mất an tồn thanh khoản . Chính vì vậy việc tìm
kiếm các nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý, phù hợp vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng
vốn nhằm ổn định ,thúc đẩy nền kinh tế phát triển vừa đảm bảo tính an tồn trong hoạt
động là việc làm cần thiết. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân
hàng hiện nay, yêu cầu về tăng trưởng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao là
hết sức quan trọng
Với vai trò cầu nối giữa cung cầu vốn trong xã hội, thông qua các nghiệp vụ huy
đơng vốn của mình, các NHTM đã góp phân quan trọng trong việc khơi thơng nguồn vốn
nhàn rỗi từ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu tín dụng, góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh
ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội và thực hiện Chính sách tiền tệ quốc gia
Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguồn vốn huy động đối với sự phát triển kinh
tế nói chung và hoạt động của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam nói riêng , em
xin chọn đề tài “Đẩy mạnh huy động tại ngân hàng TMCP Công thương VN- chi nhánh
Kiến An” để nghiên cứu
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng huy động vốn của ngân hàng
TMCP CTVN chi nhánh Kiến An trong giai đoạn 2010-2012
3. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ việc nghiên cứu tổng quan về ngân hàng TMCP CTVN chi nhánh
Kiến An và thực trạng huy động vốn của chi nhánh từ đó đánh giá được thực trạng huy
đơng vốn qua những hạn chế và kết quả đạt được, tìm ra được nguyên nhân hạn chế
đồng thời đưa ra được giải pháp giúp đẩy mạnh huy động vốn cho ngân hàng TMCP
CTVN chi nhánh Kiến An
4. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng các phương pháp khoa học: phương pháp duy vật lịch sử, phương
pháp chỉ số, phân tích, so sánh và tổng hợp, khái quát và trừu tượng hóa .Sử dụng số liệu
thống kế để luận chứng
Số liệu trog đề tài dược thu thập và xử lý qua 2 nguồn

- Dữ liệu xuất phát từ nội bộ chi nhánh và hệ thống ngân hàng Công thương VN
- Dữ liệu được thu thập từ các nguồn sách báo phương tiện truyền thông báo cáo của
Tổng cục thống kê, báo cáo thường niên của NHNN và một số ngân hàng thương mại
trên địa bàn
5.Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Giới thiệu về ngân hàng
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công thương VN- chi nhánh
Kiến An
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công thương VNchi nhánh Kiến An


Chương 1: Giới thiệu về ngân hàng
1.1. Khái quát về ngân hàng TMCPCT VN và ngân hàng TMCPCT chi nhánh Kiến
An
1.1.1.Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), tiền thân là
Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên
doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm
1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên
thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990.
*Những giai đoạn phát triển:
Quá trình hình thành và tổ chức bộ máy hoạt động NHCT Việt Nam nói chung có
thể chia ra làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Từ ngày thành lập đến hết năm 1990,hệ thống NHCT Việt
Nam có 32 chi nhánh,tỉnh thành phố với 63 đơn vị trực thuộc được tổ chức hoạt động
theo cơ chế NHCT_TW chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý chỉ đạo như một liên hiệp xí
nghiệp đặc biệt-các chi nhánh thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập.
Giai đoạn hai: Từ tháng 1/1991 đến hết năm 1995, là giai đoạn hệ thống NHCT

Việt Nam được thành lập lại theo Quyết định 420/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng,từ đây hệ thống các ngân hàng chuyên doanh đã được thực sự trở thành
NHTM hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực từ tháng 10/1990. NHCT Việt
Nam là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập có các chi nhánh hạch tốn phụ
thuộc.Đây cũng là giai đoạn bung ra của nền kinh tế nhiều thành phần, là giai đoạn mà
hệ thống NHCT mở rộng cho vay, đối mặt trực tiếp nhất với cơ chế thị trường nên chứa
đựng mầm mống của sự mất an toàn và khủng hoảng.
Giai đoạn ba: Từ năm 1996 đến 2007. Theo ủy quyền của thủ tướng chính phủ,
Thống đốc NHNN Việt Nam đã kí quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 thành
lập lại NHCT Việt Nam theo mơ hình Tổng Cơng ty Nhà nước. Quy định tại Quyết định
số 90/TTg ngày 7/3/1994 của thủ tướng chính phủ, theo mơ hình này NHCT Việt Nam
Đào Thị Kim Anh

Trang


được quản lý bởi Hội đồng quản trị, điều hành bởi Tổng giám đốc có các đơn vị thành
viên hạch tốn phụ thuộc (các CN cấp 1,cấp 2) có các đơn vị thành viên hạch tốn độc
lập (các cơng ty)
Giai đoạn bốn: Từ năm 2008 đến nay. Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân
hàng Cơng thương Việt Nam. Ngày 02 tháng 11 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước ký
quyết định số 2604/QĐ-NHNN về việc công bố giá trị doanh nghiệp Ngân hàng Công
thương Việt Nam.
Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ
phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.
Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và
hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam.
NHTMCP Cơng thương Việt Nam chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp

ngày 03/07/2009
Hiện nay VietinBank đang hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số: 0100111948 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 10/3/2011.
Lịch sử phát triển của VietinBank là quá trình chinh phục những gian nan, vượt
qua nhiều thách thức đầy cam go nhưng cũng hết sức tự hào. Từ những ngày đầu thành
lập cho tới nay, VietinBank đã trải qua nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trình độ nhân
lực để đổi mới từ bộ máy nhân sự, công nghệ, đến các sản phẩm, dịch vụ..., phát triển
nhanh và lớn mạnh, vươn lên trở thành một ngân hàng thương mại quy mô lớn, tiên tiến,
hiện đại. Với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản hàng năm trên 30% và lợi nhuận sau thuế
tăng trên 20%, thị phần chiếm khoảng trên 15% tại thị trường ngân hàng Việt Nam,
VietinBank đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự ổn định và phát triển nền kinh tế đất
nước. Sự lớn mạnh của VietinBank còn thể hiện bằng khả năng thu xếp và tham gia tài
trợ hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu USD cho các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế,
đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, VietinBank cịn
đảm bảo vốn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế hoạt động và đầu tư cơng nghệ,
máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Năm 2012, VietinBank đã tăng vốn điều lệ thành công lên 50.000 tỷ đồng, trở
thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Khơng dừng lại
ở đó, VietinBank cịn là định chế tài chính Việt Nam tiên phong trong việc tiếp cận thị
Đào Thị Kim Anh

Trang


trường vốn quốc tế với việc phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế trên
toàn cầu. Uy tín của VietinBank đã được khẳng định với nhiều giải thưởng danh giá. Đặc
biệt hơn cả, VietinBank vinh dự là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nằm trong Top
2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới theo công bố của Tạp chí chuyên xếp hạng Forbes.
Bên cạnh việc kinh doanh hiệu quả, VietinBank luôn là đơn vị đi đầu trong công
tác hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo tại hầu hết 63 tỉnh, thành trên địa bàn tồn quốc. Với tình

cảm, trách nhiệm và tinh thần tương thân, tương ái, tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân
viên và người lao động VietinBank luôn xác định việc làm tốt công tác an sinh xã hội,
chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng cũng là một trong những mục tiêu chính trị - xã hội
quan trọng đối với doanh nghiệp. Đến nay, VietinBank đã tài trợ trên 2.000 tỷ đồng để
thực hiện công tác từ thiện, an sinh xã hội tại khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước.Hiện tại,
hệ thống mạng lưới của VietinBank ngồi 147 chi nhánh và hơn 1000 phịng giao dịch
phủ khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước, VietinBank còn đang vươn mình mạnh mẽ ra thế
giới, nỗ lực thực hiện chủ trương tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực
cạnh tranh và gia nhập nền tài chính tồn cầu. VietinBank là ngân hàng Việt Nam đầu
tiên có mặt tại thị trường Châu Âu với hai chi nhánh tại Frankfurt và Berlin, CHLB Đức.
Ngoài ra, Chi nhánh VietinBank tại Thủ đơ Viêng Chăn, Cộng hịa Dân chủ nhân dân
Lào cũng đã khai trương và đi vào hoạt động. Thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục mở
rộng mạng lưới ra các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như: Ba Lan, Séc, Mỹ, Anh,
Pháp, Nhật, Úc...
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, VietinBank luôn ý thức được cần phải đổi
mới để trở thành một ngân hàng có năng lực tài chính vững mạnh, đáp ứng được các
chuẩn mực tài chính của Việt Nam và các chuẩn mực tài chính quốc tế, nâng cao năng
lực cạnh tranh, hội nhập tích cực với các ngân hàng khu vực và thế giới. Bám sát chủ
trương của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, VietinBank đã và sẽ tập trung
thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại: nâng cao năng lực cạnh
tranh; đổi mới công tác tổ chức và quản trị điều hành, đồng thời, đẩy nhanh q trình cổ
phần hóa, nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư và
đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, kiểm sốt nợ xấu, kiện tồn
mơ hình tổ chức Đảng, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, minh bạch, cơng khai, tích
cực đóng góp cho công tác an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm VietinBank với cộng
đồng, chăm lo cải thiện tốt nhất đời sống vật chất tinh thần, điều kiện làm việc cho cán
bộ nhân viên của VietinBank.
Đào Thị Kim Anh

Trang



Sau 4 năm cổ phần hóa, Vietinbank đã có những bước phát triển nhanh chóng,
vững chắc với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và lợi nhuận hết sức ấn tượng. Bên cạnh
việc nắm bắt cơ hội và khai thác tốt nội lực để phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả,
bền vững, Vietinbank cũng đã có những cải cách sâu rộng về cơ cấu tổ chức, quản trị,
điều hành, quản lý rủi ro, nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin, tuyên truyền và xây
dựng thương hiệu Vietinbank, qua đó thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư.
Năm 2012 là một năm có nhiều khó khăn và thử thách, nhưng cũng là năm
Vietinbank thành công, ghi dấu mốc ấn tượng nhất. Vốn điều lệ, vốn tự có tăng lên
50.000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ
đông mạnh nhất ở Việt Nam hiện nay.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCPCT chi nhánh Kiến An
1.1.2.1. Cơ sở pháp lý:
Quyết định số 529/QĐ-HĐQT-NHCT1
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoat động của Ngân hàng Công thương Việt Nam
được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y tại Quyết định số 1325/QĐ-NHNN ngày
28/11/2002;
Căn cứ Quyết định số: 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về mạng lưới hoạt động của Ngân hàng
thương mại;
Căn cứ Quyết định số 359/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 23/11/2005 của Hội đồng
quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt
động của sở giao dịch , chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam
Căn cứ biên bản họp Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam số
46A/2008-BB-HĐQT- ngày 09/04/2008 về chủ trương mở Ngân hàng Công thương Việt
Nam-Chi nhánh Kiến An
Căn cứ văn bản số:9716/NHNN-CNH ngày 30/10/2008 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấp thuận mở chi nhánh Kiến An và Nhà Bè của
Ngân hàng Công thương Việt Nam

Theo đề nghi của Tổng giám đốc ngân hàng Công thương Việt Nam ,
Quyết định mở Ngân hàng Công thương Việt Nam- chi nhánh Kiến An , từ ngày
01/12/2008 .
Đào Thị Kim Anh

Trang


1.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Cơng thương Kiến An được hình thành từ phịng
giao dịch Kiến An thuộc Ngân hàng Cơng Thương Tp. Hải Phòng thành lập từ năm 1995
và được nâng cấp thành Chi nhánh Kiến An năm 2008, trở thành Chi nhánh thứ 7 của
VietinBank trên địa bàn Hải Phòng. Chi nhánh chính thức khai trương, đi vào hoạt động
vào ngày 26/2/2009 tại 129 Trần Thành Ngọ, Q. Kiến An, Tp. Hải Phịng .Chi nhánh có
khoảng 60 cán bộ cơng nhân viên, 2 phịng giao dịch ở Tơn Đức Thắng, An Lão với
mạng lưới huy động vốn rộng khắp gồm 2 điểm giao dịch và 2 quĩ tiết kiệm.
Khi còn là phòng giao dịch Kiến An thuộc VietinBank Tp. Hải Phòng thì quy
mơ hoạt động rất khiêm tốn và gặp khó khăn về nhiều mặt, tới năm 2005, nguồn vốn mới
đạt 62,5 tỷ đồng, dư nợ 65 tỷ đồng, trong khi đó nợ xấu, nợ quá hạn chiếm tới 15%. Sau
khi bà Lê Thị Chúc được điều động từ VietinBank Hải Phòng sang làm Trưởng phòng
giao dịch, với nhiều giải pháp kiên quyết, hiệu quả trong thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn; đẩy
mạnh hoạt động tiếp thị, tư vấn, chăm sóc khách hàng, Phịng giao dịch đã tăng trưởng
nguồn vốn, tích cực cho vay phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn và đã đạt được kết
quả kinh doanh hết sức khả quan. Tới thời điểm thành lập Chi nhánh, nguồn vốn đã tăng
trưởng gần 3 lần so với năm 2005, đạt gần 160 tỷ đồng; dư nợ đạt gần 80 tỷ đồng, đặc
biệt nợ xấu chỉ chiếm 2%, thu hút hàng nghìn khách hàng đến mở tài khoản giao dịch,
hàng trăm doanh nghiệp vay vốn để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
Trong những năm qua, Chi nhánh liên tục mở rộng về quy mô hoạt động,về tổ
chức bộ máy và mạng lưới, kết quả hoạt động kinh doanh cũng không ngừng tăng trưởng
cho nên chi nhánh ngày càng có uy tín được nhiều bạn hàng đánh giá cao.Ngân hàng

Công thương chi nhánh năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động của đã tập trung sức
mạnh tổng hợp, phát huy nội lực, vươn lên từ khó khăn không ngừng đổi mới và phát
triển, khẳng định vị trí là một trong ngững NHTM hàng đầu, thể hiện thế đi lên vững
chắc và khả năng to lớn góp phần thực hiện có kết quả chính sách tiền tệ - tín dụng Quốc
gia, từng bước hạn chế và đẩy lạm phát, thúc đẩy sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh
tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, góp
phần vào phát triển kinh tế của cả nước với 3 chương trình kinh tế lớn, cơng nghiệp hóa
– hiện đại hóa nền kinh tế của Đảng, Nhà nước, góp phần tạo ra bước phát triển mới của
kinh tế xã hội thành phố cảng Hải Phòng.
* Các sự kiện lịch sử chính
Đào Thị Kim Anh

Trang




26/02/2009, khai trương chi nhánh Kiến An tại với 1 phịng giao dịch tại Tơn



Đức Thắng, Hải Phịng
28/9/2011, khai trương phòng giao dịch An Lão thuộc chi nhánh Kiến An tại số
27 Lê Lợi, thị trấn An Lão, huyện An Lão, Tp.Hải Phịng.

1.1.2.3. Loại hình ngân hàng
Ngân hàng Cơng thương Việt Nam- Chi nhánh Kiến An là loại hình ngân hàng
thương mại cổ phần, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dâú riêng, tổ chức hoạt động
theo Quy chế tố chức hoạt động của Sở giao dịch, chi nhánh Ngân hàng Công thương
Việt Nam, do Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành

1.1.2.4. Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng
Chức năng
-

Chức năng trung gian tín dụng:
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân
hàng. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTMCP Cơng Thương Kiến
An đóng vai trị là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với
chức năng này, ngân hàng vừa đóng vai trị là người đi vay, vừa đóng vai trị là
người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi
và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi
tiền và người đi vay.

-

Chức năng trung gian thanh tốn:
Ở đây NH đóng vai trị là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các
thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của
họ để thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của
khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ngân hàng
cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm
chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu,
khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh tốn phù hợp. Nhờ đó
mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp
chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một
phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh tốn. Do vậy các chủ thể kinh

Đào Thị Kim Anh

Trang



tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh tốn an tồn.
Chức năng này vơ hình chung đã thúc đẩy lưu thơng hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ
thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
-

Chức năng tạo tiền:
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM.
Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại
và phát triển của mình, NHTMCP Cơng Thương Kiến An với nghiệp vụ kinh
doanh mang tính đặc thù của mình đã vơ hình chung thực hiện chức năng tạo tiền
cho nền kinh tế.Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác
của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh tốn. Thơng qua chức năng
trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền
cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh tốn dịch
vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi
là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh tốn
dịch vụ…
Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán
trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng
thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương
đã áp dụng đối với NHTM. do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi
lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.

Nhiệm vụ
Kinh doanh hoạt động ngân hàng
Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Công thương Kiến An là đơn vị trực
thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (gọi tắt là Vietinbank)
có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan theo

quy định của pháp luật, cụ thể:

-

Huy động vốn: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng
khác dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn bằng Đồng Việt
Nam và ngoại tệ. Thực hiện các hình thức huy dộng vốn khác theo quy định của

-

pháp luật.
Cho vay: Cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, các dự án đầu tư phát
triển kinh tế xã hội và các nhu cầu hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân, hộ gia

Đào Thị Kim Anh

Trang


đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam và

-

ngoại tệ phù hợp với các quy định của pháp luật.
Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ, cấp tín dụng theo quy định.
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại

-


khác theo quy định của Ngân hàng TMCPCT VN.
Thực hiện các dịch vụ: Thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụ

-

ngân quỹ.
Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án, tư vấn đầu

-

tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ với khách hàng, các dịch

-

vụ ngân hàng đối ngoại khác
Tư vấn tài chính, tín dụng và xây dựng dự án cho khách hàng.
Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh Ngân hàng TMCP

-

Công Thương trực thuộc trên địa bàn.
Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân

-

hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Thực hiện công tác tổ chức đào tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền

-


của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ
trong phạm vi địa bàn theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt

-

Nam.
Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp
vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành ngân hàng và Ngân hàng TMCP

-

Công Thương Việt Nam.
Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra
kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng TMCP

-

Công Thương Việt Nam.
Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột
xuất của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

1.1.2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của ngân hàng
* Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý ngân hàng
PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

Đào Thị Kim Anh

KHỐI

KINH
DOANH

PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Trang


2 QTK
KHỐI
QUẢN LÝ
RỦI RO

2 ĐGD

TỔ QUẢN LÝ RỦI RO

PHÒNG KẾ TOÁN
BAN
GIÁM
ĐỐC

KHỐI
TÁC
NGHIỆP

TỔ TIỀN TỆ - KHO QUỸ

TỔ THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU


PHỊNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
KHỐI HỖ
TRỢ
TỔ THƠNG TIN ĐIỆN TỐN

2
PHỊNG
GIAO
DỊCH

*Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của các bộ phận trong chi nhánh
Các phòng ban của chi nhánh được đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc và
được chun mơn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, chúng vẫn là một
bộ phận không thể tách rời trong ngân hàng do đó chúng ln có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Điều này được thể hiện rõ qua chức năng và nhiệm vụ riêng của từng bộ phận.


Ban giám đốc
Giám đốc: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân

hàng, chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Công thương Nhà nước về hoạt động chung của
chi nhánh và quản lý hoạt động của các phòng ban trong chi nhánh, chỉ đạo, hoạch định
và triển khai các chính sách, mục tiêu kinh doanh Chi nhánh, phù hợp với chiến lược và
mục tiêu kinh doanh của Vietinbank
Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý hoạt động của phịng kế tốn,
tổ tiền tệ kho quỹ và 2 phòng giao dịch vủa chi nhánh. Đồng thời có nhiệm vụ tham
Đào Thị Kim Anh

Trang



mưu, giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo, hoạch định và triển khai các chính
sách, mục tiêu kinh doanh Chi nhánh, phù hợp với chiến lược và mục tiêu kinh doanh
của Vietinbank; Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc xây dựng kế hoạch và
điều phối hoạt động các Phịng/Bộ phận và các mảng cơng việc được phân công phụ
trách tại Chi nhánh; Phát triển mối quan hệ kinh doanh và dịch vụ khách hàng; Chịu
trách nhiệm quản lý, đào tạo nhân viên và phát triển đội ngũ kế cận; Thực hiện nhiệm vụ
khác do Giám đốc Chi nhánh giao trong từng thời kỳ.


Phịng khách hàng doanh nghiệp :

Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp về
khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,
quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (NHTMCPCTVN). Trực tiếp
quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh
nghiệp
Nhiệm vụ:

-

Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp
Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các
sản phẩm dịch vụ của NHTMCPCTVN: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán
ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử...; làm đầu
mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHTMCPCTVN đến các khách hàng là doanh
nghiệp. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung


-

cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là doanh nghiệp
Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng của khách hàng có nhu cầu
giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định

-

theo quy định của NHTMCPCTVN.
Thực hiện nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay vốn,
bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; Thẩm định khác hàng, dự án,
phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền
và quy định của NHTMCPCTVN; Đưa ra các đề xuất chấp thuận (từ chối) đề
nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và
kết quả thẩm định; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín
dụng. Phải có trách nhiệm và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc,

Đào Thị Kim Anh

Trang


thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí; Theo dõi quản

-

lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi các khoản cho vay này
Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định
của NHTMCPCTVN. Tìm mọi biện pháp thu hồi nợ nhóm 2,3,4,5. Phối hợp với
phòng Quản lý rủi ro đề xuất các biện pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro thuộc


-

phịng mình đã cho vay trước đây.
Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội

-

đồng xử lý rủi ro.
Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thơng tin của khách hàng cho phịng quản lý rủi ro để
thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánh và

-

NHTMCPCTVN.
Cập nhật phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách

-

hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ

-

giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh.
Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình
nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc Chi




nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.
Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phịng.
Làm cơng tác khác khi được giám đốc giao.
Phịng khách hàng cá nhân:

-

Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân về khai
thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng , quản lý
các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (NHTMCPCTVN). Trực tiếp quảng cáo,
tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
Nhiệm vụ:

-

Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo

-

quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và NHTMCPCTVN.
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng trong nghiệp vụ huy động vốn
đối với cá nhân. Kiểm soát tất cả các bút toán giao dịch thuộc thẩm quyền và

-

phạm vi phòng quản lý.
Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các

sản phẩm dịch vụ của NHTMCPCTVN, làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ

Đào Thị Kim Anh

Trang


của NHTMCPCTVN đến các khách hàng cá nhân. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất
về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho

-

khách hàng là cá nhân.
Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng của khách hàng có nhu cầu
giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định

-

theo quy định của NHTMCPCTVN.
Thực hiện nhiệm vụ tín dụng và xử lý giao dịch như nhận và xử lý đề nghị vay
vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác, thẩm định khách hàng, dự án,
phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền
và quy định của NHTMCPCTVN; Đưa ra các đề xuất chấp thuận (từ chối) đề
nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và
kết quả thẩm định; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín
dụng. Phải có trách nhiệm và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc,
thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí; Theo dõi quản lý

-


các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi các khoản cho vay này
Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định
của NHTMCPCTVN. Tìm mọi biện pháp thu hồi nợ nhóm 2,3,4,5. Phối hợp với
phòng Quản lý rủi ro đề xuất các biện pháp thu hồi nợ đã xử lý rủi ro thuộc

-

phịng mình đã cho vay trước đây.
Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội

-

đồng xử lý rủi ro.
Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để
thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánh và

-

NHTMCPCTVN.
Cập nhật phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách

-

hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ

-

giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh.
Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹ tiết kiệm,

điểm giao dịch; hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các dịch vụ ngân hàng cho các
QTK, ĐGD; kiểm tra giám sát các hoạt động của các QTK, ĐGD theo quy chế

-

hoạt động của QTK, ĐGD.
Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng

-

dẫn của NHTMCPCTVN.
Phản ánh kịp thời các vấn đề vướng mắc trong cơ chế nghiệp vụ và các vấn đề
mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Gám đốc xem xét, giả quyết.

Đào Thị Kim Anh

Trang




-

Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phịng.
Làm cơng tác khác khi được giám đốc giao.
Tổ quản lý rủi ro (bao gồm cả quản lý nợ có vấn đề):

Chức năng:
Phịng quản lý rủi ro có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh về công

tác quản lý rủi ro của Chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư
đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; Thẩm định hoặc tái thẩm
định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng; Thực hiện chức năng đánh giá,
quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHTMCPCTVN.
Chịu trách nhiệm về quản lý và đề xuất xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các
khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tại các phòng có cho vay; quản
lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi
các khoản nợ gốc và tiền lãi vay đối với các khoản nợ xấu theo chỉ đạo của Giám đốc
Chi nhánh. Quản lý, theo dõi, đề xuất các biện pháp và phối hợp với các phịng có liên
quan thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
Nhiệm vụ:
-

Nghiên cứu chủ trương chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát triển theo
vùng kinh tế, ngành kinh tế tại các địa phương, các văn bản về hoạt động ngân
hàng... chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của NHTMCPCTVN và
thực trạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời kì để đề xuất mức tăng trưởng
theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế... phù hợp với năng lực quản
trị rủi ro của Chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương và danh

-

sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng.
Thực hiện thẩm định độc lập ( theo cấp độ quy định của NHTMCPCTVN hoặc
theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh, Hội đồng tín dụng chi nhánh) hoặc tái
thẩm định: Thẩm định , xác định giới hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng cho
khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền quyết
định; Thẩm định các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng
khác có độ phức tạp hoặc có giá trị lớn hơn theo quy định của NHTMCPCTVN
trong từng thời kì hoặc theo yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh, Hội đồng tín dụng

cơ sở.

Đào Thị Kim Anh

Trang


-

Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng
khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh

-

hoặc Hội đồng tín dụng Chi nhánh.
Thực hiện phân loại nợ và tính tốn trích dự phòng rủi ro cho từng khách hàng

-

theo quy định hiện hành.
Chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi

-

nhánh.
Kiểm tra việc hồn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín
dụng và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh
(Đối với các khoản vay, dự án khách hàng cần phải có bộ phận quản lý rủi ro
tham gia quản lý theo các quy định của NHTMCPCTVN) sau khi đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt: Kiểm tra việc hồn thiện hồ sơ, thủ tục tín dụng do các

phịng liên quan lập, đảm bảo tuân thủ theo đúng điều kiện của khoản tín dụng đã
được duyệt đồng thời theo dõi, giám sát việc hồn chỉnh hồ sơ tín dụng và giám
sát kiểm tra việc nhập dữ liệu khoản tín dụng vào hệ thống máy tính của phịng
có liên quan sau khi cấp tín dụng, đảm bảo sự chính xác, phù hợp về hồ sơ tín

-

dụng trên máy tính và trên giấy.
Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại, chuyển
tiền ngoại tệ, mua bán nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc

-

NHTMCPCTVN.
Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việc

-

nhận tài sản bảo đảm.
Triển khai thực hiện các chính sách, quy trình, quy định về quản lý rủi ro tín
dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán... của NHTMCPCTVN
nhằm giúp các hoạt động nghiệp vụ tại Chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất

-

mức độ rủi ro.
Cung cấp thơng tin liên quan đến nghiệpvụ phịng ngừa rủi ro cho các phòng liên

-


quan tại Chi nhánh và trụ sở chính NHTMCPCTVN khi có u cầu.
Làm đầu mối liên hệ với Trung tâm thơng tin tín dụng NHNN trê địa bàn trong

-

việc cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tín dụng theo quy định của NHNN.
Đề xuất và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện về: lãi suất, phí, chi phí khuyến mãi,

-

tiếp thị, chi hoa hồng theo quy định.
Nghiên cứu chủ trương chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy của Nhà
nước, của các ngành và NHTMCPCTVN có liên quan đến hoạt động ngân hàng
để đề xuất các biện pháp và phối hợp với các phòng có liên quan để thực hiện xử

Đào Thị Kim Anh

Trang


lý, thu hồi các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, xử lý tài
-

sản bảo đảm tiền vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
Đề xuất phuơng án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ Chi nhánh trong
việc xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề vượt phạm vi, khả năng xử lý của Chi
nhánh. Hoàn thiện hồ sơ theo yêu câu của NHTMCPCTVN trình cấp có thẩm
quyền cho xử lý các khoản nợ tồn đọng (nếu có) theo yêu cầu của

-


NHTMCPCTVN.
Đầu mối kiểm tra, tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của Chi

-

nhánh theo qui định của NHTMCPCTVN.
Tham gia Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội đồng miễn giảm lãi theo

-

yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc Chủ tịch hội đồng
Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu liên quan đến các khoản nợ có vấn đề
và tài sản bảo đảm tồn đọng. Làm các báo cáo định kì hoặc đột xuất theo yêu cầu



của giám đốc Chi nhánh và NHTMCPCTVN.
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phịng.
- Làm cơng tác khác khi được giám đốc giao.
Phịng kế tốn

Chức năng:
Là phịng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp
vụ và các công việc liên quan đến cơng tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại Chi
nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch
toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy,
quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và
NHTMCPCTVN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sư dụng các sản phẩm
ngân hàng.

Nhiệm vụ:
-

Phối hợp với tổ thơng tin điện tốn quản lý hệ thống giao dịch trên máy: thực

-

hiện mở, đóng giao dịch Chi nhánh hàng ngày.
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng theo quy định như: Mở, đóng
các tài khoản (ngoại tệ và VND); Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền từ tài
khoản, các giao dịch mua bán ngoại tệ, tiền mặt, thanh toán và chuyển VND,
ngoại tệ, chuyển tiền ngoại tệ; Bán séc, ấn chỉ thường... cho khách hàng theo quy
định; Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, séc bảo
chi, séc chuyển khoản, nhờ thu phí thương mại..., các giao dịch giải ngân, thu nợ,
thu lãi, xoá nợ... ;Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp), chiết

Đào Thị Kim Anh

Trang


khấu chứng từ có giá theo quy định; Kiểm tra, tính và thu phí của khách hàng khi
thực hiên các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra tính lãi (lãi cho vay, lãi huy động);
Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác ( bảo quản giấy tờ có giá, cho thuê tủ
két...); Hạch toán các khoản mua, bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơ sở các
chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định của NHNN, NHTMCPCTVN, do phịng
thanh tốn XNK chuyển sang; Tăng cường công tác tiếp thị và chăm sóc khách
hàng để khai thác nguồn vốn nội và ngoại tệ từ các khách hàng có quan hệ tiền
gửi. Có trách nhiệm phối hợp với các phịng khách hàng giữ vững tăng trưởng
nguồn vốn đối với khách hàng doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại Chi

-

nhánh.
Thực hiện kiểm tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh (bao gồm
các bút toán tự động trong các module nghiệp vụ thuộc phân hệ BDS và tạo tay
trực tiếp trong BDS của GL), thực hiện việc đối chiếu tài khoản điều chuyển vốn
(ngoại tệ và VND) với trụ sở chính và tra sốt với ngân hàng trong cũng như
ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân; Kiểm tra
đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán trong phân hệ BDS, GL; Kiểm sốt các giao
dịch trong và ngồi quầy theo thẩm quyền,kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp,
liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối
ngày của giao dịch viên thuộc phần hành phụ trách theo quy định. Đồng thời
kiểm soát tất cả các bút toán giao dịch, điều chỉnh của phòng giao dịch, quỹ tiết

-

kiệm, điểm giao dịch theo quy định.
Thực hiện cơng tác liên quan đến thanh tốn bù trừ, thanh toán điện tử, thanh

-

toán liên ngân hàng.
Quản lý thơng tin: Duy trì và quản lý hồ sơ thơng tin khách hàng; Quản lý mẫu

-

dấu, chữ kí của khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân thuộc phần hành quản lý.
Quản lý séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc... của các

-


giao dịch viên và toàn chi nhánh.
Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày (quỹ tiền mặt của các giao dịch viên). Thực hiện
kiểm soát, đối chiếu tiền mặt hàng ngày với phòng tiền tệ kho quỹ theo quy định

-

của NHNN và NHTMCPCTVN.
Lưu trữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ (khơng gồm của các phịng giao

-

dịch), số liệu theo quy định hiện hành của NHNN, NHTMCPCTVN
Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, hạch toán chi trả lương và các khoản thu
nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng.

Đào Thị Kim Anh

Trang


-

Phối hợp với các phịng có liên quan phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo Chi nhánh quyết đinhj mức trích lập

-

quỹ dự phịng rủi ro theo các hướng dẫn của NHTMCPCTVN.
Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế tốn tài sản cố định, cơng cụ lao động,

kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của Chi nhánh. Phối kết hợp với phịng tổ chức hành
chính lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định; xây dựng nội quy quản lý,

-

sử dụng trang thiết bị tại Chi nhánh.
Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo qui định hiện hành, kế hoạch mua
sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động

-

kinh doanh của Chi nhánh trình Giám đốc Chi nhánh quyết định.
Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực
hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước và

-

NHTMCPCTVN phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của Chi nhánh.
Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp ngân
sách theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính. Kê

-



khai nộp thuế KD
Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của NHNN và

NHTMCPCTVN đồng thời tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phịng.
- Làm cơng tác khác do giám đốc giao.

Tổ thanh toán xuất nhập khẩu:

Chức năng:
Là tổ nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và
kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo quy định của NHTMCPCTVN.
Nhiệm vụ:
-

Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán XNK theo hạn mức được cấp:
Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh tốn L/C nhập khẩu; thơng
báo và thanh toán L/C xuất khẩu; Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan đến
XNK (nhờ thu kèm bộ chứng từ, nhờ thu không kém bộ chứng từ, nhờ thu séc
thương mại); Phối hợp với các phòng KH doanh nghiệp để thực hiện nghiệp vụ
chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ biên lai tin thác, bao thanh toán, bao thanh
toán tuyệt đối.; Phát hành, thông báo (bao gồm cả sửa đổi bảo lãnh) bảo lãnh
trong nước và nước ngoài trong phạm vi được uỷ quyền. Thẩm định khách hàng
ký quỹ 100% nghiệp vụ bảo lãnh; Phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi
các khoản cho vay bắt buộc; Thực hiện các nghiệp vị khác theo hướng dẫn và uỷ
quyền của NHTMCPCTVN trong từng thời kì.

Đào Thị Kim Anh

Trang


-

Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: Xây dựng giá mua, bán hàng ngày trình
lãnh đạo duyệt theo thẩm quyền để thực hiện trong toàn chi nhánh; Thực hiện
nghiệp vụ liên quan để kí kết hợp đồng mua bán ngoại tệ (chuyển khoản) với các

tổ chức kinh tế, cá nhân, chuyển phịng kế tốn để hạch tốn theo quy định của
NHTMCPCTVN; Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ với các đại lý thu hồi ngoại tệ

-

-

thuộc Chi nhánh quản lý.
Hỗ trợ phịng kế tốn thực hiện chuyển tiền nước ngoài:
Kiểm tra hợp đồng ngoại thương hoặc thủ tục của các khoản chuyển tiền khác
theo quy định của NHTMCPCTVN.
Phối hợp với bộ phận kiểm sốt sau thuộc phịng kế tốn kiểm soát, đối chiếu các
bút toán phát sinh trên tài khoản liên quan đến nghiệp vụ của phòng và xử lý các

-

sai sót, chênh lệch theo quy trình nghiệp vụ và chế độ kế toán hiện hành.
Phối hợp với các phịng khách hàng thực hiện cơng tác tiếp thị để khai thác
nguồn ngoại tệ cho chi nhánh; tiếp thị khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ

-



ngân hàng.
Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, thanh tốn XNK,
Tham gia Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro (khi

có yêu cầu).
- Tổng hợp báo cáo, lưu giữ chứng từ, tài liệu theo quy định.

- Đảm bảo an tồn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định.
- Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ.
- Làm công tác khác do Giám đốc giao.
Tổ tiền tệ kho quỹ:

Chức năng:
Tổ tiền tệ kho quỹ là tổ nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt
theo quy định của NHNN và NHTMCPCTVN. Ứng và thu tiền mặt cho các quỹ tiết
kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có
thu, chi tiền mặt lớn.
Nhiêm vụ:.
-

Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ tiết
kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp) theo đúng quy định của NHNN và

-

NHTMCPCTVN.
Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và

-

ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định.
Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp,
khách hàng

Đào Thị Kim Anh

Trang



-

Phối hợp với phịng kế tốn, phịng tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền
giữa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với NHNN, các NHTMCPCTVN trên địa bàn,
các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy ATM an toàn, đúng chế

-

độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tại chi nhánh.
Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnh
hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý. Lập kế hoạch

-

sửa chữa, cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
Thực hiên ghi chép theo sổ sách, thu chi xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịp thời. Làm

-

các báo cáo theo quy định của NHNN và NHTMCPCTVN.
Thực hiện đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hố đơn thanh tốn thẻ
VISA, MASTER về trụ sở chính NHTMCPCTVN hoặc các đầu mối để gửi đi

-



nước ngồi nhờ thu.

Tổ chức học tập nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên đáp ứng u cầu cơng

tác của phịng
- Thực hiện mốt số công việc khác do giám đốc giao.
Phịng Tổ chức – Hành chính:

Chức năng:
Phịng tổ chức hành chính là phịng nghiệp vụ thực hiên cơng tác tổ chức cán bộ
và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của
NHTMCPCTVN. Thực hiện cơng tác quản trị và văn phịng phục vụ hoạt động kinh
doanh tại Chi nhánh, thực hiện cơng tác bảo vệ, an ninh an tồn Chi nhánh.
Nhiệm vụ:

-

Thực hiện quy định của Nhà nước và NHTMCPCTVN có liên quan đến chính

-

sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù
hợp với năng lực,trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của
chi nhánh, thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh; Xây
dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân

-

viên chi nhánh.
Phối hợp cùng phịng kế tốn lập kế họach mua sắm tài sản và công cụ lao động,
trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh

doanh tại chi nhánh. Thực hiện theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ lao
động theo uỷ quyền.

Đào Thị Kim Anh

Trang


×