Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giúp học sinh có kỹ năng thực hành – thí nghiệm qua một số bài dạy ở sinh học lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.15 KB, 10 trang )

GIÚP HỌC SINH CÓ KỸ NĂNG THỰC HÀNH – THÍ NGHIỆM
QUA MỘT SỐ BÀI DẠY Ở SINH HỌC 6
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để đáp ứng với sự bùng nổ thông tin, khoa học phát triển như vũ bão
hiện nay thì đòi hỏi ở mỗi người sự năng động sáng tạo, tích cực trong mọi
tình huống. Để có thể đào tạo được những con ngừơi như vậy thì nền giáo
dục giữ một vai trò vô cùing quan trọng, đặc biệt là ở nước ta, một nước đang
trên đà xây dựng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Nhiệm vụ quan trọng nhất
của nền giáo dục là làm thế nào để có thể cùng một lúc cung cấp được cho
người học lượng thông tin lớn phong phú và để thực hiện được nhiệm vụ này,
thì nhà nước cùng với ngành giáo dụckhông ngừng tăng ngân sách cho giáo
dục mà đặc biệt là thực hiện cải cách đổi mới chương trình SGK. Song song
với việc đổi mới chương trình SGK là sự đổi mới PP dạy học. Với phương
hướng đã được chỉ rõ “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học
chuyển từ việc truyền đạt kiến thức thụ động thầy giảng trò ghi, sang hướng
dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức. Dạy cho
người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống
và có tư duy phân tích tổng hợp. Phát triển được năng lực các nhân, tăng
cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá trình học tập …”
Để đạt được những mục tiêu trên thì phương pháp dạy học trong
nhóm, phương pháp thực hành có ý nghĩa to lớn trong quá trình giảng dạy
chương trình sinh học cấp II – Một bộ môn khoa học thực nghiệm. Đặc biệt,
phương pháp thí nghiệm thực hành của học sinh khi nghiên cứu tài liệu mới
đóng vai trò rất quan trọng.
1
Vậy “”Giúp học sinh có kỹ năng thực hành – thí nghiệm qua một số
bài dạy ở sinh học” là một vần đề mà hầu hết mà các giáo viên, đặc biệt là
giáo viên trẻ như tôi rất quan tâm.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi:


o Địa bàn phân bố giáo viên tương đối gần trường nên việc tìm gặp
trao đổi tương đối thuận tiện.
o Giáo viên có trình độ chuẩn hóa kiến thức, tương đối vững vàng,
truyền thụ đầy đủ kiến thức theo yêu cầu SGK, sử dụng phù hợp phương
pháp đặc trưng bộ môn. Có tinh thần học hỏi để nâng cao nghiệp vụ tay nghề.
Giáo viên đã có nhiều cố gắng để đưa thêm các hình ảnh, ngoài hình ảnh
trong sách giáo khoa vào việc minh họa cho tiết dạy.
o Một số giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính, sọan giáo án
điện tử, sử dụng tranh ảnh, mô hình trên máy thành thục.
o Trường đã có trang bị hệ thống đèn chiếu, có phòng thiết bị, tranh
ảnh đồ dùng dạy học, máy tính tivi tương đối thuận tiện.
2. Khó khăn:
o Các hình ảnh, tranh ảnh, phim ảnh về thí nghiệm hiện nay còn rất hạn
chế đối với bộ Môn Sinh 6.
o Việc thu thập hình ảnh, phim ảnh về thí nghiệm trên mạng Internet gặp
khá nhiều khó khăn vì không phải tất cả các máy vi tính ở trường đều được
kết nối mạng Internet.
o Mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị thí nghiệm cho bài học có thí
nghiệm trước 2 đến 3 tuần.
2
o Cơ sở vật chất ở trường còn hạn chế, chưa có vườn sinh học để giúp học
sinh làm thí nghiệm thực hành.
3. Số liệu thống kê :
Thực trạng tại các lớp về kĩ năng thực hành - thí nghiệm qua một số
bài học ở môn sinh học 6 còn rất hạn chế. Qua khảo sát giảng dạy đầu năm
học 200-200 của khối 6 tôi nhận thấy kĩ năng thực hành - thí nghiệm của
học sinh như sau:
HS khối 6
Kết quả khảo sát ban đầu
Chưa đạt Đạt Tốt

Ngoài ra, trong tiết học các em rất thụ động, không có hứng thú học
tập. Dẫn đến kết quả các bài kiểm tra chưa cao.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở thực tiễn
Bộ môn sinh học ở trường THCS có từ lớp 6 đến lớp 9. Một trong những
kiến thức quan trọng của bộ môn này là GV phải phát huy kĩ năng thực hành
-thí nghiệm của học sinh khi nghiên cứu tài liệu mới đóng vai trò rất quan
trọng. Đây là nội dung chính mà đề tài đề cập tới.
Thực trạng việc hướng dẫn học sinh thí nghiệm thực hành khi nghiên cứu
tài liệu mới theo hướng tích cực hóa hoạt động người học trong chương trình
sinh học 6 gặp những khó khăn:
3
- Đồ dùng thí nghiệm chưa đầy đủ.
- Đồ dùng thí nghiệm lâu năm nên đã xuống cấp.
- Mất nhiều thời gian chuẩn bị.
- Chuẩn bị cho một tiết lên lớp tốn kém (phim trong, phiếu học tập, mẫu
vật,…)
- Theo đặc trưng bộ môn, sự chuẩn bị do học sinh tự làm ở nhà, giáo viên
không thể theo sát nên nhiều mẫu vật chuẩn bị chưa đạt yêu cầu.
- Số lượng học sinh trong lớp đông, học lực không đồng đều.
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát, phân tích, tổng hợp để tìm ra kiến thức là
vấn đề rất mới mẻ đối với các học sinh lớp 6.
- Thao tác thí nghiệm chưa linh hoạt nên rất mất thời gian.
Qua phương pháp trò chuyện trao đổi với đồng nghiệp để có những
kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm đạt hiệu quả cao, tôi
thu được kết quả sau:
• Tổ chức hoạt động của học sinh, phân công hợp lí
• Kết hợp hợp lí các phương tiện dạy học.
• Chuẩn bị và hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước khi lên lớp là
yếu tố quyết định thành công thí nghiệm học sinh và tiết học.

• Kết hợp khéo léo, linh hoạt các phương pháp dạy học trong
quá trình hướng dẫn học sinh thí nghiệm sẽ đạt hiệu quả cao, kích thích hoạt
động của học sinh
2. Nội dung, biện pháp thực hiện:
4
Từ thực trạng cần thiết phải có sự đổi mới trong phương pháp dạy –
học để phát huy tính tích cực của người học. Với kinh nghiệm giảng dạy của
bản thân, qua học tập, trao đổi với đồng nghiệp tôi đưa ra một số ý kiến trong
giảng dạy sinh học 6 có sử dụng thí nghiệm thực hành mà cụ thể là hướng
dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm khi nghiên cứu tài liệu mới đạt hiệu quả
cao.
Qua nghiên cứu tôi nhận thấy: để hướng dẫn học sinh thí nghiệm thực
hành khi nghiên cứu tài liệu mới đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải năng
động, sáng tạo trong quá trình giảng dạy đồng thời phát huy hoạt động của
học sinh một cách tích cực nhất. Cụ thể là:
- Giáo viên linh hoạt trong phương pháp dạy và học, trong chuẩn bị
phương tiện và bố trí thí nghiệm.
- Học sinh nắm bắt được mục đích thí nghiệm  nhóm học sinh làm thí
nghiệm  quan sát hiện tượng  giải thích hiện tượng  rút ra kết luận.
2.1. Về việc chuẩn bị bài lên lớp:
Tất cả giáo viên đều cho rằng đây là khâu rất quan trọng, quyết định
tiết học có thành công hay không. Thành công ở mức độ nào, đặc biệt là đối
với tiết học có tiến hành thí nghiệm học sinh:
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học: giáo viên cần chuẩn bị thật đầy đủ các dụng
cụ thí nghiệm, mẫu vật thí nghiệm, hóa chất thí nghiệm. Nhất là giáo viên cần
phải tiến hành thí nghiệm trước, đối với thí nghiệm khó cần thực hiện nhiều
lần. Bên cạnh đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thí nghiệm không thành
công để tìm biện pháp khắc phuc.
Ví dụ: thí nghiệm về sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan ở bài
“ Vận chuyển các chất trong thân”, để thí nghiệm thành công cần chú ý các

bước sau:
5
• Cắt cành hoa ở trên cây xuống hoặc hoa mua đã bị ngâm nước cần để
ráo nơi thóang.
• Cắt ngắn cành mang hoa làm giảm khoảng cách vận chuyển.
• Cắt cuống hoa trong nước để bọt khí không làm tắt mạch dẫn.
• Chọn mực đỏ, nên lọc cặn.
• Nên làm trước giờ học ít nhất 60 phút, để thí nghiệm nơi có nắng.
- Bên cạnh đó giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi gợi mở để học sinh cần
phát hiện vấn đề cần giải quyết.
Ví dụ: trong bài “Quang Hợp” giáo viên đặt câu hỏi: Chất gì tác dụng
với dung dịch iot thì bị nhuộm màu xanh tím? Từ đó học sinh xác định phần
là chế tạo ra tinh bột rồi rút ra kết luận lá chỉ chế tạo ra tinh bột khi có ánh
sáng.
- Ngoài ra, còn sử dụng phiếu học tập để học sinh ghi kết quả thí nghiệm
từ đó rút ra bản chất hiện tượng. Ví dụ: phiếu học tập.
Nhóm cây
Kích thước
Trước khi ngắt ngọn Sau khi ngắt ngọn
Ngắt ngọn
Không ngắt ngọn
- Hướng dẫn học sinh chuẩn biï là khâu không thể thiếu trước mỗi bài dạy
có thí nghiệm học sinh: thông báo mục tiêu của tiết học sắp tới, yêu cầu học
sinh nghiên cứu trước bài mới, nghiên cứu kĩ các thao tác thí nghiệm, chuẩn
bị các mẫu vật (cây trồng), thực hiện đúng các thao tác thí nghiệm làm trước
ở nhà. Như vậy tiết học sẽ bớt đi thời gian hướng dẫn thí nghiệm, học sinh
6
chủ động hơn trong hoạt động học tập, có trách nhiệm với việc tìm tòi kiến
thức, kích thích các em khám phá vấn đề cần giải quyết.
2.2. Xác định phương pháp dạy học:

- Để hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm thành công và đạt hiệu quả trong
tiết học thì xác định phương pháp dạy, sự phối hợp khéo léo, linh hoạt các
phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng quyết định một nửa thành công
tiết dạy.
- Phương pháp phải phù hợp, vận dụng linh hoạt, khéo léo các phương
pháp sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động tư duy, phát triển năng
lực cá nhân ở mức độ cao nhất trong việc tìm ra kiến thức.
Ví dụ: Khi dạy bài “Quang hợp” trong thí nghiệm “xác định chất lá chế
tạo được khi có ánh sáng”
- Bước đầu: Sử dụng phương pháp đàm thoại: hỏi đáp tái hiện kiến thức về
chất dinh dưỡng chủ yếu trong củ khoai tây là chất bột:
- Bước 2: Sử dụng phương pháp biểu diễn thí nghiệm: Iốt tác dụng với
tinh bột  học sinh quan sát hiện tượng đổi màu của tinh bột.
- Bước 3: Kết hợp phương pháp biểu diễn thí nghiệm với phương pháp thí
nghiệm thực hành để hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm
- Bước 4: Sử dụng phương pháp quan sát với phương pháp thảo luận theo
nhóm nhỏ để giải thích hiện tượng và rút ra kết luận.
2.3. Về tổ chức Dạy – Học
Với các tiết học có thí nghiệm học sinh thì ngay đầu tiết học giáo viên
phải kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về:
Mẫu vật thí nghiệm, mục đích thí nghiệm, các bước thí nghiệm, chú ý các
thao tác an toàn thí nghiệm.
7
- Phát dụng cụ thí nghiệm và phân công các nhóm làm thí nghiệm
- Chú ý mỗi nhóm chỉ có số lượng học sinh từ 4 đến 6 em, phân đều học
sinh khá giỏi ở các nhóm, chọn các nhóm trưởng năng động tích cực.
- Đối với các bài tiến hành thí nghiệm trước ở nhà thì các nhóm báo cáo
kết quả.
- Quan sát kết quả đối chứng của giáo viên.
- Thảo luận nhóm nhỏ.

- Giáo viên luôn đặt ra các tình huống có vấn đề để học sinh tự phát hiện
và giải quyết.
2.4. Kết hợp các phương tiện dạy học khác:
- Thường nhất là sử dụng kết hợp với đèn chiếu, phim trong, các tranh
phóng lớn, phiếu học tập,…
Ví dụ: Bài những điều kiện cho hạt nảy mầm.
Về chuẩn bị: Giáo viên làm thí nghiệm trước để đối chứng với thí nghiệm
học sinh.
Phiếu học tập
STT Điều kiện thí nghiệm Kết quả thí nghiệm
Cốc 1 10 hạt đỗ để khô
Cốc 2 10 hạt đỗ ngâm ngập
nước
Cốc 3 10 hạt đỗ để trên bông
ẩm
Cốc 4 10 hạt đỗ xấu để trên
bông ẩm
Cốc 5 10 hạt đỗ xấu để trên
8
bông ẩm tủ đá
Hệ thống câu hỏi:
Đèn chiếu, phim trong phiếu học tập trên
Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị 5 cốc thủy tinh, số hạt đỗ tốt, một số hạt đỗ
xấu, bông, thùng đá.
IV. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên tôi rút ra một số kết luận sau:
- Phương pháp dạy học mới chính là quá trình giải quyết mâu thuẩn giữa
yêu cầu đào tạo con người Việt Nam mới với phương pháp dạy học theo kiểu
thuyết trình tràn lan, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo về mọi mặt. Trong đó
hương dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm đạt hiệu quà trong nghiên cứu tài

liệu mới là phương pháp quan trọng.
- Tuy nhiên với khó khăn hiện thời về phương tiện, thiết bị dạy học sẽ
làm cho tiến trình thí nghiệm chưa đạt hiệu quả tốt.
- Số lượng học sinh trong một lớp không quá đông để giáo viên có thể
bao quát lớp dễ dàng.
- Thời gian tiết học cũng là vấn đề mà giáo viên quan tâm đặc biệt.
- Bên cạnh đó cũng có những thuận lợi như: Học sinh hứng thú, tích cực
trong quá trình chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm từ đó phát huy được tính tích
cực hoạt động nhận thức của học sinh.
9

10

×