Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Thương mại và Phát triển khoa học kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.95 KB, 56 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
MỤC LỤC
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
LỜI MỞ ĐẦU
Nhiều nhà phân tích tài chính đã ví Vốn lưu động của doanh nghiệp như
dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người. Vốn lưu động được ví như vậy có
lẽ bởi sự tương đồng về tính tuần hoàn và sự cần thiết của vốn lưu động đối với
“cơ thể” doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiêp muốn
hoạt động thì không thể không có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn
lưu động nói riêng có mặt trong mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp từ: dự
trữ, sản xuất đến lưu thông. Vốn lưu động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và
hoạt động được trơn tru. Tuy nhiên với những thách thức, cạnh tranh ngày càng
gay gắt cũng như các cơ hội mà nên kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập
mang lại, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tìm các giải pháp để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Điều đó góp phần ko nhỏ tạo vị thế vững
chắc cho doanh nghiệp trên con đường tồn tại và phát triển.
Qua quá trình học tập tại trường dưới sự hướng dẫn của các thầy cô em đã
nhận thức được vị thế và tầm quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH
Thương mại và Phât triển khoa học kỹ thuật, em đã nghiên cứu và chọn đề tài:
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty
TNHH Thương mại và Phát triển khoa học kỹ thuật” để làm chuyên đề thực
tập tốt nghiệp của mình.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận kế thừa có chọn lọc những
thông tin luận điểm, ý kiến của các chuyên gia trên sách báo tạp chí kết hợp với
tình hình thực tế ở công ty, chuyên đề đi vào phân tích điểm mạnh điểm, điểm
yếu của công ty cũng như cơ hội, thách thức của môi trường kinh doanh để từ


đó tìm ra những định hướng và giải pháp cụ thể. Do phạm vi đề tài nghiên cứu
rộng, trong khuôn khổ báo cáo tốt nghiệp chỉ tập trung vào những khâu những
điểm quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty.
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
Kết cấu của báo cáo gồm 3 phần cơ bản
Chương 1: Những cơ sở lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu
động trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH
Thương mại và Phát triển khoa học kỹ thuật.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại Công ty TNHH Thương mại và Phát triển khoa học kỹ thuật.
Em xin chân thành cám ơn cô giáo PGS.TS Phan Thị Thu Hà cùng toàn thể
cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Thương mại và Phát triển khoa học kỹ
thuật đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Tuy nhiên, do
thời gian có hạn và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu
sót trong quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về Công ty Thương mại và
Phát triển khoa học kỹ thuật. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp giúp
đỡ của các thầy cô giáo để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn
thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2013
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trần Thị Tuyết Dung
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
CHƯƠNG I
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát chung sử dụng vốn lưu động
1.1.1. Vốn lưu động
1.1.1.1. Khái niệm về vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản
lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực
hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị của
chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn
lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh.
1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động
- Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp
cần để duy trì hoạt động thường xuyên, hay nói một cách cụ thể hơn đó là
lượng tiền cần thiết để tài trợ cho hoạt động chuyển hóa nguyên liệu thô thành
thành phẩm bán ra thị trường. Những thành tố quan trọng của vốn lưu động đó
là lượng hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả.
- Thay đổi trong lượng vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng
trực tiếp đến luồng tiền (hay người ta hay nói là lưu chuyển tiền tệ) của doanh
nghiệp. Tăng vốn lưu động đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sử dụng tiền
để thanh toán, chẳng hạn cho việc mua hoặc chuyển đổi hàng trong kho, thanh
toán nợ, Như thế, tăng vốn lưu động sẽ làm giảm lượng tiền mặt doanh
nghiệp đang nắm. Tuy nhiên, nếu vốn lưu động giảm, điều này đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp có ít tiền hơn để thanh toán cho các nghĩa vụ nợ ngắn hạn,
điều này có thể tác động gián tiếp, và thường khó lường trước, đến vận hành
trong tương lai của doanh nghiệp.
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
- Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu
vay nợ càng giảm. Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý
vốn lưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sẽ

được đầu tư một cách hiệu quả nhất cho nhà đầu tư.
- Vốn lưu động xét dưới góc độ tài sản là biểu hiện bằng tiền của tài sản
lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân
chuyển trong quá trình kinh doanh. Bao gồm:
Khoản mục tiền gồm: tiền có tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển
và chứng khoán thanh khoản cao. Khoản mục này thường phản ánh các khoản
mục không sinh lời hoặc khả năng sinh lời thấp
Các khoản đầu tư ngắn hạn bao gồm chứng khoán ngắn hạn, góp vốn kinh
doanh ngắn hạn.
Các khoản phải thu: thực chất của việc quản lý các khoản phải thu trong
doanh nghiệp là việc quản lý và hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại của
doanh nghiệp. Trong nên kinh tế thị trường chính sách tín dụng thương mại hợp
lý vừa là công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời cũng giúp cho doanh
nghiệp không bị chiếm dụng vốn quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Hàng tồn kho bao gồm: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm
dở dang, thành phẩm, bán thành phẩm, hàng hoá
Tài sản lưu động khác là biểu hiện bằng tiền của các khoản tạm ứng, chi
phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển đây là những khoản mục cần thiết phục vụ
cho nhu cầu thiết yếu cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.1.3. Phân loại vốn lưu động.
Để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thông thường vốn lưu
động được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
* Phân loại theo hình thái biểu hiện:
Theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành bốn loại:
- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán:
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
+ Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang

chuyển, kể cả kim loại quý (Vàng, bạc, đá quý …)
+ Vốn trong thanh toán: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản
tạm ứng, các khoản phải thu khác
- Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho): là các khoản vốn có
hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng
thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành phẩm.
+ Vốn về nguyên liệu và vật liệu chính: là giá trị các loại vật tư dự trữ sản
xuất mà khi tham gia vào sản xuất chúng cấu thành thực thể của sản phẩm.
+ Vốn vật liệu phụ: là giá trị các loại vật tư dự trữ dùng trong sản xuất.
Các loại vật tư này không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà nó kêt họp
với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài
của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sản phẩm thực hiện
được bình thường, thuận lợi.
+ Vốn về phụ tùng thay thế: là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa
chữa các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Vốn về sản phẩm dở dang: là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất
kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất.
+ Vốn thành phẩm: là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho.
- Các khoản phải thu, phải trả
+ Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể
hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng
hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước, trả sau.
Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư, Doanh nghiệp còn phải
ứng trước tiền cho người cung cấp, hình thành các khoản tạm ứng.
+ Các khoản phải trả: là các khoản vốn mà Doanh nghiệp phải thanh toán
cho khách hàng theo hợp đồng cung cấp, các khoản phải nộp cho ngân sách nhà
nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động.
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
7

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
- Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát
sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành
sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn tài sản cố
định, chi phí thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi
phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo,
phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản …
* Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất
kinh doanh.
Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản
nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế,
công cụ, dụng cụ lao động nhỏ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang và
vốn về chi phí trả trước.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm giá trị thành phẩm, vốn
bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay
ngắn hạn …), các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản
tạm ứng…).
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của vốn lưu động trong
từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ
cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
* Phân loại theo nguồn hình thành
Căn cứ vào nguồn hình thành thì tài sản lưu động sẽ được tài trợ bởi các
nguồn vốn sau:
- Vốn lưu động tự có: là vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, vốn
ngân sách của nhà nước cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, vốn chủ sở hữu,
vốn tự hình thành
- Vốn liên doanh liên kết: hình thành khi các doanh nghiệp cùng góp vốn
với nhau để sản xuất kinh doanh có thể bằng tiền vật tư hay tài sản cố định.

Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
- Nợ tích lũy ngắn hạn (vốn lưu động coi như tự có): là vốn mà tuy không
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng do chế độ thanh toán, doanh
nghiệp có thể và được phép sử dụng hợp pháp vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình (tiền lương, BHXH chưa đến kỳ trả, nợ thuế, tiền điện, tiền
nước chưa đến hạn thanh toán, các khoản phí tổn tính trước )
- Vốn lưu động đi vay: vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác.
- Vốn tự bổ sung: Được trích từ lợi nhuận hoặc các quỹ khác của
doanh nghiệp.
Như vậy việc phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành sẽ giúp cho
doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong
sản xuất kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính, mọi nguồn tài trợ
đều có chi phí sử dụng của nó, doanh nghiệp cần xem xét nguồn tài trợ tối ưu
để giảm chí phí sử dụng vốn của mình.
* Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn
Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành hai loại:
- Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệ, doanhh
nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tùy
theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn
chủ sở hữu có nọi dung cụ thể như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: Vốn do
chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; vốn góp cổ phần trong Công ty cổ phần: vốn
góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi
nhuận doanh nghiệp…
- Các khoản nợ: Là các khoản được hình thành từ vốn vay các ngân hàng
thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác: vốn vay thông qua phát hành trái
phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền
sử dụng các khoản nợ này trong một thời gian nhất định.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được

hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó có
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn,
đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.1.1.4. Kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động là tỷ lệ phần trăm giữa các thành phần vốn lưu động
chiếm trong tổng số vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Đối tượng lao động trong một doanh nghiệp được biểu hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau ở nhiều khâu khác nhau trong cả một chu kỳ sản xuất: ở
khâu dự trữ đó là những vật tư, nguyên vật liệu, dự trữ cho sản xuất và kinh
doanh; ở khâu sản xuất đó là những vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm đang
trong quá trình sản xuất ở khâu lưu động đó là thành phẩm vốn bằng tiền.
Do đó vốn lưu động cucả doanh nghiệp dùng dể mua sắm đối tượng lao
động cũng có kết cấu phức tạp và được chia thành những bộ phận chính sau:
* Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn
Tiền là lượng tiền mà doanh nghiệp có được do ngân sách cấp, do tự có,
hoặc do bổ sung tư lợi nhuận cuả doanh nghiệp, hoặc do đi vay. Nó tồn tại dưới
hình thức tiền mặt, tiền quỹ, tiền gửi ngân hàng và nó có vai trò rất quan trọng
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thuận lợi và liên tục trong quá trình
sản xuất kinh doanh và trong quá trình mua bán hàng hoá.
Đầu tư tài chính ngắn hạn: là việc doanh nghiệp bỏ vốn để mua các chứng
khoán có giá trị đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư bất động sản có thể thu hồi
trong thời hạn không quá một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh (như tín phiếu
kho bạc, ký phiếu ngân hàng…)
* Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho của doanh nghiệp thường bao gồm nguyên vật liệu, phụ
tùng thay thế hàng hoá thành phẩm hay một số công cụ dụng cụ dùng cho sản
xuất kinh doanh. Tất cả các doanh nghiệp đều có hàng tồn kho, bởi vì quá trình
sản xuất kinh doanh luôn biến động do phải chịu sự tác động của yếu tố môi
trường bên ngoài cũng như bên trong doanh nghiệp. Do vậy, để quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và bình thường, tránh sự
thiếu hụt và ứ đọng vốn không hợp lý thì doanh nghiệp cần phải có lượng hàng
tồn kho nhất định.
* Các khoản phải thu:
Khoản phải thu của khách hàng là một bộ phận thuộc tài sản lưu động của
doanh nghiệp phát sinh do doanh nghiệp chịu bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho
khách hàng của mình. Do yếu tố cạnh tranh cũng như nhu cầu tăng doanh số
bán ra, các doanh nghiệp luôn phải chấp nhận bán hàng theo phương thức tín
dụng, cho nên các khoản phải thu là một tất yếu được xác định trong vốn lưu
động của doanh nghiệp. Bán hàng theo phương thức tín dụng được doanh
nghiệp sử dụng như là điều kiện thanh toán, điều kiện bán hàng với khách hàng
đồng thời nó cũng là công cụ của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh.
* Tài sản lưu động khác:
Vốn lưu động của doanh nghiệp ngoài những thành phần chính trên còn
tồn tại trong các khoản khác như: các khoản tạm ứng, tạm chi, tạm gửi theo
những nguyên tắc riêng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi thanh
toán và xử lý.
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
1.1.1.5. Sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, vấn đề tổ chức
quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng và
phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện
nay. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, điều này đồng nghĩa với

việc doanh nghiệp tổ chức được tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn
luân chuyển từ loại này thành loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác,
rút ngắn vòng quay của vốn.
Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Có
nhiều cách phân loại vốn, mỗi cách phân loại có tác dụng riêng phù hợp với
yêu cầu của công tác quản lý. Thông qua các phương pháp phân loại giúp cho
nhà quản trị tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn
của những kỳ trước, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý
kỳ này để ngày càng sử dụng hiệu quả hơn vốn lưu động. Cũng như từ các cách
phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu vốn lưu động của
mình theo những tiêu thức khác nhau.
1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả tối đa
thu được với một chi phí vốn lưu động nhỏ nhất. Kết quả thu được ngày càng
cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Mục tiêu hàng đầu
của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận cao. Hiệu quả sử dụng vốn được thể
hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời của đồng
vốn kinh doanh.
Trong cơ cấu vốn kinh doanh, vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn
nó quyết định tới tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao chứng tỏ
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả. Do đó, mỗi
doanh nghiệp phải thường xuyên tính toán, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu
động để từ đó có biện pháp tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động tốt hơn Vì

thế, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính bắt buộc và
thương xuyên đối với doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta
thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý sử dụng vốn
1.1.2.2. Những chỉ tiêu phản ánh và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động của doanh nghiệp đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp
bình thường liên tục. Với vai trò quan trọng như vậy thì doanh nghiệp cần phải
sử dụng vốn lưu động sao cho nó có hiệu quả, thu hồi vốn nhanh, góp phần
nâng cao hoạt động của doanh nghiệp
Việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả được biểu hiện như sau:
- Với một lượng vốn lưu động như nhau nhưng kết quả hoạt động kinh
doanh cao hơn.
- Hoặc hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn được biểu hiện là việc tăng một
lượng vốn lưu động đem lại tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tốc độ tăng lợi
nhuận lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của một doanh nghiệp ta sử
dụng các chỉ tiêu sau:
a/ Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động
* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được thể hiện ở hai chỉ tiêu: Số lần luân
chuyển vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động.
- Số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ: phản ánh số vòng quay của
vốn lưu động được thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
M
Công thức xác định: L =
VLĐ
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
Trong đó:
L: là số lần luân chuyển (số vòng quay) của vốn lưu động trong kỳ

M: là tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ
VLĐ: là vốn lưu động bình quân trong kỳ
Số luân chuyển càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh độ dài một vòng
quay của vốn lưu động tức là số ngày cần thiết cho một vòng quay của vốn lưu
động.
Công thức xác định: 360 VLĐ x 360
K = hay K =
L M
Trong đó:
K: là kỳ luân chuyển vốn lưu động
Hai chỉ tiêu trên có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, nếu số vòng quay
của vốn lưu động trong kỳ càng lớn thì kỳ luân chuyển càng ngắn, chứng tỏ
việc quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Nếu số vòng quay của vốn
lưu động trong kỳ nhỏ thì luân chuyển lớn, hiệu qur sử dụng vốn lưu động
trong kỳ của doanh nghiệp chưa cao, doanh nghiệp cần có những biện pháp
quản lý nhằm tăng nhanh số vòng quay của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả
kinh doanh cho doanh nghiệp.
* Tốc độ luân chuyển khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải
thu của doanh nghiệp thành tiền mặt.
- Kỳ thu tiền bình quân:
Công thức tính:
360
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay các khoản phải thu
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu
(số ngày của một vòng quay là các khoản phải thu).
Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng
nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thể hiện chính sách thu hồi
công nợ của doanh nghiệp có hiệu quả.
* Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
- Vòng quay hàng tồn kho:
Công thức tính:
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân
chuyển trong kỳ.
Số vòng quay hàng tồn kho càng thấp thì có thể doanh nghiệp bị ứ đọng
vật tư hàng hóa do dự trữ quá nhiều hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm vì sản xuất
chưa sát với nhu cầu thị trường. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc
kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn
kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao.
- Kỳ kho tồn trung bình
Công thức tính:
Số ngày trong một năm (360)
Kỳ tồn kho trung bình =
Vòng quay hàng tồn kho
Kỳ tồn kho trung bình cho biết số ngày của một vòng quay hàng tồn kho.
Kỳ tồn kho trung bình càng ngắn thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao.
Chỉ tiêu này phản ánh hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ nhanh cỡ nào. Đó
chính là khoảng thời gian tính từ khi hàng hóa được sản xuất ra đến khi được
đem bán.
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
15

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
b/ Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
* Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Công thức tính:
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu được tạo ra trên một đồng vốn lưu
động bình quan là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn
lưu động càng cao và ngược lại.
* Tỷ suất lợi nhuân vốn lưu động
Công thức tính:
Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế)
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập). Tỷ suất lợi nhuận vốn
lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả.
* Hàm lượng vốn lưu động
Công thức tính:
Vốn lưu động bình quân
Hàm lượng vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng
doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
* Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn lưu động là số vốn lưu động mà doanh nghiệp tiết
kiệm được trong kỳ kinh doanh do sự thay đổi tốc độ luân chuyển vốn lưu
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41

16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
động được thể hiện bằng hai chỉ tiêu là: Mức tiết kiệm tuyệt đối và mức
tiết kiệm tương đối.
- Mức tiết kiệm tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh
nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc
khác.
Công thức tính:
M1
Vtktđ = ( x K1) – VLĐ0 = VLĐ1 – VLĐ0
360
Trong đó:
Vtktđ: Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối
VLĐ1, VLĐ0: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch
M1: Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch
K1: Kỳ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
- Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh
nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn song không cần tăng thêm
hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động.
Công thức tính:
M1
Vtktgđ = x (K1 – K0)
360
Trong đó:
Vtktgđ: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối
M1: Tổng mức luân chuyển năm kế hoạch
K0, K1: Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch
Nếu thời gian luân chuyển vốn lưu động kỳ này ngắn hơn kỳ trước thì
doanh nghiệp sé tiết kiệm được vốn lưu động. Số vốn lưu động tiết kiệm được
có thể sử dụng vào mục đích khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nếu

thời gian luân chuyển vốn lưu động kỳ này dài hơn kỳ trước thì doanh nghiệp
đã lãng phí vốn lưu động.
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
1.2.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp phải đảm bảo
nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất xây dựng, vừa đảm bảo sử dụng vốn có hiệu
quả, kết hợp sự vận động có vốn lưu động với sự vận động cuả vật tư hàng hoá
và bảo toàn vốn. Vậy doanh nghiệp có thể sử dụng một số biện pháp chủ yếu
sau đây:
- Xác định chính xác số vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn lưu
động đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận
lợi, liên tục đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, thúc đẩy vốn lưu động luân
chuyển nhanh từ đó nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Lựa chọn hình thức khai thác huy động vốn lưu động thích hợp nhằm
đáp ứng nhu cầu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, triệt để khai thác
các nguồn vốn bên trong doanh nghiệp đồng thời tính toán huy động vốn bên
ngoài hợp lý nhằm hạ thấp chi phí và đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp.
- Với xu hướng chung để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động là tăng tổng mức luân chuyển vốn lưu động,
giảm vốn lưu động bình quân trong kỳ. Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động, sử dụng tiết kiệm hiệu quả cần thực hiện tốt các biên pháp quản lý vốn
lưu động ở các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh khâu dự trữ sản xuất,
khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và thanh toán với bạn hàng. Đối với mỗi khâu
của quá trình sản xuất kinh doanh có biện pháp tăng tốc độ luân vốn lưu động
như sau:
* Thứ nhất: Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực sản
xuất. Doanh nghiệp thực hiện rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất thông qua rút

ngắn thời gian làm việc của quy trình công nghệ và phải đảm bảo yêu cầu chất
lượng kỹ thuật, hạn chế thấp nhất thời gian ngừng việc, thời gian gián đoạn các
khâu trong quá trình sản xuất .
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
* Thứ hai: Tăng tốc độ luôn chuyển vốn lưu động trong khâu lưu thông.
Thời gian luân chuyển vốn lưu thông phụ thuộc vào hoạt động tiêu thụ và mua
sắm. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các Doanh nghiệp luôn cố
gắng rút ngắn thời gian tiêu thụ, thu tiền tiêu thụ hàng hoá tới mức tối thiểu. Để
thực hiện nhiệm vụ này Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ thông tin, khả
năng sản xuất tối đa của công ty, từ đó có kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm
và thực hiện thu hồi công nợ. Việc quản lý Vốn Lưu Động ở khâu này không
tốt sẽ dẫn đến ứ đọng thành phẩm, vốn Lưu Động luân chuyển chậm, giảm hiệu
quả sử dụng Vốn lưu động của doanh nghiệp.
* Thứ ba: Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền. tiền mặt là tài sản không sinh
lãi. Nếu dự trữ tiền mặt sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn.Nhưng trong quá trình sản
xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ vốn bằng tiền mặt
hay tiền mặt tương đương ở một quy mô nhất định.Vì nó đảm bảo giao dịch
kinh doanh hàng ngày, bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các
dịch vụ cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến
động không lường trước đồng tiền vào ra của doanh nghiệp và hưởng lợi trong
thương lượng mua hàng. Do đó doanh nghiệp cần dự trữ tiền mặt một cách tối
ưu và có biện pháp quản lý chặt chẽ.
* Thứ tư: Quản lý công tác thanh toán nợ, tránh tình trạng bán hàng
không thu được tiền, vốn bị chiếm dụng, gây nên nợ khó đòi làm thất thoát
vốn lưu động. Với tư cách là chủ nợ, doanh nghiệp phải đưa ra các chính sách
tín dụng, lập kế hoác và kiểm soát các khoản phải thu. Để làm được điều này
các doanh nghiệp cần tiến hành phân loại và mở sổ chi tiết theo dõi các khoản
nợ phải thu của khách hàng, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn, có

biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán, có chính sách bán hàng
chịu đúng đắn đối với từng khách hàng, có rang buộc chặt chẽ trong hợp đồng
bán hàng, phân loại các khoản nợ quá hạn để tìm nguyên nhân và có biện
pháp xử lý thích hợp.
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
* Thứ năm: Giải quyết công tác luân chuyển vốn ở khâu dự trữ nguyên
vật liệu, hàng hoá.
Ngoài ra, hợp đồng là cơ sở vững chắc cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm hàng hoá. Việc ký kết hợp đồng đảm bảo việc sản xuất kinh doanh
của công ty tiến hành được liên tục, nhanh chóng, chủ động từ đó tác động làm
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiêp. Ký kết hợp đồng cũng
giúp doanh nghiệp chủ động lựa chọn phản ánh sản xuất kinh doanh có lợi nhất,
kết hợp hợp lý các yêu tố lao động, tiền vốn, vật tư của doanh nghiệp.
Thứ sáu: Khai thác tốt nguồn vốn trong thanh toán với lãi suất thấp.
Trong điều kiện nguồn vốn tự có dùng để dự trữ mua nguồn hàng, việc lợi dụng
vốn của các bạn hàng một cách hợp lý là cách thông minh mang lại doanh thu
cao với chi phí thấp hơn là vay vốn ngân hàng. Biện pháp mà các công ty nên
làm hiện nay là tăng cường dịch vụ uỷ thác nhập khẩu, biện pháp này không
cần phải bỏ vốn ra kinh doanh, không phải chịu rủi ro về giá chuẩn bị nguồn
hàng mà kết quả mang lại rất tốt.
* Thứ bảy: Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, đội ngũ cán bộ công nhân
viên có trình độ cao phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp sẽ là động lực
mạnh mẽ thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vậy doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán
bộ công nhân viên của công ty.
Trên đây là một số biện pháp căn bản nhằm thực hiện nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với những điều
kiên cụ thể của từng doanh nghiệp lại có từng biện pháp cụ thể riêng biệt. Vậy

doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tế của mình mà quyết định những
biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất.
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC KỸ THUẬT
2.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH Thương mại và Phát triển
khoa học kỹ thuật
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty
Công ty TNHH Thương mại và Phát Triển khoa học kỹ thuật là Công ty tư
nhân, được thành lập theo quyết định số 3689GP/TLDN ngày 16/06/1998 của
UBND Thành phố Hà Nội và đăng ký kinh doanh số 052583 do sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 17 tháng 07 năm 1998.
Tên giao dịch: Công ty TNHH Thương Mại và Phát Triển Khoa Học
Kỹ Thuật
Tên tiếng Anh: Technical Science Development and Trading
Company Ltd
Tên viết tắt: TDC Co., LTD
Vốn điều lệ: 5,000,000,000VNĐ
Trụ sở chính: Số 380 Phố Minh Khai - Phường Vĩnh Tuy - Quận Hai Bà
Trưng - TP. Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Số 96 Khuất Duy Tiến - Phường Nhân Chính -
Quận Thanh Xuân - TP.Hà Nội
Điện Thoại: 04-38543147 Fax: 04-35541140
Website:
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Tính đến nay Công ty TNHH Thương mại và phát triển khoa học kỹ thuật

đã có bề dày lịch sử hình thành và phát triển hơn 14 năm. Trải qua hơn 14 năm
xây dựng và trưởng thành công ty có những mốc lịch sử đáng chú ý sau:
- 1998: Trụ sở chính TDC được thành lập tại TP. Hà Nội và được hãng
SDMO ủy quyền làm nhà phân phối máy phát điện SDMO.
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
- 2003: TDC trở thành nhà lắp ráp cho những nhãn hiệu động cơ, đầu
phát có tên tuổi trên thế giới như: John Deere, Mecc Alte, Marerlli, Cramaco,
Lombardini, Leroysomer, Sincro, Linz…. để lắp ráp thành tổ máy phát điện với
nhãn hiệu CaPO của TDC.
- 2006: TDC được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 bởi tổ chức AFAQ
ASCERT và được chọn là nhà phân phối độc quyền tổ máy phát điện Toyo tại
thị trường Việt Nam.
- 2007: TDC hoàn thành giai đoạn đầu trong dự án xây dựng nhà máy tại
Hưng Yên và trở thành nhà phân phối tổ máy phát điện Mitsubishi công suất từ
480-2235KVA tại thị trường Việt Nam.
- 2009: Chứng chỉ ISO 9001:2000 của TDC được cấp năm 2006 đã được
nâng cấp thành chứng chỉ ISO 9001:2008, có giá trị trong vòng 3 năm từ tháng
11-2009 đến tháng 11 năm 2012.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, bán buôn máy móc thiết bị điện, vật
liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong
mạch điện). Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển.
Xuất khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
- Sản phẩm chính: Đặc điểm của công ty là chuyên sản xuất sản phẩm
thiết bị điện. Sản phẩm chủ yếu là máy phát điện, sản phẩm có ý nghĩa quốc gia
nên không thể sản xuất và tiêu thụ một cách tùy tiện được mà phải có quy định
cụ thể với từng mẫu mã, số lượng cũng như chất lượng.
- Nguyên liệu sử dụng chủ yếu: động cơ John Deere, đầu phát Mecc

Alte, Marerlli, Cramaco, Lombardini, Leroysomer, Sincro, Linz… để lắp ráp
thành tổ máy phát điện với nhãn hiệu CaPO của TDC
- Nguồn cung cấp chủ yếu: Nhập khẩu từ các nước Italya, Pháp, USA,
- Phương thức tiêu thụ chủ yếu của công ty là tiêu thụ theo đơn đặt hàng
và nhận thêm hợp đồng từ các đơn vị, tổ chức bên ngoài.
- Thị phần, đối thủ cạnh tranh: Do đặc điểm chủ yếu là sản xuất và tiêu
thụ theo đơn đặt hàng, một số hợp đồng từ các đơn vị tổ chức, nên công ty
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
có ít sản phẩm tồn kho không tiêu thụ được mà sản phẩm sản xuất ra thường
tiêu thụ hết.
- Đối thủ cạnh tranh của công ty là các công ty máy phát điện khác
- Khách hàng quen thuộc: Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình, Công
ty Nhiệt Điện Hải Phòng, Công ty Cổ phần Nhiệt Phả Lại, Trung tâm Quy
Hoạch và điều tra Tài Nguyên nước, Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm, Nhà máy
nhiệt điện Uông Bí ngoài ra còn có các đơn vị khác
- Quy trình công nghệ sản xuất: Mỗi sản phầm hoàn thành đều phải traỉ
qua nhiều khâu gia công liên tiếp theo trình độ nhất định. Động cơ, đầu phát
được nhập khẩu về từ các nước thuộc khối G7 sau quá trình gia công lắp ráp
theo tiêu chuẩn của hãng. Công ty gia công vỏ máy cùng tủ ATS đồng bộ với
thiết bị theo nhãn hiệu của TDC cung cấp trên thị trường.
Công ty TNHH Thương mại và Phát triển khoa học kỹ thuật là một
doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức
năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng
nhiệm vụ sau:
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do ban lãnh đạo
công ty đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục
đích thành lập doanh nghiệp.
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước về quản lý quá

trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong hợp đồng kinh tế với
các bạn hàng trong và ngoài nước.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi .
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện những quy định của nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người
lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo
phát triển bền vững, thực hiện đúng những mục tiêu kỹ thuật mà công ty áp
dụng cũng như những quy định có liên quan của công ty.
Để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, công ty có quyền hạn sau:
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
- Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện những hợp đồng sản
xuất kinh doanh. Giám đốc công ty là người đại diện cho công ty về quyền lợi,
nghĩa vụ sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định pháp luật hiện hành.
- Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
như: quảng cáo, triển lãm sản phẩm, mở các đại lý bán hàng
- Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có
tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng
2.1.4. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, để đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của Công ty, còn cần xem xét các chỉ tiêu phản ánh khả
năng sinh lời của Công ty. Các chỉ tiêu này được phản ánh qua bản sau:
Biểu 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(Đơn vị tính: VNĐ)
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
12.566.420.478 13.614.315.640 17.409.627.578

2 Giá vốn hàng bán 9.553.259.604 9.790.604.005 12.190.679.261
3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
3.013.160.866 3.823.711.635 5.218.930.317
4 Doanh thu hoạt động tài chính 27.830.629 33.082.000 59.147.707
5 Chi phí tài chính 467.996.001 258.250.604 1.372.960.246
6 Chí phí BH & QLDN 2.442.490.719 3.482.250.852 3.804.749.932
7 Lợi nhuận thuần HĐSXKD 130,504,775 116.292.179 100.367.845
8 Thu nhập khác 307.880
9 Chi phí khác 25.493.473
10 Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
105.011.302 116.292.179 100.738.725
11 Chi phí thuế TNDN 26.252.826 25.279.978 25184.681
12 Lợi nhuận sau thuế TNDN 68.758.476 91.012.201 75.554.004
(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm 2009, 2010, 2011 tại Phòng TCKT)
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
Qua bảng chỉ tiêu trên có thể thấy qua 3 năm doanh thu của Công ty có sự gia tăng
khá đều. Kết thúc năm 2010 doanh thu tăng rất nhẹ so với năm 2009 do nền kinh tế
gạp nhiều khó khăn, các đơn đặt hàng không nhiều và có phần giảm sút. Tuy nhiên
lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn vượt chỉ tiêu nhưng không đều
- Tổng doanh thu tăng đều hàng năm, năm 2011 so với năm 2009 tăng
4.843.207.100VNĐ tương đương với mức tăng 127,8%
- Lợi nhuận gộp tăng 2011 so với năm 2009 tăng 2.205.769.451VNĐ
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 tăng đáng kể so với năm 2019. Chi
phí quản lý doanh nghiệp tăng lên trong điều kiện sản lượng tiêu thụ doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ tăng đó là những thành tích đáng kể mà Công ty đã đạt
được. Tiếp theo là năm 2011, chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp tục tăng so với năm

2010. Mặc dù vẫn có sự gia tăng trong các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp,
nhưng sự tăng lên của các chi phí đã giảm đi rất nhiều so với năm 2010. Điều này
chứng tỏ doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến vấn đề quản lý chi phí.
- Tổng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế công ty tăng không đồng
đều giảm sút của năm 2011 nguyên nhân chủ yếu do sự biến động về tỷ giá ngoại tệ
không ổn định.
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh
2010/2009
So sánh
2011/2010
Tuyệ
t đối
%
Tuyệt
đối
%
Hiệu suất sử dụng
VLĐ
6.32 3.18 2.96 -3.14 -49.68 -0.22 -7.43
Hàm lượng VLĐ 0.21 0.43 0.48 0.22
104.7
6
0.05 10.42
Tỷ suất lợi nhuận
VLĐ
0.14 0.09 0.11 -0.05 -35.71 0.02 18.18
Mức tiết kiệm
VLĐ tuyệt đối

4.938.652.748 412,569,000
Mức tiết kiệm
VLĐ tương đối
4.632.518.86
4
832.964.321
(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm 2009, 2010, 2011 tại Phòng TCKT)
Sinh viên: Trần Thị Tuyết Dung Lớp Ngân hàng K41
25

×