Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Công thương Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.94 KB, 63 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề này là công trình của bản
thân. Mọi số liệu sử dụng trong chuyên đề này là những thông
tin xác thực.
Bắc ninh, ngày 18 tháng 7 năm 2012
Tác giả chuyên đề
Ngô Vũ Trà My
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
MỤC LỤC
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG CHUYÊN ĐỀ
1. CBNV: Cán bộ nhân viên.
2. CSTD: Chính sách tín dụng
3. DNNN: Doanh nghiệp Nhà Nước.
4. DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
5. GHTD: Giới hạn tín dụng.
6. HĐTD: Hợp đồng tín dụng
7. HMTD: Hạn mức tín dụng
8. NHNN: Ngân hàng Nhà Nước.
9. NHTM: Ngân hàng thương mại.
10. NH TMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần.
11. NH TMCP CT VN: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.
12. NH TMCP CT BN Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương
Bắc Ninh
13. NH TMNN: Ngân hàng thương mại Nhà Nước.


14. NQH: Nợ quá hạn.
15. QTRRTD: Quản trị rủi ro tín dụng
16. RRTD: Rủi ro tín dụng
17. TCTD: Tổ chức tín dụng.
18. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
19. TSBĐ: Tài sản bảo đảm.
20. XDCB: Xây dựng cơ bản
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động truyền thống và quan
trọng, chiếm khoảng 60 – 70 % tổng thu nhập của nhiều ngân hàng thương mại ở
nước ta hiện nay. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, với sự ra đời của
nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, đây là một trong những hoạt động đang có
sự cạnh tranh gay gắt. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (Vietinbank Bắc Ninh) chiếm
15,5% thị phần trong thị trường tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trong những
năm gần đây, chất lượng quản trị rủi ro của Chi nhánh Vietinbank Bắc Ninh đã
được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy, việc nghiên
cứu, đánh giá đúng thực trạng quản trị rủi ro và đề xuất các giả pháp phù hợp, có
tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, góp phần phát triển kinh
doanh bền vững là một yêu cầu cần thiết đối với Chi nhánh Vietinbank Bắc Ninh.
Do vậy em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàngTMCP Công thương Bắc Ninh”
2.Mục đích nghiên cứu:
Phân tích những vấn đề cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng, chất lượng quản trị
rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Xác định nhiệm vụ và vai
trò của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NH TMCP CT Bắc Ninh dựa trên tình
hình hoạt động thực tiễn tại NH TMCP CT Bắc Ninh trong những năm gần đây.

Đồng thời, phân tích những mặt đạt được và những tồn tại của chất lượng quản trị
rủi ro tín dụng. Đưa ra những kiến nghị, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất
lượng quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với xu hướng phát triển của NH TMCP CT
Việt Nam nói chung, Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề:
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
1
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Hoạt động tín dụng bao gồm 2 mặt: Huy động vốn và cho vay.
+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng quản trị tín dụng
của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Bắc Ninh từ năm 2009- 2011.
+ Nghiên cứu định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín
dụng trong thời gian tới.
4. Kết cấu của chuyên đề:
Tên đề tài: “Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàngTMCP Công thương Bắc Ninh”
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1

: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Bắc Ninh.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Bắc Ninh
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26

2
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng của NHTM
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản
(hoặc nguồn vốn) của chủ đối tượng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc
phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài
chính nhất định.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem
lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn.
Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi
ro hoạt động ngân hàng .Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tập trung lại chúng ta
có thể rút ra các nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau:
- Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn (defaut) trong thực hiện nghĩa vụ trả
nợ theo hợp đồng, bao gồm gốc và/hoặc lãi và/hoặc phí (nếu có). Sự sai hẹn có thể
là chậm thanh toán (delayed payment) hoặc không thanh toán (nonpayment).
- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và
giảm giá trị thị trường của vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua
lỗ, hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản.
- Đối với các nước đang phát triển (như ở Việt Nam), các ngân hàng thiếu đa
dạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn,
vì vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như là duy
nhất, đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ. Vì vậy, rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ
quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
- Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến
với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao, thì rủi ro tiềm ẩn
càng lớn).
- Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ

hoàn toàn được mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như tác hại do
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
3
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
chúng gây ra.
Rủi ro tín dụng là khả năng có thể xảy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng
của NH do khách hàng vay vốn không thực hiện được các nghĩa vụ theo đúng
cam kết của mình dẫn đến việc NH có thể bị thiệt hại.
1.1.2 Sự phát sinh rủi ro tín dụng:
Sự phát sinh rủi ro tín dụng được hiểu như những nguyên nhân xảy ra rủi ro
tín dụng. Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro hay nói cách khác hoạt động
ngân hàng luôn phải đối diện với rủi ro. Vì vậy, nhận diện những nguyên nhân gây
ra rủi ro tín dụng giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giảm thiệt hại.
Có 3 nhóm nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Những nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng:
+ Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận
dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều
vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó.
+ Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không
đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý.
+ Do cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơn
các ngân hàng khác.
+ Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành
đúng quy trình cho vay. Cán bộ tín dụng yếu kém về trình độ nghiệp vụ; Cán bộ tín
dụng vi phạm đạo đức kinh doanh.
+ Định giá tài sản không chính xác; không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp
lý cần thiết; hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là:dễ định giá;
dễ chuyển nhượng quyền sở hữu; dễ tiêu thụ.
- Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng:
+ Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.

+ Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả.
+ Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hoàng hóa không tiêu thụ được.
+ Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản.
+ Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lùa đảo.
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
4
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
+ Do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, ban điều hành.
- Các nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường bên ngoài:
+ Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…
+ Tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực bất ổn.
+ Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân
thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường.
+ Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.
Tóm lại, các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có những nguyên
nhân khách quan và những nguyên nhân do chủ thể tham gia quan hệ tín dụng.
Những nguyên nhân chủ quan, do các chủ thể có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
tín dụng và ngân hàng có thể kiểm soát được nếu có những biện pháp thích hợp
1.1.3 Đặc trưng của rủi ro tín dụng:
Để chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặc điểm của
rủi ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích. Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau:
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng
chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách
hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn; Hay nói cách khác
những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhân chủ yếu gây
nên rủi ro tín dụng của ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu hiện ở
sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín dụng do đặc
trưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ. Do đó khi phòng ngừa và
xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân

bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu, luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín
dụng của ngân hàng thương mại: Tình trạng thông tin không cân xứng đã làm cho
ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy
đủ, điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng.
Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợi
nhuận tương ứng.
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
5
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
1.1.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những
hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
• Đối với ngân hàng bị rủi ro:
Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí (nếu có)) làm cho doanh
thu của Ngân hàng bị giảm xuống. Trong khi đó, Ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi
cho các hoạt động kinh doanh của mình (hoạt động huy động vốn, hoạt động chi trả
lương, trích khấu hao, …). Hơn nữa, khi không thu hồi được vốn cũng làm thay đổi
tỷ lệ trích lập dự phòng riêng theo từng nhóm nợ (tăng trích lập dự phòng cụ thể).
Do đó, làm cho lợi nhuận của NH bị sụt giảm, thậm chí trầm trọng hơn NH có thể
sẽ bị phá sản.
• Đối với khách hàng:
Khi một NH bị rủi ro tín dụng ở mức cao sẽ làm cho vốn của NH này bị ứ
đọng trong nhóm khách hàng hàng đó sẽ làm cho khả năng tái kinh doanh của NH
bị chậm lại ảnh hưởng đến vòng quay vốn của các khách hàng vay vốn khác do khả
năng thanh khoản của NH bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khi nhóm đối tượng làm rủi
ro cho NH này cũng làm ảnh hưởng đến việc thanh toán cho khách hàng gửi tiền
dẫn đến người gửi tiền có nguy cơ không nhận được mức lãi suất tương ứng như kỳ
vọng ban đầu.

• Đối với hệ thống ngân hàng:
Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống
ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy, nếu
một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán
và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và
các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính
phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt
rút tiền tại các NHTM làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh toán.
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
6
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
• Đối với nền kinh tế
Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh điều tiết lượng
tiền trong nền kinh tế. Vì vậy, rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ
làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất
bình ổn về quan hệ cung cấu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình
an ninh chính trị bất ổn…
• Trong quan hệ kinh tế đối ngoại
Khi rủi ro trong ngành ngân hàng trong 1 quốc gia xảy ra sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến việc phát hành các loại giấy tờ có giá ra ngoài lãnh thổ do sức hấp dẫn của
các công cụ này bị ảnh hưởng và mức độ rủi ro cao. Do vậy, làm ảnh hưởng đến vị
thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng – tài chính quốc gia cũng như toàn bộ nền
kinh tế của quốc gia đó.
1.2 Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Thương Mại
1.2.1 Quản trị rủi ro tín dụng
1.2.1.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng:
* Quản trị rủi ro tín dụng:
Theo quan điểm của các nhà thống kê học hiện đại thì quản trị rủi ro tín dụng
là quá trình ngăn ngừa tiềm năng xuất hiện của việc không thanh toán được nợ của

khách hàng sẽ có thể xảy ra trong trương lai.
Theo Alexandard Jamets thì quản trị rủi ro tín dụng là việc những nhà quản trị
rủi ro bằng các nghiệp vụ của mình để không xảy ra hoặc hạn chế những tổn thất
trong việc sử dụng vốn vay thông qua nghiệp vụ tín dụng của NH
Như vậy: Quản trị rủi ro tín dụng trong Ngân hàng là tổng hòa các biện
pháp, các chính sách để nắm bắt được sự phát sinh và lượng hóa được những tổn
thất tiềm ẩn từ đó tìm cách giảm thiểu hoặc loại bỏ những tổn thất này.
1.2.1.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
1.2.1.2.1 Nắm bắt được sự phát sinh của rủi ro:
Xuất phát từ việc phòng, chống và giảm thiểu rủi ro các nhà quản trị rủi ro sẽ
xem xét các khoản đầu tư (cho vay) của NH để đưa ra những nhận định về từng
khoản đầu tư này có thể đó là những khoản đầu tư đã xảy ra rủi ro hoặc những
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
7
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
khoản đầu tư có mức độ rủi ro tiềm ẩn lớn.
Đây là một bước hết sức quan trọng trong việc quản trị rủi ro. Nếu bước này
thất bại thì toàn bộ việc hoạch định chiến lược của NH sẽ bị sai định hướng. Điều này
nếu ở mức độ nhẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch lợi nhuận của NH. Còn nếu ở
mức độ cao hơn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống NH và nền kinh tế do tác động
dây truyền và nhân rộng.
Để nắm bắt được sự phát sinh rủi ro tín dụng đòi hỏi các nhà quản trị rủi ro tín
dụng phải lượng hóa được mức độ rủi ro tín dụng của từng đối tượng khách hàng.
Đo lường rủi ro tín dụng:
Một trong những tính chất cơ bản của tài chính hiện đại là tính rủi ro, và vì vậy tất
cả các mô hình tài chính hiện đại đều được đặt trong môi trường rủi ro. Do đó, cần thiết
phải có một khái niệm rủi ro theo quan điểm lượng và phải xây dựng công cụ để đo
lường nó. Có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng. Các mô
hình này rất đa dạng bao gồm các mô hình định lượng và mô hình định tính. Chuyên đề
xin giới thiệu một số mô hình như sau:

* Mô hình định tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C
- Tư cách người vay (Character).
- Năng lực của người vay (Capacity).
- Thu nhập của người vay (Cashflow).
- Bảo đảm tiền vay (Collateral).
- Các điều kiện (Conditions): - Kiểm soát (Control): Việc sử dụng mô hình
này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ
chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân
tích, đánh giá của CBTD.
* Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng:
•Mô hình điểm số Z:
•Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
Tóm lại, vì mỗi mô hình quản trị rủi ro tín dụng đều có những ưu và nhược
điểm, mặt khác các mô hình này không loại trừ lẫn nhau, nên thông thường các
ngân hàng thường kết hợp sử dụng nhiều mô hình để phân tích đánh giá mức độ rủi
ro tín dụng.
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
8
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng thường sử dụng mô hình
định tính để đánh giá khoản vay từ khâu thẩm định đến việc quản lý, theo dõi, kiểm
tra và giám sát các khoản nợ vay.
- Yếu tố 1: Thẩm định cho vay
- Yếu tố 2: Kiểm tra tín dụng
1.2.1.2.2 Lượng hóa được mức độ tổn thất khi xảy ra rủi ro:
Đối với các nhà quản trị rủi ro thì việc lượng hóa được các mức độ tổn thất
khi xảy ra rủi ro là bước khá quan trọng. Ở khâu này, nhiệm vụ của nhà quản trị
rủi ro là thấy được những tác hại có thể đến và mức độ tổn thất với NH khi xảy
ra rủi ro.
Tác dụng của việc này không chỉ để biết được đâu là nguyên nhân chủ yếu,

đâu là nguyên nhân thứ yếu mà còn giúp cho nhà quản trị rủi ro đưa ra được kế hoạch
hành động cụ thể đâu sẽ là nhiệm vụ trước mắt, đâu sẽ là nhiệm vụ lâu dài. Trong một
thời gian cụ thể có thể nhà quản trị phải tiến hành lựa chọn việc xử lý rủi ro khi rủi ro
xẩy đến thì việc lượng hóa được mức độ tổn thất chính xác sẽ đưa ra câu trả lời chính
xác n hất cho nhà quản trị rủi ro.
Theo quy định hiện hành thì mức độ rủi ro được lượng hóa theo quyết định
số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN
ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN theo đó bằng việc phân loại nợ và trích lập
dự phòng rủi ro hàng tháng sẽ cho biết được mức độ rủi ro và nguồn thanh toán của
các khoản rủi ro này.
1.2.2 Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng
1.2.2.1 Khái niệm về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng
Chất lượng quản trị rủi ro tín dụng là sự đáp ứng mục tiêu hoạt động tín
dụng của NHTM làm cho rủi ro tín dụng có thể xảy ra sẽ gây tổn thất với mức độ
thấp nhất.
1.2.2.2 Sự cần thiết nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng
Công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các NH
nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định vầ quản lý
tốt các khoản cho vay, các khoản sẽ dự định giải ngân sẽ hạn chế được những rủi ro
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
9
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
tín dụng mà NH sẽ gặp phải và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho NH. Vì vậy, nâng
cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề cần thiết trong hoạt động tín dụng
được thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Đổi mới biện pháp quản trị rủi ro
- Tiếp cận những quy tắc chuẩn của thế giới
- Rủi ro tiềm ẩn ngày càng cao
- Dự báo các diễn biến của thị trường
1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị rủi ro tín dụng

1.2.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng tín dụng:
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc quản trị rủi ro tín dụng NH vì
nó phản ánh chân thực và rõ nét nhất hiệu quả của việc quản trị rủi ro tín dụng
là như thế nào.
Chất lượng tín dụng được thể hiện tập trung nhất là chất lượng quản trị rủi ro
tín dụng. Nó được phản ánh cụ thể bằng các chỉ tiêu sau:
a. Nợ đủ tiêu chuẩn: Là các khoản nợ trong hạn mà các tổ chức tín dụng đánh
giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn theo cam kết trong hợp
đồng tín dụng đã ký và Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh gía là
có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng
thời hạn còn lại
Ý nghĩa: Phân tích chỉ tiêu này cho thấy quy mô tín dụng của NH này ở mức
độ như thế nào, tỷ trọng nhóm nợ này là bao nhiêu. Từ đó cho ta cách nhìn khái
quát về chất lượng tín dụng của NH. Do vậy, đánh giá được phần nào chất lượng
quản trị trong NH.
b. Nợ quá hạn:
Là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn (cả gốc và/hoặc lãi và/hoặc
các chi phí khác (nếu có)) theo đúng quy định tại hợp đồng tín dụng được đã ký với
NH cho vay.
Để đảm bảo quản trị rủi ro, các NHTM thường chia nợ quá hạn theo các
tiêu thức sau:
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
10
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Thông thường để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM người ta thường
dùng chỉ tiêu kết quả phân loại nợ để đánh giá nợ quá hạn.
•Căn cứ theo thời gian và hình thức vi phạm hợp đồng tín dụng:
Nhóm 2 (nợ cần chú ý )
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn)
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
Bên cạnh đó, quy định này cũng nêu rõ, thời gian thử thách để thăng hạng nợ
(ví dụ từ nhóm 2 lên nhóm 1…) là 6 tháng đối với khoản nợ trung dài hạn và 03
tháng đối với khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày khách hàng trả đầy đủ gốc và lãi của
khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Và toàn bộ dư
nợ của khách hàng tại các TCTD được phân vào cùng một nhóm nợ ví dụ: khách
hàng có hai khoản nợ trở lên tại các TCTD mà có bất cứ một khoản nợ nào được
phân vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ còn lại thì toàn bộ các khoản nợ còn
lại của khách hàng phải được TCTD phân vào nhóm nợ có độ rủi ro cao nhất đó.
•Căn cứ tính chất khoản vay: Nợ quá hạn chia ra thành:
- Nợ cần chú ý (Nợ nhóm 2): là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
và các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu hoặc các khoản nợ có đủ căn
cứ để đánh giá ở nhóm 2.
- Nợ xấu: Bao gồm những khoản vay khó có khả năng thu hồi đã bị quá hạn
trên 90 ngày và các khoản nợ được gia hạn nợ từ 1 lần trở lên cũng như các khoản
vay được thay đổi kỳ hạn trả nợ từ 02 lần trở lên. Nó bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ
nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn (Từ nhóm 3 đến nhóm 5). Đây là loại nợ có mức
độ rủi ro cao nhất phản ánh chất lượng tín dụng thực tại của một tổ chức tín dụng một
cách toàn diện nhất.
c.Nợ đã được xử lý rủi ro:
- Nợ đã được xử lý rủi ro: là loại nợ đã được xử lý rủi ro hất ra ngoại bảng để
theo dõi riêng. Đây là những khoản tín dụng gần như chắc chắn NH không thu được
nợ của khách hàng mà phải dùng nguồn đã trích dự phòng rủi ro tín dụng của chính
TCTD đó để bù đắp cho khoản tín dụng thất thoát này.
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
11
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Do đặc tính vốn có của loại nợ này mà ta không thấy chúng trên bảng cân đối
kế toán của TCTD. Tuy nhiên, chúng lại là những nhân tố phản ánh chính xác nhất
chất lượng tín dụng trong 1 thời kỳ của 1 TCTD như thế nào.

- Căn cứ để biết được số tiền nợ đã xử lý rủi ro:
+ Nguồn xử lý rủi ro của TCTD: Nguồn này được tính trên cơ sở của việc
phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Nguồn xử lý rủi ro tín dụng này được tính
thẳng vào lợi nhuận của NH. Do vậy, nếu không có nguồn xử lý rủi ro này thì
TCTD sẽ phải sử dụng vốn tự có để thanh toán.
+ Dư nợ nhóm nợ xấu cuối năm trước: Căn cứ trên mức dư nợ xấu cuối năm
trước mà NH đã có sẽ có khả năng khó thu hồi nên phải xử lý rủi ro.
+ Tình hình của khách hàng (Sản xuất, kinh doanh, thanh toán công nợ, …):
Đây là nhân tố quyết định số tiền đã được xử lý rủi ro. Nếu tình hình của khách
hàng trở lên khả quan hơn (sản xuất, kinh doanh ổn định và có lãi, trang trải được
công nợ và các khoản nợ đối với bạn hàng, …) thì việc thanh toán nợ xấu của khách
hàng đối với NH là tất yếu. Khi đó nợ xấu giảm và số tiền được xét vào diện cần xử
lý rủi ro cũng giảm theo. Và ngược lại.
d. Tốc độ tăng (giảm) của nợ quá hạn
Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (giảm) trong một giai đoạn của NH. Căn cứ
vào đây có thể thấy được chất lượng tín dụng trong từng thời kỳ là xấu hay tốt, cũng
từ đó đánh giá được chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong kỳ là như thế nào.
Việc đánh giá tốc độ tăng của nợ quá hạn phải căn cứ theo tốc độ tăng của
từng nhóm nợ (Từ nhóm II - nhóm V) và kết cấu loại nợ quá hạn (Nợ cần chú ý và
nợ xấu)
e. Tốc độ tăng (giảm) của nợ đã được xử lý rủi ro
Thông thường sẽ không ai đánh giá chỉ tiêu này. Tuy nhiên, trong công tác
kinh doanh hiện đại thì việc làm “sạch” bảng cân đối có nhiều ý nghĩa quyết định
trong kinh doanh (Tăng giá cổ phiếu phát hành, tăng khả năng cạnh tranh, …). Hơn
nữa, việc xử lý rủi ro tín dụng trong năm cũng sẽ là hành động ảnh hưởng tới mức
“chốt lời” của các NH.
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
12
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Do vậy, việc đánh giá tốc độ tăng của nợ đã được xử lý rủi ro sẽ cho thấy được

chất lượng thực sự của TCTD này. Từ đó sẽ có được những chính sách, biện pháp
phù hợp hơn đối với từng giai đoạn, từng thời kỳ đối với nợ đã được xử lý rủi ro.
f. Hệ số nợ quá hạn
Dư nợ quá hạn
Hệ số nợ quá hạn = x 100%
Tổng dư nợ
Chỉ số này cho biết tỷ lệ nợ quá hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng mức dư nợ.
Một tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp sẽ cho thấy chất lượng quản trị
rủi ro tín dụng tốt và ngược lại 1 TCTD có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ cho thấy chất
lượng quản trị rủi ro tín dụng kém.
Tại Việt Nam một tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu dưới 4,5% được coi là nằm
trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ 4,5% thì tổ chức đó cần phải
xem xét, ra soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chỉ tiết và thận
trọng hơn.
g. Hệ số nợ quá hạn thực
Dư nợ quá hạn + Nợ đã xử lý rủi ro
Hệ số nợ quá hạn thực = x 100%
Tổng dư nợ + Nợ đã xử lý rủi ro
Chỉ số này cho biết tỷ lệ nợ quá hạn thực của TCTD này chiếm bao nhiêu %
trong tổng mức dư nợ thực. Chỉ số này càng thấp chứng tỏ chính sách quản trị rủi ro
tín dụng được bảo đảm an toàn hơn. Hiện tại, chưa có văn bản nào quy định về tỷ lệ
chuẩn đối với các NH.
h. Hệ số nợ quá hạn theo từng cách phân loại cho vay
Hệ số này cho người phân tích cách nhìn đa chiều về nợ quá hạn tại 1 TCTD.
Nó phản ánh chính xác nhất nợ quá hạn tập trung ở loại nợ nào tùy thuộc vào cách
phân loại dư nợ của NH (Theo thành phần kinh tế, Loại cho vay, ngành nghề cho
vay, …). Theo đó, Qua hệ số này NH sẽ sử dụng các biện pháp, chính sách nhằm
hạn chế việc tăng dư nợ hay tập trung thu nợ làm “sạch” bảng cân đối hoặc tăng
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
13

Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
trưởng dư nợ trong lĩnh vực nào. Hơn nữa, đây cũng là căn cứ để các nhà quản trị
rủi ro tín dụng hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như đưa ra những biện
pháp xử lý, phương hướng cho hoạt động kinh doanh NH trong thời gian tới.
i. Tốc độ gia tăng của nợ quá hạn so với tốc độ gia tăng của nợ đã xử lý rủi ro
so với tốc độ tăng của Tổng dư nợ.
Chỉ tiêu này phản ánh được rõ nét nhất chất lượng quản trị rủi ro tín dụng gia
tăng phụ thuộc vào tốc độ gia tăng của tổng dư nợ hay không. Do vậy, đánh giá chỉ
tiêu này cho nhà quản trị rủi ro cách nhìn tổng thể, chính xác nhất để nâng cao chất
lượng quản trị rủi ro tín dụng trong khâu quản lý khách hàng.
k. Đánh giá số giảm miễn lãi trong kỳ
Để phân tích cụ thể hơn về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong kỳ được
trọn vẹn hơn, đánh giá chính xác được các khoản cấp tín dụng có mức độ rủi ro hay
không thì cần phải xem xét thêm cả chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này cho biết cụ thể hơn
mức độ khách hàng được giảm miễn lãi. Điều này cũng phản ánh chất lượng tín
dụng của NH trong kỳ báo cáo.
l. Đánh giá tổn thất do rủi ro tín dụng trong kỳ:
Đây là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong
một giai đoạn của NHTM. Nếu tổn thất do rủi ro tín dụng trong kỳ nhỏ điều này
chứng tỏ chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của NH này là tốt. Ngược lại nếu tổn
thất do rủi ro tín dụng trong kỳ lớn chứng tỏ chất lượng quản trị rủi ro tín dụng của
NH này là kém.
Tại Việt Nam căn cứ để đánh giá tổn thất rủi ro tín dụng chính là nguồn trích
lập dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập hàng tháng, số tiền được giảm miễn lãi
trong năm và các chi phí liên quan đến việc tận thu nợ (Chi phí phát mại tài sản, chi
phí khác phục vụ việc tố tụng, …). Tuy nhiên, đây chỉ là tổn thất do rủi ro tín dụng
trong kỳ mà nhà quản trị có thể nhìn thấy và ước tính được (Tổn thất hữu hình)
nhưng còn những hệ lụy liên quan đến những khoản tín dụng bị rủi ro này đem đến
(Tổn thất vô hình) thì nhà quản trị không thể nào dự đoán chính xác được.
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26

14
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
m. Đánh giá lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh gián tiếp chất lượng tín dụng trong kỳ. Cần phải đánh
giá mức tăng trưởng tín dụng trong kỳ với lợi nhuận đem lại từ hoạt động tín dụng.
Nếu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong kỳ phù hợp với tốc độ tăng trưởng của quy
mô tín dụng thì chứng tỏ chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong kỳ được bảo đảm
và ngược lại
1.2.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá về nguồn nhân lực:
Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực thể hiện ở những chỉ tiêu cụ thể sau:
- Trình độ bình quân của cán bộ NH: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá, so sánh
giữa các thời kỳ hoạt động của kinh doanh và so sánh giữa các NH với nhau đẻ biết
được trình độ cán bộ trong NH mình quản lý được nâng cao hay giảm thấp. Từ đó
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.
- Năng suất lao động: Chỉ tiêu này thể hiện hiệu suất lao động để từ đó người
quản lý hoạt động NH phải tìm mọi cách tăng năng suất lao động trên cơ sở nâng
cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.
- Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên: Cần thiết phải thực hiện trên
cơ chế lương kinh doanh trả theo kết quả công việc hoàn thành theo mô tả công
việc. Mặt khác, phải có chế độ thưởng phạt đúng người, đúng việc, đúng thời điểm.
Điều này có tác động to lớn và thiết thực trong việc nâng cao chất lượng quản trị rủi
ro tín dụng tốt.
- Chính sách đào tạo cán bộ: Cần có chính sách đào tạo, đào tạo lại cán bộ để
không những cập nhật các kiến thức mới trong kinh doanh mà còn nâng cao kỹ
năng tiếp thị, kỹ năng đàm phán, kỹ năng nhận biết đặc điểm và khả năng đánh giá
khách hàng. Văn hóa doanh nghiệp tập trung chủ yếu là văn hóa bán hàng và đạo
đức nghề nghiệp cần phải được nâng cao.
1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.
- Nhân tố chủ quan của bản thân NHTM:
+ Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ

+ Nội dung quy trình rủi ro tín dụng
+ Chính sách tín dụng: Hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng là kim chỉ
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
15
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
nam cho việc thực hiện trong thực tiễn. Mặt khác, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào
năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét,
quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian cho vay.
+ Biện pháp: Những biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động phải
thực hiện một các đầy đủ, triệt để. Đặc biệt là các biện pháp liên quan đến yếu tố
con người.
- Nhân tố khách quan:
+ Biến động của nền kinh tế:
+ Chính sách quản lý của NHNN:
- Khách hàng vay vốn : Có thể thấy được rằng đây là đối tượng quan trọng nhất
của các NHTM, do vậy cần phải xem xét nguyên nhân xảy ra rủi ro từ đối tượng
này bắt nguồn từ những nguyên nhân nào.
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
16
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG BẮC NINH
2.1 Sự hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần công
thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh:
Bắc Ninh là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn (Có vị trí địa lý thuận
lợi: Nằm trên khu tam giác phát triển trọng điểm của Nhà nước: Hà Nội – Quảng
Ninh – Lạng Sơn, giao thông đường thủy và đường bộ đều thuận tiện, có nhiều làng
nghề truyền thống như: Đồng Kỵ, Phù Lãng, Đa Hội, Phong Khê, … Ngoài ra, hiện
tại tỉnh Bắc Ninh có nhiều KCN cụm Công Nghiệp tập trung. Đặc biệt có 03 KCN

cấp Quốc Gia là: KCN Quế Võ, KCN Tiên Sơn và KCN Yên Phong. Ngoài ra, còn
có KCN Việt Nam – Singapore cùng nhiều cụm công nghiệp khác như: Lạc Vệ, Đại
Bái,Đa hội, Đồng Kỵ …) nên tiềm năng tín dụng là rất lớn. Mức độ cạnh tranh trong
ở thị trường tài chính – Ngân hàng cũng rất gay gắt. Tính đến hết ngày 31/12/2011
tỉnh Bắc Ninh có 23 Ngân hàng thương mại quốc doanh và NH TMCP cấp I, 72
Phòng giao dịch, 25 Quỹ tín dụng nhân dân và 1 chi nhánh quỹ tín dụng Trung
Ương có mạng lưới phát triển rộng khắp các huyện, thành phố của tỉnh. Tổng nguồn
vốn huy động tín dụng trên địa bàn tỉnh tính đến cuối năm 2011 ước đạt 15.630 tỷ
đồng tăng 16,8% so với thời điểm cuối năm 2010. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm đạt
8.556 tỷ đồng tăng 18.9% so năm 2010. Dư nợ cho vay trên địa bàn tỉnh đạt 25.600
tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2010. Trong đó vay ngắn hạn chiếm 68,7% so với
tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,92%.
Tiền thân của NH TMCP CT BN là Ngân hàng Công Thương Bắc Ninh.
Ngân hàng Công Thương Bắc Ninh là chi nhánh cấp 2 trực thuộc NH Công Thương
Hà Bắc trước đây. Sau khi tỉnh Hà Bắc được chia tách thành 2 tỉnh là: Bắc Ninh và
Bắc Giang thì NH Công Thương Bắc Ninh chính thức trở thành chi nhánh cấp 1
trực thuộc NH Công Thương Việt Nam kể từ ngày 01/01/1997.
Kể từ ngày chính thức trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NH Công
Thương Việt Nam, Chi nhánh Bắc Ninh có 01 trụ sở chính đặt tại Số 92 – Ngô Gia
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
17
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
Tự - TP Bắc Ninh và 1 Chi nhánh cấp 2 là NH Công Thương Tiên Sơn tại thị trấn
Từ Sơn – Bắc Ninh. Số lượng cán bộ nhân viên là 126 người với dư nợ bình
quân/người đạt khoảng 456 triệu/người. Độ tuổi bình quân cán bộ cao, trình độ còn
nhiều bất cấp. Hầu hết các cán bộ đều chưa được đào tạo lại, chưa được trang bị
những kiến thức mới về kinh doanh tiền tệ theo nền kinh tế thị trường.
Đến hết ngày 31/12/2005 NH Công Thương Bắc Ninh chính thức thực hiện
chương trình hiện đại hóa NH theo quy định của NH Công Thương Việt Nam. Theo
đó, 2 chi nhánh cấp 2 trực thuộc NH Công Thương Bắc Ninh là Chi nhánh Tiên Sơn

và Chi nhánh KCN Tiên Sơn chính thức trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc NH
Công Thương Việt Nam. Trong giai đoạn này, Số lượng cán bộ thuộc biên chế
khoảng 80 người với dư nợ đạt 412.491 triệu đồng.
Đến ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN
thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thì
NH Công Thương Bắc Ninh cũng chính thức trở thành 1 chi nhánh phụ thuộc của
NH TMCP CT VN.
Trải qua 12 năm đổi mới và phát triển, NH TMCP CT Bắc Ninh đang dần từng
bước khẳng định vị thế trên thị trường tài chính – Ngân hàng trong tỉnh. Tính đến hết
31/12/2010 chi nhánh Bắc Ninh có 06 phòng nghiệp vụ, 03 Phòng giao dịch loại I, 06
Phòng giao dịch loại II và 01 Quỹ tiết kiệm. Số lượng cán bộ nhân viên đang dần được
trẻ hóa để thích ứng được với nhu cầu phát triển mới. Hiện tại, số lượng cán bộ nhân
viên trong chi nhánh là 114 người (trong đó có 95 người là lao động biên chế, còn 9
người là lao động hợp đồng), số lượng cán bộ có tuổi đời dưới 35 trong Chi nhánh
chiếm trên 70% tổng số lượng cán bộ. Tuổi đời bình quân của toàn chi nhánh là 37.
Số lượng cán bộ có trình độ trên đại học là 4 người, Cán bộ có trình độ đại học là 72
người, có 4 người trình độ cao đẳng, 10 người trình độ trung cấp, còn lại là lao động
thủ công chưa được đào tạo. Số lượng lao động hợp đồng đều là những người có
trình độ đại học.
Địa bàn hoạt động kinh doanh của NH TMCP CT Bắc Ninh khá rộng, dàn
trải theo địa giới hành chính và tập trung tại những khu vực kinh tế tập trung, đông
dân cư và các nhà máy xí nghiệp trong tỉnh và các KCN tập trung. Đặc điểm này
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
18
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
thuận lợi cho NH TMCP CT BN trong việc cạnh tranh để phát triển. Tuy nhiên, lại
khó khăn trong việc điều hành
2.2. Cơ cấu tổ chức, điều hành của NH TMCP CT Việt
Nam chi nhánh Bắc Ninh:
Là một chi nhánh cấp I phụ thuộc Vietinbank, NH TMCP CT BN cũng có cơ

cấu tổ chức đã được nêu trên theo đúng quy định của NH TMCP CT VN.
Cơ cấu tổ chức chi tiết Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Bắc
Ninh
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động năm 2011 NH TMCP CT BN)
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
BAN
GIÁM
ĐỐC
BAN
GIÁM
ĐỐC
KHỐI
KINH
DOANH
KHỐI
KINH
DOANH
KHỐI
QUẢN
LÝ RỦI
RO
KHỐI
QUẢN
LÝ RỦI
RO
KHỐI
TÁC
NGHIỆP
KHỐI
TÁC

NGHIỆP
KHỐI
HỖ TRỢ
KHỐI
HỖ TRỢ
PHÒNG
GIAO
DỊCH
LOẠI 1
PHÒNG
GIAO
DỊCH
LOẠI 1
PHÒNG
KHÁCH
HÀNG
DOANH
NGHIỆP
PHÒNG
KHÁCH
HÀNG
DOANH
NGHIỆP
PHÒNG
KHÁCH
HÀNG

NHÂN
PHÒNG
KHÁCH

HÀNG

NHÂN
CÁC
PHÒNG
GIAO
DỊCH
LOẠI 2
CÁC
PHÒNG
GIAO
DỊCH
LOẠI 2
PHÒNG
QUẢN
LÝ RỦI
RO VÀ
QUẢN
LÝ NỢ
CÓ VẤN
ĐỀ
PHÒNG
QUẢN
LÝ RỦI
RO VÀ
QUẢN
LÝ NỢ
CÓ VẤN
ĐỀ
PHÒNG

KẾ
TOÁN
GIAO
DỊCH
PHÒNG
KẾ
TOÁN
GIAO
DỊCH
PHÒNG
TIỀN TỆ
KHO
QUỸ
PHÒNG
TIỀN TỆ
KHO
QUỸ
PHÒNG
GIAO
DỊCH
HÒA
ĐÌNH
PHÒNG
GIAO
DỊCH
HÒA
ĐÌNH
PHÒNG
GIAO
DỊCH

CỔNG Ô
PHÒNG
GIAO
DỊCH
CỔNG Ô
PHÒNG
GIAO
DỊCH
THỊ CẦU
PHÒNG
GIAO
DỊCH
THỊ CẦU
PHÒNG
GIAO
DỊCH
GIA
BÌNH
PHÒNG
GIAO
DỊCH
GIA
BÌNH
PHÒNG
GIAO
DỊCH
THUẬN
THÀNH
1
PHÒNG

GIAO
DỊCH
THUẬN
THÀNH
1
PHÒNG
GIAO
DỊCH
THUẬN
THÀNH
2
PHÒNG
GIAO
DỊCH
THUẬN
THÀNH
2
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
ĐIỆN
TOÁN

PHÒNG
ĐIỆN
TOÁN
PHÒNG
GIAO
DỊCH TP
BẮC
NINH
PHÒNG
GIAO
DỊCH TP
BẮC
NINH
PHÒNG
GIAO
DỊCH
THỊ
TRẤN
PHỐ
MỚI-
QUẾ VÕ
PHÒNG
GIAO
DỊCH
THỊ
TRẤN
PHỐ
MỚI-
QUẾ VÕ
PHÒNG

GIAO
DỊCH
THỊ
TRẤN
THỨA-
LƯƠNG
TÀI
PHÒNG
GIAO
DỊCH
THỊ
TRẤN
THỨA-
LƯƠNG
TÀI
19
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
2.3. Hoạt động kinh doanh
2.3.1 Huy động vốn
Huy động vốn bao giờ cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của NH
TMCP CT BN vì nó quyết định đến đầu tư vốn. Có thể nói hiện nay công tác huy
động vốn là công tác quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của NH vì có huy
động vốn được nhiều thì mới có thể đầu tư mở rộng kinh doanh. Trong những năm
gần đây, dưới sức ép của việc canh tranh, NH TMCP CT BN đã có khá nhiều các
sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi
Bảng 2.1: Nguồn vốn hàng năm của Chi nhánh Bắc Ninh
ĐVT: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009

2010 2011
Số tiền
Tốc độ
(%)
Số tiền
Tốc độ
(%)
Tiền gửi doanh nghiệp
243 285 474 594 95% 487 878 2.7%
Tiền gửi tiết kiệm
476 614 555 451 16.5% 773 816 39.3%
Phát hành các công cụ nợ
375 148 53 224 -85% 12 033 -77.4%
Vay tổ chức tín dụng khác
80 000 442 031
Tổng nguồn vốn
1 095 047 1 163 269 6.2%
1 715 758
47.5%
(Nguồn: Báo cáo hàng năm (từ năm 2009 – 2011) của Chi nhánh Bắc Ninh)
Từ bảng trên có thể nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm (từ năm 2009
đến hết năm 2011 nếu lấy năm 2009 làm mốc) thì số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng
có xu hướng tăng lên. Năm 2010 tăng 6.2% so với năm 2019, Năm 2011 tăng 47.5 %
2010. Cơ cầu nguồn vốn theo xu hướng tập trung nhiều vào các công cụ nợ và vay vốn
từ các tổ chức tín dụng khác. Điều này, về ngắn hạn sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến
hoạt động kinh doanh của NH. Tuy nhiên, về mặt dài hạn thì việc này làm giảm khả
năng kinh doanh của NH do hầu hết các khoản vay tổ chức tín dụng khác và phát hành
các công cụ nợ đều có mức lãi suất huy động cao hơn mặt bằng lãi suất. Do đó, làm
tăng chi phí đầu vào từ đó làm cho lợi nhuận sụt giảm.
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26

20
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng
2.3.2 Sử dụng vốn:
Để cụ thể hóa lợi nhuận là danh mục sinh lời chủ yếu trong hoạt động của
NH thì việc sử dụng vốn được coi là một trong những mặt hết sức quan trọng, đây
là nghiệp vụ tạo tiền của NHTM nên việc sử dụng vốn như thế nào là điều quan
trọng, cần thiết trong hoạt động kinh doanh của NH trong nền kinh tế thị trường như
hiện nay.
Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh Bắc Ninh chủ yếu tập trung vào hoạt
động cho vay và hoạt động đầu tư. Trong đó, hoạt động cho vay chiếm đa số, còn
hoạt động đầu tư chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.
Hoạt động cho vay:
Tổng dư nợ hàng năm của NH TMCP CT BN đang ngày một tăng lên, với số
lượng sản phẩm cho vay cũng tăng theo thời gian. Không chỉ tập trung cho vay
bằng những sản phẩm cho vay truyền thống như cho vay theo các phương thức:
Từng lần, hạn mức, dự án đầu tư, mà còn có cả cho vay theo phương thức hạn mức
thấu chi, … Ngoài ra, khách hàng nhận tiền vay cũng rất đa dạng, không chỉ nhận
tiền vay bằng tiền mặt mà có thể chuyển khoản trực tiếp cho người thụ hưởng hoặc
nhận tiền vay dưới hình thức nhận thẻ tín dụng, Ngoài ra, NH TMCP CT BN còn
thực hiện bảo lãnh cho các khách hàng và thực hiện phát hành thư tín dụng. Số
lượng sản phẩm cho vay đa dạng phong phú đáp ứng được nhiều yêu cầu về tín
dụng của các khách hàng.
Bảng 2.2: Dư nợ, số lượng sản phẩm và khách hàng tín dụng hàng năm
của Chi nhánh Bắc Ninh
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm

2011
Tổng dư nợ (Triệu đồng) 955 839 1 588 736 1 947 037
Số lượng sản phẩm cho vay(sp) 315 426 515
Số lượng khách hàng vay (người) 1 426 1 963 2 050
(Nguồn: Báo cáo hàng năm (từ năm 2009 – 2011) của Chi nhánh Bắc Ninh)
SV: Ngô Vũ Trà My Lớp : CĐ26
21

×