Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần A74.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.57 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt.
Các doanh nghiệp muốn tồn tại đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm của mình có thể
cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì không còn cách nào khác
phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ của các doanh
nghiệp được mở rộng và có nhiều điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp là lợi nhuận trong kinh doanh và chiến thắng trong cạnh
tranh. Song để đạt được mục tiêu trên không phải là đơn giản bởi sự cạnh tranh trên thị
trường ngày càng ngay ngắt. Một số doanh nghiệp không kịp thời thích ứng với cơ chế mới
đã bị loại bỏ khỏi nguồng máy hoạt động của thị trường, ngược lại có nhiều doanh nghiệp
nhanh chóng kịp thời hoà nhập vào xu thế mới, sản xuất kinh doanh ban đầu đi vào ổn định
và phát triển, hoạt động có hiệu quả từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xa hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất
hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa
đựng những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước qui luật
cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động,
tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Việc đứng vững này chỉ có thể khẳng định bằng cách
hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ
tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi
phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đa được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các
vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho
ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi
tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay.
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp đều phải quan tâm đến, đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có độ nhạy bén, linh
hoạt cao trong qúa trình kinh doanh của mình. Vì vậy, qua quá trình thực tập ở Công ty Cổ
phần A74, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề này cho nên em đa mạnh dạn chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng


cao hiệu quả kinh doanh ở công ty cổ phần A74" làm đề tài nghiên cứu của mình.
Mục đích nghiên cứu: Dựa trên những kiến thức lý luận về kinh doanh và trên
cách thức hoạt động thực tiễn của công ty để từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh trong công ty cũng như trong các doanh nghiệp thương mại khác.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: là hoạt động kinh doanh và việc khảo sát thực
tế của hoạt động kinh doanh của công ty để từ đó có những biện pháp nâng cao hoạt động
kinh doanh.
Phương pháp nghiên cứu: Quán triệt phương pháp duy vật biện chứng với quan
điểm lịch sử cụ thể, sử dụng các phương pháp phân tích hiệu quả. Vừa dựa trên những lý
thuyết cơ bản vừa dựa trên hoàn cảnh cụ thể của quá trình kinh doanh tại đơn vị thực tập .
Những đóng góp của chuyên đề:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh trong các doanh
nghiệp thương mại.
+ Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của cơ quan đơn vị thực tập.
+ Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng hiệu quả
kinh doanh, chuyên đề xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty cổ phần A74.
Kết cấu của chuyên đề: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần A74.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh của công ty cổ phần A74.
Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp và khả năng viết cũng như kiến thức chuyên môn
còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề báo cáo thực tập còn nhiều thiếu xót. Kính mong quý
thầy cô giúp đỡ phân tích và đưa ra những ý kiến đánh giá đóng góp để chuyên đề báo cáo
thực tập cũng như kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

1.1Định nghĩa và vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại.
1.1.1 Định nghĩa hiệu quả kinh doanh:
Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất tức là giá trị sử dụng
của nó (hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình sản xuất kinh
doanh). Khái niệm này lẫn lộn giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng của các chỉ
tiêu kinh tế. Cách hiểu này chỉ là phiến diện, nó chỉ đúng trên mức độ biếnđộng
theo thời gian.
Hiệu quả kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả. Đây là biểu
hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ
ra. Điển hình cho quan điểm này là tác giả manferd-Kuhn và quan điểm này được
nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng và tính hiệu quả kinh tế cúa các
quá trình sản xuất kinh doanh.
Từ các khái niệm về hiệu quả kinh doanh trên ta có thể đưa ra một số khái niệm
ngắn gọn như sau: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, vốn và các yếu tố khác) nhằm
đạt được mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.
1.1.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp thương mại.
Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao
động xã hội và tiết kiệm nguồn lực lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối
quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn
lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết
kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp
buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của

các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Để hiểu rõ về vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, ta cũng cần
phân biệt giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau
một quá trình kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được bao giờ cũng là
mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Trong khi đó, trong khái niệm về hiệu
quả kinh doanh, người ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí để đánh
giá hiệu quả kinh doanh.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả
tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi
phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi
phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí
sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội
là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của sự hy sinh
công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí
cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế
toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thật sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích
các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng
sản xuất có hiệu quả cao hơn.
1.2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường :
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí
đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh:
Kết quả đầu ra
Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh (H) =
Chi phí đầu vào
Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu được kết quả cao hơn tức là đã có một
sự xuất hiện của giá trị gia tăng với điều kiện H>1, H càng lớn càng chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng
cao. Để tăng hiệu quả (H), chúng ta có thể sử dụng những biện pháp như: giảm đầu vào, đầu ra không
đổi; hoặc giữ đầu vào không đổi, tăng đầu ra; hoặc giảm đầu vào, tăng đầu ra,..

Chúng ta có thể cải tiến quản lý điều hành nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực, giảm tổn thất, để tăng
cường giá trị đầu ra. Nhưng nếu quá trình sản xuất, kinh doanh đã hợp lý thì việc áp dụng các biện pháp
trên sẽ bất hợp lý. Bởi ta không thể giảm đầu vào mà không làm giảm giá trị đầu ra và ngược lại. Thậm chí
trong thực tế, ngay cả khi quá trình sản xuất, kinh doanh của chúng ta là còn bất hợp lý nhưng khi chúng ta
áp dụng những biện pháp trên có thể làm cho hiệu quả giảm xuống. Chính vì vậy, để có được một hiệu
quả không ngừng tăng lên đòi hỏi chúng ta chẳng những không giảm mà còn phải tăng chất lượng đầu vào
lên. Với nguyên vật liệu tốt hơn, lao động có tay nghề cao hơn, máy móc công nghệ hiện đại hơn, ta sẽ
giảm đi lượng hao phí nguyên vật liệu, hao phí lao động, hao phí năng lượng, thiết bị trên từng đơn vị sản
phẩm, phế phẩm giảm đó là điều kiện để có những sản phẩm với số lượng, chất lượng cao, giá thành hạ.
Như vậy để tăng hiệu quả kinh doanh chỉ có con đường duy nhất là không ngừng đầu tư vào công nghệ,
nguồn nhân lực, quản lý,… Qua đó giá trị đầu ra ngày càng tăng, đồng thời càng nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm, của DN trên thương trường.
Như vậy, từ sự phân tích trên: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phán ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực sẵn có của DN để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp
nhất. Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của DN và được thể hiện qua công thức
sau:
Mục tiêu hoàn thành
Hiệu quả kinh doanh (H) =
Nguồn lực được sử dụng một cách thông minh
Với quan niệm trên, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả nhận
được ở đầu ra; hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được
mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào?
Điều này thể hiện một quan điểm mới là không phải lúc nào để đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử
dụng những chi phí như thế nào, có những chi phí không cần thiết ta phải giảm đi, nhưng lại có những chi
phí ta cần phải tăng lên vì chính việc tăng chi phí này sẽ giúp cho DN hoàn thành mục tiêu tốt hơn, giúp
cho DN ngày càng giữ được vị trí trên thương trường.
Muốn đạt hiệu quả kinh doanh, DN không những chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong
hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh của DN, qua đó
phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình. Có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh của DN trong nền kinh tế thị trường là:

Một là, quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của DN. Hiệu quả của mỗi quốc gia,
ngành và DN phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ
lao động. Muốn vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích thích tinh
thần sáng tạo và tính tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần.
Hai là, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong DN. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng
có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN. Vì vậy, DN cần phải
có kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có những biện pháp phòng chống những rủi ro; phải xác định cơ
cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô DN, tránh không lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn
ngắn hạn…
Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý DN. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý
và người lao động, luôn tôn trọng và khuyến khích tính tự chủ sáng tạo của lực lượng lao động tạo ra sức
mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là yếu tố con người. Cần tăng cường
chuyên môn hoá, kết hợp đa dạng hoá cùng với những phương án quy mô hợp lý cho phép khai thác tối
đa lợi thế quy mô giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Việc tổ chức, phối hợp với
các hoạt động kinh tế thông qua các hình thức tổ chức liên doanh, liên kết nhằm phát huy sức mạnh
chung, tăng khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường là một trong các biện pháp tăng hiệu quả kinh
doanh.
Bốn là, xây dựng hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong DN. Lợi thế cạnh tranh của DN phụ thuộc chủ
yếu vào hệ thống trao đổi và xử lý thông tin. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Điều
này đòi hỏi cần phải hiện đại hoá hệ thống trao đổi và xử lý thông tin phục vụ không ngừng nâng cao hiệu
quả kinh doanh.

×