Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.67 KB, 10 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến
Trường tiểu học Yên Bình nằm ở trung tâm huyện lị Quang Bình, trường
mới được thành lập từ năm 2001, được tách từ trường Phổ thông cơ sở Yên
Bình. Tuy trường mới thành lập còn gặp không ít khó khăn, nhưng thầy và trò
nhà trường đã cùng nhau chung sức, chung lòng vượt qua mọi thử thách. Để có
được môi trường học tập của các em ngày một phát triển phải kể đến đội ngũ
giáo viên giàu kinh nghiệm, giàu lòng nhân ái, yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi
từ những Nhà giáo có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, để nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn.
Trong những năm gần đây vấn đề chữ viết của các em ngày một đi xuống,
xấu và sai lỗi chính tả rất nhiều, thiết nghĩ việc chữ viết của Tiếng việt mà bị
mai một đi không thể bỏ qua trách nhiệm của nhà giáo, mà nhà giáo đặc biệt
phải chấn chỉnh ngay việc rèn chữ cho học sinh.
Năm học 2012-2013 bản thân tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp
2 tại trường Tiểu học Yên Bình, thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình, tỉnh Hà
Giang.
Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng việt, cụ thể phân môn chính tả, bản
thân nhận thấy học sinh còn viết sai nhiều lỗi chính tả. Đặc biệt đầu năm học
này ở lớp tôi chủ nhiệm học sinh viết sai rất nhiều lỗi chính tả. Để khắc phục
được những tồn tại trên tôi quyết định chọn đề tài: "Rèn kĩ năng viết chính tả
cho học sinh lớp 2".
Với những trăn trở băn khoăn, suy nghĩ tôi nhận thấy.
Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Phân
môn chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực
sử dụng thức viết vào hoạt động giao tiếp.
Chữ viết là kí hiệu bằng hình ảnh thị giác (các hình nét) ghi lại tiếng nói.
1
Chữ viết là một phát ngôn quan trọng của loài người. Trẻ em đến tuổi đi
học thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ. Ở giai đoạn đầu (bậc
tiểu học) trẻ tiếp tục hoàn thiện năng lực tiếng nói mẹ đẻ. Từ đó bắt đầu dạy em


học chữ. Muốn đọc thông viết thạo học sinh phải được học chính tả.
2. Nhiệm vụ của sáng kiến
Tiếng việt là một môn khoa học xã hội cơ bản nó liên quan đến các môn
học
khác và hoạt động giao tiếp trong cuộc sống. Học phân môn chính tả là để viết
thạo
đối với các em học sinh tiểu học, vì vậy phân môn chính tả góp phần cho việc
hình
thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng việt (Đọc, viết, nghe, nói)
để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động theo từng lứa tuổi.
Các nguyên tắc chính tả không tách rời các nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt. Chính tả là phân môn có tính chất công cụ, tính chất thực hành làm cơ sở
cho việc dạy học các phân môn khác của Tiếng Việt và những môn học khác.
Cùng với phân môn Tập viết, Chính tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kĩ năng
tạo ra hình thức vật chất biểu hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Mục đích
của dạy chính tả là rèn luyện khả năng “đọc thông, viết thạo”, chủ yếu là viết
đúng chuẩn mực và dạng thức viết của ngôn ngữ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh khối lớp 2 trường Tiểu học Yên Bình, huyện Quang Bình,
tỉnh Hà Giang. Năm học 2012-2013, vì lý do nêu trên, tôi quyết định đưa học
sinh của tôi trực tiếp vào thực nghiệm việc rèn kỹ năng viết chính tả để nhằm
giảm thiểu việc mắc lỗi khi viết chính tả của các em.
4. Phạm vi nghiên cứu
2
Nghiên cứu bằng thực trạng trên đối với đối tượng học sinh lớp 2, tôi
quyết định thực hiện việc thực nghiệm ngay trong năm học 2012-2013, trường
Tiểu học Yên Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Ph¬ng ph¸p nghiên cứu tài liệu có liên quan đến phân môn chính tả
5.2. Ph¬ng ph¸p thö nghiÖm

5.3. Ph¬ng ph¸p ®èi chøng
6.4. Dự giờ rút kinh nghiệm
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN
1. Cơ sở thực tiễn
Trường tiểu học Yên Bình nằm cách trung tâm huyện lị Quang Bình
khoảng 300m về phía Tây Nam. Ngôi trường khang trang, sạch đẹp mới được
xây dựng từ năm 2005 trở lại đây. Trường có 2 dãy lớp chính, một dãy phía
Bắc, một dãy phía Nam, mỗi dãy đều có 16 phòng học hai tầng. Trường có hơn
38 giáo viên lành nghề, trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. Có giáo viên
nhiều năm liền đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên, nhiều giáo viên đạt giáo
viên Giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Học sinh ngoan ngoãn, đi học đều.
Tuy có nhiều ưu điểm như vậy nhưng việc học tập của các em cũng chưa
đạt được như mong muốn, đặc biệt là phân môn chính tả.
Môn Tiếng việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng giữ một vị trí
quan trọng đối với cấp tiểu học.
Phân môn chính tả còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho học sinh
học tốt các môn học khác; bởi các em có đọc được, viết được thì mới nhận thức
được, hiểu được nội dung, nắm được kiến thức của bài học; đồng thời thông qua
phân môn chính tả sẽ hình thành cho các em cái đẹp, cái hay mới phù hợp với
thời đại; hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước.
3
Trường Tiểu học Yên Bình là trường có khá nhiều học sinh dân tộc cùng
học tập, môi trường học tập tương đối thuận lợi. Điều kiện đi lại của các em
tương đối thuận lợi, trong đó có đa số học sinh là con em các dân tộc ít người
nên nhận thức cũng như phát âm còn sai nên dẫn đến học yếu ở môn Tiếng việt,
nhất là đối với phân môn chính tả. Các em thường mải chơi, ngoài giờ học ở
lớp, thời gian học ở nhà các em phải phụ giúp gia đình, mặt khác việc sử dụng
tiếng mẹ đẻ của các em còn phổ biến nên việc đọc, viết bằng tiếng phổ thông
còn gặp nhiều khó khăn. Các em chưa hiểu hết ngôn ngữ Tiếng việt nên còn nói

ngọng, phát âm sai, khi viết dẫn đến còn sai nhiều lỗi chính tả, các em còn nhầm
bởi các âm, vần, dấu thanh.
VD: Khi viết tiếng “cũng” thì các em viết thành “cúng” chính vì sự hạn
chế
đó dẫn đến kết quả bài viết của các em chưa cao.
Từ những căn cứ trên, tôi đã lựa chọn đề tài này, thực hiện đề tài tôi sẽ
giúp các em phát huy tính tích cực, tự giác lấy học sinh làm trung tâm trong học
tập, các em sẽ đọc thông, viết thạo, viết không sai lỗi chính tả và có khả năng
diễn đạt tốt trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh.
2. Cơ sở khoa học
Thực trạng là ở học sinh tiểu học các em viết chính tả còn sai rất nhiều.
Có phải
là do ở tiểu học việc nhận dạng chữ viết của các em còn gặp khó khăn hay do
các em chưa đọc thông thạo chữ. Để giúp các em nắm vững một số qui tắc chính
tả, từ đó các em viết không còn sai như trước.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Mặc dù các em đã đọc thông viết thạo nhưng các em chưa nắm được
những qui tắc thì việc viết chính tả của các em còn gặp khó khăn rất nhiều. Dưới
đây là những nguyên tắc dạy chính tả:
1. Nguyên tắc dạy chính tả gắn với việc phát triển tư duy
4
Phát triển tư duy cho học sinh gắn với sự hướng dẫn của giáo viên trong
quá trình dạy học nhằm đảm bảo kết quả việc tiếp thu và vận dụng lí thuyết vào
hoạt động thực tiễn. Khi phân tích luyện tập, sửa chữa hoặc cung cấp kiến thức
mới cần tiến hành theo một số thao tác tư duy để kích thích hứng thú tìm hiểu,
giúp học sinh nắm chắc các hiện tượng và tìm ra cách giải quyết đúng đắn các
hiện tượng đó. Tránh áp đặt máy móc những qui tắt mà học sinh chưa được gợi
mở suy nghĩ để thực hiện một cách tự giác. Trong quá trình dạy chính tả, giáo
viên thường xuyên dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các qui tắt chính tả và ghi nhớ áp
dụng vào việc viết văn bản bằng thao tác hệ thống tư duy hợp lí đó là:

a) Phân chia nhiệm vụ thực hiện quy tắc thành các bước cụ thể.
b) Lần lượt giải quyết các các bước cụ thể đó theo một trình tự logic.
c) Vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn vào việc giải quyết từng bước cụ
thể và
giải quyết nhiệm vụ chung.
Ví dụ: Dạy cho học sinh phân biệt s/x là nói như viết, nói sao viết vậy.
Nói tóm lại, nguyên tắc dạy chính tả gắn liền với phát triển tư duy học
sinh đòi hỏi.
- Vận dụng các phương pháp thích hợp để rèn luyện các thao tác tư duy
giúp
học sinh chủ động tích cực lĩnh hội tri thức luyện kĩ năng chính tả tự động hóa.
- Hướng dẫn học sinh hoạt động trí tuệ để “hiểu” tác dụng của chữ viết
trong quá trình giao tiếp và tư duy bằng ngôn ngữ viết trong quá trình giao tiếp.
- Luyện tập, thực hành các hình thức chính tả để củng cố kĩ năng viết và

năng thao tác tư duy khoa học cho học sinh.
2. Nguyên tắc dạy chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời
nói
5
Ngôn ngữ được hiện thực hóa trong quá trình giao tiếp ở dạng thức nói và
dạng thức viết. Nói và viết là những hoạt động có hai mặt: một mặt là hành
động phát ra âm thanh hoặc viết thành chữ; một mặt là hoạt động giao tiếp có
nội dung và mục đích cụ thể, biểu hiện bằng chất liệu âm than hay kí tự được
nói hoặc viết ra thành lời (ngôn ngữ hoặc văn bản). Chữ viết và chính tả là hệ
thống hoạt động chức năng của ngôn ngữ. Chữ viết và chính tả có liên hệ hình
thức ngữ âm với nội dung ngữ nghĩa của văn bản.
Dạy chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói yêu cầu sự
phát triển phong phú và đa dạng các kiểu loại bài tập thực hành giao tiếp. Học
chữ và học viết chính tả là để viết thạo tiếng nói, để có công cụ học tập, giao
tiếp và để phát triển ngôn ngữ. Hướng về dạng thức viết của hoạt động giao tiếp

bằng ngôn ngữ, sẽ kích thích hứng thú và hình thành động cơ học tập đúng đắn
của học sinh đem lại hiệu quả thiết thực và vững chắc cho phân môn chính tả.
3. Nguyên tắc chính tả chú ý đến trình độ và phát triển ngôn ngữ của
học sinh.
Trước tuổi đi học trẻ em mới sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức nói. Hệ thống
ngữ âm, hệ thống từ vựng và hệ thống ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ được hình
thành ở trẻ em Việt Nam một cách tự nhiên, tự phát và vô thức, thông qua dạng
thức nói. Bước vào lớp 1 (bậc tiểu học) trẻ em mới bắt đầu học chữ tiếp xúc với
dạng viết của ngôn ngữ. Đề nắm chắc dạng thức viết (biết viết, biết đọc chữ
viết) trẻ em phải học chữ, viết chữ và học chính tả. Hệ thống chữ viết và hệ
thống qui tắt chính tả được hình thành ở trẻ em qua con đường học vấn một
cách tự giác và có ý thức. Khi viết chữ trình độ tư duy và ngôn ngữ của trẻ em
sẽ có một bước phát triển nhảy vọt; từ tư duy cụ thể trực quan và cảm tính, trẻ
em tiến đến tư duy khái quát trừu tượng và lí tính hoạt động ngôn ngữ của trẻ
em phát triển. Khả năng và lĩnh vực giao tiếp mở rộng. Hệ thống chữ viết và hệ
thống chính tả đối với học sinh cấp Tiểu học là tri thức mới mẻ. Nắm bắt được
nội dung kí hiệu của hệ thống chữ viết, học sinh có phương tiện tiếp thu, lĩnh
6
hội tri thức khoa học tự nhiên và xã hội, hình thành những phẩm chất có văn
hóa. Dạy chính tả dựa vào trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ em, tức là trên cơ
sở trình độ trẻ em nắm và sử dụng dạng thức nói (hệ thống ngữ âm và các hệ
thống bộ phận cấu thành ngôn ngữ). Ở độ tuổi khác nhau nguồn gốc dân tộc và
địa bàn cư trú khác nhau, với những ảnh hưởng tiếp xúc văn hóa trong các cộng
đồng có nét riêng, trình độ nắm và sử dụng dạng thức nói của học sinh ở từng
lớp ở cấp tiểu học không đồng đều. Do đó nội dung hình thức yêu cầu dạy chính
tả đề ra phải sát hợp với từng đối tượng.
Ví dụ: Khi dạy chính tả lớp 2 coi trọng trước hết là mối liên hệ giữa phát
âm, dấu thanh và chữ khi viết dấu thanh, phát âm và ghi âm, đọc và viết.
4. Nguyên tắt phát triển song song dạng thức nói và dạng thức viết
của ngôn ngữ.

Dạng thức nói và dạng thức viết đều là hình thức nói của ngôn ngữ. Trước
khi có chữ viết ngôn ngữ được biểu hiện bằng âm thanh, bằng dạng thức nói.
Chữ viết ra đời làm hình thành một chất liệu biểu hiện quan trọng khác của ngôn
ngữ, đó là dạng thức viết. Nguồn gốc của chữ viết là hình vẽ biểu vật (tượng
hình) chưa có mối quan hệ trực tiếp với âm thanh. Chữ tượng hình chắc chắn là
khó học, khó nhớ và khó sử dụng vì ở mỗi chữ tượng hình là một hình vẽ biểu
thị một vật thì số lượng hình vẽ sẽ tăng lên rất nhiều, không thể đảm bảo viết, vẽ
thống nhất những hình vẽ quá phức tạp. Dần dần, chữ tượng hình được đơn giản
hóa thành đường nét khu biệt ổn định, trở thành chữ biểu ý. So với chữ tượng
hình, chữ biểu ý tiến bộ hơn ở chỗ không biểu thị các từ có nội dung biểu vật có
hình dạng cụ thể mà còn khả năng biểu thị các từ có nội dung là các khái niệm
trừu tượng. Tuy vậy, chữ biểu ý cũng không thể đáp ứng đầy đủ sự phát triển
của ngôn ngữ. Các hình vẽ biểu vật hay biểu ý thường hạn chế ở khả năng biểu
hiện được vốn từ ngày càng phong phú về số lượng về nội dung ý nghĩa. Chữ
viết biểu âm xuất hiện là một tiến bộ: vừa biểu thị âm thanh, vừa biểu thị ý
nghĩa đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp của con người. Dạy chính tả hướng tới
7
đồng thời cả dạng thức nói và dạng thức viết trên cơ sở mối liên hệ âm - chữ;
âm chữ và nghĩa, giữa phát âm, dấu thanh và chữ khi viết dấu thanh, phát âm và
ghi âm, đọc và viết,
nhằm hoàn thiện kĩ năng đọc - viết; viết - đọc; viết - đọc và hiểu. Học sinh được
đối chiếu so sánh phân biệt dạng thức nói với dạng thức viết trong các trường
hợp đồng âm (khác nghĩa), đồng tự (khác âm hay khác nghĩa); những trường
hợp đồng âm không đồng tự (phát âm như nhau, viết khác nhau) hoặc đồng tự
không đồng âm (viết như nhau, đọc khác nhau); những biến thể ngữ âm trong
lời nói; biến thể ngữ âm trong phương ngữ và chuẩn chữ viết, chuẩn chính tả
thống nhất.
III. KẾT QUẢ
Qua quá trình rèn cho học sinh viết chính tả đã mang lại kết quả như sau:
Số học sinh được rèn ở lớp 2C năm học 2012 – 2013 đã được điểm cao

hơn năm học trước. Số học sinh viết sai chính tả đã giảm đi nhiều. Cụ thể
nhữnng đợt kiểm tra định kì như sau: (so sánh đối chiếu với phương pháp cũ)
1. Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả
Trong quá trình giảng dạy phân môn chính tả, người giáo viên tổ chức đọc
cho học sinh viết cần phải nắm được đối tượng học sinh, cách phát âm và hướng
tới việc viết thông qua tiếng có dấu thanh dễ lẫn, để từ đó có biện pháp uốn nắn
cho các em và cũng từ đó phát hiện ra những em thường xuyên viết sai để đánh
giá kết quả.
2. Kết quả cụ thể và những tồn tại của học sinh trong quá trình tiếp
thu kiến thức.
Sau khi nghiên cứu và áp dụng vào sáng kiến mới kết quả đó đạt được
như sau:
Năm
học
Thời
gian
Tổng số
HS
Giỏi % Khá % TB % Yếu %
8
2012-
2013
Đầu năm 21 2 9.52 5 23.8 11 52.38 3 14.28
Cuối
HKI
21 5 23.8 9 42.86 7 33.34 0 0
- Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng vào sáng kiến mới với kết quả trên,
tôi khẳng định rằng đề tài này có thể áp dụng vào dạy môn chính tả ở khối lớp 2
và các khối lớp khác trong trường Tiểu học Yên Bình và ở cả các trường Tiểu
học khác.

Với kết quả đạt được như trên, bản thân tôi rất vui vì mình đã góp một
phần không nhỏ vào kết quả học tập của các em.
C. KẾT LUẬN
-Thông qua việc nghiên cứu này, bản thân tôi đã tìm hiểu và đề ra những
biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả ở trường tiểu học nói chung và ở lớp 2
nói riêng. Từ đó tôi rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
- Phải hướng dẫn học sinh thật kĩ những qui tắc cơ bản.
- Giáo viên phải phát âm một cách chuẩn và chính xác.
- Đối với học sinh: các em cần phải tư duy và vận dụng thực tiễn để áp
dụng vào bài viết của mình.
-Chính tả trong trường tiểu học rất quan trọng. Giúp các em nói và viết
chuẩn xác Tiếng Việt và là tiền đề để học lên các bậc học tiếp theo.
-Ứng dụng vào dạy lớp 2 và các lớp khác trong các trường Tiểu học.
-Trên đây là sáng kiến mà tôi đã vận dụng các biện pháp rèn học sinh viết
đúng chính tả và đạt được những kết quả như trên. Tôi đã mạnh dạn áp dụng và
thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề
tài, không tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, bạn

đồng nghiệp.
9
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Yên Bình, ngày 31 tháng 08 năm
2012
Người viết sáng kiến
Đỗ Thị Hiền
Nhận xét của tổ khối chuyên
môn:




(Kí tên)
Phê duyệt của thủ trưởng đơn
vị:



(Kí tên, đóng dấu
10

×