Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.86 KB, 56 trang )

Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
DANH MỤC VIẾT TẮT
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT
NHẬP KHẨU Ở NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH QUẢNG NINH
1.1.Tổng quan về ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ninh
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển
Quảng Ninh
1.1.2.Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ninh
1.1.3 Một số hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ninh
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn tại NH ĐT&PT Quảng Ninh
1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn tại NH ĐT&PT Quảng Ninh
1.1.3.3. Dịch vụ thanh toán - chuyển tiền.
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH ĐT&PT Quảng Ninh những năm
gần đây
1.2. Thực trạng về chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
Đầu tư và phát triển Quảng Ninh
1.2.1. Những quy định chung về tín dụng tài trợ xuất nhập xuất nhập khẩu và
nhu cầu và các nguồn tài trợ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
1.2.2. Những hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ở Ngân hàng Đầu tư và
phát triển Quảng Ninh
1.2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng
Đầu tư và phát triển Quảng Ninh
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 1 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”


1.2.4. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ở Ngân
hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh
1.2.4.1. Những thành tựu đạt được
1.2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG II- GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TÀI
TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
2.1. Định hướng phát triển tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Đầu
tư và phát triển Quảng Ninh
2.1.1. Định hướng chung
2.1.2. Định hướng về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh
2.3. Một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 2 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
DANH MỤC VIẾT TẮT
NHTM : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
BIDV : NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
QUẢNG NINH
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 3 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 1.1 : mô hình cơ cấu tổ chức
Nguồn: Bản cáo bạch BIDV năm 2011
Bảng 1.2 : Nguồn huy động vốn
Nguồn: Niên giám BIDV 2007-2010, bản cáo bạch BIDV 2011
Đơn vị: tỷ đồng
Bảng 1.3: dư nợ
Nguồn: Niên giám BIDV 2007-2010, bản cáo bạch BIDV 2011
Đơn vị: tỷ đồng
Bảng 1.4: một số chỉ tiêu đạt được
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV 2007-2011
Bảng 1.5: lãi suất cho vay
Nguồn: Bản cáo bạch BIDV 2011
Biểu đồ 2.1: doanh số tín dụng
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng 2007-2011
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 2.2: tỷ lệ nợ quá hạn
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng 2007-2011
Biểu đồ 2.3: số lượng hợp đồng tín dụng
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng 2007-2011
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 4 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho thấy ngoại thương là một hoạt
động kinh tế lâu đời, ngày nay, khi toàn cầu hóa diễn ra ngày càng nhanh
chóng, thì không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà lại không

trao đổi hàng hóa ra bên ngoài. Như vậy hoạt động ngoại thương, mà cụ thể
là hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu là một trong những mục tiêu phát triển
quan trọng trong chính sách của nhiều quốc gia.
Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế đang đang được phát
triển lên nền kinh tế thị trường định hướng Xã hộ chủ nghĩa, thì càng phải
quan tâm phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là khi nước ta có
được những thế mạnh nhất định và địa lý, tài nguyên…mà không phải quốc
gia nào cũng có được. Trong những năm vừa qua, cùng với sự tăng trưởng
mạnh của toàn bộ nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta cũng
tăng mạnh, nhưng thực sự chưa phản ánh được tiềm năng và phát huy tốt
ảnh hưởng của nó tới sự phát triển chung của nền kinh tế. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất
đó là sự hạn chế của các nguồn tài trợ xuất nhập khẩu, mà quan trọng nhất là
cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh(BIDV) là một
ngân hàng lớn, có tên tuổi và sức cạnh tranh cao, có những bước phát triển
rất lớn trong vài năm trở lại đây, đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt
động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu nên đã có những chính sách nhằm đẩy
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 5 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
mạnh hoạt động này. Tuy nhiên đây là một hoạt động hết sức phức tạp, chứ
đựng nhiều rủi ro, với một thời gian hoạt động chưa lâu, kinh nghiệm chưa
nhiều, cho nên hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV còn nhiều
hạn chế, doanh số chưa cao,vòng quay chưa hợp lý…Sau một thời gian thực
tập tại BIDV, tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhằm đưa
ra những biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu, nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất

lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng
Ninh”.
Đề tài được kết cấu như sau:
Chương I: Thực trạng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ở ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh
Chương II: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập
khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng
Ninh
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu để hoàn thành tốt chuyên
đề đã chọn, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi mong
sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè để hoàn
thành tốt hơn chuyên đề của mình.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Đỗ Đức Bình, các
thầy cô khoa thương mại và kinh tế quốc tế, các anh chị ở Ngân hàng đầu tư
và phát triển Quảng Ninh, những người đã nhiệt tình chỉ dạy và giúp đỡ tôi
hoàn thành chuyên đề này.

Hà Nôi, tháng 04 năm 2012
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 6 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
Sinh viên
Vũ Hải Nam
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT
NHẬP KHẨU Ở NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH QUẢNG NINH
1.1.Tổng quan về ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ninh

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng đầu tư và
phát triển Quảng Ninh
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV ) là một trong bốn
ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam với 100 chi nhánh tại các tỉnh
thành phố, gần 5000 cán bộ, quan hệ đại lý với hơn 500 ngân hàng trong và
ngoài nước, cùng với 45 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nói
chung và sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng VN nói riêng.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam với tư cách là một NHTM của
Nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng nhiệm vụ Nhà nước giao.
Vì vậy cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Ngân hàng đã có những bước
thay đổi có tính chất lịch sử nhằm đáp ứng được những nhiệm vụ mới đề ra.
Ngày 26/4/1957, theo quyết định số 177- TTg của Thủ tướng Chính phủ,
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính được thành lập với
nhiệm vụ chính là cấp phát vốn xây dựng đầu tư cơ bản theo kế hoạch Nhà
nước.
Năm 1981, với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế trong quản lý vốn xây
dựng đầu tư cơ bản, Chính phủ ra quyết định 259- CP chuyển Ngân hàng
Kiến thiết trực thuộc Bộ Tài Chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước,
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 7 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được thành lập. Nhiệm vụ của
Ngân hàng là cho vay vốn đầu tư cho các công trình XDCB không do
NSNN cấp và cho vay vốn lưu động đối với các tổ chức kinh doanh trong
lĩnh vực XDCB, bên cạnh hoạt động cho vay từ nguồn vốn do Ngân sách
cấp.
Năm 1990 cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế đất nước, Ngân hàng

đổi mới theo mô hình đa năng và chính thức lấy tên là Ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam ( BIDV ) với chức năng nhiệm vụ sau:
- Huy động vốn trung dài hạn để cho vay dự án đầu tư phát triển.
- Nhận vốn ngân sách cấp để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch
Nhà nước.
- Kinh doanh lĩnh vực tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong
lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.
Từ năm 1995 hoạt động cấp phát vốn đầu tư xây dựng được giao hoàn
toàn cho Tổng Cục đầu tư bên cạnh nghiệp vụ cho vay đầu tư XDCB theo kế
hoạch Nhà Nước
Ngày 28/3/1996 theo quyết định 186- TTg cho phép Ngân hàng hoạt động
như một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Quyết
định này chính thức đưa BIDV chính thức trở thành một bộ phận trong hệ
thống NHTM, tạo điều kiện cho Ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ
cũng như các hình thức huy động vốn để đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ
cũng như các hình thức huy động vốn để tăng khả năng cạnh tranh, củng cố
vị thế của mình trên thị trường góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh
tế vĩ mô.
Đến nay, sau 55 năm xây dựng và trưởng thành gắn liền với các giai đoạn
lịch sử của đất nước, BIDV trở thành Ngân hàng có uy tín lớn trong nước và
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 8 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
quốc tế, ngày càng khẳng định vị thế một trong bố NHTM chủ chốt của nền
kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như sự
phát triển và thành đạt của các doanh nghiệp VN nói riêng.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh
- Địa điểm trụ sở chính: Số 737, Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, tỉnh

Quảng Ninh
- Quá trình thành lập:
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh - đơn vị thành
viên của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam được thành lập từ ngày 27/05/1957,
là một trong những chi nhánh được thành lập sớm trong hệ thống Ngân hàng
ĐT-PT Việt Nam.
Năm 1981 đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng ninh
Năm 1990 đến nay là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng ninh.
Năm 2006, thực hiện đề án nâng cấp các chi nhánh cấp II theo QĐ 888 của
NHNN và chỉ đạo của BIDV, Chi nhánh BIDV Quảng ninh đã tách nâng cấp
02 chi nhánh cấp II là Uông Bí và Móng Cái trực thuộc Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam, chuyển chi nhánh cấp II Đông Triều thành Phòng
giao dịch trực thuộc Chi nhánh Uông Bí; Chuyển Chi nhánh cấp II Cẩm Phả,
Bãi Cháy thành PGD trực thuộc Chi nhánh Quảng Ninh;
Năm 2008, thực hiện mô hình tổ chức theo dự án TA2 của BIDV và QĐ 13
của Thống đốc NHNN, Chi nhánh đã sắp xếp lại các phòng tại Hội sở Chi
nhánh thành 7 phòng chức năng và 2 phòng giao dịch; 5 Điểm giao dịch và 1
uỹ tiết kiệm.
Đến thời điểm 31/12/2011:
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 9 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
- Mô hình tổ chức gồm: Hội sở Chi nhánh có 8 phòng/tổ nghiệp vụ; 7
phòng giao dịch: Cẩm Phả, Bãi Cháy, Cửa Ông, Cẩm Thuỷ, Hồng Hà, Hồng
Hải, Bạch đằng và 3 Quỹ Tiết kiệm.
- Lao động là 182 người, trong đó: Lao động nữ 112 người; đảng viên
40 người; Lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 89% /tổng số lao động.
1.1.2.Mô hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng

Ninh
Sơ đồ 1.1:
PHÒNG
DỊCH
VỤ̣
KHÁC
H
HÀNG
PHÒNG
QUAN
HỆ
KHÁCH
HÀNG
PHÒNG
QUẢN
LÝ RỦI
RO
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
TỔNG
HỢP
PHÒNG
KẾ
TOÁN
TÀI
CHÍNH
PHÒNG
TỔ
CHỨC

HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
QUẢN
TRỊ
TÍN
DỤNG
CÁC
PHÒNG
GIAO
DỊCH
TRỰC
THUỘC
Chức năng của BIDV Quảng Ninh
BIDV Quảng Ninh được huy động vốn trung và dài hạn , ngắn hạn
bằng VNĐ và ngoại tệ từ nguồn trong và ngoài nước dưới các hình thức chủ
yếu sau:
• Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi
thanh toán của tất cả các tổ chức, dân cư.
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 10 -
BAN GIÁM ĐỐC
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
• Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu dưới
tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các loại giấy tờ có
giá khác.
• Vay vốn của các Tổ chức tín dụng trên các thị trường.
• Các nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu của

BIDV Quảng Ninh thực hiện là:
• Cho vay ngắn trung dài hạn theo cơ chế tín dụng hiện hành.
• Chiết khấu các hình thức có giá.
• Các nghiệp vụ bảo lãnh.
• Trực tiếp thực hiện hoặc làm đại lý cho thuê tài chính theo sự uỷ
nhiệm của Tổng giám đốc hoặc Công ty cho thuê Tài chính Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
• Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối.
• Dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước.
• Tham gia đấu thầu mua trái phiếu, tín phiếu chính phủ, trái phiếu
Ngân hàng Nhà nước tổ chức khi được Giám đốc cho phép.
• Dịch vụ tư vấn cho khách hàng.
1.1.3 Một số hoạt động của Ngân hàng đầu tư và phát triển Quảng Ninh
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn tại NH ĐT&PT Quảng Ninh
Nhận thức được công tác nguồn vốn là một công cụ điều hành quan trọng
giúp ban giám đốc quản lý sử dụng nguồn vốn hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm,
đảm bảo an toàn, sinh lời. Bước đầu thực hiện việc kinh
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 11 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
doanh tiền tệ nhằm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Từ đó tăng cường
công tác tuyên truyền tiếp thị, đa dạng hoá các hình thức và phương pháp
huy động vốn vì lợi ích cho cả Ngân hàng và khách hàng. Các hình thức huy
động vốn chủ yếu trong thời gian qua tại Ngân hàng là:
- Nhận tiền gửi của các Tổ chức kinh tế.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
Kết quả huy động vốn 5 năm gần đây của BIDV Quảng Ninh được thể hiện
qua các bảng dưới đây:

Bảng tổng nguồn vốn huy động 5 năm Đơn vị: Tỷ đồng,
%
Bảng 1.2
Bảng nguồn vốn huy động cụ thể 2010-2011 Đơn vị: Tỷ đồng, %
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
TH Tỉ trọng
(%)
TH Tỉ trọng
(%)
(±) so
năm
trước
± %
1 Tiền gửi các TCKT 740 23 1332 30 +592 +80
2 Tiền gửi tiết kiệm
( các thể thức )
2479 77 3110 70 +831 +33,5
3
Tổng huy động vốn 3219 100 4442 100 +1223 +38
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 12 -
TT Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm

2010
Năm
2011
TH
(±) so
năm
trước
TH
(±) so
năm
trước
TH
(±) so
năm
trước
TH
(±) so
năm
trước
TH
(±) so
năm
trước
1
Nguồn vốn huy
động 1606 32% 2014 25% 2467 22% 3219 30% 4442 38%
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
Huy động vốn đạt 4442 tỷ đồng, tăng 38% so năm 2010, tăng gấp 2,4
lần so năm 2007, , tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn này là

29%, trong đó chủ yếu là tiền gửi dân cư. Tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm từ
23% đến 30%/ Tổng nguồn vốn, Tiền gửi VND chiếm khoảng từ 88% đến
90%.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng Nguồn vốn huy động là do: hình thức
gửi tiêng phong phú , lãi suất tiền gửi hấp dẫn, thu nhập của dân cư tăng,
thủ tục đơn giản thuận tiện, mạng lưới được mở rộng, công tác tuyên truyền
tiếp thị được quan tâm, phong cách phục vụ lịch sự
1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn tại NH ĐT&PT Quảng Ninh
Trên cơ sở nguồn vốn huy động như trên BIDV Quảng Ninh cũng đã thực
hiện hàng loạt danh mục đầu tư, cho vay theo đúng tính chất của 1 ngân
hàng thương mại hiện đại, đáp ứng phần nào nhu cầu vốn của doanh nghiệp,
của nền kinh tế.
Dư nợ đạt được 5 năm :
Bảng 1.3
Bảng tổng dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng,%
TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
TH
(±) so
năm
trước
TH
(±) so
năm
trước
TH
(±) so
năm
trước
TH
(±) so

năm
trước
TH
(±) so
năm
trước
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 13 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
1 Tổng dư nợ cho vay 1792 15% 2319 29% 2758 19% 3426 24% 4244 24%
2 Tỷ lệ nợ xấu 0.32% 0.09% 0.32% 0.10% 0.28%
Hoạt động tín dụng 2010-2011 đơn vị: tỷđồng, %
Do làm tốt công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, bám sát chủ
trương của Huyện ủy và HĐND , chú trọng công tác tiếp thị, phân loại
khách hàng, nâng cao năng lực trình độ cho CBTD nên:
Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2011 là 4244 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với
năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 24 %/năm;
Cho vay an toàn hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng trong giới hạn và cơ cấu tín
dụng được giao hàng năm. Tỷ lệ nợ xấu thấp và dưới mức cho phép.
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 14 -
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011/2010
± ±%
Tổng dư nợ 3426 4244 +818 + 23,8
T.đó: - Ngắn hạn 2124 3013 + 889 +41,8
- Trung và dài hạn 1302 1213 -89 -6,8
+ Nguồn huy động 3219 4442 +1223 + 38,0

+ Nguồn uỷ thác 6.000 6.000 0
+ Nợ quá hạn 3,42 11,88 +8,46 +247
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
1.1.3.3. Dịch vụ thanh toán - chuyển tiền.
Công tác thanh toán của BIDV Quảng Ninh đã được thường xuyên cải tiến,
cơ sở vật chất được trang bị từng bước hiện đại, đảm bảo thanh toán nhanh
chóng, chính xác, thuận tiện ( Hiện đã áp dụng thanh toán chuyển tiền điện
tử ).
-Thu dịch vụ ròng tăng trưởng đều qua các năm, năm 2011 tăng gấp 6,4 lần
so năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn này là 59%.
Thu dịch vụ ròng chủ yếu từ dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, dịch
vụ thẻ và bảo lãnh, trong đó dịch vụ thanh toán chiếm tỷ trọng gần 40%, tiếp
đó là kinh doanh ngoại tệ từ 20-30%; Dịch vụ thẻ và bảo lãnh hơn 10%/dịch
vụ. Lợi nhuận đều đạt kế hoạch giao và tăng trưởng qua các năm; Trích dự
phòng rủi ro hàng năm đủ và đúng qui định, dư quỹ dự phòng rủi ro đến
31/12/2011 là 60 tỷ đồng
1.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH ĐT&PT Quảng Ninh
những năm gần đây
Kết quả 5 năm (2007-2011) của Chi nhánh: Tốc độ tăng trưởng hàng năm
các chỉ tiêu được giữ vững và tăng trưởng: tăng trưởng tín dụng luôn gắn với
đẩy mạnh công tác huy động vốn, phát triển dịch vụ và đưa công nghệ thông
tin áp dụng rộng rãi, có hiệu quả vào các qui trình tác nghiệp; đồng thời đảm
bảo nguyên tắc nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát được rủi ro, thực
hiện tốt kỷ luật, kỷ cương trong quản trị điều hành nguồn vốn, mở rộng nâng
cao chất lượng tín dụng và áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới; Kinh doanh
có hiệu quả, đời sống CBNCV luôn được đảm bảo.
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 15 -

Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
Bảng 1.4
*Một số chỉ tiêu chính đã đạt được: Đơn vị: Tỷ đồng, %
Tổng tài sản năm 2011 đạt 4589 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so năm 2007,
trong đó hầu hết các khoản mục tài sản đều đạt được sự tăng trưởng:
-Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2011 là 4244 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so
với năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 24
%/năm; Cho vay an toàn hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng trong giới hạn và
cơ cấu tín dụng được giao hàng năm. Tỷ lệ nợ xấu thấp và dưới mức cho
phép.
-Huy động vốn đạt 4442 tỷđ, tăng 38% so năm 2010, tăng gấp 2,4 lần so
năm 2007, , tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn này là 29%,
trong đó chủ yếu là tiền gửi dân cư. Tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm từ 23%
đến 30%/ Tổng nguồn vốn, Tiền gửi VND chiếm khoảng từ 88% đến 90%.
-Thu dịch vụ ròng tăng trưởng đều qua các năm, năm 2011 tăng gấp 6,4 lần
so năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn này là 59%.
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 16 -
TT Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
TH
(±) so
năm
trước
TH
(±) so
năm
trước

TH
(±) so
năm
trước
TH
(±) so
năm
trước
TH
(±) so
năm
trước
1
Kết quả kinh
doanh

-Lợi nhuận
trước thuế 42.5 83% 61.8 45% 47.6 -23% 85.5 80% 122 43%

-Lợi nhuận sau
thuế 31.8 83% 46.3 46% 35.7 -23% 64.1 80% 91.5 43%
2
Thu dịch vụ
ròng 6.374 81% 15.31 140% 16.2 6% 30 85% 40.6 35%
3
Các khoản thuế
đã nộp 0.773 2% 1.694 119% 1.715 1.2% 2.997 74% 3.4 14%
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
Thu dịch vụ ròng chủ yếu từ dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, dịch

vụ thẻ và bảo lãnh, trong đó dịch vụ thanh toán chiếm tỷ trọng gần 40%, tiếp
đó là kinh doanh ngoại tệ từ 20-30%; Dịch vụ thẻ và bảo lãnh hơn 10%/dịch
vụ. Lợi nhuận đều đạt kế hoạch giao và tăng trưởng qua các năm; Trích dự
phòng rủi ro hàng năm đủ và đúng qui định, dư quỹ dự phòng rủi ro đến
31/12/2011 là 60 tỷ đồng.
1.2. Thực trạng về chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng Đầu tư và phát triển Quảng Ninh
1.2.1. Những quy định chung về tín dụng tài trợ xuất nhập xuất nhập
khẩu và nhu cầu và các nguồn tài trợ xuất nhập khẩu của các doanh
nghiệp
Tuy BIDV là một ngân hàng lớn nhưng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu
lại là một mảng cho vay mới phát triển ở nước ta, cho nên một thực trạng
chung không chỉ đối với BIDV, đó là quy trình cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu chưa hoàn thiện. Hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu chủ yếu dựa
vào các quy định tạm thời và quy trình tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn.
Hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt
động kinh tế quốc dân. Tỷ trọng xuất nhập khẩu trong tổng thu nhập quốc
dân ngày càng tăng và tăng nhanh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang
tích cực tham gia vào hoạt động này.
Với vai trò to lớn, rõ ràng nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu của các doanh
nghiệp là rất lớn, và rất đa dạng.
♦ Doanh nghiệp xuất khẩu
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 17 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
Bất kỳ một loại hàng hóa nào xuất khẩu cùng phải mất nhiều thời gian,
cho dù Nhà nước đã có nhiều chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất

khẩu phát triển, nhưng với đặc thù của nó, thời gian xuất khẩu vẫn thường
diễn ra trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Nhu cầu tài trợ thường nảy
sinh trong những giai đoạn sau.
- Phân tích, tìm kiếm thị trường, giới thiệu sản phẩm: Đây là một giai
đoạn quan trọng, nó thể hiện đường lối phát triển của doanh nghiệp. Để
thành công thì doanh nghiệp cần phải sản xuất ra những sản phẩm mà thị
trường cần, phải có kế hoạch sản xuất cụ thể, phải quảng bá được sản phẩm,
và phải tìm kiếm được đối tác. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, khả năng
về tài chính còn yếu thì chi phí cho giai đoạn này là tương đối lớn.
- Ký kết hợp đồng: Giai đoạn này, những nhà xuất khẩu nhỏ, hoặc chưa
có quan hệ thường xuyên với khách hàng, thì khách hàng thường yêu cầu họ
phải có những hợp đồng bảo lãnh như bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng sản phẩm với những hợp
đồng có giá trị lớn thì chi phí bảo lãnh là không nhỏ.
- Chuẩn bị sản xuất: Giai đoạn này thường phát sinh rất nhiều chi phí
ngoài dự kiến đặc biệt là đối với những hợp đồng lớn.
- Cung ứng sản phẩm: Tùy vào điều kiện gaio hàng theo thỏa thuận của
hai bên mà nhà xuất khẩu trong giai đoạn này vẫn phải chịu những chi phí
như chi phí vận chuyển, bảo hiểm
- Lắp ráp, chạy thử, bàn giao công trình: Ngoài những chi phí lắp đặt,
chạy thử, nhà xuất khẩu còn phải đối mặt với chi phí thực hiện nghĩa vụ khi
có bảo lãnh chất lượng sản phẩm cho nhà nhập khẩu.
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 18 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
- Bảo hành: Trong giai đoạn này người mua có quyền yêu cầu được bảo
hành ở ngân hàng của nhà xuất khẩu trước khi thanh toán.
- Thanh toán: Hiện nay, để việc cung cấp hàng hoá xuất khẩu được

thuận lợi người xuất khẩu thường phải dành cho người mua một ưu đãi
thanh toán về chiết khấu, hoặc cho nhà nhập khẩu thanh toán chậm. Trong
thời gian chờ được thanh toán nhà xuất khẩu vẫn có nhu cầu được tài trợ để
đảm bảo vốn cho quá trình tái sản xuất tiếp theo. Do đó, để đảm bảo sản
xuất liên tục, nhà xuất khẩu rất cần được tài trợ trong giai đoạn này.
♦ Doanh nghiệp nhập khẩu
Đối với nhà nhập khẩu, nhu cầu tài trợ cũng được thể hiện ở rất nhiều
giai đoạn.
- Trước khi kí kết hợp đồng: ở giai đoạn này các nhà nhập khẩu cần có
những chi phí cho việc thuê các chuyên gia phân tích chính xác nhu cầu
cũng như khả năng tài chính của mình để tiến hành đấu thầu một cách phù
hợp.
- Sau khi kí kết hợp đồng: Sau khi kí kết được hợp đồng, nhà nhập khẩu
cần được tài trợ để đặt cọc, tạm ứng cho nhà xuất khẩu.
- Sản xuất và hoàn thành công trình: Trong giai đoạn này nhà nhập
khẩu có thể phải thực hiện những khoản thanh toán theo thỏa thuận cho nhà
xuất khẩu hay tài trợ cho các công việc ở điạ phương để chuẩn bị cho đầu tư.
Giai đoạn này là một trong những giai đoạn cần tài trợ nhất của nhà nhâp
khẩu.
- Cung ứng và vận chuyển hàng hoá: Tuỳ theo điều kiện cung ứng hàng
hoá có thể nảy sinh nhiều phí tổn về vận chuyển và bảo hiểm đối với các nhà
nhập khẩu.
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 19 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
-Nhận hàng hoá: Thông thường những nhà xuất khẩu yêu cầu nhà nhập
khẩu thanh toán theo tiến độ cung ứng hàng hóa. Khi đó, nhà nhập khẩu chỉ
có thể nhận được hàng hóa khi nhà nhập khẩu đã thanh.

- Xử lí tiếp, bán tiếp, tài trợ tiêu thụ: Đối với những nhà nhập khẩu hoạt
động trong lĩnh vực thương mại thì họ còn có nhu cầu tài trợ giữa chừng cho
khoảng thời gian từ khi nhập hàng về tới khi nhận được tiền bán hàng hoá,
vì trong thời gian này nhà nhập khẩu vẫn cần vốn để nhập những mặt hàng
khác, đảm bảo cho việc kinh doanh được thông suốt.

Đối với khách hàng của BIDV
Là một ngân hàng trẻ và năng động, khi đối mặt với nhu cầu nâng cao
chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, với những rủi ro không những
trong nước mà còn liên quan đến các rủi ro quốc tế. Vì vậy, ngân hàng đưa
ra những yêu cầu chặt chẽ để ngăn ngừa những rủi ro một cách có hiệu quả
nhất. Đối với những khách hàng của mình, ngân hàng yêu cầu phải có đủ hồ
sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, và hồ sơ đảm bảo tiền vay.
+ Hồ sơ pháp lý, BIDV yêu cầu một hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh phải có:
Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng
quản trị, tổng giám đốc, kế toán trưởng; Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; Giấy phép hành nghề; Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu; Mã số
thuế; Văn bản ủy quyền trong quan hệ vay vốn; và các văn bản khác.
+ Hồ sơ khoản vay bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn; Kế hoạch sản xuất
kinh doanh, kế hoạc tài chính; Các báo cáo tài chính 3 năm gần nhất; Quy
chế phân cấp tài chính; Biên bản kiểm toán; Bảng kê công nợ tại các
NHTM; Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn; Các hợp đồng kinh tế đầu
ra, đầu vào; Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả nợ.
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 20 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay, khách hàng phải đảm bảo: Các giấy tờ
chứng minh quyền sử dụng, sở hữu, giá trị của tài sản; Giấy tờ có giá; Các

động sản, Hợp đồng bảo hiểm, bảo lãnh của bên thứ ba
• Các bước xét duyệt hồ sơ
Đây là những quy định của ngân hàng về việc xét hồ sơ từ khi khách
hàng xin vay cho đến khi ngân hàng và khách hàng kí hợp đồng tín dụng.
Bước 1, Khách hàng có nhu cầu vay vốn phải hoàn thiện những hồ sơ
theo yêu cầu của ngân hàng bào gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ
bảo đảm tiền vay.
Bước 2, Cán bộ tín dụng bắt đầu tiến hành thẩm định hồ sơ của khách
hàng, đánh giá về năng lực pháp lý, tình hình tài chính, phương án sản xuất
kinh doanh, khả năng hoàn trả khoản vay, tài sản đảm bảo của khoản
vay Trong bước này, cán bộ tín dụng còn phải xem xét về phương thức
cũng như nhu cầu vay của khách hàng, khả năng vốn của ngân hàng
Bước 3, Sau khi cán bộ tín dụng đánh giá khách hàng đủ điều kiện vay
vốn, sẽ lập tờ trình thẩm định kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín
dụng. Lúc này, trưởng phòng tín dụng trên cơ sở tờ trình kèm hồ sơ vay vốn
sẽ xem xét, đánh giá, kiểm tra lại, ghi rõ ý kiến và trình lãnh đạo. Lãnh đạo
là người cuối cùng quyết định có đồng ý cho vay hay không.
Bước 4, Cuối cùng, nếu lãnh đạo đồng ý, ngân hàng sẽ tiến hành kí hợp
đồng tín dụng với khách hàng.
• Về thời hạn tín dụng
Thời hạn tín dụng được tính từ ngày BIDV cho phép đơn vị vay vốn rút
vốn trực tiếp từ ngân hàng hoặc chuyển vốn vào tài khoản giao dịch của
doanh nghiệp đến ngày đơn vị trả cả vốn và lãi cho ngân hàng.
Căn cứ để xác định thời hạn tín dụng là :
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 21 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
+ Thời hạn sử dụng vốn mà khách hàng yêu cầu.

+ BIDV sẽ đánh giá lại chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng huy
động nguồn để trả nợ của khách hàng để xác định lại nhu cầu vay vốn, từ đó
xác định lại thời hạn tín dụng.
+ Chủ trương cho vay của BIDV là theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị,
tùy theo tình hình ngân hàng, và điều kiện kinh tế mà thời hạn tín dụng yêu
cầu có được xét duyệt hay không.
• Lãi suất tín dụng: Theo quy định của BIDV, lãi suất áp dụng cho
tất cả các khoản vay nói chung và vay xuất nhập khẩu nói riêng đều được
xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng, trên cơ
sở có sự tham khảo lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước. Hiện nay BIDV
áp dụng mức lãi suất cho vay như sau:
Bảng 1.5
A-Ngắn hạn
Cho vay khách hàng doanh nghiệp
Khách hàng cũ 14.4%/năm 7.7%/năm 4.9%/năm
Khách hàng mới 15.5%/năm 8.1%/năm 4.9%/năm
B- Trung và dài hạn
Cho vay khách hàng doanh nghiệp
Khách hàng cũ 14.6%/năm 7.6%/năm 5.5%/năm
Khách hàng mới 15.8%/năm 7.9%/năm 5.5%/năm
• Về đảm bảo tiền vay: Các tài sản này có thể là tài sản có sẵn hoặc
tài sản hình thành từ tiền vay. Việc quy định tài sản nào được làm tài sản
đảm bảo ở BIDV quy định rất thoáng, Hầu hết các loại tài sản bên khoản
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 22 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
mục “Tài sản” đều có thể được sử dụng để làm tài sản đảm bảo, tuy nhiên nó
phải thỏa mãn một số yêu cầu sau:

+ Tất cả những tài sản này đều phải thuộc quyền sở hưu hợp pháp của
bên đi vay hoặc tài sản của bên thứ ba. Chúng phải có khả năng chuyển
nhượng, mua bán dễ dàng.
+ Tài sản thế chấp phải có giá trị thực sự và không bị pháp luật cấm,
chưa được dùng để làm tài sản đảm bảo của các khoản vay khác, trừ trường
hợp có quy định khác trong hợp đồng tín dụng.
• Việc kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay
Một nguyên tắc rất quan trọng trong tín dụng mà không một ngân hàng
nào bỏ qua, đó là việc yêu cầu khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục
đích. Sau khi giải ngân cho khách hàng, với sự phối hợp của các phòng ban,
BIDV giám sát khoản vay rất chặt chẽ. BIDV yêu cầu khách hàng phải định
kỳ xuất trình những hợp đồng kinh tế, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, biên bản
theo dõi tiến độ công trình để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục
đích. Bên cạnh đó, ngân hàng còn cử nhân viên xuống cơ sở để kiểm tra
hàng hóa, kho bãi, nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của khách
hàng để có những sử lý kịp thời khi rủi ro xảy ra. Nếu có hiện tượng sử dụng
sai mục đích, BIDV sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng tín dụng, ngừng giải
ngân và có những xử lý phù hợp.
1.2.2. Những hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ở Ngân hàng Đầu
tư và phát triển Quảng Ninh
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng trong những năm qua,
các nghiệp vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu cũng ngày càng đa dạng và
phong phú, làm tăng doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, qua đó góp
phần nâng cao chất lượng loại hình cho vay này. Trong những năm qua, hoạt
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 23 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
động kinh doanh mà đặc biệt là các dịch vụ về tín dụng, bảo lãnh tại BIDV

đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, danh mục sản phẩm ngày một đa dạng
và đáp ứng được phần lớn nhu cầu về vốn của cá nhân, doanh nghiệp tại các
địa bàn mà BIDV có cơ sở.
• Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ và vàng:
Nguồn vốn huy động luôn là nguồn quan trọng nhất trong tổng nguồn
vốn kinh doanh của bất kỳ NHTM nào. BIDV thực hiện huy động vốn của
các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp bằng VNĐ, ngoại tệ (chủ yếu là
USD), vàng. Ngoài ra, ngân hàng còn thường xuyên mở các chương trình dự
thưởng và khuyến mại dành cho khách hàng. Nhờ vậy, ngân hàng đã huy
động được khối lượng tiền gửi lớn của nhiều nhóm khách hàng.
• Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng
đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng: Đây là hoạt động quan trọng nhất và cũng
là dịch vụ đem lại doanh thu cao nhất cho ngân hàng. Hoạt động cấp tín
dụng của BIDV khá đa dạng, phục vụ cho cả nhóm khách hàng cá nhân và
khách hàng doanh nghiệp, bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Ngân hàng cũng đã triển khai hoạt động bảo lãnh, bao thanh toán.
• Tài trợ nhu cầu vốn trung dài hạn:
+ Cho vay đầu tư dự án: BIDV tham gia tài trợ ngay từ đầu cho các dự án
như: cho vay đền bù giải tỏa, cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, nước,
đường sá, cầu cống).
+ Cho vay xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, cho vay xây
dựng cao ốc văn phòng, chung cư.
• Tài trợ nhu cầu vốn ngắn hạn:
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 24 -
Đề tài: “giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh”
+ Tín dụng hạn mức luân chuyển phục vụ nhu cầu vốn thiếu hụt thường

xuyên phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Tín dụng ngắn hạn tài trợ vốn thiếu hụt tạm thời.
• Tài trợ xuất nhập khẩu:
+ Cho vay mở và ký quỹ L/C;
+ Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất;
+ Nghiệp vụ Bao thanh toán trong nước và xuất khẩu.
• Tín dụng tiêu dùng:
+ Cho vay tín chấp cán bộ nhân viên các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại BIDV.
+ Cho vay du học.
+ Cho vay mua ôtô.
+ Cho vay mua nhà, xây dựng – sửa chữa nhà ở.
• Mua bán cổ phiếu có kỳ hạn của doanh nghiệp (Repo).
• Thanh toán quốc tế, ngân hàng đại lý.
Dịch vụ thanh toán quốc tế tại BIDV rất đa dạng và phong phú, BIDV
thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ như chuyển tiền (TTR), nhờ thu (D/A, D/P),
tín dụng chứng từ, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, với chi phí hợp lý và
cạnh tranh. Hiện nay, BIDV đã có quan hệ đại lý và mở nhiều tài khoản
ngoại tệ USD, EUR, GBP, tại các ngân hàng lớn trên thế giới. Với khả
năng thanh toán quốc tế trực tiếp thông qua mạng SWIFT, BIDV luôn cung
cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán quốc tế nhanh chóng và hiệu quả.
• Kinh doanh ngoại tệ, vàng, dịch vụ kiều hối.
Sinh viên: Vũ Hải Nam Giáo viên hướng dẫn:
Lớp: Kinh tế quốc tế 50B GS.TS. Đỗ Đức Bình
- 25 -

×