Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần thương mại xây dựng cấ thoát nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.22 KB, 38 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
MỤC LỤC
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp
Nhà nước hay ngoài quốc doanh muốn bắt đầu hoạt động thì bắt buộc phải có
một khoản vốn nhất định. Tuy nhiên, doanh nghiệp có vốn thôi chưa đủ mà song
song với nó là phải có một chiến lược kinh doanh hoàn hảo để vốn được đưa vào
sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Trước đây, trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, các doanh
nghiệp rất yếu kém trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn. Vì trong thời kì này,
các doanh nghiệp đều hoạt động theo sự chỉ đạo của Nhà nước, ngay cả vốn
cũng được Nhà nước bao cấp toàn bộ. Ngày nay, khi nền kinh tế nước ta chuyển
sang nền kinh tế thị trường từ năm 1986 cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ
chức kinh tế thế giới WTO tháng 11.2007 đã hoàn toàn xóa bỏ cơ chế bao cấp.
Cùng với sự kiện quan trọng đó là sự xuất hiện của nhiều loại hình doanh nghiệp
đã làm tăng sự cạnh tranh giữa chúng. Một doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải
có tiềm lực về vốn. Đi đôi với nó là phải có chiến lược kinh doanh, chính sách
cạnh tranh, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Vốn lưu động
là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy,
việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một
vấn đề quan trọng, liên quan tới sự tồn tại của doanh nghiệp, cần được đặt lên vị
trí quan tâm hàng đầu.
Công ty Cổ phần thương mại xây dựng cấp thoát nước là một đơn vị hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc
quản lý và sử dụng vốn. Là một công ty cổ phần, công ty nhận thấy tầm quan
trọng của nguồn vốn nói chung và sử dụng hiệu quả vốn lưu động nói riêng.


Công ty luôn ý thức được rằng: đối với doanh nghiệp muốn bước vào hoạt động
thì điều kiện ban đầu không thể thiếu là phải có vốn và sử dụng vốn lưu động có
hiệu quả lại càng quan trọng. Chính vì vậy mà nguồn vốn cho đầu tư và phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh đối với công ty là hết sức quan trọng và cần
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
thiết. Giống như các doanh nghiệp khác, vấn đề đặt ra cho Công ty cổ phần
thương mại xây dựng cấp thoát nước là làm sao có thể sử dụng và ngày càng
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động để công ty đạt hiệu quả cao
trong kinh doanh.
Sau một thời gian thực tập tại công ty, em đã lựa chọn đề tài “ Giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần thương mại
xây dựng cấ thoát nước” làm đề tài thực tập cho mình.
Kết cấu đề tài này gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ
phần thương mại xây dựng cấp thoát nước.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
Công ty Cổ phần thương mại xây dựng cấp thoát nước.
Đề tài này được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của
ThS. Vũ Thị Thu Hương cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của cán
bộ phòng Kế toán công ty cổ phần thương mại xây dựng cấp thoát nước. Tuy
nhiên trong khuân khổ Báo cáo thực tập, với thời gian hạn hẹp và nhiều mặt hạn
chế nên những vấn đề em nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý, nhận xét của thầy cô và bạn bè quan tâm đến
vấn đề này.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
4

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Một số nội dung cơ bản về vốn lưu dộng trong các doanh nghiệp:
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động
1.1.1.1 Khái niệm về vốn lưu động:
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền giá trị tài sản lưu động của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Trong nền kinh tế thị quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào
của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã
hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc toàn bộ các công đoạn của
quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nhằm mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có
đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh
doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm. Khác với tư liệu lao
động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn
thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một
lần vào giá trị sản phẩm và được thu hồi khi giá trị sản phẩm được thực hiện.
Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động.
Tài sản lưu động (TSLĐ) của doanh nghiệp bao gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ
lưu thông.
TSLĐ sản xuất là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất
được liên tục. TSLĐ bao gồm: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,
phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ…
TSLĐ lưu thông: sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng
tiền, vốn trong thanh toán.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
5

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
Quá trình sản xuẩt của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu
thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh,
TSLĐ lưu thông và TSLĐ sản xuất luôn chuyển hóa lẫn nhau, vận động
không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Để hình
thành nên TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông, doanh nghiệp cần có một số
vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản lưu động đó. Số tiền ứng trước về
TSLĐ được gọi là Vốn lưu động.
1.1.1.2 Vai trò và đặc điểm của vốn lưu động:
*Vai trò:
Vốn lưu động có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. VLĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nên nó quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp,
nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Doanh nghiệp sử dụng
VLĐ có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức tốt quá
trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phân bố hợp lý vốn
trên giai đoạn luân chuyển để vốn luân chuyển từ hình thái này sang hình thái
khác, rút ngắn vòng quay của vốn.
*Đặc điểm:
- Vốn lưu động luân chuyển nhanh
- Vốn lưu động dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh
- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá
trình sản xuất kinh doanh
Quá trình vạn động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình
thá này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn
giá trị ban đầu
1.1.2 Phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp:
Để quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả thì cần phải tiến hành phân loại VLĐ
của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau, từ đó doanh nghiệp có thể có

những cách quản lý phù hợp với từng đặc điểm của từng loại vốn.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
- Phân loại theo vai trò của VLĐ trong quá trình sản xuất:
+ VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu
chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ
dụng cụ…
+ VLĐ trong khâu sản xuất: gồm các giá trị sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển…
+ VLĐ trong khâu lưu thông: gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng
tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn
hạn, các khoản vốn trong thanh toán…
- Phân loại theo hình thái biểu hiện:
+ Vốn vật tư, hàng hóa: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện
bằng hiện vật cụ thể như nguyên – nhiên – vật liệu, sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm, thành phẩm…
+ Vốn bằng tiền: gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền
gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng
khoán ngắn hạn…
- Phân loại theo quan hệ sở hữu:
+ Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và
định đoạt. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu có thể là: vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra, vốn góp
cổ phần trong công ty cổ phần, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp,
vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh…
+ Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các
ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính, các khoản nợ chưa thanh toán,
vốn vay từ việc phát hành trái phiếu.

- Phân loại theo nguồn hình thành:
+ Vốn điều lệ: là số vốn hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành
lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
+ Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp
được tái đầu tư.
+ Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hang thương mại hoặc tổ chức
tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp…
+ Nguồn vốn liên doanh, liên kết: hình thành từ vốn góp liên doanh của
các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp có thể bằng tiền, vật tư,
hàng hóa…
+ Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn như vốn từ việc phát hành cổ
phiếu, trái phiếu;
- Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn:
+ Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, bao
gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng và các khoản
nợ ngắn hạn khác.
+ Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất ổn định,
hình thành nên TSLĐ thường xuyên.
Việc phân loại nguồn VLĐ trên giúp người quản lý có thể xem xét huy
động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng
cao hiệu quả sử dụng VLĐ, đem lại kết quả cao. Ngoài ra nó còn giúp nhà quản
lý lập các kế hoạch tài chính cho các dự định về tổ chức nguồn vốn lưu động
trong tương lai, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng VLĐ cần thiết để lựa chọn
VLĐ mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
1.1.3 Bảo toàn vốn lưu động của doanh nghiệp:
1.1.3.1 Khái niệm về bảo toàn vốn lưu động

Bảo toàn vốn lưu động là hiện tại hóa giá trị vốn lưu động của doanh
nghiệp theo tỷ lệ lạm phát trên thị trường.
Bảo toàn vốn lưu động về mặt giá trị là giữ giá trị thực tế hay sức mua của
vốn, thể hiện khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và tài sản lưu động
định mức nói chung duy trì khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nhà nước
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
quy định các doanh nghiệp phải tự bảo toàn vốn lưu động ngay trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
Định kỳ tháng, quý, năm, doanh nghiệp phải xác định chênh lệch giá tài sản
lưu động thực tế tồn kho ở doanh nghiệp bao gồm các khâu: vật tư dự trữ, bán
thành phẩm, hàng tồn kho, chênh lệch tỷ giá, để bổ sung vào vốn lưu động.
1.1.3.2 Biện pháp cụ thể để bảo toàn vốn lưu động:
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp hợp lý, xác định mức
dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa vừa đủ để đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho sản
xuất đủ để hàng để bán, không gay ứ đọng, thiếu hụt trong sản xuất, kinh doanh.
+ Một mặt hạn chế hàng hóa kém, mất phẩm chất bằng tăng cường công
tác bảo quản, mặt khác tích cực xử lý các hàng hóa chậm luân chuyển, hàng
hóa ứ đọng
+ Tăng cường luân chuyển hàng hóa bắng các cách khác nhau
+ Tổ chức tốt công tác thanh toán, giảm công nợ dây dưa
+ Xác định cơ cấu các nhóm hàng hóa làm cơ sỏ tính toán bảo toàn vốn lưu
động đối với các bộ phận dự trữ các đơn vị hàng hóa.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số tiêu chí đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp:
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là tập hợp các tiêu chí chỉ rõ khả
năng sử dụng các loại vốn lưu động trong một thời gian nhất định của các
doanh nghiệp.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được sau khi đẩy
nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản
xuất. Tốc độ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn
và ngược lại.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số
vốn lưu động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất. Quan niệm này thiên về
chiều hướng cang tiết kiệm được bao nhiêu số vốn lưu động cho một đồng luân
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
chuyển thì càng tốt. Nhưng nếu hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được thì
hiệu quả sử dụng cũng không cao.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất về vốn lưu động
quay được một vòng. Quan niệm này có thể nói là hệ quả của quan niệm trên.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh vốn lưu động so với
tổng nợ lưu động là cao nhất.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu
được khi bỏ ra một đồng vốn lưu động.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn
lưu động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu
thu với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu
động
Như vậy, cho dù nhiều cách tiếp nhận khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn
lưu động, song khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phải có một
quan niệm toàn diện hơn và không thể tách rời nó với một chu kì sản xuất kinh
doanh hợp lý ( chu kì sản xuất kinh doanh càng ngắn hiệu quả sử dụng càng
cao), một định mức sử dụng đầu vào hợp lý , công tác tổ chức quản lý, sản xuất,
tiêu thụ và thu hồi công nợ chặt chẽ. Do vậy, cần thiết phải đề cập tới các chỉ
tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38

10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
1.2.2 Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các
doanh nghiệp:
Sức sản xuất
của
vốn lưu động
=
Tổng doanh thu tiêu
thụ
Vốn lưu động bình
quân
Sức sản xuất của vốn lưu động: là chỉ số tính bằng
tỷ lệ giữa tổng doanh thu tiêu thụ trong một kì chia
cho vốn lưu động bình quân trong kì của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển
của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu
kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu
vòng:
Thời gian một
vòng chu chuyển

Thời gian của kì phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động trong kì
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho một
vòng quay của vốn lưu động trong kì phân tích.
Thời gian luân chuyển của vốn lưu động càng ngắn
thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động
rất linh hoạt, tiết kiệm và tốc độ luân chuyển của
nó sẽ càng lớn.

Hệ số đảm
nhiệm vốn lưu
động
=
Vốn lưu động
bình quân
Tổng doanh thu
tiêu thụ

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được
một đồng doanh thu tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao
nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng cao thì
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao,
số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn.
Mức sinh lời
của vốn lưu
động
=
Lợi nhuận
trước thuế
Vốn lưu động bình
quân trong kì

Chỉ tiêu này đánh giá một đồng vốn lưu động hoạt
động trong kì kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
các doanh nghiệp:
1.2.3.1 Nhân tố chủ quan
Việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều

yếu tố:
- Xác định nhu cầu vốn lưu động: việc xác định nhu cầu VLĐ không chính
xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh. Điều
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
=
11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
này sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Lựa chọn phương án đầu tư: đây là nhân tố cơ bản, ảnh hưởng lớn tới hiệu
quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ra
những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng,
giá thành phù hợp thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu thụ nhanh,
tăng vòng quay của VLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
- Trình độ quản lý: nếu trình độ quản lý của doanh nghiệp yếu kém sẽ dẫn
đến thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, từ đó dẫn đến sự lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
- Do kinh doanh thua lỗ kéo dài, do lợi dụng sơ hở của các chính sách gây
thất thoát VLĐ. Điều này trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
1.2.3.2. Nhân tố khách quan
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: do tác động của nền kinh tế tăng trưởng
chậm nên sức mua của thị trường bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình
hình tiêu thụ của doanh nghiệp, làm cho sản phẩm khó tiêu thụ hơn, doanh thu
sẽ ít hơn, lợi nhuận giảm sút. Từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung
và vốn lưu động nói riêng.
- Rủi ro: do những bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các
doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường
có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh
nghiệp còn gặp phải những khó khăn, rủi ro do thiên tai gây ra như hỏa hoạn, lũ
lụt…mà các doanh nghiệp không thể lường trước được.

- Do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật giảm giá trị tài sản,
vật tư… Vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp sự tiến bộ của khoa học công
nghệ để điều chỉnh kịp thời thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh, từ đó
làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
- Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về chính
sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế… cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
lưu động của doanh nghiệp.
Như vậy, để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ
chức và sử dụng vốn lưu động, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét ảnh
hưởng của từng nhân tố, tìm ra nguyên nhân của những mặt tồn tại trong việc tổ
chức sử dụng vốn lưu động nhằm đưa ra những biện pháp tốt nhất, từ đó việc sử
dụng vốn lưu động mang lại hiệu quả cao nhất.
1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các
doanh nghiệp:
Ngày nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trong nền kinh
tế thị trường thì phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh,
trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp, đặc biệt là trình độ quản lý tài chính.
Có được một bộ máy quản lý tài chính tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm
được chi phí, tăng lợi nhuận. Trong đó nhân tố quan trọng nhất là việc quản lý
và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động nói
riêng phải đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nguồn vốn. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động. Chính vì vậy, cùng với việc xác định vốn thì việc sử dụng vốn lưu
động có hiệu quả hay không rất quan trọng với doanh nghiệp. Chỉ khi quản lý,
sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh và vốn lưu động nói riêng thì doanh nghiệp
mới mở rộng được quy mô về vốn, tạo uy tín trên thị trường. Đồng thời doanh

nghiệp cũng tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợ lý,
mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và là cơ hội để mở rộng kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp thương mại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên. Từ
đó làm cơ sở để doanh nghiệp có thể thu hồi vốn, giảm chi phí, tăng lợi nhuận
để phát triển sản xuất.
Quản lý vốn lưu động là một bộ phận trọng yếu của công tác quản lý tài
chính của doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động hợp lý giúp việc sử dụng vốn lưu
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
13
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
động hợp lý, tiết kiệm từ đó giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Khi
giá thành sản phẩm hạ, việc tiêu thụ sẽ thuận tiện hơn từ đó giúp công ty chủ
động trong sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động có vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, công
ty phải có đủ vốn lưu động cần thiết. Do vốn lưu động co đặc điểm là sự chu
chuyển của vốn lưu động diễn ra liên tục nên nếu thiếu vốn thì việc chuyển
hoá sẽ gặp khó khăn, vốn lưu động không luân chuyển được và quá trình sản
xuất sẽ bị gián đoạn.
Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn là chỉ tiêu đánh giá năng
lực của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh năng lực sản xuất, trình
độ quản lý, tổ chức sản xuất của công ty. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động cũng chính là nâng cao năng lực của doanh nghiệp, từ đó là cơ sở để giúp
doanh nghiệp tiếp cận với những cơ hội kinh doanh mới.
Từ những lý do trên, ta thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
trong các doanh nghiệp là rất cần thiết. Đó là một trong những nhân tố quyết
định sự thành công của các doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tăng trưởng và
phát triển của nền kinh tế nói chung.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38

14
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƯỚC
TRONG THỜI GIAN 2010 - 2012
2.1 Một số nét khái quát về công ty cổ phần cấp thoát nước:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Thương Mại Xây Dựng Cấp Thoát Nước được thành lập
theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Số: 0103010625 ngày 10 tháng 01
năm 2006 và khởi nghiệp bằng việc phân phối ống nước, đèn điện chiếu sáng ,
hệ thống xử lý nước thải, lắp đặt thiết bị Công ty đã sớm trở thành một trong
những thành viên ưu tú nhất thuộc lĩnh vực kinh doanh vật tư ngành nước. Đến
giữa năm 2007, nhận thấy tiềm năng của thị trường xây lắp cũng như sự cần
thiết trong việc triển khai một sản phẩm đồng bộ hơn, công ty đã mở đầu lĩnh
vực xây lắp cơ điện bằng các gói thầu cho hệ thống nước của các công trình dân
dụng và công nghiệp như: Cung cấp, thi công hệ thống thoát nước toàn cầu gói
thầu 3.2 Dự án Xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình,thi công xây dựng
công trình: Hệ thống cấp nước lên Tháp Đỉnh Vua – Ba Vì , nhà máy sản xuất
và xuất khẩu ván sàn gỗ - Khu công nghiệp Tiên Du – Bắc Ninh…
Cho tới nay, công ty đã được biết đến như một nhà thầu cơ điện tầm cỡ, có
đủ năng lực để đảm nhận toàn bộ các hạng mục cơ điện của các công trình
Trước xu thế phát triển và sự cần thiết trong việc chủ động cung cấp vật tư
đặc thù cho các công trình, Công ty quyết định xây dựng nhà máy sản xuất tủ
điện, thang máng cáp, ống gió và các loại đai giá để phục vụ cho chính mình
cũng như các đối tác cùng ngành.
Bằng sức trẻ, sự nhiệt huyết và chữ “TÂM” trong nghề, tất cả cán bộ công
nhân viên Công ty đã phấn đấu làm việc không mệt mỏi cho sự thành công của
công ty và đối tác, góp phần vào sự thành công của đất nước. Với nỗ lực đó,
Công ty hi vọng một ngày không xa, các nhà thầu trong nước có thể sánh ngang
cùng các nhà thầu quốc tế về năng lực, kinh nghiệm, uy tín để có thể chung tay

Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
15
Lun vn tt nghip GVHD: ThS. V Th Thu Hng
xõy dng nhng cụng trỡnh tm c quc t ti Vit Nam v trờn th gii
2.1.2 C cu t chc
C cu t chc ca cụng ty c phn thng mi xõy dng cp thoỏt nc
c b trớ gn nh phự hp vi cụng vic kinh doanh vt t nghnh nc v thi
cụng cỏc cụng trỡnh cp thoỏt nc trờn a bn ton quc

(Trớch t ngun phũng ti chớnh)
2.1.3 Chc nng nhim v :
Cỏc phũng ban cụng ty c phn thng mi xõy dng cp thoỏt nc cú
trỏch nhim v quyn hn nh sau:
- GIM C:
+ Ch o mi hot ng ca cụng ty theo ỳng phng hng sn xut
kinh doanh theo iu l thnh lp cụng ty. Chp hnh y cỏc ch chớnh
sỏch ca nh nc. Trong h thng qun lý cht lng, nhim v ca giỏm
c nh sau:
+ Phờ duyt, cụng b v truyn t chớnh sỏch v mc tiờu cht lng.
+ Ch trỡ cỏc cuc hp xem xột ca lónh o v h thng cht lng.
Sinh viờn: Vừ Th Cm Võn Lp: TC14-38
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
phòng
kinh doanh
Phòng

kỹ thuật
Phòng
tài chính

Phòng
Vật t
đội thi công
số 2
đội thi
công
số 1
đội thi công
Công nghệ
16
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
+ Phệ duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh từng thời kỳ.
+ Triển khai việc cung cấp vật tư, nghiên cứu thị trường cung cấp thiết bị
điện nước cho các công trình.
- PHÓ GIÁM ĐỐC:
+ Điều hành sản xuất, kỹ thuật, phụ trách kinh doanh.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao và được sự ủy quyền của
giám đốc
- PHÒNG KẾ TOÁN:
+ Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, lắp đặt thiết bị trong các công trình của
Công ty, phù hợp với quy định của Nhà nước và quy chế quản lý tài chính của
Công ty.
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các loại chứng từ, sổ sách, hoàn
chỉnh thủ tục kế toán trước khi trình Ban Giám đốc phê duyệt.
+ Phổ biến, hướng dẫn các phòng ban liên quan công ty thực hiện thủ tục
tạm ứng, hoàn ứng, các thủ tục tài chính khác theo quy chế quản lý tài chính,
quy chế chi tiêu nội bộ của công ty.
+ Thực hiện việc kiểm kê định kỳ, xác định tài sản thiếu, thừa khi kết thúc
thi công công trình và đồng thời đề xuất với Ban Giám đốc biện pháp xử lý.

+ Phân tích các thông tin kế toán theo yêu cầu của Ban Giám đốc Công ty.
+ Quản lý tài sản cố định, Công cụ dụng cụ, hạch toán theo chế độ hiện hành.
+ Theo dõi nguồn vốn của Công ty, quyết toán các công trình để xáclập
nguồn vốn.
+ Tiến hành các thủ tục, thanh quyết toán các loại thuế với cơ quan thuế.
+ Phối hợp với các phòng ban liên quan tổ chức nghiệm thu từng phần và
nghiệm thu toàn bộ công trình để quyết toán với chủ đầu tư.
+ Theo dõi, lập kế hoạch và thu hồi công nợ của khách hàng đầy đủ,
nhanh chóng.
+ Lập và nộp các báo cáo tài chính đúng và kịp thời cho các cơ quan thẩm
quyền theo đúng chế độ quy định của Nhà nước.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
17
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
+ Tổ chức khoa học công tác kế toán phù hợp với điều kiện kinh doanh và
bộ máy tổ chức của Công ty.
- PHÒNG KINH DOANH:
+ Hoạch định mục tiêu chất lượng của phòng kinh doanh dựa trên mục tiêu
chất lượng của công ty.
+ Hoạch định, xây dựng và trình Ban Giám đốc kế hoạch - chương trình
nghiên cứu thị trường. Tổ chức triển khai, giám sát và đề xuất điều chỉnh (nếu
cần thiết) lên Ban Giám đốc kế hoạch - chương trình nghiên cứu thị trường.
+ Phân tích, đánh giá và cung cấp số liệu chính xác qua việc nghiên cứu thị
trường.
+ Xây dựng và tổ chức triển khai, giám sát chương trình-kế hoạch PR ( khi
đã được Ban Giám đốc thông qua).
+ Tổ chức, thực hiện định vị và phát triển thương hiệu công ty ra môi trường
kinh doanh.
+ Tổ chức, phát triển và duy trì các công cụ triển khai (Wedside, biển
quảng cáo, quan hệ truyền thông . . .).

+ Thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo của Ban Giám
đốc giao.
- PHÒNG VẬT TƯ:
• Công tác kế hoạch:
+ Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư căn cứ theo kế hoạch sản xuất kinh
doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của công ty.
+ Phối hợp với các phòng, ban khác thực hiện công việc theo kế hoạch.
+ Phối hợp thực hiện công việc giữa các phòng, ban khẩn trương, nhanh
chóng kịp thời.
+ Đề xuất ý kiến điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế.
+ Thực hiện giải quyết công việc phát sinh theo thực tế yêu cầu.
+ Đối chiếu, phân tích, đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của phòng, ban
tổng hợp kết quả thực hiện công việc của phòng, ban để báo cáo ban giám đốc.
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
+ Đề xuất với giám đốc các phương hướng xử lý trở ngại để thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao.
+ Tổng kết quá trình thực hiện kế hoạch so với dự báo, tính toán ban đầu
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
• Hoạt động cung ứng:
+ Chủ trì hoạt động cung ứng hàng hoá theo kế hoạch.
+ Cung cấp vật tư, thiết bị phục vụ công tác sản xuất kinh doanh, xây lắp
của Công ty
+ Phối hợp với chủ đầu tư, ban quản lý các dự án làm các thủ tục liên
quan đến vật tư, quản lý vật tư dư thừa từ các công trình, dự án.
+ Cung cấp thông tin thị trường (giá, thời gian nhập hàng, đối thủ cạnh
tranh …) phục vụ cho công tác đấu thầu, báo giá.
+ Thực hiện đàm phán, thương thảo hợp đồng, chủ trì soạn thảo hợp đồng
với khách hàng để ký kết các hợp đồng (thuộc nhiệm vụ của phòng).

+ Quản lý, lưu trữ, theo dõi, thực hiện các hợp đồng thuộc nhiệm vụ
phòng.
• Công tác hành chính- nội bộ:
+ Chủ trì và phối hợp với các phòng, ban liên quan soạn thảo các quy
trình triển khai công việc, biểu mẫu theo hệ thống QLCL ISO 9001:2008.
+ Tham gia kiểm soát hệ thống QLCL ISO 9001 :2008 trong toàn Công ty.
+ Xây dựng bảng mô tả công việc cho từng vị trí nhân viên trong phòng, ban
+ Bình xét, đánh giá mức độ hoàn thành công việc đã giao của từng nhân
viên trong phòng.
+ Phối hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên
trong phòng.
+ Quản lý tài sản, thiết bị máy móc được giao phó.
+ Khai thác, sử dụng, bảo quản tài sản thiết bị máy móc hiệu quả.
+ Xây dựng, phối hợp xây dựng các biệnpháp bảo vệ bí mật công nghệ, bí
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
quyết kinh doanh.
2.1.4 Kết quả sản xuất - kinh doanh tổng hợp :
Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
thương mại xây dựng cấp thoát nước 2010 -2012
STT
Năm
Tiêu chí
2010 2011 2012 2011/2010
2012/
2011
1 Tổng Doanh thu
9.154.631.08

8
10.521.011.95
7
13.041.821.11
6
14,94% 23,95%
2
Các khoản giảm
trừ
0 0 0
3 Doanh thu thuần
9.154.631.08
8
10.521.011.95
7
13.041.821.11
6
14,94% 23,95%
4 Giá vốn
7.708.048.96
1
9.074.429.830
11.736.782.29
2
17,73% 29,34%
5 Lợi nhuận gộp 1.446.592.127 1.446.592.127 1305.038.824 0% -10%
6
Doanh thu hoạt
động tài chính
506.698 460.635 3.173.196 -9,1% 589%

7 Chi phí tài chính 373.069.900 394.069.900 225.076.082 5,6% -42,89%
8 Chi phí QLDN
1.117.029.67
7
1.015.481.525 1077.122.304 -9,24% 6,5%
9 Lợi nhuận thuần (43.010.752) 37.491.337 6.013.034 -187% -83,96%
10 Thu nhập khác 77.055.062 0 18.627.273
11 Chi phí khác 16.545.346 15.041.224 1.544.025 -9,09% -89,73%
12 Lợi nhuận khác 60.510.306 (15.041.224) 17.083.248 -124,85%
-
213,57%
13
Tổng lợi nhuận
trước thuế
17.499.554 22.450.113 23.096.882 28,29% 2,89%
14 Thuế 4.899.875 6.286.032 5.744.220 28,29% -8,62%
15 LNST 12.599.679 16.164.081 17.322.662 28,29% 7,17%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 -2012 của Công ty Cổ phần
thương mại xây dựng cấp thoát nước.)
Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng kém dần, đặc biệt là
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ giá vốn/ doanh thu quá cao, không đảm bảo
lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp.
Tuy vậy một số chỉ tiêu khác vẫn đảm bảo:
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
-Doanh thu các năm có xu hướng tăng, và đảm bảo kế hoạch thực hiện
-Thu nhập bình quân đầu người cho cán bộ công nhân viên duy trì ở mức
3 triệu – 6 triệu đồng/ tháng.
- Năng lực tư vấn thiết kế nâng cao, giá trị tài sản của doanh nghiệp vẫn

tăng dần theo các năm.
Các chỉ tiêu này được giữ vững hoặc tăng theo đúng kế hoạch, tuy nhiên
LNST không tăng, hoặc không tăng đáng kể càng khẳng định vấn đề kém hiệu
quả trong công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là vốn lưu động.
2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP
thương mại xây dựng cấp thoát nước
2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh:
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động tốt cũng đều cần có một cơ cấu
vốn hợp lý. Là doanh nghiệp sản xuất nên VLĐ của Công ty CP thương mại xây
dựng cấp thoát nước chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn.
Sau đây là bảng cơ cấu tài sản của Doanh nghiệp:
Bảng 2: Cơ cấu vê vốn của doanh nghiệp
Năm
Tiêu chí
2010 2011 2012
VLĐ 3.979.616.260 56,56% 9.345.065.050 66,67% 12.420.000.087 74,51%
VDH 3.054.511.883 43,44% 4.670.024.695 33,33% 4.247.797.856 25,49%
Nhìn vào bảng ta thấy tổng số vốn của doanh nghiệp trong 3 năm có dấu
hiệu tăng với giá trị lớn. Tuy nhiên điều này cũng hàm chứa rủi ro hoạt động của
Doanh nghiệp rất cao vì lợi nhuận của doanh nghiệp trong 3 năm này tăng
không đáng kể.
Vốn lưu động luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số vốn và có dấu
hiệu tăng dần qua các năm – tăng cả về mặt giá trị và tỷ trọng.
Như vậy có thể thấy rõ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp có phần
đóng góp rất lớn của vốn lưu động không hiệu quả. Vậy thực trạng Doanh
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
21
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
nghiệp đã sử dụng vốn lưu động như thế nào?
Huy động vốn đầy đủ kịp thời cho sản xuất kinh doanh là rất khó nhưng

việc sử dụng VLĐ sao cho hiệu quả lại khó hơn rất nhiều. Một trong những
nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ đó là việc phân bổ vốn lưu động
sao cho hợp lý để đảm bảo vòng quay, tốc độ luân chuyển của vốn lưu động
được thuận hành.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty CP thương mại xây
dựng cấp thoát nước:
Đơn vị tính:(triệu đồng)
Năm
2010 2011 2012
Số
tiền %
Số
tiền %
Số
tiền %
Nguôn vốn
7.035 100 14.015 100 16.667 100
- Nợ phải trả
5.649 80.29 11.203 79.93 13.511 81.07
+ nợ ngắn hạn
5.649 80.29 0.247 1.76 0.831 6.15
+ nợ dài hạn
0 10.956 78.17 12.68 76.08
- vốn chủ sở hữu
1.38
6
19.70 2.812 20.06 3.156 18.94
+ vốn góp
0.854 12.14 1.924 13.73 2.702 16.21
+ LN không chia

0.532 7.56 0.888 6.34
0.454
2.72
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2010 - 2012 của Công ty Cổ phần thương
mại xây dựng cấp thoát nước.)
Vốn đầu tư của công ty là một nguồn vốn quan trọng cần được các công
ty hết sức chú trọng. Có quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn này thì công ty mới
có thể hoạt động tốt được.
Ta thấy trong năm 2010, vốn chủ sở hữu chiếm 19.7% nguồn vốn kinh
doanh, trong khi nợ phải trả lên tới 80.29%. Sự chênh lệch quá lớn này cho thấy
công ty không có nguồn vốn tự chủ dồi dào, không chủ động được về vốn, phần
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
lớn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào nguồn vốn đi vay.
Vì không thể chủ động được về nguồn vốn nên trong hai năm tiếp theo (2011 –
2012), do nhu cầu mở rộng thị trường và đặc tính của công việc sản xuất kinh
doanh là cần nhiều vốn nên công ty chỉ có thể tăng nguồn vốn kinh doanh của
mình chủ yếu bằng các khoản vay. Năm 2011, nợ phải trả của công ty là 11.203
triệu đồng chiếm 79.93% tổng vốn kinh doanh và tỷ lệ này là 81.07% trong năm
2012. Ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ nợ phải trả chiếm tỷ tọng lớn trong tổng
nguồn vốn. Và với tình hình kinh doanh và tài chính như hiện nay, khi mà lãi
suất thị trýờng quá cao, việc tãng các khoản nợ sẽ ảnh hýởng không tốt ðến hoạt
ðộng kinh doanh của công ty do chi phí lãi vay cao, làm giảm lợi nhuận. Đồng
thời, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn đi vay sẽ khiến công ty không tự
chủ được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như việc tăng các rủi ro
tài chính tiềm tàng cho công ty. Do đó, công ty cần phải cân nhắc thật kỹ trong
việc sử dụng các nguồn vốn cũng như việc cần thiết phải tăng nguồn vốn chủ sở
hữu để tăng khả năng chủ động trong kinh doanh.
2.2.2. Thực trạng quản lý dự trữ, tồn kho

a. Tổ chức quản lý dự trữ tồn kho
Khoản mục hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm các khoản mục
nguyên vật liệu thô, sản phẩm dở dang. thành phẩm. Trong đó thành phẩm của
doanh nghiệp được coi là các công trình xây dựng đã thi công xong nhưng chưa
đi vào nghiệm thu quyết toán hoàn thành, thanh toán – ghi nhận hóa đơn. Còn
khoản mục sản phẩm dở dang là nơi tập hợp tổng giá trị của các công trình đang
xây dựng dang dở. Khoản mục này trong hàng tồn kho của doanh nghiệp xây
dựng mang tính chất theo dõi giám sát nhiều hơn là quản lý – sử dụng.
Vì hiện tại doanh nghiệp áp dụng phương pháp dự trữ bằng không, bên
cạnh đó lượng hàng tồn kho NVL thô không nhiều nên việc tổ chức quản lý dự
trữ tồn kho của doanh nghiệp khá đơn giản.
b. Cơ cấu hàng tồn kho của doanh nghiệp
Giá trị hàng tồn kho là một bộ phận khá quan trọng trong tổng lượng vốn
lưu động của công ty. Vì các sản phẩm của công ty Cổ phần thương mại xây
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
23
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
dựng cấp thoát nước khá đa dạng nên hàng tồn kho cũng bao gồm nhiều sản
phẩm. Giá trị hàng tồn kho lớn hay nhiều sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn lưu
động có hiệu quả hay không. Nhìn vào bảng trên, ta thấy:
Bảng 4: Cơ cấu hàng tồn kho của doanh nghiệp (đơn vị: Triệu VNĐ)
STT
Năm
Tiêu chí
Niên độ
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1 NVL thô 2454,726 100 2131,290 31,2% 2275,634 38,3%
2 Sản phẩm dở dang 0 0 4699,998 68,8% 3662,109 61,7%
3 Thành phẩm 0 0 0 0 0 0

4 Hàng tồn kho 2454,726 100 6831,288 100 5938,652 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2010 – 2012 của Công ty Cổ phần thương
mại xây dựng cấp thoát nước.)
Năm 2009 - 2010, doanh nghiệp phần lớn thực hiện hoạt động kinh doanh
vật liệu xây dựng và thực hiện khoán thầu cho các đơn vị khác thi công các công
trình xây dựng trúng thầu, do vậy mà giá trị sản phẩm dở dang và thành phẩm
không có.
Từ năm 2011 – 2012, các hoạt động xây dựng được đẩy mạnh, lượng tồn
kho nguyên vật liệu thô ổn định, tăng giảm không đáng kể so với trước, phản
ánh hoạt động kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng trong doanh nghiệp vẫn
được duy trì ổn định và phương pháp tồn kho dự trữ bằng không tại các công
trình xây dựng. Tỷ trọng sản phẩm dở dang và nguyên vật liệu tồn kho không
sụt giảm hay tăng vọt, cho thấy việc sử dụng và quản lý hàng tồn kho của doanh
nghiệp vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên tính kinh tế trong quản lý hàng
tồn kho này như thế nào phải xét các chỉ số tài chính trong quản lý hàng tồn kho.
c. Các chỉ số tài chính về dự trữ, tồn kho của doanh nghiệp
Giả định số hàng tồn kho về NVL thô của doanh nghiệp phục vụ cả sản
xuất và kinh doanh. Do đặc thù của hoạt động xây dựng cũng như đặc thù của
sản phẩm dở dang của Doanh nghiệp khác với các doanh nghiệp sản xuất khác,
do vậy mà chỉ tiêu hàng tồn kho được sử dụng để tính toán các chỉ số vòng quay
hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ được sơ lược chỉ đề cao tới giá trị tôn kho
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
24
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Vũ Thị Thu Hương
NVL thô.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn bán hàng/ tồn kho cuối kỳ
Bảng 5: Chỉ tiêu vòng quay HTK của doanh nghiệp
Năm
Tiêu chí
2010 2011 2012

Vòng quay
HTK
3,14 4,25 5,15
Chỉ số trên cho thấy tốc độ luân chuyển và sử dụng NVL thô của doanh
nghiệp tăng dần, doanh nghiệp có cải thiện về hiệu quả quản lý- sử dụng hàng tồn
kho. Tuy nhiên, xét so sánh đối với chỉ số vòng quay hàng tồn kho của ngành là
trên 10 thì doanh nghiệp ở một mức quá thấp, đặc biệt trong thi công xây dựng,
doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp hạn chế tối thiểu hàng tồn kho. Vì vậy, chỉ
số này phản ánh sự ứ đọng về vốn lớn, tốc độ thi công công trình của doanh
nghiệp không đạt mức cao.
Số ngày tồn kho = Số ngày trong kỳ/ vòng quay hàng tồn kho
Bảng 6: Chỉ tiêu số ngày tồn kho
Năm
Tiêu chí
2010 2011 2012
Số ngày tồn kho 114 ngày 84 ngày 70 ngày
Số ngày tồn kho của nguyên vật liệu được giảm đáng kể sau mỗi năm là
một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của doanh nghiệp tới hiệu quả quản lý và
sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên việc tồn kho nguyên vật liệu với số lượng
ngày quá lớn như vậy phản ánh việc sử dụng NVL quá đình trệ và đặc biệt nhiều
rủi ro, đó là rủi ro về giá cả nguyên vật liệu thay đổi, rủi ro về mất mát, hỏng
nguyên vật liệu …vv.
Việc thành phẩm hoàn thiện của Doanh nghiệp luôn ở mức không, cho thấy
Sinh viên: Võ Thị Cẩm Vân Lớp: TC14-38
25

×