Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Giải pháp tăng cường khai thác nghiệp vụ BH Xây dựng Lắp đặt tại Tổng công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô trong thời kỳ khủng hoảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638 KB, 66 trang )

1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU 3
Giải pháp tăng cường khai thác nghiệp vụ BH Xây dựng Lắp đặt tại Tổng công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô
trong thời kỳ khủng hoảng 5
(PVI – Đông Đô) 5
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM 5
XÂY DỰNG – LẮP ĐẶT 5
1.1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của BH xây dựng lắp đặt 5
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BH xây dựng lắp đặt 5
1.1.2.Sự cần thiết khách quan của BH xây dựng lắp đặt 7
1.1.2.1.Đối với xã hội 7
1.1.2.2.Đối với người được BH 8
1.1.3. Vai trò của BH XD – LĐ 9
1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt 10
1.2.1 Người được bảo hiểm 10
1.2.2 Đối tượng và phạm vi BH 11
1.2.2.1 Đối tượng của BH 11
1.2.2.2 Phạm vi bảo hiểm 14
1.2.3 Địa điểm công trình 16
1.2.4 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 16
1.2.5 Phí BH 17
1.2.5.1. Phí BH tiêu chuẩn 17
1.2.5.2. Phụ phí mở rộng 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG – LẮP ĐẶT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO
HIỂM PVI ĐÔNG ĐÔ 18
2.1.Tổng quan về Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô 18
2.1.1. Sự ra đời và phát triển 18
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý 20
2.1.3. Kết quả kinh doanh của PVI Đông Đô trong những năm gần đây 22
2.2. Phân tích tình hình khai thác nghiệp vụ BH xây dựng – lắp đặt tại PVI Đông Đô 29


Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2.1 Quy trình khai thác BH xây dựng – lắp đặt tại PVI 29
2.2.1.1. Tiếp thị, nhận thông tin ,yêu cầu BH từ khách hàng 30
2.2.1.2. Đánh giá rủi ro, xử lý yêu cầu bảo hiểm 32
a. Xử lý trong phân cấp 32
b. Xử lý trên phân cấp 32
2.2.1.3 Tiến hành đàm phán và chào phí bảo hiểm cho khách hàng: 33
2.2.1.4. Cấp Đơn/Hợp đồng/GCNBH: 33
2.2.1.5. Quản lý Đơn/Hợp đồng/GCN bảo hiểm: 35
2.2.2 Thực trạng khai thác BH xây dựng lắp đặt tại PVI Đông Đô giai đoạn 2008-2012 38
2.2.2.1 Kết quả đạt được 38
2.2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 45
a. Hạn chế 45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG LẮP ĐẶT
TẠI BẢO HIỂM PVI ĐÔNG ĐÔ 49
3.1 Phương hướng và nhiệm vụ của PVI Đông Đô trong thời gian tới giai đoạn 2013-2014 49
3.2 Những thuận lợi và khó khăn của PVI Đông Đô trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 52
3.2.1 Thuận lợi 52
3.2.2 Khó khăn 53
3.3 Giải pháp tăng cường hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm XD – LD 55
3.3.1 Đổi mới và hoàn thiện trong khâu tiếp thị, tiếp nhận thông tin về khách hàng 55
3.2.2 Đổi mới và hoàn thiện trong khâu chào phí, đàm phán 55
3.2.4 Làm tốt công tác giám định bồi thường 57
3.2.5 Quan tâm hơn nữa dịch vụ khách hàng 57
3.2.6 Có những biện pháp hữu hiệu chống gian lận và trục lợi bảo hiểm 58
3.4 Kiến nghị nhằm tăng cường khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm XDLĐ tại PVI Đông Đô 58
b. Trong khâu đánh giá rủi ro 59
c. Vấn đề chào phí, đàm phán 59

3.4.2 Đối với Tổng công ty Bảo hiểm PVI 60
3.4.3 Đối với nhà nước và hệ thống luật pháp 61
KẾT LUẬN 62
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Với mục tiêu là công nghiệp hóa-hiện đại hóa và sớm đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp vào năm 2020. Để đáp ứng quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa
đất nước thì những nhu cầu về xây dựng-lắp đặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất cần thiết
để hướng tới mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó sự phát triển các công trình xây dựng
lắp đặt mới thì những nguy cơ về rủi ro gây tổn thất cho các công trình là rất lớn và
không lường trước được. Một khi rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất ảnh hưởng đến chất
lượng công trình, thời gian thi công và gây khó khăn về tài chính cho các chủ đầu tư
cũng như xã hội, cản trở quá trình phát triển kinh tế. Để khắc phục những thiệt hại
này thì một trong những biện pháp đó là tham gia bảo hiểm Xây dựng lắp đặt cho các
công trình trong qúa trình xây lắp. Bảo hiểm xây dựng – lắp đặt được coi là biện pháp
hiệu quả nhất và đang ngày càng trở nên cần thiết đặc biệt với những nước đang
trong công cuộc xây dựng như Việt Nam.
Trong thời gian thực tập ở Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô (PVI Đông Đô) – trực
thuộc Tổng công ty Bảo hiểm PVI, em đã thấy được sự cần thiết của Bảo hiểm Xây
dựng lắp đặt và những thành công của PVI trong khai thác nghiệp vụ BH xây dựng –
lắp đặt. PVI hiện đã là một trong những công ty đứng đầu thị trường Việt Nam vể thị
phần BH xây dựng – lắp đặt thế nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu
ảnh hưởng đến Việt Nam đã gây ảnh hưởng lớn đến việc khai thác. Để giữ vững được
vị trí của mình, PVI cần có biện pháp thật hiệu quả để duy trì tốc độ tăng doanh thu
và hiệu quả kinh doanh BH xây dựng – lắp đặt.Vì vậy em đã chọn đề tài: “Giải pháp
tăng cường khai thác nghiệp vụ BH xây dựng lắp đặt tại Tổng công ty Bảo hiểm PVI
Đông Đô trong thời kỳ khủng hoảng” nhằm đưa ra một số ý kiến góp phần duy trì vị
thế và bảo vệ những thành qủa của PVI trên thị trường BH xây dựng – lắp đặt hiện

nay.Kết cấu đề tài gồm có 3 chương ngoài phần mở đầu và kết luận:
Chương 1: Lý luận chung về Bảo hiểm Xây dựng lắp đặt
Chương 2: Thực trạng khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Xây dựng lắp đặt tại Tổng công
ty Bảo hiểm PVI Đông Đô
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Xây dựng
lắp đặt tại Tổng công ty bảo hiểm PVI Đông Đô
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo,
PGS.TS.Nguyễn Văn Định, các anh chị ở Phòng Tài sản – Kỹ thuật, Tổng công ty
Bảo hiểm PVI Đông Đô (PVI Đông Đô) để em có thể hoàn thành được chuyên đề
thực tập của mình. Trong quá trình hoàn thành chuyên đề, do thời gian và sự hiểu biết
còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong được sự
góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn để em có thể hoàn thiện bài viết của mình
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giải pháp tăng cường khai thác nghiệp vụ BH Xây dựng Lắp đặt tại Tổng công
ty Bảo hiểm PVI Đông Đô trong thời kỳ khủng hoảng
(PVI – Đông Đô)
Sinh viên thực hiện : Lê Anh Năm
Lớp : Kinh tế bảo hiểm 51B
Mã SV: CQ512177
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM
XÂY DỰNG – LẮP ĐẶT
1.1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của BH xây dựng lắp đặt
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BH xây dựng lắp đặt
Bảo hiểm kỹ thuật hiện nay đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của hoạt động
kinh tế, khoa học trên toàn thế giới, từ việc bảo hiểm cho các máy móc trong các xí

nghiệp sản xuất, các dụng cụ tinh vi trong y tế, trong các phòng thì nghiệm cho tới
việc bảo hiểm cho các công trình xây lắp khổng lồ, các công tá lắp máy bay, tàu biền
cỡ lớn và cho cả con tàu vũ trụ…công ty Munich Re, một công ty tái bảo hiểm đứng
đầu thế giới là một trong những công ty đã sáng lập và phổ biến rộng rãi những loại
hình bảo hiểm này cùng với các công ty bảo hiểm khác trên thị trường bảo hiểm bảo
hiểm London – trung tâm bảo hiểm thế giới
Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật. Từ khi ra đời, sự
phát triển của bảo hiểm kỹ thuật luôn gắn liền với sự phát triển của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật. So với các loại hình bảo hiểm khác thì bảo hiểm kỹ thuật ra đời
rất muộn. Đơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên trên thế giới mới chỉ được cấp năm 1859
cho Bảo hiểm nồi hơi. Nhưng cho đến nay, bảo hiểm kỹ thuật đã có mặt hầu hết
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trong các lĩnh vực của hoạt động kinh tế và xã hội trên toàn thế giới. Từ việc bảo
hiểm cho các máy móc sản xuất, các thiết bị dụng cụ tinh vi trong y tế, phòng thí
nghiệm cho tới việc bảo hiểm các công trình xây dựng lớn như các tòa nhà chọc trời,
sân bay bến cảng, tàu vũ trụ, nhà máy điện nguyên tử…
Và đơn bảo hiểm xây dựng lắp đặt còn ra đời muộn hơn nữa, đơn bảo hiểm mọi rủi
ro xây dựng(CAR) đầu tiên được cấp năm 1929 để đảm bảo cho việc xây dựng cầu
Lamberth bắc qua sông Thames và sau đó không bao lâu là đơn bảo hiểm mọi rủi ro
lắp đặt(EAR) ra đời. Tuy nhiên, cả hai đơn bảo hiểm này chỉ dành được vị trí quan
trọng trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ II và đi lên mạnh mẽ cùng công cuộc
phát triển sau đó của các nền kinh tế đang nổi lên sau chiến tranh
Ở Việt Nam, sau khi đất nước mở cửa (1986) và bắt đầu hội nhập với nền kinh tế
khu vực và thế giới. Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ở nước ta mới có những bước
phát triển rất đáng mừng từ hành lang pháp lý cho đến sự hoạt động của cung cầu
bảo hiểm trên thị trường. Ngày 20/10/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 177-CP
quy định về quản lý đầu tư. Điều 52 quy định rõ các chủ đầu tư phải mua bảo hiểm
công trình xây dựng lắp đặt, các tổ chức tư vấn xây lắp, nhà thầu xây lắp phải mua

bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các sản phẩm tư vấn, thiết bị vật tư nhà
xưởng phục vụ thi công, tai nạn lao động đối với người lao động, trách nhiệm dân sự
đối với người thứ ba trong quá trình thực hiện dự án. Nghị định 42/CP thay thế NĐ
77/CP, thông tư số 663/TC/ĐT – TCNH ngày 24/6/1996 về việc ban hành quy tắc và
biểu phí, phụ phí và khấu trừ bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng và lắp đặt đã được ban
hành. Đơn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt đầu tiên ở Việt Nam đã được cấp là đơn
bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt cho trạm thu phát vệ tinh mặt đất Láng Trung. Đây là
công trình liên doanh giữa hãng Teltra của Úc và tổng công ty Bưu chính viễn thông
Việt Nam. Và gần đây nhất là ngày 12/04/2004 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chính
thức ban hành Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC về việc ban hành quy tắc, biểu phí
bảo hiểm xây dựng, lắp đặt.
Trải qua hàng chục năm phát triển, cho đến nay Bảo hiểm Xây dựng Lắp đặt đã trở
thành một nghiệp vụ không thể thiếu của các công ty bảo hiểm trên toàn thế giới,
cũng như trở thành một phần của sự phát triển kinh tế, gắn bó với với bao sự đổi thay
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
của công nghệ, của các công trình xây lắp. Cho đến hiện nay, quá trình xây dựng và
lắp đặt đã có nhiều điểm mới, áp dụng các công nghệ mới và có thể có quy mô lớn
hơn rất nhiều so với thời gian trước đây. Để thích ứng và bắt kịp với điều đó, có
những quy tắc đã thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh, có những điều khoản bổ sung
mới trong các đơn bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Thế nhưng những nội dung cơ bản của
đơn Bảo hiểm Xây dựng Lắp đặt và mục đích của nó hướng đến là không thay đổi
1.1.2.Sự cần thiết khách quan của BH xây dựng lắp đặt
1.1.2.1.Đối với xã hội
Ngày nay, nhu cầu xây dựng và lắp đặt là một nhu cầu không thể thiếu đối với
sự phát triển của các nền kinh tế trên thế giới từ những quốc gia khó khăn lạc hậu
nhất đến những cường quốc lớn mạnh nhất thế giới.Và cùng với sự phát triển vượt
bậc của khoa học - kỹ thuật, giá trị và qui mô của các công trình không ngừng tăng
lên để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của xã hội.Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tiềm

ẩn những nguy cơ rủi ro rất lớn bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, các công trình xây dựng ngày nay sử dụng nhiều công nghệ hiện
đại, tự động hóa cũng như quy mô lớn hơn nên tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ rủi
ro, các vụ nổ vật lý, hóa học sẽ rất dễ xảy ra gây hậu quả nếu không có sự xem xét,
kiểm tra, thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi đưa vào sử dụng.
Thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp khiến các nền kinh tế phát triển ngày
càng cao nhưng cũng kéo theo việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng
tiêu cực đến khí hậu trái đất.Gần đây, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều thảm
họa thiên nhiên mà con người với khoa học kỹ thuật hiện đại cũng không thể sự kiểm
soát được gây hậu quả rất nghiêm trọng.Ngành xây dựng với đặc trưng là thực hiện
ngoài trời và trong thời gian dài là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất
của những rủi ro đó.
Thứ ba, nguy cơ về con người.Nguy cơ phá hoại hay lỗi điều hành hay bất kỳ
một sự vô ý bất cẩn nào cũng có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro thiệt hại cho các
công trình xây dựng.
Mỗi rủi ro xảy ra đối với các công trình xây dựng lắp đặt thường gây ra những
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thiệt hại rất lớn về tiền của, tính mạng hay là sức khỏe của rất nhiều con người và
thường có sức ảnh hưởng đến cả sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Trong các biện pháp đề phòng và khắc phục tổn thất đối với ngành xây dựng
– lắp đặt thì BH có thể xem là biện pháp hiệu quả nhất.Thông qua BH xây dựng – lắp
đặt, công tác đề phòng hạn chế tổn thất của các công trình có hiệu quả hơn nhờ sự
tham gia của các nhà BH.Đặc biệt, mọi rủi ro tổn thất xảy ra thuộc phạm vi BH đều
được công ty BH bồi thường kịp thời góp phần khắc phục tổn thất và nhanh chóng ổn
định sản xuất kinh doanh và từ đó góp phần đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội.
1.1.2.2.Đối với người được BH
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, mỗi đơn vị hay doanh nghiệp đều phải tự chủ
về mặt tài chính của mình, chủ động trong kinh doanh và những rủi ra xảy ra đối với

họ là rất lớn. Họ phải tính toán sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định
cùng với hiệu quả kinh doanh tốt nhất, vì vậy một trong những phương án mà họ tính
đến đó là tham gia bảo hiểm cho những công trình và tài sản của mình. Nếu tham gia
bảo hiểm trong trường hợp có rủi ro gây ra tổn thất thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
bồi thường chi trả để họ đảm bảo tiếp tục quá trình kinh doanh của mình.
Khi triển khai bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, người được bảo hiểm cùng với các ban
ngành, cơ quan chức năng, các doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp tiến hành công
tác đề phòng hạn chế rủi ro nhằm ngăn chặn những hậu quả, tổn thất mà các rủi ro có
thể gây ra đối với tài sản, con người. Vì vậy khi tiến hành bảo hiểm nhà bảo hiểm sẽ
phải thực hiện công tác đánh giá rủi ro cũng như đưa ra các phương án đề phòng hạn
chế tổn thất của đối tượng bảo hiểm. Từ đó nhà bảo hiểm cùng với các bên liên quan
sẽ đưa ra các biện pháp cần thiết phối hợp nhằm đề phòng và hạn chế những rủi ro
gây tổn thất cho các công trình, tài sản được bảo hiểm.
Ngày nay các dự án công trình xây dựng lắp đặt được đầu tư với một số vốn lớn của
chủ đần tư và các nhà hỗ trợ tài chính. Để đảm bảo cho số vốn mà họ đã đầu tư khi
đầu tư vào những công trình với số vốn lớn này thì các nhà đầu tư phải xem xét đánh
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
giá rất kĩ lưỡng đến năng lực của các chủ đầu tư, các bước thực hiện dự án, các biện
pháp đề phòng hạn chế tổn thất… Để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, tham gia
bảo hiểm cho các dự án công trình là một trong những biện pháp bảo đảm an tòan
hàng đầu trong quá trình thực hiện các công trình, dự án. Đóng góp một sự đảm bảo
làm cho các chủ đầu tư yên tâm về nguồn vốn mà mình đã đầu tư.
1.1.3. Vai trò của BH XD – LĐ
- Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo các khoản đầu tư cho các nhà đầu tư
xây dựng các công trình lớn
Một nhà kinh tế học đã viết : “ Không phải các kiến trúc sư mà là các nhà bảo hiểm
đã xây dựng nên New York, chính là vì không một nhà đầu tư nào dám mạo hiểm
hàng tỷ đô la cần thiết để xây dựng toà nhà chọc trời ở Manhattan mà lại không đảm

bảo được bồi thường nếu hỏa hoạn hoặc sai phạm về xây dựng xảy ra. Chỉ có các nhà
bảo hiểm mới dám đảm bảo điều đó nhờ cơ chế bảo hiểm”. – Jerome Yeatman. Quả
đúng như vậy, điều này đúng với hầu hết các loại đầu tư và đã nói lên tầm quan trọng
của BH trong các hoạt động đầu tư.
Cụ thể hơn trong hoạt động đầu tư xây dựng lắp đặt. Những công trình xây dựng lắp
đặt lại là những công trình có giá trị cao, những tòa nhà chọc trời cao hàng trăm mét
hay những công trình xây lắp các nhà máy, xí nghiệp trị giá hàng tỷ đô. Nếu không
có một sự đảm bảo nào cho khối tài sản này, sẽ không có một nhà đầu tư nào giám bỏ
vốn ra để xây dựng những công trình như thế. Và nghiệp vụ BH XDLĐ đã làm được
sự đảm bảo đó cho các khoản đầu tư.
- Nghiệp vụ BH XDLĐ cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác là một bộ phần
của ngành bảo hiểm, góp phần huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội
Hoạt động của nghiệp vụ BH XDLĐ cũng là hoạt động thu phí bảo hiểm trước khi rủi
ro và sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Do vậy nguồn phí được thu
vào trước đó có thể được huy động trở thành vốn đầu tư cho các công ty bảo hiểm
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đầu tư vào các hạng mục khác. Đây cũng là một cách để thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội.
- Góp phần ổn định và tăng thu ngân sách đồng thời thúc đẩy mối quan hệ kinh
tế đối ngoại giữa các nước
Nhờ có sự đảm bảo của BH XDLĐ mà các công trình có thể được xây dựng và thi
công một cách ổn định, đồng thời từ đó có thể tăng số lượng việc làm, giảm lượng trợ
cấp xã hội và cũng tăng mức thuế cho nhà nước qua việc các hoạt động đầu tư xây
dựng được liên tục và không bị gián đoạn. Nghiệp vụ BH XDLĐ cũng làm tăng khả
năng hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Từ đó có thể thúc đẩy mối
quan hệ kinh tế đối ngoại
1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt

1.2.1 Người được bảo hiểm
Trong bảo hiểm mọi rủi ro Xây dựng Lắp đặt. Người được bảo hiểm có thể bao gồm:
Chủ đầu tư (Principal): là người chủ của công trình .
Nhà thầu: Người ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư, thông thường được gọi là
Nhà thầu chính.
Các nhà thầu phụ: là các bên không ký kết hợp động trực tiếp với Chủ đầu tư chính
mà họ chỉ ký kết hợp đồng làm thuê với Nhà thầu chính.
Có thể có cả trường hợp một số nhà thầu phụ khác ký kết hợp đồng trực tiếp với các
nhà thầu phụ mà có hợp đồng làm thuê với Nhà thầu chính của công trình được bảo
hiểm (Nhà thầu phụ cả nhà thầu phụ).
- Quy tắc BH Xây dựng Lắp đặt không bảo hiểm cho trách nhiệmn nghề nghiệp của
các kiến trúc sư, kỹ sư, cố vấn chuyên môn (ví dụ: trách nhiệm của họ khi thiết kế,
tính toán dự toán, kết cấu,…) mặc dù những người này cũng được liệt kê trong danh
sách NĐBH. Do đó, trong trường hợp NĐBH vừa làm tư vấn thiết kế, vừa thực hiện
các công việc xây dựng, cần ghi rõ trong hợp đồng, chỉ bảo hiểm cho phần việc xây
dựng, không bảo hiểm cho các trách nhiệm dân sự phát sinh.
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Người đứng ra mua bảo hiểm và ký kết hợp đồng bảo hiểm cho toàn bộ công trình
là Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu chính
1.2.2 Đối tượng và phạm vi BH
1.2.2.1 Đối tượng của BH
Đối tượng của BH Xây dựng Lắp đặt bao gồm 2 phần là phần thiệt hại vật chất
và phần Trách nhiệm đối với bên thứ ba
Phần I – Thiệt hại vật chất
Có thể nói một cách tổng quát rằng đối tượng bảo hiểm của BH Xây dựng Lắp đặt
bao gồm tất cả các công trình xây lắp dân dụng, công trình công nghiệp… Nói chung
là các công trình có sử dụng xi măng, bê tông, và các công trình có giá trị thiết bị lắp
đặt dễ chịu tác động, tổn thất và tổn thất lớn của các tác nhân bên ngoài như động đất,

bão, lốc, lũ lụt, sét đánh… Các công trình xây dựng sẽ có bao gồm cả hạng mục lắp
đặt nhưng thông thường , các công trình có giá trị bảo hiểm của phần xây dựng lớn
hơn 50% tổng giá trị hạng mục công trình thông thường được bảo hiểm theo Quy tắc
BHXD (CAR) , các công trình có giá trị bảo hiểm của phần lắp đặt lớn hơn 50% tổng
giá trị công trình thì sử dụng Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt (EAR) .
- Các hạng mục chủ yếu được bảo hiểm sẽ bao gồm:
a. Giá trị thi công xây dựng/lắp đặt
Giá trị thi công xây dựng/lắp đặt bao gồm giá trị của tất cả các hạng mục công trình
xây dựng, các máy móc, các dây chuyền đồng bộ trong một xí nghiệp hay trong khi
tiến hành lắp đặt các máy móc, thiết bị do chủ thầu tiến hành (kể cả các nhà thầu phụ)
theo hợp đồng ký kết giữa chủ thầu và chủ đầu tư.
Để tránh việc tranh chấp sau này có thể xảy ra (khi có tổn thất thuộc trách nhiệm của
đơn bảo hiểm) thì CBKD cần yêu cầu NĐBH kê khai rõ giá trị của từng hạng mục
công trình trong GCNBH, hoặc Phụ lục bóc tách từng giá trị từng hạng mục công
trình kèm theo Hợp đồng bảo hiểm.
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nếu muốn loại trừ một công việc nào đó, thì trong Hợp đồng bảo hiểm cần áp dụng
Điều khoản bổ sung ghi rõ loại trừ này. Ví dụ: không bảo hiểm việc chạy thử các
máy móc thiết bị đã qua sử dụng sau khi lắp đặt xong.
b. Các trang thiết bị và công trình tạm thời.
Đây là các trang thiết bị dùng trong quá trình xây dựng và lắp đặt. Các trang thiết bị
này được sử dụng nhiều lần cho nhiều công trình khác nhau. Chỉ một phần giá trị hao
mòn của các trang thiết bị đó được tính vào giá trị của công trình. Ví dụ: Các loại
công cụ, đồ nghề, lán trại tạm thời, trụ sở tạm thời, nhà kho, xưởng, giàn giáo, cốp
pha, thùng chứa bê tông, hệ thống băng tải, rào chắn, cáp điện, môtơ điện…
Các trang thiết bị này, nếu yêu cầu bảo hiểm, thì cần có danh sách cụ thể kèm theo
Hợp đồng bảo hiểm.
c. Máy móc phục vụ trong quá trình xây dựng lắp đặt

Đây là các loại máy móc dùng trong quá trình xây dựng và lắp đặt bao gồm các loại
máy móc có động cơ tự hành (phân biệt với các máy thuộc trang thiết bị xây dựng đã
nêu ở trên), Ví dụ: các loại máy san ủi đất, các loại cầu, các loại phương tiện vận
chuyển dù các phương tiện đó thuộc thẩm quyền sở hữu của Người được bảo hiểm
hay do họ đi thuê. Cần chủ ý đây là các phương tiện vận chuyển chỉ sử dụng trên
công trường, không được phép lưu hành trên đường công lộ.
Khi bảo hiểm máy móc xây dựng và lắp đặt, cần thiết phải có danh sách các máy móc
kèm theo.
d. Tài sản có sẵn trên và xung quanh công trường.
Đối với các loại tài sản này, cần phân biệt hai loại khác nhau:
 Tài sản trong và xung quanh khu vực công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, chăm
sóc, trông coi của Người được bảo hiểm. Loại tài sản này được bảo hiểm theo Quy
tắc BH Xây dựng Lắp đặt bằng việc cấp Sửa đổi bổ sung. Khi tiến hành bảo hiểm,
Người được bảo hiểm phải kê khai cụ thể giá trị trong phục lục của Hợp đồng bảo
hiểm. Trong BH Xây dựng, Điều khoản bổ sung (ĐKBS) MR119 “Tài sản có sẵn của
chủ đầu tư hoặc thuộc quyền sở hữu, trông coi, kiểm soát của Người được bảo hiểm”
sẽ được áp dụng cho việc bảo hiểm các tài sản này. Phí bảo hiểm sẽ đưựoc tính theo
tỷ lệ phí của phần thi công xây dựng. Đơn vị lưu ý liên quan đến việc bảo hiểm cho
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
loại tài sản này không áp dụng ĐKBS MR 105 “ cam kết lien quan đến cấu trúc có
sẵn và/hoặc các tài sản xung quanh”.
 Loại tài sản nằm trong và xung quanh khu vực công trường nhưng thuộc quyền sở
hữu của bên thứ ba. Loại tài sản này được bảo hiểm theo phần II của Quy tắc BH Xây
dựng và Lắp đặt – Trách nhiệm đối với người thứ ba.
e. Chi phí dọn dẹp hiện trường khi có tổn thất.
Bao gồm các chi phí phát sinh do phải di chuyển,, dọn dẹp các chất phế thải xây
dựng, đất đá do sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm gây ra trên khu vực công trường
nhằm mục đích làm sạch để có thể tiếp tục thi công công trình. Khoản chi phí này chỉ

được bảo hiểm khi Người được bảo hiểm kê khai và yêu cầu bảo hiểm. Ví dụ: Khi
xây dựng đường sá, do mưa lũ làm sụt đường. Các chi phí để khôi phục lại đoạn
đường sụt lở đó do Người bảo hiểm gánh chịu, nhưng chi phí để di chuyển đất đá sụt
lở do tổn thất gây ra để có thể tiếp tục làm lại quãng đường sẽ được bồi thường nếu
khoản chi phí này được kê khai trong Hợp đồng bảo hiểm và thuộc phạm vi bảo hiểm
g. Chi phí tham gia
Bao gồm các chi phí phát sinh trong trường hợp xảy ra tổn thất trả cho các tổ chức
chuyên nghiệp (cụ thể như: Kiến trúc sư, Giám Định Viên, Tư vấn…) để thực hiện
các công tác ước lượng, lập hồ sơ, định lượng, lập danh mục các hạng mục được bảo
hiểm, mở thầu và kiểm soát cần thiết trong quá trình khôi phục các hạng mục đó sau
khi bị thiệt hại hoặc tồn tại đối với các hạng mục được bảo hiểm do rủi ro được bảo
hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm này. Khoản chi phí này chỉ được bảo hiểm khi Người
được bảo hiểm kê khai và yêu cầu bảo hiểm trong GYCBH và được thể hiện trong
Hợp đồng bảo hiểm dưới dạng Sửa đổi bổ sung
Phần II – Trách nhiệm đối với bên thứ ba.
Đây là phần II của Quy tắc bảo hiểm, một trong hai phần chủ yếu của Quy tắc BH
Xây dựng Lắp đặt, bồi thường cho trách nhiệm theo luật định mà NĐBH phải gánh
chịu do gây tổn thất trực tiếp đối với người và/hoặc tài sản của bên thứ ba trong quá
trình xây dựng (lắp đặt) các hạng mục được bảo hiểm theo phần I (Thiệt hại vật chất)
và xảy ra trong thời hạn bảo hiểm.
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lưu ý: Các tổn thất gây ra cho công nhân hay người làm thuê của NĐBH không
thuộc trách nhiệm bồi thường của quy tắc bảo hiểm này. Thông thường, các đối
tượng này được bảo hiểm bằng Quy tắc bảo hiểm Bồi thường cho người lao động
và/hoặc Trách nhiệm của người chủ sử dụng lao động.
1.2.2.2 Phạm vi bảo hiểm
a. Các rủi ro chính thuộc phạm vi bảo hiểm
Với đối tượng là những công trình xây lắp và các máy móc phục vụ cho việc thi công

công trình như trên, phạm vi Bảo hiểm của Bảo hiểm Xây dựng lắp đặt sẽ sử dụng
Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng bảo hiểm hoặc Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro
lắp đặt. Các rủi ro chính được bảo hiểm sẽ bao gồm:
- Nhóm rủi ro
thiên tai
 Ðộng ðất, sóng thần, gió bão, gió xoáy, lốc
 Mýa lớn, lũ, ngập lụt
 Sét ðánh, cháy do sét, do hoạt ðộng của núi lửa
 Ðất ðá lún, sụt lở
Rủi ro gây ra
bởi con ngýời
trên công
trýờng
 Thiếu kinh nghiệm, kỹ nãng, bất cẩn
 Trộm cắp, hành ðộng ác ý, phá hoại
 Vận chuyển nguyên vật liệu
 Lỗi thiết kế, lỗi vận hành
- Phạm vi bảo hiểm của Quy tắc bảo hiểm này còn bao gồm cả những tốn thất đối với
nguyên vật liệu xây dựng, các trang thiết bị lắp đặt trong khi vận chuyển trên khu vực
công trường hay khi lắp đặt
b. Các điểm loại trừ chung cho cả BH Xây dựng và Lắp đặt
• Những rủi ro loại trừ chung cho cả phần BH vật chất và trách nhiệm:
- Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài (dù tuyên chiến hay
không tuyên chiến), nội chiến, bạo loạn, cách mạng, khởi nghĩa, binh biến, khủng bố,
nổi loạn, đình công, bãi công, bế xưởng, bạo động có thể dẫn đến nổi dậy cũ trang
hoặc giành chính quyền;
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hay ô nhiễm phóng xạ;

- Hành động cố ý hay cố tình sơ suất của Người được bảo hiểm hay đại diện của họ;
- Ngừng công việc dù là toàn bộ hay một phần
• Các loại trừ áp dụng cho phần thiệt hại vật chất:
PVI sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường đối với :
- Mức miễn thường quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải tự
chịu mức khấu trừ này trong mỗi sự kiện bảo hiểm;
- Tất cả các loại tổn thất có tính chất hậu quả, bao gồm tiền phạt, tổn thất do chậm trễ,
do không đảm bảo công việc, thiệt hại hợp đồng;
- Những tổn thất do thiết kế sai;
- Các hiện tượng ăn mòn, mài mòn, ô xy hóa,
- Mất mát hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê;
Những loại trừ áp dụng riêng cho phần II, trách nhiệm đối với người thứ ba:
- Mức miễn thường quy định trong Hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm tự chịu
mức khấu trừ này trong mỗi sự kiện bảo hiểm;
- Chi phí phát sinh trong việc chế tạo, làm lại, nâng cấp, sửa chữa hay thay thế các
hạng mục được bảo hiểm hoặc có thể được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm;
- Trách nhiệm là hậu quả của:
a) Các thương vong, ốm đau gây ra cho người làm thuê hay công nhân của nhà thầu hay
của chủ công trình hoặc của bất kì doanh nghiệp nào khác có liên quan đến công trình
được bảo hiểm hay gây ra cho thành viên trong gia đình họ;
b) Tổn thất gây ra đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hay quyền quản lý, chăm nom, coi
sóc hay kiểm soát của nhà thầu, của chủ công trình hay của bất kỳ doanh nghiệp nào
khác có liên quan đến công trình được bảo hiểm toàn bộ hay một phần theo thỏa
thuận trong hợp đồng bảo hiểm hay của người làm thuê hoặc công nhân của một
trong những người nói trên;
c) Tai nạn gây ra bởi xe cơ giới được phép lưu hành trên đường công cộng hay bởi
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

phương tiện vận tải thủy hay máy bay;
d) Bất kỳ thỏa thuận nào của Người được bảo hiểm về việc trả một khoản tiền dưới hình
thức đền bù hay dưới hình thức khác, trừ khi trách nhiệm đó thuộc trách nhiệm bồi
thường của Bảo hiểm PVI theo hợp đồng bảo hiểm.
1.2.3 Địa điểm công trình
Cách xác định địa điểm công trình phải rõ ràng. Thông thường địa điểm công trình
được ghi rõ trong GCNBH/GYCBH. Trong trường hợp xây dựng các ngôi nhà hay
công trình trong một địa điểm cố định thì vấn đề xác định địa điểm công trình tương
đối đơn giản.
Thông thường các công trình áp dụng Quy tắc BHLD sẽ có địa điểm lắp đặt cố định
và ít trải dài hơn các công trình sử dụng Quy tắc BHXD vì phần lớn các công trình
lắp đặt được tập trung và ít thay đổi . Trong khi đó, các công trình sử dụng Quy tắc
BHXD sẽ có nhiều trường hợp phải bảo hiểm trên một phạm vi rộng như đường xá,
cầu cống… vì địa điểm công trình có thể trải dài theo tiến độ của một con đường…
công trường là suốt chiều dài của quãng đường với công trình phụ trợ suốt dọc hai
bên đường và các địa điểm khai thác đất đá để làm đường. Trong trường hợp xây
dựng các công trình như đập, cầu cống, nhà kho lớn thì công trường sẽ bao gồm cả
các con đường thi công tạm thời để ra, vào nơi đó. Đây là điểm cần lưu ý, và cần xem
xét đánh giá khi cung cấp đơn BHXD loại này. Các loại công trình có địa điểm trải
dài sẽ có rủi ro tồn tích là nhỏ hơn vì nếu thiệt hại xảy ra sẽ chỉ ở từng đoạn đường,
từng tiến độ thi công, thế nhưng lưu ý ở các địa điểm khác nhau thì công tác đánh giá
rủi ro cũng sẽ khác nhau.
1.2.4 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
Trong BH Xây dựng Lắp đặt, giá trị bảo hiểm là vấn đề quan trọng và rất phức tạp.
Xác định được chính xác giá trị bảo hiểm sẽ giúp cho cả Người bảo hiểm và Người
được bảo hiểm tránh được các tranh chấp không cần thiết khi có tổn thất xảy ra. Giá
trị tài sản không bao gồm 10% VAT. Các giá trị phải được xác định trong BHXD bao
gồm:
- Giá trị bảo hiểm của phần công tác thi công xây dựng/ thiết bị lắp đặt. Người
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B

17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
được bảo hiểm có thể căn cứ vào một trong các phương pháp sau đây làm cơ sở xác
định giá trị bảo hiểm:
a) Tổng giá trị khôi phục của công trình, nghĩa là giá trị khôi phục lại công trình trong
trường hợp có tổn thất xảy ra. Phải dự toán được mức tăng của các chi phí về nguyên
liệu, lương công nhân tăng do biến động giá cả…những thay đổi đó sẽ tác động vào
giá công trình.
b) Giá trị bằng hoặc nhỏ hơn tổn thất lớn nhất có thể xảy ra.
c) Giá trị dự toán của công trình theo hợp đồng xây dựng/ lắp đặt, thông thường căn cứ
trên giá trị ghi trong hợp đồng xây dựng/ lắp đặt làm giá trị bảo hiểm. Khi kết thúc
công trình, giá trị này sẽ được điều chỉnh theo thực tế, lúc đó phí bảo hiểm cũng được
điều chỉnh cho phù hợp.
d) Trong thời gian thi công, nếu có sự thay đổi lớn về giá cả dẫn tới việc giá trị bảo
hiểm thay đổi thì Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Người được bảo
hiểm biết, giá trị bảo hiểm sẽ được điều chỉnh ngay, không cần chờ đến khi công
trình hoàn thành.
- Giá trị bảo hiểm của máy móc phục vụ xây dựng lắp đặt
- Giá trị bảo hiểm với chi phí dọn dẹp hiện trường
- Giá trị bảo hiểm của tài sản trên và xung quanh công trường
- Trách nhiệm của người thứ ba
1.2.5 Phí BH
Phí BH của một công trình xây dựng bao gồm hai phần chính đó là phí BH
tiêu chuẩn và phụ phí mở rộng.
1.2.5.1. Phí BH tiêu chuẩn
Phí BH tiêu chuẩn là phí BH tính cho các rủi ro tiêu chuẩn theo đơn BH của Munich
Re đang được áp dụng tại Việt Nam.Phí BH tiêu chuẩn bao gồm ba phần chính là phí
cơ bản tối thiểu, phụ phí rủi ro lũ lụt và phụ phí rủi ro động đất.
Phụ phí cơ bản tối thiểu: là mức phí tối thiểu cho một công trình xây dựng, được
tính bằng tỷ lệ phần nghìn của số tiền BH.

Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Phụ phí rủi ro lũ lụt: Mức phụ phí này trong một năm tính sẽ căn cứ vào tính chất
của từng loại công trình chịu tác động của rủi ro lũ lụt.Tỷ lệ phí BH được xác định
bằng phần nghìn trên số tiền BH và tùy thuộc vào thời gian thi công cũng như địa
điểm thi công.
Phụ phí rủi ro động đất: là mức phụ phí được tính cho từng loại công trình, phụ
thuộc vào độ nhạy cảm của công trình với rủi ro động đất.Độ nhạy cảm với rủi ro
động đất của công trình được chia làm 5 loại: C,D,E,F và G trong đó công trình loại
C có độ nhạy cảm với rủi ro động đất thấp nhất.Tỷ lệ phí động đất được tính bằng
phần nghìn/năm.Nếu công trình xây dựng có thời gian trên hoặc dưới một năm được
tính như sau:
Phụ phí ðộng ðất
(trong thời gian
xây dựng)
=
Phí
cho
1
nãm
×
Thời hạn
BH(tháng)
12 tháng
1.2.5.2. Phụ phí mở rộng
Đây là phần phí BH xác định cho phần trang thiết bị xây dựng, máy móc xây
dựng, tài sản có sẵn trên và xung quanh khu vực công trường, trách nhiệm pháp lý
đối với bên thứ ba.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY

DỰNG – LẮP ĐẶT TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM PVI ĐÔNG ĐÔ
2.1.Tổng quan về Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô
2.1.1. Sự ra đời và phát triển
Công ty bảo hiểm PVI Đông Đô là thành viên của Tổng công ty bảo hiểm PVI
thuộc tập đoàn Dầu Khí Vỉệt Nam. Trước năm 2011, Công ty bảo hiểm PVI Đông Đô
mang tên công bảo hiểm dầu khí Đông Đô là thành viên của Tổng công ty bảo hiểm
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
dầu khí Việt Nam. Cùng với việc thông qua chiến lược kinh doanh và Đại hội cổ
đông lần thứ nhất của Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam ngày 8/2/2007 đã
thông qua việc thành lập thêm các công ty thành viên, trong đó có PVI Đông Đô
(ngoài ra còn có PVI Bình Dương, PVI Sài Gòn).
PVI Đông Đô được thành lập chính thức vào ngày 25/7/2007.
Địa chỉ : 402 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng.
Tel: 84 49725300
Fax: 84 4 9725300
Và từ hiện tại, Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô đang hoạt động địa điểm mới
tại:
Địa chỉ: Tầng 7&8, tòa nhà P-Tower, 52 Bà Triệu, Hoàng Kiếm, Hà Nội
Tel: 84 3972 5875/76/77
Fax: 84 4 9725300
Từ khi thành lập, dựa trên sự lớn mạnh của Tổng công ty, hoạt động kinh doanh
của PVI đã nhanh chóng đi vào quỹ đạo, thực hiện các mục tiêu, chính sách của tổng
công ty đề ra.
Là thành viên của Tổng công ty bảo hiểm PVI, với năng lực tài chính vững chắc
cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, PVI Đông Đô đã hoàn thành các công
trình dự án của Tổng công ty. Đặc biệt, PVI đã chiếm được niềm tin của khách hàng
và hoàn toàn xứng đáng với niềm tin ấy khi cung cấp các sản phẩm bảo hiểm chất
lượng tốt, độ an toàn cao cùng các mức chi phí cạnh tranh. Cùng với Tổng công ty,

PVI Đông Đô thực hiện bảo hiểm cho rất nhiều dự án cũng như công ty lớn như: thực
hiện bảo hiểm cho Tổng công ty hàng không Việt Nam (2013) , Tổng công ty quản lý
bay, Xi măng Đồng Bành, Xi măng Bỉm Sơn, dự án tàu điện ngầm Metro 1 cùng
mối quan hệ hợp tác với nhiều đầu mối khác như Ban QLDA 1, Sở GTVT Ninh
Bình, Môi giới Á Đông, Môi giới Nam Á… Cùng với các hoạt động trên, PVI ngày
càng đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường
liên kết với những nhà bảo hiểm, môi giới tái bảo hiểm hàng đầu thế giới, tổ chức hội
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thảo khách hàng nhằm thu xếp chương trình bảo hiểm và đảm bảo việc thu hồi bồi
thường từ thị trường một cách nhanh chóng và thỏa đáng.
Với đường lối chỉ đạo của Tổng công ty, PVI Đông Đô cam kết luôn phối hợp
cùng với nhà giám định trong nước và quốc tế để kịp thời xác định nguyên nhân tổn
thất, tiến hành bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng cho khách hàng khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm.
Xác định rõ về vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nên PVI Đông Đô không ngừng
mở các lớp bồi dưỡng cho nhân niên về kiến thức, nghiệp vụ cũng như các kỹ năng
sử dụng các phần mềm hỗ trợ.
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy tổ chức quản lý của PVI Đông Đô được chia làm 2 khối là khối quản lý và
khối kinh doanh đều nằm dưới sự điều hành của ban Tổng giám đốc. Chủ yếu tập
trung vào mảng kinh doanh và khai thác khi toàn công ty có 15 phòng ban, trong đó
có tới 11 phòng kinh doanh và chỉ 4 phòng ban thuộc khối quản lý.
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA PVI ĐÔNG ĐÔ
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khối kinh doanh là lưc lượng chủ chốt của công ty khi đóng vai trò khai thác và kinh
doanh mang lại doanh thu. Với vai trò quan trọng như vậy, các phòng kinh doanh lại

được phân chia trực tiếp cho các thành viên trong ban Tổng giám đốc, cụ thể là các
Phó tổng giám đốc quản lý và giám sát nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Dưới đây là sơ
đồ tổ chức khối phòng kinh doanh trong PVI Đông Đô năm 2013 với ban Tổng giám
đốc hiện tại:
TỔ CHỨC BỘ MÁY KHỐI CÁC PHÒNG KINH DOANH CỦA PVI ĐÔNG
ĐÔ
Trong đó, các khối phòng kinh doanh đã được giao những chỉ tiêu kinh doanh cụ thể
trong từng năm. Các phó giám đốc sẽ chịu trách nhiệm giám sát và đôn đốc các
phòng ban trong khối kinh doanh của họ nhằm đạt chỉ tiêu đã đề ra. Cụ thể như năm
2013, khối của PGĐ Đặng Văn Lanh sẽ có kế hoạch kinh doanh là 29 tỷ đồng, của
PGĐ Trần Kim Khánh là 97 tỷ đồng và của PGĐ Nguyễn Anh Đức sẽ là 46 tỷ đồng
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngoài việc phân theo các khối phòng kinh doanh mà các PGĐ sẽ phải chịu trách
nhiệm, các phòng kinh doanh còn được chia theo khối dự án và khối bán lẻ. Trong đó
khối dự án sẽ bao gồm phòng Hàng hải, Tài sản kỹ thuật và phòng Kinh doanh 3. Các
phòng này sẽ phụ trách về các mảng dự án lớn như đấu thầu, đồng thời hỗ trợ nghiệp
vụ cho các phòng kinh doanh khác. Các phòng kinh doanh còn lại sẽ thuộc khối bán
lẻ phụ trách khai thác các dự án nhỏ và bán lẻ.
2.1.3. Kết quả kinh doanh của PVI Đông Đô trong những năm gần đây
- Doanh thu phí bảo hiểm gốc:
Bảng 1: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của 1 số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ trên địa bàn Hà Nội năm 2012
ST
T
Doanh nghiệp
bảo hiểm
Doanh thu
(đơn vị: tỷ đồng)

Kế hoạch
(đơn vị: tỷ đồng)
% Hoàn thành
kế hoạch 2012
1 BV Hà Nội 528 555 95%
2 BV Đông Đô 180 184 98%
3 BM Hà Nội 91 100 91%
4 BM Thăng Long 60 77 78%
5 BM Đông Đô 40 45 89%
6 PTI Thăng Long 200 230 87%
7 PTI Hà Nội 50 70 71%
8 PTI Thủ Đô 40 41 98%
9 PVI Hà Nội 139 150 93%
10 PVI Thăng Long 115 110 104%
11 PVI Đông Đô 158 130 121%
(Nguồn: PVI Đông Đô)
Qua bảng Doanh thu phí bảo hiểm gốc của 1 số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
trên địa bàn Hà Nội ở trên . Ta nhận thấy năm 2012 là một năm khó khăn đối với các
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
doanh nghiệp bảo hiểm , thậm chí ngay cả ở trên địa bàn Hà Nội, một thị trường
được xem là khá màu mỡ khi tập trung nhiều cá nhân và tổ chức cũng như nhiều
công trình có thể tham gia bảo hiểm thì khả năng hoàn thành kế hoạch đã đề ra từ
trước đó đều rất khó khăn. Trên 11 công ty bảo hiểm được liệt kê trong bảng trên thì
chỉ có duy nhất 2 công ty bảo hiểm là thành viên của PVI đã đạt và vượt chỉ tiêu là
PVI Thăng Long và PVI Đông Đô. Đây là một thành công của toàn hệ thống PVI nói
chung và PVI Đông Đô nói riêng . Xét về doanh thu thực tế năm 2012 của các công
ty BH phi nhân thọ lớn trên địa bàn Hà Nội thì PVI Đông Đô đang đứng thứ 3 với
doanh thu 158 tỷ, chỉ kém 1 công ty rất giàu truyền thống và kinh nghiệm đó là Bảo

Việt Hà Nội và Bảo Việt Đông Đô. Có thể nói năm 2012 là một năm đột biến và
thành công của PVI Đông Đô
(nguồn: PVI Đông Đô)
Biểu đồ 1: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của PVI Đông Đô (2007-2012)
Qua biểu đồ doanh thu phí bảo hiểm gốc của PVI Đông Đô từ năm 2007 đến nay, ta
có thể dễ dàng nhận thấy được sự sụt giảm đáng kể doanh thu vào giai đoạn 2009
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
-2010 khi nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng. Cụ
thể, từ năm 2007 đến năm 2009, công ty vẫn đạt được đà tăng doanh thu do tiếp tục
mở rộng quy mô và mạng lưới khai thác. Nhưng đến giai đoạn năm 2009-2010, tổng
doanh thu phí năm 2010 đã giảm xuống từ 80,02 tỷ đồng xuống còn 74,428 tỷ đồng,
tức giảm gần 7%. Và giai đoạn 2011 doanh thu đã tăng nhẹ lên 85.920 tỷ đồng tương
ứng với 15,4% so với năm 2010. Cho đến năm 2012 là một năm đột biến của Tổng
công ty PVI Đông Đô khi mức doanh thu phí bảo hiểm gốc đã vượt kế hoạch định ra
đạt tới 157,7 tỷ đồng.
Bảng 2 – So sánh tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm gốc giữa PVI Đông Đô và
toàn hệ thống PVI
(Đơn vị: Tỷ đồng)
2007 2008 2009 2010 2011 2012 CAGR
Doanh thu
PVI
Tăng trưởng
1.650 2.021
22,4%
2.770
37,1%
3.512
26,8%

4.241
20,7%
4.890
15,3% 24,5%
Doanh thu
PVI Đông Đô
Tăng trưởng
15,842 58,67
327,0%
80,020
36,4%
74,428
-6,9%
85,920
15,5%
157,771
83,63%
79.73%
(Nguồn: PVI Đông Đô)
Qua bảng so sánh doanh thu phí bảo hiểm gốc của Tổng công ty bảo hiểm PVI và của
PVI Đông Đô. Ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng trung bình của PVI Đông Đô lớn
hơn rất nhiều so với Tổng Công ty. Mức tăng trưởng trung bình của 5 năm từ năm
2007 (khi công ty bắt đầu được thành lập) đến năm 2012 là 79,73% trong khi của
Tổng công ty Bảo hiểm PVI chỉ là 24.5%. Điều này là 1 phần kết quả của sự mở rộng
quy mô hoạt động của công ty khi mới bắt đầu được thành lập và có sự hỗ trợ rất lớn
từ công ty mẹ. Chỉ tính riêng mức tăng trưởng giữa năm 2007 và năm 2008 đã đạt tới
270%, tăng mức doanh thu từ 15,842 tỷ đồng lên tới 58,673 tỷ đồng do quy mô của
công ty PVI Đông Đô được mở rộng mạnh mẽ đồng thời giai đoạn này cũng là giai
đoạn chưa bước vào suy thoái, hoạt động khai thác bảo hiểm ở giai đoạn này còn khá
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B

25
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
dễ dàng. Giai đoạn năm 2009 cũng đạt tăng trưởng tới 36,4% gần tương ứng với mức
tăng trưởng 37,1% của Tổng công ty PVI.
Tuy nhiên sự phát triển chưa bền vững của PVI Đông Đô đã được nhìn thấy ở năm
2010, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã bắt đầu tác động đến thị
trường. Mức doanh thu phí bảo hiểm gốc năm của PVI Đông Đô chỉ đạt 74,428 tỷ
đồng so với năm 2009 là 80,020 tỷ đồng, giảm so với năm 2009 là -6,9% . Cùng thời
điểm đó năm 2010 Tổng công ty vẫn đạt mức tăng trưởng tới 26,8%. PVI Đông Đô
vẫn là một công ty trẻ mới hoạt động được 2 năm, vẫn chưa đủ kinh nghiệm để kịp
thích ứng và thay đổi khi thị trường thay đổi. Vì vậy nên khi thị trường trở nên khó
khai thác hơn và cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm cũng khốc liệt hơn, doanh thu
phí bảo hiểm gốc của PVI Đông Đô năm 2010 đã bị giảm sút. Đến năm 2011, mức
tăng trưởng doanh thu phí của PVI Đông Đô đã đạt được là 15,5% , mức tổng doanh
thu phí bảo hiểm gốc là 85,92 tỷ đồng.
Cho đến năm 2012 tức là năm vừa qua, đây là một năm được coi là khởi sắc và thành
công của toàn thể công ty PVI Đông Đô. Nhờ sự thay đổi và thích ứng cũng như đề
ra các chiến lược đúng đắn của cho công ty, mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm
gốc năm 2012 so với năm 2011 đạt tới 157,771 tỷ đồng, tăng 83,63%
-Kết quả kinh doanh đối với từng nghiệp vụ (2010 – 2012)
Bảng 3: Doanh thu phí bảo hiểm từng nghiệp vụ giai đoạn 2010-2012 của PVI
Đông Đô (Đơn vị: tỷ đồng)
Nghiệp vụ 2010 2011 2012
Thân tàu 2,814 2,407 1,447
P&I 7,604 6,906 -508
Hàng hóa 1,282 1,255 2,139
Kỹ thuật 5,577 7,592 35,045
Cháy - Tài sản 4,713 10,504 8,957
Trách nhiệm 991 1,190 48,344
Con người 3,840 3,090 18,072

Xe Cơ giới 34,119 28,202 31,587
Khác 14,040 24,774 12,180
Sinh viên thực hiện: Lê Anh Năm Lớp: Kinh tế bảo hiểm 51B

×