Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.12 KB, 6 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CÔNG NGHỆ MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT

1. Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Hà Thị Thanh Bình
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sỹ
- Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Sinh
lý Thực vật và Hóa sinh, phòng 131, nhà T1, trường ĐHKHTN
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Sinh học - nhà T1, 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
- Điện thoại, email:

- Các hướng nghiên cứu chính: Sinh lý - hóa sinh các chất thực vật thứ sinh, Các chất
có hoạt tính sinh học
2. Thông tin về môn học:
- Tên môn học: Công nghệ tế bào và mô thực vật
- Mã số môn học:
- Số tín chỉ: 2
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 20
+ Thực hành: 7
+ Tự học: 3
- Đơn vị phụ trách môn học:


+ Bộ môn: Sinh lý Thực vật và Hóa sinh
+ Khoa: Sinh học
- Môn học tiên quyết: Sinh học chức năng thực vật
- Môn học kế tiếp: không
3. Mục tiêu của môn học:
- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên kiến thức về cấu trúc và chức năng của tế bào
thực vật, các quá trình sinh lý diễn ra trong tế bào, các hướng nghiên cứu và ứng

2
dụng liên quan đến một số kỹ thuật đang được sử dụng rộng rãi trong công nghệ
tế bào và mô thực vật.
- Kỹ năng: Nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên trong các nghiên cứu về sinh
lý tế bào thực vật
- Thái độ: yêu cầu sinh viên chăm chỉ, cẩn thận, có khả năng nghiên cứu, sáng tạo
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Sau khi học chuyên đề này, người học có thể trình bày được các vấn đề sau:
- Hướng nghiên cứu của công nghệ tế bào và mô thực vật
- Mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng của tế bào thực vật
- Môi trường dùng cho nuôi cấy mô và tế bào thực vật
- Phương pháp pha chế môi trường
- Phương pháp nuôi cấy huyền phù tế bào, nuôi cấy bao phấn và hạt phấn, nuôi
cấy phôi, dung hợp tế bào trần, chọn dòng tế bào thực vật, chuyển gen vào thực
vật.
5. Nội dung chi tiết môn học:
Chương 1. TẾ BÀO THỰC VẬT
1. 1. Cấu trúc của tế bào thực vật
1.2. Trao đổi chất ở tế bào thực vật
1.3. Quá trình phân chia của tế bào thực vật
1. 4. Sinh trưởng và biệt hoá của tế bào thực vật
Chương 2. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG NUÔI CẤY MÔ

VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT
2.1. Mở đầu
2.2. Thành phần vô cơ, hữu cơ của môi trường
2.3. Các chất điều hoà sinh trưởng dùng trong nuôi cấy
2.4. Các thành phần khác của môi trường
2.5. Lựa chọn mẫu cho nuôi cấy
2.6. Phương pháp khử trùng mẫu và môi trường nuôi cấy
Chương 3. NUÔI CẤY MÔ SẸO
3.1. Mở đầu
3.2. Nguồn mẫu dùng cho nuôi cấy

3
3.3. Thành phần của môi trường nuôi cấy
3.4. Sinh trưởng của mô sẹo
3.5. Ứng dụng của nuôi cấy mô sẹo
Chương 4. NUÔI CẤY HUYỀN PHÙ TẾ BÀO
4.1. Mở đầu
4.2. Các phương pháp nuôi cấy huyền phù tế bào (Nuôi cấy dịch thể tĩnh, nuôi
cấy dịch thể động)
4.3. Xác định tốc độ sinh trưởng (Xác định số lượng các tế bào, xác định thể
tích các tế bào, xác định trọng lượng tươi và trọng lượng khô của các tế
bào, xác định protein, xác định chỉ số nguyên phân)
4.4. Đặc điểm của nuôi cấy huyền phù tế bào (Nguồn mẫu dùng cho nuôi cấy,
các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của tế bào trong dịch huyền phù, các
hệ thống nuôi cấy kín và mở)
4.5. Ứng dụng của nuôi cấy huyền phù tế bào
Chương 5. NUÔI CẤY BAO PHẤN VÀ HẠT PHẤN
5.1. Mở đầu
5.2. Các phương pháp cơ bản trong nuôi cấy bao phấn và hạt phấn
5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo cây đơn bội (Tuổi hạt phấn, trạng

thái sinh lý của cây cho bao phấn và hạt phấn, tiền xử lý bao phấn, kiểu
gen, mật độ nuôi cấy bao phấn và hạt, phấn, môi trường nuôi cấy và các
nhân tố khác)
5.4. Ứng dụng của nuôi cấy bao phấn và hạt phấn
Chương 6. NUÔI CẤY VÀ DUNG HỢP TẾ BÀO TRẦN
6.1. Nuôi cấy tế bào trần (Khái niệm về tế bào trần, các phương pháp thu nhận
tế bào trần, các phương pháp kiểm tra chất lượng tế bào trần, đặc điểm của
nuôi cấy tế bào trần, ứng dụng của nuôi cấy tế bào trần)
6. 2. Dung hợp tế bào trần và lai tế bào xô ma (Các phương pháp dung hợp, cơ
sở tế bào học của dung hợp, lựa chọn sản phẩm dung hợp, ứng dụng của
dung hợp tế bào trần và lai tế bào xô ma)
Chương 7. NUÔI CẤY PHÔI HỮU TÍNH VÀ VÔ TÍNH
7.1. Mở đầu

4
7.2. Nuôi cấy phôi hữu tính (Thu nhận tế bào phôi, môi trường nuôi cấy phôi
hữu tính, ứng dụng của nuôi cấy phôi hữu tính
7.3. Nuôi cấy phôi vô tính (Nguyên liệu dùng cho nuôi cấy, các con đường hình
thành phôi, các giai đoạn phát triển của phôi, các nhân tố ảnh hưởng đến
phát sinh phôi, ứng dụng của nuôi cấy phôi vô tính)
Chương 8. CHỌN DÒNG TẾ BÀO THỰC VẬT
8.1. Mở đầu
8.2. Cơ sở của chọn dòng tế bào (Biến dị trong các dòng tế bào nuôi cấy, nhân
tố vật lý, hóa học, nhân tố di truyền)
8.3. Các phương pháp chọn dòng
8.4. Các hướng nghiên cứu và ứng dụng (Chọn dòng tế bào chịu bệnh, chọn
dòng tế bào chống chịu các stress cua môi trường, chọn dòng tế bào chịu
hạn, chọn dòng tế bào chịu mặn và kim loại nặng, chọn dòng tế bào chịu
nhiệt (nóng, lạnh), chọn dòng tế bào cho sản xuất các chất trao đổi thứ cấp
6. Học liệu :

Học liệu bắt buộc
1. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn, 1997. Sinh lý học Thực vật. Nhà
xuất bản Giáo dục.
2. Campbell N., Reece J. . 2005. Biology. Benjamin Cummings. USA
Học liệu tham khảo

3. Taiz L. & Zeiger E., 1998. Plant physiology. Sinauer Associates, Inc., publishers,
Massachusetts, America.
4. Opik H., Rolfe S., 2005. The Physiology of flowering plants. Cambridge University
Press.
5. Trigiano R. N., and Gray D. J., 2000. Plant tissue culture concepts and laboratory
exercises. CRC Press.

7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung:

Nội dung
Hình thức tổ chức dạy môn học

Tổng
Lên lớp
Thực
hành
Tự học, tự
nghiên cứu
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Chương 1
4





4
Chương 2
1


3

4

5
Chương 3
1


2

3
Chương 4
2



1
3
Chương 5
2




2
4
Chương 6
4




4
Chương 7
4




4
Chương 8
4




4
7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:
Tuần Nội dung chính Yêu cầu sinh viên chuẩn bị
Hình thức tổ
chức dạy học

Ghi
chú
1 Chương 1: mục
1.1 - 1.4
Đọc trước tài liệu [ 1]: tr.
11- 18, 210 - 215
Lý thuyết
2 Chương 2: mục
2.1 - 2.6
Đọc trước tài liệu [2 ]: Lý thuyết
3
Chương 2
Đọc trước tài liệu [5]:
Thực hành

4
Chương 2
Đọc trước tài liệu [5]:
Thực hành

5 Chương 3: mục
3.1 - 3.5
Đọc trước tài liệu [ 2]: tr. Lý thuyết
6
Chương 3
Đọc trước tài liệu [5]:
Thực hành

7
Chương 3

Đọc trước tài liệu [5]:
Thực hành


8
Chương 4: mục
4.1 – 4.2
Đọc trước tài liệu [ 3] Lý thuyết
Chương 4: mục
4.3 – 4.5
Tự đọc sách và tổng kết tài
liệu [ 3]
Tự học, tự nghiên
cứu

9 Chương 5: mục
5.1 – 5.2
Đọc trước tài liệu [3 ] Lý thuyết
10 Chương 5: mục
5.3 – 5.4
Tự đọc sách và tổng kết tài
liệu [ 3]
Tự học, tự nghiên
cứu

11 Chương 6: mục
6.1
Đọc trước tài liệu [3,4 ] Lý thuyết
12 Chương 6: mục
6.2

Đọc trước tài liệu [3,4 ] Lý thuyết
13 Chương 7: mục
7.1, 7.2
Đọc trước tài liệu [3,4 ] Lý thuyết
14 Chương 7: mục
7.3
Đọc trước tài liệu [3,4 ]. Lý thuyết
15
Chương 8: mục
Đọc trước tài liệu [3,4 ]
Lý thuyết


6
8.1- 8.2
Chương 8: mục
8.3-8.4
Đọc trước tài liệu [3,4 ] Lý thuyết
Sau tuần 15 sẽ thi cuối kỳ, lịch cụ thể do nhà trường bố trí
8. Yêu cầu của giảng viên đối với môn học:
- Các giờ tín chỉ lý thuyết phải được ưu tiên thực hiện trong phòng học có máy
tính và phương tiện trình chiếu (phòng học chuẩn)
- Phần thực hành cần được thực hiện trong phòng thí nghiệm chuyên ngành
- Sinh viên phải luôn mang theo sách giáo khoa
- Từng sinh viên phải thực hiện bài thực hành theo đúng lịch trình
- Phần tự học sinh viên phải tổng kết tài liệu do giáo viên quy định
- Sinh viên phải tích luỹ đủ các điểm kiểm tra đánh giá theo quy định của môn
học
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học
9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm

- Phần tự học, tự nghiên cứu, tiểu luận: 20%
- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20 %
- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%
9.2. Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)
- Thi giữa kỳ: tuần thứ 9
- Thi cuối kỳ: sau tuần 15
- Thi lại: sau kỳ thi chính 3 - 5 tuần
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên
- Nộp báo cáo thực hành, tiểu luận lý thuyết theo đúng quy định
- Đánh giá báo cáo theo yêu cầu và chấm theo thang điểm 10/10
- Phần tự học sinh viên phải tổng kết tài liệu, viết tiểu luận và giáo viên đánh giá.

×