Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.83 KB, 88 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Những thông
tin số liệu trong khóa luận được trích dẫn trung thực từ những tài liệu chuyên
ngành phù hợp và các Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội
trong ba năm 2009, 2010 và 2011 cùng các thông tin khác có liên quan.
Nếu có bất kỳ gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà
trường, Khoa chủ quản và hội đồng chấm khóa luận.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Sinh viên
Phạm Thị Ngọc Hà
1 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Diễn giải
CN Công nhân
CTCP Công ty cổ phần
BH và CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
SXKD Sản xuất kinh doanh
CPBH Chi phí bán hàng
HĐTC Hoạt động tài chính
QLDN Quản lý doanh nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
ĐHCĐ Đại hội cổ đông
XDCBDD Xây dựng cơ bản dở dang
KHLK Khấu hao lũy kế
ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vố chủ sở hữu
DN Doanh nghiệp
ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu


DTT Doanh thu thuần
KPT Khoản phải thu
HTK Hàng tồn kho
GVHB Giá vốn hàng bán
NG Nguyên giá
CP Cổ phần
2 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
ĐTTC Đầu tư tài chính
KNTTK Khả năng thanh toán
TSNH Tài sản ngắn hạn
NHH Nợ ngắn hạn
TĐT Tương đương tiền
VCSH Vốn chủ sở hữu
LNTT Lợi nhuận trước thuế
HĐTC Hoạt động tài chính
3 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế
với xu hướng mở cửa, hội nhập, nhiều doanh nghiệp trong nước đã không thể trụ
vững được do có sự cạnh tranh gay gắt không những trong mà còn ngoài nước.
Xu thế ấy buộc các doanh nghiệp phải phát huy mọi lợi thế của mình, hợp lý hóa
toàn bộ quá trình sản xuất – kinh doanh để không ngừng phát triển đi lên. Trong
đó, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là vấn đề cần thiết nhất. Đó luôn luôn là
mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Bởi vì, nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao được doanh thu, mở rộng
sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Có thể nói, hiệu quả
sử dụng tài sản cao hay thấp sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của

doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản của doanh nghiệp nên trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Sông Đà –
Hà Nội, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ nhân viên phòng Tài chính –
kế toán của công ty, thầy giáo hướng dẫn Ths Bùi Quang Đàm kết hợp với việc
vận dụng vốn kiến thức tích lũy được sau quá trình học tập và nghiên cứu tại
Học viện Ngân hàng với những kiến thức em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Sông Đà – Hà
Nội” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn đề tài không
chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn góp phần giải quyết những tồn tại thực tế
đang diễn ra trong quá trình sử dụng tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh của
công ty.
4 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp kế toán.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh.
- Hệ thống bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ minh họa.
3. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tài sản doanh nghiệp và hiệu quả sử
dụng tài sản.
Chương 2: Thực trạng sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội
giai đoạn 2009 – 2011.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần
Sông Đà – Hà Nội.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong khóa luận chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy

cô, ban lãnh đạo công ty và các bạn để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện
hơn.
5 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1. Khái niệm tài sản trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lời.
Quy trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp cần phải
hội tụ đủ ba yếu tố của quá trình sản xuất đó là: sức lao động, tư liệu lao động
và đối tượng lao động. Tài sản là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết
định trong hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Tài sản là từ quen thuộc
và được dùng một cách phổ biến. Với đặc điểm của mỗi ngành nghề, theo mỗi
một chuẩn mực ta lại có các khái niệm khác nhau.
1
Cụ thể:
● Theo Viện ngôn ngữ học: Tài sản là giá trị vật chất, tinh thần có giá trị đối
với chủ sở hữu.
● Theo Bộ luật DS 2005: TS bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền TS.
● Theo chuẩn mực kế toán quốc tế: Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm
soát, là kết quả của những hoạt động trong quá khứ, mà từ đó một số lợi ích kinh
tế trong tương lai có thể dự kiến trước một cách hợp lý.
● Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4 ban hành kèm theo quyết định số 149
ra ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính: Tài sản là một nguồn lực do doanh nghiệp
1

Trích giáo trình Định Giá Tài Sản , trang 7, Học viện Tài Chính 2011
6 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
kiểm soát được và dự kiến đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh
nghiệp.
Như vậy, mặc dù có khá nhiều quan điểm về tài sản, song vẫn chưa có một
khái niệm chung nhất về tài sản doanh nghiệp. Do đó, ta có thể định nghĩa như
sau: “Tài sản doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô
hình, gồm các vật, giấy tờ có giá và các quyền tài sản thuộc sở hữu của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong
tương lai cho doanh nghiệp đó”.
1.2 Nội dung tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Tài sản lưu động
2
1.2.1.1. Khái niệm và nội dung tài sản lưu động
a. Khái niệm
Tài sản lưu động (TSLĐ) là những tài sản ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn
hoặc thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường
của doanh nghiệp.
b. Đặc điểm của TSLĐ
TSLĐ liên tục thay đổi hình thái biểu hiện trong suốt quá trình kinh doanh,
đối với các DN sản xuất, hình thái TSLĐ: T – H – SX – H – T’, đối với các DN
thương mại, hình thái TSLĐ: T – H – T’.
Giá trị TSLĐ được chuyển dịch toàn bộ một lần vào mỗi chu kỳ kinh doanh.
TSLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
2
Trích giáo trình TCDN trang 87, Học Viện Ngân Hàng 8/2011
7 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Toàn bộ giá trị TSLĐ được thu hồi sau khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.

c. Vai trò của TSLĐ
- TSLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu cho quá trình kinh doanh được tiến
hành bình thường và liên tục.
- Sự vận động của TSLĐ phản ánh tình hình mua sắm vật tư, tình hình sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Giá trị TSLĐ ở mỗi khâu cho biết số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ sử dụng ở
các khâu nhiều hay ít. Tốc độ luân chuyển TSLĐ phản ánh vật tư được sử dụng
hiệu quả và tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có
hợp lý hay không hợp lý. Thông qua tỷ trọng của TSLĐ trong từng khâu và thời
gian của mỗi khâu trong quá trình kinh doanh để điều chỉnh kết cấu TSLĐ cho
hợp lý nhằm sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả.
1.2.1.2. Phân loại tài sản lưu động
3
Người ta sử dụng các tiêu thức khác nhau để phân loại TSLĐ tùy thuộc
vào mục tiêu của nhà quản lý. Có hai tiêu thức phân loại chủ yếu thường được sử
dụng: phân loại theo hình thái biểu hiện và phân loại theo vai trò của TSLĐ đối
với quá trình SXKD.
a. Phân loại theo hình thái biểu hiện
Theo hình thái biểu hiện, TSLĐ được chia thành các loại:
* Tiền, các khoản phải thu và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
3
Trích giáo trình TCDN, trang 89, Học viện Ngân Hàng
8 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
- Tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là
loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đứng đầu tiên bên tài sản trên bảng cân
đối kế toán.
Tuy nhiên, đây cũng là loại tài sản không hoặc gần như không sinh lời, bởi
vậy việc giữ tiền mặt ở mức độ nào để vừa đảm bảo an toàn vừa tiết kiệm vốn lại
là một câu hỏi quan trọng cần nhà quản trị tài chính quan tâm giải quyết.

- Các khoản phải thu: chủ yếu bao gồm các khoản phải thu từ khách hàng, ngoài
ra còn có các khoản ứng trước cho nhà cung cấp,…
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
* Hàng tồn kho: bao gồm:
- Hàng tồn kho trong khâu dự trữ: bao gồm vật tư dự trữ. Đây là các loại nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật đóng gói và công
cụ dụng cụ phục vụ cho SXKD của doanh nghiệp.
- Hàng tồn kho trong khâu sản xuất: bao gồm các sản phẩm dở dang (sản phẩm
đang chế tạo).
- Hàng tồn kho trong khâu tiêu thụ: bao gồm thành phẩm. Đây là giá trị những
sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho.
Tác dụng của phân loại theo hình thái biểu hiện: Cho phép doanh nghiệp
xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp,
biết được kết cấu tài sản lưu động theo hình thái biểu hiện để có hướng điều
chỉnh hợp lý và hiệu quả.
b. Phân loại theo vai trò của TSLĐ với quá trình sản xuất kinh doanh
9 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Theo tiêu thức này, TSLĐ chia thành 3 loại chủ yếu sau:
* TSLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu đóng gói, công cụ dụng cụ nhỏ.
* TSLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất: Sản phẩm đang chế tạo (sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm), chi phí trả trước.
* TSLĐ trong khâu lưu thông: Thành phẩm, tiền, các KPT, các khoản ĐTTC
ngắn hạn, cho vay ngắn hạn.
Tác dụng của cách phân loại này đó là: cho phép doanh nghiệp thấy được
kết cấu TSLĐ theo từng khâu của quá trình SXKD. Từ đó, cho phép đánh giá
tình hình phân bổ TSLĐ trong các khâu và vai trò từng thành phần với quá trình
kinh doanh. Tạo cơ sở đưa ra các giải pháp tổ chức quản lý nhằm hợp lý hóa kết
cấu TSLĐ và tăng tốc độ luân chuyển TSLĐ.

1.2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng TSLĐ
a. Hiệu suất sử dụng TSLĐ
H
s
(TSLĐ) =
bqTSLĐ
DTT
Chỉ tiêu này phản ánh: cứ mỗi đồng TSLĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng TSLĐ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử
dụng tài sản lưu động của mình càng hiệu quả.
b. Tốc độ luân chuyển các KPT
● Vòng quay các khoản phải thu:
10 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Vòng quay các KPT =
bqKPT Các
DTT
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào các KPT để duy trì doanh thu
bán hàng cần thiết của doanh nghiệp. Qua đó đánh giá hiệu quả chính sách tín
dụng thương mại của doanh nghiệp.
● Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình =
DTT
360*KPT Các bq
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình từ khi doanh nghiệp xuất giao
hàng đến khi doanh nghiệp thu được tiền.
c. Tốc độ luân chuyển HTK
● Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay HTK =
bqHTK

GVHB
Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ (1 năm) HTK quay được bao nhiêu
lần. Thông thường so với kỳ trước, vòng quay HTK giảm cho thấy HTK luân
chuyển chậm hơn, kéo theo hiệu quả sử dụng TSLĐ (cụ thể là HTK) của doanh
nghiệp giảm. Tuy nhiên có trường hợp vòng quay HTK tăng có thể là do doanh
nghiệp tăng dự trữ nhằm đáp ứng nhu cầu mùa vụ.
● Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
Số ngày một vòng quay HTK =
HTKquay Vòng
360
11 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày kể từ lúc doanh nghiệp bỏ tiền mua nguyên
vật liệu đến khi sản phẩm hoàn thành, kể cả thời gian lưu kho.
d. Hệ số khả năng thanh toán
● Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số KNTT nợ ngắn hạn =
NNH
TSNH
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiều đồng TSNH
có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn.
● Khả năng thanh toán nhanh tương đối:
Hệ số KNTT nhanh tương đối =
NNH
KPT Các TCNH ĐT TĐĐ ênTi
+++
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp mà không tính đến sự chuyển hóa của hàng tồn kho thành tiền.
● Khả năng thanh toán nhanh tức thì:
Hệ số KNTT nhanh tức thì =

NNH
TCNH TĐ TĐĐ Tiên
++
Chỉ tiêu này phản ánh: ngay tại thời điểm lập báo cáo, nếu các khoản nợ
ngắn hạn đã đến hạn thanh toán thì doanh nghiệp có thể hoàn trả ngay lập tức
bao nhiêu phần trăm nợ ngắn hạn.
1.2.2. Tài sản cố định
4
1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ
4
Trích giáo trình TCDN trang 58, Học Viện Ngân Hàng 8/2011
12 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
a. Khái niệm TSCĐ
TSCĐ của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử
dụng dài và thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn của TSCĐ. Các tiêu chuẩn
ghi nhận TSCĐ bao gồm:
+ Thời gian sử dụng phải trên 3 năm.
+ Phải đáp ứng được tiêu chuẩn về giá trị theo quy định hiện hành của pháp luật.
Trên đây là hai tiêu chuẩn định lượng, tùy thuộc vào vào từng quốc gia mà
có thể đưa ra thêm những tiêu chuẩn định tính khác nhau.
* Tiêu chuẩn TSCĐ
Ở Việt Nam, ngoài hai tiêu chuẩn định lượng trên, còn có thêm hai tiêu
chuẩn định tính. Một tài sản nếu đáp ứng đủ cả bốn tiêu chuẩn sẽ được ghi nhận
là tài sản cố định của doanh nghiệp. Bốn tiêu chuẩn này được sử dụng chung cho
cả tài sản vô hình và hữu hình.
- Thứ nhất, chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó.
- Thứ hai, nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
- Thứ ba, thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.

- Thứ tư, có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành ( Theo quy định hiện
hành, mức giá tối thiểu để ghi nhận TSCĐ là 10 triệu VNĐ).
b. Đặc điểm của TSCĐ
13 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Xuất phát từ sự tham gia của TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, người ta rút ra các đặc điểm luân chuyển của TSCĐ như sau:
- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.
- Giá trị của TSCĐ được chuyển dịch từng phần trong mỗi chu kỳ kinh doanh
vào giá trị của sản phẩm.
- Toàn bộ giá trị của TSCĐ được thu hồi khi TSCĐ hết hạn sử dụng.
1.2.2.2. Phân loại TSCĐ
5
Để phục vụ cho mục tiêu quản lý, người ta phân chia TSCĐ thành các loại
khác nhau theo các tiêu thức nhất định. Dưới đây là bốn cách phân loại TSCĐ
theo các tiêu thức phổ biến nhất.
a. Phân loại theo hình thái biểu hiện
Theo cách phân loại này, TSCĐ sẽ được phân chia thành hai nhóm:
- TSCĐ hữu hình: đây là các TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể mà doanh nghiệp
sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
- TSCĐ vô hình: là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được
giá trị do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động SXKD, cung cấp
dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn TSCĐ.
Phương pháp phân loại này cho phép nhà quản lý thấy được cơ cấu đầu tư
vào TSCĐ theo hình thái biểu hiện, từ đó có sự đánh giá và điều chỉnh cơ cấu
đầu tư cho phù hợp với từng loại TSCĐ.
5
Trích Giáo trình TCDN trang 60, Học Viện Ngân Hàng, 8/2011
14 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

b. Phân loại theo công dụng kinh tế
Theo cách phân loại này, các tài sản có công dụng kinh tế như nhau sẽ
được phân chia vào cùng một nhóm. Theo đó, TSCĐ hữu hình sẽ được chia
thành các loại như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: bao gồm toàn bộ các công trình kiến trúc, nhà làm việc,
nhà kho, cầu cống trong doanh nghiệp,…
- Máy móc, thiết bị: bao gồm toàn bộ các loại máy móc, thiết bị mà doanh
nghiệp quản lý và khai thác sử dụng, chẳng hạn dây chuyền sản xuất, máy công
tác,…
- Phương tiện vận tải, thiết bị dẫn truyền: bao gồm các loại phương tiện vận tải
đường bộ, đường song, đường biển,… và các thiết bị truyền dẫn về thông tin,
điện nước, băng truyền tải vật tư, hàng hóa,…
- Thiết bị dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản
lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử, thiết
bị dụng cụ đo lường kiểm tra chất lượng, máy hút bụi, hút ẩm,…
- Vườn cây lâu năm (ví dụ: cà phê, cao su, chè,…), súc vật làm việc và cho sản
phẩm ( ví dụ: trâu, bò, bò sữa,…)
Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng khai
thác các TSCĐ hiện có để phục vụ cho từng hoạt động của mình.
c. Phân loại theo mục đích sử dụng
Theo cách phân loại này, các TSCĐ có mục đích sử dụng giống nhau sẽ
được xếp vào cùng một nhóm. Theo đó, TSCĐ được chia làm hai loại:
15 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
- TSCĐ phục vụ cho mục đích kinh doanh: bao gồm các TSCĐ doanh nghiệp sử
dụng phục vụ cho hoạt động SXKD của mình, bao gồm cả SXKD chính và
SXKD phụ.
- TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi, an ninh quốc phòng: là các TSCĐ do
doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các
hoạt động đảm bảo anh ninh quốc phòng. Các tài sản này là các tài sản không

mang tính chất sản xuất.
Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và trích khấu
hao TSCĐ. Trong hai nhóm tài sản trên, doanh nghiệp chỉ trích khấu hao với các
tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh, các tài sản phục vụ cho hoạt động
phúc lợi, anh ninh quốc phòng, doanh nghiệp không cần phải trích khấu hao.
Ngoài ra cách phân loại này cũng cho phép nhà quản lý thấy được kết cấu TSCĐ
theo mục đích sử dụng, từ đó có sự điều chỉnh và quản lý cho phù hợp, đặc biệt
trong công tác khấu hao TSCĐ. Thông thường, một kết cấu TSCĐ được coi là
hợp lý nếu TSCĐ phục vụ cho mục đích kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất vì
chúng phản ánh năng lực SXKD của doanh nghiệp.
d. Phân loại theo tình hình sử dụng
Căn cứ theo tình hình sử dụng, TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành
3 nhóm sau đây:
- TSCĐ đang dùng: đây là các TSCĐ doanh nghiệp đang sử dụng và khai thác
vào hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ.
- TSCĐ chưa cần dùng: là các TSCĐ doanh nghiệp tạm thời chưa cần dùng đến.
16 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
- TSCĐ không cần dùng: là các TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng đã không còn
phù hợp với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp nữa.
- TSCĐ chờ thanh lý: là các TSCĐ doanh nghiệp đã khấu hao hết toàn bộ, giữ
trong kho chờ thanh lý.
Cách phân loại này cho phép nhà quản lý nắm được kết cấu TSCĐ theo
tình hình sử dụng tài sản. Thông thường, một kết cấu TSCĐ chỉ được coi là hợp
lý khi TSCĐ đang dùng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Doanh nghiệp nên cố gắng giải
phóng các TSCĐ chưa cần dùng hoặc không cần dùng vì các tài sản này không
tham gia vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
1.2.2.3. Khấu hao TSCĐ
6
a. Hao mòn và khấu hao TSCĐ

* Hao mòn và khấu hao TSCĐ
Hao mòn TSCĐ
Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do
sự tham gia vào hoạt động SXKD, sự bào mòn của tự nhiên và sự tiến bộ của
KHKT.
Tùy thuộc vào tính chất và nguyên nhân gây ra hao mòn, hao mòn TSCĐ
được chia làm hai loại:
- Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do sự
tham gia vào hoạt động SXKD và sự bào mòn của tự nhiên. Trong loại hao mòn
này, sự giảm sút về giá trị bắt nguồn từ sự giảm sút giá trị sử dụng của tài sản.
6
Trích Giáo trình TCDN, trang 63 Học Viện Ngân Hàng, 8/2011
17 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
- Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của tài sản cố định do sự
tiến bộ của KHKT. Trong thực tế, có những tài sản đã mất giá trị ngay từ khi giá
trị sử dụng vẫn còn nguyên do trên thị trường đã có loại tài sản khác hiện đại
hơn, giá rẻ hơn, nhiều tính năng hơn ra đời thay thế sản phẩm đó. Như vậy,
TSCĐ trong quá trình sử dụng đều bị hao mòn dần bao gồm cả hữu hình và vô
hình.
Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống giá trị
phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí SXKD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích
của tài sản đó theo các phương pháp tính toán thích hợp.
Việc trích khấu hao TSCĐ hợp lý cho phép doanh nghiệp:
+ Thu hồi đầy đủ vốn đầu tư đã bỏ ra.
+ Đáp ứng kịp thời vốn cho việc đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ.
+ Xác định đúng giá thành sản phẩm và đánh giá chính xác kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
* Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ

● Phương pháp khấu hao bình quân (đường thẳng/tuyến tính)
Theo phương pháp này, số tiền trích khấu hao bằng nhau trong tất cả các
năm sử dụng của tài sản.
Mức khấu hao hàng năm:
18 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Số tiền trích khấu hao trong kỳ =
TSCĐ haokhau gian trich Thoi
TSCĐ haokhau phai triGia
Trong đó:
Giá trị phải khấu hao TSCĐ = Nguyên giá – Giá trị thanh lý ước tính
● Phương pháp khấu hao nhanh
Theo phương pháp này, mức trích khấu hao hàng năm được đẩy lên cao
trong những năm đầu tiên và giảm dần theo thời gian sử dụng của tài sản. Nhờ
vậy, chỉ sau một thời gian sử dụng tài sản, doanh nghiệp đã thu hồi phần lớn giá
trị tài sản cố định, hạn chế thiệt hại do hao mòn vô hình gây ra.
Có hai loại khấu hao nhanh:
+ Khấu hao theo số dư giảm dần.
+ Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
● Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Theo phương pháp này, mức trích khấu hao hàng năm phụ thuộc vào số
lượng sản phẩm sản xuất ra. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho các
TSCĐ có tính chất mùa vụ và trực tiếp liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm.
b. Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ
Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ hàng năm là một trong những nội dung của
kế hoạch tài chính doanh nghiệp, nhằm xác định số tiền khấu hao hàng năm được
tính vào chi phí SXKD giúp doanh nghiệp quản lý và nâng cao hiệu suất sử dụng
TSCĐ.
19 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng

* Ý nghĩa của kế hoạch khấu hao TSCĐ:
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp quản lý TSCĐ, đánh giá tốc độ thu hồi vốn, từ
đó có các biện pháp bảo toàn vốn và đổi mới tài sản.
- Cho phép doanh nghiệp dự kiến trước các biến động TSCĐ về quy mô, thời
điểm, từ đó chủ động lên kế hoạch huy động vốn nhằm tái sản xuất giản đơn
hoặc mở rộng TSCĐ.
- Lập kế hoạch khấu hao TSCĐ chính xác sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp
lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh chính xác.
1.2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ
7
TSCĐ trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng, quyết định đến năng lực sản
xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, để có được TSCĐ,
doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn lớn và sau một thời gian dài mới thu hồi
lại được. Nếu doanh nghiệp không có khả năng quản lý và khai thác tốt TSCĐ,
tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ thì sẽ có khả năng rơi vào tình trạng khó khăn về
tài chính. Bởi vậy, việc thường xuyên có các biện pháp nhằm tăng hiệu suất sử
dụng TSCĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp. Mặc dù vậy, để có
thể nâng cao được hiệu quả sử dụng TSCĐ, trước tiên nhà quản lý cần phải đưa
ra được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Để đánh giá hiệu suất sử dụng TSCĐ, người ta đưa ra các chỉ tiêu cơ bản sau:
a. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Công thức:
7
Trích Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp, trang 82 Học Viện Ngân Hàng 8/2011
20 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
H s
TSCĐ =
bqTSCĐ
DTT

Trong đó:
- Hs
TSCĐ
: hiệu suất sử dụng TSCĐ.
- DTT: tổng doanh thu thuần trong kỳ.
- TSCĐ
bq
: TSCĐ bình quân trong kỳ.
Cách tính TSCĐ
bq
:
TSCĐ
bq
= TSCĐ
HHbq
+ TSCĐ
VHbq
+ TSCĐ
thuê TCbq
+ Chi phí XDCBDD
bq
TSCĐ
HH
, TSCĐ
VH
,

TSCĐ
thuê TC
= NG – KHLK

TSCĐ
bq
=
2
TSCĐTSCĐ
ck đk +
- Chi phí XDCBDD: là chi phí xây dựng cơ bản dở dang căn cứ vào tiến độ thi
công của công trình để xác định.
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSCĐ bình quân tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ đem về cho doanh nghiệp
bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Thông thường, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng cao.
b. Hệ số hao mòn TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ tại một thời điểm được xác định bằng cách lấy khấu
lũy kế tại một thời điểm đó chia cho tổng nguyên giá tại cùng thời điểm.
Công thức:
21 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
H
HM(TSCĐ)
=
giáNguyên
keluy haoKhh
Hệ số này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ tại một thời điểm của doanh
nghiệp. Nếu hệ số này càng cao chứng tỏ năng lực của TSCĐ càng yếu và ngược
lại. Căn cứ vào hệ số này, nhà quản lý có thể xem xét trong việc đưa ra các quyết
định đầu tư đổi mới TSCĐ nhằm duy trì năng lực sản xuất trong doanh nghiệp.
c. Hệ số trang bị TSCĐ
H
TB(TSCĐ)

=
ky rongsan xuat t tiep trucCN So
ky rongsan xuat t gia tham tiep trucNGTSCĐbq
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị TSCĐ trực tiếp sản xuất cho
một CN sản xuất trong kỳ cao hay thấp. Hệ số này càng cao phản ánh mức độ
trang bị TSCĐ cho người CN trực tiếp sản xuất càng lớn, điều kiện sản xuất càng
thuận lợi, doanh nghiệp đã có hướng đưa KHKT vào thay thế cho lao động thủ
công.
d. Kết cấu TSCĐ
Tùy theo cách phân loại mà TSCĐ trong doanh nghiệp sẽ được chia thành
các nhóm khác nhau. Tỷ trọng nguyên giá của từng nhóm này trong tổng nguyên
giá TSCĐ tại doanh nghiệp sẽ cho phép nhà quản lý thấy được kết cấu TSCĐ
theo từng tiêu thức cụ thể. Tỷ trọng của từng nhóm tài sản được tính theo công
thức:
Tỷ trọng của nhóm i =
nghiepdoanh taiNGTSCĐ Tong
i nhóm NGTSCĐ Tong
22 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Chỉ tiêu này có thể cho ta biết mức độ hợp lý hay không hợp lý của kết
cấu TSCĐ để có hướng đầu tư và điều chỉnh kết cấu cho hợp lý, nâng cao hiệu
suất sử dụng TSCĐ.
1.3 Hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp
1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp
Khái niệm: hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp
Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường
khi mà các doanh nghiệp luôn hướng tới hiệu quả kinh tế, chính phủ luôn nỗ
lực để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội.
Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử
dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những

mục đích xác định do con người đặt ra. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng
tài sản là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực của
doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với
tổng chi phí thấp nhất.
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp là phát
triển. Để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp luôn cần nỗ lực hết sức phấn đấu
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà trong đó vấn đề nâng cao hiệu quả
sử dụng tài sản có vị trí quan trọng hàng đầu.
Việc sử dụng tài sản thế nào cho hiệu quả luôn là quan tâm hàng đầu của
mỗi doanh nghiệp. Chính ví thế cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
trong doanh nghiệp. Bởi vì:
23 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
- Tài sản là yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm càng nhiều bấy nhiêu.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thông qua đổi mới tài sản kịp thời, hợp
lý có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm biên chế, giải phóng lao động thủ
công nặng nhọc, đảm bảo an toàn cho người lao động, tạo ra tư thế, tác
phong của người công nhân sản xuất lớn.
- Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, sự nhạy cảm trong đầu tư đổi mới
TS là một nhân tố quan trọng để giảm chi phí như: chi phí sửa chữa lớn
TS, hạ thấp hao phí năng lượng, giảm chi phí biến đổi để tạo ra sản phẩm
và là biện pháp rất quan trọng để hạn chế hao mòn vô hình trong điều kiện
cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển nhanh mạnh như hiện nay.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại doanh nghiệp
8
a. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời tổng tài sản

● Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
ROA =
quanbinh san taiTong
sau thuenhuan Loi
x 100
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ
mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản cung cấp thông tin về lợi nhuận được tạo ra từ lượng tài sản đầu tư. Tỷ
suất này càng cao tức doanh nghiệp đang thu được phần lãi nhiều hơn trên
8
Giáo Trình TCDN, NXB Tài chính, Học Viện Tài chính 2008
24 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11
Khóa luận tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
lượng đầu tư lớn hơn. Theo phương pháp phân tích DuPont có thể xem xét
chỉ tiêu này theo các nhân tố sau:
ROA =
Doanh thu
sau thuenhuan Loi
x
quanbinh san taiTong
Doanh thu
Hay ROA = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hiệu suất sử dụng tổng tài
sản
Muốn tăng ROA cần tăng quy mô về doanh thu hoặc tăng hiệu quả sử dụng
tài sản của doanh nghiệp trong điều kiện yếu tố còn lại không thay đổi.
Doanh nghiệp muốn tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) cần làm
doanh thu tăng đồng thời giảm tối đa chi phí để gia tăng lợi nhuận trên
doanh thu. Đối với hiệu suất sử dụng tài sản, ngoài việc tăng doanh thu,
doanh nghiệp cần sử dụng tiết kiệm và hợp lý cơ cấu tài sản của mình nhằm
phát huy tối đa giá trị tài sản.

b. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
● Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE =
quan binh huu sochu Von
sau thuenhuan Loi
x 100
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng VCSH mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế trong kỳ sản xuất. Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH cung cấp thông tin
về lợi nhuận được tạo ra từ lượng VCSH đầu tư. Tỷ suất này càng cao tức
doanh nghiệp đang thu được phần lãi nhiều hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Tuy nhiên, cần quan tâm đến yếu tố chính làm ROE tăng lên. Nếu ROE
tăng do lợi nhuận lớn được tạo ra trên lượng VCSH nhỏ thì đây là một tín
25 Phạm Thị Ngọc Hà TCDNE - K11

×