Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CƠ SỞ DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.55 KB, 13 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN





ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CƠ SỞ DI TRUYỀN CHỌN GIỐNG ĐỘNG VẬT



1. Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Trịnh Đình Đạt
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, PGS.TS.
- Thời gian, địa điểm làm việc: Hàng ngày trong giờ hành chính: Bộ môn Di
truyền, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Hà Nội.
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN.
334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại, Email:

- Hướng nghiên cứu chính:
• Nghiên cứu đa dạng di truyền của protein, enzym và ADN ở một số loài
động vật.
• Nghiên cứu hình thái, cấu trúc, số lượng nhiễm sắc thể, hiện tượng đa bội thể.
• Nghiên cứu đặc điểm di truyền tính kháng thuốc của côn trùng, sâu hại.
- Thông tin về trợ giảng:


• ThS. Nguyễn Văn Sáng, Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN.
Email:

• NCS Trần Đức Long, Khoa Sinh học, Trường Đại học KHTN.
2. Thông tin về môn học:
- Tên môn học: Cơ sở di truyền chọn giống động vật (Genetic Principle of
Animal Breeding).
- Mã số môn học:
- Số tín chỉ: 02.
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động học tập:

2
• Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 18 giờ tín chỉ, phân ra: chương 1 (1 giờ),
chương 2 (2 giờ), chương 3 (2 giờ), chương 4 (2 giờ), chương 5 (3 giờ),
chương 6 (2 giờ), chương 7 (3 giờ), chương 8 (3 giờ).
• Làm bài tập trên lớp: 0
• Thảo luận trên lớp: 0
• Thực hành trong phòng thí nghiệm: 7 giờ tín chỉ chia ra các bài cụ thể: bài 1
(1 giờ), bài 2 (1 giờ), bài 3 (1 giờ), bài 4 (1 giờ), bài 5 (1 giờ), bài 6 (2 giờ).
• Tự học có hướng dẫn: 5 giờ tín chỉ chia ra các vấn đề cụ thể: chương 1
(1 giờ) sưu tầm sự đa hình về màu sắc bộ lông bò, lợn, chó, mèo tạo ra
các tập ảnh (2 giờ), sưu tập ảnh về số lượng, hình thái, cấu tạo băng
nhiễm sắc thể của 1 số động vật (1 giờ).
• Tự chuẩn bị bài ở nhà: 60 giờ.
- Đơn vị phụ trách môn học:
• Bộ môn Di truyền học.
• Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN.
- Môn học tiên quyết:
• Di truyền học
• Hóa sinh học

• Miễn dịch học
• Sinh lý người và động vật.
- Môn học kế tiếp:
• Di truyền học hóa sinh
• Di truyền học phân tử và tế bào.
3. Mục tiêu của môn học:
- Mục tiêu về kiến thức:
Môn học “Cơ sở di truyền chọn giống động vật” dùng cho sinh viên ngành Sinh
học thuộc nhóm ngành Sinh học cơ thể động vật và Di truyền học.
Sinh viên sau khi học xong môn học này cần đạt được các kiến thức cơ bản sau:
• Nắm bắt được mối liên quan giữa kiến thức cơ bản của di truyền học,
đặc điểm di truyền của một số tính trạng quan trọng ở động vật nói
chung và động vật nuôi nói riêng. Trên cơ sở nắm vững yêu cầu mới của
xã hội về chọn, tạo giống để đạt được sản phẩm phù hợp.
• Nắm bắt được các khái niệm cơ bản liên quan đến các giống vật nuôi, sự
thuần hóa giống, nhập nội giống,

3
• Nắm bắt được đặc điểm di truyền về màu sắc da, lông, tơ ở vật nuôi, chủ
động chọn lọc giống.
• Nắm được đặc điểm khác nhau về di truyền giới tính, về tính miễn dịch
chống bệnh tật ở vật nuôi.
• Hiểu rõ đặc điểm di truyền nhóm máu, các tính trạng sinh lý, hóa sinh và
hướng ứng dụng các đặc điểm di truyền này vào chọn lọc giống.
• Hiểu rõ được tập tính động vật, nắm bắt được sự di truyền của một số tập
tính quan trọng liên quan đến năng suất chất lượng của tính trạng kinh tế.
• Hiểu rõ các phương pháp chọn lọc đánh giá các giống gia súc, gia cầm
và các phương pháp lai tạo con lai có ưu thế lai cao.
- Mục tiêu kỹ năng:
Sau khi học xong môn học “Cơ sở di truyền và chọn giống động vật”, nhất là

sau khi thực hành, người học phải đạt được các tiêu chuẩn về kỹ năng như sau:
• Có khả năng sưu tầm các bằng chứng, hình ảnh về sự đa dạng màu sắc
bộ lông của một số giống vật nuôi như chó, mèo, thỏ, bò, và đa dạng
màu sắc ở cá cảnh.
• Có khả năng phân tích số lượng, hình thái của nhiễm sắc thể giới tính ở
một số loài động vật để phân biệt những loài có cặp nhiễm sắc thể giới
tính là XY và XO.
• Thành thạo phương pháp điện di hemoglobin, biết đánh giá nhận dạng
các kiểu hình hemoglobin đồng hợp, dị hợp tử, các kiểu gen hemoglobin
HbA/HbA, HbB/HbB, HbA/HbB, HbC/HbC, HbA/HbC, HbB/HbC,
• Thành thạo phương pháp điện di protein huyết thanh máu. Biết đánh giá
so sánh, định lượng các tiểu phần của protein huyết thanh. Biết sử dụng
các công thức, phần mềm để so sánh xác định nguồn gốc, mối quan hệ di
truyền của các vật mẫu trên cơ sở kết quả phân tích băng của protein.
• Thành thạo phương pháp điện di enzym. Biết phân tích phổ điện di các
hệ izozym, xác định các locus gen qui định các hệ izozym cụ thể. Biết
xác định số locus, số alen, đặc điểm di truyền của các alen (đồng trội
hoặc đồng lặn) trên cơ sở xác định tần số alen, biết tính khoảng cách di
truyền (D) và hệ số tương đồng di truyền (I). Lập cây quan hệ di truyền.


4
- Các mục tiêu khác:
• Có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ nguồn gen động vật nuôi quí, các
giống có nguồn gốc nội địa.
• Có khả năng suy luận, tổng hợp các kiến thức đã học về thống kê sinh
học, di truyền học để xử lý các số liệu, đánh giá nguồn gốc, mối quan hệ
cùng xu hướng biến dị và chọn lọc biến dị.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Nội dung chính của môn học “Cơ sở di truyền và chọn giống động vật”cung

cấp một cách có hệ thống kiến thức hiểu biết về giống vật nuôi, nguồn gốc của các
giống vật nuôi. Sinh viên biết phân biệt các giống nội địa, các giống nhập nội, đặc biệt
cần phải nắm vững đặc điểm di truyền của các locus qui định tính trạng màu sắc da,
lông, tơ, chủ động tạo bộ lông đẹp. Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về cơ
chế xác định giới tính rất phong phú, đa dạng, ngoài cơ chế xác định bởi nhiễm sắc thể
giới tính. Môn học còn cung cấp những kiến thức về miễn dịch, về kháng nguyên-
kháng thể, về sự di truyền và tiến hóa của kháng nguyên. Tính trạng về nhóm máu và
protein enzym mang tính đa hình và phân tích tính trạng này giúp cho đánh giá và
chọn lọc giống. Môn học này còn cung cấp kiến thức về di truyền tập tính ở động vật,
về đặc điểm di truyền các tính trạng số lượng, trong đó chủ yếu là các tính trạng kinh
tế. Đặc biệt môn học cung cấp cho sinh viên nguyên lý của phương pháp chọn lọc
đánh giá gia súc, từ đó tìm ra phương pháp chọn tạo cặp lai cho ưu thế lai cao nhằm
tăng năng suất sản phẩm vật nuôi.
5. Nội dung chi tiết môn học:
Phần lý thuyết
MỞ ĐẦU
- Mục tiêu mới của di truyền và chọn giống động vật
- Quan hệ giữa di truyền học và chọn giống động vật
- Những thành tựu mới của di truyền và chọn giống động vật
- Những đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu di truyền và chọn giống động vật
- Các phương pháp và phương hướng nghiên cưu chính
Chương 1. SỰ THUẦN HOÁ ĐỘNG VẬT (2 giờ)
1.1. Khái niệm về giống vật nuôi
1.1.1. Định nghĩa, các khái niệm về giống vật nuôi
1.1.2. Phân biệt các giống, dòng, nòi vật nuôi

5
1.2. Sự thuần hoá động vật
1.2.1. Tính thích nghi. Những quan điểm khác nhau về tính thích nghi và
tính tập nhiễm.

1.2.2. Thời gian và nơi thuần hoá các động vật. Các trung tâm thuần hoá
chó, trâu bò, dê, cừu, lợn, gà
1.2.3. Nhập nội giống và sử dụng các giống nhập nội.
Chương 2. DI TRUYỀN CÁC TÍNH TRẠNG MÀU SẮC DA, LÔNG, TƠ (3 giờ)
2.1. Ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
2.2. Cơ chế di truyền của quá trình tạo sắc tố
2.2.1. Công trình của Beadle nghiên cứu sắc tố ở ruồi giấm. Quá trình
hình thành sắc tố ở côn trùng khác.
2.2.2. Quá trình hình thành sắc tố ở động vật có vú, gia cầm.
2.2.3. Các locus gen quy định màu sắc lông thỏ, của thú cho lông
Lutreola và bộ lông gà.
2.2.4. Ứng dụng sự di truyền tính trạng màu sắc trong việc tạo giống gà
có giới tính tự hiện, phân biệt giới tính ở tằm
Chương 3. DI TRUYỀN HỌC GIỚI TÍNH (3 giờ)
3.1. Khái niệm, mục đích nghiên cứu di truyền học giới tính ở động vật
3.2. Các giả thuyết về cơ chế xác định giới tính.
3.2.1. Thuyết dị nhiễm sắc thể giới tính X và Y
3.2.2. Thuyết cân bằng gen xác định giới tính
3.2.3. Thuyết sinh lý xác định giới tính
3.2.4. Thuyết tương quan giữa nhân và tế bào chất
3.2.5. Thuyết giới tính của Kunhe và Kerơ
3.3. Biểu hiện giới tính ở một số loài động vật đặc biệt
3.3.1. Giới tính ở ruồi nhà
3.2.2. Giới tính ở các loài cá, cá cảnh và các giả thuyết về xác định giới
tính ở cá.
3.4. Điều hòa giới tính
3.4.1. Giới tính và điều hòa giới tính ở tằm dâu. Tạo dòng tằm đánh dấu
theo giới tính.
3.4.2. Điều hòa tỷ lệ giới tính ở cá
3.4.3. Điều hòa tỷ lệ giới tính ở gà


6
3.4.4. Điều hòa tỷ lệ giới tính ở động vật có vú
Chương 4. DI TRUYỀN HỌC MIỄN DỊCH Ở ĐỘNG VẬT (2 giờ)
4.1. Khái niệm, định nghĩa về tính miễn dịch
4.1.1. Các định nghĩa, khái niệm về tính miễn dịch
4.1.2. Các quan điểm khác nhau về tính miễn dịch
4.2. Kháng nguyên và kháng thể
4.2.1. Kháng nguyên. Định nghĩa kháng nguyên. Thành phần và đặc tính
kháng nguyên. Kháng nguyên toàn diện và hapten.
4.2.2. Kháng thể. Định nghĩa kháng thể. Phân loại kháng thể, cấu trúc
kháng thể. Các locus tổng hợp kháng thể
4.3. Ứng dụng di truyền miễn dịch trong nghiên cứu di truyền học động vật
4.3.1. Sự tiến hóa của các protein kháng nguyên
4.3.2. Phản ứng miễn dịch chéo và khoảng cách chủng loại di truyền
4.3.3. Chọn giống vật nuôi theo tính miễn dịch
Chương 5. DI TRUYỀN NHÓM MÁU VÀ MỘT SỐ TÍNH TRẠNG HOÁ SINH
(3 giờ)
5.1. Di truyền nhóm máu ở động vật
5.1.1. Các kháng thể xác định nhóm máu và một số phương pháp tạo
kháng thể nhóm máu
5.1.2. Quy luật di truyền nhóm máu. Các gen quy định nhóm máu ở một
số động vật. Các hệ nhóm máu ở bò, lợn, gà
5.1.3. Ý nghĩa và ứng dụng việc nghiên cứu di truyền nhóm máu
5.2. Di truyền của các kiểu hemoglobin và các protein huyết thanh máu
5.2.1. Tính đa hình di truyền của các kiểu hemoglobin ở bò, cừu, lợn, gà
5.2.2. Tính đa hình di truyền, các thành phần của protein huyết thanh ở
gia súc, gia cầm
5.3. Di truyền của các hệ izozym
5.3.1. Tính đa hình di truyền của các hệ izozym

5.3.2. Ứng dụng nghiên cứu izozym trong việc đánh giá vật nuôi, phân
loại và nghiên cứu tiến hóa ở động vật


7
Chương 6. DI TRUYỀN HỌC TẬP TÍNH (3 giờ)
6.1. Khái niệm về tập tính và di truyền tập tính
6.2. Tập tính ở động vật
6.2.1. Tập tính ở động vật nguyên sinh
6.2.2. Tập tính và cơ sở di truyền tập tính chuyển động của ruồi giấm
6.2.3. Tập tính ở ong, kiến, cá, lưỡng cư
6.2.4. Cơ sở di truyền của tập tính định hướng, định vị và nhận biết mùi vị
6.3. Phân loại tập tính
6.3.1. Tập tính bẩm sinh và khả năng học tập huấn luyện
6.3.2. Hoạt động thần kinh cấp cao và tập tính ở động vật
6.3.3. Các đặc điểm hoá sinh, sinh lý và vấn đề tập tính
6.4. Di truyền tập tính ở người
6.4.1. Chỉ số IQ và đặc điểm di truyền trí thông minh
6.4.2. Di truyền học nếp vân da
Chương 7. PHÂN TÍCH QUẦN THỂ THEO CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
7.1. Đặc điểm biến thiên của các tính trạng số lượng
7.2. Phân tích biến dị kiểu hình của các tính trạng. Hệ số đường của Wright và
ứng dụng trong phân tích biến dị di truyền của quần thể.
7.3. Các tham số đặc trưng tính trạng số lượng và ứng dụng
7.3.1. Phương sai, hiệp phương sai, tương quan và hồi qui
7.3.2. Ảnh hưởng của chọn lọc nhân tạo lên cấu trúc di truyền của quần thể
7.3.3. Hệ số di truyền (h
2
). Các phương pháp xác định hệ số di truyền
7.3.4. Hệ số lặp lại. Tương quan di truyền giữa các tính trạng

Chương 8. CƠ SỞ DI TRUYỀN HỌC CỦA CHỌN GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG
(3 giờ)
8.1. Chọn lọc và đánh giá gia súc, gia cầm
8.1.1. Chọn lọc tính trạng đơn giản và tính trạng phức tạp
8.1.2. Các phương pháp chọn lọc và đánh giá gia súc, gia cầm
8.2. Cơ sở di truyền của việc chọn phối
8.2.1. Các kiểu chọn phối
8.2.2. Hệ số cận huyết (F). Các mức cận huyết. Suy hoá do nội phối.

8
8.2.3. Cơ sở di truyền của việc nhân giống theo dòng. Phân tích khả năng
tổ hợp chung và tổ hợp riêng
8.3. Ưu thế lai
8.3.1. Các phương pháp lai tạo chủ yếu
8.3.2. Ưu thế lai. Các giả thuyết giải thích ưu thế lai
8.3.3. Củng cố ưu thế lai ở động vật
Phần thực hành
Bài 1: Sự đa dạng về màu sắc da lông ở động vật (2 giờ)
Sưu tầm và chứng minh sự đa dạng về màu sắc bộ lông của bò, lợn, chó
Bài 2: Nhiễm sắc thể giới tính (2 giờ)
Phân tích hình thái, số lượng nhiễm sắc thể giới tính ở động vật
Bài 3: Nhóm máu ở người và động vật (1 giờ)
Bài 4: Các kiểu hemoglobin ở người và động vật (1 giờ)
- Điện di hemoglobin
- Phân tích các kiểu hemoglobin
Bài 5: Đa hình di truyền của protein huyết thanh (2 giờ)
- Điện di protein huyết thanh
- Phân tích sự đa hình của protein huyết thanh
Bài 6: Đa hình di truyền của các hệ izozym (2 giờ)
- Điện di một số hệ izozym

- Phân tích đa hình của phổ điện di izozym
Bài 7: Kiểm tra phần thực hành
6. Học liệu:
Học liệu bắt buộc:
1. Trịnh Đình Đạt, Di truyền học chọn giống động vật, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2002, 217 tr.
2. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng, Cơ sở di truyền
chọn giống động vật, Nxb Giáo dục, 1999, 473 tr.
3. Phan Cự Nhân, Cơ sở di truyền tập tính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
1998, 151 tr.
Học liệu tham khảo:
4. Hammond K., Gracer, H. U., Mc Donal, C. A., Animal Breeding, Uni
Sydney, 1992.

9
5. Babi UK, L.A., Phillips, J.P, MooYoung M., Animal Biotechnology,
Pergamon Prees, 1991.
6. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, Nguyễn Văn Tiến, Chọn giống và
nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, 1992.
7. Nguyễn Văn Thiện, Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi,
Nxb Nông nghiệp, 1995.
8. Phạm Văn Ty, Miễn dịch học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
9. Trần Văn Diễn, Tô Cẩm Tú, Di truyền số lượng, Nxb Nông nghiệp, 1995.



7. Hình thức tổ chức dạy học:
7.1. Lịch trình chung

Nội dung

Hình thức tổ chức dạy
Tổng
Thảo luận
Thực hành
thí nghiệm,
điền dã
Tự học, tự
nghiên cứu
Lý thuyết Bài tập Thảo luận
Chương 1 1 1
Chương 2 2 2
Chương 3 2 1 3
Chương 4 2 2
Chương 5 3 3
Chương 6 2 1 3
Chương 7 3 3
Chương 8 3 3
Bài 1 2 2
Bài 2 1 1 2
Bài 3 1 1
Bài 4 1 1
Bài 5 2 2
Bài 6 2 2
Tổng

30

10
7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể


Tuần Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Hình thức tổ chức
dạy học
Ghi chú
1
- Mở đầu: giới thiệ
u
môn học theo tín chỉ.
- Chương 1: Sự
thuần
hóa và các giống
động
vật.
- Đọc trước tài liệu
[1] trang 29-45.
- Tìm kiếm, bổ sung
các kiểu, dạng màu
sắc lông, da, màu sắc
kén tằm.
Giáo viên giảng lý
thuyết

2
Chương 2: mục 2.2.
Cơ chế di truyền quá
trình tạo sắc tố ở động
vật. Mục
2.3; 2.4

Kiểu di truyền màu
sắc da, lông ở thỏ và
động vật nuôi.
- Đọc trước tài liệu
[1] trang 47-79; tài
liệu [2] trang 51-61.
- Tìm các kiể
u di
truyền giới tính kiểu
XY, XX và XO, XX.
- Giáo viên giảng lý
thuyết chương 2.
- Sinh viên bổ sung
các dạng màu sắc ở
động vật, kén tằm.

3
Chương 3: mục 3.1
Giới tính, cơ chế xác
định giới tính ở một
số loài động vật; Mục
3.3 Điều hòa, điều
khiển giới tính .
- Đọc trước tài liệu
[1] trang 81-98.
- Đọc tài liệ
u tham
khảo [4] mục 4,5,6
trang 39-70.
- Tìm hiểu về các

loại vaccin miễn dịch
- Giáo viên giảng lý
thuyết mục 3.1, 3.3.
-Sinh viên tự nghiên
cứu mục 3.2. Trình
bày kiểu nhiễm sắc
thể giới tínhXY, XX
và XO, XY.

4
Chương 4: Di truyền
học miễn dịch. Mục
4.2 Kháng nguyên
kháng thể và mục 4.3
Di truyền tính miễn
dịch các lý thuyết về
miễn dịch.
- Đọc trước chương
5: Di truyền nhóm
máu và đa hình tính
trạng sinh hóa mục
5.1, 5.2 trang 99-128.
- Thống kê các kiểu
nhóm máu ABO của
lớp học.
- Giáo viên giảng lý
thuyết mục 4.2, 4.3.
- Sinh viên bổ sung
về cơ chế hình thành
vaccin kháng thể.












11
5
Chương 5: mục 5.1.2
Các phương pháp
nghiên cứu nhóm
máu; 5.1.3 Các hệ
thống nhóm máu ở
động vật, mục 5.2 Đa
hình di truyền
hemoglobin protein
huyết thanh, enzym
- Đọc trước chương 6
tài liệu [1] và trang
57-85 tài liệu [4] về
tập tính ở thể hoang
và thể nuôi.
- Học phần 6.4 trang
143-150 tài liệ
u [1]

phần 2 tài liệ
u [4]
trang 35-125
- Giáo viên giảng lý
thuyết mục 5.1.2,
5.1.3 và 5.2.
- Sinh viên trình bày
về các nhóm máu
ABO ở người
6
Thi giữa kỳ 60 phút
Chương 6: mục 6.1,
6.2 và 6.3 Khái niệm
và di truyền tập tính ở
động vật.
- Đọc chương 7 tài
liệu [1] mục 7.1 trang
151-165.
- Viết các công thức
để tính hệ số di
truyền (h
2
) và hệ số
tương quan (r).
- Giáo viên giảng lý
thuyết mục
6.1, 6.2
và 6.3.
- Sinh viên tự
nghiên cứu mục 6.4

tài liệu [1].

7
Chương 7: mục 7.1
Đặc điểm biến thiên
của tính trạng số
lượng. Các công thức
tính hệ số di truyền
(h
2
) và hệ số tương
quan (r).
- Đọc trước chương 8
mục
8.1, 8.2 trang
175-200.
- Lập các công thức
tính Fx và H%.
- Giáo viên giảng lý
thuyết mục 7.1.
- Sinh viên nhận bài
tập về tính hệ số h
2

và r làm ở nhà.

8
Chương 8: Các
phương pháp chọn
lọc, nhân giống động

vật. Hệ số cận huyết
Fx. Lai giống và ưu
thế lai
- Chuẩn bị ảnh tài
liệu về đa dạng màu
sắc da, lông, tơ.
- Chuẩn bị ảnh, tài
liệu về đa dạng của
nhiễm sắc thể giới
tính.
- Giáo viên giảng lý
thuyết mục 8.1, 8.2.
Kiểm tra kết quả bài
tập.
- Sinh viên chuẩn bị
chuyển sang thực
hành.














12
9
Bài thực hành 1,2
Dẫn chứng về đa hình
màu sắc da, lông, tơ
và đa dạng nhiễm sắc
thể giới tính.
- Chuẩn bị mẫu vật.
- Pha hóa chất điện di
hemoglobin, protein,
đúc gel chạy điện di.
- Nộp cho giáo viên
kết quả sưu tầm ảnh
về màu sắc da, lông,
tơ, nhiễm sắc thể giới
tính.
- Sinh viên trình bày
kết quả về hình ảnh
đa dạng màu sắc
lông của thỏ, chó,
mèo ảnh về các
hình thái nhiễm sắc
thể giới tính.
Chấm điểm
kết quả sưu
tầm ảnh
10
Bài thực hành 3,4
- Tách chiết mẫu.
- Thao tác các công

đoạn điệ
n di
hemoglobin, protein
huyết thanh máu.
- Chuẩn bị gel, hóa
chất điện di izozym.
- Chuẩn bị mẫu để
tách chiết izozym.
- Giáo viên hướng
dẫn thao tác, công
thức pha.
- Sinh viên tiến
hành chạy điệ
n di
hemoglobin, protein
huyết thanh máu thu
kết quả.

11
Thực hành bài 5, 6.
- Tách chiế
t izozym
của một số mẫu.
- Thao tác các công
đoạn chạy điệ
n di
izozym.
Đọc và tìm hiểu cách
đánh giá kết quả điện
di hemoglobin,

protein izozym. Xác
định cá
c locus, alen,
xác định các hệ
izozym.
- Giáo viên hướng
dẫn cách tách chiết
izozym, chạy điện
di.
- Sinh viên thao tác
các công đoạn điện
di izozym, chụp ảnh
kết quả.
Chấm điểm
thu hoạch,
kết thúc
thực hành.
Sau 2 tuần thi kết thúc môn học
8. Yêu cầu của giảng viên đối với môn học:
- Yêu cầu của giảng viên về điều kiện tổ chức dạy môn học:
• Cần phòng học có đủ bàn ghế, bảng, máy chiếu projector, màn chiếu.
• Bộ điện di đứng và bộ điện di ngang, dụng cụ thủy tinh, pipetman, dụng
cụ và hóa chất để phân tích điện di trên gel polyacrylamide, các hóa chất
nhuộm protein, enzym,


13
- Yêu cầu của giảng viên đối với sinh viên:
• Tham gia đầy đủ, đúng giờ các buổi học trên lớp và phòng thí nghiệm.
• Chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các yêu cầu được ghi trong tiến trình, kế hoạch

tổ chức dạy học.
• Thực hiện nghiêm túc phần chuẩn bị, tự học của sinh viên trong phần đề
cương qui định. Sẵn sàng đáp ứng, cung cấp phần chuẩn bị cho giáo viên
kiểm tra khi cần thiết.
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học:
9.1. Các loại kiểm tra và trọng số của từng loại điểm
Kiểm tra giữa kì và tự nghiên cứu: 20%
Kiểm tra thực hành: 20%
Thi hết môn học: 60%
9.2. Lịch thi và kiểm tra
Kiểm tra giữa kì: tuần thứ 5.
Kiểm tra phần tự học tự nghiên cứu: tuần thứ 9.
Kiểm tra thực hành sau khi kết thúc thực hành: tuần thứ 11.
Thi kết thúc môn học sau khi kết thúc lên lớp: 2 tuần.
Thi lại sau khi thi chính: 2-3 tuần.
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và các nhiệm vụ mà giảng viên giao cho
Sinh viên đạt điểm tối đa khi chuẩn bị đầy đủ chu đáo với chất lượng tốt phần
tự chuẩn bị, tự học. Phần thực hành phải tích cực làm thí nghiệm, có kết quả tốt (đánh
giá theo thang điểm 10/10). Thi hết môn phải làm đúng các câu hỏi, bài tập trong đề
thi theo thang điểm 10/10, sau đó nhân theo hệ số như mục 9.1.

×