Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.81 KB, 6 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT

1. Thông tin về giảng viên:
- Họ và tên: Hà Thị Thanh Bình
- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, Tiến sỹ
- Thời gian, địa điểm làm việc: Giờ hành chính các ngày trong tuần, Bộ môn Sinh
lý Thực vật và Hóa sinh, phòng 131, nhà T1, trường ĐHKHTN
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Sinh học - nhà T1, 334 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
- Điện thoại, email:

- Các hướng nghiên cứu chính: Sinh lý - hóa sinh các chất thực vật thứ sinh, Các chất
có hoạt tính sinh học
2. Thông tin về môn học:
- Tên môn học: Dinh dưỡng khoáng và Nitơ ở thực vật
- Mã số môn học:
- Số tín chỉ: 2
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lên lớp: 20 (Nghe giảng lý thuyết:16 + Thảo luận: 4)
+ Thực hành: 7
+ Tự học: 3
- Đơn vị phụ trách môn học:


+ Bộ môn: Sinh lý Thực vật và Hóa sinh
+ Khoa: Sinh học
- Môn học tiên quyết: Sinh lý học thực vật,
- Môn học kế tiếp: không
3. Mục tiêu của môn học:
- Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên kiến thức về sự trao đổi chất khoáng và nitơ
ở thực vật, vai trò của chất khoáng và nitơ trong đời sống thực vật, từ đó thấy
được tầm quan trọng của vấn đề bón phân hợp lý đối với cây trồng.

2
- Kỹ năng: Nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên trong các nghiên cứu về
dinh dưỡng thực vật
- Thái độ: yêu cầu sinh viên chăm chỉ, cẩn thận, có khả năng nghiên cứu, sáng
tạo
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Sau khi học chuyên đề này, người học có thể trình bày được các vấn đề sau:
- Cấu trúc của hệ rễ
- Đặc điểm của mỗi loại rễ và tốc độ sinh trưởng của hệ rễ
- Vai trò của rễ trong việc hấp thụ khoáng
- Các quan niệm về quá trình hút khoáng
- Quan niệm ngày nay về bản chất quá trình hút khoáng
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hút khoáng ở thực vật
- Thành phần của đất
- Khả năng hấp phụ trong đất: Những ion trao đổi trong đất, những ion không
trao đổi ở trong đất
- Sự biến đổi và vận chuyển chất khoáng trong cây
- Ý nghĩa sinh lý và sự chuyển hoá photpho, kali, lưu huỳnh, magiê và canxi
- Ý nghĩa chung của các nguyên tố vi lượng trong hoạt động sống của thực vật
- Vai trò sinh lý của một số nguyên tố vi lượng: Bo, kẽm, mangan, molipden,
đồng…

- Nhu cầu sinh dưỡng của thực vật
- Nhu cầu phân bón của thực vật
5. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. HỆ RỄ - CƠ QUAN HẤP PHỤ KHOÁNG
1.1. Cấu trúc của hệ rễ,
1.2. Đặc điểm của mỗi loại rễ.
1.3. Đặc điểm và tốc độ sinh trưởng của hệ rễ
1.4. Vai trò của rễ trong việc hấp thụ khoáng
Chương 2. QUÁ TRÌNH HÚT KHOÁNG Ở HỆ RỄ
2.1. Các quan niệm về quá trình hút khoáng (thuyết khuyếch tán, thẩm thấu,
thuyết siêu lọc, thuyết lipoit, thuyết hấp phụ trao đổi, thuyết chất mang).
2.1.Cơ chế quá trình hút khoáng.

3
Chương 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÚT KHOÁNG
Ở THỰC VẬT
3.1. Các yếu tố nội tại: quá trình hô hấp, quang hợp, nhịp điệu ngày đêm, quá
trình trao đổi chất, sinh trưởng,
3.2. Các yếu tố ngoại cảnh. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng,
Chương 4. ĐẤT – NGUỒN DINH DƯỠNG CHẤT KHOÁNG CỦA CÂY
4.1. Thành phần của đất
4.2. Khả năng hấp phụ trong đất: Những ion trao đổi trong đất, những ion
không trao đổi ở trong đất.
Chương 5. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ VẬN CHUYỂN CHẤT KHOÁNG TRONG CÂY
5.1. Quá trình chuyển hoá các ion trong tế bào rễ.
5.2. Sự vận chuyển chất khoáng trong cây.
Chương 6. CÁC NGUYÊN TỐ ĐA LƯỢNG
6.1. Ý nghĩa sinh lý và sự đồng hoá ni tơ ở thực vật, chu trình nitơ và sự cố định nitơ
6.2. Ý nghĩa sinh lý và sự chuyển hoá photpho, kali, lưu huỳnh, magiê và canxi.
Chương 7. CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG

7.1. Ý nghĩa chung của các nguyên tố vi lượng trong hoạt động sống của thực
vật.
7.2. Vai trò sinh lý của một số nguyên tố vi lượng: Bo, kẽm, mangan, molipden,
đồng
Chương 8. DINH DƯỠNG KHOÁNG VÀ VẤN ĐỀ BÓN PHÂN HỢP LÝ
CHO CÂY TRỒNG
8.1. Nhu cầu sinh dưỡng của thực vật
8.2. Nhu cầu phân bón của thực vật
6. Học liệu:
Học liệu bắt buộc
1. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn, 1997. Sinh lý học Thực vật. Nhà
xuất bản Giáo dục.
2. Vũ Văn Vụ và Cs. 2004. Thực tập sinh lý thực vật, nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội

4
Học liệu tham khảo
3. Taiz L. & Zeiger E., 1998. Plant physiology. Sinauer Associates, Inc., publishers,
Massachusetts, America.
4. Opik H. , Rolfe S., 2005. The Physiology of flowering plants. Cambridge University
Press.
7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung:


Nội dung
Hình thức tổ chức dạy môn học

Tổng
Lên lớp

Thực
hành
Tự học, tự
nghiên cứu
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Chương 1
3


2

5
Chương 2
2


2

4
Chương 3
2




2
Chương 4
2





2
Chương 5
3




3
Chương 6
1

2
3
1
7
Chương 7
1

2

1
4
Chương 8
2




1
3
7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể:
Tuần Nội dung chính
Yêu cầu sinh viên
chuẩn bị
Hình thức tổ chức
dạy học
Ghi
chú


1
Chương 1: mục
1.1 - 1.2
Đọc trước tài liệu [1] :
tr. 114-115; tài liệu
[4] : tr.100 - 179
Lý thuyết
Chương 1: mục
1.3 - 1.4
Đọc trước tài liệu [1] :
tr : 184 – 185 ; tài liệu
[4] : tr.177 - 179
Lý thuyết
2 Chương 1 Đọc trước tài liệu [2]:
tr. 69 - 71
Thực hành
3 Chương 2: mục

2.1 – 2.2
Đọc trước tài liệu [1]:
tr. 115 - 118
Lý thuyết
4 Chương 2 Đọc trước tài liệu [2]:
tr. 71 - 73
Thực hành

5
5 Chương 3: mục
3.1 – 3.2
Đọc trước tài liệu [1]:
tr. 118 – 120 ;
Lý thuyết
6 Chương 4: mục
4.1 – 4.2
Đọc trước tài liệu [3]:
tr. 114 - 116
Lý thuyết
7 Chương 5: mục
5.1
Đọc trước tài liệu [3]:
tr. 116 - 122
Lý thuyết
8 Chương 5: mục
5.2
Đọc trước tài liệu [3]:
tr. 116 - 122
Lý thuyết
9 Chương 6: mục

6.1 – 6.2
Đọc trước tài liệu [1]:
tr. 121 - 124
Lý thuyết

10
Chương 6 Đọc trước tài liệu [1]:
tr. 121 - 124
Tự học, tự nghiên
cứu

Chương 6
Đọc trước tài liệu
Thảo luận

11 Chương 6 Đọc trước tài liệu [2]:
tr. 77 - 80
Thực hành
12 Chương 7: mục
7.1 – 7.2
Đọc trước tài liệu [1]:
tr. 124 – 127 ; tài liệu
[3]: tr. 112 - 114
Lý thuyết
13 Chương 7 Đọc trước tài liệu [1]:
tr. 124 - 127
Tự học, tự nghiên
cứu

14

Chương 7
Đọc trước tài liệu
Thảo luận

15 Chương 8 Đọc trước tài liệu [1]:
tr. 134 – 138 ; tài liệu
[3]: tr. 104 - 111
Lý thuyết
Sau tuần 15 sẽ thi cuối kỳ, lịch cụ thể do nhà trường bố trí
8. Yêu cầu của giảng viên đối với môn học:
- Các giờ tín chỉ lý thuyết phải được ưu tiên thực hiện trong phòng học có máy
tính và phương tiện trình chiếu (phòng học chuẩn)
- Phần thực hành cần được thực hiện trong phòng thí nghiệm chuyên ngành
- Sinh viên phải luôn mang theo sách giáo khoa
- Từng sinh viên phải thực hiện bài thực hành theo đúng lịch trình
- Phần tự học sinh viên phải tổng kết tài liệu do giáo viên quy định
- Sinh viên phải tích luỹ đủ các điểm kiểm tra đánh giá theo quy định của môn
học

6
9. Phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá môn học
9.1. Các loại điểm kiểm tra và trọng số của từng loại điểm
- Phần tự học, tự nghiên cứu, thực hành: 20%
- Kiểm tra - đánh giá giữa kỳ: 20 %
- Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: 60%
9.2. Lịch thi và kiểm tra (kể cả thi lại)
- Thi giữa kỳ: tuần thứ 9
- Thi cuối kỳ: sau tuần 15
- Thi lại: sau kỳ thi chính 3 - 5 tuần
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập và nhiệm vụ mà giảng viên giao cho sinh viên

- Nộp báo cáo thực hành, tiểu luận lý thuyết theo đúng quy định
- Đánh giá báo cáo theo yêu cầu và chấm theo thang điểm 10/10
- Phần tự học sinh viên phải tổng kết tài liệu, viết tiểu luận và giáo viên đánh giá.

×