Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Mở rộng hoạt động kinh doanh Ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.62 KB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng hoà nhịp với xu thế của Thế giới, cũng như chuyển biến tích cực
của đất nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đã có những
bước khởi sắc đáng kể. Hệ thống Ngân hàng được kết cấu lại đáp ứng với yêu
cầu của nền kinh tế thị trường. Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam không ngừng đổi mới và ngày càng hoàn thiện theo
hướng Ngân hàng đa năng, hiện đại hoá, từng bước hội nhập vào cộng đồng
tài chính khu vực và thế giới.
Bên cạnh các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, các Ngân hàng
thương mại Việt Nam đã triển khai nhiều nghiệp vụ mới trong đấy không thể
không kể tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Đây được xem là một trong
những hoạt động kinh doanh lớn nhất của mô hình hiện đại. Với vai trò như
chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới. Thị trường hối đoái
Việt Nam tuy còn rất non trẻ và rất sơ khai về trình độ, qui mô hoạt động
cũng như kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, nhưng đã tạo ra môi
trường kinh doanh ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại, đồng thời cung
cấp công cụ hữu hiệu đề phòng rủi ro hối đoái cho các công ty xuất nhập khẩu
và các nhà đầu tư Quốc tế.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ thực chất là việc mua bán một loại hàng
hoá đặc biệt (đồng tiền của các Quốc gia khác nhau), hoạt động này không chỉ
nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán mà còn mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu
tư kinh doanh nó. Tuy vậy gắn liền với lợi nhuận thì nó cũng phát sinh nhiều
rủi ro.
Do vậy vấn đề đặt ra cho các Ngân hàng, các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu và những bên liên quan khác là phải nắm vững bản chất, đặc
điểm của những xu hướng phát triển của kinh doanh ngoại tệ, của thị trường
hối đoái, từ đó tìm ra cho mình các biện pháp, hướng đi phù hợp để có thể đạt
được hiệu quả cao trong hoạt động này. Khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ
1


Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

phát triển đạt trình độ cao sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế khác như hoạt động
kinh tế xuất nhập khẩu, đầu tư Quốc tế… trở nên linh hoạt hơn, nền kinh tế sẽ
tăng trưởng nhanh hơn. Vì vậy, việc tìm ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh
hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ là rất cần thiết.
Sau thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Bách Khoa, em được biết hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Bách Khoa trong thời gian
qua đã phần nào đáp ứng được nhu cầu trong kinh doanh, làm tốt vai trò của
mình cũng như luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch trong kinh doanh.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những vấn đề còn tồn tại. Do đó đòi hỏi
phải tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Trong thời gian thực tập ở Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển
Nông thôn Bách Khoa, với sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ, nhân viên
của Ngân hàng và trên cơ sở những kiến thức đã học cùng với tình hình thực
tiễn thu được trong quá trình thực tập em muốn trình bày báo cáo thực tập với
đề tài: “Mở rộng hoạt động kinh doanh Ngoại tệ tại Chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bách Khoa”
2
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ “MỞ RỘNG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ ”TẠI NHTM
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
NHTM
1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
Kinh doanh ngoại tệ là việc mua bán ngoại tệ đảm bảo số dư tài khoản

ngoại tệ, tìm cách thu lời thông qua tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhau. Kinh
doanh ngoại tệ cũng giống như kinh doanh hàng hoá, nhưng ở đây là hàng
hoá đặc biệt đó là tiền của nước ngoài.
Kinh doanh ngoại tệ gồm kinh doanh ngoại tệ tiền mặt và kinh doanh
ngoại tệ chuyển khoản. Kinh doanh ngoại tệ tiền mặt chủ yếu liên quan đến
các hoạt động du lịch, công tác, du học… có doanh số giao dịch rất nhỏ so với
kinh doanh ngoại tệ chuyển khoản.
Kinh doanh ngoại tệ gặp phải nhiều yếu tố mà kinh doanh thông
thường không gặp. Các yếu tố này bao hàm rủi ro về lạm phát, các thị trường
tiền tệ đa hệ, các qui định kiểm soát ngoại tệ, các rủi ro chính trị…
1.1.2 .CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM.
1.1.2.1 Hình thức kinh doanh ngoại tệ giao ngay Spot
Kinh doanh ngoại hối giao ngay là giao dịch mua bán một số lượng
ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá thời điểm giao dịch và kết thúc việc thanh
toán trong 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ thời điểm giao dịch đã được thoả
thuận giữa hai bên.
Giao dịch giao ngay là loại hình giao dịch quan trọng và phổ biến trên
thị trường ngoại hối, 58% trong tổng số các giao dịch mua bán ngoại tệ trên
Thế giới và làm cơ sở cho các giao dịch khác. Còn ở Việt Nam hiện nay, giao
dịch này chiếm trên 90% khối lượng giao dịch hối đoái.
Nghiệp vụ hối đoái giao ngay được ngân hàng thực hiện khi:
3
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

- Có nhu cầu của khách hàng: thông thường nghiệp vụ giao ngay phát
sinh khi có nhu cầu của khách hàng.
- Ngân hàng thực hiện đầu cơ: giả sử ngân hàng dự đoán tỷ giá của
một đồng tiền sẽ tăng trong thời gian tới, ngân hàng sẽ mua đồng tiền đó theo
hợp đồng giao ngay của một ngân hàng khác. Khi tỷ giá thay đổi theo đúng

dự đoán, ngân hàng có thể bán giao ngay số tiền đầu cơ đó để thu chênh lệch.
Ngoài ra, nghiệp vụ giao ngay được sử dụng kết hợp với các nghiệp vụ khác
trong hoạt động đầu cơ chênh lệch lãi suất.
* Giao dịch ngoại tệ tiền mặt.
Thị trường ngoại tệ tiền mặt, bao gồm: ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy,
séc du lịch và thẻ tín dụng, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trên thị trường ngoại hối
nói chung, nhưng ngoại tệ tiền mặt lại là dạng ngoại hối quen thuộc nhất của
dân chúng.
* Giao dịch chuyển khoản giao ngay.
Giao dịch ngoại hối chuyển khoản giao ngay bao gồm việc trao đổi hai
đồng tiền trên các tài khoản khác nhau tại ngân hàng, và với doanh số giao
dịch lớn hơn gấp nhiều lần so với giao dịch ngoại tệ tiền mặt. Tỷ giá giao
ngay được xác định trên thị trường ngoại hối giao ngay biểu diễn số lượng
của một đồng tiền này trên một đơn vị đồng tiền khác và cả hai đồng tiền này
đều ở dạng tiền gửi ngân hàng (trên tài khoản). Tiền gửi được chuyển từ tài
khoản người bán sang tài khoản tiền gửi của người mua thông qua các lệnh
chuyển tiền bằng điện tín, hối phiếu…Ngày giá trị trong giao dịch giao ngay
là sau hai ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng.
Tỷ giá giao ngay được xác định theo quy luật của các đồng tiền tham
gia giao dịch trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng toàn cầu. Tỷ giá giao
ngay là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do
hai bên tự thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định hiện
hành của NHNN.
4
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

Ngày thanh toán trong giao dịch giao ngay có thể là:
• Ngày giao dịch (T + 0)
• 1 ngày làm việc sau ngày giao dịch (T + 1)

• 2 ngày làm việc sau ngày giao dịch (T + 2)
Thông thường, giao dịch giao ngay được thanh toán sau 2 ngày làm
việc.
Trong giao dịch này, ngân hàng không thu phí giao dịch mà thu lời từ
chênh lệch giá bán ra và mua vào ngoại tệ.
Thị trường giao ngay được biết đến như là thị trường rất sôi động, giao
dịch với khối lượng tiền cực lớn và với tốc độ giao dịch nhanh như chớp
nhằm tận dụng những cơ hội chênh lệch về tỷ giá dù là cực nhỏ.
1.1.2.2 Hình thức kinh doanh ngoại tệ Acbit (Arbitrage).
Nghiệp vụ Acbit là một dạng biến tướng của nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ giao ngay. Theo ý nghĩa thông thường, nghiệp vụ Acbit là việc lợi
dụng chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối khác nhau để thu lời
thông qua hoạt động mua bán.
Nội dung của nghiệp vụ này bao gồm việc mua một lượng ngoại tệ
nhất định tại một thị trường hối đoái rẻ nhất hoặc bán một lượng ngoại tệ ở thị
trường đắt nhất vào một thời điểm nhất định.Việc mua với tỷ giá thấp và bán
với tỷ giá cao gọi là Acbit chênh lệch hay Acbit không gian. Mục đích của
việc kinh doanh ngoại tệ chênh lệch là để bảo toàn vốn và kiếm lời nhờ chênh
lệch giá tại các thị trường khác nhau.
* Nghiệp vụ Acbít cân bằng: là việc mua một lượng ngoại tệ tại một
thị trường rẻ nhất và bán ở một thị trường đắt nhất vào một thời điểm.
* Nghiệp vụ Acbit chênh lệch: là việc mua ngoại tệ ở đồng thời ba thị
trường khác nhau. Nghiệp vụ này thực hiện khi có sự khác biệt tỷ giá chéo
giữa hai thị trường và theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt
nhất.
5
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

* Nghiệp vụ Acbit lãi suất: là sự lợi dụng về chênh lệch lãi suất của

các đồng tiền khác nhau ở các thị trường hối đoái khác nhau để kiếm lời
thông qua hoạt động đi vay và cho vay, gồm: Acbit lãi suất không được bù
đắp rủi ro và Acbit lãi suất bù đắp rủi ro.
Trong những năm 60, nghiệp vụ Acbit rất phát triển (chiếm tới 40%
tổng lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng) do tình trạng thiếu các
phương tiện thông tin giữa các trung tâm kinh doanh ngoại hối. Ngày nay, do
ảnh hưởng của các cuộc cách mạng công nghệ, các phương tiện thông tin hiện
đại đã làm cho các hoạt động trên thị trường ngoại hối trở nên thông suốt hơn
trên phạm vi toàn thế giới. Khái niệm Acbit chỉ kéo dài trong vòng vài phút
và có thể chỉ trong vòng vài giây do yếu tố cung cầu đến bất ngờ trong từng
thời điểm của thị trường. Nếu không tận dụng thời cơ đó thì nghiệp vụ Acbit
không thể thực hiện được. Do vậy, nghiệp vụ Acbít không còn ý nghĩa lớn
trong việc kinh doanh ngoại tệ nữa.
Khái niệm Acbit ngày nay được hiểu là việc mua bán ngoại tệ nhằm
thu ngoại tệ từ sự chênh lệch tỷ giá mua bán, nhưng hai nghiệp vụ đối ứng
này không phát sinh cùng một thời điểm mà thông thường liên quan đến
những phát sinh khi cân đối ngoại tệ .
Điều kiện để thực hiện Acbit là:
Trước hết, ngân hàng phải là thành viên của hệ thống thông tin điện tử.
Ở đó, ngân hàng có thể đưa ra tỷ giá chào mua, chào bán của mình và theo
dõi sự biến động tỷ giá ở các thị trường khác nhau.
Thứ hai, cán bộ kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng phải có trình độ
phản ứng linh hoạt với thị trường, phải nắm bắt rõ tình hình kinh tế, chính trị,
xã hội, phải dự đoán được phản ứng của thị trường và đưa ra được tỷ giá cho
ngân hàng của mình.
1.1.2.3 Hình thức kinh doanh ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn
(Forward).
6
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu


Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là nghiệp vụ kinh doanh, trong đó, các yếu
tố của giao dịch (tỷ giá, số tiền, ngày giao dịch) được xác định ở thời điểm
hiện tại, còn việc thực hiện chúng thì ở một thời điểm trong tương lai. Hay
nói cách khác, đó là việc mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ tiến hành sau
một thời gian nhất định, theo một tỷ giá thoả thuận lúc ký kết hợp đồng.
Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thoả thuận ngay hôm nay (ngày ký kết
hợp đồng-J) để làm cơ sở cho việc trao đổi tiền tệ tại một ngày xác định trong
tương lai (J+N). Còn hợp đồng kỳ hạn được coi như một công cụ để mua hoặc
để bán một lượng ngoại tệ nhất định, với một tỷ giá nhất định, tại một thời
điểm xác định trong tương lai.
Khác với nghiệp vụ mua bán giao ngay là kinh doanh chênh lệch giá
để kiếm lời, nghiệp vụ mua bán kỳ hạn chủ yếu là để phòng ngừa rủi ro do
biến động của tỷ giá tại thời điểm chuyển đổi quyền sở hữu về tài sản hữu
hình của các chủ thể trong nước và nước ngoài với tỷ giá tại thời điểm thanh
toán giao dịch trong tương lai.
Với tư cách là một công cụ phòng chống rủi ro, hợp đồng kỳ hạn được
sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết
trước, bất kể sự biến động của tỷ giá trên thị trường. Có nghĩa là, khi nhà
nhập khẩu có nhu cầu chi trả một khoản tiền trong tương lai mà họ dự đoán
được tương lai tỷ giá sẽ tăng thì ngay bây giờ họ sẽ mua ngoại tệ có kỳ hạn,
dùng đồng bản tệ mua trước một khoản ngoại tệ mà họ chưa cần giao ngay.
Ngược lại, họ bán ngoại tệ có kỳ hạn sẽ giúp cho các nhà xuất khẩu bán trước
một khoản ngoại tệ mà họ sẽ nhận được trong tương lai, nhằm loại trừ rủi ro
xảy ra khi tỷ giá ngoại tệ có thể giảm giữa thời điểm ký hợp đồng và thời
điểm nhận tiền thực sự.
Bên cạnh việc phòng chống rủi ro, việc mua bán ngoại tệ có kỳ hạn
còn nhằm mục đích sinh lời dựa vào sự biến động của tỷ giá. Trong trường
hợp đó, người mua và người bán cũng sẵn sàng chấp nhận rủi ro hối đoái:
7

Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

người mua ngoại tệ có hy vọng rằng họ có thể bán lại bằng nghiệp vụ giao
ngay để liếm lời tại thời điểm họ nhận được ngoại tệ, người bán cũng hy vọng
mua lại số ngoại tệ đó bằng nghiệp vụ giao ngay với giá rẻ hơn tại thời điểm
kết thúc giao dịch có kỳ hạn mà họ vừa bán ngoại tệ.
Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ kỳ hạn là :
- Có các quy định của pháp luật về xác định tỷ giá kỳ hạn, phí hợp
đồng….
- Khách hàng biết đến nghiệp vụ này của ngân hàng và có các yêu cầu
thực hiện nó nhằm tránh rủi ro do những biến động bất thường của tỷ giá ảnh
hưởng bất lợi tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của khách hàng.
- Khả năng của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nếu
ngân hàng chỉ thực hiện một nghiệp vụ đơn lẻ, ngân hàng có thể phải gánh
chịu một rủi ro hối đoái thay cho khách hàng của mình. Với mối quan hệ của
ngân hàng với các khách hàng và với ngân hàng là yếu tố quan trọng để ngân
hàng thực hiện các nghiệp vụ đối ứng loại trừ rủi ro.
Gọi: F = Tỷ giá kỳ hạn.
S = Tỷ giá giao ngay;

T
R
= Mức lãi suất của đồng tiền định giá (Terms Currency);

C
R
= Mức lãi suất của đồng tiền yết giá (Commodity Currenrcy);
t = Thời hạn của hợp đồng kỳ hạn.
Công thức tổng quát xác định tỷ giá kỳ hạn như sau:


)1(
)1(
tR
tR
SF
C
T
+
+
=
1.1.2.4 Hình thức kinh doanh ngoại tệ hoán đổi tiền tệ (Swap).
Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ là một nghiệp vụ đặc biệt kết hợp giữa việc
mua giao ngay và bán theo thể thức các kỹ thuật cổ truyền khi kết thúc các
giao dịch có kỳ hạn nhằm bảo toàn vốn, lợi dụng những thay đổi hiện tại và
sự đoán chênh lệch lãi suất để tránh rủi ro và kiếm lời. Đây là hình thức, cùng
8
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

một lúc, ngân hàng đồng thời thực hiện hai nghiệp vụ: một giao dịch giao
ngay theo tỷ giá giao ngay và một giao dịch kỳ hạn theo hướng ngược lại
được thực hiện cùng với một tài khoản đối ứng với cùng một bạn hàng. Phí
tổn của giao dịch phụ thuộc vào chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền tính theo
số ngày trên cơ sở tỷ giá giao ngay.
Đặc điểm:
- Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được ký kết
đồng thời tại ngày hôm nay;
- Số lượng mua vào và bán ra của đồng tiền này là bằng nhau;
- Ngày giá trị của hợp đồng mua vào và ngày giá trị của hợp đồng

bán ra là khác nhau.
Qua đặc điểm trên ta thấy:
+ Giao dịch hoán đổi tiền tệ không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng,
nhưng lại tạo ra độ lệch về mặt thời gian (sự không cân xứng) về các luồng
tiền xảy ra.
+ Giao dịch hoán đổi tiền tệ bao gồm hai loại:
A/ Một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn (Spot-Forward
Swap).Ví dụ:
Mua (bán) USD giao ngay Bán (mua)USD kỳ hạn.


0
T

1
T
B/ Cả hai giao dịch đều là giao dịch kỳ hạn được ký kết đồng thời tại
ngày hôm nay, nhưng có ngày giá trị khác nhau (Forward- Forward Swap).Ví
dụ:
9
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

Ký kết Mua (bán) USD Bán (mua)
hợp đồng kỳ hạn có kỳ hạn
Hôm nay Hợp đồng F1 Hợp đồng F2
Khác với nghiệp với giao ngay và nghiệp vụ kinh doanh có kỳ hạn,
ngân hàng mới chỉ hoạt động một chiều để phục vụ khách hàng của mình,
nghĩa là ngân hàng mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay
hay tỷ giá kỳ hạn mà không đồng thời thoả thuận với khách hàng một nghiệp

vụ đối ứng bán hoặc mua lại. Do đó, ngân hàng không chắc chắn có thể cân
bằng trạng thái ngoại hối của mình ngay sau thời điểm giao dịch đó, nghiệp
vụ hoán đổi ngoại tệ có thể khắc phục được những nhược điểm trên do số
lượng tiền mua và bán luôn bằng nhau.
Các giao dịch Swap cũng được các ngân hàng sử dụng tích cực trong
việc phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Bởi vì, với vai trò là nhà tạo thị trường,
ngân hàng thường sở hữu rất nhiều hợp đồng có các ngày giá trị khác nhau
với các đồng tiền khác nhau. Tại một số ngày giá trị và với một số đồng tiền
nhất định, ngân hàng có thể ở trạng thái trường, tức là ngân hàng đã cam kết
mua vào nhiều hơn là bán ra. Tại những ngày giá trị khác và với các đồng tiền
khác, ngân hàng lại ở trạng thái đoản, tức là ngân hàng đã cam kết bán ra
nhiều hơn mua vào. Các giao dịch hoán đổi giúp ngân hàng giảm được rủi ro
tỷ giá. Ngoài ra các ngân hàng có thể sử dụng giao dịch hoán đổi tuần hoàn
(rollover swaps) nhằm hoán đổi trạng thái dư thừa và thiếu hụt đối với từng
loại ngoại tệ.
Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ Swap cũng tương tự như nghiệp vụ
kỳ hạn, tuy nhiên có nhiều ưu điểm hơn so với nghiệp vụ kỳ hạn với một số
đặc điểm sau:
- Một doanh nghiệp vừa hoạt động xuất khẩu vừa hoạt động nhập
khẩu. Doanh nghiệp này vừa nhận một khoản thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Họ
10
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

muốn đổi nội tệ để chi trả trong nước. Tuy nhiên, họ lại có nhu cầu ngoại tệ
để chi trả trong tháng tới cho hàng nhập khẩu. Thay vì ký hợp đồng bán ngoại
tệ giao ngay và hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn, doanh nghiệp này sẽ sử dụng
giao dịch Swap, như vậy doanh nghiệp sẽ tránh được rủi ro hối đoái vừa giảm
được chi phí giao dịch phải trả cho ngân hàng.
- Đối với NHTM, Swap là công cụ hữu hiệu tạo ra trạng thái vốn của

hai đồng tiền mà không làm ảnh hưởng tới trạng thái ngoại hối. Vì vậy, giao
dịch này trong thực tế thường được các ngân hàng thực hiện với nhau nhằm
thoả mãn nhu cầu sử dụng một đồng tiền nhất định mà không phải đi vay trên
thị trường. Nghiệp vụ Swap còn giúp cho các ngân hàng cân bằng được sự
cân đối về hối đoái trong các nghiệp vụ tiền gửi và tiền vay.
1.1.2.5 Hình thức kinh doanh ngoại tệ theo hợp đồng quyền chọn
(Option).
Hợp đồng quyền chọn tiền tệ cho phép người mua hợp đồng có quyền
(không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán tiền tệ tại một mức tỷ giá đã thoả thuận
trước (gọi là tỷ giá quyền chọn) trong tương lai.
Do quyền chọn là một tài sản chính nên nó có giá trị, vì thế trong hợp
đồng này, người mua phải trả cho người bán một khoản đảm bảo, thông qua
đó, người mua được quyền mua hay bán một loại ngoại tệ nào đó. Mặt khác
họ có thể chối bỏ quyền lựa chọn của mình nếu thấy bất lợi. Nếu huỷ hợp
đồng, họ sẽ mất tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng nhưng số tiền mất
này nhỏ hơn nhiều so với việc thực hiện giá trị hợp đồng. Ngược lại, đối với
người bán hợp đồng quyền chọn không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác ngoài
việc sẵn sàng giao dịch khi người mua muốn, họ phải chịu rủi ro không hạn
mức khi tỷ giá biến đổi không thuận lợi cho anh ta.
Như vậy, hợp đồng quyền chọn là một công cụ đảm bảo tỷ giá thực sự
cho các nhà đầu tư, nhà nhập khẩu, tham gia vào thị trường quyền chọn ngoài
các ngân hàng, các nhà nhập khẩu còn có các tổ chức kinh tế có ngoại tệ trên
11
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

tài khoản. Trong mỗi hợp đồng quyền chọn đều có hai đối tác tham gia đó là:
người bán hợp đồng và người mua hợp đồng. Người bán hợp đồng là người
bán quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua, ngược lại, người mua hợp
đồng là người mua quyền chọn mua hoặc mua quyền chọn bán.

- Quyền chọn mua (Call option): là hợp đồng quyền chọn cho phép
người mua có quyền nhưng không bắt buộc mua một số lượng ngoại tệ (đồng
tiền yết giá) ở một mức giá và trong thời gian xác định, nó tương đương với
hợp đồng quyền chọn bán đồng tiền định giá.
- Quyền chọn bán (Put option): là hợp đồng quyền chọn cho phép
người mua nó có quyền nhưng không bắt buộc được bán một số lượng ngoại
tệ (đồng tiền yết giá) ở một mức giá và trong thời hạn xác định trước, nó
tương đương với hợp đồng quyền chọn mua đồng tiền định giá.
Đặc đỉểm:
- Trong mỗi hợp đồng quyền chọn đều có hai đối tác tham gia, đó là:
người bán hợp đồng và người mua hợp đồng. Người bán hợp đồng là người
bán quyền chọn bán hoặc bán quyền chọn mua; ngược lại, người mua hợp
đồng là người mua quyền chọn mua hoặc mua quyền chọn bán.
- Người mua hợp đồng quyền chọn có quyền quyết định thực hiện hay
không thực hiện quyền chọn của mình.
- Tỷ giá quyền chọn là cố định, được thỏa thuận từ trước.
Nghiệp vụ kinh doanh quyền chọn vừa là công cụ phòng chống rủi ro
do sự biến động bất lợi của tỷ giá mà còn là công cụ dùng để đầu cơ tạo khả
năng kiếm lợi rất ưa chuộng, là sự kết hợp nhiều nên khắc phục được nhược
điểm của các công cụ khác như Swap, kinh doanh theo kỳ hạn.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng hiệu có hiệu quả loại công cụ này đòi
hỏi thị trường phải phát triển hoàn chỉnh, cập nhật thông tin, các chủ thể tham
gia thị trường phải có khả năng và điều kiện để phân tích thị trường, dự đoán
biến động của thị trường. Hiện nay, do thị trường hối đoái trong nước còn hạn
12
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

chế, phát triển chưa đồng bộ, thiếu thông tin cập nhật nên NHTW mới chọn
một số ngân hàng thương mại quốc doanh để thí điểm nghiệp vụ kinh doanh

này.
1.2 MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.2.1 Sự cần thiết mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những mảng hoạt động
quan trọng của một ngân hàng hiện đại. Trong điều kiện quốc tế hóa nền kinh
tế, hoạt động của một ngân hàng thương mại đa năng không thể thiếu các
nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Riêng trong lĩnh vực này ngân hàng có thể
đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng qua việc thực hiện các nghiệp vụ
thanh toán mua bán ngoại tệ, ngân hàng thu về một khoản phí đáng kể. Trong
xu hướng hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ thì các giao dịch
thanh toán cũng phát triển theo, khi ấy khoản phí dịch vụ mà ngân hàng thu
được cũng ngày càng lớn. Đối với ngân hàng khoản thu này rất an toàn,
thường xuyên và ổn định, tạo ra điều kiện ổn định, tạo điều kiện mở rộng các
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra còn có thể phát triển các hoạt
động khác: tăng tiền gửi, tăng cho vay. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động
kinh doanh ngoại tệ ngân hàng sẽ tạo dựng được hình ảnh và uy tín của mình
trên thị trường quốc tế, là cơ sở để ngân hàng có thể vươn ra ngoài thế giới
như hệ thống ngân hàng đại lí, ngân hàng thông báo…
Đối với các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu thì hoạt động mua bán ngoại tệ có vai trò hết sức to lớn.
Nhờ có mua bán ngoại tệ,các doanh nghiệp sẽ tiếp cận với thị trường nước
ngoài và những nguồn vốn lớn và công nghệ hiện đại và đồng thời mở rộng
tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ trên thị trường ngoài nước. Đồng thời qua các ngân
hàng là trung gian trong các giao dịch thanh toán sẽ giảm bớt rủi ro tránh
những thiệt hại có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp. Hoạt động mua bán
13
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu


ngoại tệ- thanh toán quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh
nghiệp, tạo điều kiện nâng cao vị thế của họ trên thị trường trong nước và trên
thế giới.
Xuất phát từ vai trò của mình, NHTM tham gia vào thị trường ngoại tệ
với mục tiêu sau:
Hoạt động phục vụ thương mại quốc tế với tư cách là trung gian cho
khách hàng bằng cách mua ngoại tệ của khách hang xuất khẩu và bán ngoại tệ
cho khách hàng nhập khẩu, cũng như thực hiện các giao dịch trên thị trường
ngoại tệ để cân bằng trạng thái hối đoái do các giao dịch đối với khách hang
tạo ta.Ngoài việc thực hiện bằng nghiệp vụ mua bán ngoại tệ , các Ngân hàng
còn cung cấp dịch vụ cho khách hang của mình một cách tốt nhất, điều này
thể hiện ở việc cung cấp tư vấn cho khách hàng chính xác về mức lãi suất , tỷ
giá hấp dẫn và có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về vốn ngoại tệ.
Nhìn chung các NHTM đều có vị trí, vai trò, mục đích hoạt động trên
thị trường ngoại tệ như nhau, song qui mô hoạt động và chất lượng dịch vụ
mà ngân hàng cung cấp trên thị trường rất khác nhau, phụ thuộc vào năng lực
của ngân hàng đó trên thị trường.
1.2.2 Tiêu chí phản ánh sự mở rộng kinh doanh ngoại tệ .
Kinh doanh ngoại tệ của NHTM là một hoạt động kinh doanh lớn mang
lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chịu tác động
của nhiều yếu tố như kinh tế, chính trị, tỷ giá nên đánh giá hoạt động kinh
doanh ngoại tệ không chỉ dựa trên trên số lợi nhuận do hoạt động mang lại mà
nó còn được thể hiện trên tất cả các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực kinh
doanh ngoại tệ của ngân hàng. Kinh doanh ngoại tệ không chỉ mang lại hiệu
quả cho chính bản thân các ngân hàng mà nó còn góp phần rất lớn tạo sự phát
triển nền kinh tế toàn xã hội. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động
kinh doanh ngoại tệ của các NHTM:
 Các tiêu chí định lượng
14
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

Đối với các chỉ tiêu mang tính định lượng, phương pháp đánh giá dựa
trên phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tỷ trọng của các chỉ tiêu kỳ này
so với chỉ tiêu kỳ trước trên cơ sở số liệu trên các báo cáo kết quả hoạt động
của ngân hàng. Một số chỉ tiêu định lượng có thể xem xét như: doanh số mua
bán ngoại tệ, chi phí từ việc mua ngoại tệ, lợi nhuận thu được từ kinh doanh
ngoại tệ,
• Doanh số mua bán ngoại tệ
Chỉ tiêu này cho biết được khối lượng giao dịch ngoại tệ của một ngân
hàng. Trong đó, phương pháp tính như sau:
Doanh số mua ngoại tệ = doanh số mua ngoại tệ tự doanh + doanh số
mua ngoại tệ từ DNXK + doanh số mua ngoại tệ từ các nguồn khác.
Doanh số bán ngoại tệ = doanh số bán ngoại tệ tự doanh + doanh số
bán ngoại tệ cho DNNK + doanh số bán ngoại tệ cho nguồn khác.
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá về quy mô và khả năng kinh doanh ngoại
tệ của các NHTM. Nhìn chung, doanh số mua- bán càng cao chứng tỏ nguồn
ngoại tệ sẵn có của ngân hàng và khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho
khách hàng.
Đánh giá chỉ tiêu này cũng cần xem xét tới các yếu tố khác như là thời điểm,
tỷ giá, và lãi suất tại thời điểm đó.
• Chỉ tiêu doanh thu:
Doanh thu là phần thu được của ngân hàng từ kinh doanh ngoại tệ. Nếu
ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì doanh thu từ hoạt động này thường là
lớn.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ= doanh thu từ hoạt động
tự doanh+ doanh thu từ việc mua bán ngoại tệ phục vụ TTQT + doanh thu từ
các dịch vụ khác có liên quan tới ngoại tệ.
• Chỉ tiêu chi phí hoạt động:
15

Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

Chi phí kinh doanh ngoại tệ là khoản mà ngân hàng phải bỏ ra để thực
hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau
như là chi phí nhân lực, chi phí công nghệ…để nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh thì NHTM cần phải có biện pháp để giảm thiểu các loại chi phí
cũng như là loại bỏ những chi phí không cần thiết.
• Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động KDNT:
Cùng với một mức doanh thu, nếu chi phí cao thì lợi nhuận càng nhỏ,
và ngược lại. Do đó, ngân hàng cần phải cân đối các chi phí bỏ ra, mặt khác
cần có biện pháp để giảm thiểu các rủi ro có thẻ xảy ra làm giảm lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu chính, quan trọng trong đánh giá hiệu quả kinh
doanh của một hoạt động nào đó. Đối với kinh doanh ngoại tệ, lợi nhuận cũng
là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ
càng cao thì càng chứng tỏ chất lượng, hiệu quả hoạt động càng cao, càng tốt.
Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ = lợi nhuận từ hoạt động tự doanh
+ lợi nhuận từ việc mua bán ngoại tệ cho hoạt động TTQT + lợi nhuận từ các
dịch vụ ngoại tệ khác.
Lãi lỗ từ kinh doanh ngoại tệ = Trạng thái ngoại tệ x tỷ giá.
• Khả năng đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng
Đây là chỉ tiêu cho biết khả năng cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu
của khách hàng trong những giao dịch bằng ngoại tệ, nó bao gồm mức độ đa
dạng trong nhưng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
Một ngân hàng cung cấp dịch vụ kinh doanh ngoại tệ đầy đủ thì bao
gồm những nghiệp vụ:
- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ giao ngay.
- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn.
- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ hoán đổi.
- Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ tương lai.

- Nghiệp vụ quyền chọn.
16
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại việt nam đều chưa thể
cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ. Hầu hết các ngân
hàng đều cung cấp nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ giao ngay.
 Các tiêu chí định tính
Ngoài các chỉ tiêu định lượng là các chỉ tiêu có thể tính toán một cách
cụ thể, thì để đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng còn có
các chỉ tiêu định tính như là: khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cải
tiến công nghệ; tính đơn giản trong thủ tục hành chính, tính nhanh chóng, kịp
thời và chính xác trong nghiệp vụ…
Đối với các chỉ tiêu mang tính định tính, phương pháp đánh giá dựa
trên các báo cáo, nhận xét của các bộ phận độc lập với bộ phận kinh doanh
ngoại tệ nhưng có liên quan và chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động kinh
doanh ngoại tệ.
Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay, để nâng cao vị thế của
mình các ngân hàng đang cố gắng đơn giản hóa các thủ tục, trình tự và thực
hiên một cách nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ví dụ như trong
quy trình nghiệp vụ mua bán ngoại tệ cho hoạt động tài trợ thương mại, thanh
toán hàng hóa xuất nhập khẩu hay quy trình về tín dụng ngoại tệ, bảo lãnh
nước ngoài… cần rất nhiều thủ tục giấy tờ để hoàn thành giao dịch. Tuy nhiên
khi đơn giản hóa thủ tục thì các ngân hàng cũng cần đảm bảo tính chính xác
và kịp thời của giao dịch nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro mà ngân hàng
có thể gặp phải.
1.2.3 Biện pháp mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM trong những
năm gần đây có sự chuyển biến tích cực. Với hàng loạt các thông tư, quyết

định về quản lý ngoại hối đã góp phần không nhỏ trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.
17
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

Đối với các NHTM cần phải có giải pháp nhằm mở rộng hoạt động kinh
doanh ngoại tệ, Cụ Thể:
Hỗ trợ tài trợ ngoại thương tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của ngân hàng phát triển. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu để
thực hiện phương án kinh doanh thì trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp
luôn có nhu cầu về vốn lưu động bằng nội tệ để trang trải tiền nguyên vật
liệu, tiền lương cho nhân viên…Do đó ngân hàng cần phải đẩy mạnh hỗ trợ
bằng cách cho doanh nghiệp vay VND theo lãi suất USD , với điều kiện
doanh nghiệp phải cam kết bán lại nguồn USD thu về từ hợp đồng xuất khẩu
cho ngân hàng theo tỷ giá tại thời điểm giải ngân.
Giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm hối đoái phát sinh hay xây
dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ , khối lượng giao dịch, giới hạn loại
tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt hoặc tăng cường công tác kiểm
tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hóa công tác xử lý rủi ro… để phòng
ngừa rủi ro ngoại hối.
Mở rộng mạng lưới đại lý thu đổi ngoại tệ và đặc biết chú trọng đến
công tác nâng cao uy tín của ngân hàng.
18
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH BÁCH KHOA

2.1. Giới thiệu chung về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Bách Khoa
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Bách Khoa
Tên gọi: CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN BÁCH KHOA
Tên giao dịch Quốc tế: AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
BANK – BACH KHOA BRANCH.
Hội sở chính: 92 Võ Thị Sáu, P. Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Các phòng Giao dịch: 5 phòng
- PGD số 4: số 23 Nguyễn Công Trứ, P. Đồng Nhân, Hai Bà Trưng, Hà
Nội
- PGD số 7: số 134 Vũ Trọng Phụng, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
- PGD số 9: số 54 Lê Thanh Nghị, P. Bách Khoa, Q. Hai Bà Trưng, Hà
Nội
- PGD Kim Liên: số 1 Đào Duy Anh, P. Kim Liên, Q. Đống Đa, Hà Nội
- PGD Tân Mai: Số 25 Tân Mai, P. Hoàng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Chi nhánh Bách Khoa tiền thân là Phòng Giao dịch Bách Khoa được giám
đốc NHNo & PTNT Láng Hạ ra quyết định thành lập số: 293/QĐ-NHLH
ngày 15/07/2001. Là Phòng giao dịch đầu tiên được mở ra của NHNo &
PTNT Láng Hạ, 1 trong 32 Ngân hàng cấp 1 trực thuộc NHNo & PTNT Việt
Nam có trên địa bàn TP. Hà Nội.
Năm 2001: Thực hiện chủ trương phát triển mạng lưới đề án “Cơ cấu
lại NHNo & PTNT Việt Nam giai đoạn 2001-2010” và chiến lược kinh doanh
tại địa bàn các khu đô thị loại I giai đoạn 2001-2005 của hệ thống NHNo &
19
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

PTNT Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Láng Hạ đã nhanh chóng triển khai thành lập PGD Bách Khoa với phương
châm mở rộng mạng lưới, từng bước thu hút khách hàng tiền gửi dân cư, đầu
tư tín dụng đối với loại hình cho vay đời sống và vay cầm cố chứng chỉ có
giá, đồng thời từng bước mở rộng các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Thành
phố. Những ngày đầu thành lập, Phòng Giao dịch Bách Khoa có 7 cán bộ
nhân viên đặt trụ sở chính tại 51 Tạ Quang Bửu, P. Bách Khoa, Q. Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
Năm 2002 PGD Bách Khoa ổn định và tăng trưởng mạnh, được nâng
cấp thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo & PTNT Láng Hạ. Ngày
04/06/2002 Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNo & PTNT Việt Nam ra quyết
định số 123/QĐ/HĐQT-TCCB về việc “Mở Chi nhánh Bách Khoa - Chi
nhánh cấp 2 loại 5 thuộc Chi nhánh Láng Hạ”. Chi nhánh Bách Khoa được
thành lập đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của PGD Bách Khoa trong
năm đầu hoạt động. Kết quả kinh doanh vượt mức kế hoạch. Được phép của
Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam ngày 03/10/2002 Chi nhánh Bách
Khoa là chi nhánh cấp II đầu tiên được phép kinh doanh ngoại tệ, thực hiện
các nghiệp vụ thanh toán Quốc tế và chuyển tiền điện tử trong nước. Công tác
phát triển thị trường và thị phần của Chi nhánh Bách Khoa cũng đuợc chú
trọng đưa lên hàng đầu, với nhiều khách hàng đặt quan hệ tín dụng, hơn 900
khách hàng nguồn vốn và dịch vụ.
Năm 2003, với sự trưởng thành không ngừng của Chi nhánh NHNo &
PTNT Bách Khoa, ngày 20/02/2003 theo quyết định số 22/QĐ/HĐQT-TCCB
của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam quyết định nâng
cấp Chi nhánh Bách Khoa từ cấp 2 loại 5 lên cấp 2 loại 4, đơn vị phụ thuộc
NHNo & PTNT Láng Hạ, có con dấu để hoạt động kinh doanh theo uỷ quyền
của NHNo & PTNT Láng Hạ, đồng thời có 01 PGD phụ thuộc.
20
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu


Ngày 01/04/2008 Chi nhánh Bách Khoa tiếp tục được nâng cấp thành
Chi nhánh cấp 1 loại 2 và trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam theo quyết
định số 147/QĐ/HĐQT ngày 29/02/2008 của hội đồng quản trị NHNo &
PTNT Việt Nam. Đây cũng là năm mà Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa
tạo lập được kết quả kinh doanh tốt nhờ hoạt động kinh doanh ngoại hối có
hiệu quả.
Qua 11 năm hoạt động và trưởng thành, Chi nhánh NHNo & PTNT
Bách Khoa, dưới sự lãnh đạo của NHNo & PTNT Việt Nam, đặc biệt là
NHNo & PTNT Láng Hạ trong 7 năm đầu, đã đứng vững trên thị trường Hà
Nội và chiếm lĩnh đựơc lòng tin của khách hàng cũng như sự tin tưởng của
ngân hàng cấp trên trên bước đường hội nhập, đã xứng đáng là một chi nhánh
cấp 1 thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, đã từng là lá cờ đầu của Toàn quốc,
xứng đáng là đơn vị trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam, đơn vị anh hùng
lao động thời kỳ đổi mới.
2.1.2. Khái quát kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Bách
Khoa
2.1.2.1 Công tác huy động vốn
Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động theo Nội tệ (VNĐ) và Ngoại tệ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ
tiêu/năm
2009 2010 2011
Thực
hiện
Thực
hiện
±∆ %(±∆)
Thực
hiện
±∆ %(±∆)

Vốn huy
động
1267 1836 569 44,9 1126 -710 -38,67
VNĐ 989 1379 390 39,43 920 -459 -33.28
Ngoại tệ 278 457 179 64,39 206 -251 -54,92
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Chi nhánh Bách khoa năm [9][10][11]
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
21
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

Chỉ
tiêu/năm
2009 2010 2011
Thực
hiện
Thực
hiện
±∆ %(±∆)
Thực
hiện
±∆ %(±∆)
Vốn huy
động
1267 1836 569 44.9 1126 -710 -38.67
Huy
động từ
các tổ

chức
kinh tế
762 1379 617 80.97 680 -699 -50.69
Huy
động
dân cư
505 680 175 34.65 438 -242 -35.59
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Chi nhánh Bách khoa năm [9][10][11]
Qua bảng số liệu trên ta thẩy,năm 2010 Tổng nguồn vốn đến 31/12 toàn
Chi nhánh đạt 1.836 tỷ đồng, tăng 569 tỷ đồng đạt 44,9% so với cùng kỳ
năm 2009.
Trong đó:
+ Nội tệ: 1.379 tỷ đồng tăng 390 Tỷ đồng, đạt 39,43% so với năm 2009.
+ Ngoại tệ (quy VNĐ): 457 tỷ đồng, tăng 179 tỷ đồng, đạt 64,39% so
với năm 2009.
+ Tiền gửi dân cư: 680 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,04% tổng nguồn vốn,
tăng 175 Tỷ đồng đạt 34,65% so với năm 2009.
+ Tiền huy động từ các tổ chức kinh tế: 1.379 Tỷ đồng, Chiếm tỷ trọng
62,96% tổng nguồn vốn, tăng 617 Tỷ đồng đạt 80.97% so với năm 2009
Năm 2011, Tổng nguồn vốn đến 31/12 toàn Chi nhánh đạt 1.126 tỷ
đồng, giảm 710 tỷ đồng (giảm 38,67%) so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó:
nội tệ đạt 920 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 81,71% tổng nguồn vốn, giảm 459 tỷ
đồng (tương đương giảm 33.28%) so với năm 2010, ngoại tệ đạt 206 tỷ đồng
22
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

chiếm tỷ trọng 18.29% tổng nguồn vốn, giảm 251 tỷ đồng (tương đương
giảm 54,92%) so với năm 2010, nguồn tiền gửi tiết kiệm dân cư đạt 438 tỷ

đồng chiếm 38,90% tổng nguồn vốn, giảm 35.59% (Giảm 242 tỷ đồng)so với
năm 2010, Tiền huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 680 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 61.10% tổng nguồn vốn, giảm 50,69% (giảm 699 tỷ đồng) so với năm
2010.
Năm 2009 đến hết năm 2010 toàn chi nhánh đã đạt được những kết quả
tốt là do sự nỗ lực của toàn thể tập thể cán bộ phát huy được vai trò của mình
bên cạnh đó là sự uy tín của ngân hàng đối với khách hàng cùng với hệ thống
mạng lưới lớn nhất trong hệ thống ngân hàng, nâng cao chất lượng cả về
chuyên môn cũng như các sản phẩm dịch vụ và vụ chăm sóc khách hàng đưa
ra nhiều các sản phản mới có tính linh hoạt cao phù hợp với mọi đối tượng
tham gia
Năm 2011 cùng với khó khăn chung của nền kình tế, kết quả huy động
vốn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn nguyên nhân do lạm phát tăng cao sự
mất bình ổn trong kinh tế vĩ mô bên canh đó sự canh tranh khốc liệt giữa các
ngân hàng cũng là một phân nguyên nhân vì vậy Chính phủ đã yêu cầu thực
hiện giảm lạm phát đó là vấn đề cấp bách qua đó Thống đốc Ngân hàng nhà
nước đã ban hành văn bản yêu cầu mức trần lãi suất huy động cho các hệ
thống ngân hàng nhằm kiềm chế chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô.
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất của ngân
hàng hay còn gọi là sản phẩm truyền thống của ngân hàng, là hoạt động đem
lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Chi nhánh Bách khoa hoạt động tín dụng luôn được quan
tâm theo dõi để đưa ra các biện pháp kịp thời nhằm giúp khách hàng linh hoạt
về vốn để đáp ứng phục vụ kịp thời cho công tác kinh doanh cũng như giảm
23
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

thiểu rủi ro cho chi nhánh. Qua đó hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt được

kết quả tốt.
Bảng 2.3: Tình hình cho vay của NHNo&PTNT VN Chi nhánh
Bách Khoa
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu/năm
2009 2010 2011
Thực
hiện
Thực
hiện
±∆ %(±∆)
Thực
hiện
±∆ %(±∆)
Tổng dư nợ 1077 1,547 470 43.64 1,433 -114 -7.37
Theo thời hạn TD 1077 1,547 470 43.64 1,433 -114 -7.37
CV ngắn hạn 695 1,016 321 46.19 953 -63 -6.2
CV trung và dài
hạn
382 531 149 39 480 -51 -9.6
Theo loại tiền 1077 1,547 470 43.64 1,433 -114 -7.37
CV bằng VND 832 977 145 17.43 946 -31 -3.17
CV bằng ngoại tệ 245 570 325 132.65 487 -83 -14.56
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Chi nhánh Bách khoa năm [9][10][11]
Tổng dư nợ( cả nội tệ và ngoại tệ) đến 31/12/2010 đạt 1.547 tỷ đồng
tăng 470 tỷ đồng, đạt 43.64% so với cùng kỳ năm 2009, Trong đó:
+ CV Ngắn hạn:1.016 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65,68% tổng dự nợ.
+ CV Trung và dài hạn:531 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34,32% tổng dư nợ.
+ Nội tệ: 977 tỷ đồng tăng 17,43% (tăng 145 tỷ đồng) so với cùng kỳ

năm 2009.
+ Ngoại tệ: 570 tỷ đồng tăng 132,65% (tăng 325 tỷ đồng) so với năm
2009
24
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD:PGS.TS Phan Thị Thu

Năm 2011,Tổng dư nợ đạt: 1.433 tỷ đồng giảm 7,37% mức giảm tuyệt
đối là 114 tỷ đồng so với 31/12/2010, Trong đó:
+ CV Ngắn hạn:953 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 66,50% tổng dự nợ.So với
năm 2010 giảm 6,2%
+ CV Trung và dài hạn:480 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 33,5% tổng dư
nợ.Giảm 9.6% so với năm 2010.
+ Nội tệ: 946 tỷ đồng giảm 3,17% (giảm 31 tỷ đồng) so với cùng kỳ
năm 2010.
+ Ngoại tệ: 487 tỷ đồng giảm 14.56% (giảm 83 tỷđồng) so với năm
2010.
Năm 2010 , Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ và nội tệ được giao dịch năm 2010
tăng so với năm 2009 điều này thể hiện hoạt động tín dụng đã thu hút được
nhiều các doanh nghiệp tham gia vay vốn, hoạt động xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp phát triển và đi lên mạnh mẽ sau khoảng thời gian đón băng và
khủng hoảng. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và tăng so
với năm 2009 là do các doanh nghiệp không có dự án vay trung hạn khả thi,
không có tính thực tế không đảm bảo trả nợ cho ngân hàng. Bởi vậy NH chỉ
tập chung vào cho vay ngắn hạn.
Năm 2011 do sự khủng hoảng nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp,
hộ sản xuất đều rất khó khăn trong hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó lãi suất
huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng trong những tháng đầu năm liên
tục tăng cũng góp phần tạo nên những khó khăn cho các doanh nghiệp, hộ sản
xuất. Theo sự chỉ đạo của Chính phủ nói chung cũng như đảm bảo an toàn tín

dụng và hệ thống thanh khoản của ngành nói giêng Chi nhánh một mặt tích
cực tìm mọi cách để thu nợ khi đến hạn, hạn chế đến mức tối đa nợ xấu, mặt
khác tích cực tìm kiếm và khai thác cho vay khách hàng có năng lực, và các
dự án hỗ trợ và phát triển theo chủ trương của Chính phủ . Chính vì vậy năm
2011 tại chi nhánh dư nợ giảm so với năm 2010.
25
Sinh Viên: Đinh Thị Chang Lớp:NHK41

×