Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Thực trạng hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2009-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 60 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài, trong khi
thống nhất chưa được bao lâu nên xuất phát điểm nền kinh tế không cao, nền sản
xuất ở mức độ thấp, công nghệ kĩ thuật lạc hậu,… Thực hiện quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa, nước ta đã bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể như:
tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, ổn định, tốc độ lạm phát được kiểm soát
và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Trong điều kiện hiện nay, khi xu
thế hội nhập và hợp tác trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế cũng như giữa các
quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên rõ ràng và cần thiết hơn bao giờ hết thì
ngành ngân hàng đang đóng vai trò như là huyết mạch. Hệ thống ngân hàng nếu
phát triển sẽ có tác dụng tích cực đến mọi hoạt động của xã hội và ngược lại, cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua là một minh chứng cho thấy vai trò đó. Khi
các nền kinh tế trên thế giới đang dần phục hồi thì ngành ngân hàng là đòn bẩy
quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình này. Ở nước ta, hoạt động của lĩnh vực ngân
hàng, tài chính trong thời gian qua được đánh giá là khá tốt. Tuy nhiên, đây vẫn là
lĩnh vực được đánh giá là tiềm năng, đáng được quan tâm và đầu tư hơn nữa. Với
gần 90 triệu người dân và khoảng hơn 400 ngàn doanh nghiệp, các ngân hàng đang
có những cơ hội rất lớn để phát triển.
Ngân hàng thương mại là hệ thần kinh,trái tim của nền kinh tế , là dấu hiệu
báo hiệu sức khỏe của nền kinh tế.Các ngân hang mạnh nền kinh tế mạnh,ngược lại
các ngân hàng yếu kém nền kinh tế sẽ yếu kém.Thậm chí nếu ngân hàng đổ vỡ nền
kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng và sụp đổ
Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các
hoạt động cho vay và đầu tư.Ngân hàng thương mại đã thâm nhập vào mọi lĩnh
vực kinh tế - xã hội như là người mở đương,người tham gia,người quyết định đối
với mọi quá trình sản xuất kinh doanh.Ngân hàng thương mại ngày càng đóng vai
trò là trung tâm tiền tệ , tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế , là định
chế quan trọng nhất của nền kinh tế
Chính vì tầm quan trọng to lớn của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh
tế nên trong quá trình thực tập tại Chi nhánh Hà Thành Ngân hàng thương mại cổ
phần Bắc Á, em đã chọn đề tài : “Thực trạng hoạt động của Ngân hàng thương


mại cổ phần Bắc Á Chi nhánh Hà Thành giai đoạn 2009-2011”. Trên cơ sở nỗ
lực tìm hiểu, nghiên cứu và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng khách
hàng và cô giáo hướng dẫn:TS Phùng Thị Lan Hương ,giảng viên khoa Ngân hàng
– Tài chính trường Đại học Kinh tế -kỹ thuật công nghiệp, em đã hoàn thành báo
cáo thực tập tổng hợp. Bản báo cáo của em gồm 3 chương chính:
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH HÀ THÀNH
Do trình độ và kinh nghiệm thực tiễn của em còn nhiều hạn chế nên bản báo
cáo không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự chỉnh sửa của cô hướng dẫn để
bản cáo cáo được trọn vẹn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
CHƯƠNG I :KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á
I. Khái quát những nét cơ bản về tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương
mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Hà Thành
1 Về Ngân hàng TMCP Bắc Á
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á . Ngân hàng Bắc Á là một Ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam được thành lập và đăng kí hoạt động tại nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng được đăng kí thành lập từ tháng 9/1994
theo quyết định số 183/QĐ-NHNN ngày 1/9/1994 của thống đốc Ngân hàng Nhà
nước . Ngân hàng thượng mại cổ phẩn Bắc Á là một trong những ngân hàng lớn
hoạt động kinh doanh lành mạnh . Đây là Ngân hàng TMCP có doanh số hoạt động
kinh doanh lớn nhất khu vực miền trung.
Trụ sở chính của Ngân hàng đặt tại số 117 Quang Trung – Thanh phố Vinh –
Tỉnh Nghệ An .Ngân hàng có một trụ sở chính ,nhiều các chi nhánh và phòng giao
dich khác
Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á đang ngày càng phát triển và hội nhập
với khu vực và thế giới. Nhận thấy cơ hội phát triển mới mở ra khi Việt Nam đã là
thành viên của WTO , Ngân hàng Bắc Á đã không ngừng mở rộng phạm vi hoạt

động và hiền là một trong số các Ngân hàng TMCP lớn với mạng lưới hoạt động
khắp các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm trong cả nước
Để có thể đứng vững và phát triển, Ngân hàng TMCP Bắc Á ngoài huy động
vốn , cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán đã không ngừng đa dang hóa việc
cung cấp các dịch vụ : Mở tài khoản nội tệ , ngoại tệ , nhận tiền gửi , đầu tư cho
vay và bảo lãnh , thanh toán trong nước và ngoài nước , tài trợ thương mại ,
chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối , phát hành và thanh toán thẻ, séc du lịch ,
ngân hành trực tuyến ….Ngoài hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ , Ngân hàng
thương mại cổ phẩn Bắc Á còn tham gia vào kinh doanh vào lĩnh vực du lịch và
khách sạn.Hiện tại Ngân hang Bắc Á đang trực tiếp đầu tư , quản lý và khai thác
khách sạn Xanh ( Green hotel) đạt tiêu chuẩn ba sao tại thị xã Cửa Lò Nghệ An
Không dừng lại ở đó Ngân hàng TMCP Bắc Á còn là thành viên chính thức của
Hiệp hội thanh toán viễn thông lien Ngân hàng toàn cầu , Hiệp hội các Ngân hàng
Châu á, Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam và phòng công nghiệp thương mại Việt
Nam. Trong những năm hoạt động , Ngân hàng thương mại cổ phẩn Bắc Á đã vinh
dự nhận đươc cờ thi đua của Thủ tướng Chinh Phủ , bằng khen của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước về thành tích hoạt động kinh doanh và cờ thi đua của Ủy ban
nhân dân tỉnh Nghệ An , là một trong mười Ngân hàng được chọn tham gia vào hệ
thống Thanh toán tự động lien Ngân hàng
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Hà Thành
Chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Bắc Á – Chi nhánh Hà thành được
thành lập theo quyết định số 52/2006-HĐQT ngày 11/5/2006 của hội đồng quản trị
Ngân hàng Bắc á về việc thành lập Chi nhánh Phương Mai sau đổi thành chi nhánh
Hà Thành trụ sở đặt tại 11 Nguyễn Thị Định – Cầu Giấy – Hà Nội. Sau hơn 6 năm
hoạt động Chi nhánh ngày càng phát triển và mở rộng về quy mô. Bộ máy bao gồm
Ban giám đốc Chi nhánh và các phòng trực thuộc.
Để tìm kiếm khách hàng và thu hút huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh
tế, Ban giám đốc Chi nhánh bắt tay xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh
tại chi nhánh và tìm kiếm các địa điểm tiềm năng để mở rộng mạng lưới lập thêm
các phòng giao dịch và quỹ tích kiệm nhằm nâng cao doanh số huy động vốn trong

xã hội.
Kể từ khi thành lập đến nay chi nhánh luôn tập trung hoàn thành tốt việc nâng
cao kỷ cương, bố trí cán bộ chủ chốt và nhân sự cho các điểm giao dịch mới. Tạo
dựng được khung pháp lý trong quản trị điều hành thông qua các cơ chế, quy trình
hoạt động và tác nghiệp, cơ chế phân cấp ủy quyền đảm bảo được tính hiệu quả và
an toàn trong hoạt động của Chi nhánh. Thực hiện rõ ràng và minh bạch công tác
kiểm tra, giám sát, quản lý và phân cấp trong phần lớn các lĩnh vực nghiệp vụ.
1.3. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Sau 6 năm hoạt động, Chi nhánh luôn tạo dựng và duy trì hình ảnh của mình
với những khách hàng thân thiết và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Để đạt
được những mục tiêu về huy động vốn và tăng lợi nhuận Chi nhánh đã triển khai
chiến lược kinh doanh cụ thể ở các mặt hoạt động sau:
 Huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ từ mọi
nguồn vốn trong nước dưới các hình chủ yếu:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi
thanh toán của tất cả các tổ chức, dân cư.
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu.
 Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng:
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo cơ chế hiện hành bằng đồng
Việt Nam và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế,
hộ gia đình và các cá nhân có nhu cầu.
- Các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh.
- Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối.
- Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng.
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
a. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của NH TMCP Bắc Á- CN Hà Thành
Với đội ngũ nhân viên trẻ, được đào tạo bài bản trên 70% có trình độ đại học và
sau đại học. Trong thời gian qua chi nhánh đã có nhiều sáng tạo trong công tác đào

tạo cán bộ, thường xuyên tổ chức các khóa học nghiệp vụ sát với thực tiễn, sát với
yêu cầu của một thị trường có tính cạnh tranh cao, sát với nhu cầu tác nghiệp, kế
hoạch và chiến lược phát triển của đơn vị. Đội ngũ này đã có những đóng góp tích
cực và quan trọng trong việc xây dựng và phát triển mô hình hoạt động hiện hành
của chi nhánh, tạo dựng một thương hiệu riêng cho Chi nhánh.
b. Nhiệm vụ các phòng ban
b.1. Giám đốc chi nhánh
BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
Phòng
Kế
toán-
Tài
chính
Phòng
Kế
toán-
Tài
chính
Phòng
Tiền tệ-
Kho
quỹ
Phòng
Tiền tệ-
Kho
quỹ
Phòng
Dịch vụ
Khách

hàng
Phòng
Dịch vụ
Khách
hàng
Phòng
Tín
Dụng
Phòng
Tín
Dụng
Phòng
Tổng
hợp
Phòng
Tổng
hợp
Phòng
Giao
Dịch
I
Phòng
Giao
Dịch
I
Phòng
Giao
Dịch
II
Phòng

Giao
Dịch
II
Phòng
Giao
Dịch
III
Phòng
Giao
Dịch
III
Phòng
Giao
Dịch
IV
Phòng
Giao
Dịch
IV
Giám đốc ngân hàng là người đứng đầu Ngân hàng và thực hiện các nhiệm vụ
quyền hạn, điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và báo cáo lên cho
người quản lý ngân hàng cấp trên.
Chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và thực
hiện các chương trình kế hoạch theo quy chế của Ngân hàng cấp trên.
b.2. Phó giám đốc
Phó giám đốc là nhà quản lý cấp dưới bên cạnh Giám đốc, phụ trách một số
hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nhiệm vụ khác của đơn vị và chịu trách nhiệm
công việc trước giám đốc .
Thay mặt Giám đốc thực hiện các công việc được ủy quyền thông qua văn bản
ủy quyền. Là người tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn của mình

b3.Phòng kế toán tài chính
Chức năng:
Tham mưu giúp Ban giám đốc trong việc triển khai thực hiện chế độ kế toán –
tài chính, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán tại Chi nhánh theo đúng
Luật kế toán, thống kê của Nhà Nước, quy định của Bộ tài chính, của NHNN và
của Ngân hàng TMCP Bắc Á . Phòng kế toán tài chính còn có chức năng phục vụ
các đối tượng khách hàng là tổ chức (cư trú và không cư trú) có quan hệ giao dịch
với Chi nhánh theo đúng quy định, quy chế về hạch toán, kế toán thanh toán và
quy trình nghiệp vụ của Nhà Nước, NHNN và Ngân hàng TMCP Bắc Á .
Nhiệm vụ:
 Kế toán giao dịch:
- Mở, quản lý và giải quyết các yêu cầu liên quan đến tài khoản tiền gửi của
các khách hàng là tổ chức.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước bằng các lệnh ủy nhiệm chi, ủy
nhiệm thu, nhờ thu, chuyển tiền điện tử, séc chuyển khoản, séc bảo chi
- Thực hiện công tác kế toán tiền vay theo quy trình .
 Kế toán tài chính
- Tạo và kiểm tra bảng kết hợp doanh số ngày, tổng hợp các số liệu kế toán,
lập các bảng cân đối kế toán định kỳ, tổng kết tài sản và kết quả kinh doanh
của Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Hà Thành.
- Lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm của Chi nhánh.
- Hạch toán và theo dõi tình hình dự trữ bắt buộc, phí BHTG của Chi nhánh.
- Thực hiện việc tập hợp, đánh số, gửi kho lưu trữ chứng từ theo chế độ quy
định.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của
Ngân hàng TMCP Bắc Á , NHNN và Ban giám đốc Chi nhánh.
b4.Phòng Tiền tệ- Ngân quỹ
Chức năng:
Phòng Ngân quỹ có chức năng triển khai thực hiện công tác quản lý giấy tờ có
giá, quan trọng và tài sản quý tại Chi nhánh, bảo quản và thực hiện thu chi tiền mặt

VND và ngoại tệ đảm bảo đúng quy trình, chế độ quản lý kho quỹ của Nhà Nước,
của ngành Ngân hàng và Ngân hàng TMCP Bắc Á.
Nhiệm vụ:
- Thực hiện thu chi tiền mặt VND , ngoại tệ và séc du lịch đảm bảo an toàn kho
quỹ.
- Quản lý, bảo quản kho tiền, ấn chỉ quan trọng, các loại tiền ngoại bảng, các giấy
tờ có giá do các phòng nghiệp vụ gửi theo đúng quy định của NHNN Việt Nam
và Ngân hàng TMCP Bắc Á .
- Thực hiện điều chuyển tiền mặt VND và ngoại tệ, séc du lịch, thực hiện tiếp
quỹ, điều quỹ cho các phòng giao dịch, đảm bảo định mức tồn quỹ theo quy
định.
- Giám định tiền giả; kiểm tra, phân loại tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông đảm bảo
bảo an toàn lưu thông theo quy định của NHNN Việt Nam và Ngân hàng
TMCP Bắc Á.
- Chuẩn bị đầy đủ tiền VND để tiếp quỹ cho hệ thống ATM của Chi nhánh.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và bất thường theo yêu cầu của Ban giám
đốc; của Ngân hàng TMCP Bắc Á .
b.5. Phòng khách hàng :
Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Khách hàng được thực hiện theo quy định
chức năng, nhiệm vụ của các phòng thực hiện nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Bắc Á.
b.6. Phòng tín dụng
Chức năng:
Phòng tín dụng là phòng nghiệp vụ có chức năng triển khai nghiệp vụ cấp tín
dụng đối với đối tượng khách hàng là gồm: cho vay, bảo lãnh theo đúng các quy
định, quy chế về cho vay hiện hành của Ngân hàng TMCP Bắc Á.
Phòng Tín dụng thể nhân là đầu mối trong việc triển khai các chính sách và sản
phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Bắc Á tại chi nhánh Hà
Thành.
Nhiệm vụ:

- Thực hiện việc cho vay và theo dõi thu lãi vay; thu nợ gốc đối với khách
hàng (bao gồm: cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác và hợp tác xã) theo quy
định hiện hành.
- Đầu mối tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ xin phát hành thư bảo lãnh đối với
khách hàng ( trường hợp khách hàng cầm cố, thế chấp để phát hành thư bảo lãnh).
- Nghiên cứu, tổ chức triển khai các sản phẩm cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu
thị trường.
- Xây dựng chiến lược mở rộng và phát triển cho vay khách hàng .
b7. Phòng tổng hợp
Chức năng:
Phòng Tổng hợp là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp Ban giám
đốc Chi nhánh Hà Thành Ngân hàng TMCP Bắc Á trong việc thực hiện tổng hợp,
phân tích và xây dựng các kế hoạch kinh doanh; quản trị, điều hành vốn, lãi suất và
kinh doanh ngoại tệ; công tác thông tin tuyên truyền, phát triển mạng lưới của chi
nhánh Hà Thành theo đúng quy định và chế độ của NHNN Việt Nam và Ngân
hàng TMCP Bắc Á .
Nhiệm vụ
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan xây dựng kế hoạch, lập và theo
dõi thực hiện kế hoạch cân đối vốn và sử dụng nguồn vốn của chi nhánh Hà Thành
Ngân hàng TMCP Bắc Á.
- Căn cứ các chính sách của NHNN Việt Nam và Ngân hàng TMCP Bắc Á để
xây dựng, công bố và lưu giữ các loại giá mua bán sản phẩm (lãi suất huy động, lãi
suất cho vay, phí dịch vụ ngân hàng );
- Quản lý vốn Ngân hàng TMCP Băc Á Chi nhánh Hà Thành. Nhận tiền gửi từ
khách hàng dưới các hình thức kỳ hạn và lãi suất thỏa thuận.
- Tổng hợp, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, xây dựng các báo cáo sơ
kết, tổng kết định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban giám đốc Chi nhánh và
quy định của Ngân hàng TMCP Bắc Á, NHNN Thành phố Hà Nội.
- Tham mưu, giúp Ban giám đốc ban hành các chính sách ưu đãi về lãi suất, tỷ
giá, phí đối với các khách hàng cũng như xây dựng các biện pháp để thực hiện

chính sách, chủ trương của Ngân hàng TMCP Bắc Á ;
- Marketing, thông tin tuyên truyền quảng bá thương hiệu, hình ảnh Chi nhánh
Hà Thành Ngân hàng TMCP Bắc Á;
b.8. Các phòng giao dịch
Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội có một sự phát triển mạnh về quy mô.
Thể hiện qua sự phát triển của hệ thống phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. Mặc
dù quy mô hoạt động là khác nhau song Giám đốc Chi nhánh NHTMCPNT Hà Nội
quy định chức năng, nhiệm vụ chung cho các phòng Giao dịch đó là huy động vốn;
Cho vay cầm cố, thế chấp tài sản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình
và cá nhân; Các dịch vụ về ngân hàng tại Chi nhánh. Ngoài ra, một số phòng Giao
dịch có những chức năng khác tùy theo quyết định của Giám đốc chi nhánh
NHTMCPNT Hà Nội.
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH HÀ THÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á
I. Phân tích khái quát báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Bắc Á (2009-
2011)
bảng 1 :báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Bắc Á (2009-2011)
1. Đánh giá khai quát về tình hình Tài sản – Nguồn vốn
1.1. Về tài sản
Năm 2009 tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Băc Á đạt 11.572.688 triệu đồng.
Năm 2010 con số này tăng lên 18.786.402 triệu đồng tăng 7.213.714 triệu đồng
tương đương tăng về số tương đối là 62,33 %. Con số này tiếp tục tăng lên mức
22.566.395 triệu đồng vào năm 2011 tương đương ở mức tăng 3.779.994 triệu
đồng về số tuyệt đối và 20,12 % về số tương đối. Chỉ trong vòng 3 năm tổng tài
sản của Ngân hàng TMCP Bắc Á đã tăng gấp đôi từ hơn 11 tỷ (2009) đến hơn 22
tỷ (2011).
Có thể thấy trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng TMCP Bắc Á thì khoản mục
“cho vay và cho thuê tài chính khách hàng” luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng tài sản. Năm 2009, dư nợ cho vay là 5.197.546 triệu đồng , chiếm 44,91% tỷ
trọng tổng tài sản của Ngân hàng. Sang đến năm 2010 dư nợ của Ngân hàng tiếp

tục tăng đạt 6.539.608 triệu đồng chiếm 34,81% tỷ trọng trong tổng tài sản.Như
vậy khoản mục tín dụng này qua 2 năm tăng 1.342.062 triệu đồng tương đương
tăng lên 25,82% về số tương đối. Tuy có sự tăng lên về tổng dư nợ đối với nền
kinh tế, nhưng tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tài sản lại giảm đi: năm 2009
chiếm 44,91% tỷ trọng, năm 2010 giảm xuống còn 34,81% sang đến năm 2011
giảm tiếp xuống còn 34,65%.Với mức tỷ trọng trong tổng tài sản là 34,65% tương
đương 7.820.301 triệu đồng , năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 1.280.693
triệu đồng tương đối tăng 19,58%. Tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng tăng
50,46% chỉ sau 3 năm đây là một thành tựu to lớn của Ngân hàng TMCP Bắc Á thể
hiện sự tăng trưởng liên tục của Ngân hàng trong mảng tín dụng mảng hoạt động
kinh doanh chính của Ngân hàng
Hai khoản mục “tiền, vàng gửi các TCTD khác” và “chứng khoán đầu tư” hoán
đổi vị trí thứ 2 và thứ 3 qua các năm. Năm 2009, “tiền và vàng gửi các TCTD
khác” là 3.283.619 triệu đồng chiếm tỷ trọng 28,37 % trong tổng tài sản và chiếm
tỷ trọng lớn thứ 2 sau khoản mục “cho vay khách hàng” . Đến năm 2010 con số
này tăng lên 5.853.895 triệu đồng chiếm 31,16 % tỷ trọng tổng tài sản , tăng
2.570.275 triệu đồng về số tuyệt đối, tăng 78,28% về số tương đối so với năm
2009. Năm 2011, “tiền và vàng gửi tại các TCTD khác” là 5.398.846 triệu đồng
chiếm 23,92 % tỷ trọng tổng tài sản giảm 3.640.390 triệu đồng, về số tương đối
giảm 7,77 % so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong khoản mục tài sản
Khoản mục “chứng khoán đầu tư” năm 2009 chỉ đạt 1.701.040 triệu đồng
chiếm 14,7 % tỷ trọng đứng thứ 3 trong tỷ trọng tổng tài sản. Đến năm 2010 con số
này tăng lên 3.880.601 triệu đồng chiếm 20,66% trong tỷ trọng tổng tài sản tăng
hơn so với năm 2009 về số tuyệt đối là 2.179.560 triệu đồng vể số tương đối tăng
128,13 % , đây cũng là năm mà tốc độ tăng trưởng của khoản mục này lớn nhất
trong cơ cấu tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Bắc Á. Sang đến năm 2011,
“chứng khoán đầu tư” đạt 26,78% trong khoản mục tổng tài sản đưa con số này đạt
mức 6.042.754 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối là 2.162.154 triệu đồng tương đối
tăng 55,72 % so với năm 2010. Khoản mục này sau 3 năm đã tăng đến 4.341.714
triệu đồng tăng 255% (2009-2011) và vươn lên chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ

cấu tổng tài sản. Đây là một tốc độ tăng trưởng rất cao thể hiện một sự tăng trưởng
lớn trong khoản mục đầu tư của Ngân hàng TMCP Bắc Á. Đầu tư là khoản mục
mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng chỉ sau khoản mục tín dụng. Việc đầu tư vào
các lọa chứng khoán là cách để Ngân hàng TMCP Bắc Á đa dạng hóa các khoản
mục đầu tư, tối ưu hóa các nguồn vốn lỏng nâng cao hệ số sử dụng vốn đồng thời
lại đảm bảo khả năng thanh toán lúc cần thiết cho Ngân hàng do Ngân hàng có thể
bán và chiết khấu thông qua thị trường. Việc này càng phát triển danh mục đầu tư
của Ngân hàng TMCP Bắc Á đưa đến cho Ngân hàng nhiều lợi nhuận, nhiều điều
kiện thuận lợi nhưng nhà quản trị Ngân hàng cũng cần xem xét để có một cơ cấu
hợp lí trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế hiện nay.
Trong năm 2011, do sự khó khắn chung của tình hình kinh tế, ngoài các khoản
mục có sự tăng trưởng nhanh như đã nêu ở trên thì một số khoản mục như “ chứng
khoán kinh doanh”, “ tiền và vàng gửi các TCTD khác” có sự suy giảm. “Chứng
khoán kinh doanh” năm 2009 đạt 53.158 triệu đồng chiếm 0,46% tỷ trọng, năm
2010 tăng lên 61.023 triệu đồng chiếm 0,32 % tỷ trọng tổng tài sản nhưng đến năm
2011 lại có sự sụt giảm lớn, chỉ còn 35.447 triệu đồng chiếm 0,16 % tỷ trọng giảm
hơn so với năm 2010 là 25577 triệu đồng, tương đương giảm 41,91 %.
Khoản mục thứ 2 có sự suy giảm trong năm 2011 là “tiền, vàng gửi các TCTD”.
Năm 2011 giảm 445.049 triệu đồng, tương đương giảm 7,77% so với năm 2010.
Nhìn một cách tổng quát ta thấy rằng cơ cấu tài sản của Ngân hàng TMCP Bắc Á
khá hợp lý. Các khoản mục sinh lời đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của
Ngân hàng mà cao nhất là “cho vay và cho thuê tài chính khách hàng”. Tuy vậy
Ngân hàng nên nâng cao tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tổng tài sản
hơn nữa đồng thời với việc đó là nâng cao chất lượng tín dụng. Việc đầu tư mang
lại lợi nhuận , đa dạng hóa các danh mục đầu tư, tính năng thanh khoán khi năm
giữ các chứng khoán hiệu quả nhưng các nhà quản trị Ngân hàng cũng phải xây
dựng một tỷ lệ hợp lý trong tổng tài sản của Ngân hàng.
1.2. Về nguồn vốn
Nhìn chung tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng TMCP Bắc Á
tăng qua các năm từ 2009 – 2011. Để thấy được mức độ tăng ta sử dụng bảng 1cho

thấy:
Tổng nguồn vốn năm 2009 là 11.572.688 triệu đồng , năm 2010 là 18.786.402
triệu đồng tăng 62,33 % so với năm 2009 , tuyệt đối tăng 7.213.714 triệu đồng.
Đến cuối năm 2011 con số này là 22.566.395 triệu đồng tăng tuyệt đối 3.779.994
triệu đồng tương đối tăng 20,12 %
Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á thì “tiền gửi khách
hàng” chiếm tỷ trọng lớn nhất. “Tiền gửi khách hàng” tăng dần theo từng năm.
Năm 2009 “tiền gửi khách hàng” là 7.793.425 triệu đồng chiếm 67,34 % trong
tổng nguồn vốn thì tới năm 2010 “ tiền gửi khách hàng” là 10.068.844 triệu đồng
chiếm 51,60 % tỷ trọng nguồn vốn tăng về số tuyệt đối 2.275.419 triệu đồng,
tương đối tăng 29,2 %, năm 2011 con số này tăng thêm 1.012.128 triệu đồng tương
đương tăng 10,05 % để đạt tổng nguồn vốn là 11.080.972 triệu đồng chiếm 49,1 %
tổng nguồn vốn. Vốn huy động từ tiền gửi khách hàng liên tục tăng và tăng nhanh
biểu hiện vị trí vững vàng, uy tín ngày càng được khẳng định của Ngân hàng
TMCP Bắc Á trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng. Đây chính là lợi thế của Ngân
hàng TMCP Bắc Á phát huy trong thời gian tiếp theo
Giống như “ tiền gửi khách hàng” thì “tiền gửi và vay các TCTD khác” cũng
tăng dần theo từng năm và chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng nguồn vốn. Năm
2009 “tiền gửi và vay các TCTD khác” là 1.293.261 triệu đồng chiếm 11,18% tổng
nguồn vốn. Song sang năm 2010 con số này là 3.472.889 triệu đồng chiếm 18,49
% tỷ trọng tổng nguồn vốn tăng tuyệt đối 2.179.629 triệu đồng tương đối tăng
168,54%. Năm 2011 “tiền gửi và vay các TCTD khác” tiếp tục tăng thêm
2.543.704 triệu đồng tương đương tăng 73,24 % đưa con số này đạt 6.016.593 triệu
đồng chiếm 25,66% tổng nguồn vốn
Trong cơ cấu nguồn vốn có các khoản mục có sự giảm sút đó là: khoản mục
“các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác” là khoản mục
giảm nhiều nhất
Khoản mục “vốn tài trợi ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro” , “Nợ
chính phủ và NHNN” cũng sụt giảm đáng kể.Nhìn vào bảng ta thấy “vốn tài trợ ủy
thác đầu tư cho vay” năm 2009 là 204.103 triệu đồng chiếm 1,76% tổng nguồn vốn

nhưng đến cuối năm 2011 con số này đã giảm và dừng lại ở mức 31.550 triệu đồng
chiếm 0,14% tỷ trọng. Chỉ qua 3 năm khoản mục này đã giảm tới 172.553 triệu
đồng tương đương giảm hơn 500 % (2009-2011) .
Khoản mục giảm sút tiếp theo là “các khoản nợ chính phủ và NHNN” . Năm
2010 là 1.011.415 triệu đồng chiếm 5,38% tỷ trọng tổng nguồn vốn. Sang năm
2011 con số này giảm đi 596.714 triệu đồng tương đương giảm 59% đưa khoản
mục này về mức 414.700 triệu đồng chiếm 1,87% trong tổng nguồn vốn. Ngân
hàng cần tìm ra nguyên nhân cho sự giảm sút này
Tổng nguồn vốn tăng mạnh đồng thời tổng tài sản của Ngân hàng tăng lên cho
thấy sự tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng TMCP Bắc Á. Với số vốn có
trong tay Ngân hàng TMCP Bắc Á đã xây dựng được cơ cấu tài sản khá hợp lí
trong đó mảng tín dụng và đầu tư chiếm tỷ trọng lớn. Sự ăn khớp giữa cơ cấu tài
sản –nguồn vốn cho ta thấy một chiến lược kinh doanh hiệu quả của Ngân hàng
TMCP Bắc Á đồng thời tạo ra hình ảnh về một Ngân hàng luôn chủ động trước
những biến động trong tương lai, tiến lên không ngừng trong thực tiễn hoạt động
kinh doanh của mình
2. Phân tích tình hình thu nhập- chi phí- khả năng sinh lời của Ngân hàng
TMCP Bắc Á
2.1. Phân tích tình hình thu nhập của Ngân hàng TMCP Bắc Á
bảng 2:tình hình thu nhập của Ngân hàng TMCP Bắc Á
Đơn vị: triệu
đồng
Nhìn một cách tổng quát ta thấy tổng thu nhập của Ngân hàng TMCP Bắc Á
năm 2009 là 1.055.002 triệu đồng , năm 2010 tăng thêm 557.170 triệu đồng tương
đương tăng thêm 52,81 % đưa tổng thu nhập tăng lên và đạt 1.612.173 triệu đồng ,
năm 2011 tổng thu nhập là 2.731.948 triệu đồng tăng 1.119.776 triệu đồng tương
đương tăng 69,46 %.
Hầu hết các khoản mục đều có sự tăng trưởng, cụ thể là: Cũng như các Ngân
hàng thương mại khác, nguồn thu từ các nghiệp vụ truyền thống của Ngân hàng
TMCP Bắc Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoản “ thu nhập từ lãi và các khoản

thu nhập tương tự” năm 2009 đạt 860.296 triệu đồng chiếm 81,54 %. Năm 2010 là
1.366.798 triệu đồng (84,78%) tăng hơn 506.502 triệu đồng tương đương tăng
58,88 %. Năm 2011 là 2.493.572 triệu đồng (91,27 %) tăng 1.126.774 triệu đồng
tương đương tăng 82,44 %. Đây là cơ cấu thu nhập rất hợp lý khi khoản mục thu từ
tín dụng luôn chiếm 50%-60% trong tổng thu nhập của Ngân hàng
Một con số đáng lưu ý là lãi thuần từ hoạt động ngoại hối vàng năm 2010 lỗ
11.433 triệu đồng , sang đến năm 2011 mức lỗ tiếp tục tăng và đạt đến mức lỗ là
87.364 triệu đồng. Đây là một tín hiệu không tốt cho Ngân hàng trong lĩnh vực
kinh doanh mặt hàng nhạy cảm này vì trong giai đoạn 2009-2011 thị trường vàng
có sự biến động giá rất lớn. Đây là khoản mục mà Ngân hàng cần chú trọng xem
xét để khắc phục tình trạng trên. Một số khoản mục tăng giảm liên tục qua các
năm, khoản “lãi từ chứng khoán đầu tư” có xu hướng giảm dần sau khủng hoảng
kinh tế thế giới năm 2008.
2.2. Phân tích tình hình chi phí của Ngân hàng TMCP Bắc Á
bảng 3: tình hình chi phí của Ngân hàng TMCP Bắc Á
Đơn vị : triệu đồng
Bảng trên cho thấy tổng chi phí của Ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2009 là
842.481 triệu đồng , năm 2010 là 1.353.078 triệu đồng tăng 510.597 triệu đồng so
với năm 2009 tương đương tăng 60,61 %. Năm 2011, tổng chi phí tăng 984.649
triệu đồng tương đương tăng 72,77 %. Tổng chi phí tăng lên nguyên nhân là do chi
phí hoạt động khác, chi phí hoạt động dịch vụ và chi phí lãi tăng lên. Có thể thấy
sự biến động của các khoản mục chi phí như sau:
Chiếm tỷ trọng lớn nhất là “chi phí lãi và chi phí tương tự” , năm 2009 chi phí
lãi là 547.818 triệu đồng tương đương 65,02 % tổng chi phí đến năm 2010 khoản
chi này là 968.754 triệu đồng (71,60%) tăng về số tuyệt đối là 420.936 triệu đồng
tương đối tăng 76,84 % so với năm 2009. Năm 2011, khoản chi này là 1.831.275
triệu đồng chiếm 78,34 % tổng chi phí tăng 862.521 triệu đồng tương đối tăng
89,03 %. Điều này cũng dễ hiểu vì Ngân hàng phải bỏ ra một lượng chi phí tương
đương để có khoản thu lớn nhất của mình
Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng chi phí là “chi phí hoạt động”.

Năm 2009 khoản chi này là 147.972 triệu đồng chiếm 17,56 % tổng chi phí năm
2010 khoản chi này là 198.469 triệu đồng chiếm 14,67 % tổng chi phí, tăng tuyệt
đối 50.497 triệu đồng tương đối tăng 34,13 % , khoản chi này năm 2011 là 262.400
triệu đồng chiếm 11,22% tổng chi phí.
Khoản “chi dự phòng rủi ro tín dụng” chiếm tỷ trọng khá cao ở năm 2009 với
mức 7,14 % tuy nhiên có xu hướng giảm mạnh trong các năm 2010, 2011 lần lượt
ở các mức 3,58% và 1,83%
2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Bắc Á
bảng 4: tình hình lợi nhuân của Ngân hàng TMCP Bắc Á
đơn vị: triệu đồng
Nhìn vào bảng lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Bắc Á cho thấy lợi nhuận của
năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng luôn ở mức cao.Năm 2009, tổng thu là
1.005.002 triệu đồng , tổng chi là 842.481 triệu đồng và lợi nhuận là 212.521 triệu
đồng. Sang đến năm 2010 tổng thu đạt 1.612.173 triệu đồng tổng chi là 1.353.078
triệu đồng nên lợi nhuận thu được là 259.094 triệu đồng tăng 46.573 triệu đồng,
tương đối tăng 21,91%. Sang đến năm 2011 tổng thu đạt được là 2.731.948 triệu
đồng tổng chi là 2.337.728 triệu đồng nên lợi nhuận đạt được là 394.221 triệu đồng
tăng 135.126 triệu đồng so với năm 2010 tương đối tăng 52,15%. Đây là con số thể
hiện sự nỗ lực hoạt động của Ngân hàng TMCP Bắc Á trong giai đoạn 2009-2011.
2.4. Lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân.
bảng 5:chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc Á
Nhìn vào bảng ta thấy ROA của Ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2009 đạt 2,24%,
năm 2010 thấp hơn 2009 đạt 1,71 % sang đến năm 2011 bắt đầu có sự tăng trưởng
trở lại đạt mức 1,91 %. ROE năm 2009 đạt 26,28 %, năm 2010 đạt 24,8 % năm
2011 tăng lên 28,79 %
Mức tăng ROA,ROE (2010-2011) hay giảm (2009-2010) là do nguyên nhân
sau:
- Trong giai đoạn 2009-2010, tổng tài sản chỉ tăng 20,12 % nên ROA, ROE có
xu hướng giảm, nhưng đến năm 2011 tổng tài sản tăng lên tới 62,33% nên ROA,
ROE cũng tăng lên

- Do tăng huy động vốn từ dân cư
- Do tăng trưởng dư nợ tín dụng
- Do các chỉ tiêu nợ xấu thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra
- Lợi nhuận trước thuế tăng cao
II. Hoạt đông huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Hà
Thành
1 Khái niệm và các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Thương Mại
NHTM là trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế thị trường và luôn
đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận lên hàng đầu. Để làm được điều đó, công cụ quan
trọng nhất mà các Ngân hàng phải có đó là vốn.
1.1 Khái niệm về vốn của Ngân hàng Thương Mại
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập thông qua việc huy
động, đi vay để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Vốn NHTM = V +D (V là vốn tự có, D là vốn huy động dưới mọi hình thức)
Thực chất vốn của NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi
trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối, tiêu dùng, mà người chủ sở hữu
gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau, họ chỉ có quyền sở hữu còn quyền
sử dụng vốn tiền tệ họ chuyển nhượng cho Ngân hàng, để rồi Ngân hàng phải trả
cho họ một khoản thu nhập. Như vậy, Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn
và phân phối vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn,
phục vụ và kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt
động đó lại quyết định đến việc tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của
NHTM.
1.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á Chi nhánh Hà
thành
 Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế:
Đối với các tổ chức kinh tế, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại
những thời điểm nhất định bao giờ cũng tồn tại một bộ phận tiền tệ tạm thời nhàn
rỗi và được gửi vào Ngân hàng dưới các hình thức sau:
Tiền thanh toán: là khoản tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng để thực hiện

thanh toán, chi trả cho các hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi
khác phát sinh trong kinh doanh một cách thường xuyên. Hình thức này rất an toàn
và thuận tiện.
Tiền gửi không kỳ hạn: là khoản tiền được gửi vào Ngân hàng với mục đích an
toàn và tiện lợi, không mang tính phục vụ thanh toán. Khi cần khách hàng có thể
rút ra để chi tiêu. Cũng giống như trường hợp tiền gửi thanh toán, Ngân hàng phải
đáp ứng ngay nhu cầu của khách hàng khi họ đến rút tiền, do đó việc Ngân hàng sử
dụng nguồn vốn này phải dựa trên khả năng thanh toán chi trả với một xác suất đủ
lớn và an toàn.
Tiền gửi có kỳ hạn: là khoản tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa khách hàng và
Ngân hàng về thời gian rút tiền. Chủ yếu bộ phận nguồn tiền gửi này có nguồn gốc
từ tích luỹ và xét về bản chất, chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi. Về cơ
bản, các khoản tiền gửi có kỳ hạn không được sử dụng để tiến hành thanh toán như
các khoản chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai. Thông thường tiền gửi có kỳ
hạn được hưởng lãi suất cao. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, Ngân hàng sử
dụng phần lớn nguồn vốn này vào kinh doanh. Chính vì thế các NHTM luôn tìm
cách đa dạng hoá các loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với các
mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
 Huy động vốn từ dân cư
Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền gửi của người dân thông qua việc dành một
phần thu nhập của mình để gửi vào Ngân hàng nhằm mục đích tích luỹ để dành,
hưởng lãi suất hay phục vụ chi tiêu thông thường.
Tuỳ theo tiêu thức phân loại, có thể chia tiền gửi tiết kiệm thành nhiều loại khác
nhau, cụ thể là:
Căn cứ vào mục đích sử dụng:
- Tiết kiệm báo trước: là khoản tiền gửi không có thời gian đáo hạn mà người
gửi khi muốn rút ra phải báo trước cho Ngân hàng một thời gian.
- Tiết kiệm có mục đích: là khoản tiền gửi mà người gửi tiền vào Ngân hàng
kèm theo mục đích như: tiết kiệm mua nhà ở, ôtô
Căn cứ vào mục đích gửi tiền:

- Tiết kiệm không kỳ hạn: là khoản tiền gửi mà người gửi tiền có thể gửi nhiều
lần và rút ra theo yêu cầu sử dụng. Loại tiền gửi này cũng được Ngân hàng trả lãi
và thường áp dụng với đối tượng là dân cư.
- Tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền gửi mà người gửi tiền đã xác định được kế
hoạch sử dụng trong tương lai. Loại hình tiết kiệm này được hưởng lãi suất cao
hơn loại không kỳ hạn và thường tuân theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài, lãi suất
càng cao và ngược lại.
2. Khai quát thực trang huy động vốn Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà
Thành
2.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Đối với hoạt động Ngân hàng, vốn luôn giữ vai trò quan trọng, nó quyết định
quy mô, phạm vi hoạt động và quyết định sự sống còn của một Ngân hàng thương
mại. Xác định được vai trò đó Chi nhánh luôn coi trọng công tác huy động vốn là
cơ sở, là tiền đề vững chắc cho mọi hoạt động khác của Ngân hàng. Trong mấy
năm hoạt động, Chi nhánh luôn coi trọng công tác huy động vốn với những sản
phẩm tiền gửi đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi. Sau đây, là bảng số
liệu huy động vốn qua các năm:
Bảng 6 :Bảng số liệu và chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn các năm từ
2008-2011
Đơn vị :triệu đồng
TT Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
1 Tổng tài sản (TTS)

204.03
3 496.513 803.104 1.431.763
2 Tổng nguồn vốn huy động 132.367
335.25
8 600.811 1.260.753
3 Tỷ trọng NVHĐ/ TTS (%) 64,87 67,52 74,81 88,06
Mức tăng trưởng huy động vốn qua các năm
Chỉ tiêu
Năm
2009/08
Năm
2010/09
Năm
2011/10
4 Tốc độ tăng trưởng NVHĐ (%) 153,28% 79,21% 109,84%
5 BQ tăng trưởng NVHĐ (%) 114,1%
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Bắc Á - chi nhánh Hà Thành mới hoạt động
được hơn 6 năm nhưng đã tạo được niềm tin của khách hàng gửi tiền, nguồn vốn
huy động đã tăng từ 132 tỷ đồng lên tới 1.206 tỷ đồng, gấp 9 lần. Quy mô nguồn
vốn tăng lên đáng kể qua các năm nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy động so với tổng
tài sản cũng thay đổi nhiểu từ 65% đến 88%. Nguyên nhân là do Chi nhánh đã sớm
ổn định được tổ chức, sắp xếp nhân sự và đặc biệt là cơ cấu lại các điểm giao dịch,
thực hiện công tác marketing nhằm nâng cao vị thế hình ảnh của Chi nhánh. Bên
cạnh đó còn có nhiều các sản phẩm tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn, chính sách chăm
sóc khách hàng chu đáo để thu hút nguồn tiền gửi. Trong điều kiện tình hình kinh
tế có nhiều thay đổi, lãi suất huy động vốn trên thị trường luôn biến động, cạnh
tranh ngày càng gay gắt, công tác huy động vốn của các NHTM ngày càng gặp
nhiều khó khăn. Với nỗ lực duy trì ở mức tốt nhất có thể, Chi nhánh đã bám sát các
biến động đó, kết hợp với những chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Chi nhánh đã
có những điều chỉnh và chính sách phù hợp với thị trường, từ đó mà có được mức

tăng trưởng ổn định.
Mặc dù, trước sự tác động của yếu tố lạm pháp cao, chỉ số giá tiêu dùng của
Việt Nam cũng tăng, giá vàng, lãi suất USD, tỷ giá hối đoái VND/ USD cũng
không ổn định ảnh hưởng không nhỏ đến lãi suất và khả năng huy động vốn của
Ngân hàng. Nhưng qua bảng số liệu ta thấy huy động vốn vẫn tăng trưởng với tốc
độ cao trong giai đoạn 2008 – 2011 từ 79.21% đến 153.28% với mức tăng trưởng
bình quân là 114,1%. Để đạt được kết quả đó trước những khó khăn của nền kinh
tế và cạnh tranh của các NHTM là do Chi Nhánh đã thực hiện tốt công tác nghiên
cứu tình hình hoạt động của các Ngân hàng trên cùng địa bàn, theo dõi diễn biến
lãi suất huy động trên thị trường và tình hình huy động vốn tại Chi Nhánh, từ đó có
những biện pháp điều chỉnh lãi suất huy động vốn thích hơp, thực hiện các chương
trình khuyến mại, tặng quà khách hàng, soạn thảo tài liệu về các sản phẩm gửi tới
bộ phận giao dịch để tư vấn khách hàng nhằm giữ vững nguồn vốn huy động và
cạnh tranh được với các Ngân hàng khác trên địa bàn.
2.2. Thực trạng và đánh giá hiệu quả huy động vốn theo cơ cấu nguồn vốn
2.2.1. Cơ cấu vốn theo loại tiền gửi
Vốn huy động của Chi nhánh bao gồm các nguồn chủ yếu sau:
- Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế
- Nguồn vốn huy động từ dân cư
- Nguồn vốn huy động từ phát hành các giấy tờ có giá
- Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
Bảng 7 : Số liệu huy động vốn và tỷ trọng theo từng loại tiền
Đơn vị tính: triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
I Theo loại tiền gửi ST (%) ST
(%
) ST (%)
1 TGTT và KKH 2.075 1 12.175 2 46.187 4
2 Tiền gửi có kỳ hạn 196.671 58 300.320 50 615.897 49
3 Tiền gửi tiết kiệm 116.389 35 277.329 46 595.330 47

4 Giấy tờ có giá 20.123 6 10.987 2 3.339 0
Tổng 335.258 100 600.811
10
0 1.260.753 100
Biểu đồ 1: Cơ cấuhuy động vốn qua các năm theo tiền gửi
Nhìn vào thực tế tình hình huy động vốn theo loại tiền gửi (bảng và biểu đồ 1)
Ta thấy, trong 3 năm qua từ 2009 đến 2011, tiền gửi có kỳ hạn đã tăng từ 196 tỷ
đồng tới 615 tỷ đồng, gấp 3 lần. Khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của doanh
nghiệp không chỉ có ý nghĩa về mặt huy động vốn mà còn mang lại nhiều lợi ích
cho Ngân hàng vì khi doanh nghiệp đã có tiền gửi tại Ngân hàng (tức là mở tài
khoản tại Ngân hàng) thì có nghĩa rằng doanh nghiệp đó cũng sẽ sử dụng các sản
phẩm dịch vụ của Chi nhánh như: chuyển tiền, ủy nhiệm chi, chi trả lương cho cán
bộ công nhân viên, đồng thời Chi nhánh cũng tận dụng được nguồn tiền này cho
hoạt động kinh doanh ngắn hạn của mình.
Xét về tổng thể tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng giảm qua các năm, năm
2009 là 58%, năm 2010 là 50%, năm 2011 là 49% . Trong khi đó tiền gửi tiết kiệm
tăng từ 116 tỷ đồng đến 595 tỷ đồng, gấp 5 lần tương ứng với tỷ trọng tăng từ 35%
năm 2009 đến 47% năm 2011. Điều đó cho thấy Chi nhánh Hà Thành đã ngày
càng trở thành đối tác tin cậy của doanh nghiệp và người dân. Việc huy động tiền
gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế là rất quan trọng, đây là nguồn vốn có chi phí
đầu vào thấp, quy mô tiền gửi lớn. Nhưng nguồn vốn này tính ổn định của không
cao bằng tiền gửi của dân cư. Vì vậy, về cơ cấu thì tiền gửi tiết kiệm có xu thế tăng
về tỷ trọng so với các nguồn khác là do Chi nhánh quan tâm tới thị hiếu của khách
hàng nên đã tập trung phát triển sản phẩm tiết kiệm, có nhiều chính sách khuyến
mại và chăm sóc khách hàng tốt góp phần tăng nguồn vốn huy động từ dân cư tăng
nhiều hơn.
Tiền gửi thanh toán tăng từ 1% đến 4% là do chiến lược phát triển đúng đắn
như khuyến khích mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng hưởng lãi suất
không kỳ hạn (3.6%/năm), ưu tiên trong việc vay vốn và giảm phí chuyển
tiền đây là nguồn vốn có lãi suất thấp, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả

và tăng thu nhập qua các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng.
2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
Kỳ hạn của nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động cho vay,
chất lượng dịch vụ cũng như hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Việc xây dựng
kê hoạch huy động vốn, vấn đề Ngân hàng quan tâm hàng đầu là phải xem xét
nguồn vốn huy động tương ứng với kỳ hạn sao cho hợp lý.
Bảng 8 : Số liệu cơ cấu huy động theo kỳ hạn
Đơn vị tính:triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
II Theo thời gian ST % ST % ST %
1 <1 năm
217.02
8 65 474.324 79 984.560 78
2 > 1 năm
118.23
0 35 126.487 21 276.193 22
Tổng
335.25
8 100 600.811 100
1.260.75
3 100

×